Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Bai tap thực tành tâm lý học lứa tuổi và TLH sư phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.62 KB, 52 trang )

UBND TỈNH BẮC GIANG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGÔ GIA TỰ

––––––––––––––––

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH TÂM LÝ HỌC LỨA
TUỔI VÀ TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM
Lưu hành nội bộ

Chủ biên: Ths. Thân Thị Nhung
Cộng sự:

Ths. Đỗ Thị Ân

Đơn vị:

Bộ môn TLGD



Chương I.
KHÁI QUÁT VỀ TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI VÀ TÂM LÝ HỌC
SƯ PHẠM
I.Câu hỏi.
1. Trình bày đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của tâm lý học lứa tuổi và tâm lý
học sư phạm.
2. Nêu ý nghĩa của tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm đối với công tác
của người giáo viên và cho các ví dụ minh hoạ.
3. Trình bày các phương pháp nghiên cứu của tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học
sư phạm và cho ví dụ minh hoạ.
4. Cần quán triệt những yêu cầu nào khi thực hiện phương pháp quan sát?


5. Phân biệt phương pháp trò chuyện và điều tra trong nghiên cứu tâm lý học.
II. Bài tập.
1. Anh (chị) hãy xây dựng phiếu điều tra tìm hiểu hứng thú học tập của học
sinh THCS nhằm xác định:
- Mức độ của hứng thú học tập
- Nguyên nhân gây ra hứng thú học tập
2. Dấu hiệu nào thuộc về phương pháp quan sát, dấu hiệu nào thuộc về
phương pháp thực nghiệm?
a/ Việc nghiên cứu tâm lý được thực hiện trong điều kiện tự nhiên.
b/ Nhà nghiên cứu tác động chủ động tích cực, chủ động vào hiện tượng
nghiên cứu.
c/ Nghiệm thể không biết mình trở thành đối tượng nghiên cứu
d/Việc nghiên cứu được tiến hành trong các phòng thí nghiệm đặc biệt, có
sử dụng các dụng cụ .
3. Trong các luận điểm dưới đây, luận điểm nào chỉ dành riêng cho phương
pháp thực nghiệm?
a/ Nhà nghiên cứu phải tạo ra nhưng điều kiện làm nảy sinh hiện tượng
tâm lý cần nghiên cứu.
b /Nghiên cứu tâm lý con người trong hoạt động đích thực của họ
c/ Thu nhận tri thức tâm lý không phụ thuộc vào phản ánh chủ quan của
người nghiên cứu.
d/ Nhà nghiên cứu không được can thiệp vào diễn biến tự nhiên của quá
trình tâm lý.


4. Bạn đồng ý hay không đồng ý quan điểm nào trong các quan điểm dưới
đây. Hãy giải thích tại sao đồng ý hay không đồng ý?
a /Nguồn gốc duy nhất của nhận thức các hiện tượng tâm lý là tự quan
sát. Các hiện tượng tâm lý chỉ cú thể được người đang trải nghiệm các hiện
tượng tâm lý nhận biết mà thôi, người khác không thể nhận thức được tâm lý

của họ.
b/ Hoạt động tâm lý được biểu hiện một cách khách quan qua hoạt động,
ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ của mỗi người.
c/ Không được phán đoán về con người chỉ theo điều họ nói mà phải theo
việc họ làm.
5. Những phương pháp nghiên cứu tâm lý nào được thể hiện trong các tình
huống dưới đây:
a/ Nhà nghiên cứu đưa cho ba nhóm trẻ ở độ tuổi khác nhau những mẫu
gỗ, yêu cầu chúng xếp thành hình ngôi nhà theo mẫu. Quan sát cách làm của
ba nhóm, nhà nghiên cứu thấy nhóm thứ nhất loay hoay không xếp được phải
nhờ cô giáo giúp, nhóm thứ hai xếp bị hỏng nhiều lần nhưng cuối cùng cũng
xếp được như mẫu, còn nhóm thứ ba sau khi quan sát đó xếp một mạch xong,
thậm chí có thể giải thích tại sao xếp như vậy. Từ đó nhà nghiên cứu biết được
các loại tư duy nào đó hình thành ở từng nhóm.
b/ Để tìm hiểu về tính cách người, nhà nghiên cứu đưa cho mỗi người trả
lời 10 câu hỏi, mỗi câu trong 1 phút sau đó chấm điểm, với mỗi câu trả lời
đúng đáp án của nhà nghiên cứu được 1 điểm, câu trả lời sai không được
điểm. Sau đó cộng các điểm lại, đối chiếu tổng số điểm với một bảng chuẩn
mực (trong đó qui định phân loại mức điểm tương ứng từng kiểu tính cách),
từ đó có kết luận về kiểu tính cách của mỗi người.
6. Hãy sử dụng phương pháp quan sát để tìm hiểu tâm lý học sinh THCS
Gợi ý: Bạn có thể liên hệ với trường THCS để dự giờ, quan sát để tìm hiểu
các nội dung tâm lý của học sinh THCS trong tiết học.
Ví dụ: quan sát sự chú ý của học sinh trong giờ học:
+ Quan sát các biểu hiện chú ý của học sinh trong tiết học.
+ Ghi biên bản ( thu thập tư liệu ) theo các nội dung sau: Diễn biến chú
ý của học sinh trong tiết dạy. Khi nào học sinh chú ý không chủ định, có chủ
định, sau chủ định hoặc phân tán chú ý ? Nguyên nhân ?
+ Nhận xét những đặc điểm chú ý của học sinh bộc lộ trong tiết học đó.
+ Trên cơ sở đó giúp sinh viên rút bài học về dạy học phù hợp đặc điểm

chú ý của học sinh và đề ra giải pháp để xây dựng chú ý cho học sinh trong
học tập.
7. Chọn một nội dung tâm lý cần tìm hiểu ở học sinh THCS và làm việc


nhóm:
- Xây dựng kế hoạch nghiên cứu
- Tiến hành nghiên cứu thực tiễn bằng phối hợp các phương pháp nghiên cứu
đã học.
- Phân tích số liệu và rút ra kết luận.


Chương II.
LÝ LUẬN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRẺ EM
I. Câu hỏi
1. Tóm tắt quan điểm cơ bản của thuyết tiền định, thuyết duy cảm, thuyết hội tụ hai
yếu tố về nguồn gốc sự phát triển tâm lý trẻ em. Những quan điểm đó có điểm gì
cần phê phán?
2. Nhà tâm lí học E. Toocđai cho rằng: ‘‘Tự nhiên ban cho mỗi người một vốn
nhất định, giáo dục cần phải làm bộc lộ vốn đó là vốn gì và phải sử dụng nó
bằng phương tiện tốt nhất’’. Theo anh (chị) quan điểm đó đúng hay sai? Tại
sao?
3. Điểm chung giữa thuyết hội tụ hai yếu tố, thuyết duy cảm và thuyết tiền
định về sự phát triển tâm lí trẻ em là gì?
4. Phân tích quan điểm duy vật biện chứng về sự phát triển tâm lý trẻ em. Từ đó rút
ra kết luận cho công tác sư phạm
5. Hãy đứng trên lập trường của tâm lý học duy vật biện chứng phân tích mối quan
hệ giữa dạy học, giáo dục và sự phát triển tâm lý.
6. Phân tích các quy luật và điều kiện phát triển tâm lý trẻ em.
7. Thế nào là thời kỳ phát cảm của một chức năng tâm lý? Từ đó rút ra kết luận sư

phạm.
8.Tại sao nói giai đoạn phát triển tâm lý chỉ có ý nghĩa tương đối? Qua đó,
anh (chị) rút ra kết luận về thái độ của giáo viên đối với sự phát triển tâm lý
của trẻ em.
II. Bài tập
1. Bạn có thể nghĩ lại xem mình đã lớn lên và thay đổi như thế nào ở tuổi trẻ
thơ và tuổi thiếu niên. Nhớ lại những năm tháng ấy rồi nói cho cha, mẹ, bạn
bè biết để bổ sung. Có thể bạn nên xem lướt qua Album gia đình và sắp xếp
theo năm, tháng trưởng thành khôn lớn và hãy ghi xuống dưới các bước ngoặt
phát triển của bản thân ra giấy( ghi được càng nhiều càng tốt).
Gợi ý:
+ Khi nào bạn học bò, đi, chạy, đi xe đạp, bơi,...
+ Khi nào bạn biết dùng bút chì; biết vẽ, viết, buộc dây giầy; biết chơi
trò chơi,...
+ Khi nào bạn học nói một từ, hai từ có nghĩa, nói được 3 đến 4 từ, biết
đọc...
+ Khi nào bạn biết làm tính cộng các số hoàn chỉnh, biết các phép nhân,


chia...
+ Ai là người bạn đặc biệt của bạn hoặc những nhóm bạn ở các độ tuổi khác
nhau ?
Sau đó bạn hãy nhìn lại các bước ngoặt phát triển của mình rồi phân loại
chúng theo các lĩnh vực phát triển thể chất, phát triển nhận thức (kể cả ngôn ngữ)
và phát triển khả năng xã hội. Tiếp đó bạn hãy nhóm các bước ngoặt thành các
nhóm tuổi sau:
0 tuổi  6 tuổi.
6 tuổi  11 tuổi.
11 tuổi  15 tuổi.
15 tuổi  18 tuổi

2. Hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ phản ánh quan niệm của nhân dân
ta về các vấn đề sau:
+ Di truyền và sự phát triển tâm lý trẻ em.
+ Hoàn cảnh và sự phát triển tâm lý trẻ em.
+ Giáo dục và sự phát triển tâm lý trẻ em.
+ Tính tích cực hoạt động của trẻ và sự phát triển tâm lý.
Vận dụng quan điểm tâm lý học Mác xít, phân tích những quan điểm
đúng, sai, chưa đầy đủ của các câu ca dao, tục ngữ được sưu tầm.
3. Hãy vận dụng kiến thức Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm phân
tích hai câu thơ của Bác Hồ:
“ Hiền dữ đâu phải là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên ”
4. Hãy đứng trên quan điểm Tâm lý học Mác xít về sự hình thành phát triển
tâm lý trẻ em, hãy đọc, suy ngẫm và đánh giá những nhận định dưới đây, rồi
rút ra kết luận sư phạm.
+ Đứa trẻ sinh ra không biết gì về cuộc đời cả.
+ Con cái không chọn cha mẹ. Tự cha mẹ buộc chúng phải có. Và lẽ tự
nhiên là cha mẹ sẽ không thể hỏi ý kiến con cái, nhưng họ đã không sớm suy
nghĩ tới những nết xấu mà họ có thể “ để lại ” cho con cái và làm cho chúng
khổ về sau này. Một ngày kia con cái đổ hết tội đó cho cha mẹ, cha mẹ sẽ
ngạc nhiên; nhưng chính ngày xưa cha mẹ đổi tội cho ông bà thì lúc đó họ lại
xem đó là việc rất tự nhiên.
+ Thói quen xem đứa trẻ sinh ra để mà nhận nhiều hơn cho, có thể biến
đứa trẻ thành một thiếu niên và rồi thành người lớn ích kỷ.


+ Càng lớn tuổi người ta càng khó sửa mình, nếu ngay từ lúc còn bé
không biết tự uốn nắn mình.
+ Người lớn phải giữ gìn, đừng khiến cho em bé trở thành một đứa trẻ
náo loạn. Vì thế phải tránh, đừng xem trẻ em như một trò chơi như con búp

bê, đùa giỡn quá trớn với bé hoặc cho em quá nhiều đồ chơi đến nỗi trẻ không
biết lựa chọn cái nào. Phải tránh tiếng động mạnh cho con trẻ.
+ Người lớn xin đừng quên rằng con trẻ sẽ nghe hết, thấy hết tất cả; vì
cuộc đời của nó được ướp hương những trầm lặng, dịu dàng, trìu mến và cả
nghị lực, lòng can đảm của các bạn; nhưng chúng cũng sẽ ghi dấu lại một
cách nguy hiểm bởi tính nóng nảy, tính khí thất thường; bởi những cơn giận
dữ, những tiếng xì xào và cả những lo âu của người lớn .
5. Bạn hãy thảo luận nhóm: Làm rõ mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến
sự hình thành, phát triển TL trẻ em theo quan điểm tâm lý học mác Xít.
6. Bạn hãy trả lời ba câu hỏi sau :
a/ Phải chăng yếu tố di truyền để lại cho con trẻ là những điều không
tránh khỏi ?
b/ Phải chăng những tính tốt và xấu đều di truyền lại cho con cái ?
c/ Có thể ngăn được sự di truyền của những tính xấu không ?
Từ đó rút ra những kết luận sư phạm về yếu tố di truyền với sự phát
triển tâm lý.
7. Hãy đánh giá những ý kiến dưới đây của các bậc cha mẹ và lập luận cho sự
đánh giá đó của mình.
a/ “ Việc gì phải ngạc nhiên về tính bướng bỉnh của thằng bé nhà tôi.
Nó hoàn toàn giống bố nó ! Cả bố nó lẫn ông nội nó đều bướng bỉnh cả ! ”.
b/ “ Tôi thường nghe người ta nói rằng: Lúc 7 tuổi thì trẻ nảy sinh hứng
thú và nguyện vọng học tập. Tôi cứ chờ, chờ mãi mà chẳng thấy thằng con tôi
có nguyện vọng và hứng thú học tập, mặc dù nó đã 8 tuổi rồi ! ”.
8. Quy luật nào của sự phát triển tâm lý được thể hiện trong trường hợp sau:

Học sinh thường phản ứng một cách khác nhau với sự thất bại trong
hoạt động nhằm đạt mục đích nào đó. Ví dụ, khi giải bài tập, có những học
sinh sau lần thất bại thứ nhất đã cố gắng giải đến lần thứ hai, thứ ba. Có
những học sinh thì ngược lại, sau lần thất bại đầu tiên chỉ muốn giải bài tập dễ
hơn.

9. Hãy giải thich hiện tượng trong tình huống dưới đây và phân tích luận điểm
tâm lý học được thể hiện trong trường hợp đó.
Năm 1920, ở Ana Độ có tiến sĩ Xinggơ tìm thấy hai cô bé sống trong
hang sói với bầy sói con. Nìn nét mặt thì một cô chừng 7,8 tuổi còn một cô


chừng 2 tuổi. Cô nhỏ thì ít lâu sau bị chết còn cô lớn được đặt tên là Kamala
sống thêm 10 năn nữa. Suốt trong thời gian ấy ông đã ghi nhật lý quan sát tỉ
mỉ về cô bé đó. Kamala đi bằng tứ chi, dựa vào tay và đầu gối, còn lúc chạy
thì dựa vào bàn tay và bàn chân. Cô bé không uống nước còn thịt thì không
cầm lên tay mà ăn luôn dưới nền nhà. Trong khi awqn, hễ thấy người đến gằn
cô bé gầm gừ dữ tơn. Bamn đêm cô bé sủa rống lên.
Cô bé nhìn rất rõ trong bóng tối và sự ánh sáng mạnh, sự lửa và nước.
Cô không cho ai tắm cho mình. Ban ngày cô ngồi xổm ở xó nhà để ngủ, mặt
quay vào tường. Cô xé hết quần áo trên mình và bỏ những chăn đắp trong
ngày giá lạnh.
Sau hai năm, Kamala tập đứng được bằng hai chân nhưng vẫn còn rất
khó khăn. Sau sáu năm thì đã đi được nhưng lúc chạy thì vẫn dùng tứ chi như
cũ. Suốt trong thời gian bốn năm cô bé chỉ học thuộc sáu từ, sau bẩy năm cô
học được bốn mươi lăm từ. Đến thời kỳ này cô bé thấy yêu xã hội con người,
bắt đầu thấy sợ bóng tối, ăn bằng tay và uống bằng cốc. Đến năm mười bảy
tuổi, sự phát triển trí tuệ của Kamala chỉ bằng đứa trẻ khoảng bốn tuổi.
10. Từ hiểu biết về cơ sở tự nhiên và xã hội của tâm lý, hãy giải thích tại sao
có sự khác biệt trong sự phát triển của cậu bé Đônan và khỉ Chimpaze trong
tình huống dưới đây; Đồng thời hãy chỉ ra trường hợp này có giống trường
hợp trẻ em sống với động vật nuôi không?
Năm 1923, nhà Tâm lý học Mỹ Kenloc(Kenlloggs) nuôi con khỉ
Chimpaze 10 tháng tuổi chung sống với cậu con trái Đônan (Donald) 8 tháng
tuổi của mình. Ông cho con khỉ sống trong hoàn cảnh hoàn toàn của con
người, cố gắng tập cho nó cách sống của con người, nó được sống chung

trong xã hội loài người, là bạn của cậu bé Đônan, nó biết đùa rỡn và hôn hít
Đônan, biết khóc, biết bật đèn, bấm chuông điện, cầm thìa ăn cơm và mặc dù
Kenloc gia công “người hóa” con khỉ , nhưng con vật vẫn không thể nói tiếng
người được và nó hoàn toàn chỉ là một con khỉ.
11. Từ hiểu biết về cơ sở tự nhiên và xã hội của tâm lý , đọc và giải thích hiện
tượng trong câu chuyện dưới đây :
Người ta mang một em bé gái tên là Mari – Ivôn của một bộ lạc châu
Phi về nuôi dạy tại Paris (Pháp). Em đã học hành tiến bộ như những em bé
khác (mặc dù trình độ của bộ lạc này rất lạc hậu, thậm chí chưa biết đếm).
Sau này lớn lên, Mari – Ivôn đã biết nghiên cứu khoa học trong ngành nhân
chủng học.
12. Đọc các kết quả nghiên cứu dưới đây và giải thích:
a/ Những trẻ em trong trại tế bần ở Pháp được nuôi dưỡng tốt nhưng ít
được giao tiếp với người lớn, nghiên cứu 21 trẻ em sống sót (lớn nhất là 4 tuổi
1 tháng, bé nhất là 2 tuổi), người ta thấy có những biểu hiện sau; 5 em không
biết đi, 3 em chỉ ngồi được khi có người đỡ, 8 em cần có người đỡ mới đi


được, 12 em không biết ăn bằng thìa, 20 em không biết tự mặc quần áo. Nhìn
chung sự phát triển ngôn ngữ kém, 5 em hoàn toàn không nói được, 12 em chỉ
nói được 2 đến 5 từ, chỉ có 1 em nói được thành câu.
b/ Kết quả nghiên cứu 60 năm cuộc sống của người trước đây đã ở trại
tế bần của một bác học Mỹ những năm 80 thế kỷ 20 cho thấy: sự phát triển
của 7 người lớn lên ở trại tế bần chậm hơn rất nhiều so với người đã được
nhận làm con nuôi, được dạy dỗ trong khung cảnh gia đình, được giao tiếp
bình thường với người lớn
13. Lập bảng về hoạt động chủ đạo và sự phát triển tâm lý của trẻ em theo 3
vấn đề sau:
- Phân định các thời kỳ phát triển tâm lý.
- Hoạt động chủ đạo ứng với các thời kỳ phát triển tâm lý

- Nêu vắn tắt vai trò của từng hoạt động chủ đạo đối với sự phát triển
tâm lý


Chương III.
ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ LỨA TUỔI THIẾU NIÊN
Câu hỏi:
1/ Phân tích đặc điểm sinh lý của lứa tuổi học sinh trung học cơ sở và ảnh hưởng
của những đặc điểm đó đối với sự phát triển tâm lý. Từ đó rút ra kết luận cho việc
giáo dục học sinh trung học cơ sở.
2/ Đời sống của thiếu niên trong gia đình, nhà trường được thay đổi như thế
nào?Từ đó rút ra kết luận sư phạm cần thiết.
3/ Tại sao thiếu niên lại thích làm công tác xã hội? Hãy rút ra những kết luận
sư phạm cần thiết.
4/ Trình bày đặc điểm hoạt động học tập của học sinh THCS và và rút ra kết
luận sư phạm
5/ Nêu đặc điểm phát triển nhận thức của học sinh trung học cơ sở và rút ra kết luận
sư phạm
6/ Phân tích đặc điểm mối quan hệ giao tiếp của thiếu niên với người lớn và rút ra
kết luận sư phạm
7/ Phân tích đặc điểm mối quan hệ giao tiếp của thiếu niên với bạn và rút ra kết luận
sư phạm
8/ Nêu đặc điểm của sự hình thành tự ý thức của thiếu niên, ý nghĩa của nó đối với
sự phát triển nhân cách ở tuổi thiếu niên.
9/ Vì sao người lớn thường cho rằng tuổi thiếu niên là lứa tuổi khó giáo dục ?
Quan niệm của anh (chị) về vấn đề này?
10/ Nêu những đặc điểm nổi bật trong tình cảm của học sinh THCS. Cho ví
dụ minh họa
Bài tập :
1/Nhà Tâm lí học Hunggari Gôiôsơ Elêna ví tuổi thiếu niên như “ một xứ sở

kì lạ”. ở xứ sở này khí hậu rất thất thường và kì quặc, khi thì nóng nực như ở
vùng nhiệt đới, khi thì bỗng nhiên trở lạnh như băng. Xứ sở này có cả mùa
xuân hoa nở ngát hương, có cả mùa thu lá vàng, rụng tơi tả. Nhưng hai mùa
này không phải bao giờ cũng tuần tự nối theo nhau, vả lại mùa đông lắm khi
lại đột nhập vào giữa mùa hạ, còn mùa thu thì đôi khi lại đột nhập vào mùa
xuân. Dân cư ở vùng này khi thì rất vui vẻ, ồn ào, khi thì bỗng nhiên lại trầm
ngâm, lặng lẽ; khi thì họ có những hành động anh hùng quả cảm; khi thì bỗng
trở nên sợ sệt và yếu đuối; khi thì họ quá tự tin và kiêu ngạo, khi thì họ khiêm
tốn và kín đáo; đôi khi họ lại rất buông tuồng và trâng tráo. Trong xứ sở kì lạ
này không có trẻ con mà cũng chẳng có người lớn.


Câu hỏi:
+ Đoạn văn trên đã mô tả đặc trưng tâm lí nào của lứa tuổi thiếu niên?
+ Phân tích những nguyên nhân gây ra mâu thuẫn trong sự phát triển
tâm lí của tuổi thiếu niên.
+ Nêu một số chỉ dẫn cần thiết trong cách đối xử với lứa tuổi khó khăn
này.
2/ Hai bà mẹ tâm sự với nhau. Một bà mẹ nói: “Đứa con gái nhà tôi mới 13
tuổi mà đã cao gần bằng mẹ. Cháu ăn được, ngủ thì sét đánh ngang tai chẳng
dậy. Nhưng sao trông nó còm còm thế nào ấy”. Bà mẹ thứ hai hưởng ứng
ngay: “ Con bé nhà tôi cũng thế. Nó cùng tuổi với con Hà nhà chị đấy. Nó cao
vổng lên, chân tay thì dài ngoẵng ra, làm gì thì cũng “hậu đậu” ơi là “hậu
đậu”. Rửa bát thì vỡ bát, cắt bìa đậu thì nát cả đậu ” …
)

Câu hỏi:
+ Hãy giải thích hiện tượng trên đây dưới góc độ của Tâm lí học lứa
tuổi?
+Vận dụng kiến thức tâm sinh lí lứa tuổi thiếu niên để nói chuyện với

các bà mẹ nhằm giúp họ yên tâm và có cách ứng xử phù hợp với lứa tuổi này.
3/ Trong buổi sinh hoạt lớp, một nữ sinh tỏ ra rất đứng đắn khi nhận xét về
những ưu điểm và khuyết điểm của tổ mình một cách rất nghiêm túc, chín
chắn. Thế mà ở nhà có lúc chính cô bé “ biết suy nghĩ ” ấy lại “ tị ” với cậu
em trai về việc phải rửa mâm bát “nhiều hơn” đến mức cãi nhau om sòm, giận
dỗi, nước mắt chảy vòng quanh. Còn cậu học sinh cùng lớp có lúc học rất
nghiêm túc, có bạn nào rủ đi bắt ve thì kiên quyết không đi. Thế mà có khi anh
chàng “sếu vườn” này chỉ mặc mỗi chiếc quần đùi leo lên chiếc xe đạp 3 bánh
của cậu bé 5 tuổi đạp lấy đạp để.
Câu hỏi:
Hãy dùng tri thức tâm lí học lứa tuổi để phân tích hiện tượng tâm lí
trên đây.
4/ Một bà mẹ viết:
“ Tôi đã cho phép đứa con trai đọc sách đến 10 giờ tối, còn 5 phút nữa
đến 10 giờ thì bố cháu bảo không được đọc nữa, nhưng cháu đề nghị cho nó
đọc hết một trang nữa, chồng tôi không nghe, giật lấy quyển sách, đánh cháu
và doạ: “ Tao sẽ còn dạy cho mày biết ”. Còn cháu thì nói với bố rằng: “ Con
sẽ nhớ mãi sự việc này, khi nào con mười sáu tuổi con sẽ ra đi ”. Nó đang là
học sinh lớp 7, học giỏi nhưng đối với bố nó rất ác cảm.
Một em thiếu niên nam nói: “ Người bạn tốt nhất của em là bố em. Bố
thường giúp đỡ em trong nhưng giờ phút nặng nề, khó chịu nhất của cuộc


sống và thực sự vui mừng trước những thành tích của em và điều cơ bản là
bố em không bao giờ bắt buộc em một cách thô bạo theo ý mình. Em cùng với
bố thảo luận một cách bình tĩnh và hợp lý mọi tình thế và quyết định nên làm
gì ? ”
Câu hỏi:
Nhận xét cách cư xử của hai ông bố trong hai tình huống trên và rút ra kết
luận.

5/ Hai bạn thiếu niên nói chuyện với nhau:
Loan: Cậu biết không, mẹ tớ đã đọc nhật ký của tớ, gạch bút đỏ lên
những đoạn viết về một cậu bạn trai cùng lớp và nói như thế là không chấp
nhận được. Tớ không dám cãi, nhưng tớ muốn hỏi mẹ là đọc nhật ký của
người khác dù là con mình có chấp nhận được không ?
Hà: Mẹ tớ cũng thế, mẹ đã đọc nhật ký của tớ và gọi điện đến nhà cậu
bạn ngồi bàn trên, mắng té tát cậu ta vì tội rủ rê tớ. Tớ đã xé cuốn nhật ký ấy
của mình và viết cuốn nhật ký mới, cuốn nhật ký này đã được viết bằng một
thứ ký hiệu riêng mà bố, mẹ tớ sẽ không đọc được.
Câu hỏi:
Nhận xét thái độ cư xử của các bà mẹ trong tình huống trên
6/ Bạn có thể đến trường phổ thông quan sát các hoạt động tâm lý của học sinh
THCS trong tiết học.
1/ Nội dung và yêu cầu:
+ Quan sát các hoạt động tâm lý của học sinh trong tiết học.
+ Nhận xét những đặc điểm tâm lý của học sinh bộc lộ trong tiết học
đó.
+ Trên cơ sở đó giúp sinh viên hiểu một cách cụ thể sinh động một số
đặc điểm tâm lý của học sinh .
2/ Tổ chức và phương pháp thực hiện:
+ Tổ chức cho sinh viên quan sát 2 tiết học ( theo chuyên ngành đào tạo
); 1 tiết ở các lớp đầu cấp ( lớp 6,7 ); 1 tiết ở các lớp cuối cấp ( lớp 8,9 ).
+ Sinh viên quan sát và ghi biên bản ( thu thập tư liệu ) theo các nội dung
sau:
a/ Sự chú ý:
Diễn biến chú ý của học sinh trong tiết dạy. Khi nào học sinh chú ý
không chủ định, có chủ định, sau chủ định hoặc phân tán chú ý ? Nguyên
nhân ?
b/ Tri giác:



+ Giáo viên đã hướng dẫn cho học sinh tri giác ( quan sát ) như thế
nào ?
+ Đối tượng tri giác ( quan sát ); đặc điểm của đối tượng.
+ Cách tổ chức, hướng dẫn học sinh quan sát.
+ Hoạt động tri giác của học sinh .
+ Kết quả tri giác.
c/ Tư duy:
+ Giáo viên đã kích thích tư duy của học sinh bằng cách nào ? Tác dụng của
nó?
+ Giáo viên đã tổ chức hướng dẫn học sinh tiến hành các thao tác tư
duy như thế nào ?
+ Trình độ tư duy của học sinh .
d/ Giáo viên huy động sự kết hợp giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý
tính của học sinh như thế nào trong tiết học?
e/ Hứng thú của học sinh :
+ Học sinh có hứng thú với hoạt động nào ? Tại sao ? Hứng thú đó
được bộc lộ như thế nào?
+ Học sinh tỏ ra không hứng thú với hoạt động nào? Vì sao?
3/ Trên cơ sở những tư liệu thu được, sinh viên tổ chức phân tích, đánh giá,
rút ra những nhận định ( hoặc kết luận ) về các vấn đề sau đây:
+ Đặc điểm về từng mặt hoạt động tâm lý nói trên của học sinh .
+ Ưu, nhược điểm của giáo viên trong việc tổ chức hướng dẫn các hoạt
động tâm lý của học sinh trong tiết học.
Gợi ý: * Cách quan sát và ghi biên bản ( tư liệu ) về các hoạt động tâm
lý của học sinh trong tiết học.
a/ Theo dõi sự chú ý của học sinh trong tiết học.
Thời
điểm


Phút
thứ
mấy
trong
tiết
học

Loại chú
ý xuất
hiện

Đối tượng
chú ý

Nguyên nhân xuất
hiện của hoạt động
chú ý

Loại chú
ý
nào
xuất
hiện
trong
từng

Đối tượng
của loại chú
ý đó là cái
gì ?


Nguyên nhân của
sự chú ý ( do tác
động của giáo viên,
của môi trường
khách quan hoặc
chủ quan của học

Điểm số
hiển thị của chú ý
+ Rất tốt:6 điểm
+ Tốt: 5 điểm
+ Khá tốt: 4 điểm
+ Khá: 3 điểm


thời
điểm.

sinh)

+ Trung bình khá: 2
điểm
+ Bình thường: 1
điểm
+ Chưa: 0 điểm

b/ Theo dõi tri giác của học sinh trong tiết học.

Thời

điểm

Đối tượng tri giác
( quan sát )

Phút thứ Có thể là :
mấy
+ Lời giảng của
trong
giáo viên.
tiết học
+ Sách giáo khoa.

Tổ chức
Các thao tác
hướng dẫn của học sinh
của giáo trong quá trình
viên
tri giác
Các biện
pháp
hướng dẫn,
tổ chức của
giáo viên.

+ Ghi bảng của
giáo viên.

Học sinh đã sử
dụng các giác

quan nào và
các thao tác cụ
thể nào để tri
giác ( quan
sát) ?

Kết quả tri
giác của học
sinh

Học sinh đã
lĩnh hội được
những gì ? Kết
quả ? Học sinh
có hứng thú
với đối tượng
nào ?

+ Làm mẫu của
giáo viên.
+ Đồ dùng dạy
học.

c/ Theo dõi tư duy của học sinh trong việc lĩnh hội tri thức, khái niệm.

Tri thức, khái
niệm học sinh
cần lĩnh hội

Sự tổ chức,

hướng dẫn học
sinh, hoạt động
tư duy của giáo
viên

Ghi rõ tri thức, + Các biện pháp
khái niệm học kích thích tư
sinh cần lĩnh duy.
hội

Các thao tác tư
duy của học sinh

Kết quả

Học sinh đã tiến + Tính tích cực tư
hành các thao tác duy của học sinh.
tư duy nào? + Kết quả lĩnh hội
Trình độ thực


+ Cách hướng
dẫn học sinh tư
duy
( tình
huống, bài tập,
câu hỏi, kết hợp
nhận thức cảm
tính và nhận
thức lý tính.)


hiện các thao tác
tư duy đó ở mức
độ nào ? ( thành
thạo,
bình
thường, chưa ).

tri thức, khái niệm
+ Bồi dưỡng, phát
triển tư duy của học
sinh.

Chú ý: Để thu thập được các tư liệu cụ thể, cần thiết và chính xác cần
tổ chức, phân công từng sinh viên ( hoặc nhóm sinh viên ) theo dõi hoạt động
của từng nhóm học sinh cụ thể ( chẳng hạn như nhóm học sinh trong một bàn
hoặc một nhóm, một tổ hoặc một học sinh giỏi,...)
7/ Bạn hãy sưu tầm hoặc hồi tưởng lại quá khứ của mình các tình huống xảy
ra trong mối quan hệ giao tiếp của thiếu niên với người lớn và mối quan hệ
giao tiếp của thiếu niên với bạn bè. Bạn có thể vận dụng kiến thức đã học để
giải quyết tình huống đó.
8/ Mẹ em rất muốn con của mình giúp mẹ các công việc trong nhà ( nấu cơm,
giặt quần áo,... ) nhưng khi các em làm thì mẹ hay xen vào: “ phải làm thế
này ”, “ lấy ngần này nước ”,... Mẹ còn cầm dao, cầm đũa để làm thay các em
vì chưa ưng ý.
+ Bạn có nhận xét gì về thái độ và cách cư xử của người mẹ ? Trong
tình huống này, người lớn nên có thái độ và cách xử sự như thế nào ?
9/ Đặc điểm tâm lý nào của lứa tuổi thiếu niên được thể hiện trong đoạn
trích sau?
“Tại sao lại đề ra quy tắc học sinh phải chào giáo viên trước? người nào thấy

trước thì phải chào trước chứ. Tôi sẽ làm theo điều mà người ta đòi hỏi nhưng
hãy giải thích cho tôi rằng điều đó là có lý”. “ Tại sao đàn ông lại phải
nhường chỗ cho phụ nữ? Nếu người đàn ông bị ốm, còn người đàn bà lại khỏe
thì sao? Lô gic cần phải khác cứ người nào mạnh khỏe thì phải nhường chỗ
cho người đau yếu, ở đây đàn ông hay đàn bà không thành vấn đề”
10/ Để trả lời câu hỏi: “em đã tự lực trong cuộc sống chưa? Nếu chưa thì
tại sao?”.
Các em học sinh đã nói:
- “em muốn trở thành ngời tự lực, tính tự lập cần cho con người nhưng
hôm qua em chữa đài, ở một chỗ có cái gì đó chưa vặn chặt và bố em
nói: để bố làm cho nào. Vậy là em không tự lực được”.
- “em muốn tự lực hơn nữa trong cuộc sống nhng mẹ em cho đến bây giờ


vẫn coi em còn bé, không cho ra ngoài vào buổi chiều, không cho đến
bể bơi”.
- “thầy giáo thường nói với chúng em: hãy tự lực, nhng ở trường chúng
em ít có cơ hội để thể hiện điều đó”.
-

“em không thể nói rằng em là người biết tự lực và cũng khó nêu
nguyên nhân, đơn giản là mọi việc không như ý muốn”.

Có thể rút ra nhận xét gì từ những câu trở lời của các em thiếu niên?
11/ Bạn hãy đọc bài thơ “Người ngồi đằng sau” dưới đây và nhận xét về đặc
điểm tâm lý của tuổi thiếu niên trong quan hệ với bạn khác giới
“Ngồi đằng sau người ta
Cứ chọc hoài thước kẻ
Người ta ghét lắm nhé
Lại còn toe toét cười

Ngồi đằng sau người ta
Sao cứ hay giật tóc
Người ta mà đã khóc
Là chẳng dỗ được đâu
Ngồi đằng sau người ta
Gọi trong giờ hoài vậy
Kìa thầy đang nhìn thấy
Khéo bị phạt bây giờ
Ngồi đằng sau người ta
Mà sao học giỏi thế
Bảo người ta với nhé
Cùng nhau giỏi mới là…”
Phạm Thúy Hòa ( trích trong báo hoa học trò)
12/ Trong một buổi nói chuyện về tình bạn, một em thiếu niên hỏi: “ Thưa
thầy có nên kết bạn khác giới không ? Trong quan hệ với bạn khác giới nên
xư xử như thế nào ? ”. Bạn hãy nhập vai người thầy giáo trên trả lời câu hỏi
của học sinh ?
13/ Hiệu trưởng của một trường cầm trong tay quyển nhật ký tâm tình của
một em nữ sinh 15 tuổi. Trong đó em đã mô tả mối tình thầm kín của mình
với nột bạn trai cùng lớp. Em đã che giấu tình cảm đó. Thậm chí em đã làm
thơ để ca ngợi mối tình ấy. Không có gì làm cơ sở để chứng tỏ rằng việc diễn
ra là một nguy hại đặc biệt. Nhưng ông hiệu trưởng quyết định chống lại hiện
tượng này bằng một biện pháp mạnh mẽ nhất. Ông ta không tìm ra một biện


pháp nào tốt hơn là đọc đoạn trích trong quyển nhật ký và bài thơ của cô gái
tại đài truyền thanh của nhà trường. Chán nản về việc đó, cô gái đã bỏ học.
Hãy nhận xét cách xử sự của thầy hiệu trưởng và rút ra kết luận.
14/ở lớp 9B có hai em học sinh (một nam, một nữ ) học rất khá, nhưng gần
đây sức học của cả hai em đều giảm sút và các em có biểu hiện tình cảm yêu

mến nhau.
Nếu là giáo viên chủ nhiệm lớp , bạn sẽ làm gì?
14/ Ở một lớp 8 các em trai đã nhặt được một lá thư, nội dung là một em gái
mời một em trai cùng đi xem phim. Các học sinh lớp đó vừa đọc lá thư vừa
cười phá lên rồi chế diễu hai bạn đó. Hai em này thẹn đỏ cả mặt rồi tỏ ra lúng
túng. Thầy giáo bước vào lớp và chứng kiến sự việc đó, thầy yêu cầu học sinh
đưa cho mình mảnh giấy rồi đọc.
Nếu là giáo viên trong tình huống trên bạn sẽ xử sự như thế nào ?
15/ Khi được hỏi lý tưởng của em là gì? Các em thiếu niên đã trả lời như sau:
“ Đôí với tôi hình ảnh người phụ nữ lý tưởng là người tham gia công tác xã
hội nhiều, người cán bộ tốt, thông minh, uyên bác, xinh đẹp, ăn mặc gọn
gàng” (cô gái 14 tuổi). “ Lý tưởng của tôi - là con người có ý chí cao, có tri
thức nhiều mặt, yêu thích công việc của mình, chân thực và công bình tuyệt
đối, say mê ham thích bóng đá cũng như hiểu biết tường tận môn thể thao
này” ( cậu con trai 14 tuổi)
Hãy nhận xét về lý tưởng của thiếu niên qua các câu trả lời trên
16/ Bạn có thể thực hành theo các yêu cầu sau:
a/ Lập bảng ghi những biến đổi giải phẫu sinh lý của tuổi thiếu niên ( THCS )
theo biểu mẫu sau:
Cơ thể

Hệ thần kinh

Hiện tượng dậy thì

b/ Lập bảng đối chiếu giữa những biến đổi giải phẫu sinh lý và những biến
đổi tâm lý của tuổi thiếu niên theo mẫu sau:
Số TT
1
2


Biến đổi giải phẫu sinh lý

Biến đổi tâm lý


3
...
c/ Theo bạn có nên hay không nên tiến hành giáo dục giới tính cho học sinh
THCS ? Vì sao ?
17/ Bạn hãy đọc và xác định vai trò của từng cố vấn tâm lý qua những trang
thiếu niên viết cho thiếu niên về “Cố vấn giới tính”.
Các “ ấy ” đã lớn, với cả tá những câu hỏi to đùng về giới tính và
những vấn đề liên quan đến phe nọ, phe kia. Các “ ấy ” có một loạt các dấu
hiệu của tuổi dậy thì nhưng không dám hỏi ai và nghĩ mình bị bệnh ... nan y.
Tại sao các “ ấy ” lại im lặng hay nếu có tìm hiểu thì cũng gặp toàn những cố
vấn... gà mờ, trong khi bên cạnh các “ấy” luôn có những vị cố vấn rất tâm lý
và gần gũi. Này nhé!
+ Cố vấn là bố mẹ.
Chẳng ai hiểu chúng ta bằng bố mẹ, đúng không ? Nhưng mà những
người dậy thì dường như chưa tin lắm vào điều này. Như Giang, cô hàng xóm
của tớ có một chuyện làm bọn tớ mỗi lần nhớ lại đều cười chảy nước mắt.
Chuyện là vào một ngày ở nhà một mình, Giang ta bỗng thấy mình bị chảy
máu rất nhiều. Hoảng hốt và lo lắng, nàng tưởng mình bị ung thư ... giai đoạn
cuối ( hệt như trong phim Hàn Quốc ấy ) nên vừa khóc lóc, vừa ngồi viết
...thư tuyệt mệnh rồi ... nằm chờ. Mẹ đi làm về mới tá hoả lên rồi vừa cười,
vừa “ à ” lên một tiếng. Sau vụ ấy, Giang được mẹ giảng giải hướng dẫn tất
tần tật mọi thứ liên quan đến tuổi dậy thì. Hết sạch mọi hoang mang.
Hay như thằng bạn thân của tớ, nó cũng có rất nhiều tâm sự + mấy vụ “
mộng đẹp ” nhưng không biết hỏi ai. Cuối cùng, cậu ta nghĩ ra cách viết cả “

ngân hàng câu hỏi ” ra giấy và gửi cho bố qua đường ... bưu điện. Các “ ấy ”
biết không, ngay lập tức cậu ấy cũng nhận được một “ ngân hàng câu trả lời ”
vô cùng tỉ mỉ và cụ thể . Cậu ấy và bố bỗng nhiên gần nhau hơn.
+ Cố vấn là anh chị.
Thế hệ đi trước bao giờ chả nhiều kinh nghiệm ( thì họ đã “ vượt qua
thử thách ” rồi mà ). Như tớ đây, trước khi bước vào ngưỡng cửa của cái tuổi
được cho là rắc rối nhất này đã được bà chị tâm lý trang bị cho đầy đủ những
hiểu biết cần thiết thậm chí cả về sức khoẻ sinh sản vị thành niên. Thế là bây
giờ tớ lại thành “ chuyên gia cố vấn ” cho “ tụi cừu non ” trong lớp.
+ Cố vấn là bạn bè, thầy cô.
Ở trường tớ, tớ thấy có cả một ban gồm toàn các thầy cô giáo chuyên
cố vấn cho học sinh về mấy cái vụ “ thắc mắc không biết hỏi ai ” này. Nhiều
lớp cũng có những thầy cô cực kỳ tâm lý, có thể giúp học sinh trải qua những
giây phút khó khăn. Nhưng không phải học trò nào cũng có được những thầy


cô như vậy, cho nên hỏi tụi bạn là tiện nhất. Đứa nọ bổ xung những điều cần
biết cho đứa kia. Nhưng cố vấn ở đây phải là những người hiểu biết, chứ lại
một lũ gà mờ cố vấn cho nhau thì nguy to.
Chúc các ấy có đủ kiến thức và hiểu biết để tự tin đón tuổi dậy thì.
KAIWA – Báo Thiếu niên Tiền Phong – số 89

18/ Bạn có thể đọc và tìm hiểu tâm lý của tuổi dậy thì qua các bài viết “ Dậy
thì và những điều không sai đi đâu được” dưới đây:
a/ Dậy thì và chứng hoang tưởng
Hầu hết những cô cậu mới lớn đều mắc chứng bệnh này, không nhẹ thì
nặng, không nặng nặng thì ... cực nặng ! Triệu chứng của bệnh có rất nhiều
mức độ: Lo lắng thái quá về một chuyện cỏn con, cường điệu hoá tất cả
những biểu hiện dậy thì dù là nhỏ nhất... Thằng bạn thân của tớ cũng đã từng
lo phát ốm và làm đủ mọi trò kéo xương, giãn cơ chỉ vì trong hai tháng nó

không cao thêm được cm nào. Một đứa khác thì kiên quyết nằm lỳ ở nhà với
mấy cái mụn nhỏ xíu xiu ( nó có hẳn một quyển nhật ký về “ đà tăng trưởng ”
của cái mụn ấy, tỉ dụ như “ mụn không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên
mất đi nó chỉ chuyển hoá từ vùng này sang vùng khác của cơ thể con
người ...” ).
b/ Dậy thì và những phút chập cheng.
Dậy thì rồi, ai cũng lãng mạng hơn, điệu hơn, hay buồn vô cớ hơn và
nói chung là ... hâm hơn. Mới hôm trước tớ còn cong môi phê phán mấy đứa
bạn suốt ngày lỉnh kỉnh gương lược, phấn son thì hôm sau dã ngượng nghịu
thử tô một lớp Líp Ice nhàn nhạt. Rồi mấy thằng con trai rủ nhau làm thơ, mà
thơ triết lý trừu tượng hẳn hoi nhé. Nhưng có lẽ triết lý của chúng nó thuộc về
một phạm trù viễn tưởng siêu hình nên tớ đọc đi đọc lại mà chẳng hiểu cái gì
ra cái gì. Nhưng đố dám nói ra nhé, “ cái bọn ” đang dậy thì chúa là hay tự ái
đấy!!!
c/ Thêm cái tội hay tưởng bở
Nói thật đi, một cú diện thoại hỏi bài tập từ cô nàng cùng lớp có làm
cậu thẫn ra hàng giờ đoán mò “ tình ý sâu xa ” của nàng không hả ? Hay cái
tật ga lăng xăng của hắn ta có khiến cậu thao thức, vì được hắn hộ tống về tận
nhà khi hai đứa tình cờ gặp nhau ở chợ, để rồi lại giận dỗi vô cớ nếu hắn có
dại dột lon ton sang sách đồ dùm một cô bạn khác ? Bạn tớ đã có lần khốn
đốn chỉ vì đập vai hỏi giờ một cô bạn, thành ra cả ngày hôm ấy nàng cứ cắn
môi cười e thẹn và ngượng ngập quay đi mỗi lần nó ngoác miệng ra trêu: “
Điên không phải, dở hơi không phải, mà sao cứ cười một mình ? ” Ai bảo
nàng cười một mình nào, có cả tá con gái cũng đang cười với nàng ấy chứ !
d/ Lại còn cả tâm lý “ bầy đàn ”...
Thật là khó hiểu ! Lúc nào cũng tụm năm tụm ba tíu tít chuyện trò,


buôn bán đủ thứ hoa quả trên trời dưới biển. Như thế chưa đủ, tụi nhóc còn
thích “ đoàn kết tốt, kỷ luật tốt ” trong những việc hoàn toàn chẳng liên quan

tí gì đến tập thể, ngược lại còn đầy tính riêng tư và cá nhân như... đi vệ sinh
hay cưa cẩm ai đó nữa chứ. Người lớn chỉ chặc lưỡi và gọi đây là giai đoạn “
tâm sinh lý có những biến đổi đặc biệt, nhu cầu ngoại giao phát triển rất
mạnh mẽ ”. Tớ chỉ kể xấu đến đây thôi, còn những chuyện mắc cỡ nào nữa
của tuổi dậy thì xin các bạn cùng “ khiêm tốn, thật thà, dũng cảm ” mà viết
tiếp nhé.

Một con bé đang tập tễnh lớn - Báo Thiếu niên Tiền Phong- Số 15
19/ Bạn hãy thực hành các bài tập dưới đây:
a/ Tổ chức cho học sinh tại cơ sở (trường ) thực hành trao đổi, thảo luận về
chủ đề “ Tình bạn ở lứa tuổi thiếu niên ( học sinh THCS ) ”.
Cách thức tiến hành:
+ Từng nhóm giáo sinh ( 2 - 3 người ) liên hệ với trường thực hành
hoặc một trường THCS gần trường Sư phạm mà mình đang học để được làm
việc với một tổ ( khoảng 7 đến 10 em ) học sinh.
+ Chuẩn bị trước (cả nhóm ) ý kiến đề dẫn về chủ đề nêu trên. Buổi
sinh hoạt có thể kéo dài khoảng 40 phút.
+ Tổ chức cho tổ học sinh nói trên sinh hoạt (trao đổi, thảo luận) về chủ
đề này. Trong nhóm cử một người làm chủ tọa điều khiển, một người ghi biên
bản còn một người trợ giúp hai người trên. Khi sinh hoạt thì chủ tọa điều
khiển, định hướng, gợi mở nhưng không áp đặt, không kết luận.
+ Dựa vào biên bản và diễn biến buổi sinh hoạt, nhóm giáo sinh chủ trì
viết báo cáo thu hoạch.
Một số gợi ý:
- Tình bạn là gì ?
- Vai trò của tình bạn.
- Đặc điểm của tình bạn tốt.
- Đặc điểm tình bạn của tuổi thiếu niên.
- Tình bạn khác giới ở lứa tuổi thiếu niên.
b/ Cũng tương tự như bài thực hành (a) ở trên, bạn có thể tiến hành với học

sinh lớp 8 hoặc các khối lớp còn lại.
c/ Giảng viên sư phạm tổ chức cho từng nhóm giáo sinh báo cáo trước lớp về
kết quả thực hiện bài thực hành tìm hiểu về tình bạn của học sinh THCS và
rút ra những kết luận sư phạm.
20/ Nhiều công trình nghiên cứu tâm lý thiếu niên cho thấy: về mặt nhận thức
các em còn chưa hiểu đầy đủ khái niệm ý chí, các em còn nhầm lẫn giữa “ bảo


thủ”, “ ngang tàng” với “ kiên trì’’, “ độc lập”, nhầm lẫn giữa “ liều lĩnh” với
“dũng cảm”, vv…
- Tìm một số ví dụ minh họa cho đặc điểm này
- Những kết luận cần rút ra trong việc giáo dục thiếu niên
21/ Chọn một cuốn truyện nào đó viết về tuổi thiếu niên để đọc. Hãy phân
tích một số đặc trưng tâm lý tuổi thiếu niên của nhân vật đã được mô tả trong
cuốn truyện đó


Chương V: TÂM LÝ HỌC DẠY HỌC

Tình huống 26
Giờ học ngữ pháp: “Trạng ngữ”
Khi giảng bài ngữ pháp “Trạng ngữ”, giáo viên không vội nêu tên bài học mà bắt
đầu bằng việc ôn tập củng cố các kiến thức ngữ pháp đã học thông qua hướng dẫn học sinh
phân tích ngữ pháp một câu đơn “Tôi học bài”.
GV - Trong câu này chủ ngữ là gì? Vị ngữ là gì?
HS - Chủ ngữ là “tôi”; vị ngữ là “học bài”. Tiếp đó giáo viên nêu một ví dụ thứ
hai “Hôm nay, tôi học bài”.
GV - Trong câu này chủ ngữ là gì? Vị ngữ là gì?
HS - Cũng giống như trường hợp trên.
GV - Thế thì từ “Hôm nay” giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu?

Học sinh bị dồn vào chỗ không biết, xuất hiện nhu cầu tìm ra câu giải đáp cho vấn
đề vừa nêu trên.
Giáo viên liền nói rằng đó là nội dung chúng ta cần phải tìm hiểu trong tiết học
này. Đó là bài: Trạng ngữ.
Yêu cầu
1. Đánh giá cách giới thiệu bài như trên.
2. Thử suy nghĩ một thí dụ về cách giới thiệu bài có tác dụng kích thích tính tích
cực nhận thức của học sinh.
Tình huống 57
Hai cách dạy
Khi dạy bài: “Tiêu chuẩn chất lượng sinh hoạt” có 2 giáo viên dạy như sau:
GV 1
- GV nêu tên bài học và ý nghĩa
- GV trình bày hai nhóm tiêu chuẩn.
+ Tiêu chuẩn lý hoá: Độ trong, màu sắc,
nhiệt độ, độ PH, các chất hoà tan.
+ Tiêu chuẩn sinh học: Các loại động
thực vật sống trong nước, mật độ vi
khuẩn…

- GV giảng giải:
+ Tác hại của mỗi yếu tố nói trên khi

GV 2
- GV đặt vấn đề: gia đình em hiện nay đang sử
dụng nguồn nước gì.
- HS trả lời thực tế gia đình mình.
- GV ghi lại các câu trả lời đó lên bảng (nước
giếng, nước mưa, nước vòi, nước sông).
- GV: Những nguồn nước đó là sạch hay bẩn?

- HS trả lời phân tán, có những ý kiến trái ngược.

- GV: Vấn đề đặt ra là muốn đánh giá, chất lượng
nước phải dựa vào những tiêu chuẩn nào?


vượt ngưỡng cho phép.

- HS nêu hiểu biết của mình về các tiêu chuẩn đánh
+ Các yếu tố trên gây ô nhiễm nước sạch giá chất lượng nước, tranh luận về các tiêu chuẩn
chính.
bằng những con đường nào?
- HS trả lời.
- GV hỏi HS: Làm thế nào để giữ gìn
nguồn nước sạch? Nêu những hành vi
gây ô nhiễm nước, lãng phí nguồn nước
sinh hoạt của cộng đồng.
- HS trả lời.
- GV kết luận:
Giữ gìn nguồn nước sạch là phải phê
phán những hành vi gây ô nhiễm và lãng
phí nguồn nước sạch.

- GV hướng dẫn xếp thành 2 nhóm tiêu chuẩn
chính, giới hạn cho phép về mỗi tiêu chuẩn, thông
báo số liệu khảo sát một số mẫu nước ở địa phương
của cơ quan hữu trách.
- HS nhận định về chất lượng của các mẫu nước
dựa vào tiêu chuẩn đã nêu.
- HS thảo luận cần làm gì để giữ nước sạch, liên hệ

những hành vi gây tác hại đến chất lượng nước
sinh hoạt.
- GV kết luận: (như GV 1)

Yêu cầu
Đánh giá 2 cách dạy của 2 giáo viên nêu trên.

3/ Hãy vận dụng kiến thức Tâm lý học sư phạm để giải thích câu nói sau
của nhà giáo dục Ditecvec:
“ Người thầy giáo tồi là người mang chân lý đến sẵn, còn người thầy giáo giỏi
là người biết dạy học sinh đi tìm chân lý”


Chương VI: TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤC
Câu hỏi:
1/ Đạo đức là gì?
2/ Hành vi đạo đức là gì? Nêu tiêu chuẩn để đánh giá hành vi đạo đức và cho ví
dụ minh họa.
3/ Phân tích cấu trúc tâm lý của hành vi đạo đức. Chỉ rõ vai trò và mối quan hệ
giữa các yếu tố tâm lý trong cấu trúc.
4/ Phân tích các con đường trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh và liên hệ
thực tế việc giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay.
5/ Thế nào là trẻ chưa ngoan? Nguyên nhân dẫn đến trẻ chưa ngoan và biện
pháp giáo dục trẻ chưa ngoan?
Bài tập :
1/
* Nội dung: Tìm hiểu thái độ của học sinh đối với một số chuẩn mực
đạo đức như tinh thần trách nhiệm, khuynh hướng tập thể, lương tâm, tinh
thần tự phê bình...
*Cách tiến hành: Đề nghị học sinh thực hiện phép thử sau: Em xử sự

thế nào trong các tình huống sau, bằng cách chọn câu trả lời phù hợp với hành
vi của em hoặc tự viết thêm câu trả lời của chính mình.
Hoàn cảnh 1: Thời gian nghỉ hè, khi chuẩn bị đi tham quan, giáo viên chủ
nhiệm lớp đề nghị dọn dẹp lại văn phòng nhà trường. Em xử sự như thế nào?
a- Đồng ý, hoãn chuyến đi.
b- Triệu tập các bạn và cùng làm cho xong một ngày.
c- Hứa đi tham quan xong về sẽ làm.
d- Đề nghị những bạn không đi làm giúp.
e- hoặc là ...
Hoàn cảnh 2: Người ta giao cho em một việc, em hoàn toàn không thích,
nhưng việc đó lại cần cho tập thể . Em xử sự như thế nào?
a- Thực hiện một các thoải mái.
b- Triệu tập các bạn cùng làm.
c- Đề nghị làm việc khác mà em thích hơn.
d- Tìm cách từ chối.
e- hoặc là ...
Hoàn cảnh 3: Em nghe các bạn nhận xét đúng về em, nhưng điều đó không


×