Tải bản đầy đủ (.docx) (140 trang)

VẤN ĐỀ XÂM HẠI TRẺ EM TRÊN TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (555.04 KB, 140 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

VẤN ĐỀ XÂM HẠI TRẺ EM TRÊN
TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC


Hà Nội – 2019
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

VẤN ĐỀ XÂM HẠI TRẺ EM TRÊN
TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Chí Trung


Hà Nội - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá


nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Bùi Chí Trung.
Các số liệu, những đánh giá, phân tích, nhận xét, nghiên cứu được trình bày
trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và khách quan, chưa từng được công bố
dưới bất cứ hình thức nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên


LỜI CẢM ƠN
Tôi sẽ không thể nào tự mình hoàn thành được luận văn thạc sĩ một cách
hoàn chỉnh nếu như không có sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô, sự giúp đỡ và
hỗ trợ hết mình của bạn bè, đồng nghiệp.
Thành quả này, tôi xin phép được gửi lời biết ơn chân thành tới TS. Bùi Chí
Trung, người thầy đáng kính đã luôn động viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện để tôi
hoàn thành luận văn. Trong quá trình thực hiện, dù tôi có nhiều hạn chế nhưng thầy
vẫn luôn kiên nhẫn, chỉ bảo giúp tôi có thêm động lực để đi đến cùng con đường
nghiên cứu của mình.
Tiếp đến, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô trong Viện Đào tạo
Báo chí và Truyền thông – Trường Đại học KHXH&NV (Đại học Quốc gia Hà
Nội). Các thầy cô đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến bà Nguyễn Thị Nga, Cục Phó
Cục trẻ em, Bộ lao động -Thương binh và Xã hội và PGS.TS Nguyễn Ngọc Oanh,
nhà báo, nhà giáo, chuyên gia về báo chí cho trẻ em. Tôi xin trân trọng cảm ơn ban
lãnh đạo, nhà báo, phóng viên, quay phim thuộc Trung tâm tin tức VTV24, Đài
Truyền hình Việt Nam; chuyên mục Chào buổi tối - Kênh VTC 14, Đài Truyền hình
Kỹ thuật số VTC, một thành viên của Đài Tiếng nói Việt Nam; Trung tâm Tư vấn và
Dịch vụ truyền thông, Cục trẻ em, Bộ lao động-Thương binh và Xã hội. Những
thông tin, ý kiến, quan điểm của quý vị là tư liệu quý giúp tôi hoàn thiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các anh/chị, các bạn đồng nghiệp và

gia đình đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Học viên


MỤC LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT
BVCSTE
HD
LĐTB&XH
MC
Nxb
PGS.TS
PV
Th.s
THCS
THPT
THPTDT
TPHCM
TS
Unicef

Bảo vệ chăm sóc trẻ em
Truyền hình có độ nét cao (High Definition)
Lao động Thương binh và Xã hội
Người dẫn chương trình (Master of Ceremonies)
Nhà xuất bản

Phó giáo sư, tiến sỹ
Phóng viên
Thạc sỹ
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Trung học phổ thông Dân tộc
Thành phố Hồ Chí Minh
Tiến sỹ
Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc (United Nations

VKSND
VTC

International Children's Emergency Fund)
Viện kiểm sát Nhân dân
Đài Truyền hình Kỹ thuật số Việt Nam


CÁC BẢNG, BIỂU SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
STT
1
2
3
4
5
6

TÊN BẢNG, BIỂU
Biểu đồ 1.1: Số lượng trung bình trẻ em Việt Nam bị xâm hại từ
năm 2006 – 2018

Bảng, biểu 2.1: Thống kê số lượng tác phẩm có nội dung về xâm
hại trẻ em trên 3 chương trình truyền hình (từ tháng 1/2018 đến
tháng 5/2019)
Bảng, biểu 2.2: Thống kê thời lượng phát sóng về xâm hại trẻ em
trên 3 chuyên mục khảo sát (từ tháng 1/2018 – 5/2019)
Bảng 2.3: Thống kê các sự việc xâm hại trẻ em điển hình trên 3
chương trình truyền hình (từ tháng 1/2018 đến tháng 5/2019)
Bảng 2.4: Tổng hợp một số nội dung phổ biến kiến thức trên 3
chương trình truyền hình (từ tháng 1/2018 đến tháng 5/2019)
Bảng, biểu 3.1: Tỉ lệ và số lượng số vụ việc xâm hại trẻ em trong
thực tế và trên truyền hình Việt Nam ở 3 kênh khảo sát từ tháng
1/2018 – 5/2019

TRANG
18
43
44
47
49
64


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Xâm hại trẻ em là vấn nạn của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt
Nam. Theo thống kê của quỹ Nhi đồng liên hiệp quốc (UNICEF), trên thế giới, trung
bình cứ 7 phút thì có một trẻ em tử vong do nạn bạo hành. Tại Việt Nam, sau 8 giờ
trôi qua thì lại có thêm một nạn nhân bị xâm hại tình dục trong độ tuổi trẻ em [42].
Xâm hại trẻ em là câu chuyện không mới ở nước ta tuy nhiên trong những

năm gần đây, xâm hại trẻ em đã trở thành vấn đề báo động của toàn xã hội. Số vụ
việc xâm hại trẻ em tăng nhanh, tính chất vụ việc nguy hiểm dẫn đến nhiều trẻ em
chịu tổn thương nghiêm trọng hoặc tử vong. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
(LĐTB&XH) cho biết, trung bình mỗi năm Việt Nam có gần 2000 trẻ em bị xâm
hại. Từ năm 2006 đến nay, Việt Nam có 24 nghìn trẻ em bị xâm hại trong đó hơn
60% là trẻ em bị xâm hại tình dục [61a] [52] [53] [44] [67]. Phó Thủ tướng Vũ Đức
Đam khẳng định: “Con số 2.000 trường hợp/năm trẻ em bị xâm hại,con số 1.300 đến
1.500 trẻ em/năm bị xâm hại tình dục chỉ là phần nổi rất nhỏ của tảng băng chìm”
[60] vì các sự việc xâm hại trẻ em chỉ được phát hiện khi có dấu hiệu vi phạm hình
sự hoặc gia đình nạn nhân tố cáo.
Không những tăng nhanh về số lượng mà các sự việc xâm hại trẻ em những
năm gần đây có tính nguy hiểm, nghiêm trọng về hành vi xâm hại. Đó là các hành
vi: chôn sống con mới đẻ do mâu thuẫn gia đình, ném con mới đẻ từ tòa nhà chung
cư, cô giáo tát học sinh 231 cái, thầy hiệu trưởng dâm ô nhiều học sinh nam ở Phú
Thọ...Không dừng lại ở đó, nhiều giá trị đạo đức gia đình, đạo đức xã hội bị phá vỡ
bởi 60% đối tượng xâm hại tình dục là người thân, người quen như: ông nội, bố đẻ,
bố dượng, chú rể, hàng xóm, thầy giáo... Không gian an toàn của trẻ em bị thu hẹp
bởi trẻ có nguy cơ bị xâm hại ở bất cứ nơi đâu, đối tượng xâm hại trẻ em trải dài ở
nhiều độ tuổi, nhiều nghề nghiệp khác nhau, rất khó để phân biệt và phòng tránh.
Xâm hại trẻ em là điểm nóng thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội thời gian qua.
Những mô tả trên cho thấy sự nguy hiểm, cấp bách của xã hội Việt Nam về vấn đề

9


xâm hại trẻ em. Để đẩy lùi vấn nạn này, cần có nhiều giải pháp đồng bộ và liên
ngành trong đó có vai trò của báo chí Việt Nam.
Trước bối cảnh bức thiết của xã hội, xâm hại trẻ em trở thành đề tài nóng trên
nhiều trang báo, kênh phát thanh, truyền hình với mục đích nâng cao nhận thức từ đó
thúc đẩy hành vi phòng, chống xâm hại trẻ em trên thực tế. Nhờ có báo chí, những

năm qua, nhiều vụ việc xâm hại bị phát hiện, nhiều đối tượng tình nghi bị bắt giữ,
nhiều gia đình chia sẻ câu chuyện của mình... Đó là bước tiến lớn của ngành truyền
thông quốc gia trong vấn đề tuyên truyền phòng, chống xâm hại trẻ em. Song, thành
công ấy có phần khiêm tốn khi đối chiếu với thực trạng xã hội hiện tại. Hàng ngày,
hàng giờ, số lượng trẻ em bị xâm hại vẫn tăng lên, đối tượng xâm hại ngày càng có
hành vi nguy hiểm và thủ ác, nhiều sự việc có chứng cứ nhưng đối tượng tình nghi
vẫn thách thức dư luận, không bị pháp luật xử lý. Con số gần 2000 nghìn trẻ em bị
xâm hại mỗi năm vẫn chưa có dấu hiệu giảm trong nhiều năm gần đây [48]... Trách
nhiệm của hệ quả xã hội này thuộc về nhiều người, nhiều ngành trong đó có báo chí,
cụ thể hơn là truyền hình Việt Nam. Vậy, với vai trò định hướng tư tưởng để thúc đẩy
hành vi thực tế, báo chí Việt Nam thời gian qua đã tác động nhận thức người dân như
thế nào về vấn đề xâm hại trẻ em, nhận thức đó đã đáp ứng nhu cầu thực tế chưa?
Báo chí trong đó có truyền hình cần phải thay đổi như thế nào để đi đúng và trúng với
mục tiêu thực tế? Tác giả nghiên cứu luận văn với mục đích tìm hiểu và trả lời những
câu hỏi trên từ một số chương trình truyền hình.
Mỗi loại hình báo chí đều có điểm mạnh riêng khi khai thác về đề tài xâm hại
trẻ em. Tuy nhiên, với thế mạnh chuyển tải thông điệp đồng thời bằng hình ảnh và
âm thanh, truyền hình có lợi thế hơn các phương tiện truyền thông khác khi thể hiện
vấn đề này. Đó là lợi thế về tính sinh động, khách quan và chuyển tải được nhiều
thông điệp mang giá trị thông tin, giá trị cảm xúc đến với công chúng. Có thể nói,
truyền hình là loại hình báo chí phát huy được nhiều hiệu quả khi khai thác đề tài
xâm hại trẻ em. Từ nhận định này, tác giả lựa chọn truyền hình làm đối tượng để
nghiên cứu về vấn đề xâm hại trẻ em

10


Bên cạnh lợi thế thông tin, cũng như các phương tiện truyền thông khác,
truyền hình đang đối mặt với ý kiến cho rằng: Vấn đề xâm hại trẻ em có bị truyền
hình Việt Nam lạm dụng thành đề tài “giật gân”, “câu khách”? Đây là ý kiến cần

được ghi nhận tuy nhiên trước tình hình nguy cấp như hiện nay thì việc phản ánh
vấn đề xâm hại trẻ em hoàn toàn cần thiết. Truyền hình Việt Nam phản ánh vấn đề
trẻ em chính là thực hiện chức năng thông tin, phản ánh và giám sát xã hội. Trong
bối cảnh cạnh tranh truyền thông, truyền hình càng bám sát vấn đề nóng của xã hội
thì truyền hình càng khẳng định được vị trí của mình, vị trí của một cơ quan báo chí
chính thống trong lòng khán giả. Đây cũng là cơ hội để truyền hình Việt Nam thể
hiện trách nhiệm xã hội của mình, trách nhiệm chung tay cùng cộng đồng đẩy lùi
các vấn nạn xã hội, vì sự tiến bộ của nhân loại.
Những yếu tố trên là động lực, tiền đề để tác giả quyết định thực hiện luận
văn “Vấn đề xâm hại trẻ em trên truyền hình Việt Nam hiện nay”. Luận văn được
nghiên cứu trong bối cảnh xâm hại trẻ em trở thành vấn đề nguy hiểm của quốc gia,
tác động tiêu cực đến lợi ích, hạnh phúc trực tiếp của hàng triệu gia đình Việt Nam
và gián tiếp để lại nhiều hệ quả xã hội. Báo chí Việt Nam có trách nhiệm tác động
nhận thức, tạo lập tư tưởng đúng và đủ về vấn đề xâm hại trẻ em để thúc đẩy hành
vi đúng đắn của cộng đồng. Truyền hình Việt Nam có nhiều lợi thế để thực hiện
chức năng này so với các loại hình truyền thông khác. Đó là lý do tác giả nhận định
“Vấn đề xâm hại trẻ em trên truyền hình Việt Nam hiện nay” là đề tài xứng đáng
được nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trẻ em là mối quan tâm hàng đầu của xã hội nên trong nhiều năm qua những
vấn đề liên quan đến trẻ em trong đó có xâm hại trẻ em đã thu hút được sự chú ý
của nhiều người, nhiều ngành, nhiều giới bằng các công trình nghiên cứu, các tác
phẩm báo chí, các đầu sách và các bài bình luận cá nhân được thể hiện dưới nhiều
góc độ khác nhau. Nguồn tài liệu phong phú này là cơ hội để tác giả có thể tiếp cận
vấn đề sâu hơn, đa chiều hơn từ đó kế thừa và phát triển nghiên cứu vấn đề trong
luận văn “Vấn đề xâm hại trẻ em trên truyền hình Việt Nam hiện nay”.

11



Đầu tiên là tác giả tiếp cận nhóm tài liệu giáo trình báo chí, truyền hình nhằm
xây dựng cơ sở lý luận cho công trình nghiên cứu. Một số tác phẩm đại diện như:
“Ngôn ngữ báo chí” của tác giả Vũ Quang Hào, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội năm
2004; “Giáo trình Báo chí truyền hình”, tác giả Dương Xuân Sơn, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội năm 2009; “Sản xuất chương trình truyền hình”, tác giả Trần Bảo
Khánh, Nxb Văn hóa Thông tin năm 2009, “Chính luận truyền hình, lý thuyết và kỹ
năng sáng tạo tác phẩm”, tác giả Nguyễn Ngọc Oanh, Nxb Thông tấn năm 2015...
Trong quá trình khảo sát, tác giả nhận thấy, tài liệu về vấn đề xâm hại trẻ em
được các chuyên gia nghiên cứu ở hai góc độ: Tài liệu cung cấp kỹ năng cho phóng
viên tác nghiệp với trẻ em và tài liệu nghiên cứu nội dung các chương trình có liên
quan đến xâm hại trẻ em.
Nhóm tài liệu cung cấp kỹ năng tác nghiệp báo chí với trẻ em
Để có cái nhìn toàn diện về kỹ năng làm báo cho trẻ em, phải kể đến một số
công trình nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả trong và ngoài nước như: “Truyền
thông, đạo đức nghề nghiệp với trẻ em” của tác giả Helena Thorfinn, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội phát hành năm 2003 [40]; “Sổ tay phóng viên báo chí với trẻ
em”, (2001) và “Báo chí với trẻ em” (2004), Nxb Lao Động ấn hành do tác giả
Nguyễn Văn Dững chủ biên [4] [5]; tác giả Nguyễn Ngọc Oanh với cuốn sách“Nhà
báo với trẻ em - Kiến thức và Kỹ năng” Nxb Thông Tấn ấn hành năm 2014 [20]…
Nhóm tác phẩm này đi sâu nghiên cứu ứng dụng các quy tắc đạo đức báo chí trong
hoạt động sáng tạo báo chí có liên quan đến trẻ em. Helena Thorfinn đã đặt ra vấn
đề xây dựng và hoàn chỉnh các quy tắc ứng xử của phóng viên báo chí với trẻ em
trước các phương tiện truyền nhằm mục đích giảm tác hại, tăng lợi ích của các
phương tiện truyền thông đối với trẻ. Tác giả Nguyễn Ngọc Oanh cho rằng kỹ năng
làm báo cho trẻ em có sự khác biệt cơ bản với kỹ năng làm báo cho các đối tượng
khác. Đó là: “Khả năng và cách thức nhà báo xác định đề tài, chủ đề và có cách
khác biệt khi tiếp cận trẻ em để khai thác thông tin. Quá trình giao tiếp, phỏng vấn
và thu thập thông tin từ trẻ em đòi hỏi phải có sự hiểu biết về tâm lý lứa tuổi, biết
dành thời gian và có phương pháp khai thác thông tin phù hợp [20, tr. 64]. Nhấn


12


mạnh về nhóm đề tài trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên báo chí, tác giả Nguyễn Văn
Dững cho rằng: Việc phân chia tỉ lệ tin tốt, tin xấu trong các tác phẩm báo chí phụ
thuộc vào dư luận xã hội. “Kết quả tác động của dư luận sẽ là những tiêu chí để
nhà báo và các cơ quan báo chí viết về trẻ em và cho trẻ em quyết định chính xác
rằng nên hay không nên, đưa cái tốt và cái xấu với tỉ lệ nào trên báo chí nhằm bảo
vệ và tạo điều kiện cho việc thực hiện quyền trẻ em” [4, tr. 112].
Nhóm tài liệu về kỹ năng báo chí cho trẻ em cung cấp toàn diện những yếu
tố cần thiết từ kỹ năng, đạo đức đến giải pháp nội dung nâng cao chất lượng và hiệu
quả các tác phẩm báo chí về trẻ em. Có thể nói đây là những cuốn từ điển bổ ích để
các nhà báo tác nghiệp về trẻ em tham khảo và thực hiện. Tài liệu này là cơ sở để
tác giả xây dựng bảng tiêu chí đánh giá nội dung và hình thức chương trình đảm bảo
các nguyên tắc về quyền trẻ em, đạo đức nhà báo khi thông tin về vấn đề xâm hại
trẻ em.
Nhóm tài liệu nghiên cứu nội dung về vấn đề xâm hại trẻ em trên báo chí
Trong những năm gần đây, vấn đề xâm hại trẻ em trên báo chí được quan
tâm nhiều trong các công trình nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sỹ
với cách tiếp cận đa dạng và phong phú. Mỗi góc nhìn là một miếng ghép tạo ra bức
tranh tổng thể về vấn đề xâm hại trẻ em.
Trước hết, vấn đề xâm hại trẻ em trên báo chí được tiếp cận từ góc nhìn tổng
quan về quyền lợi của trẻ em theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em (1989) thông
qua luận văn: “Bảo vệ quyền trẻ em trên báo mạng điện tử hiện nay” của tác giả Vũ
Thanh Loan, luận văn thạc sỹ báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên Truyền năm
2015. Tác giả đã nghiên cứu 324 bài báo điện tử tiếp cận vấn đề từ góc độ bảo vệ
các quyền của trẻ em theo Công ước Quốc tế về quyền trẻ em: quyền được sống
còn, quyền được bảo vệ, quyền được tham gia, quyền được phát triển. Nghiên cứu
này được coi như hành lang pháp lý để đảm bảo quyền lợi của trẻ em theo tinh thần

chung của công ước quốc tế và pháp luật Việt Nam [14].
Từ góc nhìn pháp lý, nội dung về vấn đề xâm hại trẻ em trên báo chí được
nhiều tác giả đề cập trực tiếp vào các hành vi xâm hại trẻ em. Cụ thể như: Luận văn

13


“Báo chí với vấn đề phòng chống bạo lực trẻ em hiện nay”, tác giả Vũ Thị Thúy
Huyền, luận văn thạc sỹ báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên Truyền năm 2012 [12];
“Tuyên truyền phòng, chống mua bán phụ nữ và trẻ em trên báo in của lực lượng
công an nhân dân”của tác giả Đỗ Trần Quân, luận văn thạc sỹ báo chí, Học viện
Báo chí và Tuyên Truyền năm 2014 [22]; “ Đấu tranh phòng chống bạo lực gia
đình trên các ấn phẩm của báo phụ nữ” tác giả Nguyễn Ngọc Hạnh, Luận văn thạc
sỹ báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên Truyền năm 2015 [7]; “Báo in cơ quan lao
động, thương binh và xã hội với vấn đề phòng, chống bạo lực trẻ em (Khảo sát báo
Lao động, tạp chí Lao động và Xã hội, tạp chí Gia đình và Trẻ em, từ năm 20132015)” của tác giả Lương Minh Hiền, Luận văn thạc sỹ báo chí, Học viện Báo chí
và Tuyên Truyền năm 2016 [9]; “Thông điệp phòng chống xâm hại tình dục trẻ em
trên sóng FM 103.7 MHZ – Đài Phát thanh Quốc gia Lào” của tác giả
Monphaphone Khongphasith, Luận văn thạc sỹ báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên
Truyền năm 2019… [15].
Đặc biệt có hai tác phẩm truyền hình về vấn đề xâm hại trẻ em là : “ Vấn đề
buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới phía bắc trên sóng truyền hình” (Khảo sát
trên Kênh VTV1, ANTV và Đài PT-TH Lạng Sơn từ tháng 5/2014 đến tháng
5/2015), tác giả Đào Thị Hiền, luận văn thạc sỹ báo chí, trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn năm 2015. Luận văn nghiên cứu thực trạng của truyền hình về
vấn đề phổ biến pháp luật, làm rõ các thủ đoạn của đối tượng cũng như lời khuyên
để bà con nêu cao tinh thần cảnh giác trước tội phạm buôn bán người qua biên giới
[10]… Mới đây nhất là tác phẩm “Vấn đề phòng chống bạo lực, xâm hại tình dục
trẻ em trên truyền hình Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Việt Nam, Luận văn
thạc sỹ báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên Truyền năm 2019 [18]. Luận văn

nghiên cứu vấn đề phòng, chống xâm hại trẻ em từ góc độ truyền hình phản ánh các
hành vi xâm hại trẻ em…
Những liệt kê trên cho thấy, xâm hại trẻ em trên báo chí là vấn đề được nhiều
tác giả quan tâm và nghiên cứu trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn. Sự đa
dạng, phong phú của tài liệu tham khảo là vô cùng cần thiết và quý báu để tác giả có

14


thể hoàn thành luận văn của mình. Đây là điều kiện thuận lợi đồng thời cũng là áp
lực để tác giả phải tìm hướng đi mới cho luận văn của mình.
Trong quá trình nghiên cứu tài liệu, tác giả nhận thấy: Vấn đề xâm hại trẻ em
trên truyền hình Việt Nam nhìn từ góc độ trách nhiệm và chức năng còn là mảng
trống trong các công trình nghiên cứu. Vì vậy, tác giả sẽ chọn mảng trống này làm
hướng đi mới của luận văn. Tại luận văn, tác giả sẽ đi sâu phân tích 4 chức năng
chính của truyền hình trong công tác truyền thông về phòng, chống xâm hại trẻ em
giai đoạn từ tháng 1/2018 – 5/2019. Từ đó tìm ra các ưu, nhược điểm trên cơ sở so
sánh với điều kiện thực tế. Những đánh giá này sẽ là nền tảng để tác giả đề xuất
kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của truyền hình trong công tác đẩy lùi
nạn xâm hại trẻ em.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn xác định mục tiêu là nghiên cứu thực trạng nội dung thông tin, tuyên
truyền về vấn đề xâm hại trẻ em trên truyền hình Việt Nam hiện nay. Từ đó, chỉ ra
những thành công và hạn chế, đồng thời đề xuất giải pháp nhằm góp phần nâng cao
chất lượng chương trình để chương trình đạt hiệu quả truyền thông tốt nhất.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Luận văn có những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
Hệ thống hóa một số khái niệm có liên quan đến đề tài “Vấn đề xâm hại trẻ

em trên truyền hình Việt Nam hiện nay”. Vị trí, vai trò của truyền hình, trách nhiệm
xã hội của báo chí trong công tác tuyên truyền chống xâm hại trẻ em hiện nay.
Khảo sát nội dung thông tin về vấn đề xâm hại trẻ em trên truyền hình Việt
Nam hiện nay. Phân tích kết quả, đưa ra nhận xét về thành công, hạn chế của các
chương trình khi phát sóng tin, bài về vấn đề này.
Từ kết quả khảo sát, tác giả đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất
lượng, hiệu quả truyền thông của chương trình liên quan đến các vấn đề xâm hại trẻ
em trên truyền hình.

15


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Với tên đề tài “Vấn đề xâm hại trẻ em trên truyền hình Việt Nam hiện nay”,
tác giả xác định đối tượng nghiên cứu là: Vấn đề xâm hại trẻ em
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là 3 chương trình truyền hình có nội dung

4.2.

liên quan đến xâm hại trẻ em. Đó là:
-

“Chuyển động 24h”, phát sóng lúc 11h15 và 18h30 hàng ngày trên kênh VTV1, Đài

-

Truyền hình Việt Nam.

“Truyền hình Vì trẻ em” phát sóng 16h15 phút thứ 5 hàng tuần trên kênh VTV1,

-

Đài Truyền hình Việt Nam.
“Chào buổi tối” phát sóng lúc 18h hàng ngày trên kênh VTC 14, Đài Truyền hình
Kỹ thuật số VTC, Đài Tiếng nói Việt Nam.
Trong đó, tác giả tập trung khảo sát một số phương diện: Số lượng chương
trình, hình thức thể hiện, nội dung chuyển tải trong thời gian từ 01/2018 đến 5/2019
ở 3 chương trình truyền hình trên.
Có một số lý do để tác giả lựa chọn 3 chương trình trên làm phạm vi nghiên
cứu cho luận văn. Cụ thể như sau:

-

Đầu tiên, đây là 3 chương trình truyền hình có lượng khán giả đông đảo hiện nay so

-

với các chương trình truyền hình khác.
Thứ hai, 3 đơn vị truyền hình này có nhiều tác phẩm về vấn đề xâm hại trẻ em hơn
các chương trình khác. Điều kiện thuận lợi này cung cấp cho luận văn lượng tài liệu

-

dồi dào để nghiên cứu nội dung.
Thứ ba, tác giả lựa chọn 3 chương trình khác biệt nhau về tiêu chí như: bản tin gia
đình của kênh truyền hình chuyên biệt (Chào buổi tối – VTC 14), bản tin dân sinh
của kênh thời sự tổng hợp (Chuyển động 24h – VTV1) và chương trình chuyên biệt
về trẻ em (Truyền hình Vì Trẻ em – VTV1). Sự khác nhau này được luận văn phân

tích, so sánh để thấy được sự đóng góp tổng thể của truyền hình Việt Nam cũng như
các dấu ấn riêng của từng chương trình trong công tác truyền thông về vấn đề xâm
hại trẻ em. Đó sẽ là cơ sở để luận văn nghiên cứu tìm ra các giải pháp phù hợp
nhằm phát huy thế mạnh và hạn chế điểm yếu của từng chương trình trong mối liên

16


hệ chung nhằm đạt kết quả cao trong công tác truyền thông về phòng, chống xâm
hại trẻ em.
5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận
Luận văn vận dụng quan điểm, đường lối của Đảng, Pháp luật của Nhà nước
Việt Nam về trẻ em, bảo vệ quyền trẻ em trong bối cảnh hiện nay. Quan điểm này sẽ
là cơ sở pháp lý cho hoạt thông tin của truyền hình về vấn đề xâm hại trẻ em.
Luận văn sử dụng lý thuyết trách nhiệm xã hội của báo chí để làm rõ trách
nhiệm của nhà báo, phóng viên khi thông tin về vấn đề xâm hại trẻ em. Lý thuyết này
thể hiện rõ ở trách nhiệm thông tin có định hướng nhằm đẩy lùi nạn xâm hại trẻ em,
nhà báo không vụ lợi “giật title”, “câu view” trong các nội dung về xâm hại trẻ em.

17


Thiết lập các chương trình nghị sự là học thuyết hay và hiệu quả, thể hiện rõ
nhất thông điệp của các nhà truyền thông khi áp dụng trong các chương trình về
tuyên truyền phòng, chống xâm hại trẻ em. Bởi vậy, tác giả sử dụng học thuyết này
trong luận văn để thấy rõ mức độ, cường độ thông tin về vấn đề xâm hại trẻ em của
các đơn vị khảo sát trong quá trình phát sóng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trước hết, để có định hướng về phương pháp nghiên cứu sẽ áp dụng trong

luận văn, tác giả đã tham khảo tài liệu từ bài giảng môn học “Các Phương pháp
thiết kế và triển khai nghiên cứu truyền thông” do PGS.TS Mai Quỳnh Nam giảng
dạy [17]. Ngoài ra tài liệu “Phương pháp nghiên cứu xã hội học” của nhóm tác giả
Phạm Văn Quyết - Nguyễn Quý Thanh cũng giúp ích cho tác giả trong việc chọn
lựa phương pháp này [32]. Sau khi tham khảo tài liệu, tác giả đã chọn được một số
phương pháp nghiên cứu phù hợp với đề tài “Vấn đề xâm hại trẻ em trên truyền
hình Việt Nam hiện nay”. Các phương pháp bao gồm:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả dùng để tra cứu, tổng hợp, phân
tích những tài liệu liên quan đến đề tài nhằm tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề,
tránh trùng lặp với các công trình đã nghiên cứu trước đó. Đồng thời phân tích làm
rõ đặc điểm của các chương trình, sau đó rút ra dữ liệu để đối chiếu, so sánh.
Phương pháp phân tích nội dung: Tác giả sử dụng thao tác mô tả, phân tích,
so sánh, đánh giá nội dung và hình thức các tác phẩm đã phát sóng trên “Chào buổi
tối”, Chuyển động 24h” và Truyền hình Vì trẻ em” về vấn đề xâm hại trẻ em. Từ đó
đưa ra kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông.
Để phương pháp phân tích nội dung đạt hiệu quả, tác giả đã xây dựng bảng
mã phân tích nội dung các chương trình có nội dung liên quan về vấn đề xâm hại trẻ
em phát sóng trên 3 nguồn khảo sát. Cụ thể là tác giả đã liệt kê tên tác phẩm, thời
lượng, thể loại... trong phần mềm excel (tạm gọi là bảng code book), sau đó tác giả
tiến hành mã hóa các tác phẩm này theo đặc điểm của 4 loại hình xâm hại trẻ em và
một số đặc điểm nhỏ hơn. Kết quả là tác giả thu được 1540 tác phẩm về vấn đề xâm
hại trẻ em cùng với nhiều đặc điểm mã hóa. Kết quả này là cơ sở vững chắc, hỗ trợ
tác giả lập luận, chứng minh khi thực hiện luận văn.

18


Phương pháp nghiên cứu trường hợp (Case study): Tác giả sử dụng một số
trường hợp xâm hại trẻ em điển hình nhằm chứng minh, diễn giải cho một số lập luận
hoặc nhận định trong quá trình phân tích luận văn. Chẳng hạn: Trường hợp ông Đinh

Bằng My, nguyên hiệu trưởng trường THPTDT nội trú THCS Thanh Sơn, Phú Thọ
dâm ô nhiều nam sinh trong nhiều năm được tác giả dùng để phân tích kỹ năng tác
nghiệp truyền hình. Hay trường hợp ông Nguyễn Hữu Linh, nguyên Viện phó
VKSND thành phố Đà Nẵng dâm ô bé gái 4 tuổi trong thang máy được dùng để diễn
giải cho quá trình tạo lập và phản ánh dư luận trên truyền hình Việt Nam hiện nay...
Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp phỏng vấn sâu được tác giả tiến hành với một số nhóm khách
mời sau:
-

Nhóm chuyên gia: Tác giả phỏng vấn sâu các chuyên gia ở lĩnh vực bảo vệ chăm sóc
trẻ em, chuyên gia về lĩnh vực báo chí viết về các vấn đề xã hội, viết về trẻ em nhằm
đánh giá hiệu quả của truyền hình Việt Nam về vấn đề xâm hại trẻ em so với tình

-

hình thực tế. Gợi ý giải pháp để truyền hình làm tốt hơn trong thời gian tới.
Nhóm lãnh đạo các cơ quan báo chí truyền hình: Nội dung phỏng vấn đề cập đến
những đóng góp và đường hướng phát triển của các đơn vị về công tác phòng,
chống xâm hại trẻ em. Đồng thời tác giả khai thác những câu hỏi liên quan đến nội
dung tác phẩm nhằm bổ trợ cho quá trình phân tích, nhận định chương trình được

-

chính xác hơn.
Nhóm các nhà báo, phóng viên, biên tập: Câu hỏi dành cho nhóm khách mời này đề
cập đến kỹ năng tác nghiệp của đội ngũ sản xuất chương trình về vấn đề xâm hại trẻ
em. Từ khâu tìm đề tài, tiếp cận nhân vật đến việc ghi hình, tái hiện bối cảnh, sử
dụng thủ pháp nghệ thuật trong quá trình tác nghiệp truyền hình…
Tác giả đánh giá những phương pháp này cần thiết và phù hợp với luận văn.

Đây là những phương pháp mang lại nhiều giá trị cho luận văn về tính khách quan,
sinh động cũng như giúp tác giả có những nhận định chuẩn xác hơn về nội dung

nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận

19


Đề tài góp phần hệ thống hóa, làm rõ hơn một số vấn đề lý luận liên quan
đến trẻ em, quyền của trẻ em, bảo vệ trẻ em trước nguy cơ bị xâm hại nhìn từ góc
nhìn báo chí học.
Bên cạnh đó, đề tài cũng góp phần làm sáng tỏ thêm vai trò của việc thông
tin về vấn đề xâm hại trẻ em trên truyền hình. Trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp của
nhà báo khi đưa tin về trẻ em bị xâm hại.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài là kết quả thu được từ quá trình khảo sát các
chương trình truyền hình về vấn đề xâm hại trẻ em. Đó là những đánh giá về thành
công, hạn chế và các kiến nghị về giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả
tuyên truyền của các chương trình truyền hình tại “Chào buổi tối”, “Chuyển động
24h” và “Truyền hình Vì trẻ em”.
Tác giả mong rằng, luận văn sẽ hữu dụng đối với sinh viên chuyên ngành
truyền hình nói riêng, sinh viên báo chí nói chung và cho những ai quan tâm.
7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo, phụ lục, nội dung chính
của luận văn được trình bày trong 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề xâm hại trẻ em trên truyền hình.
Chương 2: Thực trạng về vấn đề xâm hại trẻ em trên truyền hình Việt Nam

Chương 3: Những kiến nghị, khuyến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả,
chất lượng chương trình về vấn đề xâm hại trẻ em hiện nay.

20


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ XÂM
HẠI TRẺ EM TRÊN TRUYỀN HÌNH
1 Vấn đề xâm hại trẻ em trong xã hội hiện đại
1 Một số khái niệm cơ bản về vấn đề xâm hại trẻ em trên
truyền hình
Với mục đích tạo cơ sở vững chắc cho việc nhận diện vấn đề nghiên cứu,
luận văn trình bày, tổng hợp một số khái niệm có liên quan đến đề tài. Cụ thể là các
khái niệm dưới đây:
-

Vấn đề
Thuật ngữ “Vấn đề” được tác giả Phạm Xuân Thành định nghĩa trong Đại từ điển
Tiếng Việt năm 1999 là: “Điều cần phải được nghiên cứu, giải quyết” [36, tr. 1802].

-

Trẻ em
Tại Việt Nam, quy định pháp lý về trẻ em xuất hiện ở nhiều Bộ luật như:
Luật hình sự (2015), Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em (2004)... và một số quy định
bổ sung khác. Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn này, tác giả dẫn chứng khái niệm
liên quan đến trẻ em ở Luật Trẻ em (2016). Cụ thể, tại điều 1, Luật Trẻ em năm
2016 quy định: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”. [31, tr. 1].
Qua quá trình nghiên cứu, tham khảo các tài liệu về trẻ em, tác giả mạo muội
tổng hợp lại khái niệm về trẻ em theo quan điểm cá nhân để sử dụng trong phạm vi

luận văn này. Đó là: “Trẻ em là những người từ 0 đến 16 tuổi. Đây là độ tuổi chưa
trưởng thành về tâm sinh lý, dễ bị tổn thương. Trẻ em cần được bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục”.
Như vậy, nếu căn cứ vào độ tuổi thì trong quá trình khảo sát, phân tích luận
văn, tác giả sẽ sử dụng một số từ ngữ đồng nghĩa với từ “trẻ em” như: Trẻ sơ sinh,
con mới đẻ, em bé, bé trai, bé gái, nam sinh, nữ sinh, cháu bé,...
- Xâm hại trẻ em
Vấn đề xâm hại trẻ em không còn mới đối với các nước trên thế giới đặc biệt
là những nước đang phát triển. Thuật ngữ “Xâm hại trẻ em” cũng chỉ mang tính

21


tương đối bởi cùng chỉ sự việc trẻ em bị xâm hại nhưng lại có nhiều thuật ngữ khác
nhau.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trong Báo cáo về Bạo lực và Sức khoẻ Thế giới
năm 2002 định nghĩa “Xâm hại trẻ em” là: “Tất cả các hình thức ngược đãi về tình
cảm, thân thể, tình dục, sao nhãng hoặc đối xử lơ đãng, hay bóc lột vì mục đích
thương mại hoặc các bóc lột khác dẫn đến nguy hại hoặc nguy cơ về sức khoẻ, sự
sống còn, phát triển hoặc nhân cách của trẻ trong bối cảnh của mối quan hệ hoặc
trách nhiệm, sự tin cậy hoặc quyền lực" [46, tr. 59].
Luật Trẻ em của Việt Nam năm 2016 giải thích: “Xâm hại trẻ em là hành vi
gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các
hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các
hình thức gây tổn hại khác” [31, tr. 2].
Như vậy, tất cả các định nghĩa trên đều chỉ ra rằng “xâm hại trẻ em” là tất cả
những hành vi dẫn đến nguy cơ hoặc hành vi thực sự gây hại cho trẻ em về sức
khỏe, tính mạng, môi trường phát triển hoặc nhân cách của trẻ. Những người xâm
hại trẻ em có thể là người thân, người quen đủ để các em tin tưởng, tin cậy hoặc
những người có quyền lực khiến trẻ em sợ hãi. Tác giả sẽ sử dụng cách hiểu này để

nhận diện hành vi xâm hại trong các chương trình khảo sát và sử dụng một số thuật
ngữ có cùng tính chất để sử dụng trong luận văn như: bạo hành, bạo lực, lạm dụng,
-

ngược đãi...
Phân loại các hành vi xâm hại trẻ em
Phân loại hình thức xâm hại trẻ em là thao tác liệt kê các hành vi xâm hại và
xếp vào các nhóm có đặc điểm tương đồng về hành vi hoặc vị trí tổn thương của trẻ.
Mục đích của phân loại hình thức xâm hại phục vụ cho quá trình khảo sát được
thuận lợi và trình bày kết quả trong luận văn được gọn và rõ ràng hơn.
Thông thường, các loại hình xâm hại trẻ em thường gắn liền với hành vi xâm
hại. Theo quy định của Luật Trẻ em, 2016 thì các hành vi xâm hại gồm: “... bạo
lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây

22


tổn hại khác” [31, tr. 2]. Cách chia này rất cụ thể, chi tiết và rõ ràng theo từng hành
vi tuy nhiên, nếu sử dụng tất cả các hành vi này vào luận văn thì rườm rà.
Cũng biểu đạt tổn thương của trẻ em qua các hành vi xâm hại, WHO phân
loại xâm hại trẻ em thành 4 loại: Xâm hại thể chất, xâm hại tinh thần, xâm hại tình
dục và bỏ bê xao nhãng... [46, tr. 60]. Tác giả nhận thấy cách phân chia này hợp lý
bởi vì cách phân loại này đảm bảo tính khoa học, bao quát hành vi xâm hại và thuận
lợi trong quá trình khảo sát, trình bày luận văn. Vì vậy, tác giả lựa chọn cách phân
chia xâm hại trẻ em theo 4 loại hình xâm hại ở luận văn này.
Xét về hành vi, vấn đề xâm hại trẻ em ở luận văn này chia thành 4 loại hình
xâm hại: Xâm hại thể chất, xâm hại tinh thần, xâm hại tình dục và bỏ bê, xao
nhãng.Cách chia này chỉ mang tính chất tương đối vì một trẻ em có thể chịu đa xâm
hại song luận văn vẫn cần thiết phải chia để thuận lợi cho việc so sánh. Trẻ em bị đa
xâm hại sẽ được tính theo loại hình xâm hại để lại tổn thương nặng nề nhất.

Xâm hại thể chất (Physical abuse): được định nghĩa là những hành vi có khả
năng gây thương tổn hoặc thực sự gây tổn thương thể chất cho trẻ em. Điều này
bao gồm: đánh, đập, đá, lắc, cắn, bóp cổ, bỏng, đốt, ngộ độc và nghẹt thở…
Xâm hại tinh thần (emotional abuse) là người chăm sóc không cung cấp cho
trẻ môi trường sống lành mạnh, phù hợp. Xâm hại tinh thần còn bao gồm các hành
vi gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tình cảm và sự phát triển của một đứa trẻ như: hạn
chế di chuyển, xúc phạm danh dự, nhạo báng, hăm dọa, phân biệt đối xử , từ chối
yêu thương và các hình thức ngược đãi phi thể chất khác.
Xâm hại tình dục (Sexual abuse) là sự tham gia của một đứa trẻ vào hoạt
động tình dục mà đứa trẻ đó không có ý thức đầy đủ, không có khả năng đưa ra sự
chấp thuận tham gia, hoặc hoạt động tình dục mà đứa trẻ đó chưa đủ phát triển cả về
mặt tâm sinh lý để tham gia và không thể chấp thuận tham gia, hoặc hoạt động tình
dục trái với các quy định của pháp luật hoặc các thuần phong mĩ tục của xã hội.
Khái niệm “Xao nhãng, bỏ bê” (Neglect) đề cập đến sự thiếu hụt trong việc
đáp ứng nhu cầu cơ bản của trẻ. Nó diễn ra ở một hoặc nhiều lĩnh vực sau: Giám sát,
vật lý, y tế, phát triển cảm xúc, giáo dục, từ bỏ [46, tr. 60].

23


Bốn loại hình xâm hại trên đều xảy ra ở Việt Nam và tác giả sử dụng cách
phân loại này vào chương 2, phân tích thực trạng các loại hình xâm hại trẻ em trên
truyền hình Việt Nam.
Tác giả đã trình bày một số khái niệm liên quan đến vấn đề xâm hại trẻ em:
Trẻ em, xâm hại trẻ em, loại hình xâm hại trẻ em. Từ các khái niệm trên, tác giả nhận
diện về vấn đề xâm hại trẻ em là : Tất cả những hành vi có nguy cơ gây tổn thương
và hành vi gây tổn thương thực sự cho người dưới 16 tuổi ở cả 4 loại hình: Xâm hại
thể chất, xâm hại tinh thần, xâm hại tình dục và bỏ bê, xao nhãng được gọi là xâm
hại trẻ em trong phạm vi luận văn này. Mức độ tổn thương và quy định về hành vi
gây tổn thương được xét theo Luật Trẻ em của Việt Nam (2016) hoặc luật của quốc

gia mà Việt Nam khai thác thông tin sự việc về xâm hại trẻ em ở quốc gia đó.
-

Truyền hình
Mở đầu tác phẩm Giáo trình truyền hình, tác giả Dương Xuân Sơn cho rằng :
“Truyền hình là một loại truyền thông đại chúng, chuyển tải thông tin bằng hình ảnh
và âm thanh về một vật thể hoặc một cảnh đi xa bằng sóng vô tuyến điện” [34, tr. 9]

-

Chương trình truyền hình
Tác giả Tạ Ngọc Tấn trong cuốn “Giáo trình Truyền thông đại chúng” khẳng
định: “Thuật ngữ chương trình truyền hình thường được sử dụng trong hai trường
hợp. Trường hợp thứ nhất, người ta dùng chương trình truyền hình để chỉ toàn bộ
nội dung thông tin phát đi trong ngày, trong tuần hay trong tháng của mỗi kênh
truyền hình hay của cả đài truyền hình. Trường hợp thứ hai, chương trình truyền
hình dùng để chỉ một hay nhiều tác phẩm hoàn chỉnh hoặc kết hợp với một số thông
tin tài liệu khác được tổ chức theo một chủ đề cụ thể với hình thức tương đối nhất
quán, thời lượng ổn định và được phát đi theo định kỳ [35, tr. 142].
Tại luận văn này, tác giả sử dụng thuật ngữ “Chương trình truyền hình” với
cả 2 hàm nghĩa. Thứ nhất, chương trình truyền hình dùng để chỉ toàn bộ nội dung
phát sóng đó là: Chương trình bản tin Chuyển động 24h, chương trình bản tin Chào
buổi tối và chương trình chuyên đề Truyền hình Vì trẻ em. Thứ hai, chương trình
truyền hình được hiểu như một tác phẩm báo chí truyền hình hoàn chỉnh, riêng biệt.

24


-


Tác phẩm báo chí truyền hình
Điều 3, Luật báo chí 2016 quy định: “Tác phẩm báo chí là đơn vị cấu thành
nhỏ nhất của sản phẩm báo chí, có nội dung độc lập và cấu tạo hoàn chỉnh, gồm
tin, bài được thể hiện bằng chữ viết, âm thanh hoặc hình ảnh.” [28].
Căn cứ từ khái niệm trên, tác giả nhận định tác phẩm truyền hình là đơn vị
nhỏ nhất cấu thành tổng thể nội dung thông tin trong một chương trình truyền hình
.Tác phẩm truyền hình có nội dung độc lập và cấu tạo hoàn chỉnh, được thể hiện
bằng âm thanh và hình ảnh.
Như vậy, các khái niệm trên đã chỉ ra những yếu tố cốt lõi mà tên đề tài luận
văn thể hiện. Bản chất của đề tài “Vấn đề xâm hại trẻ em trên truyền hình Việt Nam
hiện nay” là nghiên cứu thực trạng thông tin của truyền hình Việt Nam về vấn đề
xâm hại trẻ em. Cụ thể hơn là luận văn chọn các tác phẩm truyền hình có nội dung
liên quan đến các hành vi xâm hại trẻ em làm đối tượng khảo sát.
1.1.1. Vấn đề xâm hại trẻ em ở Việt Nam hiện nay
Thể hiện khái quát vấn đề xâm hại trẻ em trên thực tế là việc làm cần thiết và
quan trọng trong luận văn này. Bởi vì bối cảnh xâm hại trẻ em trong thực tế không
chỉ là cơ sở để truyền hình phản ánh mà còn là hệ quy chiếu đánh giá kết quả của
truyền hình trong nỗ lực truyền thông phòng, chống xâm hại trẻ em. Nội dung này,
tác giả đề cập đến tình hình xâm hại trẻ em, hậu quả và nguyên nhân của các sự việc
xâm hại trẻ em.
Trong những năm gần đây, xâm hại trẻ em không chỉ gia tăng về số vụ việc, số
nạn nhân mà còn gia tăng về tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi. Có những vụ án
vi phạm nghiêm trọng giá trị đạo đức, khó có thể chấp nhận được ở xã hội ngày nay.
Số lượng sự việc xâm hại trẻ em luôn ở mức cao
Hơn 10 năm (2006 – 2018), Việt Nam có 23.400 trẻ em bị xâm hại theo
thống kê từ những vụ việc bị phát hiện. Mỗi năm, Việt Nam có gần 2 nghìn trẻ em

25



×