Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Đánh giá hiệu quả truyền thông về phòng và phát hiện sớm bệnh ung thư vú ở một số doanh nghiệp tại hà nội và thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (971.13 KB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ HỘI

ĐỖ QUANG TUYỂN

TỔNG QUAN CÁC CAN THIỆP
TRUYỀN THÔNG THAY ĐỔI HÀNH VI
HƯỚNG TỚI PHÒNG VÀ PHÁT HIỆN
SỚM BỆNH UNG THƯ VÚ

TIỂU LUẬN TỔNG QUAN

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ HỘI

ĐỖ QUANG TUYỂN

TỔNG QUAN CÁC CAN THIỆP
TRUYỀN THÔNG THAY ĐỔI HÀNH VI
HƯỚNG TỚI PHÒNG VÀ PHÁT HIỆN
SỚM BỆNH UNG THƯ VÚ
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trần Thị Thanh Hương


2. GS.TS. Trương Việt Dũng
Cho đề tài:
“Đánh giá hiệu quả truyền thông về phòng và phát
hiện sớm bệnh ung thư vú ở một số doanh nghiệp
tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh”
Chuyên ngành : Y tế công cộng
Mã số
: 62720301
TIỂU LUẬN TỔNG QUAN

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình hoàn thành tiểu luận này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
tận tình của các Thầy Cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.Trần
Thị Thanh Hương và GS.TS. Trương Việt Dũng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và
động viên tôi hoàn thành tiểu luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Bộ môn Điều dưỡng, các
thầy cô giáo trường Đại học Thăng Long đã có nhiều công sức đào tạo, giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Sau cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân
trong gia đình, những người bạn thân thiết đã cùng tôi chia sẻ những khó
khăn và giành cho tôi những tình cảm, sự chăm sóc quý báu trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành tiểu luận này.

Hà Nội, tháng 10 năm 2018



THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

KVLS

Khám vú lâm sàng

TĐHV

Thay đổi hành vi

TKV

Tự khám vú

UTV

Ung thư vú


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................1
PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN TIỂU LUẬN TỔNG QUAN..............................3
1. Nguồn dữ liệu thông tin..........................................................................................................3
2. Thời gian đăng tải nguồn dữ liệu...........................................................................................3
3. Phương pháp tìm kiếm............................................................................................................3
4. Phương pháp tổng hợp và phân tích......................................................................................4

NỘI DUNG...............................................................................................................5

I. Phòng và phát hiện hiện sớm bệnh ung thư vú......................................................................5
1.1. Định nghĩa bệnh ung thư vú..............................................................................................................5
1.2. Đặc điểm dịch tễ học.........................................................................................................................5
1.3. Các yếu tố nguy cơ mắc ung thư vú..................................................................................................7
1.4. Khả năng phòng ngừa ung thư vú.....................................................................................................9
1.5. Phát hiện sớm bệnh ung thư vú.......................................................................................................10
1.5.1. Tự khám vú......................................................................................................................... 10
1.5.2. Khám vú lâm sàng tại cơ sở y tế chuyên khoa.....................................................................12
1.5.3. Chụp X-Quang tuyến vú...................................................................................................... 12
1.6. Các triệu chứng báo động của ung thư vú......................................................................................13

II. Các yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành sàng lọc phát hiện sớm bệnh ung thư vú
14
III. Truyền thông thay đổi hành vi trong phòng và phát hiện sớm UTV.................................15
3.1. Khái niệm truyền thông...................................................................................................................15
3.2. Quá trình truyền thông....................................................................................................................16
3.3. Truyền thông thay đổi hành vi.........................................................................................................18
3.4. Mô hình lý thuyết về truyền thông thay đổi hành vi về phòng chống ung thư vú...........................18
3.5. Những khó khăn/rào cản trong quá trình thay đổi hành vi phòng và phát hiện sớm ung thư vú.. .22
3.6. Các phương pháp truyền thông giáo dục sức khỏe trong phòng và phát hiện sớm UTV................23
3.6.1. Các phương pháp truyền thông trực tiếp............................................................................23
3.6.2. Các phương pháp truyền thông gián tiếp............................................................................24

IV. Tổng hợp các nghiên cứu can thiệp truyền thông thay đổi hành vi phòng và phát hiện
sớm bệnh sớm ung thư vú...................................................................................................26
4.1. Trên thế giới....................................................................................................................................26
4.1.1. Các can thiệp tập huấn và huấn luyện theo nhóm...............................................................27


4.1.2. Các can thiệp dựa vào cá nhân........................................................................................... 41

4.1.3. Can thiệp dựa vào cộng đồng............................................................................................. 43
4.1.4. Các can thiệp dựa vào kỹ thuật truyền thông đa phương tiện và tiếp thị xã hội..................46
4.2. Tại Việt Nam....................................................................................................................................48
4.2.1. Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến phòng và phát hiện sớm UTV...........48
4.2.2. Các chương trình can thiệp truyền thông phòng và phát hiện sớm UTV..............................53

KẾT LUẬN............................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................1


DANH MỤC BẢNG, HÌNH
...................................................................................................................................... 6
Bảng 1: Dịch tễ học ung thư vú: tóm tắt các yếu tố nguy cơ [20]....................................7
Hình 1: Đứng thẳng người, xuôi hai tay và nhìn vào ngực ở trong gương.....................11
Hình 2: Hai cánh tay giang rộng, bàn tay để sau đầu.....................................................11
Hình 3: Nằm ngửa trên giường, đặt khăn gấp trên giường hay gối mỏng sau vai trái....11
Hình 4: Di chuyển lên vùng nách tới hõm nách.............................................................12
Hình 5: Dùng ngón tay cái và ngón trỏ nắn nhẹ đầu vú.................................................12
Hình 6: Chụp Xquang tuyến vú..................................................................................... 13
Hình 7: Các biểu hiện bất thường.................................................................................14
Hình 8: Khung lý thuyết các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành sàng lọc phát
hiện sớm UTV.............................................................................................................. 15
Hình 9: Sơ đồ quá trình truyền thông...........................................................................16
Hình 10: Khung lý thuyết về truyền thông TĐHV trong phòng và phát hiện sớm UTV. . .22


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư vú (UTV) là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ cả ở các nước phát

triển và các nước đang phát triển. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO),
ước tính năm 2018 trên toàn thế giới sẽ có khoảng 2,1 triệu ca mới mắc, chiếm
11,6% tổng số các loại ung thư. UTV cũng đứng thứ 5 trong tổng số các loại ung thư
gây tử vong (627.000 ca tử vong) chiếm 6,6% trong tổng số tử vong các loại ung thư.
Tỷ lệ mắc ung thư vú cao nhất ở Úc/New Zealand (94,2/100.000), Bắc Âu (Vương
quốc Anh, Thụy Điển, Phần Lan và Đan Mạch), Tây Âu (Bỉ có tỷ lệ toàn cầu cao
nhất là 92,6/100.000, Hà Lan và Pháp), Nam Âu (Ý) và Bắc Mỹ [1]. Tại Việt nam,
theo số liệu ghi nhận ung thư năm 2010, UTV đứng hàng đầu ở nữ giới với tỷ lệ
mắc chuẩn theo tuổi trung bình trong cả nước là 29,9/100.000 dân. Ước tính năm
2020, con số này là 38,1/100.000. Đây thực sự là một gánh nặng cho bản thân người
bệnh, gia đình bệnh nhân và toàn xã hội [2], [3].
Với sự tiến bộ của các giải pháp điều trị, ung thư vú là một trong những bệnh
ung thư có thể điều trị được nếu như bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn sớm [ 4],
[5] [6]. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy việc tầm soát và phát
hiện càng sớm sẽ giúp điều trị bệnh càng đơn giản, hiệu quả điều trị càng cao, chi phí
điều trị càng thấp [4], [6]. Tuy nhiên phần lớn ung thư vú ở Việt Nam được chẩn
đoán và nhập viện khi đã muộn, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu hiểu biết và kỹ
năng về phòng và phát hiện sớm UTV [6], [7], [8]. Vì vậy, công tác truyền thông
giáo dục sức khỏe hướng tới thay đổi hành vi phòng và phát hiện sớm ung thư vú
cho phụ nữ là một trong những hoạt động quan trọng cần được các cấp, các ngành
và toàn thể cộng đồng quan tâm đúng mức [9]. Theo Eucharia và cộng sự (2018)
cho thấy rằng các phương tiện truyền thông đóng một vai trò quan trọng trong việc
cung cấp kiến thức liên quan đến các vấn đề sức khỏe của cộng đồng [10].Chính vì
vậy các phương tiện truyền thông cần được tăng cường để giúp phụ nữ hiểu biết các
biện pháp phòng ngừa và phương pháp phát hiện sớm và điều trị ung thư vú [11].


2

Hiện nay trên thế giới có nhiều nghiên cứu về các chương trình can thiệp truyền

thông phòng và phát hiện sớm ung thư vú tập trung chủ yếu vào loại hình can thiệp:
các can thiệp tập huấn và huấn luyện theo nhóm (các can thiệp sử dụng video, hình
ảnh và âm thanh -hình ảnh, can thiệp sử dụng yếu tố văn hóa và tôn giáo, can thiệp
dựa vào mô hình giáo dục sức khỏe), can thiệp cá nhân (gọi điện và sử dụng trang
web), can thiệp dựa vào cộng đồng và can thiệp dựa vào các kỹ thuật truyền thông
đa phương tiện, tiếp thị xã hội [12]. Tuy nhiên các nghiên cứu này tập trung chủ yếu
vào những bệnh nhân đã bị ung thư [13], [14], cải thiện sự lo lắng của họ [15], [16],
[17], [18], [19] và ít nghiên cứu dành cho phụ nữ khỏe mạnh, đối tượng cần được
nâng cao sức khỏe phòng và phát hiện sớm bệnh ung thư vú như: thực hành tự khám
vú, khám lâm sàng vú, chụp X-quang tuyến vú ngay từ đầu. Chính vì vậy chúng tôi
tiến hành tiểu luận tổng quan này với 2 mục tiêu chính sau:

1. Tổng hợp các nghiên cứu về can thiệp truyền thông phòng và phát hiện
sớm ung thư vú trên thế giới.

2. Tổng hợp các nghiên cứu về can thiệp truyền thông phòng và phát hiện
sớm ung thư vú tại Việt Nam.


3

PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN TIỂU LUẬN TỔNG QUAN
1. Nguồn dữ liệu thông tin
- Các bài báo khoa học trong các tạp chí trong nước và quốc tế
- Các thống kê số liệu trên các website của các tổ chức trong nước và quốc tế.
2. Thời gian đăng tải nguồn dữ liệu
Các bằng chứng và thông tin được tổng hợp từ những bài báo, các nghiên
cứu được đăng tải trong vòng 10 năm trở lại đây, từ 2008 đến 2018.
3. Phương pháp tìm kiếm
Đối với phương pháp tìm kiếm trực tuyến, nghiên cứu sinh sử dụng chủ yếu

là cơ sở dữ liệu Hinary, Pubmed/MEDLINE và Web of Science để tìm kiếm các bài
báo quốc tế và sử dụng bộ máy tìm kiếm Google để tìm các tài liệu và các báo cáo
liên quan đến nội dung “Hiệu quả của các chương trình can thiệp truyền thông/giáo
dục sức khỏe về phòng và phát hiện sớm ung thư vú”.
Các từ khóa tiếng Việt được sử dụng bao gồm: “sàng lọc ung thư vú”, “tự
khám vú”, “truyền thông ung thư vú”
Các từ khóa tiếng Anh được sử dụng bao gồm: “Health education program”,
“preventive measures”, “Breast cancer screening”, “Health bilief model”,
“Intervention testing”, behavior change”.
Trong quá trình tìm kiếm, các tài liệu được lựa chọn dựa trên tiêu đề và bản
tóm tắt nghiên cứu.
Tìm kiếm thủ công được thực hiện tại Thư viện Quốc gia Việt Nam và thư
viện của một số trường Đại học và Viện nghiên cứu, bao gồm Thư viện Trường Đại
học Y Hà Nội, Thư viện Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Thư viện
Trường Đại học Y tế công cộng.


4

4. Phương pháp tổng hợp và phân tích
Trong tiểu luận tổng quan này đã tổng hợp được 28 bài báo trên thế giới liên
quan đến các can thiệp truyền thông thay đổi hành vi hướng tới phòng và phát hiện
sớm bệnh UTV. Dựa vào các kết quả tổng hợp được từ các nghiên cứu trên chúng
tôi chia làm 04 nhóm mô hình can thiệp: can thiệp dựa mô hình tập huấn và huấn
luyện theo nhóm (Các can thiệp sử dụng video, hình ảnh và âm thanh -hình ảnh; can
thiệp sử dụng yếu tố văn hóa và tôn giáo; Các can thiệp dựa vào mô hình giáo dục
sức khỏe), can thiệp cá nhân (gọi điện và gửi các thông điệp truyền thông), can
thiệp dựa vào cộng đồng, can thiệp dựa vào kỹ thuật truyền thông đa phương tiện
và tiếp thị xã hội. Tại Việt Nam, hầu như không có các nghiên cứu về các can thiệp
truyền thông phòng và phát hiện sớm bệnh UTV. Do đó, chúng tôi chỉ tổng hợp được

một nghiên cứu điều tra ban đầu về kiến thức và thực hành phòng bệnh UTV (8 bài
báo) và một số các chương trình/dự án truyền thông phòng và phát hiện sớm UTV.


5

NỘI DUNG
I. Phòng và phát hiện hiện sớm bệnh ung thư vú
1.1. Định nghĩa bệnh ung thư vú
Ung thư vú (UTV) là tình trạng khối u ác tính phát triển ở các tế bào vú. Khối
u ác tính là tập hợp các tế bào ung thư có thể sinh sôi rất nhanh ở các mô xung
quanh, hoặc có thể lan ra (di căn) các bộ phận khác trong cơ thể. Ung thư vú có thể
xảy ra ở cả nam và nữ, nhưng phổ biến hơn ở phụ nữ [6], [7], [8].
1.2. Đặc điểm dịch tễ học
UTV là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ cả ở các nước phát triển và các nước
đang phát triển. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính năm 2018
trên thế giới sẽ có khoảng 2,1 triệu ca mới mắc, chiếm 11,6% tổng số các loại ung
thư. UTV cũng đứng thứ 5 trong tổng số các loại ung thư gây tử vong (627.000 ca tử
vong) chiếm 6,6% tổng số tử vong các loại ung thư. Tỷ lệ mắc ung thư vú cao nhất ở
Úc/New Zealand (94,2/100.000), Bắc Âu (Vương quốc Anh, Thụy Điển, Phần Lan
và Đan Mạch), Tây Âu (Bỉ có tỷ lệ toàn cầu cao nhất là 92,6/100.000, Hà Lan và
Pháp), Nam Âu (Ý), và Bắc Mỹ. Xét về tỷ lệ tử vong, tỷ lệ ung thư vú cho thấy có
sự thay đổi ít hơn, với tỷ lệ tử vong cao nhất được ước tính ở Melanesia trong đó
khu vực Fiji có tỷ lệ tử vong cao nhất trên toàn thế giới (25,5/100.000) (Globocan
2018) [20].


6

Nguồn: Globocan 2018 (WHO)

Biểu đồ 1: Tỷ lệ tử vong và mắc chuẩn theo tuổi của ung thư vú ở nữ giới năm 2018
Tỷ lệ mắc UTV có sự khác biệt giữa các châu lục, trong đó tỷ lệ mới mắc ở
khu vực Úc/New Zeland là 94,2/100.000 người, cao gấp hơn 3 lần ở các khu vực
Trung Phi (29,9/100.000) và Trung Nam Á là 25,9/100.000 người [1].
Tại Việt Nam, UTV là bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ. Theo số liệu ghi nhận
ung thư năm 2010, UTV đứng hàng đầu ở nữ giới với tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi trung
bình trong cả nước là 29,9/100.000 dân. Nơi có tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi cao nhất là
Hà Nội với tỷ lệ trung bình là 146,9/100.000 dân, tại Thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ
trung bình là 131,5/100.000. Ước tính năm 2020, con số này là 38,1/100.000 [2].


7

1.3. Các yếu tố nguy cơ mắc ung thư vú
Bảng 1: Dịch tễ học ung thư vú: tóm tắt các yếu tố nguy cơ [20]
Các yểu tố nguy cơ
Các yếu tố nguy cơ được xác nhận rõ ràng
Tiền sử gia đình mắc ung thư vú (mối quan hệ cận huyết)
Cân nặng
Bệnh vú lành tính
Mật độ vú dày đặc (mammographically dense breast)
Tuổi sinh con lần đầu trên 30 tuổi so với 20 tuổi
Tuổi mạn kinh trên 54 tuổi so với 45 tuổi
Hàm lượng estrogen nội sinh cao
Hàm lượng androgen nội sinh cao
Tiếp xúc với tia phóng xạ
Có kinh nguyệt lúc 12 tuổi so với 14 tuổi
Chỉ số khối cơ thể cao (sau mạn mãn kinh)
sử dụng hormone sau mãn kinh
Uống rượu

Thuốc Tamoxifen
Chỉ số khối cơ thể cao (tiền mãn kinh)
Các yếu tố nguy cơ có thể tồn tại (Dựa trên các dữ liệu nghiên cứu)
Nguy cơ mắc ung thư tử cung
Tiền sử thời trẻ béo phì
Hoạt động thể lực
Sử dụng biện pháp tránh thai đường uống hiện tại
Cho con bú (trong thời gian dài)
Folate
Carotenoid /rau quả giàu carotenoid
Chất xơ
Nồng độ Prolactin nội sinh cao (sau mãn kinh)
Nồng độ Insullin nội sinh cao (sau mãn kinh)
Nồng độ Insulin trong huyết tương tăng cao
Các yếu tố nguy cơ yếu (Dựa trên các dữ liệu)
Tổng lượng chất béo ăn vào lúc trưởng thành
Sử dụng biện pháp tránh thai đường uống trước đây
Sẩy thai hoặc nạo hút thai
Hút thuốc lá (hút thuốc lá sớm nhiều mỗi ngày)
Các yếu tố nguy cơ: chưa rõ ràng hoặc thiếu cơ sở nghiên cứu
Hàm lượng estrogen nội sinh cao
Hàm lượng vitamin D nội sinh cao
Thuốc chống viêm không steroid
Bệnh tiểu đường
Bệnh tuyến giáp
Phơi nhiễm với thuốc trừ sâu (Organochlorine)

Xu hướng
ảnh hưởng
↑↑

↑↑
↑↑
↑↑
↑↑
↑↑
↑↑
↑↑
↑↑







↓↓






↑↑






-


↑: tăng nguy cơ từ mức độ thấp đến trung bình; ↑↑: tăng nguy cơ từ mức độ trung bình đến
cao; ↓: giảm nguy cơ từ mức độ thấp đến trung bình; ↓↓: giảm nguy cơ từ mức độ trung bình đến
cao; “-” Không có mối ảnh hưởng


8

Rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư vú đã được xác định. Tuy nhiên, đa số
phụ nữ ung thư vú rất khó xác định nguyên nhân chính vì thế việc phòng ngừa còn
gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng đã tìm ra các yếu tố
nguy cơ gây UTV bao gồm: yếu tố về gia đình, yếu tố tuổi, giới, yếu tố nội tiết, chế
độ dinh dưỡng, yếu tố môi trường, các yếu tố liên quan đến tiền sử sản phụ khoa và
yếu tố về gen [6], [7] [8], [20].
Yếu tố gia đình: phụ nữ có mẹ hoặc chị, em gái hoặc con gái ruột đã bị UTV thì
có nguy cơ bị bệnh này cao gấp 2-3 lần so với các phụ nữ khác. Nếu người trong gia
đình có người bị UTV khi ở tuổi còn trẻ thì có yếu tố nguy cơ cao hơn. Nguy cơ tăng
cao khi trong gia đình có từ 2 người trở lên bị mắc UTV.
Gen: Đột biến gen: BRCA1; BRCA2; làm thay đổi tế bào tuyến vú chuyển
thành ác tính. Những phụ nữ mang các gen này có nguy cơ cao bị UTV. Nhiều
nghiên cứu chỉ ra rằng 25% số trường hợp UTV ở phụ nữ dưới 30 tuổi có liên quan
tới yếu tố về gen.
Tuổi: Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc UTV càng tăng, đặc biệt trên 35 tuổi.
Theo thống kê của Hiệp hội phòng chống ung thư Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc chuẩn theo
tuổi tăng từ 25/100.000 dân ở độ tuổi từ 30-34 lên đến 200/100.000 dân ở độ tuổi từ
45- 49. Tại Việt Nam, giai đoạn từ 2004-2008, tỷ lệ mắc bệnh theo tuổi tăng nhanh
từ độ tuổi 30-34 và đỉnh cao ở 55-59 với tỷ lệ 135,0/100.000 dân.
Các yếu tố nội tiết:
- Tuổi bắt đầu có kinh sớm làm tế bào tuyến vú sớm tiếp xúc estrogen. Những
người có kinh sớm cũng có nồng độ estrogen cao hơn những người có kinh muộn.

Những phụ nữ có kinh nguyệt sớm (dưới 12 tuổi), mãn kinh muộn (từ sau 55 tuổi)
làm tăng yếu tố nguy cơ.
- UTV có mối liên quan với việc sinh đẻ. Những phụ nữ không sinh con có
nguy cơ cao bị UTV gấp 1,4 lần phụ nữ sinh đẻ. Nếu phụ nữ mang thai đủ thời gian
(không nạo, sảy) lần đầu sau 30 tuổi có nguy cơ bị bệnh gấp 2 đến 5 lần so với phụ
nữ mang thai đủ thời gian trước 20 tuổi.


9

- Không cho con bú cũng là một yếu tố nguy cơ mắc UTV. Nguy cơ UTV sẽ
giảm 4% cho mỗi năm mà người phụ nữ cho con bú. Ngược lại, nhiều nghiên cứu
đã chỉ ra việc cho con bú có thể coi là yếu tố dự phòng của bệnh UTV.
Tiền sử mắc các bệnh tại vú: Viêm tuyến vú trong khi sinh đẻ và một số
bệnh vú lành tính cũng là các yếu tố tăng nguy cơ mắc UTV.
Tiếp xúc với tia phóng xạ: Phụ nữ tiếp xúc với tia phóng xạ khi còn trẻ như
phải điều trị bằng tia xạ tại vùng ngực vì các bệnh ác tính khác (như u lymphô ác
tính không Hodgkin hoặc Hodgkin) có nguy cơ bị UTV cao hơn những phụ nữ khác
gấp 12 lần.
Các yếu tố liên quan đến lối sống như:
Theo nghiên cứu của Danaei và cộng sự (2005), 21% ca tử vong do UTV trên
toàn thế giới là do sử dụng rượu, thừa cân và béo phì, và ít vận động. Nhiều nghiên
cứu đã chỉ ra rằng hoạt động thể lực có thể là yếu tố bảo vệ chống lại sự phát triển
UTV ở thời kỳ sau mãn kinh, uống rượu có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện UTV ở
mọi lứa tuổi. Những yếu tố dẫn tới béo phì ở người trưởng thành cũng được coi là
nguy cơ dẫn tới UTV ở thời kỳ mãn kinh.
1.4. Khả năng phòng ngừa ung thư vú
Với những yếu tố nguy cơ trên đây mà các nghiên cứu dịch tễ học tìm ra, khả
năng phòng bệnh đối với UTV còn khá hạn chế. Có nhiều yếu tố không thể thay đổi
như tuổi, có kinh sớm và mãn kinh muộn… hoặc các yếu tố khó thay đổi như phụ nữ

độc thân, có thai muộn… góp phần quan trọng vào sinh bệnh trong khi những yếu tố
về lối sống, sinh hoạt có thể thay đổi được lại mang nguy cơ mắc UTV thấp. Tuy
nhiên, vẫn có những yếu tố nguy cơ liên quan tới lối sống hoàn toàn có thể phòng
ngừa được như [6], [7], [8], [20]:
− Tránh

hoặc hạn chế uống rượu.


10

− Tránh

béo phì, ăn uống điều độ, tăng cường tập luyện thể lực, duy trì mức

cân nặng hợp lý không những có thể làm giảm nguy cơ UTV mà còn giúp phòng
ngừa nhiều bệnh khác.
− Hạn chế sử dụng các thuốc nội tiết thay thế có chứa estrogen và progesterone.
− Sinh

đẻ hợp lý, nuôi con bằng sữa mẹ, không nên sinh con đầu muộn hoặc

không sinh con. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ đồng thời giúp bảo vệ
sức khỏe của người mẹ, tạo mối liên hệ mật thiết giữa mẹ và con.
1.5. Phát hiện sớm bệnh ung thư vú
Các phương pháp phát hiện sớm UTV: Nhiều nghiên cứu thử nghiệm lâm
sàng ngày nay đã khẳng định hiệu quả của việc sàng lọc phát hiện sớm đối với phụ
nữ từ 40 tuổi trở lên sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong do bệnh UTV trong khoảng 25% 30%. Các phương pháp thường sử dụng bao gồm: tự khám vú; khám vú lâm sàng và
chụp X-quang tuyến vú [5], [6], [7], [8].
1.5.1. Tự khám vú

Đây là phương pháp tương đối đơn giản để phát hiện ra những thay đổi của
tuyến vú. Nếu UTV được phát hiện sớm, tỷ lệ khỏi bệnh đạt tới 90%. TKV là cách
không tốn kém, nếu được thực hiện đúng cách có thể giúp người bệnh phát hiện sớm
các khối u ở vú, được điều trị sớm và vì vậy tiên lượng tốt.
Phương pháp TKV được khuyến cáo tiến hành hàng tháng sau sạch kinh 5
ngày đối với phụ nữ từ 20 tuổi trở lên vì lúc đó mô vú mềm mại khám sẽ đỡ đau và
chính xác hơn. Nếu đã mãn kinh thì nên khám vú đều đặn mỗi tháng 1 lần. Nên
chọn thời điểm thuận tiện nơi có không gian yên tĩnh. Tốt nhất là kiểm tra khi tắm
hoặc trước khi đi ngủ. Các bước tiến hành theo thứ tự được mô tả theo 5 bước TKV
như sau:
Bước 1: Cởi áo ra, ngồi thẳng lưng hoặc đứng trước gương ở tư thế xuôi hai
tay và quan sát tuyến vú 2 bên tìm xem có những dấu hiệu bất thường như thay đổi
kích thước, hình dạng và sự đối xứng của 2 vú, da vú dúm dó, lõm xuống.


11

Hình 1: Đứng thẳng người, xuôi hai tay và nhìn vào ngực ở trong gương.
Bước 2: Hay cánh tay giang rộng, bàn tay để sau đầu, tìm các dấu hiệu bất
thường của ngực như bước 1.
Bước 2: Hay cánh tay giang rộng, bàn tay để sau đầu, tìm các dấu hiệu bất
thường của ngực như bước 1.

Hình 2: Hai cánh tay giang rộng, bàn tay để sau đầu
Bước 3: Nằm ngửa trên giường, đặt khăn gấp trên giường hay gối mỏng sau
vai trái, đưa tay trái ra sau gáy, dùng tay phải khám ngực trái, dùng 3 ngón tay xòe
thẳng vừa ấn nhẹ lên bầu vú vừa day tròn tìm khối u hoặc mảng dày bất thường bắt
đầu từ trong quầng vú di chuyển lần ra ngoài theo đường xoắn ốc.

Hình 3: Nằm ngửa trên giường, đặt khăn gấp trên giường hay gối mỏng sau vai trái

Bước 4: Di chuyển dần lên vùng nách tới hõm nách xem có u hạch hay không


12

Hình 4: Di chuyển lên vùng nách tới hõm nách
Bước 5: Dùng ngón tay cái và ngón trỏ nắn nhẹ đầu vú xem có dịch chảy ra
hay không? Khám tương tự đối với ngực bên phải.

Hình 5: Dùng ngón tay cái và ngón trỏ nắn nhẹ đầu vú.
1.5.2. Khám vú lâm sàng tại cơ sở y tế chuyên khoa
Khám vú lâm sàng (KVLS) do nhân viên y tế thực hiện thông qua việc quan
sát xem có thay đổi nào về hình dạng hay kích thước của vú không, rồi sờ tuyến vú
và vùng hố nách để tìm các biến đổi về cấu trúc da hay khối u . Các nghiên cứu cho
thấy 5-10% các trường hợp UTV được phát hiện qua KVLS mà không phát hiện
được trên phim chụp X-quang tuyến vú; trong khi đó khoảng 40% được phát hiện
qua chụp X-quang tuyến vú mà không phát hiện được qua KVLS. Các chuyên gia y
tế khuyến cáo đối phụ nữ sau 30 tuổi nên khám vú định kỳ tại các cơ sở y tế chuyên
khoa từ 1-3 năm một lần, phụ nữ sau tuổi 40 cần được khám vú định kỳ một năm
một lần [5], [6], [7], [8].
1.5.3. Chụp X-Quang tuyến vú


13

Nhiều nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng cho thấy chụp X-quang tuyến vú là biện
pháp có vai trò quan trọng trong sàng lọc ung thư vú. Chụp X-quang tuyến vú có ưu
thế rõ rệt là có thể phát hiện các tổn thương bất thường ở tuyến vú ngay cả trên lâm
sàng chưa sờ thấy có khối u, trong số đó có ung thư. Phụ nữ khi đến 40 tuổi trở lên cần
đi khám thầy thuốc chuyên khoa và cần định kỳ đi chụp X quang tuyến vú không

chuẩn bị một năm một lần. Đối với phụ nữ > 50 tuổi, việc sàng lọc bằng chụp Xquang
tuyến vú không chuẩn bị cũng có hiệu quả tốt. Tuy nhiên, cũng cần phân biệt sàng lọc
khác với chẩn đoán. Vai trò của chụp X-quang tuyến vú trong sàng lọc đã được khẳng
định, nhưng trong chẩn đoán khi đã có khối u rõ thì ít khi sử dụng chụp vú để phân biệt
giữa tổn thương lành tính và ác tính. Bằng phương pháp này người ta ước tính mỗi năm
đã giảm được 30% phụ nữ tử vong do ung thư vú ở Mỹ [5], [6], [8].

Hình 6: Chụp Xquang tuyến vú
1.6. Các triệu chứng báo động của ung thư vú
1) Sờ thấy khối u ở vú.
2) Một bên vú dày và chắc hơn bên kia.
3) Một bên vú to lên, một phần hay toàn bộ vú bị sưng lên.
4) Một bên vú xệ xuống bất thường.
5) Da vùng vú bị lồi lõm, co kéo bất thường.
6) Núm vú đau hoặc tụt vào trong.
7) Thay đổi màu sắc hoặc tính chất trên da của vú: Màu da cam, co rút da.


14

8) Có hạch dưới nách.
9) Chảy dịch núm vú không phải sữa.
10) Đau, nổi đỏ, vảy nến hoặc dày da ở núm vú hoặc da vú.

Hình 7: Các biểu hiện bất thường
Các triệu chứng trên đây có thể là của các bệnh lành tính hoặc ác tính của vú,
vì vậy tất cả phụ nữ gặp một trong các biểu hiện trên cần đến bác sỹ chuyên khoa
ung bướu khám càng sớm càng tốt [6], [7], [8].
II. Các yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành sàng lọc phát hiện sớm
bệnh ung thư vú

Dựa theo mô hình mô hình các yếu tố xã hội quyết định đến sức khỏe của
WHO năm 2010, chúng tôi xây dựng khung lý thuyết về các yếu tố liên quan đến
kiến thức và thực hành sàng lọc phát hiện sớm UTV trong đề tài này [21], [22], [23]:


15

Yếu tố cá nhân
- Tuổi
- Trình độ học vấn
Bối cảnh kinh tế xã
hội
- Tiếp cận với CBYT
có chuyên môn
- Tiếp cận với các
nguồn thông tin về
phát hiện sớm UTV

- Nghề nghiệp của
chồng
Các yếu tố về lối sống
và điều kiện sống

Kiến thức
phát hiện
sớm UTV
-Kiến thức
phòng UTV
- Kiền thức
về TKV

-Kiến thức
KVLS
- Kiến thức
chụp Xquang vú

Thực hành phát
hiện sớm UTV
Tự khám vú
Khám lâm sàng
Chụp Xquang

- Tiền sử bị bệnh về vú
- Gia đình có người bị
UTV
- Tiền sử sử dụng thuốc
nội tiết
Hình 8: Khung lý thuyết các
tố liên
quan đến kiến thức, thực hành sàng lọc
- Tiềnyếu
sử kinh
nguyệt
- Tiền sử hút thuốc lá
hiện
- Tiền phát
sử uống
rượusớm
bia UTV
- Tình trạng hôn nhân và
- Các yếu tố cá nhân:

tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp của chồng.
số con

- Các yếu tố về lối sống và điều kiện sống: tiền sử cá nhân mắc các bệnh về

vú, gia đình có người bị mắc UTV, tiền sử dùng thuốc nội tiết, tiền sử kinh nguyệt,
tiền sử hút thuốc lá, tiền sử uống rượu bia, tình trạng hôn nhân và số con.
- Các yếu tố về bối cảnh kinh tế - xã hội: tiếp cận được với cán bộ y tế có
chuyên môn và các nguồn thông tin về phát hiện sớm ung thư vú.
Các yếu tố khác như: kiến thức về UTV: Kiến thức phòng UTV, kiền thức về
TKV, kiến thức KVLS, kiến thức chụp X-quang vú.
III. Truyền thông thay đổi hành vi trong phòng và phát hiện sớm UTV
3.1. Khái niệm truyền thông
Truyền thông là một quá trình trao đổi, chia sẻ trao đổi thông tin giữa người
truyền với người nhận nhằm đạt được sự hiểu biết nâng cao nhận thức và thay đổi
hành vi của đối tượng. Đó là một quá trình tác động qua lại liên tục giữa truyền
thông viên với đối tượng được truyền thông để cùng nhau chia sẻ các thông tin, ý
kiến, thái độ, tình cảm kỹ năng về cùng một vấn đề được quan tâm và dẫn tới những


16

thay đổi hành vi của đối tượng. Đặc trưng quan trọng của truyền thông là tính hai
chiều hay nhiều chiều [9], [24], [25].

NGUỒN TIN

Thông tin/thông điệp

NGƯỜI NHẬN


Thông tin phản hồi
Ví dụ: tư vấn của cán bộ y tế cho đối tượng nữ về biện pháp sàng lọc phát hiện
sớm ung thư vú (tự khám vú, khám vú lâm sàng, chụp X-quang tuyến vú). Trong quá
trình tư vấn, thảo luận nhóm như vậy có sự trao đổi thông tin giữa cán bộ y tế/cán bộ
truyền thông với đối tượng được truyền thông nhằm giúp đối tượng nâng cao nhận
thức từ đó thay đổi hành vi tự khám vú tại nhà, đi khám vú tại cơ sở y tế chuyên khoa
và chụp X-quang tuyến vú.
3.2. Quá trình truyền thông
Quá trình truyền thông gồm hai hoạt động cơ bản: hoạt động truyền/gửi thông
điệp thông qua kênh truyền thông (trực tiếp hoặc gián tiếp) từ nguồn truyền tới đối
tượng và hoạt động phản hồi từ đối tượng đến nguồn truyền. Quá trình truyền thông
gồm 6 thành phần có thể mô tả bằng sơ đồ sau [9], [24], [25]:

Nguồn
truyền

Thông điệp

Kênh truyền
thông

Nhiễu
Hình 1: Sơ đồ
quá trình truyền thông

Người
nhận
HIỆU
QUẢ


Phản hồi
Hình 9: Sơ đồ quá trình truyền thông
1) Nguồn truyền: có thể là một người, một nhóm người, một hoặc nhiều tổ
chức phát ra các nội dung truyền thông tới đối tượng đích. Trong truyền thông trực


17

tiếp về phòng và phát hiện sớm UTV như tư vấn, thảo luận nhóm, tư vấn… phát
hiện sớm UTV. Nguồn truyền có thể là cán bộ y tế, cán bộ hội phụ nữ, đoàn thanh
niên. Nguồn truyền rất quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình truyền
thông: độ tin cậy, sự hấp dẫn/yêu thích. Để các hoạt động truyền thông phòng và
phát hiện sớm UTV có hiệu quả, người làm truyền thông cần có các kỹ năng truyền
thông tốt và có kiến thức về nội dung truyền thông UTV (các dấu hiệu phát hiện
sớm UTV, các biện pháp phòng ngừa và sàng lọc UTV…)
2) Thông điệp: Thông điệp truyền thông là những nội dung truyền thông cơ
bản được trình bày ngắn gọn, súc tích, thuyết phục về một vấn đề nào đó mà người
truyền muốn chuyển tới người nhận nhằm thu hút đối tượng, kêu gọi đối tượng hành
động theo mục tiêu truyền thông. Thông điệp có thể được thể hiện dưới dạng hình
ảnh, câu từ hoặc lời nói. Ví dụ thông điệp “ Tầm soát ngay khi sang tuổi 40” trong
chương trình khám sàng lọc UTV miễn phí cho phụ nữ từ 40 tuổi trở lên của Quỹ
hỗ trợ bệnh nhân ung thư – Ngày mai tươi sáng.
3) Kênh truyền thông: Là những cách thức những phương tiện, công cụ
dùng để truyền tải các nội dung thông qua phương tiện truyền thông đến đối tượng
truyền thông. Có 2 phương pháp truyền thông trực tiếp và gián tiếp
4) Người nhận: Có thể là các cá nhân hay nhóm đối tượng đích khác nhau,
các cộng đồng hoặc quảng đại quần chúng. Người làm truyền thông cần phải biết
những đặc trưng của đối tượng như giới, tuổi, dân tộc trình độ văn hóa, giai tầng xã
hội, thái độ hành vi và khả năng kinh tế của đối tượng đích để lựa chọn các phương

tiện, các thông điệp và các nguồn truyền thích hợp. Có thể phân chia đối tượng
truyền thông (người nhận) thành các nhóm: đối tượng đích, đối tượng liên quan, đối
tượng quan trọng.
Các đối tượng trong truyền thông để phòng và sàng lọc phát hiện sớm UTV:
+ Đối tượng đích: Phụ nữ trong độ tuổi từ 40 tuổi trở lên hoặc từ 35 tuổi trở
lên nếu trong gia đình có mẹ hoặc chị gái mắc bệnh UTV.
+ Đối tượng ưu tiên 2: chồng, con, người thân trong gia đình, bạn bè của
đối tượng đích.


18

+ Đối tượng quan trọng: Trưởng ban nữ công, chủ tịch công đoàn của cơ
quan/ đơn vị có đối tượng nữ công tác để họ tạo điều kiện thuận lợi về
thời gian, kinh phí cho việc khám sàng lọc (ví dụ ra quyết định về việc
khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho người lao động, đối với lao động
nữ tuổi từ 40 tuổi trở lên hoặc từ 35 tuổi trở lên nếu trong gia đình có mẹ hoặc chị
gái mắc bệnh UTV trong danh mục khám, xét nghiệm có chụp X quang vú).
5) Phản hồi: cho biết các đáp ứng hay phản ứng của người phát tin, được
người làm truyền thông xử lý để đưa ra các nội dung sau chuẩn xác hơn các nội
dung trước và đưa ra thông tin điều chỉnh hành vi của đối tượng đúng đắn hơn.
6) Hiệu quả của truyền thông: được đánh giá bằng sự thay đổi hành vi
(TĐHV) của đối tượng.
3.3. Truyền thông thay đổi hành vi
Truyền thông thay đổi hành vi là biện pháp tiếp cận/hoạt động truyền thông ở
nhiều cấp độ nhằm thúc đẩy và duy trì việc thay đổi hành vi tích cực làm giảm nguy
cơ và tăng cường khả năng cho mỗi cá nhân, nhóm và cộng đồng thông qua các
thông điệp phù hợp, các kênh đa dạng [9].
Truyền thông TĐHV trong phòng và phát hiện sớm UTV là biện pháp tiếp
cận/hoạt động truyền thông ở nhiều cấp độ nhằm góp phần làm giảm tỷ lệ mắc, tỷ

lệ chết vì UTV thông qua việc thúc đẩy người dân trong cộng đồng thực hiện các
hành vi lành mạnh như hạn chế uống rượu bia, không để tăng cân thái quá, thể dục
thể thao đều đặn, sống lành mạnh…, thực hiện các biện pháp sàng lọc phòng phát
hiện sớm với các nhóm đối tượng có nguy cơ.
Các hoạt động truyền thông TĐHV được lựa chọn và thực hiện dựa trên việc
phân tích đối tượng đích. Vì vậy, để truyền thông TĐHV có hiệu quả chúng ta cần phân
tích và làm rõ được các rào cản khiến đối tượng không thực hiện hành vi khuyến cáo
để có biện pháp hỗ trợ hợp lý [9].
3.4. Mô hình lý thuyết về truyền thông thay đổi hành vi về phòng chống ung thư vú


×