Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

NGHIÊN cứu THÀNH PHẦN LOÀI, PHÂN bố, tập TÍNHSINH THÁI, độ NHẠY cảm với hóa CHẤT HIỆT côn TRÙNG và HIỆU lực PHÒNG CHỐNG MUỖI AEDES của BÌNH xịt NIMPE tại THỰC địa hẹp ở hà nội và THANH hóa, năm (2018 2020)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (676.48 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
VIỆN SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG - CÔN TRÙNG TRUNG ƯƠNG

TRẦN THỊ THƯƠNG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, PHÂN BỐ,
TẬP TÍNH SINH THÁI, ĐỘ NHẠY CẢM VỚI HÓA
CHẤT
HIỆT CÔN TRÙNG VÀ HIỆU LỰC PHÒNG CHỐNG
MUỖI
AEDES CỦA BÌNH XỊT NIMPE TẠI THỰC ĐỊA HẸP
Ở HÀ NỘI VÀ THANH HÓA, NĂM (2018-2020)

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT NGHIÊN CỨU SINH


HÀ NỘI - 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
VIỆN SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG - CÔN TRÙNG TRUNG ƯƠNG

TRẦN THỊ THƯƠNG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, PHÂN BỐ,
TẬP TÍNH SINH THÁI, ĐỘ NHẠY CẢM VỚI HÓA
CHẤT
HIỆT CÔN TRÙNG VÀ HIỆU LỰC PHÒNG CHỐNG
MUỖI
AEDES CỦA BÌNH XỊT NIMPE TẠI THỰC ĐỊA HẸP
Ở HÀ NỘI VÀ THANH HÓA, NĂM (2018-2020)


Chuyên ngành : Côn trùng học
Mã số
: 942.01.06

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT NGHIÊN CỨU SINH
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Hồ Đình Trung
2. TS. Nguyễn Thị Hồng Ngọc


HÀ NỘI - 2019
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BI
CSDCCNCBG
CSMDBG
CSMĐM
CSNCBG
CSNCM
DCCBG
DCCN
DCPT
DI
H.
MDM
MDBG
MDNCBG
OBGN
P.
SXH
SXHD

SL
ULV
TP
X.
WHO

Breteau Index (chỉ số Breteau)
Chỉ số dụng cụ chứa nước có bọ gậy
Chỉ số mật độ bọ gậy
Chỉ số mật độ muỗi
Chỉ số nhà có bọ gậy
Chỉ số nhà có muỗi
Dụng cụ có bọ gậy
Dụng cụ chứa nước
Dụng cụ phế thải
Chỉ số mật độ muỗi
Huyện
Mật độ muỗi
Mật độ bọ gậy
Chỉ số nhà có bọ gậy
Ổ bọ gậy nguồn
Phường
Sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết Dengue
Số lượng
Ultra Low Volume – Hạt cực nhỏ
Thành phố

World Health Organization (tổ chức Y tế thế giới)



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................3
1.1. Đặc điểm hình thái muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus.................3
1.1.1. Hình thể muỗi Aedes.........................................................................3
1.1.2. Vòng đời của muỗi Aedes.................................................................5
1.2. Phân bố muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus..................................6
1.2.1. Đặc điểm phân bố của muỗi Aedes...................................................6
1.2.2. Phân bố muỗi Aedes trên thế giới.....................................................7
1.2.3. Sự phân bố của muỗi Aedes ở Việt Nam...........................................9
1.3. Tập tính của muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus........................15
1.3.1. Tập tính sinh sản.............................................................................15
1.3.2. Tập tính hút máu và trú đậu của muỗi Aedes..................................17
1.4. Nghiên cứu về vai trò truyền bệnh của muỗi Ae. aegypti và Ae.
albopictus...............................................................................................19
1.4.1. Nghiên cứu trên thế giới vai trò truyền bệnh của muỗi Ae. aegypti.......19
1.4.2. Các nghiên cứu về vai trò truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue của
muỗi Aedes tại Việt Nam..................................................................23
1.5. Phòng chống muỗi Aedes......................................................................24
1.5.1. Tình hình sử dụng hóa chất diệt công trùng, tính kháng và cơ chế
kháng của muỗi với hóa chất diệt côn trùng....................................26
1.5.2. Bình xịt hương chanh NIMPE........................................................32
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............33
2.1. Mục tiêu 1.............................................................................................33
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................33
2.1.2. Thời gian nghiên cứu......................................................................33
2.1.3. Địa điểm..........................................................................................33
2.1.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................34



2.1.5. Các chỉ số đánh giá.........................................................................37
2.1.6. Thu thập số liệu...............................................................................38
2.2. Mục tiêu 2.............................................................................................38
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................38
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu.......................................................................38
2.2.3. Thời gian nghiên cứu......................................................................39
2.2.4. Nội dung nghiên cứu.......................................................................39
2.2.5. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu..........................................39
2.2.6. Các chỉ số đánh giá.........................................................................41
2.3. Mục tiêu 3.............................................................................................41
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................41
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu.......................................................................41
2.3.3. Nội dung nghiên cứu.......................................................................41
2.3.4. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu..........................................41
2.3.5. Các chỉ số đánh giá.........................................................................42
2.4. Xử lý số liệu..........................................................................................43
2.5. Sai số và khống chế sai số.....................................................................43
2.5.1. Sai số...............................................................................................43
2.5.2. Cách khắc phục sai số.....................................................................43
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu.....................................................................44
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ................................................................45
3.1. Xác định thành phần loài, phân bố, tập tính sinh thái, vai trò truyền
bệnh của muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus tại một số quận huyện
ở Hà Nội và Thanh Hóa.........................................................................45
3.1.1. Xác định thành phần loài, phân bố, tập tính sinh thái, vai trò truyền
bệnh của muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus tại một số quận
huyện ở Hà Nội................................................................................45
3.1.2. Xác định thành phần loài, phân bố, tập tính sinh thái, vai trò truyền
bệnh của muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus tại Thanh Hóa.....46



3.1.3. Thành phần loài, phân bố, chỉ số hai loài bọ gậy Ae. aegypti và Ae.
albopictus tại Hà Nội và Thanh Hóa................................................47
3.2. Độ nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng trong bình xịt NIMPE của
muỗi Ae.aegypti và Ae.albopictus tại Hà Nội và Thanh Hóa.................49
3.3. Hiệu lực phòng chống muỗi Aedes aegypti và Ae.albopictus của Bình
xịt NIMPE tại một số điểm nghiên cứu tại Thanh Hóa..........................49
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN............................................................50
DỰ KIẾN KẾT LUẬN....................................................................................51
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ...................................................................................52
KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU..........................................................................53
KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH...............................................................................54
TÍNH KHOA HỌC, TÍNH MỚI, TÍNH KHẢ THI CỦA ĐỀ TÀI.....................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1:
Bảng 1.2.
Bảng 1.3:
Bảng 1.4:
Bảng 1.5.
Bảng 1.6.
Bảng 2.1:
Bảng 2.2:
Bảng 2.3:
Bảng 2.4:
Bảng 3.1.
Bảng 3.2.

Bảng 3.3.
Bảng 3.4.
Bảng 3.5.
Bảng 3.6

Chỉ số muỗi Ae. aegypti tại Thanh Hóa, 2016-2017...................13
Chỉ số muỗi Ae.albopictus tại Thanh Hóa, 2016-2017...............14
Chỉ số bọ gậy Ae. aegypti tại Thanh Hóa, 2016 -2017...............14
Chỉ số bọ gậy Ae. albopictus tại Thanh Hóa, 2016 -2017...........15
Tổng hợp các nghiên cứu vai trò truyền bệnh của muỗi Ae.
aegypti đối với bệnh SXHD........................................................20
Tổng hợp các nghiên cứu vai trò truyền bệnh của muỗi Ae.
albopictus đối với bệnh SXHD...................................................22
Điều kiện phản ứng.....................................................................36
Hệ mồi và đầu dò cho phản ứng qPCR phát hiện virus SXH
dengue, virus Zika, Chikungunya...............................................37
Các hệ mồi sử dụng cho phân tích các alen Kdr:........................40
Điều kiện phản ứng.....................................................................40
Chỉ số muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus tại Hà Nội, 2019 - 2020...45
Chỉ số muỗi theo sinh cảnh.........................................................46
Chỉ số bọ gậy Ae. aegypti và Ae. albopictus tại Hà Nội và Thanh
Hóa, 2019 -2020..........................................................................47
Ổ bọ gậy nguồn khu vực ngoại thành Hà Nội,Thanh Hóa năm
2019 - 2020.................................................................................48
Ổ bọ gậy nguồn khu vực ngoại thành Hà Nội,Thanh Hóa năm
2019 - 2020.................................................................................48
Độ nhạy cảm của muỗi Aedes với bình xịt NIMPE....................49


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1.
Hình 1.2:

Muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus trưởng thành.........................5
Vòng đời của muỗi cái Aedes .......................................................5


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh nhiễm virus cấp tính, gây dịch
do muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus truyền. Bệnh xảy ra đầu tiên ở
Philaelphia (Mỹ) vào năm 1780, sau đó lan ra các vùng lân cận. Ở Châu Âu,
bệnh xuất hiện đầu tiên năm 1927 tại A-then (Hy Lạp). Năm 1953 một vụ
dịch sốt xuất huyết (SXH) lớn xảy ra ở Philippin, từ đó lan ra và trở thành
bệnh lưu hành ở các vùng đô thị lớn Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương
với số dân rất lớn gây ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của con người [1].
Hàng năm, Tổ chức Y tế Thế giới dự đoán có từ 50 – 100 triệu người
nhiễm Dengue với 500.000 trường hợp SXHD và ít nhất 21.000 trường hợp tử
vong, hầu hết là trẻ em – tương đương với một ca tử vong trong mỗi 20 phút,
khiến SXHD trở thành một trong những bệnh nhiệt đới lưu hành và tái xuất
hiện quan trọng nhất trong thế kỷ 21 [2]. Giám đốc tổ chức Y tế thế giới
(WHO) bà Margaret Chan tuyên bố ngày 22 tháng 3 năm 2016: …sự lây lan
của Zika, sự trỗi dậy của Dengue và báo động về Chikungunya chính là cái
giá phải trả cho sự thất bại của một chiến lược lớn về kiểm soát muỗi từ 1970,
những thất bại đó là nguyên nhân cho các virus từ muỗi lan mạnh và tạo nên
một đe dọa cực lớn cho sức khỏe người dân toàn cầu… [3].
Ở Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) xuất hiện lần đầu
tiên vào năm 1958 tại miền Bắc và 1960 tại miền Nam. Sau đó bệnh gây nên
thành dịch và lan rộng tới hết các tỉnh trong cả nước; cao điểm là những năm

1969, 1977,1978,1980,1983, 1987, 1991 là những năm có dịch lớn. Bệnh
không chỉ tập trung ở các vùng thành thị đông dân mà đã lan tới các vùng
nông thôn đồng bằng, trung du và miền núi. Vì tầm quan trọng như vậy, việc
nghiên cứu bệnh sốt Dengue nói chung và véc tơ truyền bệnh nói riêng là hết
sức quan trọng. Những nghiên cứu về sinh học, sinh thái học của Aedes trước


2
đây đã được Christophers tổng kết vào năm 1960 [4]. Bên cạnh những đặc
điểm sinh học, sinh thái học, di truyền học của từng vùng riêng biệt là không
thể thiếu được đối với việc đề xuất những biện pháp phòng trừ có hiệu quả
cho từng địa phương cụ thể [1].
Hà Nội và Thanh Hóa là một trong những tỉnh trọng điểm về SXHD của
cả nước. Năm 2015, dịch SXHD được ghi nhận ở khu vực miền Bắc với
16.913 ca mắc, trong đó 90% ca bệnh chủ yếu tập trung tại Hà Nội [5]. Năm
2017, dịch sốt xuất huyết bùng phát ở khắp các quận/huyện của thành phố Hà
Nội. Tính tới tháng 10 năm 2017 toàn thành phố có 35,239 ca bệnh sốt xuất
huyết, 7 trường hợp tử vong và hơn 500 ổ dịch SXHD [6].
Hiện nay đã có vacxin phòng bệnh SXHD, tuy nhiên, mới chỉ được sử
dụng ở một số ít quốc gia và cũng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, diệt
muỗi truyền bệnh hay là biện pháp phòng chống tốt nhất hiện nay là kiểm
soát véc tơ bằng các hóa chất diệt côn trùng (HCDCT) [7].
Xuất phát từ thực tế trên, cùng với sự quan tâm của Viện Sốt Rét - Ký
sinh trùng - Côn trùng Trung ương, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu
thành phần loài, phân bố, tập tính sinh thái, độ nhạy cảm với hóa chất diệt
côn trùng và hiệu lực phòng chống muỗi Aedes của Bình xịt NIMPE tại
thực địa hẹp ở Hà Nội và Thanh Hóa (2018-2020)”. Với các mục tiêu sau:
1. Xác định thành phần loài, phân bố, tập tính sinh thái, vai trò truyền
bệnh của muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus tại một số quận
huyện ở Hà Nội và Thanh Hóa.

2. Đánh giá độ nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của muỗi Aedes
aegypti và Aedes albopictus tại các điểm nghiên cứu.
3. Đánh giá hiệu lực phòng chống muỗi Aedes aegypti và Aedes
albopictus của Bình xịt NIMPE ở một số điểm nghiên cứu tại
Thanh Hóa và Hà Nội.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm hình thái muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus
Aedes aegypti và Aedes albopictus thuộc giới động vật, ngành chân
khớp, lớp côn trùng (Insecta), bộ 2 cánh (Diptera), phân bộ râu dài
(Nematocera), họ Culicidae, giống Aedes [8].
1.1.1. Hình thể muỗi Aedes
Aedes aegypti là loại côn trùng biến thái hoàn toàn với hình dạng của
các giai đoạn: trứng - bọ gậy – quăng và muỗi trưởng thành hoàn toàn khác
nhau (Maricopa, 2006). ( Hình 1.1) [9].
Muỗi Ae. aegypti trưởng thành: Có kích thước trung bình, nhỏ hơn
10mm, chân có khoang trắng đen, trên lưng ngực của muỗi có hai sọc trắng,
Độ dài của sải cánh khoảng 4,5 – 5mm. Muỗi thường có màu đen điểm vẩy
bạc khắp cơ thể, nên còn được gọi là muỗi vằn. Khi đậu, thân hình muỗi nằm
ngang với bề mặt mà nó đậu nghỉ. Cơ thể muỗi chia làm ba phần: đầu, ngực
và bụng .
Phần đầu có dạng hình cầu, hai bên đầu có đôi mắt kép lớn. Giữa hai
mắt kép là vòi. Hai bên vòi là pan, hai bên pan là râu.
Râu gồm 14 – 15 đốt, râu ở con đực rậm hơn con cái rất nhiều.
Vòi của muỗi có cấu tạo dạng chích hút của côn trùng.
Pan gồm 5 đốt. Ở muỗi đực pan dài hơn vòi, muỗi cái pan ngắn hơn vòi.

Phần ngực gồm ba đốt: ngực trước (Pronotum), ngực giữa
(Mesonotum) và đốt ngực sau (Metanotum). Đặc điểm nổi bật để xác định
loài muỗi Ae. aegypti là vẩy bạc ở mặt lưng ngực (Scutum) thành đường viền
hình giống như mặt đàn và trên tấm bên ngực giữa không có lông lỗ thở mà
chỉ có lông sau lỗ thở.


4
Phần ngực mang một đôi cánh và ba đôi chân. Đôi cánh bám vào đốt
ngực giữa. Ở gần gốc cánh, về phía sau có hai thùy nhỏ là alula và squama.
Chân gồm 3 đốt: đùi (femur), ống hay cẳng (tibia) và bàn (tarsus). Bàn
chân có 5 đốt, đốt cuối bàn có mang một đôi vuốt trơn hay có răng.
Phần bụng gồm 10 đốt, có dạng hình ống thon dài. Đốt IX và đốt X tiêu
giảm, tham gia vào cấu tạo của cơ quan giao phối. Từ đốt I đến đốt VIII có
cấu tạo giống nhau [10, 11].
Muỗi Ae. albopictus trưởng thành về hình thể rất giống muỗi
Ae. aegypti chỉ khác trên mặt lưng chỉ có một sọc trắng duy nhất chạy ở giữa,
phần xung quanh đen không có các sọc trắng khác [10].
Quăng : Quăng của muỗi Aedes có hình dạng giống như một dấu hỏi.
Bên ngoài quăng được bao bọc một lớp vỏ màu xẫm nhưng có thể nhận thấy
mầm của những phần phụ của muỗi trưởng thành sau này. Cơ thể quăng được
chia làm hai phần: đầu ngực và bụng [10].
Bọ gậy: Bọ gậy muỗi Aedes có dạng hình trụ, thon dần về phía đuôi và
có màu trắng sữa. Cơ thể chia ra làm ba phần: đầu, ngực và bụng. Đặc điểm
đặc trưng của bọ gậy muỗi Aedes là có một chùm lông nằm ở giữa ống thở.
Tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng của ống thở gọi là chỉ số ống thở (chỉ số si
- phon) cũng hay được sử dụng để định loại [10].
Trứng: Trứng muỗi Aedes có kích thước nhỏ (dưới 1mm), hình bầu dục
(oval) không đều một mặt phẳng một mặt cong, màu nâu sẫm, một cực nhỏ
hơn. Ở cực to của trứng có lỗ trứng được bao bọc bởi một lớp globulin trong

suốt. Bên ngoài trứng được phủ bởi màng chrion màu trắng sữa, có thể thấy
màng này khi trứng được ngâm trong nước, khi khô màng chrion co sát vào
vỏ trứng làm mặt vỏ trứng gồ ghề. Trứng muỗi Aedes thường từng cái rời ra
bám trên thành các dụng cụ chứa nước [10].


5

Hình 1.1. Muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus trưởng thành [9]
1.1.2. Vòng đời của muỗi Aedes
Vòng đời của muỗi trải qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn hình thành trứng: 2-5 ngày.
- Giai đoạn từ trứng thành bọ gậy: 1-2 ngày.
- Giai đoạn từ bọ gậy thành quăng: 3-4 ngày.
- Giai đoạn từ quăng thành muỗi trưởng thành: 1-2 ngày [8, 10].
Giai đoạn trước trưởng thành của muỗi vào khoảng 7 ngày trong điều
kiện nhiệt đới, diễn ra trong môi trường nước. Bất kỳ DCCN nào, dù tự nhiên
hay nhân tạo mà có thể tích trữ nước đều có thể trở thành nơi sinh sản và phát
triển bọ gậy của muỗi Aedes [8, 10].

Hình 1.2: Vòng đời của muỗi cái Aedes [12]


6
Ở Việt Nam, vào mùa mưa (tháng 6-11), nhiệt độ và độ ẩm thích hợp,
vòng đời của muỗi từ trứng cho đến khi thành muỗi trưởng thành là 8,1 ngày.
Muỗi có thể sống trung bình 1 tháng. Vào mùa khô (tháng 12-5), vòng đời của
muỗi kéo dài hơn 20 ngày. Vì điều kiện khô hạn, nên trứng muỗi không thể
nở được và sẽ nở thành bọ gậy khi có cơn mưa đầu tiên. Do vậy, khi bắt đầu
mùa mưa, mật độ bọ gậy và muỗi tăng lên rất nhanh [13].

Muỗi cái Aedes giao phối và hút máu lần đầu vào khoảng 48 giờ sau
khi nở và tiếp tục thực hiện các bữa ăn máu trong các chu kỳ sinh thực. Thời
gian từ khi hút máu tới khi đẻ trứng thay đổi từ 2 đến 5 ngày. Trong lần đẻ
trứng đầu tiên, một muỗi cái đẻ trung bình 60-100 trứng [14], [15].
Nghiên cứu về khả năng sống sót trong phòng thí nghiệm cho thấy
muỗi đực có thể sống trung bình 20 ngày và muỗi cái là 30 ngày. Như vậy về
mặt lý thuyết, mỗi muỗi Aedes cái có thể đẻ 4 lần [13].
Năm 1964 và 1986, hội thảo về SXHD của Tổ chức Y tế Thế giới ở
Băng Cốc, Thái Lan đã khẳng định Ae. aegypti là véc tơ chủ yếu còn Ae.
albopictus đóng vai trò nhất định trong việc lưu trữ virus trong tự nhiên.
1.2. Phân bố muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus
1.2.1. Đặc điểm phân bố của muỗi Aedes
Muỗi Aedes phân bố ở những vùng nhiệt đới và ôn đới giữa 35 0 vĩ
tuyến Bắc và 350 vĩ tuyến Nam giới hạn bằng đường đẳng nhiệt 100 C. Muỗi
Aedes, có thể có mặt ở độ cao từ 0 đến 1200m [16].
Muỗi Aedes có khả năng phát tán chủ động và bị động. Khả năng phát
tán chủ động của Aedes rất thấp, chúng bay chậm, bay xa trong khoảng cách
dưới 100m xung quanh ổ bọ gậy (loài Ae. aegypti trung bình 35,3m; tối đa
100m), loài Ae. albopictus có thể bay xa trong dưới 200m (trung bình 50,6m;
tối đa 180m) từ ổ bọ gậy. Thực tế muỗi chỉ sống quanh quẩn ở nơi gần ổ bọ
gậy. Tuy nhiên, đã có nghiên cứu cho thấy muỗi này có thể phát tán xa và


7
rộng trong khoảng 800m và hơn nữa chủ yếu nhờ các phương tiện giao thông
như: sự chuyên chở trứng (chịu đựng được mùa khô) và bọ gậy trong những
bồn chứa nước, tàu bè, túi đựng nước của các du mục, những người hành
hương…; sự chuyên chở các dạng muỗi trưởng thành bằng những phương
tiện chuyên chở nhanh (xe lửa, máy bay, tàu…). Khả năng bay xa của Ae.
aegypti và Ae. albopictus tùy thuộc vào điều kiện sinh thái, khí hậu như gió,

độ ẩm, nhiệt độ, lượng mưa, địa hình, thảm thực vật, đặc điểm nhà ở, nguồn
máu. Ngoài ra, loài Aedes có thể bay phát tán để tìm bạn tình, tìm máu vật
chủ, màu sắc và tìm nơi đẻ trứng. Muỗi phát tán xa và rộng do không có sẵn
chỗ đậu nghỉ và nơi sinh sản, làm cho muỗi cái trưởng thành phải bay xa hơn
tìm dụng cụ chứa nước để đẻ trứng, đây cũng là nguyên nhân làm lan truyền
bệnh mà muỗi Aedes là véc tơ trên phạm vi rộng lớn hơn [17], [18].
1.2.2. Phân bố muỗi Aedes trên thế giới
Giống Aedes được tìm thấy ở khắp mọi nơi trên thế giới vơi hơn 1000
loài [19]. Trong số những loài liên quan đến y học thì muỗi Ae. aegypti được
biết đến nhiều nhất bởi nó không chỉ là véc tơ truyền bệnh mà còn được dùng
trong nghiên cứu phòng thí nghiệm. Các tác giả đã thống kê được Ae. aegypti
phân bố ở 142 quốc gia
Phân bố của Ae.albopictuc hơn 70 quốc gia trên thế giới, Ở nửa đầu của
thế kỷ 20, người ta đã tìm thấy Ae. aegypti ở hầu hết các vùng nhiệt đới và
cận nhiệt đới giữa vĩ tuyến 350 Bắc và vĩ tuyến 350 Nam cả châu Á, châu Mỹ
và châu Phi . Muỗi Ae. aegypti phân bố rộng ở Nam và Trung Mỹ, còn ở
Châu Á, trước chiến tranh thế giới thứ hai muỗi có mật độ thấp và phạm vi
hoạt động hẹp, nhưng càng về sau này muỗi càng mở rộng vùng phân bố ở
nhiều nước thuộc Châu Á và Tây Thái Bình Dương [20].
Tổ chức Y tế Thế giới đã tổng kết các tài liệu và cho rằng sự phân bố
của muỗi Ae. aegypti phù hợp với sự phân bố của bệnh nhân SXHD. Tại mỗi


8
nước, muỗi tự mở rộng vùng phân bố từ đô thị tới các vùng nông thôn chủ
yếu nhờ vào các phương tiện giao thông và sự phát triển của hệ thống cấp
nước [20].
Ngày nay Ae. aegypti và Ae. albopictus phân bố rộng rãi ở hầu hết các
nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, mặc dù hiếm thấy các quần thể muỗi này ở
bên ngoài dải xích đạo nằm giữa vĩ tuyến 350 Bắc và 350 Nam.

Phân bố địa lý của Ae. aegypti và Ae. albopictus có khả năng sẽ tiếp tục
lan rộng và sẽ xâm nhập vào các vùng trước đây chưa hề có loài muỗi này,
dẫn tới nguy cơ lan truyền bệnh SXHD trong các quần thể dân cư trước đây
chưa từng bị bệnh SXHD.
Ở Đông Nam Á tại những vùng bán khô hạn như Ấn Độ, Ae. aegypti là
véc tơ truyền bệnh ở khu vực đô thị và các quần thể muỗi biến động rõ rệt
theo lượng mưa và thói quen dự trữ nước. Tại các nước Đông Nam Á khác có
lượng mưa hàng năm lớn hơn 200mm nước, quần thể Ae. aegypti và Ae.
albopictus ổn định hơn và có mặt ở các khu vực đô thị, bán đô thị và thậm chí
cả ở nông thôn. Ở In-đô-nê-xi-a, Myanma và Thái Lan, do tập quán dự trữ
nước ở khu vực bán đô thị nên ở đây mật độ muỗi cao hơn ở khu vực đô thị.
Tình trạng đô thị hoá không có kế hoạch có xu hướng làm gia tăng các sinh
cảnh thích hợp cho muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus phát triển. Ở một số
thành phố có hệ thực vật phong phú, cả Ae. aegypti và Ae. albopictus cùng có
mặt, nhưng nói chung tuỳ thuộc vào sinh cảnh thích hợp cho sự phát triển của
bọ gậy và mức độ đô thị hoá của từng nơi. Muỗi Ae. aegypti vẫn thường
chiếm ưu thế ở vùng đô thị, tại Singapore chỉ số nhà có Ae. aegypti cao nhất ở
những khu nhà ổ chuột, các cửa hàng và những khu nhà cao tầng, trong khi đó
Ae. albopictus dường như không liên quan đến tình trạng nhà ở nhưng lại xuất
hiện nhiều ở những nơi thoáng và có nhiều cây cối [21], [22].


9
Độ cao là một yếu tố quan trọng làm hạn chế sự phân bố của Ae.
aegypti và Ae. albopictus. Ở Ấn Độ phạm vi thích hợp cho Ae. aegypti và Ae.
albopictus sinh sống là nơi có độ cao từ 0 đến 1000m so với mực nước biển.
Trong khoảng dưới 500m, mật độ quần thể muỗi là lớn hoặc vừa, còn ở vùng
núi có độ cao trên 500m thì mật độ muỗi thấp. Ở các nước Đông Nam Á, độ
cao từ 1000-1500m là những hạn chế sự có mặt của Ae. aegypti. Theo kết quả
nghiên cứu của nhiều tác giả trên thế giới cho thấy muỗi Ae. aegypti chủ yếu

phân bố ở các điểm dân cư và các thành phố thuộc miền Duyên Hải. Ở một số
nơi thuộc Châu Phi và Châu Mỹ còn gặp muỗi Ae. aegypti ở một số điểm dân
cư thuộc vùng núi cao trên 1500m. Tại một số khu vực khác trên thế giới có thể
tìm thấy Ae. albopictus ở độ cao lớn hơn, như ở Colombia, tới 2200m [23].
1.2.3. Sự phân bố của muỗi Aedes ở Việt Nam
Việt Nam là một nước nhiệt đới, muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus
phân bố rộng ở các khu dân cư. Muỗi này gặp ở hầu hết các thành phố, thị xã,
thị trấn, vùng nông thôn và thậm chí cả vùng miền núi, cao nguyên. Cũng như
trên thế giới, tình hình phân bố của muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus ở Việt
Nam cũng thích hợp với vùng của SXHD [13].
Ở Việt Nam, muỗi Aedes phân bố hình da báo trong 3 sinh cảnh: Chủ
yếu tập trung ở thành phố, rồi đến các đồng bằng ven biển và các làng mạc
gần đường giao thông. Đó là những nơi có dân cư đông đúc, có nhiều dụng cụ
chứa nước và các phương tiện giao thông thường xuyên qua lại; hiện nay kinh
tế phát triển (rác thải, vỏ bia, đồ hộp….) và việc đô thị hóa nhanh chóng
nhưng không đồng bộ (cấp thoát nước chưa đầy đủ, vệ sinh môi trường kém),
sự thờ ơ của một số người dân với giáo dục sức khỏe cho cộng đồng, làm cho
vùng phân bố của Aedes ngày càng mở rộng [24].
Ở miền Bắc Việt Nam cho đến trước năm 1984 mới chỉ tìm thấy muỗi
Ae. aegypti và Ae. albopictus trong một số sinh địa cảnh thuộc vùng trung du


10
và đồng bằng có độ cao dưới 100m, đó là các thành phố, thị xã và các điểm
dân cư đông đúc thuộc vùng đồng bằng ven biển hoặc trên các đầu mối giao
thông thuỷ bộ như: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Việt Trì, Hòa Bình,
Phú Thọ, Bắc Ninh, Hòn Gai, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Phủ Lý và
Thanh Hoá, trong đó mật độ muỗi Ae. aegypti ở nội thành và nội thị tương
đương với vùng đồng bằng ven biển và bao giờ cũng cao hơn ở ngoại thành
và ngoại thị. Vùng nông thôn chỉ gặp muỗi ở các đầu mối giao thông thuỷ bộ.

Năm 1984, tác giả Vũ Đức Hương cũng chưa tìm thấy muỗi
Ae. aegypti ở một số điểm ở cách nội thành Hà Nội và trục đường giao thông
trên 3 km (xã Trung Văn, Mễ Trì), trong khi đó lại thấy muỗi xuất hiện ở một
số đảo, nơi có tầu thuyền thường xuyên ra vào như đảo Tuần Châu (Hòn Gai,
Quảng Ninh), Quan Lạn (Cẩm phả, Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng). Với sự
thay đổi về nếp sống sinh hoạt, nhân dân tăng cường dụng cụ chứa nước mưa
(là nơi mà muỗi Ae. aegypti rất thích đẻ trứng) và phát triển sự giao lưu giữa
các vùng, giữa thành thị và nông thôn, năm 1987 ở miền Bắc đã xảy ra 1 vụ
dịch SXHD lớn. Qua nghiên cứu, Vũ Sinh Nam và các cộng tác viên thấy
Ae. aegypti có mặt ở 97,06% ổ dịch điều tra và chiếm 54,64% so với tổng số
loài. Chỉ số mật độ muỗi trung bình là 1,7 con/nhà, chỉ số Breteau là 58,34.
Số ổ dịch có cả muỗi Ae. albopictus và Ae. aegypti chiếm tỷ lệ thấp (1,47%).
Mặc dù phân bố rộng rãi nhưng một số tỉnh ở vùng núi phía Bắc vẫn không
thấy có sự hiện diện của muỗi Ae. aegypti [13].
Kết quả nghiên cứu từ năm 1987 - 1990 tại ba tỉnh: Bình Trị Thiên,
Lạng Sơn, Hoàng Liên Sơn thấy rằng: Tại Bình Trị thiên 3/7 điểm có Ae.
aegypti (TP. Huế, thị xã Đông Hà và xã Gia Ninh, huyện Quảng Ninh) và 2/7
điểm chỉ có Ae. albopictus (xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền và xã Hưng
Thủy). Tại tỉnh Hoàng Liên Sơn, chỉ bắt được muỗi Ae. aegypti ở phường Chi
Lăng, Thị xã Lạng Sơn), các điểm khác chỉ có Ae. albopictus. Tại tỉnh Hoàng


11
Liên Sơn, đã bắt được Ae. aegypti tại thị trấn đông dân cư như Phố Lu và thị
xã Yên Bái; các điểm khác chỉ thấy Ae. albopictus [13].
Từ năm 1992 - 1995, qua nghiên cứu, nhiều tác giả cũng đã khẳng định
rằng sự phân bố và số lượng của muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus ở miền
Bắc đã giảm đi nhiều, riêng ở Hà Nội số lượng muỗi này đã giảm đi 3 lần so
với giai đoạn từ năm 1988 - 1990, ở Thái Nguyên và thị xã Hải Dương không
tìm thấy muỗi. Các địa điểm khác thấy muỗi Ae. aegypti nhưng với tỷ lệ đã

giảm rất nhiều (chỉ chiếm 25% số địa điểm điều tra) [25].
Từ đèo Hải Vân trở vào, có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát tán để
mở rộng vùng phân bố và sự phát triển để tăng số lượng muỗi Ae. aegypti và
Ae. albopictus hơn ở miền Bắc, ở đây không có mùa đông, việc cung cấp
nước, nhất là vùng cao và vùng ven biển không đủ dẫn đến số dụng cụ chứa
nước nhiều hơn. Kết quả điều tra năm 1992 - 1995, trong vùng phân bố của
muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus, số dụng cụ chứa nước trung bình trong
mỗi gia đình ở miền Bắc từ 1 - 1,8 cái; ở miền trung và Tây Nguyên từ 2 - 3
cái; ở Nam bộ từ 4 - 8 cái. Qua điều tra từ Quảng Nam, Khánh Hoà, Tây
Nguyên đến Long An của Vũ Đức Hương và cs (năm 1992 - 1995) thấy xuất
hiện muỗi Ae. aegypti ở 16/18 điểm điều tra (trừ xã Khánh Nam, huyện
Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà và xã Tabhinh, Giàng, Quảng Nam - Đà Nẵng).
Mật độ muỗi cao nhất là ở phường Hội Thương, Trà Bá, Pleiku, tỉnh Gia Lai
(1,52), chỉ số Breteau cao nhất ở xã Tân Trạch, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long
An [24], [25].
Qua số liệu trên cho thấy sự phân bố của muỗi Ae. aegypti và Ae.
albopictus phân bố chủ yếu ở thành phố, thị xã, thị trấn của vùng đồng bằng,
nơi tập trung đông dân, có hệ thống giao thông thuận tiện và sinh địa cảnh
thích hợp, chúng ta cũng có thể thấy vùng phân bố của muỗi Ae. aegypti và
Ae. albopictus có nhiều biến động và cần thiết phải có sự giám sát điều tra


12
thường xuyên để đánh giá chỉ số, cảnh báo nguy cơ từ đó đề xuất biện pháp
phòng chống muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus có trọng tâm trọng điểm, đạt
hiệu quả, tiết kiệm nhân lực, vật lực và giảm những chi phí không cần thiết.
Năm 2006, Vũ Đức Hương và cs đã tiến hành điều tra bổ sung các chỉ
số muỗi, bọ gậy và thành phần ổ bọ gậy Ae. aegypti ở 20 địa điểm thuộc 10
tỉnh và thành phố. Kết quả cho thấy các chỉ số muỗi và bọ gậy của loài muỗi
này còn cao, nhất là vùng đồng bằng ven biển. Trong 20 địa điểm, 15 địa

điểm (75%) có chỉ số Breatau lớn hơn 50; 3 địa điểm (6,66%) có chỉ số
Breatau trên 20; 17 địa điểm (85%) có tỷ lệ dụng cụ bọ gậy lớn hơn 10%; 6
địa điểm (33,33%) có mật độ muỗi trên 1 con/nhà. Ở vùng đồng bằng ven
biển Nam Bộ do thiếu nước sạch, số lượng dụng cụ chứa nước nhiều, trung
bình từ 3,5 đến 6,5 cái/nhà. Trong các vùng khác, số dụng cụ chứa nước trung
bình từ 1-2,5 cái/nhà. Ba loại ổ bọ gậy là lọ hoa, bát chống kiến, dụng cụ phế
thải ở một số nơi chiếm xấp xỉ 50% tổng số dụng cụ chứa nước, cho nên trong
phòng chống muỗi phải lưu ý cả ba loại ổ bọ gậy này [13].
Ở Hà Nội, cũng có nhiều công trình nghiên cứu về sự phân bố của 2
loài muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus này. Theo Phạm Văn Minh và cs trong
năm 2011 ở Hà Nội, có chỉ số mật độ muỗi trung bình lớn hơn 0,2 con/nhà;
Chỉ số nhà có muỗi là 12,12%, so với 11 tỉnh/ thành phố ở toàn miền bắc thì
Hà Nội có chỉ số cao nhất vì Hà Nội là địa bàn thành phố, sự đô thị hóa diễn
ra từ lâu, có nhiều điều kiện phù hợp cho muỗi Aedes phát triển. Ổ bọ gậy
nguồn của Ae. aegypti tại Hà Nội chủ yếu là bể nước lớn hơn 500 lít và bể
cảnh. Năm 2009, Đỗ Thị Phương Bắc cũng nghiên cứu sự phân bố của muỗi
Aedes ở 3 quận huyện thuộc thành phố Hà Nội là Hoàng Mai, Thanh Trì, Từ
Liêm cho thấy có cả 2 loài Ae. aegypti và Ae. albopictus. Tuy vậy, bọ gậy của
Ae. aegypti chỉ chiếm 24,72% so với tổng số bọ gậy bắt được của hai loài,
nhưng muỗi bắt được trú đậu hút máu trong nhà ban ngày chiếm 66,30% so


13
với tổng số muỗi cả hai loài. Tuy nhiên, bọ gậy loài Ae. albopictus nhiều hơn
loài Ae. aegypti 2,4 lần (4750/1560); nhưng số muỗi trú đậu trong nhà hút
máu thì loài Ae. aegypti cao hơn Ae. albopictus 1,9 lần (583/303). Điều đó
phù hợp với đặc tính sinh thái của từng loài muỗi; loài Ae.agypti luôn trú đậu
trong nhà, còn Ae. albopictus là loài muỗi hoang hại thích trú đậu ngoài nhà ở
các bụi cây [13]. Theo Vũ Trọng Dược (2015), tỷ lệ phân bố của Ae.
albopictus tại các vùng dân cư không có ổ dịch ở Hà Nội cao hơn Ae. aegypti.

Ngược lại, tại hầu hết các ổ dịch cả ở nội thành, vùng đệm và ngoại thành mật
độ muỗi Ae. aegypti đều cao hơn Ae. albopictus rất nhiều lần [26].
Tại Thanh Hóa, theo điều tra của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn
trùng Trung ương năm 2016 - 2017, ta có các số liệu qua các bảng:
Bảng 1.1: Chỉ số muỗi Ae. aegypti tại Thanh Hóa, 2016-2017:

TT

Thời gian

Quận/Huyện

1

Hải Thanh

Tĩnh Gia

07/2016

0,04

40,0

2

Bình Minh

Tĩnh Gia


07/2016

0,24

14,0

3

Hải Hà

Tĩnh Gia

09/2016

0,16

26,0

4

Nghi Sơn

Tĩnh Gia

09/2016

0,74

23,0


5

Hải Thanh

Tĩnh Gia

05/2017

0,58

8,0

6

Hải Bình

Tĩnh Gia

05/2017

1,16

9,0

điều tra

CSMĐM

CSNCM


Xã/Phường

(%)


14
Bảng 1.2. Chỉ số muỗi Ae.albopictus tại Thanh Hóa, 2016-2017
TT

Xã/Phường

Quận/Huyện

Thời gian
điều tra

CSMĐM

CSNCM
(%)

1

P.Đông Hải

TP.Thanh Hóa

07/2016

0,56


16

2

P.Thiệu Khánh

TP.Thanh Hóa

07/2016

0,1

05

3

X.Hải Thanh

Q.Tĩnh Gia

07/2016

0,25

16

4

X.Bình Minh


Q.Tĩnh Gia

07/2016

0,39

15

5

P.Đông Thọ

TP.Thanh Hóa

09/2016

0,26

10

6

P.Đông Hương

TP.Thanh Hóa

09/2016

1,55


21

7

P.Đông Hải

TP.Thanh Hóa

09/2017

0,16

12

8

X.Hải Thanh

Q.Tĩnh Gia

05/2017

0,45

35

9

X.Bình Minh


Q.Tĩnh Gia

09/2017

0,42

21

Bảng 1.3: Chỉ số bọ gậy Ae. aegypti tại Thanh Hóa, 2016 -2017
TT

Xã/Phường

Quận/Huyện

Thời gian
điều tra

BI CSNCBG

CSNCDC
CNCBG

1 X.Hải Thanh

H.Tĩnh Gia

07/2016


32

18

23,9

2 X.Bình Minh

H.Tĩnh Gia

07/2016

15

12

16,7

3 X.Hải Hà

H.Tĩnh Gia

09/2016

18

14

19,1


4 X.Nghi Sơn

H.Tĩnh Gia

09/2016

30

10

34,5

5 X.Hải Thanh

H.Tĩnh Gia

05/2017

55

18

44,0

6 X.Hải Bình
H.Tĩnh Gia
05/2017 04
06
5,6
Bảng 1.4: Chỉ số bọ gậy Ae. albopictus tại Thanh Hóa, 2016 -2017

TT

Xã/Phường

Quận/Huyện

Thời gian
điều tra

BI

CSNCBG

CSNCDC
CNCBG

1

P.Đông Hải

TP.Thanh Hóa

07/2016

31

25

36,5


2

P.Thiệu Khánh TP.Thanh Hóa

07/2016

23

17

34,3


15
3

X.Hải Thanh

Q.Tĩnh Gia

07/2016

18

8

13,4

4


X.Bình Minh

Q.Tĩnh Gia

07/2016

24

18

26,7

5

P.Đông Thọ

TP.Thanh Hóa

09/2016

40

24

47,6

6

P.Đông Hương TP.Thanh Hóa


09/2016

48

16

43,6

7

P.Đông Hải

TP.Thanh Hóa

09/2017

43

29

67,2

8

X.Hải Thanh

Q.Tĩnh Gia

05/2017


46

25

36,8

9

X.Bình Minh

Q.Tĩnh Gia

09/2017

32

18

43,8

1.3. Tập tính của muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus
1.3.1. Tập tính sinh sản
Sau khi tiêu máu, chín trứng muỗi tìm nơi đẻ trứng. Theo
Alongkotponlawat (2005) hai loài muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus có khả
năng đẻ trứng phụ thuộc nhiều vào kích thước cơ thể, chiều dài của cánh. Khi
kích thước của cánh và độ rộng của cơ thể càng lớn thì khả năng sinh sản của
2 loài này càng tăng [27].
Muỗi có thể đẻ hàng chục đến hàng trăm trứng mỗi lần đẻ với tốc độ
gần 3 trứng mỗi phút, số lượng trứng phụ thuộc vào độ lớn của cơ thể, tuổi
sinh lý của con cái, máu và số lượng máu hút được. Có tác giả đã chứng minh

số trứng đẻ của Ae. aegypti theo phương trình Y = 28,2X + 15,2 (Y là số
lượng trứng, X là số lượng máu (miligam)). Số trứng giảm dần qua mỗi lần
đẻ, một đời muỗi cái đẻ 6 - 7 lần, khoảng 760 trứng [8].
Nhìn chung, bọ gậy của muỗi Ae. aegypti thường phát hiện thấy ở
những nơi gần chỗ ở của con người và ở nơi nước đọng sạch trong khi đó, bọ
gậy loài muỗi Ae. albopictus thường sống ở những nơi có nước đọng gần tự
nhiên hoặc ở ngoài trời hoặc trong vườn cây tại các hốc cây, kẽ lá, vũng nước
dưới đất, vỏ dừa... [8].


16
Đã có ghi nhận rằng, mỗi cá thể muỗi Ae. aegypti đẻ trứng vào nhiều
dụng cụ chứa nước khác nhau trong một lần đẻ. Tuy nhiên, bằng chứng gián
tiếp thu thập được ở Thái Lan cho thấy tập tính này là không phổ biến. Nơi đẻ
của muỗi là những ổ nước có thành cứng, màu xẫm, diện tích bề mặt nhỏ, có
mức nước thường xuyên thay đổi và nước có nhiều chất hữu cơ, tại các dụng
cụ chứa nước tự nhiên và nhân tạo không bị ô nhiễm ở ngoài nhà hoặc trong
nhà như: chum, vại, bát nước kê chân chạn, bể nước, lọ hoa, chậu cây cảnh,
chai, lọ, phuy chứa nước, hốc cây, lốp xe hỏng .... Ổ bọ gậy Ae. aegypti trong
dụng cụ chứa nước sinh hoạt chiếm 84,4%, dụng cụ có nước phế thải chiếm
15,19%, trong các bể cảnh, lọ hoa là 0,41%. Tuy nhiên, tỷ lệ phần trăm các
dụng cụ có bọ gậy Ae. aegypti có thể khác nhau tuỳ theo mỗi địa phương, mỗi
vùng, tuỳ theo trình độ vệ sinh, tập quán trữ nước và sử dụng nước ở vùng đó
[17], [18], [28], [31].
Ổ chứa lăng quăng chủ yếu là các vật chứa nước sạch do con người chủ
động tạo ra để dự trữ nước phục vụ cho ăn uống và sinh hoạt rất ít gặp ở các
loại ổ chứa khác. Gần phân nửa số vật chứa này không có nắp đậy; số có nắp
cũng chưa đạt yêu cầu do nắp đậy không kín và không được sử dụng thường
xuyên. Ðặc biệt trong mùa mưa, các vật chứa nước thường được mở nắp để
hứng nước dự trữ nên tỷ lệ vật chứa có nắp giảm nhiều tạo điều kiện cho muỗi

Ae. aegypti vào đẻ trứng và phát triển.
Nildimar et al (2006), trong công trình nghiên cứu của mình đã ghi
nhận sự phát triển của bọ gậy 2 loài Ae. aegypti và Ae. albopictus ở nơi các
dụng cụ tích nước ở Brazil qua điều tra hàng tháng trong năm. Kết quả cho
thấy loài Ae. albopictus có thể hiện tập tính phát triển theo mùa và số lượng
nhiều nhất vào mùa mưa trong khi loài Ae. aegypti không thể hiện rõ tập tính
phát triển theo mùa mà chỉ thể hiện tập tính ở nơi có chứa nước sạch. Khi


17
mực nước lên cao, độ pH thấp thì bọ gậy của cả hai loài này đều phát triển
kém [32].
Lun H et al (2007) cũng đã tiến hành nghiên cứu khả năng sống sót của
bọ gậy muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus trong điều kiện nhiệt độ thấp ở Đài
Loan. Khảo sát tại đây đã ghi nhận thấy loài muỗi Ae. aegypti được phát hiện
đầu tiên ở phía Bắc của Đài Loan trước khi tìm thấy chúng ở khắp nơi trong
đất liền. Một trong những nguyên nhân có thể là do nhiệt độ thấp ở trong đất
liền vào mùa đông đã ngăn cản sự phát triển của loài này. Thực hiện nghiên
cứu trong phòng thì nghiệm ở nhiệt độ thấp với 2 véc tơ truyền bệnh SXHD
cho thấy, ở nhiệt độ 100C thì bọ gậy tuổi 1 và 4 của loài Ae. albopictus sống
tốt hơn loài Ae. aegypti, tuy nhiên ở nhiệt độ 2,50C - 50C thì tuổi 1 của loài
Ae. albopictus sống tốt hơn loài Ae. aegypti nhưng tuổi 4 của loài Ae. aegypti
sống tốt hơn loài Ae. Albopictus [33].
1.3.2. Tập tính hút máu và trú đậu của muỗi Aedes
Cũng giống như nhiều giống và loài muỗi khác, muỗi Aedes có sự khác
nhau giữa con đực và con cái về đặc điểm dinh dưỡng. Để sống và phát triển
con cái phải hút máu; còn con đực không hút máu mà chỉ hút nước, nhựa cây
hay dịch hoa quả để tồn tại và phát triển.
Muỗi Aedes cái trưởng thành hút máu lần đầu khoảng 48 giờ sau khi
nở, giao phối và tiếp tục hút máu trong các chu kỳ sinh thực tiếp theo. Quá

trình sống và phát triển của muỗi chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như nhiệt
độ, độ ẩm, gió, mưa, ánh sáng... đáng chú ý là nhiệt độ và độ ẩm. Muỗi Aedes
chỉ hút máu trong khoảng nhiệt độ từ 16 0C – 400C, nhiệt độ thích hợp cho
hoạt động này là từ 250C – 340C, thích hợp nhất là 28 0C, ở ngoài giới hạn
nhiệt độ thích hợp, hoạt động đốt máu của muỗi Aedes giảm dần. Khi nhiệt độ
xấp xỉ 400C thì muỗi hầu như không hút máu và bị chết hàng loạt; khi nhiệt


×