Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

Làng gốm phù lãng (xã phù lãng, huyện quế võ, tỉnh bắc ninh) trong thời kì 1986 đến 2015 (2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 122 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
======

MẪN THỊ PHƯƠNG NAM

LÀNG GỐM PHÙ LÃNG
(XÃ PHÙ LÃNG, HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH)
TRONG THỜI KÌ 1986 ĐẾN 2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em rất
cảm ơn sự động viên, ủng hộ của gia đình khi học tập và nghiên cứu chuyên
ngành Lịch sử. Em cũng xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ của các
thầy, cô giáo trong khoa Lịch sử và đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc nhất tới thầy giáo – TS. Bùi Ngọc Thạch – người đã tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện và hoàn thiện khóa luận này.
Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới cán bộ thư viện trường Đại học
sư phạm Hà Nội 2, Thư Viện tỉnh Bắc Ninh và các ông, bà, các bác, anh, chị
tại làng Phù Lãng, xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh đã giúp đỡ
trong quá trình thu thập tư liệu để làm khóa luận.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, do điều kiện hạn hẹp của thời
gian và sự hạn chế của bản thân về kiến thức nên không tránh khỏi những
thiếu sót. Vì vậy em mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và
các bạn để đề tài khóa luận được hoàn thiện hơn.


Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Sinh viên thực hiện

Mẫn Thị Phương Nam


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan những nội dung đã trình bày trong khóa luận này là kết
quả nghiên cứu của bản thân em dưới sự hướng dẫn của thầy giáo, TS. Bùi
Ngọc Thạch. Những nội dung này không trùng lặp với kết quả nghiên cứu của
các tác giả khác.
Em xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của cá nhân mình trong
khóa luận này.
Hà Nội, ngày tháng năm2017
Sinh viên thực hiện

Mẫn Thị Phương Nam


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
Chương 1:SỰ HÌNH THÀNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA LÀNG GỐM
PHÙ LÃNG, XÃ PHÙ LÃNG, HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH
TRƯỚC NĂM 1986........................................................................................... 7
1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa của làng gốm Phù
Lãng trước năm 1986 ........................................................................................ 7
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, dân cư .............................................................. 7
1.1.2. Điều kiện kinh tế ........................................................................... 10
1.1.3. Điều kiện văn hóa ......................................................................... 10

1.2. Sự hình thành và hoạt động của làng gốm Phù Lãng, xã Phù Lãng,
huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh trước năm 1986 .............................................. 13
1.2.1. Sự hình thành của làng gốm Phù Lãng trước năm 1986............... 13
1.2.2. Hoạt động của làng gốm Phù Lãng trước năm 1986 .................... 17
Chương 2: HOẠT ĐỘNG CỦA LÀNG GỐM PHÙ LÃNG, XÃ PHÙ
LÃNG, HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH TRONG THỜI KÌ 1986 2015 ................................................................................................................. 25
2.1. Hoạt động của làng gốm Phù Lãng, xã Phù Lãng, huyện Quế Võ,
tỉnh Bắc Ninh trong thời kì 1986 - 2015 ......................................................... 25
2.1.1. Công tác tổ chức, quản lí hoạt động của làng gốm Phù Lãng
trong giai đoạn mới (1986 - 2015) .......................................................... 25
2.1.2. Đổi mới kĩ thuật sản xuất.............................................................. 30
2.1.3. Đổi mới về mẫu mã, chất lượng sản phẩm ................................... 34
2.1.4. Mở rộng thị trường và trao đổi hàng hóa...................................... 40
2.2.Tác động của hoạt động nghề gốm về kinh tế, xã hội, văn hóa đối với
xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh................................................... 43


2.2.1. Về kinh tế ...................................................................................... 43
2.2.2. Về xã hội ....................................................................................... 46
2.2.3. Về văn hóa .................................................................................... 48
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA LÀNG GỐM PHÙ LÃNG,
XÃ PHÙ LÃNG, HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH THỜI KÌ 1986
- 2015............................................................................................................... 52
3.1. Đặc điểm của làng gốm Phù Lãng ........................................................ 52
3.1.1. Làng gốm Phù Lãng duy trì các sản phẩm truyền thống có
nhiều nét độc đáo .................................................................................... 52
3.1.2. Làng gốm Phù Lãng còn bảo tồn được nhiều kĩ thuật thủ
công thô sơ .............................................................................................. 55
3.13. Sản phẩm làng gốm Phù Lãng mộc mạc nguyên sơ và không
có đồ sứ ................................................................................................... 57

3.2. Vai trò của làng gốm Phù Lãng ............................................................ 59
3.2.1. Góp phần phát triển kinh tế - xã hội của làng Phù Lãng .............. 59
3.2.2. Bảo tồn phát huy các giá trị lịch sử văn hóa làng nghề truyền
thống của dân tộc Việt Nam.................................................................... 62
3.2.3. Góp phần phát triển kinh tế du lịch, hội nhập quốc tế, quảng
bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới............................................................ 63
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................ 69
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

1


Bắc Ninh cũng như bao vùng quê khác vốn chỉ lấy nông nghiệp làm
nghề sinh sống chính nhưng để đáp ứng cuộc sống sinh hoạt hàng ngày người
Bắc Ninh đã tạo ra các vật dụng, công cụ để sản xuất rồi từ đó biến chúng
thành hàng hóa để trao đổi buôn bán với vùng khác. Trải qua thời gian dài
đằng đẵng, các làng nghề truyền thống dần được hình thành và phân bố rộng
khắp các làng, xã. Hiện nay cả tỉnh Bắc Ninh có 140 làng nghề trong đó có 62
làng nghề truyền thống và có 31 làng nghề thủ công truyền thống, với những
sản phẩm nổi tiếng như đồ gỗ mỹ nghệ (Phù Khê), giấy gió (Dương Ổ), dệt
(Hồi Quan), đồ đồng (Đại Bái), tranh dân gian (Đông Hồ), gốm (Phù Lãng),
tơ tằm (Vọng Nguyệt)...Trong những năm qua, các làng nghề dần thay đổi,
tồn tại và phát triển theo quy mô, mức độ khác nhau.
Cùng với Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà (Bắc Giang), Chu Đậu (Hải
Dương) thì gốm Phù Lãng (Bắc Ninh) là một trong 4 dòng gốm cổ của nền

văn minh sông Hồng còn tại đến ngày nay.
Làng Phù Lãng (thuộc xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) từ xa
xưa đã nổi tiếng với nghề làm gốm.Sản phẩm gốm của làng mang một sắc
thái riêng độc đáo, được đánh giá là đậm chất dân gian và mang tâm hồn
người Việt. Các sản phẩm gốm Phù Lãng đa phần là các vật dụng thường nhật
cho đời sống như chum vại, ấm đất chậu cảnh, tiểu sành, lọ hoa, ấm chén, lư
hương… Nét đặc trưng nổi bật nhất của gốm Phù Lãng là sử dụng phương
pháp đắp nổi gọi là chạm kép, màu men tự nhiên, dáng gốm mộc mạc nhưng
khỏe khoắn, chứa đựng vẻ đẹp nguyên sơ của đất và lửa, mang đậm nét điêu
khắc tạo hình, khi gõ vào sản phẩm có tiếng vang. Gốm Phù Lãng tồn tại
mang dáng vẻ riêng của mình mà không bị lẫn với bất kì gốm của làng quê
nào khác.

2


Trong bối cảnh chung, về các làng nghề và văn hoá làng nghề truyền
thống sẽ có nhiều biến đổi để phù hợp với thời đại hiện nay. Hơn nữa gốm
Phù Lãng lại đang trên đà phát triển và hội nhập, nên đòi hỏi tạo ra những sản
phẩm mới mang dáng vẻ hiện đại hòa hợp với vốn cổ là tất yếu nhưng nó
không làm mất đi nét duyên dáng thuần Việt.
Nghiên cứu về làng gốm Phù Lãng trong thời kì đổi mới là rất cần thiết.
Về nghiên cứu lí luận: làm sáng tỏ đường lối của Đảng ta trong duy trì, bảo
tồn, phát huy những giá trị văn hóa dân tộc. Mối quan hệ giữa phát triển kinh
tế trong thời kỳ công nghiệp hóa, hội nhập quốc tế với giữ gìn bản sắc văn
hóa dân tộc.Về thực tiễn: nêu bật lên được thực trạng hoạt động duy trì, bảo
tồn, phát triển làng gốm Phù Lãng thời kì 1986 – 2015. Trên cơ sở đó, rút ra
những đặc điểm và vai trò của làng gốm Phù Lãng trong thời kỳ đổi mới.
Chính vì những lý do trên, em lựa chọn vấn đề: “Làng gốm Phù Lãng (xã Phù
Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) trong thời kì 1986 đến 2015” làm đề tài

khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về làng gốm Phù Lãng
(Bắc Ninh) như:
Trước hết là bài viết công bố năm 1986, của Trần Anh Dũng, Trần Đình
Luyện, Làng gốm Phù Lãng trên Báo nhân dân chủ nhật, ngày 01/01/1986.
Năm 1987, tiếp tục bài Làng gốm Phù Lãng, Quế Võ (Hà Bắc) qua tư liệu
mới, Viện KCH. Đây là những bài báo cáo điền dã khảo cổ đầu tiên về Phù
Lãng. Dù chỉ là bài viết ngắn nhưng đã cung cấp những thông tin giá trị về
nguồn gốc, lịch sử phát triển của nghề gốm Phù Lãng và những sản phẩm
gốm sành men và gốm men qua các thời kì. Tuy nhiên do hạn chế về thời gia
nghiên cứu nên không nhắc đến quá trình biến đổi công tác tổ chức quản lí,
biến đổi sản phẩm, hay những biến đổi về kinh tế, xã hội và văn hóa trong
thời kì đổi mới.

3


Năm 1998, Trương Thị Minh Hằng hoàn thành luận văn Thạc sĩ của
Viện nghiên cứu văn hóa dân gian về đề tài “Làng gốm Phù Lãng”. Trong
luận văn, bước đầu đã tiếp cận vấn đề chính là làng gốm Phù Lãng và nghề
gốm Phù Lãng qua những sản phẩm gốm sành nâu ở góc độ loại hình, nhưng
chưa đặt vấn đề phân loại, so sánh, nghiên cứu một cách hệ thống. Tác phẩm
gần đây, năm 2004 là “Nghề gốm Phù Lãng -truyền thuyết về tổ nghề và lịch
trình phát triển”, “Gốm sành nâu ở Phù Lãng” năm 2006. Giới thiệu chung
về từ môi trường địa lí tự nhiên, xã hội, nguồn gốc lịch sử làng nghề, đặc
trưng nghệ thuật gốm làng nghề Phù Lãng nói chung và gốm sành nâu ở Phù
Lãng nói riêng có phân loại các dòng sản phẩm chính của Phù Lãng cũng như
những biến đổi cơ bản trong các loại hình sản phẩm gốm từ khi ra đời đến
năm 2006. Tác phẩm còn nêu những thực trạng và tiềm năng vấn đề của làng

gốm trong đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên lại không nêuvề những biến
đổi trong hoạt động quản lí, tổ chức sản xuất, có khái quát qua về tiềm năng
thị trường và một vài biện pháp cụ thể nhằm tháo gỡ một số khó khăn trước
mắt để làng gốm phát triển trong hiện tại và tương lại nhưng không nêu
những đặc điểm riêng biệt cũng như tác động của hoạt động làng gốm tới biến
đổi kinh tế, xã hội và văn hóa.
Trong các tác giả nghiên cứu về gốm sành nói chung và gốm làng Phù
Lãng nói riêng phải kể đến Trịnh Cao Tưởng. Vào khoảng thời gian nghiên
cứu Gốm sành miền Trung Việt Nam với các nhà khoa học Nhật Bản, ông đã
khảo sát thực địa tại Phù Lãng và công bố 2 chuyên luận trên tạp trí Khảo cổ
học vào năm 2004, “Ghi chép khảo cổ tại Phù Lãng, làng gốm sành nâu cuối
cùng của Đồng bằng Bắc Bộ”. Đây là công trình công bố sau khi ông mất
(1946 - 2003). Bài viết một lần nữa xác định niên đại hình thành và phát triển
của gốm men và gốm sành làng Phù Lãng và khái quát một vài nét chung về
quy trình sản xuất gốm Phù Lãng.

4


Các tác phẩm bài nghiên cứu trên đây là những cơ sở cho em tham khảo,
học tập, kế thừa thành tựu của các nhà khoa học đi trước, tạo điều kiện thực
hiện việc nghiên cứu và muốn đóng góp công sức của mình vào việc nghiên
cứu làng gốm Phù Lãng trong thời đổi mới nhằm làm rõ hơn những giá trị văn
hóa truyền thống vốn có của cha ông ta đã xây dựng nên.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Nhằm làm rõ hoạt động của làng gốm Phù Lãng trong thời kì 1986 –
2015.
- Nêu bật những thành tựu và hạn chế của làng gốm Phù Lãngtrong thời
kì 1986 – 2015.

- Rút ra những đặc điểm, vai trò của làng gốm Phù Lãng trong thời kì
1986 – 2015.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trình bày sự hình thành làng gốm Phù Lãng trước năm 1986.
- Nêu rõ hoạt động của làng gốm Phù lãng, thành tựu, hạn chế, các nội
dung trong thời kì 1986 – 2015.
- Nêu bật, đặc điểm, vai trò của làng gốm Phù Lãng trong thời kì 1986 2015.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về làng gốm Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninhtrong
thời kì 1986 -2015.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: địa bàn làng Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc
Ninh.
- Phạm vi thời gian: từ năm 1986 đến năm 2015.

5


5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em khai thác các nguồn tài liệu
chủ yếu như sau:
- Nguồn tài liệu thứ nhất: Tài liệu thông sử như Đại Việt sử Kí toàn thư,
Đại Nam nhất thống chí, Đại cương lịch sử Việt Nam tập I, II và III.
- Nguồn tài liệu thứ hai: Tài liệu lịch sử địa phương: Lịch sử Đảng bộ xã
Phù Lãng từ năm 1986 – 2015, Lịch sử xã Phù Lãng từ khi làng thành lập đến
năm 2007. Trong đó có đề cập đến những chủ trương, chính sách, biện pháp
của tỉnh Bắc Ninh về quá trình hình thành, phát triển cũng như những biến đổi
của làng Phù Lãng trong giai đoạn mới.

- Nguồn tài liệu thứ ba: tài liệu chuyên sâu là các tác phẩm của nhiều
nhà khoa học như: Trần Anh Dũng, Trần Đình Luyện, Trương Thị Minh
Hằng, Hán Văn Khẩn,Vũ Ngọc Khánh….về làng gốm Phù Lãng
- Nguồn tài liệu thứ năm: tài liệu điền dã là tư liệu do nhân dân địa
phương làng Phù Lãng cung, những tranh ảnh thu thập được liên quan đến
hoạt động và sản phẩm làng gốm. Ngoài ra, còn trực tiếp quan sát quá trình
sản xuất làm gốm nơi đây.
- Nguồn Internet: là những bài báo, video trên các trang Web như Báo
mới, Du lịch, video của VTV…
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Dựa vào phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ
Chí Minh về lịch sử.
- Kết hợp giữa phương pháp lịch sử và phương pháp logic, trong đó
phương pháp lịch sử là chủ yếu.
- Phương pháp tổng hợp, thống kê, đối chiếu, so sánh.
- Phương pháp điền dã.

6


6. Đóng góp của khóa luận
- Dựng lại bức tranh lịch sử và làng gốm Phù Lãng trong thời kì 1986 –
2015.
- Nêu bật hoạt động của làng gốm Phù Lãng, những thành tựu và hạn chế
của nó trong thời kì 1986 – 2015.
- Rút ra những đặc điểm của làng gốm trong thời kì 1986 – 2015.
Khóa luận góp phần nhận diện những biến đổi văn hóa làng gốm truyền
thống trong giai đoạn hiện nay.Đây là cơ sở giúp các nhà hoạch định chính
sách và các nhà quản lý văn hóa có kế hoạch phát triển và bảo tồn nghề gốm
truyền thống trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

Bài nghiên cứu còn góp phần bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa
làng gốm trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam.
Bài nghiên cứu cũng là nguồn tài liệu cho các nhà nghiên cứu xã hội, văn
hóa và nghệ thuật.
7. Bố cục của khóa luận
Khoá luận ngoài phần mở đầu, kết luận, gồm 3 chương:
Chương 1: Sự hình thành và hoạt động của làng gốm Phù Lãng, xã Phù
Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh trước năm 1986
Chương 2: Hoạt động của làng gốm Phù Lãng, xã Phù Lãng, huyện Quế
Võ, tỉnh Bắc Ninh trong thời kì 1986 – 2015
Chương 3: Đặc điểm và vai trò của làng gốm Phù Lãng, xã Phù Lãng,
huyện Quế huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh trong thời kì 1986 – 2015

7


Chương 1
SỰ HÌNH THÀNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA LÀNG GỐM
PHÙ LÃNG, XÃ PHÙ LÃNG, HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC
NINH TRƯỚC NĂM 1986
1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa của làng gốm Phù
Lãng trước năm 1986
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, dân cư
Điều kiện tự nhiên
Xã Phù Lãng nằm ở phía đông huyện Quế Võ, cách huyện lị về phía Tây
10km và cách sông Lục Đầu Giang vể phía nam 4km. Để đến xã Phù Lãng, đi
dọc theo đường Quốc lộ 18, từ thị xã Bắc Ninh, đi Phả Lại tới cây số thứ 18,
rẽ trái và đi tiếp khoảng 4 km qua các làng Châu Cầu, Thất Gian, Văn Phong
là tới.
Theo địa danh hành chính cơ cấu hiện nay, xã Phù Lãng gồm có ba thôn

làng là làng Phù Lãng, làng Đồng Sài, làng An Trạch. Trong đó, làng Phù
Lãng hay còn gọi là làng Lãng có vị trí địa lí đặc biệt thuận lợi, ba mặt là
sông, làng tựa lưng vào dãy núi Trâu Sơn là nơi từ mấy trăm năm trước đã
được cha ông chọn làm nơi lập nghiệp. Nơi đây gắn với nghề làm gốm. Nơi
hội tụ cả đất, nước và lửa nguyên liệu cơ bản làm gốm.
Từ thời Hùng vương, người dân Phù Lãng đã sinh sống tại nơi đây và sử
dụng nguồn đất nơi quê mình để làm gốm. Theo lời kể của các cụ cao niên thì
cách làng cũ khoảng 1km, có nguồn đất thích hợp cho làng gốm, nay đã có
một lỗ hổng lớn và dần trở thành ao, hồ [2].
Từ sau thời Lê sơ đến hiện nay người làng Phù Lãng đã tìm mua đất
ngay vùng bên cạnh mình để làm gốm. Gốm làng Phù Lãng lấy đất sét đỏ làm
xương gốm từ vùng Thống Vát, Cung Khiêm (xã Việt Thống Quế Võ) cách

8


làng 15km hoặc vùng Đáp Cầu (thành phố Bắc Ninh). Đất được chở về Phù
Lãng theo đường sông (chủ yếu là sông Cầu). Điều này rất thuận lợi do Phù
Lãng không phải lấy đất sét tại chính làng họ, tránh phá vỡ cấu trúc địa chất
và cảnh quan làng nghề.
Sông Cầu gắn bó với sinh hoạt thường nhật cũng như đời sống tinh thần
của người dân làng Phù Lãng. Sông Cầu hiện nay, theo Đại Nam Nhất thống
chí: “Sông Thị Cầu: Ở địa hạt huyện Võ Giàng. An Nam chí chép là sông Thị
Kiều, hoặc gọi là sông Càn Mãn” [21, tr.1359]. Đây là con sông dài nhất chảy
trên địa phận hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang (đoạn từ Hà Châu đến Phả Lại
dài 110km). Trong các con sông ở vùng Đồng Bằng châu thổ sông Hồng thì
sông Cầu là con sông có độ dốc thấp vào mùa nước cạn nó chảy lững lờ.
Nhưng mỗi lần đến mùa mưa bão, nước sông dâng cao cũng gây rất nhiều
thiệt hại về mùa màng, hàng hóa, người dân buộc phải dời lên chỗ cao sát
chân núi và sườn núi để ở. Dù di chuyển nhiều lần nhưng dân làng vẫn duy trì

sinh sống quanh địa bàn hiện nay.
Ngoài con sông Cầu, làng Phù Lãng còn gắn bó với con sông Tào Khê
con sông bắt nguồn từ đoạn Tiên Sơn đổ vào sông Cầu ở ngay đoạn đầu xã,
sông Lục Đầu, nơi hợp lưu của sáu dòng sông (sông Cầu, sông Đuống, sông
Thương, sông Kinh Thầy, sông Thái Bình và một nhánh của sông Thái Bình).
Phù Lãng may mắn ba mặt giáp sông, là những nguồn của cải vô tận. Từ
luyện đất, đến tạo dáng gốm không thể thiếu nước và cung cấp bùn làm men.
Trước kia với địa hình cách trở thì các con sông là điều kiện cực kì thuận lợi
để người ta có thể mua bán vật liệu cũng như vận chuyển buôn bán sản phẩm
thuận lợi bằng thuyền bè.
Làng Phù Lãng còn tựa vào dãy núi Trâu Sơn, tạo ra địa hình cao thấp
đan xen. Theo Đại Nam Nhất thống chí: “Núi Trâu Sơn: Còn gọi là núi Vũ
Ninh, ở phía Đông huyện Quế Dương 12 dặm, núi non liên tiếp kéo dài, trên

9


núi có Việt Tỉnh (Giếng Việt)” [21, tr.1354]. Nơi đây vừa là chỗ dựa chống
mỗi mùa lũ lên vừa tạo nên quan cảnh sinh thái ở vùng này.
Ngoài ra, Phù Lãng còn gắn với các ngọn núi Mang, núi Cáng (núi Chùa
Cao), núi bờ rùa, núi Chùa Vân. Xen kẽ với núi đồi là những bãi đất cao trồng
màu, những cánh đống lúa trũng chỉ trồng một vụ, những cánh đồng cao đất
cát pha. Những ngọn núi quanh làng Phù Lãng, theo các cụ cao niên, từ
những năm trước thời triều Nguyễn, người dân nơi đây khai thác gỗ làm nhà
và chất đốt cho các lò gốm là lấy ngay tại các ngọn núi này. Sau thời Nguyễn,
rừng dần bị tàn phá thưa thớt nên cư dân Phù Lãng mới tìm lên các mạn
ngược ở Lục Nam, Lục Ngạn (Bắc Giang), Thái Nguyên… để lấy củi trở về
đốt lò [7].
Phù Lãng nằm trong khu vực khí hậu đồng bằng trung du Bắc Bộ. Khí
hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa đông lạnh, khô (từ tháng 11 đến tháng 3 năm

sau), mùa nóng là mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 10). Nhiệt độ trung bình
32,1 độ C, mùa hè trên 25 độ C, kéo dài 6 tháng, mùa đông nhiệt độ trung
bình nhỏ hơn 20 độ C. Điều kiện khí hậu trong lành này đã tạo những thuận
lợi cho quá trình phơi phóng các sản phẩm gốm.
Dân cư
Xã Phù Lãng tính đến năm 2015 có trên 7 nghìn nhân khẩu, trong đó
làng Phù Lãng chiếm một nửa dân số toàn xã. Xã Phù Lãng có tổng diện tích
tự nhiên là 1.010 ha và 457 ha canh tác. Nếu lấy diện tích đất canh tác chia
cho số nhân khẩu toàn xã, có thể thấy diện tích đất canh tác cho một người rất
thấp. Bên cạnh đó ruộng ít và xấu nên rất tự nhiên các nghề phụ sẽ phát triển
và còn là nguồn thu chính cho người dân nơi đây. Mà nghề gốm ở làng Phù
Lãng là một trong số những nghề hấp dẫn nhất. Để làm nghề gốm làng cần
nguồn nhân lực lớn từ những khâu đầu tiên từ mua bán, chuyên chở, sơ chế
vật liệu, cũng như tiêu thụ các sản phẩm … Chính vì vậy nghề gốm ở đây đã

10


thu hút khá đông nhân công ở khu vực xung quanh đặc biệt là làng Đồng Sài
và An Trạch tham gia.
1.1.2. Điều kiện kinh tế
Theo các cụ cao niên trong làng cho tới trước khi làng Phù Lãng có tên
tuổi, có danh phận làng gốm Phù Lãng, nơi đây đất rộng, dài nhưng ruộng
canh tác ít lại còn quá nửa là ruộng xấu, trũng, đất pha cát. Nền kinh tế thuần
nông nghiệp vốn không thể nào đáp ứng đầy đủ cuộc sống cho nhân dân nên
rất tự nhiên các nghề phụ sẽ phát triển và còn là nguồn thu chính cho người
dân nơi đây. Cả làng chỉ tồn tại một vài nghề thủ công nhỏ, lẻ mang tính
chính tự cung tự cấp là chủ yếu như xay sát gạo, đan lát giỏ, may vá, làm
bún… Ngoại trừ các dịch vụ phục vụ xung quanh nghề gốm phát triển và ổn
định thu lại nguồn lợi cho nhân dân thì các dịch vụ thương nghiệp khác không

phát triển.
Những nhân tố trên đã góp phần thúc đẩy phát triển nghề gốm ở vùng
đất Phù Lãng.
1.1.3. Điều kiện văn hóa
Làng Phù Lãng là nơi có nền văn hoá lâu đời hoà cùng dòng chảy của
lịch sử dân tộc. Cũng như bao làng quê Việt khác, Phù Lãng có truyền thống
đánh giặc, bảo vệ xóm làng khỏi giặc ngoại xâm, giặc cướp. Làng Phù Lãng
ba mặt giáp sông đất rộng người thưa, xen kẽ là đất thổ canh, thổ cư, là những
cánh rừng già và đồi núi. Địa hình heo hút hiểm trở, là nơi có vị trí quan trọng
về mặt quân sự nên thường xuyên có những toán cướp, kẻ lưu vong sống
ngoài phòng pháp luật và quân xâm lược nước ngoài hoạt động, chiếm đóng
nơi đây. Chính vì vậy, việc bảo vệ an ninh xóm làng là vấn đề cấp thiết. Nhân
dân làng Phù Lãng từ sớm đã tham gia các đợt trưng binh tham gia vào quân
đội chính quy của các triều đình phong kiến Việt Nam. “Cũng như nhiều làng
xã khác thời Đại Việt, lực lượng trị an làng Phù Lãng sớm được lập từ thời cổ

11


gọi là Tuần đinh, cũng có thời kì chuyển thành tên gọi khác là Râu thượng,
Râu hạ với nhiệm vụ chủ yếu là trị an, trông coi hoa màu, của cải trong phạm
vi làng” [2, tr.3]. Đây là một hình thức tự quản, một lối cố kết vừa mang tính
cục bộ vừa mang tính tương thân tương ái.
Truyền thuyết về hai danh tướng Trương Hống và Trương Hác, thời
Triệu Quang Phục (thế kỉ VI- Triệu Việt Vương) đánh đuổi quân Lương ra
khỏi bờ cõi nước ta. Trong năm 571, Lý Phật Tử tranh quyền, Triệu Việt
Vương căm giận quyên sinh. Hai ông bỏ vào núi ở ẩn, sau đó uống thuốc độc
tự tử, quyết không chết vì tay Lý Phật Tử [10]. Có rất nhiều truyền thuyết nói
về việc hai ông hiển thánh giúp vua Ngô đánh giặc và được phong làm Đại
Vương giang Đô hộ quốc thần vương cho lập đền thờ ở của sông Nam quán

(tức Nam Bình hay sông Thương ngày nay). Nơi đây ở mỗi thôn có một ngôi
đình (cả ở Phù Lãng Thượng, Trung và Hạ) thờ hai anh em Trương Hống,
Trương Hác làm thành Hoàng làng. Hay khi Lý Thường Kiệt đánh quân Tống
trên sông Như Nguyệt nơi có đến thờ Trương Hống, đang đêm ông hiện ra
đọc to mấy câu thơ:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt
nhiên định phận tại thiên thư Như
hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ
đẳng hành khang thủ bại hư ”
Theo cuốn gốm sành nâu Phù Lãng: “Cả vùng sông Cầu và sông Thương
có đến 290 (có tài liệu ghi đến 372) ngôi đền thờ Trương Hống, Trương Hác”
[10, tr.116]. Tiêu biểu như ngôi đền thờ Trương Hống bên cạnh sông Như
Nguyệt của làng Vọng Nguyệt hay đền thờ chính phía Tả Ngạn sông Thương
của làng Phượng Nhãn thờ Trương Hác.
“Quá trình thực dân Pháp xâm lược nước ta, bản thân trong làng Phù Lãng
cũng thành lập các đội dân binh, tuần đinh tham gia chống giặc” [2, tr.15]. Cho

12


đến năm 1954, khi miền Bắc nước ta lập lại hoà bình, lực lượng tuần đinh
không còn tồn tại nhưng truyền thống yêu nước, chống giặc, bảo vệ xóm làng
vẫn được phát huy trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc
Mĩ và cho đến tận ngày nay.
Phù Lãng cũng như bao làng quê khác ở Bắc Ninh đều gắn với những lễ
hội truyền thống. Ở Phù Lãng từ ngày mùng 10 đến 16 tháng Giêng hàng năm
sẽ diễn ra hội đình lớn nhất trong năm. Đình làng được sắc phong dưới thời
Nguyễn nhưng cả ba ngôi đình ở thôn Thượng, Trung và Hạ lại chỉ có chung
một hòm sắc nên theo lệ làng, mỗi thôn được giữ hòm sắc một năm [10].
Trước ngày chính thức hội, làng Phù Lãng có những cuộc chuẩn bị, sửa sang

đường xá, dọn xẹp sân đình, dựng dạp.. từ mùng 6. Và trong suốt 10 ngày hội
(từ mùng 6 đến 16 tháng Giêng), ngày nào tại sân đình cũng diễn ra các trò
chơi dân gian như đánh đu, đánh vật, đánh cơ, hát chèo, hát văn, hát trống
quân…
Ở Phù Lãng cũng diễn ra các lễ hội chùa vào dịp dỗ của các sư Tổ chùa
đó gọi tắt là giỗ tổ, với sự tham gia của con hương, phật tử của các làng bên
như An Trạch, Đồng Sài…
Những tín ngưỡng dân gian vẫn được lưu giữ, tiêu biểu như lễ cầu mưa.
Vào tháng 3 Âm lịch hàng năm, ngày hạn hán, các cụ cao niên, chức sắc trong
làng tiến hành chọn ngày tốt để tổ chức làm lễ cầu mưa. Lễ này bắt đầu từ
việc rước nước từ sông Cầu lên đỉnh núi Cáng (chùa Cao nằm trên đỉnh núi),
đi theo có cờ quạt, chiêng trống…sau đó đọc lễ văn để cầu đảo.
Hàng năm vào ngày rằm tháng Giêng (Âm lịch) người dân Phù Lãng tiến
hành giỗ tổ nghề tại đình làng. Tuy nhiên lễ tiến hành lại không mang tính
nghề nghiệp đặc biệt và chỉ tuân theo quy tắc chung của việc tế tự do nhà
nước phong kiến ban hành. Ngoài ra, các chủ lò gốm đều làm riêng một
mâm cơm cúng thần gốm rồi đưa lên đỉnh ống khói làm lễ, để cầu mong may
mắn và cám ơn tổ nghề đã phù hộ giúp họ tạo ra những sản phẩm tốt. Và đó
đồng thời cũng là bữa cơm mời thợ.
13


Bề dày văn hoá của làng Phù Lãng đã góp phần không nhỏ, làm phong
phú hơn nền văn hoá của tỉnh Bắc Ninh nói riêng và văn hoá Việt Nam nói
chung. Phù Lãng vừa có kho tàng văn hoá giàu có thể hiện qua hội hè, lễ thức,
đặc biệt là phong tục tập quán thờ thần sông anh em Trương Hống, Trương
Hác (không như một số làng gốm khác thờ chúa Sành hay ông Sư Lò) và lễ
cúng cầu mưa hàng năm liên quan đến vấn đề sông nước một cách thiết yếu
của nghề gốm.
1.2. Sự hình thành và hoạt động của làng gốm Phù Lãng, xã Phù Lãng,

huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh trước năm 1986
1.2.1. Sự hình thành của làng gốm Phù Lãng trước năm 1986
Tên gọi Phù Lãng mới xuất hiện vào cuối thời Trần, đầu thời nhà Lê sơ
(thế kỉ XIV - XV), nhưng căn cứ vào đặc điểm cư trú của địa bàn dân cư và
tên gọi một số xứ đồng theo tư liệu Ban viết sử xã Phù Lãng đã cho thấy:
“mảnh đất này đã có người đến đây khai khẩn và cư trú cách đây trên hai
ngàn năm, tức là từ thời các vua Hùng dựng nước” [2, tr.2].
Theo câu chuyện truyền lại của các cụ cao niên trong làng, những người
đầu tiên đến đây khai khẩn, sinh sống trên một mô đất cao hình con rùa. Mô
đất đó nay không còn nữa, nhưng vẫn được lưu lại dấu ấn qua các tên cổ như
trại “Bờ Rùa”, “đồng Con Quy”. “Thôn đầu tiên lập nên có tên Phú Thị, do
dân sống chủ yếu bằng nghề buôn bán ven sông” [2, tr.2]. Còn cổ nhân của
làng gốm xưa, nói đến vốn gốc là ở sông Lục Đầu Giang, sau chuyển về vạn
kiếp (Hải Dương). “Mãi cho tới thời nhà Trần (thế kỉ XIII), nhóm người này
mới di chuyển đến một địa điểm ở lưu vực sông Cầu cách địa bàn Phù Lãng
ngày nay khoảng 1km (?)”[10, tr.104]. Việc chuyển chỗ ở của dân cư làm
gốm có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nguyên nhân chính xuất phát từ
nhu cầu tìm kiếm thị trường tiêu thụ và nguồn nguyên liệu dể tiếp tục hành
nghề, khi nơi cũ đã cạn khả năng khai thác.

14


Theo Dư địa chí, từ thời Trần về trước Phù Lãng thuộc về đất huyện Vũ
Ninh. Đinh Xuân Vịnh cho biết thêm đời Đường, Vũ Ninh cùng Bình Lạc và
Long Biên thuộc Châu Long.Thời Minh đổi là châu Vũ Ninh thuộc phủ Bắc
Giang. Châu Vũ Ninh gồm 5 huyện là Tiên Du, Vũ Ninh, Đông Ngàn, Từ
Sơn, Yên Phong [24].
Thời Lê sơ vẫn gọi đất này là Vũ Ninh, mãi đến thời Lê Trung Hưng, vì
vua Lê Trang Tông (1533- 1548) tên là Ninh nên mới đổi Vũ Ninh thành Vũ

Giang. Sau đến thế kỉ XVIII, lại đổi tên một lần nữa vì trùng tên với chúa
Trịnh Giang (1729-1940), đổi thành Vũ Giàng còn gọi là Võ Giàng [24].
Theo Đại Nam Nhất thống chí: “Huyện Võ Giàng: Ở phái đông Phủ 20
dặm. Từ phía Đông sang phía Tây 30 dặm, từ phía Nam lên phía Bắc cách
nhau 12 dặm. Phía Đông đến địa giới huyện Quế Dương 27 dặm; phía Tây
đến địa giới huyện Tiên Du ba dặm; phía Nam đến địa giới huyện Quế Dương
hai dặm;phía Bắc đến địa giới huyện Việt Yên thuộc phủ Lạng Giang 10
dặm” [21, tr.1360].
Làng gốm Phù Lãng lúc đầu tiên có tên là Phúc Khê (do có một con ngòi
chạy giữa thôn, hiện nay vẫn còn dấu tích con ngòi này). Tên Phù Lãng mãi
cuối thời Trần, đầu thời Lê sơ mới dùng chính thức.
Theo sách Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỉ XIX: “Vào thời nhà Trần,
khi triều đình tổ chức phòng tuyến trên sông Như Nguyệt (đoạn sông Cầu
chảy từ Ngã Ba Xà qua huyện Yên Phong tới Phả Lại), lính tuần đã bắt bớ,
yêu sách với dân chúng vì làng Phù Lãng đã khá trù phú do thu nhập cao từ
nghề làm gốm. Không chịu đáp ứng yêu cầu của quan triều đình, dám đánh
của lính nhà vua, sau bị quan trên phạt, đặt tên là “làng Phũ”. Nhân dân trong
vùng đã gọi chệch đi thành “Phù Lãng” [10, tr. 104 - 105].
Sau khi giành được độc lập dân tộc, chính phủ Việt Nam dân chủ cộng
hòa ra đời đã tiến hành bãi bỏ cấp tổng, làng Phù Lãng trực thuộc huyện Quế

15


Dương. Đến năm 1962, sau khi sáp nhập hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang
thành một tỉnh là Hà Bắc, hai huyện Quế Dương và Võ Giàng cũng được hợp
nhất, lấy tên là Quế Võ.
Đến cuối năm 1996, Hà Bắc lại tách ra làm hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc
Giang. Huyện Quế Võ sau nhiều lần đổi tên, địa danh, địa giới vẫn được giữ
tên từ đó đến hiện nay. Tuy nhiên các xã trong huyện Quế Võ lại có những

biến đổi. Xã Phù Lãng năm 1948 có ba làng: Phù Lãng, Đồng Sài, An Trạch
thuộc tổng Phù Lãng xưa được hợp nhất và đổi tên thành xã Đại Tân.
Trước năm 1948, làng Phù Lãng có ba thôn Thượng, Trung, Hạ. Sự hình
thành của ba thôn gắn với sự mở rộng và phát triển của làng Phù Lãng.
Năm
1959, bắt đầu xây dựng phong trào hợp tác xã nông nghiệp, làng Phù Lãng
được cơ cấu thành nhiều thành phần hợp tác xã. Phù Lãng Thượng mang tên
hợp tác xã Đoàn Kết. Phù Lãng Trung chia thành hai hợp tác xã: hợp tác xã
Thống Nhất và hợp tác xã Tiền Phong. Phù Lãng Hạ mang tên hợp tác xã Hạ
Giang. Hết thời kì hợp tác hóa thì các danh xưng này dần bị lãng quên và trở
lại tên gọi như cũ.
Trận lụt năm 1971 đã gây thiệt hại lớn cả người và của, cũng làm thay
đổi một bộ phận dân cư ở hai thôn Thượng và Trung, họ đã chuyển lên núi
Cáng, núi Mang, núi Bờ Rùa (ba ngọn núi thuộc địa phận của làng). Cũng
trong năm, lại đổi xã Đại Tân thành xã Phù Lãng và từ đây không thay đổi tên
nữa. Đến năm 1984, xã Phù Lãng quay trở lại với quy mô ba thôn làng: Phù
Lãng, Đồng Sài, An Trạch. Thôn Phù Lãng có 2 xóm là Đoàn Kết và Thủ Công.
Trước khi làng gốm Bát Tràng bị cắt, chuyển về Hà Nội năm 1961, xứ
Bắc (gồm tỉnh Bắc Ninh và một phần đất tỉnh Bắc Giang) có ba trung tâm lớn,
độc quyền về sản xuất gốm và cung cấp sản phẩm cho toàn bộ thị
trường đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ là: Bát Tràng (huyện Gia Lâm,

16


Bắc Ninh), Thổ Hà (huyện Việt Yên, Bắc Giang) và Phù Lãng (huyện Quế
Võ, Bắc Ninh).

17



Trên thực tế không có tài liệu lịch sử nào ghi chép về sự ra đời của ông
tổ làng gốm Phù Lãng mà chỉ có chung trong truyền thuyết làng gốm của
châu thổ sông Hồng. Ông tổ của gốm xứ Bắc gồm ba vị là Hứa Vĩnh Kiều
(còn gọi là Hứa Vĩnh Cầu, Hứa Vĩnh Cảo), Lưu Phong Tú (còn gọi là Lưu
Phương Tú, Lưu Vĩnh Phong). Hơn nữa những tài liệu được nhiều sách ghi lại
hiện nay chỉ là những lời truyền khẩu của các cụ cao niên nên cũng không
tránh khỏi tình trạng “tam sao thất bản”, cụ thể có lời truyền ba ông sống vào
thời Lý, cũng có phiên bản khác là sống thời ở Trần.
Cuốn sách đầu tiên viết về truyền thuyết này là cuốn Kinh Bắc - Hà Bắc:
“Trong dịp đi sứ Trung Quốc vào thời Lý, ông Đào Trí Tiến cùng Hứa Vĩnh
Cao, Lưu Phong Tú, học được nghề làm gốm ở Thiều Châu. Về nước ông Cảo
truyền nghề ở Bát Tràng, ông Tú truyền nghề ở Phù Lãng, còn ông Tiến
truyền nghề ở Thổ Hà” [16, tr.113].
Còn ở cuốn Quê gốm Bát Tràng thì truyền thuyết tổ nghề lại khác đi một
chút: “Vào thời Trần (thế kỉ XII, XIV) có ba vị đỗ thái học sinh (tức ngang
với tiến sĩ thời Lê, Nguyễn) được triều đình cử đi sứ Bắc Quốc là Hứa Vĩnh
Kiều người Bát Tràng, cùng Đào Trí Tiến người Thổ Hà và Lưu Phong Tú
người làng Phù Lãng. Sau khi hoàn tất công việc ngoại giao, trên đường về
nước qua vùng Thiều Châu gặp bão lớn phải dùng lại nghỉ. Nơi đó có xưởng
gốm Khai Phong. Ba ông bèn học lấy nghề rồi đem về nước truyền bảo cho
dân mình” [10, tr.148].
Truyền thuyết và ba vị tổ nghề xứ Bắc với những ít nhiều sai biệt về tình
tết và cũng chưa có tài liệu chính sử nào xác nhận tiểu sử của họ. Và cả
người làng Bát Tràng và Phù Lãng đều không ai thừa nhận Hứa Vĩnh Kiều và
Lưu Phong Tú là ông tổ nghề làng mình. Nếu truyền thuyết trên có một phần
sự thật thì ở làng Phù Lãng, ông tổ của họ là Hứa Vĩnh Kiều chứ không phải
Lưu Phong Tú, bởi vì dân Phù Lãng trước đây có lệ kiêng chữ nên thường
18



đọc chệch “kiều” thành “cầu”. Tuy nhiên việc kiêng huý là không đủ cơ sở
khoa học để xác định tổ nghề là Hứa Vĩnh Kiều. Và khi đến ngày giỗ tổ nghề,
trong bài khấn chỉ khấn chung là “Thánh sư” chứ không nêu đích danh một vị
nào trong các tên trên cả.
Trong lịch sử dân tộc, theo tư liệu khảo cổ học đã chứng minh, đồ gốm
Việt Nam có lịch sử gần một vạn năm. Ngay từ thời vua Hùng Vương, đồ
gốm đã đạt đến trình độ kĩ thuật cao, gốm cứng, trang trí hoa văn phong
phú. Đến thế kỉ X – XI trở đi, gốm Việt Nam phát triển rực rỡ, hình thành
các trung tâm lớn như Thăng Long, Bắc Ninh, Nam Định, Hải Dương… Qua
các tài liệu khảo sát đã chứng minh làng gốm Phù Lãng hình thành do cuộc di
cư từ vùng khác sang địa phận mới (tức làng Phù Lãng ngày nay). Chính vì
vậy theo truyền thuyết việc học nghề gốm từ bên Thiều Châu (Trung Quốc)
cần được xem xét. Theo cuốn Gốm sành nâu Phù Lãng: “theo suy luận của
chúng tôi, “ba ông tổ nghề gốm” là một truyền thuyết xuất hiện muộn thậm
trí rất muộn so với thời điểm khai mở nghề gốm ở ba làng” [10, tr.153]. Cũng
có thể việc hình thành truyền thuyết này là một cách quảng bá hình ảnh sản
phẩm gốm của người dân nơi đây để cho những khách hàng vốn ưa
chuộng, sùng bái gốm sứ Trung Quốc hiểu rằng gốm Bát Tràng, Phù Lãng,
Thổ Hà cũng tốt, đẹp và chất lượng không kém gốm sứ bên Trung Quốc.
1.2.2. Hoạt động của làng gốm Phù Lãng trước năm 1986
Làng gốm Phù Lãng hình thành từ thời gian di cư của người dân khi xưa
đến hoàn chỉnh địa bàn hiện nay theo tư liệu của Trần Anh Dũng và Trần
Đình Luyện là vào khoảng thời Trần (thế kỉ XII, XVI) [6]. Cũng có một số tài
liệu khác cho rằng việc xác định niên đại nghề gốm ở Phù Lãng cũng như các
làng gốm khác ở khu vực châu thổ sông Hồng xuất hiện sớm hơn như: cuốn
Mỹ thuật thời Lý, Lịch sử nghề gốm Thổ Hà… Tuy nhiên có tính đáng tin cậy
nhất chúng ta phải dựa vào những tư liệu khảo cổ học và những ghi
chép trong chính sử.
19



Theo tư liệu công bố của tác giả Trần Anh Dũng và Trần Đình Luyện về
thời điểm dân cư di chuyển hình thành làng gốm: “Tháng 12 năm 1996, khi
khảo sát bãi gốm cổ ở đầu làng An Trạch các cán bộ khảo cổ đã tìm thấy
những mảnh gốm thời Trần và một số lò gốm cổ trên đường từ cuối thôn
Thủ Công sang An Trạch” [2, tr.9].
Vào năm 2004, Trịnh Cao Tưởng công bố bản nghiên cứu về ghi chép
khảo cổ tại Phù Lãng, lại tiếp tục khẳng định dọc theo con đường khu
đồng ven đê vào làng gốm Phù Lãng có tên cũ là Làng Gốm còn có dấu tch
các lò gốm của hai lò gốm ở sâu dưới nền đường khoảng 0,75m đến 1m.
“Lẫn trong các mảnh sành gạch chúng tôi đã tm thấy nhiều mảnh bát
đĩa màu vàng ngà, trắng trong lòng bát đĩa còn để lại dấu con kê. Ngoài ra
còn có một mảnh gốm hoa nâu của một chiếc thạp khá lớn bị vỡ. Đây là
những đồ gốm có niên đại thế kỉ XIII – XIV khá têu biểu. Tại làng Gốm chúng
tôi không tm thấy một mảnh gốm hoa lam nào” [23, tr.76].
Bằng chứng cứ xác thực của tư liệu sử học, làng gốm Phù Lãng được xác
định có từ thời Trần (khoảng nửa cuối thế kỉ XIV). Hơn nữa trong khoảng
thời gian này ở Phù Lãng đã đạt được những thành quả rực rỡ về cả
hai phương diện kĩ thuật (luyện đất làm xương gốm và nung gốm) và mỹ
thuật. Ban đầu từ những sản phẩm đơn giản như cối, lu (lọ đựng nước),
ống đóm, ống cắm đũa… đến những sản phẩm phức tạp như đỉnh, ống
vôi, ống nhổ, thạp đỉnh…
Từ thế kỉ XV đến các thế kỉ XVI, thế kỉ XVII, gốm Phù Lãng phát triển cực
thịnh trong lịch sử phát triển rực rỡ của nghề gốm Việt Nam với nhiều loại
hình, đã đạng, phong phú mang với chất men da lươn đậm những nét
riêng của vùng quê Phù Lãng.

20



×