Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Luận văn tốt nghiệp “Thị trường EU và khả năng xuất khẩu hàng nông sản của Việt nam sang thị trường này”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (581.02 KB, 67 trang )

Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................1
CHƯƠNG I......................................................................................................3
TỔNG QUAN EU VÀ THỊ TRƯỜNG EU ....................................................3
I.

II.

Một số nét tổng quan về Liên minh châu Âu – EU.................................3
1.

Thành viên của thị trường liên minh châu Âu (EU)........................3

2.

Quá trình hình thành liên minh châu Âu .........................................6

3.

Các thể chế của Liên minh châu Âu................................................8

4.

Vị thế EU trên trường quốc tế trong giai đoạn hiện nay ...............11

Quan hệ Việt nam – EU từ sau 1990 .....................................................14
1.

Khuôn khổ pháp lý cho sự hợp tác ................................................14

2.



Tình hình quan hệ thương mại của Việt nam và EU.....................15

III.

Những chính sách EU áp dụng với hàng nông sản ...........................18
1.

Các biện pháp quản lý nhập khẩu hàng nông sản của EU.............18

2.

Chính sách nông nghiệp chung......................................................21

CHƯƠNG II ..................................................................................................28
THỰC TRẠNG VIỆC XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM
NÓI CHUNG VÀ SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU
TRONG THỜI GIAN QUA ..........................................................................28
I.

Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Việt nam sang EU................28
1.

Thực trạng các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt nam.........28

2. Thực trạng xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt nam sang EU
thời gian qua. .........................................................................................32
II. Thuận lợi và những thách thức của hoạt động xuất khẩu hàng nông
sản Việt nam sang EU....................................................................................34
1.


Thuận lợi........................................................................................34

2.

Những khó khăn thách thức xuất khẩu sang EU ...........................36

CHƯƠNG III .................................................................................................41
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG
NÔNG SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU41
-i-


I. Định hướng phát triển thương mại Việt nam – EU trong giai đoạn
mới
...........................................................................................................41
1.

Định hướng chung về phát triển thương mại của Việt nam ..........41

2.

Định hướng chung về phát triển hàng nông sản Việt nam – EU...42

II. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng nông sản
Việt nam sang EU..........................................................................................48
1.

Các giải pháp cấp nhà nước...........................................................48


2.

Nhóm các giải pháp đối với các doanh nghiệp..............................54

KẾT LUẬN ...................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................59
PHỤ LỤC ......................................................................................................60
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng số
Nội dung
1.1
Các thông số cơ bản về các nước thành viên EU (tính
đến 2001)
1.2
Kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang EU thời kỳ
1990-2000
1.3
Tỷ trọng của các thị trường xuất khẩu chính trong
tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam thời kỳ 19942000
1.4
Kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang EU (phân
theo nước)
1.5
Thuế suất VAT của các nước thành viên EU
2.1
Kết quả xuất khẩu nông lâm sản chính
2.2
Tình hình xuất khẩu các mặt hàng nông lâm sản chính
1999-2002
2.3

Giá trị xuất khẩu nông sản Việt nam sang EU
3.1
Dự kiến cơ cấu xuất khẩu của một số nông sản chính
thời kỳ 2005-2010

- ii -

Trang
7
18
20
21
24
35
38
41
58


LỜI NÓI ĐẦU
Trong chiến lược đa dạng hoá thị trường của chính sách thương mại
của Việt Nam, Liên minh châu Âu (gọi tắt là EU) luôn luôn được coi là
một thị trường quan trọng. Với hơn 386 triệu dân sống trên 15 quốc gia
trải dài từ bắc xuống nam châu lục với mức sống thuộc loại cao nhất thế
giới, EU nhập khẩu từ Việt Nam một lượng hàng hoá ngày càng lớn qua
từng năm. Tuy hiện nay, thị trường Mỹ đang rộng mở sau khi hiệp định
thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết nhưng để xuất khẩu hàng
hóa vào thị trường này vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức đối với
Việt nam. Do đó EU vẫn được coi là bạn hàng truyền thống và quan
trọng của Việt Nam.

Nông sản là lĩnh vực được chậm tự do nhất và đây chính là một chính
sách rất nhạy cảm với EU. Đã có một số công trình nghiên cứu về thị
trường EU, thực trạng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và khu vực
này nói chung và các mặt hàng nông sản nói riêng. Tuy nhiên, đây vẫn
là một vấn đề mới mẻ mang tính thời sự và khơi gợi nhiều khía cạnh
cần nghiên cứu và phân tích sâu. Chính vì thế đề tài: “Thị trường EU và
khả năng xuất khẩu hàng nông sản của Việt nam sang thị trường này”
được chọn để nghiên cứu. Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài
liệu tham khảo, phụ lục, khoá luận được trình bày trong ba chương:
Chương I: Tổng quan EU và Thị trường EU. Chương này sẽ trình bày
chi tiết về EU, những chính sách EU áp dụng với hàng nhập khẩu nói chung
và với nông sản nói riêng.
Chương II: Thực trạng việc xuất khẩu hàng nông sản Việt nam nói
chung và sang thị trường liên minh châu Âu trong thời gian qua. Trong
chương II, thực trạng xuất khẩu của Việt nam từ năm 1990 đến nay sẽ được
phân tích để làm tiền đề cho phần đề xuất giải pháp và kiến nghị ở chương
sau. Chương này cũng đề cập đến những tồn tại và thách thức trong mối
quan hệ thương mại giữa Việt nam và EU.
Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông
sản Việt nam sang thị trường liên minh châu Âu.
Đề tài tập trung phân tích tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam
sang EU trong những năm qua, đặc biệt từ sau những năm 1990 đến
nay. Trên cơ sở phân tích số liệu và thực trạng, đi sâu phân tích những
-1-


khó khăn, tồn tại và đưa ra các giải pháp mang tính khả thi nhằm góp
phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản trong những năm tới. Việc
lựa chọn và sử dụng tài liệu một cách chọn lọc; phân tích và tổng hợp số
liệu về nông sản cũng như đánh giá tình hình thực tế trong nhiều năm

qua đã được sử dụng để hoàn thiện đề tài trên.
Do điều kiện thời gian nghiên cứu, nguồn tài liệu và trình độ nghiên cứu
còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong được
sự giúp đỡ và phê bình của các thầy cô.

-2-


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN EU VÀ THỊ TRƯỜNG EU
I. Một số nét tổng quan về Liên minh châu Âu – EU
Liên minh châu Âu bao gồm 15 nước thành viên, sử dụng 11 ngôn ngữ
chính thức, bao gồm 386 triệu dân, với diện tích 3.234.200 km2, chiếm
1/6 diện tích địa cầu.
EU là khối kinh tế hùng mạnh và là một trong những trung tâm chính
trị, kinh tế quan trọng của thế giới. Trong 15 nước thành viên có bốn
nước đứng trong hàng ngũ các nước công nghiệp phát triển nhất thế
giới (G7): Đức, Pháp, Anh và Italia. Về kinh tế EU đạt trình độ phát
triển cao, đặc biệt là ngành chế tạo cơ khí, hoá chất, dược phẩm, dệt,
điện tử, nguyên tử, năng lượng, khai khoáng dầu khí, chế biến nông sản.
EU cũng là một trung tâm buôn bán hàng đầu thế giới, chiếm 1/5 kim
ngạch toàn cầu. Quy mô kinh tế của toàn khối khoảng 8000 tỷ USD,
nhập khẩu hàng hoá trị giá 646.350 tỷ USD, chiếm 19,2% trong tổng
thương mại toàn cầu. Các bạn hàng chính là Mỹ, Nhật Bản và ASEAN.
1. Thành viên của thị trường liên minh châu Âu (EU)
Dưới đây là những thông tin cơ bản về 15 nước thành viên trong Liên
minh châu Âu:
1. Vương quốc Anh, thủ đô London, chênh lệch giờ với Việt nam là 7.
Vương quốc Anh gồm cả Anh và Bắc Ai len, thuộc chế độ quân chủ lập
hiến, có tổng diện tích 244.820 km2 với hơn 58 triệu dân. Vương quốc

Anh bị chia tách khỏi bờ Tây Âu bởi eo biển Anh nằm ở phía Nam và
miền Đông nước Anh giáp với biển Bắc. Miền Bắc và Tây nước Anh
nằm trên Đại Tây Dương.
2. Cộng hoà Ailen, thủ đô Dublin, chênh lệch giờ với Việt nam là 7.
Ailen có diện tích 70.284 km2, với gần 4 triệu dân, trong đó người Anh
chiếm phần lớn dân số. Ai Len nằm trên bờ Đông của sông Liffey. Ai
Len theo chế độ dân chủ đại nghị.
3. Cộng hoà Áo, thủ đô Vienne, chênh lệch giờ với Việt nam là 6. Áo là
quốc gia theo chế độ cộng hoà dân chủ liên bang, nằm ngay trung tâm
châu Âu. Áo giáp với 8 quốc gia châu Âu: miền Tây giáp Thuỵ Sĩ và
Liecbtensten, miền Bắc giáp Đức và Cộng hoà Séc, miền Đông giáp
Hungary và Cộng hoà Slovak, miền Nam giáp Italia và Slovenia. Áo có
-3-


tổng diện tích 780 km2 với hơn 8 triệu dân. Tiếng Đức là ngôn ngữ
chính trong giao tiếp và hành chính.
4. Vương quốc Bỉ, thủ đô Brussels, chênh lệch giờ với Việt nam là 6.
Vương quốc Bỉ nằm ở Tây Bắc Châu Âu, miền Bắc giáp Hà Lan, miền
Đông giáp Luxembourg và CHLB Đức, miền Nam giáp Pháp và miền
Tây giáp cửa biển Bắc. Bỉ có diện tích 30.519 km2 với hơn 10 triệu dân.
Ngôn ngữ chính ở vùng đất phía Bắc là Flandér. Có hơn một nửa dân số
quốc gia (57%) nói thứ tiếng này, tiếng Pháp chiếm 42% và một nhóm ít
người nói tiếng Đức cư trú tại miền Đông thuộc tỉnh Liege và
Luxembourg. Vương quốc Bỉ theo chế độ đại nghị.
5. Cộng hoà Bồ Đào Nha, thủ đô Lisbon, chênh lệch giờ với Việt nam là
7. Bồ Đào Nha là quốc gia theo chế độ cộng hoà đại nghị, nằm bên bờ
Đại Tây Dương thuộc bán đảo Iberian, miền Bắc và Đông giáp Tây Ban
Nha. Ngôn ngữ chính là tiếng Bồ Đào Nha. Diện tích là 92.345 km2. Dân
số 9.927 triệu dân.

6. Vương quốc Đan mạch, thủ đô Copenhagen. Chênh lệch giờ với Việt
nam –6. Đan mạch bao gồm bán đảo Jutland có 67 km đường biên giới,
miền Bắc giáp với nước Đức. Đan mạch có vô số đảo, đảo lớn nhất là
Zealand, Funen, Lolland, Falster và Bornholm. Phía Tây Đan mạch
nằm ở bờ biển Bắc, và biển Baltic nằm ở phía Đông. Đan mạch có diện
tích 43.094 km2 với hơn 5,3 triệu dân. Ngôn ngữ chính là tiếng Đan
mạch, một số nói tiếng Đức. Vương quốc Đan mạch theo chế độ quân
chủ lập hiến và dân chủ đại nghị.
7. CHLB Đức, thủ đô Berlin, chênh lệch giờ với Việt nam là 6. CHLB
Đức nằm ở trung tâm châu Âu, có 9 nước láng giềng là Đan Mạch nằm
ở phía Bắc, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg và Pháp nằm ở phía Tây, Thuỵ Sĩ
và Áo nằm ở phía Nam; CH Séc và Ba Lan nằm ở phía Đông. Đức có
diện tích 357.500 km2 với hơn 82 triệu dân. Ngôn ngữ chính là tiếng Đức
và nhiều phương ngữ khác. Đức có hơn 16 bang, mỗi bang đều có Hiến
pháp, luật và chính phủ riêng. Nước Đức theo chế độ đại nghị lưỡng
viện.
8. Vương quốc Hà lan, thủ đô Amsterdam, chênh lệch giờ với Việt nam
là 6. Hà lan là vùng đất thấp nằm ở Tây Bắc châu Âu. Miền Đông giáp
Đức, miền Nam giáp Bỉ, miền Tây và Bắc nằm trên biển Bắc. Hà lan có
diện tích 41.526 km2 với hơn 15 triệu dân. Ngôn ngữ chính là tiếng Hà
lan. Vương quốc Hà lan theo chế độ dân chủ đại nghị và dòng dõi
Hoàng tộc.
9. Cộng hoà Hy Lạp, thủ đô Athens, chênh lệch giờ với Việt nam là 5.
Bán đảo Hy lạp nằm ở phía Nam châu Âu, chiếm 131.990 km2 với hơn
-4-


10 triệu dân. Đất nước Hy lạp hầu hết là đồi núi và là nước duy nhất
trong Liên minh châu Âu không có chung biên giới với bất kỳ thành
viên nào trong EU. Ngôn ngữ chính là tiếng hy lạp hiện đại. Hy lạp theo

chế độ dân chủ đại nghị.
10. Đại công quốc Luxembourg, thủ đô là thành phố Luxembourg,
chênh lệch giờ với Việt nam là 6. Luxembourg là quốc gia nằm giữa các
nước Tây Âu, với diện tích 2.586 km2 và dân số 423.700 người. Miền
Tây và Bắc giáp Bỉ, miền Nam giáp Pháp và miền Đông giáp Đức. Tiếng
Pháp được dùng cho mục đích hành chính và tiếng Đức là ngôn ngữ viết
chính yếu cho in ấn. Luxembourg theo chế độ quân chủ lập hiến.
11. Cộng hoà Pháp, thủ đô Paris, chênh lệch giờ với Việt nam là 6. CH
Pháp thuộc Tây Âu, miền Đông giáp với Bỉ, Luxxembourg, Đức, Thuỵ
Sĩ, Italia, miền Nam giáp với Tây Ban Nha và Địa Trung Hải; eo biển
Anh nằm ở phía Bắc và phía Tây giáp với Đại Tây Dương. Pháp có
547.300 km2 với dân số gần 60 triệu người, ngôn ngữ chính là tiếng
Pháp.
12. Cộng hoà Phần Lan, thủ đô Helsinki, chênh lệch giờ với Việt nam là
5. Phần lan nằm ở miền Bắc châu Âu, phía bắc giáp Na uy, phía Tây
Bắc giáp Thuỵ Điển, phía Đông giáp Nga và phía Nam giáp biển Baltic.
Phần lan theo chế độ dân chủ cộng hoà lập hiến, có diện tích 338.000
km2 với dân số hơn 5 triệu người. Có hai ngôn ngữ chính là tiếng Phần
lan (93,4%) và Thuỵ điển (5,9%).
13. Vương quốc Tây Ban Nha, thủ đô Madrid, chênh lệch giờ với Việt
nam là 6. Tây ban nha có diện tích5034.800 km2 với gần 40 triệu dân.
Quốc đảo Balearic nằm ngay Địa trung hải và quốc đảo Canary ở Đại
tây dương đều thuộc lãnh thổ của Tây ban nha và nhiều vùng đất nhỏ
bé ở Bắc Phi. Phía Bắc Tây ban nha giáp nước Pháp, phía Tây giáp Bồ
đào nha. Ngôn ngữ chính là tiếng Tây ban nha Castilian. Vùng Catalan,
Basque và Galician được công nhận là những cộng đồng tự trị. Tây ban
nha theo chế độ quan chủ lập hiến lâu đời và dân chủ đại nghị ra đời
theo Hiến pháp năm 1978.
14. Vương quốc Thuỵ điển, thủ đô Stockholm, chênh lệch giờ với Việt
nam –6. Nằm ngay trung tâm Bắc Âu, Thuỵ điển là quốc gia lớn nhất

với diện tích 450.000 km2, có gần 9 triệu dân. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng
Thuỵ điển, theo chế độ quân chủ lập hiến.
15. Cộng hoà Italia, thủ đô Rome, chênh lệch giờ với Việt nam là 6. CH
Italia là một bán đảo trải dài xuống miền Nam châu Âu, vươn ra Địa
trung hải. Dân số gần 57 triệu người, diện tích 301.230 km2. Ngôn ngữ
quốc gia là tiếng Italia.
-5-


Bảng 1.1 Các thông số cơ bản về các nước thành viên EU (tính đến
2001)
Quốc gia
Anh
Ailen
Áo
Bỉ
Bồ Đào Nha
Đan Mạch
Đức
Hà lan
Hy lạp
Luxembourg
Pháp
Phần lan
Tây ban nha
Thuỵ điển
Italia

Tăng trưởng
GDP (%)

3,5
6,0
2,1
2,3
3,0
3,0
2,4
3,25
3,5
3,3
2,3
4,6
3,3
2,1
1,5

Thu nhập đầu
người (USD)
18871
16802
29254
26572
10412
33589
29685
25734
10707
41277
26698
24613

14230
25919
19059

Tỷ lệ thất nghiệp
(%)
1,3
1,3
0,8
1,5
1,5
0,9
4
0,9
5,4
0,5
3,1
12,4
3,9
1
5,8

Nguồn: số liệu dẫn lại theo Tạp chí Nghiên cứu châu Âu năm 2001 và
2002 và Eurrostat: />2. Quá trình hình thành liên minh châu Âu
Ngày 9 tháng 5 hàng năm, các nước châu Âu đều tập trung lại để tổ
chức “Ngày châu Âu”. Ngày đó năm 1950, Ngoại trưởng Pháp là Ông
Robert Schuman đã đề nghị ký kết Hiệp định chấp thuận thị trường
chung về than và thép, được 6 nước châu Âu thông qua là Bỉ, Pháp,
Đức, Italia, Luxembourg và Hà lan. Sự kiện lịch sử đó đóng vai trò
chính yếu cho tiến trình thống nhất châu Âu và là tiền thân của Liên

minh châu Âu (EU) ngày nay.
Những cột mốc quan trọng trong tiến trình thống nhất châu Âu:
1. Ngày 9-5-1950, Robert Schuman đề nghị Pháp, CHLB Đức và
các quốc gia châu Âu khác liên kết nhau để hình thành thị
trường chung về than và thép
2. Năm 1951, 6 nước châu Âu ký kết Hiệp ước Paris thành lập
Cộng đồng than và thép châu Âu (ECSC)
-6-


3. Năm 1957, Khối thị trường chung châu Âu (EEC) và Uỷ ban
năng lượng nguyên tử châu Âu (Euratom) ra đời với bản Hiệp
ước ký kết tại Roma gồm 6 nước thành viên: Bỉ, Pháp, Đức,
Italia, Luxembourg và Hà lan.
4. Năm 1973, Đan mạch, Ailen và Anh gia nhập EEC.
5. Năm 1981, Hi lạp gia nhập EEC
6. Năm 1986, Tây Ban Nha, Bồ đào nha gia nhập EEC. Văn kiện
“Châu Âu duy nhất” được ký kết và theo sau là Hiệp ước
Maastricht về Liên minh châu Âu.
7. Năm 1990, nước Đức tái thống nhất, EEC và Việt nam thiết lập
quan hệ ngoại giao.
8. Năm 1992, Hiệp ước Liên minh châu Âu được ký kết tại
Maastricht. Các thành viên cam kết để đạt được Hiệp định về
tiền tệ vào năm 1999 và để tiến tới một chính sách ngoại giao
và an ninh chung. Việt nam và EC ký hiệp định chung về hàng
dệt may.
9. Từ ngày 1-1-1993 chính thức thi hành Hiệp ước về Liên minh
châu Âu, cụm từ “Liên minh châu Âu (EU)” (European Union)
được sử dụng thay cho cụm từ “Cộng đồng châu Âu (EC)”
(European Community) được ra đời từ năm 1967 khi mà những

cơ chế của ba cộng đồn ECSC, EEC và Euratom được sáp nhập
với nhau.
Năm 1995, Áo, Phần lan, Thuỵ điển gia nhập EU, đưa tổng số các nước
thành viên của Liên minh châu Âu lên 15 nước.

-7-


3. Các thể chế của Liên minh châu Âu
Các nhà soạn thảo hiệp ước đã lập ra một hệ thống thể chế cho phép
trong phạm vi các lĩnh vực cộng đồng được hoạch định, điều hành và
giám sát quá trình thực hiện hiệp ước. Hệ thống thể chế ngày gồm năm
cơ quan chính: Uỷ ban, Hội đồng, Quốc hội châu Âu, Toà án châu Âu
và Toà kiểm toán cùng với các bộ phận hỗ trợ cho các cơ quan trên như
Uỷ ban Kinh tế và Xã hội, Uỷ ban về khu vực. Việc kết nạp thêm thành
viên mới của cộng đồng không tác động đến cơ cấu cũng như trách
nhiệm của các cơ quan của cộng đồng cho dù thành phần của nó có thay
đổi. Trong thời gian gần đây, Liên minh lại xuất hiện thêm các thể chế
và các chức năng sau: Viện Kiểm toán và Ngân hàng đầu tư châu Âu
với vai trò của một nhà tài chính then chốt cho sự phát triển kinh tế
trong Liên minh châu Âu. Uỷ ban kinh tế- Xã hội là nhân chứng cho sự
hợp tác và cạnh tranh giữa các thành phần xã hội và kinh tế của EU. Uỷ
ban các vùng nhằm nâng cao tính đa dạng và lợi ích khu vực… Cùng
với thời gian, các thể chế mới đã ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu phát
triển ngày càng lớn mạnh của Liên minh châu Âu. Sau đây là những nét
chủ yếu của một số tổ chức cơ bản trong EU:
Uỷ ban châu Âu (European Commission)
Với hiệp ước sát nhập được ký vào ngày 8-4-1965 có hiệu lực từ tháng
7-1967, Uỷ ban quyền lực tối cao của Cộng đồng Than, Thép châu Âu,
Uỷ ban của cộng đồng kinh tế châu Âu và của Cộng đồng Năng lượng

nguyên tử châu Âu đã sát nhập với nhau thành một uỷ ban duy nhất
thực hiện tất cả các quyền và trách nhiệm của ba cộng đồng trên.
Uỷ ban châu Âu được đặt tại Brussel (Bỉ) có nhiệm vụ điều hành và
phát triển thị trường chung, đề ra các chính sách cho cộng đồng. Sau
khi được Hội đồng Bộ trưởng EU quyết định, Uỷ ban châu Âu sẽ tiến
hành thực hiện các chính sách do mình đề ra. Sau khi có sự đề cử thống
nhất giữa Chính phủ các nước thành viên và được Nghị viện châu Âu
chấp thuận, 20 uỷ viên của Uỷ ban châu Âu sẽ được bổ nhiệm cho
nhiệm kỳ công tác 5 năm. Các thành viên của Uỷ ban châu Âu sẽ hoàn
toàn độc lập với Chính phủ các nước thành viên và với Hội đồng châu
Âu. Thậm chí Hội đồng châu Âu không có quyền đơn phương thay đổi
Uỷ ban châu Âu. Uỷ ban châu Âu có khoảng 17000 nhân viên giúp việc.
Hội đồng châu Âu (Council of the European Union)
Hội đồng châu Âu có trụ sở tại Brussel (Bỉ), là nơi đưa ra những quyết
định chính, quy định những phương hướng hoạt động lớn của EU. Nó
có trách nhiệm phối hợp các chính sách kinh tế tổng quát của 15 nước
thành viên. Hội đồng còn có chức năng làm trọng tài cho những vấn đề
-8-


tranh chấp, chưa có sự thống nhất trong Hội đồng Bộ trưởng EU. Hội
đồng cùng gánh vác với Nghị viện châu Âu bởi vì Hội đồng và Nghị viện
cùng có nhiệm vụ kiểm soát ngân sách của Liên minh châu Âu. Tại hội
đồng châu Âu, mỗi nước thành viên do Bộ trưởng Ngoại giao hoặc vị Bộ
trưởng có trách nhiệm của các ngành liên quan làm đại diên. Từ năm
1974, Hội đồng châu Âu mỗi năm họp từ 2 đến 3 lần, bao gồm các vị
nguyên thủ quốc gia, chính phủ các nước thành viên và ông Chủ tịch Uỷ
ban châu Âu. Mỗi nước thành viên luân phiên giữ chức vụ chủ tịch Hội
đồng châu Âu trong vòng 6 tháng theo thứ tự tuyệt đối của sự sắp xếp
theo vần a, b, c tên của mỗi nước theo ngôn ngữ của nước đó.

Hội đồng bộ trưởng (The European Council of Ministers)
Cộng đồng Than, Thép châu Âu, Cộng đồng kinh tế châu Âu và Cộng
đông Năng lượng nguyên tử châu Âu đều có cơ quan hội đồng riêng. Do
vậy, ngày 8-4-1965, các nước thành viên cộng đồng đã quyết định sát
nhập ba hội đồng của ba cộng đồng thành một hội đồng duy nhất với
tên gọi là Hội đồng bộ trưởng của Liên minh châu Âu.
Các bộ trưởng 15 nước thành viên trong EU họp phiên hội đồng tuỳ
theo lĩnh vực họ phụ trách để thông qua các chỉ thị và luật định của
Liên minh do Nghị viện châu Âu đề nghị. Như bộ trưởng nông nghiệp
thảo luận về giá của sản phẩm nông nghiệp, trong khi vấn đề giải quyết
công ăn việc làm của công dân cộng đồng liên quan đến công việc của bộ
trưởng kinh tế và lao động. Bộ trưởng ngoại giao được xem như là đại
diện chính của quốc gia thành viên trong Hội đồng Bộ trưởng, đồng thời
cũng chịu trách nhiệm về quan hệ đối ngoại của cộng đồng và các vấn
đề chung tác động đến cộng đồng. Như vậy quyền lập pháp nằm trong
tay các Bộ trưởng 15 nước thành viên.
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng có vai trò rất quan trọng, có quyền triệu
tập Hội đồng Bộ trưởng dó sáng kiến của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng,
của từng thành viên hay của Uỷ ban châu Âu. Hội đồng Bộ trưởng
thường họp vào ngày thứ ba đầu tiên của từng tháng. Chủ tịch Hội đồng
Bộ trưởng chủ trì các cuộc thảo luận và cho tiến hành cuộc bỏ phiếu, ký
các biên bản của Hội đồng Bộ trưởng. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng EU
do nước giữ Chủ tịch Hội đồng châu Âu đảm nhiệm.
Nghị viện châu Âu (European Parliament)
Nghị viện châu Âu được công dân các nước thành viên bầu trực tiếp
theo hình thức phổ thông đầu phiếu, 5 năm một lần. Nghị viện châu Âu
được đặt tại Brussel (Bỉ) với 626 nghị sĩ. Nghị viện châu Âu xem xét tất
cả các chỉ thị và quy định của EU, có thể chấp nhận, sửa đổi hoặc bãi bỏ
những dự án được trình lên. Nghị viện còn kiểm tra công việc của Uỷ
-9-



ban châu Âu và có thể bãi bỏ, thay thế Uỷ ban châu Âu và có thể bãi bỏ,
thay thế Uỷ ban thông qua một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm. Nghị viện
cũng thông qua ngân sách hàng năm của EU. Hiệp ước Maastricht tăng
cường quyền hành cho Nghị viện châu Âu bằng cách cho quyền cùng
quyết định trong một phạm vi đặc biệt. Nghị viện có thể bác bỏ lập
trường, ý kiến của Hội đồng châu Âu. Nghị viện còn chia sẻ vai trò soạn
thảo ngân sách của EU, có quyền đưa ra lời phán xét cuối cùng trong
việc chấp thuận hay bác bỏ dự thảo ngân sách, đồng thời có quyền theo
dõi thi hành ngân sách.
Toà án châu Âu (Court of Justice)
Toà án châu Âu được đặt tại Luxembourg nhằm duy trì pháp luật trong
việc thực thi những hiệp ước của châu Âu. Toà án gồm 15 thẩm phán, 9
phó chưởng lý được bổ nhiệm kỳ 6 năm sau khi đã được sự thoả thuận
của chính phủ 15 nước thành viên.
Uỷ ban Kinh tế – Xã hội (Economic and Social Committee)
Uỷ ban tiếp nhận các ý kiến của các nhà hoạt động kinh tế-xã hội, sẽ
thông báo cho Uỷ ban châu Âu, Hội đồng châu Âu và Nghị viện châu Âu
phù hợp với các Hiệp ước của EU.
Viện Kiểm toán (Court of Auditors)
Viện Kiểm toán bao gồm 15 thành viên được Hội đồng châu Âu bổ
nhiệm sau khi đã có ý kiến của Nghị viện châu Âu, nhiệm kỳ công tác là
6 năm. Viện kiểm toán theo dõi vấn đề lợi tức của EU có thu nhập đầy
đủ và chi tiêu một cách bình thường theo đúng pháp luật hay không.
Đồng thời nó kiểm tra những dịch vụ tài chính có trong sạch hay không.
Ngân hàng đầu tư châu Âu (European Investment Bank)
Ngân hàng đầu tư EU là cơ quan tài chính của EU nhằm cung cấp các
khoản vốn vay đầu tư để thúc đẩy sự phát triển một nền kinh tế cân
bằng và hoà nhập.

Uỷ ban vùng (Committee of the Regions)
Uỷ ban vùng là cơ quan ra đời muộn nhất trong thể chế của châu Âu,
nó phản ánh ước muốn mạnh mẽ của các nước thành viên trong EU
không những tôn trọng về các đặc quyền, sự thống nhất của địa phương
và khu vực mà còn giải quyết theo hướng phát triển và thực thi chính
sách của EU.
Thanh tra châu Âu (European Ombudsman)

- 10 -


Mỗi công dân các nước thành viên vừa là công dân nước sở tại vừa là
công dân của châu Âu. Với tư cách là công dân châu Âu, họ có quyền áp
dụng Luật thanh tra châu Âu nếu họ là nạn nhân trong việc quản lý yếu
kém của các cơ quan nhà nước EU.
Bên cạnh những thể chế cơ bản, EU còn có những biểu tượng chủ yếu
sau:
Cờ của EU: trên nền xanh, một vòng tròn gồm 12 ngôi sao vàng năm
cánh đều đặn nhưng không chạm nhau- lá cờ được Hội đồng châu Âu
chấp nhận vào ngày 8 tháng 12 năm 1955, đến năm1986 nó trở thành
biểu tượng chính thức của EU trong Hiệp ước Maastricht. Mười hai
ngôi sao biểu hiện cho sự hoàn hảo và đều đặn. Đó là 12 bàn làm việc
của Viện Nguyên lão La mã, 12 giờ của ban ngày, 12 tháng của một năm
và là 12 biểu tượng của tử vi châu Âu…
EU đã chọn “Ode to Joy” từ bản giao hưởng số 9 của Bethoven làm
quốc ca của EU. Ngày quốc khánh được chọn là ngày 9 tháng 5. Ngoài
ra, đồng EURO là biểu tượng của một châu Âu thống nhất. Đồng
EURO đi vào hoạt động chính thức vào ngày 1-1-1999. Và theo đánh giá
của các nhà tài chính tiền tệ thế giới, đồng tiền này sẽ khẳng định được
ví thế của nó trên thị trường tài chính quốc tế như là một đồng ngoại tệ

có khả năng phá vỡ thế độc tôn của đồng đô la Mỹ trong các giao dịch
thương mại quốc tế.
4. Vị thế EU trên trường quốc tế trong giai đoạn hiện nay
Hiện nay, quy mô của nền kinh tế EU đang đứng thứ hai thế giới (chiếm
khoảng 20% GDP toàn thế giới), đứng sau Mỹ và Nhật bản; giá trị
thương mại của EU cũng chiếm khoảng 20% giá trị thương mại thế
giới, lớn hơn con số tương ứng của Mỹ (15%) và của Nhật bản (8,5%)
(xem Biểu đồ 1 dưới đây). Từ năm 1997, trong khi nhiều nước trên thế
giới chịu tác động sâu sắc của cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á, kinh tế
EU vẫn giữ được sự ổn định và duy trì được mức tăng trưởng tương đối
cao. Trong năm 2000, kinh tế EU có mức tăng trưởng cao hơn hẳn các
năm trước (3,4%) ở cả khối cũng như ở từng nước. Nguyên nhân ở sự
tăng trưởng này là EU đã thực hiện chính sách đồng bộ như: kích thích
tiền tệ, đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng nhu cầu trong nước, tăng cường
thu hút đầu tư và đầu tư ra nước ngoài. Hiện nay EU đang thực hiện
mở rộng Liên minh sang phía đông, mở rộng thị trường nội bộ Khối
đồng thời với việc tiến hành cải tổ mạnh mẽ cơ cấu điều hành.
Sau khi hợp nhất thành công EU đã trở thành một trung tâm kinh tế tài
chính mạnh, ngang hàng với Mỹ và Nhật Bản. Trên 100 nước thiết lập
mối quan hệ với EU tại uỷ ban Châu Âu; thực tế cho thấy, trong những
- 11 -


năm gần đây khủng hoảng kinh tế đã khiến cho nhiều nước, tổ chức
kinh tế như: ASEAN, Nhật Bản, Mỹ, … bị ảnh hưởng. Nền kinh tế của
Nhật Bản đã có dấu hiệu suy thoái, tốc độ tăng trưởng bình quân của
các quốc gia châu Á suy giảm mạnh. Trong khi đó, EU vẫn giữ được tốc
độ tăng trưởng ổn định và hầu như không bị ảnh hưởng bởi các cuộc
khủng hoảng. Trong tình hình thế giới hiện nay tiếng nói của EU ngày
càng có trọng lượng và vai trò ngày được nâng cao.

Đối với mối quan hệ giữa EU và Mỹ, EU vừa là một đối tác cùng chia sẻ
các giá trị có được, vừa là một đối thủ trong các ngành mang hàm lượng
công nghệ cao và các ngành thương mại quan trọng. Tuyên bố được kí
vào ngày 20/11/1990 giữa Mỹ và EU cùng với các quốc gia thành viên
EU đã cho thấy sự công nhận của Mỹ trước sự ra đời của đối tác Châu
Âu dân chủ và ổn định, đồngthời cũng góp phần vào việc giải quyết
nhiều mâu thuẫn thương mại giữa EU và Mỹ về các mặt hàng nông sản,
thép và hàng không dân dụng.
Trong quan hệ EU và Nhật Bản, Nhật Bản luôn được EU đánh giá là
một đối tác quan trọng. Người Châu Âu luôn muốn xâm chiếm thị
trường Nhật Bản trong khi lại cố gắng không để hàng hoá Nhật Bản
thống trị thị trường Châu Âu.
Đối với các nước đang phát triển, EU là một thị trường tiêu thụ lớn với
386 triệu dân có mức sống vào hàng cao nhất trên thế giới cùng với các
quy định và luật pháp khá hài hoà, chặt chẽ. Chẳng những thế, quá
trình nhất thể hoá Châu Âu đã cho ra đời đồng tiên chung EURO điều
này khẳng định vai trò cuả đồng EURO sẽ ngang hàng với đồng USD
trong thanh toán quốc tế. Trên thực tế sau sự kiện ngày 11/9/2001 đồng
USD đang có xu thế giảm dần vai trò so với các đồng tiền khác trên thế
giới bởi sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ. Sự ổn định của đồng EURO sẽ
giúp các tập đoàn kinh tế lớn và các quốc gia tránh được rủi ro khi tỷ
giá đồng USD và đồng Yên Nhật bị giao động.
Mặt khác EU còn có những ưu đãi đặc biệt dành cho phần lớn những
mặt hàng xuất khẩu chủ lực của các nước đang phát triển. Các nước
này được hưởng chế độ ưu đãi phổ cập và nhận nhiều khoản viện trợ
không hoàn lại cùng các hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ từ EU.
Chính vì thế, trong những năm qua buôn bán của EU với thế giới không
ngừng phát triển. Theo tính toán của Uỷ ban Châu Âu, tỷ trọng của EU trong
thương mại thế giới lên tới 19,2% trong đó Mỹ là 18,1%, Nhật Bản chiếm
9,6%; dịch vụ chiếm 26% vượt trên Mỹ 3% và gấp trên 3 lần Nhật Bản.

- 12 -


Biu 1: T trng phõn theo nc, khu vc (2000).
Hng hoỏ

EU

M

20%

15%
9%Nht

56%

Mỹ

Nhật bản

bn

Cỏc nc khỏc

Các nớc khác

EU

Ngun: Trung tõm thng kờ EU v IMF.

Kim ngch xut khu ca EU trờn th gii chim 9% GDP hng nm
ca khu vc kinh t ny. Bn thõn giao dch ni b ó chim hn 1/5
trao i hng hoỏ trờn th gii, hot ng thng mi khụng b hn ch
cỏc sn phm nh: ụ tụ, qun ỏo hay mỏy tớnh m cũn m rng dn c
dch v: ngõn hng, bo him truyn thụng, vn,... õy l nhng lnh
vc ang phỏt trin mnh ti cỏc quc gia EU.
EU l mt t chc cú tim lc vn, ti chớnh mnh. Theo cụng b ca c
quan ny ngy 1/1/2000, tng d tr m h thng ngõn hng trung
ng cỏc nc thnh viờn nm gi v cú ton quyn s dng hoc can
thip khi cn thit thc hin mc tiờu lờn ti 327 t EURO, trong ú
gn 100 t EURO bng vng. ng EURO ó v ang c ỏnh giỏ l
ng tin mnh nht trờn th gii. iu ú ó c chng minh trong
tỡnh hỡnh ti chớnh ca th gii hin nay, khi cuc chin gia M v
Iraq ang lm chao o th trng ti chớnh ton cu. Do tim lc ti
chớnh mnh m nờn EU cú kh nng chi nhng khon tin khng l vo
cỏc d ỏn nghiờn cu hay u t. Vớ d nh trong chng trỡnh chi tiờu
n nm 2006, Ngh vin chõu u v Hi ng B trng chõu u ó
quyt nh chi mi nm t 90.660 triu EURO n 93,955 triu EURO
cho cỏc hot ng ca liờn minh.
- 13 -


Ngoài ra EU còn là khu vực có dân số đông với mức sống cao, người lao
động có trình độ tay nghề cao nhờ các chương trình và các chính sách
khuyến dụng người tài, điển hình là nước Đức.

II. Quan hệ Việt nam – EU từ sau 1990
1. Khuôn khổ pháp lý cho sự hợp tác
Sau nhiều năm chuẩn bị và đàm phán, ngày 31/5/1995, Việt nam và EU
đã ký tắt và ngày 17/7/1995 ký chính thức Hiệp Định hợp tác giữ Cộng

Đồng châu Âu và Cộng hoà XNCN Việt nam tại Brussel (Bỉ) tạo bước
ngoặt trong tiến trình phát triển quan hệ hợp tác hai bên. Đây là một
hiệp định khung (Cooperation Framework Agreement) dài hạn, quy
định khái quát quan hệ giữa hai bên gồm 21 điều khoản và 3 phụ lục.
Các điều khoản chủ yếu là các vấn đề hợp tác thương mại, đầu tư, hợp
tác kinh tế khoa học và công nghệ, hợp tác phát triển, môi trường…
Hiệp định có giá trị trong vòng 5 năm và nghiễm nhiên được gia hạn
thêm hàng năm nếu một trong các bên ký kết không tuyên bố huỷ bỏ nó
trước khi hết hạn 6 tháng.
Hiệp định khung hợp tác Việt nam – EU nhằm 4 mục tiêu sau:
Đảm bảo các điều kiện cần thiết và khuyến khích việc thúc đẩy phát triển
quan hệ thương mại, đầu tư hai chiều trên cơ sở cùng có lợi.
Trợ giúp phát triển kinh tế bền vững ở Việt nam và đặc biệt chú trọng
đến việc cải thiện đời sống cho các tầng lớp dân cư nghèo.
Tăng cường hợp tác kinh tế cùng có lợi, bao gồm sự trợ giúp đối với các
nỗ lực của Việt nam trong việc chuyển sang nền kinh tế thị trường.
Trợ giúp về bảo vệ môi trường và sử dụng lâu dài các nguồn tài nguyên
thiên nhiên.
Thương mại chiếm vị trí quan trọng trong nội dung cơ bản của HIệp
định. Trước tiên, hiệp định quy định rõ Việt nam và Cộng đồng châu
Âu sẽ dành cho nhau quy chế Tối Huệ Quốc (MFN: Most Favoured
Nation), đặc biệt là quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP:
Generalised System of Preferences) - điều này có ý nghĩa thực tiễn lớn vì
trong khi Việt nam chưa phải là thành viên của WTO nhưng vẫn được
hưởng quy chế ưu đãi này. Hiệp định cam kết phát triển và đa dạng hoá
trao đổi thương mại, cải thiện quá trình tiếp cận thị trường của nhau
- 14 -


đến mức cao nhất có thể được, đồng thời sẽ thực hiện các chính sách

nhằm tạo thuận lợi cho việc bán sản phẩm vào thị trường của nhau, các
bên sẽ dành cho nhau nhiều điều kiện thuận lợi để xuất, nhập khẩu
hàng hoá và thoả thuận, xem xét cách thức và biện pháp loại bỏ hàng
rào thương mại giữa các bên, đặc biệt là hàng rào phi thuế quan.
Sau khi hiệp định khung hợp tác Việt nam - EU được ký vào năm 1995,
quan hệ hợp tác về kinh tế và chính trị giữa hai bên đã có nhiều bước
tiến đáng kể, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại. Thời kỳ trước hiệp
định, tổng kim ngạch xuất khẩu của VN vào EU hàng năm tăng như
sau: 1993/1992 tăng 39,3%, 1994/1993 tăng 32 % và 1995/1994 tăng
45,4%. Sau khi Hiệp định khung hợp tác ra đời, kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam vào EU tăng khá nhanh và ổn định. Cho đến nay kim
ngạch xuất khẩu của Việt nam vào EU chiếm khoảng 16.87% tổng kim
ngạch xuất khẩu của Việt nam với quy mô buôn bán ngày càng được
mở rộng sang nhiều mặt hàng khác nhau.
2. Tình hình quan hệ thương mại của Việt nam và EU
Bảng 1.2: Kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang EU thời kỳ 19902000
Đơn vị: Triệu USD
Thời
gian

(1) Kim ngạch (2) Tổng kim Tỷ trọng (3)Tổng
Tỷ trọng
xuất khẩu của ngạch XK của (1) trong kim ngạch (1) trong
Việt nam sang Việt nam
(2) (%)
NK
của (3) (%)
EU
EU


1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000

Nguồn:

141,6
112,2
227,9
216,1
383,8
720,0
900,5
1608,4
2125,8
2506,3
2836,9

2404
2087,1
2580,7
2985,2

4054,3
5448,9
7255,9
9185,0
9361,0
11135,9
13962,8

5,9
5,4
8,8
7,2
9,5
13,2
12,4
17,5
22,7
22,5
20,3

622489
713252,4
738505
757852,2
809569,1
864539,1
923241,3

0,06
0,10

0,12
0,21
0,29
0,29
0,31

Tốc độ
tăng
hàng
năm của
(1) (%)

-20,8
103,1
-5,2
77,6
87,6
25,1
78,6
17,9
17,9
13,2

Số liệu thống kê của Trung tâm tin học & thống kê - Tổng cục
hải quan &Eurostat (Văn phòng thống kê của Liên minh châu
ÂU)

- 15 -



Những số liệu trong bảng 1.2 cho thấy kim ngạch xuất khẩu của Việt
nam tăng lên rất nhanh (trừ năm 1991 và 1993) Đến năm 2000, kim
ngạch xuất khẩu sang EU đã đạt 2.836,9 triệu USD, tăng 20 lần so với
năm 1990. Trong vòng 11 năm (1990-2000), kim ngạch xuất khẩu Việt
nam sang thị trường này đạt 11.779,5 triệu USD, tăng 34,97% năm. Chỉ
tính riêng thời kỳ được điều chỉnh bởi Hiệp định khung về hợp tác
1995-2000, kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang EU đã tăng trung
bình hàng năm là 31,56%, còn thời kỳ 1990-1994 kim ngạch xuất khẩu
của Việt nam sang EU chỉ tăng 28,31% năm.
Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU trong tổng kim ngạch
xuất khẩu của Việt nam cũng tăng lên khá ổn định. Mức tăng này lớn
hơn nhiều nếu so sánh với tỷ trọng của các thị trường: Trung Quốc, Úc,
Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam (xem bảng 1.3), Số
liệu trong bảng 1 cho thấy tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường
EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam có chiều hướng gia
tăng trong khi tỷ trọng của thị trường Nhật Bản giảm. Chẳng hạn trong
các năm 1998-2000, EU chiếm thị phần lớn hơn nhiêu so với Nhật Bản
trong xuất khẩu của Việt nam do đó từ vị trí thứ 3, EU đã vượt lên
chiếm vị trí sau ASEAN, đẩy Nhật Bản xuống vị trí thứ 3. Có thể thấy
xu hướng chung là thị trường EU ngày càng đóng vai trò quan trọng
trong hoạt động xuất khẩu của Việt nam và hiện đang là thị trường xuất
khẩu lớn thứ hai sau ASEAN. Chỉ tính riêng năm 2000, EU là thị
trường xuất khẩu lớn nhất của ta.
Bảng 1.3. Tỷ trọng của các thị trường xuất khẩu chính trong tổng kim
ngạch xuất khẩu của Việt nam thời kỳ 1994-2000.
Tên nước

1996-2000 1994

1995


1996

1997

1998

1999

2000

ASEAN
EU
Nhật bản
Trung Quốc
Australia
Mỹ

22,5
19,0
17,9
6,8
4,9
4,1

18,3
13,2
26,8
6,6
1,0

3,1

22,8
12,4
21,3
4,7
0,9
2,8

19,5
17,5
17,6
5,7
2,0
3,0

24,3
22,7
15,8
5,1
5,0
5,0

27,0
22,5
16,0
7,7
7,3
4,5


18,7
20,0
18,8
11,0
9,1
5,3

19,6
9,5
29,1
7,3
1,1
2,3

Nguồn: Tổng cục Hải quan, Bộ Thương Mại
Từ một góc nhìn khác, có thể thấy tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của
Việt nam vào EU trong tổng kim ngạch nhập khẩu của EU cung trong
xu thế gia tăng. Chẳng hạn năm 1994 chiếm 0,06% năm 1995 là 0,10%,
năm 1996 là 0,12%, năm 1997 là 0,21%, năm 1998 là 0,26%, năm 1999
tăng lên 0,29%, năm 2000 lên tới 0,31%. Tuy nhiên, cũng phải thấy
rằng tỷ phần đó khá nhỏ bởi thị trường EU được đánh giá là “khó tính”
- 16 -


vào loại nhất nhì thế giới, trong khi hàng hoá Việt nam có chất lượng
chưa được ổn định và đôi khi không đáp ứng được yêu cầu của các bạn
hàng EU. Chẳng hạn như hàng vẫn còn lẫn tạp chất, các hàng thực
phẩm bị nhiễm khuẩn, điều kiện chế biến chưa đáp ứng được các quy
định của EU, các vết bẩn trên sản phẩm dệt v..v…Ngoài ra, còn nhiều
trường hợp hàng xuất khẩu của Việt nam không đảm bảo đúng các quy

định trong hợp đồng về quy cách, kỹ thuật, số lượng và thời gian giao
hàng. Những điều này đã làm giảm đáng kể mức lưu chuyển hàng xuất
khẩu của Việt nam sang EU.
Tuy kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang EU tăng nhưng không ổn
định: 1995/1994 tăng 87,6%, 1996/1995 tăng 25,1%, 1997/1996 tăng
78,6%, 1998/1997 tăng32,2%, 1999/1998 tăng 17,9% và năm 2000 chỉ
tăng 13,2% so với năm 1999. Bên cạnh nguyên nhân giảm giá cả một số
mặt hàng trên thị trường thế giới (điển hình là cà phê) phải kể đến tình
trạng tất cả các mặt hàng quan trọng của Việt nam đều gặp trở ngại do
các quy chế quản lý nhập khẩu của thị trường EU gây ra. Cho đến
tháng 4 năm 2000, Việt nam vẫn chưa được EU coi là nước có nền kinh
tế thị trường, do đó hàng hoá của Viên nam phải chịu sự phân biệt đối
xử so với hàng của các nước khác khi EU xem xét, áp dụng các biện
pháp chống bán phá giá.
Bảng 1.4: Kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang EU (phân theo
nước)
(Đơn vị: triệu USD)
Tên nước

1995

1996

1997

1998

1999

2000


1/ Đức

501,8

542,2

661,3

836,1

944,5

1.106,3

2/Anh

173,4

240,5

328,2

443,6

545,8

727,0

3/ Pháp


270,9

298,3

325,1

419,7

481,7

556,3

98,3

136,0

242,3

303,0

353,4

486,6

5/ Hà Lan

116,1

147,9


188,4

278,7

310,7

397,4

6/ Italia

109,4

152,6

233,6

278,6

276,5

348,6

7/ Tây Ban Nha

62,3

72,5

131,5


175,4

187,8

247,5

8/ Thuỵ Điển

20,5

36,8

53,6

62,5

67,9

91,6

9/ Đan Mạch

19,3

25,0

42,6

47,9


57,3

75,2

10/ Áo

19,7

23,5

27,3

25,1

31,7

35,7

11/ Phần Lan

5,6

11,5

18,7

20,6

22,6


32,0

12/ Hy Lạp

4,9

11,0

16,2

18,6

20,0

28,4

4/ Bỉ+Lúcxămbua

- 17 -


13/ Bồ Đào Nha
14/ Ai Len
Tổng

8,3

8,5


12,9

14,7

11,4

12,4

4,1
1.414,6

4,7
1.711,0

6,4
2.288,1

8,6
2.933,1

13,8
3.325,1

18,7
4163,7

Nguồn: Eurostat (Văn phòng thống kê EU)
Xét về mặt tổng thể, kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang các nước
EU tăng dần theo năm (Bảng 1.4). Tổng kim ngạch xuất khẩu sang EU
năm 1995 là 1.414,6 triệu đô la và con số này tăng lên 4163,7 triệu USD.

CHLB Đức vẫn là bạn hàng xếp thứ nhất của Việt nam với tổng kim
ngạch xuất khẩu hơn 1 triệu USD năm 2000.

III. Những chính sách EU áp dụng với hàng nông sản
1. Các biện pháp quản lý nhập khẩu hàng nông sản của EU
Tất cả các nước thành viên của EU đều áp dụng chính sách thương mại
chung đối với các nước ngoài Liên minh. Để thực thi chính sách thương
mại, EU áp dụng các biện pháp thuế và phi thuế.
1.1. Hệ thống thuế
Thuế nhập khẩu:
Một trong những kết quả đáng chú ý nhất của việc hình thành thị
trường chung là các thủ tục thông quan đồng nhất và thuế nhập khẩu
chỉ phải thanh toán tại cảng vào Liên minh châu Âu. Khi hàng hoá đã
vào EU thì không cần làm thêm các thủ tục thông quan tại biên giới nội
địa. Bởi vậy, hàng hoá có thể được vận chuyển nhanh và với giá cước rẻ
trong phạm vi EU.
Thuế nhập khẩu được áp dụng đối với tất cả các sản phẩm nhập khẩu
vào EU. Thuế hải quan chung của EU được xây dựng dựa trên Hệ thống
Mã mô tả hàng hóa hài hoà (HS). Nhìn chung, thuế nhập khẩu không
quá cao. Mức thuế trung bình thấp hơn 4% đối với các sản phẩm chế
tạo. Các loại thuế áp dụng đối với sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm
nhạy cảm (đặc biệt là hàng dệt may) rất chặt chẽ kể từ khi hạn ngạch
chuyển thành thuế quan theo Vòng đàm phán Uruguay. Do đó, thuế
quan có thể vẫn cao đối với một số mặt hàng nông sản và hàng nhạy
cảm trong vài năm tới. Tuy nhiên, những mức thuế quan này cũng đã
giảm xuống. Thuế quan đối với hàng nông sản ôn đới là rất đa dạng,
phụ thuộc vào vụ nông nghiệp ở EU.
Hiện nay EU đang áp dụng chương trình Ưu đãi thuế quan phổ cập
(GPS) và các hiệp định thương mại đối với một số nước và vì thế mà
xuất khẩu từ các nước đang phát triển có thể được miễn thuế nhập

khẩu hoặc chịu một mức thuế thấp. Trong các trường hợp đặc biệt,
- 18 -


hàng hoá có thể được miễn thuế nhập khẩu vì các lý do khác, ví dụ:
Vận chuyển hàng mẫu không có giá trị thương mại; Hàng hóa để sửa
chữa hoặc các sản phẩm chỉ nhập khẩu tạm thời.
Thuế nhằm bảo hộ các sản phẩm thực phẩm
Chính sách Nông nghiệp chung (CAP) đã được ban hành và thực thi ở
EU trong nỗ lực để bảo hộ sản xuất thực phẩm nội địa. Đối tượng điều
chỉnh của Chính sách này bao gồm cả sản phẩm nông nghiệp ôn đới.
Một đặc điểm quan trọng của CAP là hệ thống thuế. Các loại thuế đang
được hợp nhất thành một hệ thống giá khởi điểm. Nếu giá nhập khẩu
nằm dưới giá khởi điểm tối thiểu, một mức thuế bổ sung được đánh vào
thuế hải quan. Mức thuế và giá khởi điểm phụ thuộc vào lý do này. Các
rau quả nhập khẩu không bị ảnh hưởng bởi hệ thống giá khởi điểm.
Thuế chống bán phá giá
Thuế chống bán phá giá là thuế đánh vào các sản phẩm nhập khẩu
được bán ở EU với mức giá thấp hơn so với mức giá được bán ở nước
sản xuất. Khi các sản phẩm nhập khẩu gây ảnh hưởng tiêu cực nghiêm
trọng đối với một ngành công nghiệp nội địa của EU, ngành công nghiệp
này có thể gửi đơn kiện đến Brussels. Nếu qua điều tra nhận thấy có
hiện tượng bán phá giá thì thuế chống bán phá giá được áp dụng đối
với các sản phẩm trên cơ sở Điều khoản 113 của Hiệp ước EU. Thuế này
có thể đánh vào hàng hoá ngay khi thông báo. Trước khi xuất khẩu, tất
cả các nhà xuất khẩu nên thể hiện quan điểm của mình là chấp nhận
một mức thuế như vậy hay đòi hỏi phía EU phải tiếp tục điều tra. Thuế
chống bán phá giá đặc biệt thích hợp trong khu vực công nghệ cao.
Thuế tiêu thụ
Thuế tiêu thụ là thuế áp dụng đối với một số sản phẩm phụ thuộc vào

dung lượng và áp dụng phổ biến đối với các sản phẩm nội địa và hàng
nhập khẩu. Ví dụ, các sản phẩm đang phải áp dụng loại thuế này là đồ
uống có cồn và không có cồn, thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá, dầu
khoáng sản được sử dụng làm nhiên liệu. Thuế tiêu thụ đánh vào dầu và
các sản phẩm dầu bao gồm cả một loại “thuế xanh” để gây quỹ thực
hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. Điều này nhấn mạnh rằng, thuế
tiêu thụ không được hài hoà ở EU. Do vậy, mức thuế tiêu thụ đối với
một sản phẩm nhất định có thể rất khác biệt giữa các nước thành viên
EU.
Thuế giá trị gia tăng (VAT)
Tất cả các sản phẩm bán ở EU là đối tượng chịu thuế trị giá gia tăng
(VAT). Nhìn chung, mức thuế thấp áp dụng đối với các sản phẩm thiết
- 19 -


yếu và mức thuế cao áp dụng đối với các sản phẩm xa xỉ. Mặc dù mục
tiêu ban đầu là hài hoà thuế quan, phạm vi các mặt hàng thuộc diện
chịu thuế đã được thu hẹp, nhưng sự khác biệt đáng kể vẫn còn tồn tại
giữa các nước thành viên EU. Tuy nhiên, sự hài hoà thuế quan vẫn nằm
trong Chương trình nghị sự và do vậy có thể được nhận ra ở một giai
đoạn sau.
Bảng 1.5: Thuế suất VAT của các nước thành viên EU, 1999
Nước

Tên thuế VAT

Thấp

Áo
Bỉ

Đan mạch
Phần Lan
Pháp
Đức
Hy lạp
Ai len
Italia
Luxembourg
Hà lan
Bồ đào nha
Tây Ban Nha
Thuỵ điển
Anh

MwSt
BTW/TVA
MOMS
ALV
TVA
MWST
FPA
VAT
IVA
TVA/MwSt
BTW
IVA
IVA
Mervardeskatt
VAT


1,0
2,1
4,0
3,3
4,0
3,0
5,0
4,0
6,0
-

Mức thuế suất VAT
Trung bình
Chuẩn mực
10,0
6,0
6,0
5,5
7,0
8,0
12,5
10,0
6,0
6,0
12,0
7,0
12,0
5,0

20,0

21,0
25,0
22,0
20,6
16,0
18,0
21,0
20,0
15,0
17,5
17,0
16,0
25,0
17,5

Nguồn: Cơ quan thu thuế VAT châu Âu
1.2 Các biện pháp phi thuế
Giấy phép nhập khẩu
Giấy phép nhập khẩu có thể được yêu cầu đối với hàng nhạy cảm và
hàng chiến lược, trong số này có hàng dệt (theo các quy tắc của Hiệp
định Đa sợi – MFA), các sản phẩm thép, than đá và than cốc, vũ khí.
Giấy phép nhập khẩu thông thường được cấp không có quá nhiều khó
khăn và nhà nhập khẩu có trách nhiệm viết đơn xin cấp giấy phép. Nếu
số lượng sản phẩm giảm theo MFA và là đối tượng của hạn ngạch nhập
khẩu thì nhà xuất khẩu phải cung cấp cho nhà nhập khẩu giấy phép
xuất khẩu hoặc giấy chứng nhận xuất khẩu để nhà nhập khẩu xin được
giấy phép nhập khẩu (Hệ thống Kiểm tra chéo).
Hạn ngạch

- 20 -



Hạn ngạch là sự hạn chế về số lượng hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu và
được sử dụng để điều chỉnh nguồn cung. Hạn ngạch phổ biến nhất ở EU
là hạn ngạch số lượng. Loại hạn ngạch này giảm xuống theo Hiệp định
đa sợi (MFA). Theo như mô tả ở trên, MFA đang tiến hành huỷ bỏ dần
hạn ngạch, do vậy hệ thống hạn ngạch đang được bãi bỏ, vì đối với các
sản phẩm nông nghiệp, như đã đề cập ở trên, hạn chế số lượng đã được
thay thế bằng thuế quan. Sự điều chỉnh hoạt động nhập khẩu hàng nông
sản vẫn được thực hiện thông qua hệ thống thuế và giá khởi điểm, như
vậy hạn ngạch sẽ không tồn tại lâu.
Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật
Các quy định kiểm dịch thực vật có thể áp dụng đối với sản xuất các sản
phẩm tươi như hoa quả. Điều đó có nghĩa là giấy chứng nhận kiểm dịch
phải được cung cấp bởi nước có sản phẩm xuất khẩu trong điều kiện
bảo đảm sức khoẻ. Sản phẩm phải được giám định bởi Cơ quan Giám
định thực phẩm có thẩm quyền của nước sản xuất để đảm bảo rằng
không bị côn trùng và bệnh tật.
Lệnh cấm
EU ban hành lệnh cấm đối với một số sản phẩm, điều này có nghĩa là
nhập khẩu bị cấm hoặc chỉ cho phép theo những điều kiện nhất định.
Thực phẩm, sản phẩm điện, cây trồng và vật nuôi nhập khẩu có thể
cũng là đối tượng bị cấm trên cơ sở sự cân nhắc về an toàn và sức khoẻ.
Các luật quan trọng về những sản phẩm này là: Luật về chất thải hoá
chất và Công ước về Thương mại quốc tế về các loại hàng hoá gây nguy
hiểm (CITES). Các ví dụ về lệnh cấm nhập khẩu gần đây nhất có liên
quan tới lĩnh vực thực phẩm: Năm 1996-1997, EU đã đưa ra lệnh cấm
nhập khẩu thịt bò từ Vương quốc Anh sau khi lo sợ ngày càng tăng
xung quanh cái gọi là “bệnh bò điên”. Trong năm 1999, EU cũng đã ban
hành lệnh cấm nhập khẩu thịt gà và trứng gà tạm thời vì thức ăn của gà

có chất điôxin.
2. Chính sách nông nghiệp chung
2.1. Nông nghiệp của EU
Hiện nay nông nghiệp chỉ chiếm trung bình 5% lực lượng lao động và
3% GDP của các nước EU (thấp nhất là ở Anh: 2,1% và cao nhất là ở
Hy Lạp: 20,4% lực lượng lao động) nhưng đây vẫn là lĩnh vực quan
trọng với các chính sách gây tốn kém và đôi khi gây tranh cãi nhiều
nhất của EU. Đây cũng là lĩnh vực được EU ban hành nhiều luật lệ và
thu hút nhiều khoản chi ngân sách nhất.
- 21 -


Chính sách nông nghiệp của EU cũng có những điểm khác biệt so với
các chính sách khác, ít nhất ở hai khía cạnh quan trọng sau: 1) trong
khi ở hầu hết các lĩnh vực trong hoạt động kinh tế của EU đã dỡ bỏ các
hàng rào và mở cửa thị trường thì lĩnh vực nông nghiệp vẫn duy trì sự
can thiệp đáng kể, chẳng hạn giữ giá cao bất chấp sự phê phán của các
bạn hàng; 2) chính sách nông nghiệp được xây dựng từ Hội nghị Rome
đã có những cam kết về Chính sách nông ngiệp chung rõ ràng hơn so
với các chính sách khác ở chỗ đưa ra mục tiêu ổn định thị trường nông
nghiệp nhằm đáp ứng đầy đủ nông sản cho người tiêu dùng, bảo đảm
chất lượng cuộc sống cho người nông dân tốt hơn... Sở dĩ chính sách
nông nghiệp có những đặc điểm như vậy và nhất là vẫn mang nặng sự
bao cấp là do nhiều lý do và căn nguyên lịch sử, chẳng hạn giá cả nông
sản dao động mạnh hơn so với phần lớn các hàng hóa khác trong khi
thời ban đầu dân chúng chi khoảng 1/4 thu nhập cho việc mua thực
phẩm, điều đó có ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng nền kinh tế chung.
Mặt khác nếu giá cả tăng sẽ gây lạm phát còn nếu giảm quá mức thì sẽ
đẩy nông dân vào tình cảnh nợ nần hoặc thất nghiệp, phá sản. Trước
tình trạng sản xuất nông nghiệp có nhiều bấp bênh như vậy, nhiều

người không muốn làm nông nghiệp. Do vậy các chính phủ cho rằng trợ
cấp sẽ giúp ngăn chặn và giải quyết được tình trạng đó đồng thời cũng
khuyến khích người ta ở lại nông thôn làm việc chứ không đổ xô ra
thành thị làm tăng vọt thất nghiệp. Hoặc có một thực tế lịch sử là các
chủ nông trại ở các nước EU thường khá giàu có và trong lĩnh vực nông
nghiệp có các tổ chức công đoàn rất mạnh có khả năng trực tiếp “vận
động hành lang” (lobby). Một tình hình nữa là không đảng phái chính
trị nào khi tranh cử lại dám bỏ qua các cử tri nông thôn khá mạnh
này…v.v..
2.2.

Chính sách nông nghiệp chung

Nông nghiệp là một ngành quan trọng trong nền kinh tế của các nước
thuộc EU. Ngay từ khi mới thành lập, nhận thức được tầm quan trọng
của nó, các nước thành viên sáng lập ra EEC đã chủ trương thực hiện
chính sách nông nghiệp chung của Liên minh. Chính sách nông nghiệp
chung (The common Agricultural Policy-CAP) đã được hình thành
ngay từ tháng 3 năm 1957 trong HIệp ước Rome về việc thành lập Cộng
đồng kinh tế châu Âu với mục tiêu chính được đưa ra tại điều 39 của
Hiệp ước này đó là:
+ Tăng năng suất nông nghiệp
+Bảo đảm chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người nông dân

- 22 -


+ Ổn định thị trường nông nghiệp nhằm đáp ứng đầy đủ nông sản cho
người tiêu dùng với giá cả hợp lý.
Chính sách nông nghiệp chung của EU được xây dựng dựa trên ba

nguyên tắc cơ bản. Thứ nhất là tạo lập và duy trì một thị trường nông
sản chung của cộng đồng; Thứ hai là coi trọng lợi ích của Cộng đồng;
Thứ ba là đảm bảo liên kết về mặt tài chính.
Chính sách nông nghiệp chung là một chính sách được cộng đồng hoá
nhất và là một yếu tố trung tâm trong các chính sách của EU. Nó là
bước khởi đầu cho một thị trường thống nhất và là một phần trong liên
kết về kinh tế và chính trị, là hai yếu tố gắn kết các phần khác nhau của
Cộng đồng.
Kết quả bước đầu của Chính sách nông nghiệp chung là năm 1962,
những sản phẩm nông nghiệp đầu tiên được đưa ra thị trường EEC
theo nguyên tắc của một thị trường nông sản chung với một cơ chế giá
thống nhất. Đó là giá sản phẩm cao nhất, nhằm đảm bảo lợi ích của
người nông dân. Chính vì vậy mà giá nông sản của EEC và thị trường
thế giới có mức chênh lệch khá lớn.
Để đảm bảo sự hoạt động của CAP, Cộng đồng châu Âu đã thành lập
Quỹ bảo trợ và chỉ đạo Nông nghiệp châu Âu (The European
Agricultural Guidance and Guarantee Fund, viết tắt là EAGGF). Quỹ
này sẽ thực hiện tài trợ cho tất cả những khoản chi tiêu phục vụ cho
chính sách nông nghiệp chung. Quỹ bao gồm hai phần:
+ Phần “bảo trợ” chiếm phần chính của Quỹ (năm 1995, phần này
chiếm khoảng 90% Quỹ) và chủ yếu chi cho việc điều chỉnh thị trường
nông nghiệp (như chi phí kho tàng, mua sản phẩm để giảm cung trên
thị trường, thực hiện sản xuất, chế biến, hỗ trợ xuất khẩu các nông sản
ra ngoài cộng đồng).
+ Phần “định hướng” có nhiệm vụ tài trợ phục vụ cho chính sách cơ cấu
và thường chiếm một phần nhỏ. Phần này chủ yếu tập trung vào việc hỗ
trợ các vùng, các khu vực không thuận lợi trong việc phát triển nông
nghiệp (như chi cho việc trợ cấp về đất đai, phần trợ cấp cho việc đầu
tư, hỗ trợ cho việc đào tạo để phát triển trang trại…)
Những điều chỉnh của chính sách nông nghiệp chung châu Âu

Dựa vào những lần điều chỉnh lớn của CAP, có thể chia CAP thành ba
giai đoạn phát triển như sau:
+ CAP I: 1960/1991
+CAP II: 1992/1998
- 23 -


×