TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
----
PHÓ THỊ LAN ANH
NHÓM TỪ “TRÊN, DƯỚI, TRONG, NGOÀI,
TRƯỚC, SAU” XÉT TRÊN
BÌNH DIỆN NGỮ PHÁP VÀ NGỮ NGHĨA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
HÀ NỘI, 2017
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy Cô, những người đã
tận tình động viên, giảng dạy, giúp đỡ, nhận xét và đóng góp ý kiến cho tôi
trong quá trình học tập cũng như khi tôi làm khóa luận.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Hoàng Thị Thanh
Huyền, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt khóa luận
này.
Xin cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện giúp đỡ,
động viên tôi trong quá trình thực hiện khóa luận này.
Khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận
được sự đóng góp, giúp đỡ của quý Thầy Cô và các bạn.
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2017
Sinh viên
Phó Thị Lan Anh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của Tiến sĩ Hoàng Thị Thanh Huyền. Các luận cứ nêu trong khóa
luận là xác thực. Những kết luận khoa học của khóa luận chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2017
Sinh viên
Phó Thị Lan Anh
QUY ƯỚC TRÌNH BÀY TRONG KHÓA LUẬN
1. Quy ước ký hiệu
><
Kí hiệu đối lập
TTBB ( Tham thể bắt buộc)
TTMR ( Tham thể mở rộng)
2. Quy ước trình bày
- Chú thích cho tài liệu trích dẫn được đặt trong dấu ngoặc vuông [ ]
theo thứ tự: tên tài liệu trích dẫn, trang tài liệu; thông tin tài liệu được trích
dẫn được ghi trong mục Tài liệu tham khảo.
- Khóa luận sử dụng 106 ví dụ; các ví dụ được đánh số thứ tự từ 1 đến
115, các số thứ tự đó được đặt trong ngoặc đơn ( ). Sau mỗi ví dụ là xuất xứ
của ví dụ ấy theo thứ tự: tên tác phẩm, số trang; thông tin đầy đủ về tác phẩm
được ghi trong mục Nguồn ngữ liệu.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề. .............................................................................................. 2
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu. .................................................................... 4
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 4
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5
6. Đóng góp của khóa luận................................................................................ 6
7. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 6
NỘI DUNG ....................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÍ LUẬN......................................................................... 8
1.1. Khái quát ba bình diện trong ngôn ngữ học............................................... 8
1.1.1. Bình diện kết học. ................................................................................... 8
1.1.2. Bình diện nghĩa học. ............................................................................. 10
1.1.3. Bình diện dụng học. .............................................................................. 11
1.2. Lí thuyết điểm nhìn. ................................................................................. 13
1.2.1. Khái niệm .............................................................................................. 13
1.2.2 Điểm nhìn không gian............................................................................ 19
1.2.3. Điểm nhìn thời gian............................................................................... 23
CHƯƠNG II: CHỨC NĂNG CỦA CÁC TỪ “TRÊN, DƯỚI, TRONG,
NGOÀI, TRƯỚC, SAU” XÉT TRÊN BÌNH DIỆN....................................... 26
NGỮ PHÁP VÀ NGỮ NGHĨA ...................................................................... 26
2.1. Nhóm từ “trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau” xét trên bình diện ngữ
pháp. ................................................................................................................ 26
2.1.1. Chức năng biểu hiện từ loại. ................................................................. 27
2.1.2 Chức năng đánh dấu thành phần ngữ pháp trong câu. ........................... 33
2.2. Nhóm từ “trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau” xét trên bình diện ngữ
nghĩa. ............................................................................................................... 38
2.2.1. Đánh dấu các vai nghĩa. ........................................................................ 38
2.2.2 Phân biệt các loại sự tình ....................................................................... 42
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 1
NGUỒN NGỮ LIỆU ........................................................................................ 2
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
“Ngôn ngữ học có thể nói là một đấu trường nóng bỏng nhất của các giới
trí thức” [19]. Đây là vấn đề luôn được các nhà nghiên cứu quan tâm khá
nhiều, họ có thể bỏ rất nhiều thời gian, công sức để đi sâu tìm hiểu bản chất
bên trong cũng như bên ngoài của ngôn ngữ thế giới nói chung và ngôn ngữ
Việt Nam nói riêng. Nếu trước đây, trong ngôn ngữ học truyền thống các đơn
vị ngôn ngữ như từ, câu thường chỉ được xem xét trên bình diện ngữ pháp
(trạng thái tĩnh) thì ngày nay với sự ra đời của hàng loạt các lí thuyết mới, các
đơn vị này đã được nhìn đầy đủ hơn ở cả ba phương diện: hình thức, nội dung
và cách sử dụng ( trạng thái động). Đặc biệt trong khóa luận này chúng tôi đi
vào nghiên cứu nhóm từ “ trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau” xét trên bình
diện ngữ pháp và ngữ nghĩa. Khi xét về mặt nghĩa thì nhóm từ này luôn được
hiểu là các giới từ chỉ vị trí, phương hướng, điểm nhìn của các sự vật, hiện
tượng trong giao tiếp hằng ngày hay trong một tác phẩm văn học nào đó được
đề cập đến, nhưng khi xét về mặt cấu trúc thì nhóm từ này lại đảm nhiệm
những chức năng cú pháp riêng về mặt hình thức cũng như nội dung trong
câu. Vì vậy mà lí thuyết về điểm nhìn và ứng dụng của nhóm từ “ trên, dưới,
trong, ngoài, trước, sau” ngày càng phát triển nhưng cũng còn những khoảng
trống chưa được lấp đầy.
Đối với văn học hay trong ngôn ngữ thì việc sử dụng nhóm từ “trên,
dưới, trong, ngoài, trước, sau” này đã rất quen thuộc. Có nhiều ý kiến được
đưa ra về vấn đề này, từ cách hiểu đơn giản chỉ là các từ chỉ vị trí hay miêu tả
không gian đối tượng cũng như việc nó thể hiện phương một hướng nhất định
nào đó đến cách hiểu chuyên sâu và phức tạp hơn nữa… thì nhóm từ “trên,
dưới, trong, ngoài, trước, sau” được hiểu theo nhiều cách. Mỗi chuyên luận
đưa ra sẽ là một cách hiểu khác nhau do đó để tìm ra một cách hiểu sâu xa và
1
đúng đắn nhất thì lại là một vấn đề không hề đơn giản.Trong tình hình đó khi
nghiên cứu nhóm từ này chúng tôi mong muốn đóng góp hướng nghiên cứu
mới về việc hiểu cũng như dùng nhóm từ “trên, dưới, trong, ngoài, trước,
sau” này trong ngôn ngữ cũng như trong giao tiếp.
Trong quá trình nghiên cứu nhóm từ “trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau”
người ta thường chỉ nghiên cứu trên góc độ từ loại và ngữ pháp. Nhưng ít
công trình nào nghiên cứu các từ đó trên cả hai bình diện ngữ pháp và ngữ
nghĩa, theo góc độ điểm nhìn nếu có thì cũng chỉ là mức độ nhỏ chưa đi sâu
vào từng khía cạnh cụ thể. Chúng tôi nhận thấy khi nghiên cứu nhóm từ “trên,
dưới, trong, ngoài, trước, sau” trong tiếng Việt xét trên bình diện ngữ pháp và
ngữ nghĩa là một vấn đề khá mới mẻ và thú vị.
Với những lí do đó, chúng tôi chọn vấn đề : Nhóm từ “ trên, dưới, trong,
ngoài, trước, sau” xét trên bình diện ngữ pháp và ngữ nghĩa làm đề tài cho
khóa luận này.
2. Lịch sử vấn đề
Nhóm từ “trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau” là một hiện tượng không
còn mới mẻ với các giới nghiên cứu nói chung và trong ngôn ngữ nói riêng,
đã có những ý kiến trái chiều nhau về vấn đề này.
Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về nhóm từ “trên, dưới, trong,
ngoài, trước, sau” như bài nghiên cứu “trên, dưới, trong, ngoài, lên, xuống,
ra vào” của nhà ngôn ngữ học Phan Khôi ” [7] ông đã thử đặt trước “ trên,
dưới, trong, ngoài” một động từ như: lên trên, xuống dưới, vào trong, ra
ngoài. Khi kết hợp các từ đó và nếu chỉ dừng lại ở đấy thì ông coi các
từ “trên, dưới, trong, ngoài” là danh từ bổ túc cho động từ . Không dừng lại ở
đó, nhà nghiên cứu tiếp tục đặt trước trên trời, dưới đất, trong nhà, ngoài xã
hội một động từ: lên trên trời, xuống dưới đất, vào trong nhà, ra ngoài xã hội,
thì nó ra nghĩa khác không giống với nghĩa vừa nói ở trên. Trong trường hợp
này, tác giả cho “trên, dưới, trong, ngoài” phải là giới từ làm dính động từ với
danh từ để chỉ cái sức đi đến của động từ, trong công trình của Nguyễn Lai
như: “Một vài đặc điểm của nhóm từ chỉ hướng được dùng ở dạng động từ
trong tiếng Việt” [8] đã đề cập đến các giới từ chỉ vị trí “trên, dưới, trong,
ngoài”. Ông đưa ra khái niệm hướng vận động (có liên quan đến từ chỉ hướng
vận động) được xác định trong thế đối lập với hướng tĩnh. Mà hướng tĩnh
được hình thành trong tiếng Việt gắn với những từ như “trên, dưới, trong,
ngoài”, và hướng tĩnh này được hình thành gắn với nhận thức về tính đối ứng
các quy mô kích thước không gian, thông qua sự so sánh tương đối của một
chủ thể không di động. Trong bài viết này, tác giả đã chỉ ra cần phải phân
biệt “giới từ chỉ hướng “trên” với động từ chỉ hướng “lên”, giới từ chỉ
hướng “dưới” với động từ “xuống”, giới từ chỉ hướng “ngoài” với động
từ “ra”, giới từ chỉ hướng “trong” với động từ “vào”. Và theo ông có hai vấn
đề liên quan với nhau hết mức mật thiết được đặt ra là mối tương quan giữa
phạm trù hướng và phạm trù chuyển động. Hay bài viết của Lí Toàn
Thắng về: “Ngôn ngữ và sự tri nhận khônggian” [10] tác giả nhận xét các
giới từ này rất hay được dùng dựa theo vị trí có thực của sự vật trong một thế
đối lập tồn tại khách quan.
Ngoài ra còn có công trình nghiên cứu của Nguyễn Đức Dân với bài về
“Những giới từ không gian :sự chuyển nghĩa về ẩn dụ” [3] đã chỉ ra những
cặp nguyên thủy trong nhận thức không gian liên hệ tới sự tồn tại và vận động
của con người là cặp “trên, dưới, trong, ngoài”. “Trong, ngoài” đó là quan hệ
không gian chứa B bao chứa không gian chứa A và được thể hiện bằng các
cách nói: A ở trong B hoặc B ở ngoài A; “trên, dưới” là quan hệ không gian
chứa B cao hơn (ở trên) không gian chứa A. Đặc biệt trong bài viết này,
Nguyễn Đức Dân cũng đề cập đến vấn đề điểm nhìn trong phát ngôn - một
đặc điểm của cách dùng giới từ không gian trong tiếng Việt. Tuy nhiên tác giả
cũng mới đưa ra một cách chung chung mà chưa đề cập đến điểm nhìn của
người nói sẽ được thể hiện như thế nào trong từng trường hợp cụ thể của từng
cách dùng, và nó có ảnh hưởng như thế nào đến việc người nói sẽ miêu tả
không gian cho đối tượng. Vì vậy việc nghiên cứu và lí giải các từ “trên,
dưới, trong, ngoài, trước, sau” trên bình diện ngữ pháp và ngữ nghĩa thì hầu
như không có nếu có thì cũng chưa đi sâu vào lí giải chúng một cách thấu
đáo.
Những kết quả nghiên cứu của các công trình đi trước là những tư liệu
quý giá cho chúng tôi đi vào nghiên cứu đề tài : Nhóm từ “trên, dưới, trong,
ngoài, trước, sau” xét trên bình diện ngữ pháp và ngữ nghĩa. Với đề tài
này chúng tôi mong muốn sẽ đem đến những kết quả nghiên cứu thật sâu sắc
và hữu ích.
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
3.1 Phạm vi nghiên cứu
Trong khóa luận này để tìm ra các dẫn chứng nhằm chứng minh cho
những kết quả đạt được chúng tôi đi vào nghiên cứu, khảo sát nhóm từ “trên,
dưới, trong, ngoài, trước, sau” trong “truyện ngắn Vũ Trọng Phụng tập
1+tập 2 ”nhà xuất bản văn học. “Tiểu thuyết Bước Đường Cùng của Nguyễn
Công Hoan” nxb văn học Hà Nội 1971. “Tuyển tập Nam Cao” nxb văn học.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Trong việc thực hiện đề tài này chúng tôi đưa ra đối tượng cần nghiên
cứu là Nhóm từ “trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau”xét trên bình diện ngữ
pháp và ngữ nghĩa.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu các từ “trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau” xét trên bình
diện ngữ pháp, ngữ nghĩa để thấy rõ các chức năng của nhóm từ này trên các
bình diện đó. Đây là một khoảng trống chưa được lấp đầy của các công trình
nghiên cứu về nhóm từ này. Qua đó sẽ làm hoàn thiện lí luận ba bình diện của
các từ đó và nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp.
4.2 Nhiệm vụ
+ Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết về điểm nhìn từ đó ta có thể hiểu
được điểm nhìn không gian, điểm nhìn thời gian của nhóm từ “trên, dưới,
trong ngoài, trước, sau”.
+ Nghiên cứu lý thuyết ba bình diện ngôn ngữ học (kết học, nghĩa học
và dụng học) để làm cơ sở lí luận cho đề tài.
+ Nghiên cứu chức năng của các từ “trên, dưới, trong, ngoài, trước,
sau” trên bình diện ngữ pháp và ngữ nghĩa.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, miêu tả: phương pháp này được sử dụng nhằm
phân tích những ngữ liệu mà chúng tôi thống kê để có thể hiểu được nhiều
khía cạnh khác nhau của vấn đề đồng thời giải thích, tường minh hóa chức
năng của bình diện ngữ pháp và ngữ nghĩa trong quá trình nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích, diễn ngôn: khi nghiên cứu các từ “trên, dưới,
trong, ngoài, trước, sau” chúng tôi luôn đặt trong ngữ cảnh nhất định, trong
đơn vị của diễn ngôn (câu). Chính ngữ cảnh sẽ chi phối chức năng của các từ
đó.Vì vậy chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích diễn ngôn này để làm rõ
từng chức năng của các từ “trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau” trên bình
diện ngữ pháp và ngữ nghĩa.
Ngoài ra chúng tôi còn dùng một số thủ pháp như sau:
- Thủ pháp thống kê, phân loại : được chúng tôi sử dụng trong quá trình thu
thập và xử lý các câu có chứa các từ “trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau”.
- Thủ pháp so sánh, đối chiếu : được chúng tôi sử dụng để làm nổi bật những
nét tương đồng và khác biệt của các từ “trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau”.
6. Đóng góp của khóa luận
- Về lí luận: Khóa luận làm rõ lý thuyết về ba bình diện kết học, nghĩa học,
dụng học và lý thuyết về điểm nhìn đồng thời chỉ ra chức năng của nhóm từ
“trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau” xét trên bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa.
- Về thực tiễn: Khóa luận giúp người đọc có cái nhìn cụ thể về chức năng
của nhóm từ “trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau” đồng thời có thể sử dụng
các từ đó trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong văn chương.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa
luận được trình bày trong hai chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Ở chương này chúng tôi trình bày lí thuyết về ba bình diện kết học, nghĩa
học, dụng học và lí thuyết về điểm nhìn trong đó có điểm nhìn không gian,
điểm nhìn thời gian. Đó là cơ sở tiền đề cho chúng tôi khảo sát , phân loại đưa
ra kết quả ở chương 2.
Chương 2: Chức năng của nhóm từ “trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau”
trên bình diện ngữ pháp và ngữ nghĩa.
Trong phần này chúng tôi đưa ra những dẫn chứng cụ thể, sau đó sẽ đi
vào phân tích để nhằm chứng minh chức năng của nhóm từ “ trên, dưới,
trong, ngoài, trước, sau” khi xét trên bình diện ngữ pháp và ngữ nghĩa. Để từ
đó có thể đưa đến những kết luận hoàn toàn thuyết phục cho người đọc cũng
như người nghe về vấn đề này.
7
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.Khái quát ba bình diện trong ngôn ngữ học
Bản chất của ngôn ngữ là tín hiệu. F.de Saussure là người đầu tiên nhận
ra và phát biểu về ngôn ngữ con người như một hệ thống tín hiệu. Ngôn ngữ
tự nhiên chỉ là một trong số các hệ thống tín hiệu với những mức độ phức tạp
khác nhau như: hệ thống tín hiệu giao thông, ngôn ngữ nhân tạo logic, ngôn
ngữ toán học, tin học, lập trình, ngôn ngữ của các loại hình nghệ thuật, hệ
thống giao tiếp của động vật. Khoa học nghiên cứu về các hệ thống tín hiệu
thì được gọi là tín hiệu học. Mục đích của tín hiệu học là hình thành lý thuyết
đại cương về tín hiệu trong các hình thức thể hiện của chúng. Sau này Charles
Sanders Peirce, người đầu tiên đưa ra thuật ngữ tín hiệu học và là người đầu
tiên xác định các nguyên tắc chính của tín hiệu học. Nhưng việc hệ thống hóa
các cơ sở lý thuyết và phương pháp của tín hiệu học lại thuộc về nhà khoa học
người Mĩ, Charles William Morris vào đầu thế kỉ XX.
Quá trình tín hiệu hóa ở các trường hợp cụ thể rất đa dạng, bỏ qua sự đa dạng
về chi tiết, quá trình tín hiệu hóa có chung một cấu trúc gồm ba phần:
+ Phương tiện tín hiệu ( cái biểu đạt): sự vật hoặc hiện tượng có tư cách tín
hiệu.
+ Cái được biểu đạt : cái được tín hiệu chỉ ra hoặc biểu thị.
+ Người tạo lập hoặc người sử dụng : người dùng tín hiệu
Từ nhận định trên tín hiệu học được phân biệt ba bình diện của tín hiệu: kết
học, nghĩa học, dụng học.
1.1.1. Bình diện kết học
Kết học là phương diện liên kết tín hiệu với tín hiệu trong một thông
điệp. Chúng ta biết rằng trong một hệ thống tín hiệu ( từ tín hiệu đèn xanh đến
tín hiệu đèn đỏ), không phải các tín hiệu liên kết với nhau theo bất kì quy tắc
8
nào cũng cho ta một thông điệp có thể lĩnh hội được. Kết học là lĩnh vực của
các quy tắc hình thức kết hợp tín hiệu thành một thông điệp (có thể là các quy
tắc tuyến tính hay quy tắc đồng thời tùy theo thể chất của từng hệ thống tín
hiệu). Như vậy, kết học là lĩnh vực nghiên cứu quan hệ giữa tín hiệu với tín
hiệu trong thông điệp. Ngoài ra quan hệ giữa tín hiệu với tín hiệu trong cấu
tạo của tín hiệu phức tạp (ví dụ, quan hệ giữa các hoạt động trong một buổi lễ:
buổi lễ được thực hiện ra sao nhờ các hoạt động nào như lễ rước dâu, đám
cưới, đám ma…)
Theo Morris, cấu trúc kết học tổ chức ba loại tín hiệu phân loại theo sự
tương ứng của chúng với sự vật đó là :
+ Các chỉ hiệu quy chiếu ( sở chỉ) một sự vật duy nhất.
+ Các định hiệu (caracterisants). Những định hiệu có thể chỉ một đa số các
sự vật và có thể kết hợp với các tín hiệu có tác dụng tường minh hóa hoặc hạn
chế cách sử dụng chúng.
+ Các tín hiệu phổ quát, đây là những tín hiệu chỉ tất cả mọi thứ và có thể đi
vào quan hệ với tất cả các tín hiệu khác.Trong ngôn ngữ tự nhiên, đây là các
từ chỉ các phạm trù, các quan hệ khái quát, thuộc logic, thường dùng để giảng
nghĩa các từ, câu…Thí dụ: sự vật, tính chất, trạng thái, vận động, tập hợp,
quan hệ…Những từ này tuy hình thức ngữ âm khác nhau trong ngôn ngữ
nhưng cái được biểu thị thì đồng nhất với mọi ngôn ngữ. [1, tr 52]
Morris đã dành khá nhiều trang cho sự phân tích chiều kết học của ngôn
ngữ xét theo quan điểm tín hiệu học. Theo quan điểm này thì cả các câu đều
gồm một tín hiệu chế ngự và những tín hiệu loại biệt hóa. Mọi sự trình bày lại
một sự vật hay một sự kiện đều đòi hỏi thứ nhất sự định vị và thứ hai là việc
dẫn ra các đặc tính quan yếu của chúng, hai việc này đều phải thực hiện song
song. Ta có thể nhận thấy để tín hiệu đã chỉ ra rằng những kết hợp đi sau là
một lời tuyên bố hay một niềm tin ở những mức độ vững chắc khác nhau.
9
Trong ngôn ngữ nói, ngữ điệu, chỗ ngừng, trọng âm đảm nhiệm chức năng
này và chỉ ra cách xác định quan hệ giữa các tín hiệu là quan hệ gì. Morris
bước đầu đã nhận ra được các yếu tố có tính ngữ dụng ngay trong lĩnh vực kết
học.
1.1.2. Bình diện nghĩa học
Nghĩa học là lĩnh vực của chức năng miêu tả, của những thông tin miêu
tả, thông tin sự vật. Cũng không nên đồng nhất nghĩa học của tín hiệu học với
ngữ nghĩa học thông thường vì đối tượng của ngữ nghĩa học, ngữ nghĩa được
hiểu rộng rãi và khá mơ hồ thì nghĩa học của tín hiệu học chỉ quan tâm tới
những nội dung miêu tả nào đánh giá được theo tiêu chuẩn đúng , sai (chân,
ngụy) của logic học. Cho ví dụ sau:
Trời mưa (i)
Trời cứ mưa (ii)
Thì nghĩa học chỉ quan tâm tới nội dung miêu tả của câu (ii) vì chúng ta
có thể kết luận được nó đúng hay sai. Khi nói (ngoài trời đang mưa thì (ii)
đúng , trời đang nắng hoặc đang mưa thì (ii) sai) mà không quan tâm tới tình
trạng “mưa cứ tiếp tục bất chấp sự cứ bực dọc, khó chịu vì nó của người nói”
do từ cứ diễn đạt. Ngữ nghĩa học trái lại không chỉ nghiên cứu nghĩa miêu tả
của (ii) mà còn nghiên cứu nghĩa “tình thái”của từ nói ở trên. [2, tr.10]
Nghĩa học là lĩnh vực của những quan hệ giữa tín hiệu với cái được biểu
thị và cái được sở chỉ Morris phân biệt giữa nghĩa học thuần túy với nghĩa
học miêu tả. Nghĩa học thuần túy quan tâm đến khái niệm và các lý thuyết cần
thiết để có thể xử lý chiều nghĩa học trong quá trình tín hiệu hóa. Nghĩa học
miêu tả nghiên cứu nghĩa học trong những ngôn ngữ cụ thể mà nghĩa học
trong một ngôn ngữ cụ thể có thể xem như là một trường hợp xuất hiện của
nghĩa học khái quát. Nghĩa học vừa phải làm thế nào để nói đến các ngôn
10
ngữ, đối tượng của một thứ nghĩa học siêu ngôn ngữ, vừa có thể xử lý mối
quan hệ giữa tín hiệu cụ thể với sự vật, đối tượng của chúng. [5]
Những quy tắc nghĩa học liên kết tín hiệu với các tình huống được tín hiệu
đó biểu thị. Quy tắc nghĩa học có dạng tổng quát như sau: “x” biểu thị những
điều điều kiện a, b, c theo những điều kiện đó nó có thể được vận dụng. Nêu
ra các điều kiện cho ta quy tắc nghĩa học của “x” tất cả các sự vật hay tình
huống thỏa mãn các điều kiện đó đều được sở chỉ bởi “x”. Thí dụ : điều kiện
a, b, c, lần lượt là “vận động”, “tác động đến sự vật nặng”, “làm cho nó dời
chỗ theo đường thẳng trên mặt nền”, “ bằng cách đặt tay vào vật và dùng sức
của bản thân chủ thể vận động tác động vào vật theo phương nằm ngang song
song với mặt nền”. [1, tr 54], Chúng ta biết rằng đây thuộc vào quy tắc ngữ
nghĩa của tín hiệu “đẩy” trong tiếng Việt.
1.1.3. Bình diện dụng học
Theo Morris định nghĩa thì “dụng học nghiên cứu quan hệ giữa tín hiệu
với người lí giải chúng”.A.G.Smith nói rõ hơn “kết học nghiên cứu quan hệ
giữa các tín hiệu, nghĩa học nghiên cứu quan hệ giữa tín hiệu với sự vật và
dụng học nghiên cứu quan hệ giữa tín hiệu với người dùng”.
Morris đã chỉ ra rằng cần phải biết quan hệ giữa tín hiệu với tín hiệu và
quan hệ giữa tín hiệu với sự vật như thế nào thì mới có thể xem xét quan hệ
giữa tín hiệu với người lý giải được. Quan niệm như vậy có nghĩa là kết học,
nghĩa học, và dụng học là ba lĩnh vực tách rời nhau, dụng học chỉ có thể làm
việc sau khi đã có kết quả của kết học và nghĩa học. Ông cũng phân biệt dụng
học thuần túy và dụng học miêu tả trong đó dụng học thuần túy hướng đến sự
xây dựng một “ngôn ngữ” có thể dùng để nói về chiều dụng học của tín hiệu
hóa. Những khái niệm cơ bản mà dụng học thuần túy phải bàn đến là các khái
niệm như : người lý giải, cái lý giải, quy ước, đảm nhiệm, kiểm chứng, hiểu.
11
Người dùng là thuật ngữ không chỉ một con người trừu tượng, cô lập.
Trong một hoạt động giao tiếp, “người dùng” là “ người phát”, còn là người
nhận tín hiệu, và cả hai “ người” này có quan hệ với nhau, thường xuyên tác
động qua lại với nhau. Trong giao tiếp họ ở trong một ngữ cảnh giao tiếp
nhất định. Những điều này khiến cho khiến cho khái niệm “người dùng”trở
nên phức tạp cho nên định nghĩa “dụng học nghiên cứu mối quan hệ giữa tín
hiệu với người dùng” trở nên không đầy đủ. Morris đã sửa đổi lại định nghĩa
là “ Dụng học là bộ phận của tín hiệu học nghiên cứu nguồn gốc, cách dùng
và tác dụng của tín hiệu trong khuôn khổ của hành vi, nghĩa học nghiên cứu ý
nghĩa của tín hiệu xét theo mọi góc độ của nó, kết học nghiên cứu sự tổ hợp
các tín hiệu mà không quan tâm tới ý nghĩa riêng biệt hay quan hệ của chúng
với hành vi trong đó chúng xuất hiện” [2, tr.11]
F.Armengaud viết: “Dụng học”? Một bộ môn trẻ, là điểm quy tụ của nhiều
khoa học xã hội với đường ranh giới mơ hồ…
Trước hết đó là một cố gắng nhằm trả lời các câu hỏi đại loại như: Chúng ta
làmgì khi chúng ta nói? Chúng ta thực sự nói gì khi chúng ta nói? Tại sao
chúng ta lại hỏi người bạn cùng bàn ăn với chúng ta rằng anh ta có thể chuyển
cho chúng ta lọ muối hay không trong khi rõ rang và hiển nhiên anh ta hoàn
toàn có thể? Ai nói với ai?Ai nói và nói cho ai? Anh nghĩ tôi là ai để có thể
nói với tôi như vậy? Chúng ta cần biết những gì để cho câu nói này hay câu
nói kia không còn mơ hồ nữa? Thế nào là một lời hứa? Người ta có thể nói
một điều khác với điều người ta muốn nói như thế nào? Người ta có thể tin
vào điều nói theo câu chữ được không? Nghĩa là có thể tin vào nghĩa câu chữ
của lời nói được không? Những công dụng của ngôn ngữ là gì?Trong chừng
mực nào hiện thực của con người được xác định bởi năng lực ngôn ngữ của
con người? [2, tr 12]
12
Như vậy những câu hỏi của F.Armengaud mặc dù chưa nêu được đầy đủ
những vấn đề chủ yếu của ngữ dụng học hiện nay, cũng đã giúp chúng ta hình
dung được một cách cụ thể thế nào là dụng học ngôn ngữ và cảm nhận được
bước đầu những hứng thú mà nó mang đến.Trả lời các câu hỏi này,ngôn ngữ
học dần dần sẽ bước ra khỏi cái tháp ngà của cấu trúc luận nội tại do F.De
Sausure khởi xướng.
1.2. Lí thuyết điểm nhìn
1.2.1.Khái niệm
Trong các chuyên luận bàn về kỹ thuật, thủ pháp kể chuyện, hầu hết
các tác giả đểu sử dụng khái niệm điểm nhìn như một công cụ cơ bản nhằm
xác lập các mô hình truyện kể hoặc ít nhất sẽ dành riêng một chương “điểm
nhìn” trong kết cấu của công trình.
Thuật ngữ “điểm nhìn” [16] đã trở nên quen thuộc trong nghiên cứu
văn học nói chung và nghiên cứu tự sự học nói riêng, tuy nhiên tầm quan
trọng, vị trí và vai trò của nó trong việc tạo dựng, xác lập mô hình cấu trúc tác
phẩm, sự chi phối của điểm nhìn trong nghệ thuật kể chuyện đến mức độ nào
thì vẫn là một vấn đề còn gây nhiều tranh luận khá gay gắt. Manh nha từ đầu
thế kỷ XX, vấn đề điểm nhìn tuy không còn quá quan trọng trong các cuộc
thảo luận ở phương Tây hiện nay nhưng nó lại trở thành một phần hiển nhiên,
không thể thiếu của nghiên cứu nghệ thuật kể chuyện.
Trước hết cần phải xác định rõ rằng, điểm nhìn là điểm xuất phát của
một cấu trúc nghệ thuật chứ không phải là bản thân cấu trúc đó. Cấu trúc nghệ
thuật vốn là hằng số không đổi của những quan hệ của các yếu tố nghệ thuật
được lựa chọn để đưa vào tác phẩm. Điểm nhìn nghệ thuật chiếu cái nhìn vào
các yếu tố được lựa chọn, thêm bớt hoặc nhấn mạnh và chỉ được suy ra từ cái
nhìn tổng thể đối với tác phẩm nghệ thuật, theo yêu cầu của người tiếp nhận.
Khi Henry James trong Nghệ thuật văn xuôi (1884) [17], xác lập điểm nhìn
13
chính là “mô tả cách thức tồn tại của tác phẩm như một hành vi mang tính bản
thể hoặc một cấu trúc hoàn chỉnh, tự trị đối với cá nhân nhà văn” và “điểm
nhìn là sự lựa chọn cự li trần thuật nào đó loại trừ được sự can thiệp của tác
giả vào các sự kiện được miêu tả và cho phép văn xuôi trở nên tự nhiên hơn,
phù hợp với cuộc sống hơn” đánh dấu một bước phát triển đáng kể trong
nghiên cứu nghệ thuật kể chuyện, kể từ đó điểm nhìn nghệ thuật được coi là
một nhân tố bộc lộ kỹ thuật tiểu thuyết của nhà văn, một mắt xích khách
quan, nội tại, duy nhất mà theo đó chúng ta có thể đánh giá được “tay nghề”
của tác giả.
Từ những nhận định mang tính khái quát, sơ lược về điểm nhìn trong các
từ điển, chẳng hạn như điểm nhìn là “vị trí của người kể trong mối quan hệ
với câu chuyện của anh ta” và người ta phân biệt điểm nhìn với ba loại
chính: người kể chuyện toàn tri (người kể thông suốt mọi sự), người kể
chuyện ngôi thứ ba; và truyện kể ngôi thứ nhất, việc nghiên cứu điểm nhìn đã
đi những bước dài trên hành trình kiếm tìm chân lý, trở nên có hệ thống, phức
tạp và tinh vi hơn nhiều... Một điểm dễ nhận thấy là hầu hết những nghiên
cứu về điểm nhìn đều chú trọng vào người kể chuyện và phân loại thành
nhiều kiểu người kể chuyện, chẳng hạn như đó là kiểu người kể chuyện “ngôi
thứ nhất” hoặc “ngôi thứ ba”, người kể chuyện toàn tri hoặc toàn tri một phần
(Partially omniscient) hoặc có giới hạn (limited), người kể chuyện theo điểm
nhìn bên trong hoặc bên ngoài, người kể chuyện kịch hoá (dramatized) hoặc
phi kịch hoá (non-dramatized), người kể chuyện là các nhân vật trong truyện
hoặc là không. [18]
Nhưng nói một cách dễ hiểu nhất điểm nhìn chính là cách thức kiểm soát
thông tin tùy theo việc thông tin được nhìn theo ý thức của người kể hoặc
nhân vật trong truyện kể hay nói cách khác điểm nhìn tức là thời điểm, địa
điểm, quan điểm, trạng thái tâm lí tình cảm mà chính tác giả hay người kể
14
nhìn, quan sát nhân vật, sự kiện thâu tóm nhân vật …rồi kể lại trong tác
phẩm của mình. Tuy nhiên điểm nhìn là một vấn đề vô cùng phức tạp cho
nên việc đi vào nghiên cứu những đặc trưng riêng biệt, độc đáo của mỗi tác
phẩm văn học, mỗi thời đại hay mỗi nền văn học là quá trình tìm tòi không
mệt mỏi và dường như không có điểm kết thúc. Việc ứng dụng những lý
thuyết mới vào nghiên cứu văn học là hướng đi tất yếu và giải pháp tối ưu
cho sự phát triển của ngành nghiên cứu văn học nói riêng và sự phát triển
của lịch sử văn học nói chung. Mỗi lý thuyết mới sẽ giúp bạn đọc tếp cận
với tác phẩm nghệ thuật ở một khía cạnh mới, khám phá những tinh tuý
ẩn dấu đằng sau mã ngôn từ tác phẩm. Điều này cũng lý giải vì sao con
đường đến với tác phẩm văn chương nghệ thuật luôn hấp dẫn người đọc.
Tuy nhiên từ lý thuyết đến việc ứng dụng vào thực tễn nghiên cứu là một
khoảng cách khá xa, đòi hỏi nhiều năng lực khác từ phía người nghiên cứu.
Lý thuyết điểm nhìn đã được áp dụng trong nghiên cứu văn học khá phổ
biến từ Tây sang Đông, và quá trình ứng dụng nó, để thành công thực sự
phải là một quá trình sáng tạo. Ở Việt Nam việc giới thiệu và sử dụng lý
thuyết tự sự học nói chung và điểm nhìn nói riêng vẫn chỉ dừng lại ở giai
đoạn đầu: ồn ào song mang tnh hình thức và sơ lược.
Tác giả Đỗ Hữu Châu cũng đề cập đến vấn đề này nhưng ông không đưa
ra khái niệm cụ thể nào về “điểm nhìn” mà chỉ đưa ra những gợi ý cho việc
xác định điểm nhìn của người nói thông qua khía cạnh chỉ xuất không gian,
thời gian. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của ngôn ngữ học
tri nhận vấn đề điểm nhìn được nghiên cứu một cách hoàn chỉnh hơn.
Lí Toàn Thắng với “ngôn ngữ học tri nhận không gian”(1994) [10], đã nêu lên
vai trò quan trọng của nguyên lí về hai cách nhìn trong tri nhận không
gian.Theo ông cấu tạo của cơ thể con người, trong đó dáng thẳng đứng
15
là điểm xuất phát của hệ tọa độ không gian mà con người để định vị và
định
16
hướng không gian.Và việc con người lựa chọn những chỗ đứng khác nhau sẽ
có những kích thước khác nhau để mô tả vị trí đó.
Trong công trình nghiên cứu luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thị Thu Thủy
với đề tài “Ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn Việt Nam sau năm 1975
(điểm nhìn và ngôn ngữ kể chuyện) đã khẳng định “ cùng một sự kiện
nhưng ở những vị trí quan sát khác nhau thì có những phát ngôn khác
nhau.Tính chất phụ thuộc của hành động phát ngôn vào điểm nhìn (vị trí
không gian) là không thể bàn cãi” [11, tr.39] từ đó tác giả đưa ra quan
niệm : “ Điểm nhìn là vị trí xuất phát điểm mà từ đó hiện thực được quan sát
và được kể lại”.
Điểm nhìn là vị trí của chủ thể trong không gian, thời gian thể hiện ở phương
hướng nhìn, khoảng cách nhìn, hay ở đặc điểm của khách thể được nhìn.
Như nhà thơ Tô Đông Pha có câu thơ rất hay :
Lao xao sóng vỗ ngọn tùng
Nếu như chỉ đọc thoáng qua thì câu thơ là một sự vô lí.Vì tùng là một loài
cây sống ở trên dãy núi cao ở những vách đá cheo leo, mà lại có sóng vỗ nơi
ngọn tùng? Tuy nhiên nếu xét ở điểm quan sát hay điểm nhìn thì ta lại
thấy câu thơ thể hiện rất rõ sự quan sát tinh tế của tác giả. Tác giả đứng ở vị
trí của một dãy núi cao hơn,từ phía rất xa. Vì thế mà điểm nhìn có vai trò rất
quan trọng trong văn học cũng như trong đời sống hằng ngày.
Ví dụ : Trong tiếng anh có câu (1)“ He is waitnh in the living room” có
thể tùy vào điểm nhìn mà có nhiều cách dịch khác
nhau:
Anh ấy đang đợi “trong”( ngoài, dưới, trên, sau, trước) phòng khách
Vị trí hiện đang tồn tại của người miêu tả là người Việt có tác động quyết
định đến việc dùng các giới từ khác nhau trong những câu có cùng nội dung
phản ánh. Điều đó cũng cho thấy việc nhìn nhận về vấn đề điểm nhìn của
17
người Việt với người Anh hoàn toàn không giống nhau.Trong tiếng anh câu
có ý nghĩa như thế nào do người dịch muốn các từ đó ở vị trí nào, bởi
tiếng
18
anh không cần ta phải dịch một cách chuẩn xác nhất như trong tiếng Việt.
Chỉ
cần câu mang nội dung gần hoặc sát với điều mà người nói, người viết muốn
truyền đạt.
Xét từ điểm nhìn các từ “ trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau” là các nghĩa
đối lập nhau nhưng trong những câu nói khác nhau lại biểu thị cùng một nội
dung phản ánh giống nhau :
Ví dụ:
(2) Anh tôi sống trong Huế
(3) Anh tôi sống ngoài Huế
Hay
(4) Tôi ngủ trên giường
(5) Tôi ngủ dưới giường
Muốn xác định phương vị cho sự vật mà mình quan sát hoặc phương vị
của các sự vật quan hệ với nhau trong không gian con người phải cần điểm
nhìn của riêng mình. Theo các cặp đối nhau như “trên, dưới” thì xét theo
cấu tạo cơ thể con người thì dáng đứng thẳng của con người trùng với lực
hút của trái đất từ trên xuống dưới từ đó mà con người nhận thức ra
chiều trên, dưới. Dáng đứng thẳng cùng với mặt đất nằm ngang tạo thành
hệ tọa độ không gian trong đó mặt đất là mặt phẳng gốc, cố định dáng đứng
thẳng là điểm xuất phát của hệ tọa độ đó. Khi giao tiếp thì con người đối diện
với nhau, còn khi vận động thì con người di chuyển theo hướng nhìn của mắt
về phía trước hướng nhìn đó quy chiếu sự vật ở gần hay ở xa.
Ví dụ : (6) Máy bay lượn dưới thành phố
(7)
Giữa cánh đồng thấy tản mạn những cục lửa xanh, lửa đỏ trên
mặt đất lúc cháy lúc tắt như ma chơi. [13, tr.174]
Chiều trước, sau như phía trước, phía sau theo cấu tạo cơ thể con người thì
nó tương ứng như lưng và ngực theo mắt nhìn thì vật tồn tại ở phía lưng là
vật bị che khuất còn vật tồn tại ở phía ngực là vật hiện rõ, không bị che
19