Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại trong thơ nguyễn vĩnh tiến (2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (658.75 KB, 92 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
=====o0o=====

ĐÀM QUỐC CHUNG

TỪ, NGỮ THUỘC PHONG CÁCH HỘI
THOẠI
TRONG THƠ NGUYỄN VĨNH TIẾN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ

Người hướng dẫn khoa học:
ThS. GVC LÊ KIM NHUNG

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi nhận được sự hướng dẫn
nhiệt tình và chu đáo của cô giáo Lê Kim Nhung - giảng viên tổ Ngôn ngữ,
các thầy cô trong tổ Ngôn ngữ, các thầy cô trong khoa Ngữ văn trường ĐH Sư
phạm Hà Nội 2 .
Khóa luận được hoàn thành vào ngày…/…/ 2017.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Lê Kim Nhung cùng toàn thể các
thầy cô giáo trong khoa đã giúp em hoàn thành khóa luận này.
Trong khuôn khổ thời gian có hạn nên đề tài khó tránh khỏi những
thiếu sót, hạn chế, em mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo và các
bạn để có thể tiếp tục hoàn thiện trong quá trình học tập và giảng dạy sau này.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017


Người thực hiện

Đàm Quốc Chung


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, không trùng lặp với bất cứ công trình nghiên cứu nào.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017
Người thực hiện

Đàm Quốc Chung


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 6
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 6
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6
7. Cấu trúc của khóa luận.................................................................................. 6
NỘI DUNG....................................................................................................... 8
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN.......................................................................... 8
1.1. Phong cách hội thoại .................................................................................. 8
1.1.1. Những vấn đề lí thuyết về phong cách hội thoại..................................... 8
1.1.2. Từ khẩu ngữ .......................................................................................... 15
1.2. Biện pháp dẫn ngữ ................................................................................... 18

1.2.1. Khái niệm .............................................................................................. 18
1.2.2. Các cách dẫn thành ngữ, tục ngữ, ca dao ............................................ 19
1.3. Đặc trưng ngôn ngữ thơ ........................................................................... 22
1.3.1. Khái niệm “Thơ” .................................................................................. 22
1.3.2. Đặc trưng ngôn ngữ thơ........................................................................ 23
1.4. Vài nét về tác giả Nguyễn Vĩnh Tiến....................................................... 25


1.4.1. Con người và sự nghiệp ........................................................................ 25
1.4.2. Phong cách thơ Nguyễn Vĩnh Tiến ....................................................... 26
Chương 2. HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG TỪ, NGỮ THUỘC
PHONG CÁCH HỘI THOẠI TRONG THƠ NGUYỄN VĨNH TIẾN.... 28
2.1. Kết quả thống kê, phân loại ..................................................................... 28
2.1.1. Kết quả .................................................................................................. 28
2.1.2. Nhận xét................................................................................................. 28
2.2. Phân tích kết quả thống kê ....................................................................... 30
2.2.1. Sử dụng từ khẩu ngữ ............................................................................. 30
2.2.2. Sử dụng tình thái từ............................................................................... 42
2.2.3. Sử dụng lớp từ, ngữ thuộc trường nghĩa dân gian ............................... 46
KẾT LUẬN .................................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 66


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Mác và Ăngghen đã từng nhận xét rằng: “Con người có khả năng
phản ánh ý thức nhờ ngôn ngữ”. Nhà văn Nguyễn Đình Thi cũng từng đưa ra
ý kiến: “…bằng ngôn ngữ, nhà văn với tác phẩm của mình có thể làm cho con
người thay đổi thế giới.” Như vậy, ngôn ngữ là yếu tố rất quan trọng trong đời
sống, đặc biệt nó còn là chất liệu hình thành nên văn học. Việc nghiên cứu

ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương hiện nay được giới nghiên cứu ưu tiên
hàng đầu. Chính vì thế chúng tôi đã chọn hướng nghiên cứu tác phẩm nghệ
thuật từ góc độ ngôn ngữ, để đóng góp một phần cho việc khẳng định giá trị
của ngôn ngữ trong lĩnh vực văn học.
1.2. Nguyễn Vĩnh Tiến là một hiện tượng thơ độc đáo của nền văn học
đương đại Việt Nam. Thơ của Nguyễn Vĩnh Tiến vừa cách tân mới mẻ vừa
mang đậm màu sắc dân gian. Nhà thơ Đỗ Bạch Mai nhận xét thơ Nguyễn
Vĩnh Tiến “là một dòng suối chảy âm thầm, trong sáng và lặng lẽ”. Việc đi
sâu nghiên cứu thơ của Nguyễn Vĩnh Tiến sẽ đem lại cái nhìn sâu sắc hơn, đa
chiều hơn về ngôn ngữ tiếng Việt. Đồng thời còn góp một phần quan trọng
vào việc giảng dạy và nghiên cứu tác phẩm văn học.
1.3. Bản thân là một sinh viên Sư phạm Ngữ văn, một nhà giáo tương
lai, người mà sẽ truyền cái hay cái đẹp của các tác phẩm văn học cho học sinh.
Chính vì vậy mà mỗi sinh viên khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần phải trau
dồi thêm kiến thức, kĩ năng, hoàn thiện hành trang của bản thân phục vụ cho
việc giảng dạy sau này. Để làm được điều đó thì chúng ta cần phải nắm chắc
và sử dụng một cách nhuần nhuyễn ngôn ngữ tiếng Việt.
Xuất phát từ những cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn trên, chúng tôi đã
lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại trong thơ
Nguyễn Vĩnh Tiến.”

1


2. Lịch sử vấn đề
Ngôn ngữ là một yếu tố quan trọng bậc nhất đối với một tác phẩm văn
học nghệ thuật. Thơ của Nguyễn Vĩnh Tiến được xây dựng từ một hệ thống
ngôn ngữ đa dạng, phong phú và mang đậm màu sắc của phong cách hội thoại.
Tác phẩm của ông đã dần tạo được dấu ấn trong lòng độc giả. Vì vậy mà việc
tiếp cận và nghiên cứu thơ Nguyễn Vĩnh Tiến đã bước đầu được nhiều người

quan tâm. Tuy nhiên, các vấn đề được người nghiên cứu đề cập tới chỉ ở một
vài khía cạnh nhỏ mà chưa thực sự thực hiện như quy mô của một đề tài khoa
học hay khóa luận tốt nghiệp.
2.1. Việc nghiên cứu thơ Nguyễn Vĩnh Tiến
Cho đến thời điểm hiện tại, từ những tài liệu mà chúng tôi tham khảo
như sách, báo, tạp chí hay phương tiện thông tin đại chúng (internet) đều
không tồn tại một đề tài nào cùng tên với đề tài mà chúng tôi lựa chọn. Tuy
nhiên, qua quá trình tìm hiểu và khảo sát, chúng tôi đã tìm thấy được một số
bài viết tiêu biểu như sau:
Tác giả Bùi Công Thuấn với bài viết 10 khuôn mặt thơ trẻ đương đại
đã chỉ ra những cây bút tiêu biểu đó là: Nguyễn Vĩnh Tiến, Phan Huyền Thư,
Vi Thùy Linh, Lê Vĩnh Tài, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Văn Cầm Hải, Nguyễn
Thúy Hằng, Nguyễn Vĩnh Nguyên, Trần Ngọc Tuấn, Ly Hoàng Ly. Trong đó,
phần viết về tác giả Nguyễn Vĩnh Tiến, tác giả đã nhận xét Nguyễn Vĩnh Tiến
là một con người “bay giữa thơ, nhạc và kiến trúc”. Nhà thơ tự cho rằng: “Tôi
thấy trong kiến trúc có nhạc tính, có nhịp điệu, có thi ca của vật liệu, có cảm
xúc của không gian và ngược lại trong âm nhạc và thi ca có những kết cấu và
biểu hiện của kiến trúc”. Với những am hiểu sâu xa về âm nhạc và kiến trúc
của mình, Nguyễn Vĩnh Tiến đã kết hợp hài hòa, tinh tế và khéo léo để tạo ra
những tác phẩm thơ vừa mềm mại lại vừa góc cạnh, ngôn ngữ sắc bén, nhiều
tác phẩm mang tính triết lí cao.


Về nghệ thuật, Nguyễn Vĩnh Tiến thường nghiêng về tinh thần hậu
hiện đại. Tác giả cho rằng tinh thần hậu hiện đại là những mảnh ghép rời rạc
không liên kết, không bị ràng buộc, vô cùng tự do. Cuộc sống được tạo nên từ
những lát cắt khác nhau, những lát cắt này bị những lát cắt khác cắt ngang
làm đổi hướng, đó là hậu hiện đại, nó là thứ tổng hợp và nhiều cảm xúc.
Bài viết còn cho biết cảm hứng sáng tác của Nguyễn Vĩnh Tiến chính là
quê hương và gia đình. Ở Nguyễn Vĩnh Tiến chất dân gian rất tự nhiên, nó

thấm vào con người ông qua đài radio, qua những chương trình lưu diễn. Nhà
thơ sinh ra ở quê hương hát xoan Phú Thọ, có chú làm nhạc sĩ và từ nhỏ đã
được chú dạy rất nhiều làn điệu cổ. Tuổi thơ phải xa mẹ nhiều, Nguyễn Vĩnh
Tiến sống với bà ngoại và bố, chính vì vậy mà hình tượng người bà luôn được
tác giả đưa vào trong thơ ca của mình. Tất cả những điều đó đã ăn sâu vào
con người Nguyễn Vĩnh Tiến và tạo nên những nét riêng cho phong cách thơ
của tác giả.
Thơ Nguyễn Vĩnh Tiến được viết với ngôn ngữ biểu cảm, thể thơ
truyền thống, diễn đạt tinh tế và mới lạ. Các bài thơ của Nguyễn Vĩnh Tiến
khơi được nhiều tình tự trong lòng người đọc, nó gần gũi như ca dao, đồng
dao. Mặt khác, tác giả bài viết chỉ ra những hạn chế trong thơ Nguyễn Vĩnh
Tiến. Những bài thơ được viết bằng ngôn ngữ ẩn dụ chưa định hình một cách
viết, một khuôn mặt tư tưởng và một cốt cách nghệ thuật. Nhiều ẩn dụ trở
thành siêu thực khiến cho người đọc khó hiểu. Ông còn lúng túng giữa hoang
tưởng và hiện thực, giữa nghệ thuật và tư tưởng.
Nhà thơ Du Tử Lê với bài viết “Nguyễn Vĩnh Tiến, tài hoa và lục bát”
cũng đã đưa ra một số đánh giá về thơ của Nguyễn Vĩnh Tiến. Tác giả nhận
thấy thơ lục bát của Nguyễn Vĩnh Tiến mang mang hồn tính dân tộc, của đất
nước nghìn năm trước. Nó không phải là cái “mang mang thiên cổ sầu” của
Huy Cận vì thơ Huy Cận vẫn đậm chất Đường thi, không gian bất định và


không cá tính. Thơ lục bát của Nguyễn Vĩnh Tiến lại là những vần thơ có
được cái không gian, quá khứ Việt gần như đã mất hẳn trong thi ca, âm nhạc
của chúng ta sau nhiều thế kỷ.
Thơ Nguyễn Vĩnh Tiến mang tính hài hước, thể hiện rất Việt Nam.
Tính hài hước của Việt Nam nói riêng và phương Đông nói chung là tính ý
nhị, tinh tế. Nó đòi hỏi người đọc giây phút lắng đọng, suy nghĩ. Sau đó mới
gật gù cùng nụ cười thâm trầm, nó như một thứ duyên ngầm của người phụ
nữ Việt Nam.

Cuối bài viết tác giả đã giới thiệu một số bài thơ của Nguyễn Vĩnh Tiến
viết theo thể lục bát do Nguyễn Đăng Khoa sưu tập lại như: Đáy xuân, Tuổi
tôi, Chồn hoang, Canh tư, Đáy mùa đông, Trung du, Mưa mùa thu…
Đó là những bài viết tiêu biểu bàn về thơ Nguyễn Vĩnh Tiến, chủ yếu đi
sâu phân tích những giá trị về nội dung và nghệ thuật. Ngoài ra, còn một số
bài viết nhỏ nhưng chỉ mang tính chất giới thiệu tác giả, tác phẩm. Ta thấy
chưa có tác giả nào đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu về ngôn ngữ trong thơ
của Nguyễn Vĩnh Tiến. Đó cũng là một lí do hướng chúng tôi lựa chọn nghiên
cứu đề tài “Từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại trong thơ Nguyễn Vĩnh Tiến”.
2.2. Việc nghiên cứu hiệu quả của các yếu tố ngôn ngữ thuộc phong cách
hội thoại trong các đề tài, khoá luận
Qua tìm hiểu, chúng tôi thống kê được các công trình nghiên cứu sau:
Đề tài khoa học cấp trường của ThS.GVC Lê Kim Nhung, trường Đại
học Sư phạm Hà Nội 2: “Tìm hiểu màu sắc dân gian trong thơ Nguyễn Bính
từ góc độ ngôn ngữ”, năm 2003.
Luận văn tốt nghiệp của Phạm Thị Hậu, sinh viên K24H Văn, trường
Đại học Sư phạm Hà Nội 2: “Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ và ca dao
trong thơ Nguyễn Bính”.


Khóa luận tốt nghiệp của Hà Thị Kim Thoa, sinh viên K35B Sư phạm
Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2: “Hiệu quả sử dụng lớp từ, ngữ
thuộc phong cách hội thoại trong thơ nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương,
Nguyễn Khuyến, Tú Xương”.
Khóa luận tốt nghiệp của Đoàn Thị Hà Chung, sinh viên K30A Văn,
trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2: “Hiệu quả của biện pháp dẫn ngữ trong
thơ Việt Nam hiện đại”.
Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Mai, sinh viên K33B Ngữ văn,
trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2: “Biện pháp dẫn ngữ trong thơ Đồng Đức
Bốn”.

Như vậy, đã có các công trình nghiên cứu được tiếp cận dưới nhiều
góc độ khác nhau. Mỗi người có một hướng tiếp cận và cách đánh giá riêng
nhưng đều lấy ngôn ngữ làm cơ sở cho việc nghiên cứu.
Ở một số đề tài nghiên cứu của các tác giả khóa luận, những yếu tố
ngôn ngữ thuộc phong cách hội thoại đã được nghiên cứu trong sáng tác của
các tác giả khác nhau. Trên cơ sở những công trình nghiên cứu đi trước,
chúng tôi sẽ đi sâu vào nghiên cứu các từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại
trong thơ Nguyễn Vĩnh Tiến.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã hướng đến một số một đích sau:
- Góp phần khẳng định những vấn đề lí thuyết về phong cách học
- Thông qua việc khảo sát, thống kê và phân tích hiệu quả của việc sử
dụng từ, ngữ trong thơ Nguyễn Vĩnh Tiến, chúng tôi hi vọng sẽ góp phần
khẳng định tài năng và nghệ thuật của nhà thơ.
- Đề tài là tư liệu phục vụ chúng tôi trong quá trình học tập và nghiên
cứu thơ ca đương đại. Đồng thời nó còn đóng góp một tài liệu thiết thực phục


vụ cho quá trình học tập, giảng dạy văn học và tiếng Việt ở nhà trường Trung
học phổ thông sau này.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, chúng tôi thực hiện một vài
nhiệm vụ sau:
- Tập hợp những vấn đề lí thuyết có liên quan tới đề tài nghiên cứu.
- Khảo sát, thống kê, phân loại, nhận xét những từ, ngữ thuộc phong
cách hội thoại trong thơ Nguyễn Vĩnh Tiến
- Phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả nghiên cứu và rút ra kết luận về
việc sử dụng từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại trong thơ Nguyễn Vĩnh Tiến.
Từ đó rút ra được kết luận về phong cách của nhà thơ.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1. Đối tượng nghiên cứu: Từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại trong thơ
Nguyễn Vĩnh Tiến
5.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Chúng tôi khảo sát ở tập thơ “Những bình minh khác”, “Tuổi 1827” và
một số tác phẩm được lấy từ trang Facebook cá nhân của chính tác giả.
- Do giới hạn về đề tài nên chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu vào việc sử
dụng từ khẩu ngữ, ngữ dân gian và từ thuộc trường nghĩa dân gian trong thơ
Nguyễn Vĩnh Tiến.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục tài liệu tham khảo thì nội dung chính
trong khóa luận của chúng tôi có các phần như sau:


Chương 1. Cơ sở lí luận
Chương 2. Hiệu quả của việc sử dụng từ, ngữ thuộc phong cách hội
thoại trong thơ Nguyễn Vĩnh Tiến.


NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Phong cách hội thoại
1.1.1. Những vấn đề lí thuyết về phong cách hội thoại
1.1.1.1. Khái niệm “phong cách hội thoại”
Trong cuốn Phong cách học tiếng Việt, tác giả Đinh Trọng Lạc đã đưa
ra định nghĩa về phong cách hội thoại như sau: “Phong cách hội thoại (hay
còn có tên gọi khác là phong cách sinh hoạt hàng ngày, phong cách khẩu ngữ)

là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp phát ngôn (văn bản) trong đó thể
hiện “vai” của nhân vật tham gia giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày” [7, 122].
1.1.1.2. Đặc trưng của phong cách hội thoại
Muốn thực hiện được chức năng trao đổi - cảm xúc – giao tiếp hàng
ngày, phong cách hội thoại phải có những đặc trưng như: Tính cá thể, tính cụ
thể, tính cảm xúc. Phong cách hội thoại thường thiên về những chi tiết riêng,
cụ thể, sinh động, bộc lộ rõ rệt tình cảm, thái độ hơn là những chi tiết chung
chung, trừu tượng, trung lập.
a. Tính cá thể
Ðặc trưng này thể hiện ở chỗ khi giao tiếp, người nói bao giờ cũng thể
hiện vẻ riêng về thói quen ngôn ngữ của mình khi trao đổi, chuyện trò, tâm sự
với người khác. Người này thường nói từ tốn, khoan thai, nghiêm túc, người
kia thường hay nói hấp tấp, vội vàng, đại khái, qua loa. Người thích nói thẳng,
người lại hay nói vòng vo, bóng bẩy. Trong giao tiếp, lời nói tự nhiên, sinh
động là lời nói đẹp. Trong thực tế không ai là nói giống ai, mỗi người có cách
nói riêng của mình. Ngôn ngữ là công cụ chung dùng để giao tiếp trong một
cộng đồng nhưng ở mọi người có sự vận dụng và thể hiện không giống nhau
do nhiều nguyên nhân như: nghề nghiệp, lứa tuổi, giới tính, tâm lí, tính cách,


trình độ học vấn, văn hoá... Tính cá thể đã giúp cho phong cách này thêm
phong phú và đa dạng.
b. Tính cụ thể
Tính cụ thể là một đặc điểm nổi bật của phong cách hội thoại. Tính cụ
thể là một đặc trưng nổi bật được thể hiện ở chỗ “Phong cách sinh hoạt hàng
ngày tránh lối nói trừu tượng, chung chung, thích lối nói cụ thể, nổi bật làm
cho sự vật không phải chỉ được gọi tên mà còn được hiện lên với những hình
ảnh âm thanh rõ nét. Tính cụ thể đã làm cho sự giao tiếp trong sinh hoạt hàng
ngày trở nên dễ dàng, nhanh chóng ngay trong trường hợp phải đề cập đến
những vấn đề trừu tượng” [7, 128].

c. Tính cảm xúc
Ðặc trưng này gắn chặt với tính cụ thể. Phong cách hội thoại được sử
dụng trong cuộc sống cụ thể, sinh động, truyền đạt được những tư tưởng, tình
cảm của con người. Lời nói phát ra cũng đến từ cảm xúc tự nhiên. Khi giao
tiếp ở phong cách hội thoại người ta luôn luôn bộc lộ thái độ tư tưởng, tình
cảm của mình đối với đối tượng được nói đến. Những cách diễn đạt đầy màu
sắc tình cảm đã nảy sinh trực tiếp từ những tình huống cụ thể trong thực tế đời
sống muôn màu muôn vẻ. Chính thái độ, tình cảm, cảm xúc làm thành nội
dung biểu hiện bổ sung của lời nói, giúp người nghe có thể hiểu nhanh chóng,
hiểu sâu sắc nội dung cơ bản và nhất là mục đích, ý nghĩa của lời nói. Những
điều đó đã đem lại cho phong cách sinh hoạt sự duyên dáng, sâu xa, hấp dẫn,
đó vốn là nét đẹp trong những cách cảm, cách nghĩ của con người. Từ những
phương tiện và biện pháp tu từ của phong cách hội thoại, nhân dân ta đã tạo
nên một kho tàng thành ngữ, tục ngữ, ca dao, hò vè giàu đẹp, đa dạng và
phong phú.


Trên đây là ba đặc điểm của phong cách hội thoại, nó được biểu hiện
trong những đặc điểm ngôn ngữ của phong cách này, sự biểu hiện ở nhiều
mức độ khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau.
1.1.1.3. Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của phong cách hội thoại
a. Cách thức sử dụng ngữ âm
Trong phong cách hội thoại, dạng biểu hiện chủ yếu là dạng nói. Khi
nói người ta có thể thấy được tất cả các biến thể ngữ âm
Ví dụ 1:
“Hải Đường đỏ mặt, trợn mắt, hỏi nặng lời rằng:
- Té ra bây giờ cô cũng không ưng nữa sao?
- Em đã nói em không thể làm vợ anh được.
- Tại sao vậy?
- Anh không biết hay sao?

- Cô nói cho tôi nghe thử coi. Cô phải nói đi.
- Thân em như đóa hoa tàn, còn phận anh như cái lục bình quí. Hoa tàn
mà cặm trên cái lục bình quí thì uổng lục bình, mà cũng thẹn cho hoa quá.
Tại vậy mà em không vưng lời anh được, chớ nào phải em làm khó cho anh
đâu. Anh thương em, xin anh trọng giùm em, đừng làm cho em hổ với cái tiết
của em mới phải.”
(Đóa hoa tàn – Hồ Biểu Chánh)
Đây là sự thể hiện phong cách hội thoại ở Nam Bộ. Ta thấy các
biến thể ngữ âm như là: té ra (hóa ra), vưng lời ( vâng lời), chớ (chứ)...
Ví dụ 2:
“Sau một khuôn cửa tối, một mái đầu trọc thò ra gọi giật giọng:
Tràng lật đật quay lại
- Về muộn mấy ? Hẵng vào chơi cái đã nào
Tràng đứng lại thoái thác:


- Thôi ông để cho đến hôm khác”
(Vợ nhặt – Kim Lân)
Đây là sự thể hiện của phong cách hội thoại ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Ta thấy các biến thể ngữ âm như: mấy (thế), hẵng (hãy)...
Ví dụ 3:
“Ngoài vách kia, tiếng nhạc sinh tiền cúng ma rập rờn nhảy múa.
A Sử đến nhà bố Mỵ.
A Sử nói:
- Tôi đã đem con gái bố về cúng trình ma nhà tôi. Bây giờ tôi đến cho
bố biết. Tiền bạc để cưới, bố tôi bảo đã đưa cả cho bố rồi.
Rồi A Sử về. Ông lão nhớ câu nói của thống lý dạo trước: cho con gái
về nhà thống lý thì trừ được nợ. Thế là cha mẹ ăn bạc nhà giàu kiếp trước,
bây giờ người ta bắt con trừ nợ. Không làm thế nào khác được rồi”.
(Vợ chồng A phủ - Tô Hoài)

Đây là sự thể hiện của phong cách hội thoại ở vùng đồng bào dân tộc
Tây Bắc. Ta thấy cách dùng từ tiếng Việt chịu ảnh hưởng của từ vựng dân tộc
như cách xưng hô tôi – bố, cúng trình ma, ăn bạc nhà giàu…
Những ví dụ trên chứng tỏ phong cách hội thoại, khi nói năng người ta
phát âm thoải mái theo một tập quán địa phương không theo chuẩn mực
chung của âm đầu, âm cuối hay thanh điệu. Cách phát âm này cũng là một
cách để giữ gìn bản sắc văn hóa của vùng miền, thể hiện tình cảm đối với quê
hương. Ngày nay do nhiều yếu tố khách quan mà nhiều người đã có ý thức
khắc phục tập quán phát âm của địa phương và đi theo các phát âm chuẩn
mực chung của cả nước.


b. Cách thức sử dụng từ ngữ
Phong cách hội thoại ưa dùng những từ ngữ mang tính cụ thể, giàu hình
ảnh và màu sắc cảm xúc. Ví dụ ở một số câu nói sau:
- Đừng động vào thằng cha ấy, nó thượng cẳng chân hạ cẳng tay
luôn đấy ( So sánh với: ... nó đánh nhau luôn đấy)
- Cứ thế này thì nó sẽ xé xác tao ra mất thôi (So sánh với: ... nó sẽ
đánh chết tao mất thôi)
- Nó là một đứa vắt cổ chày ra nước chứ có tốt đẹp gì (So sánh với:
Nó là một đứa keo kiệt chứ có tốt đẹp gì)
Phong cách hội thoại sử dùng nhiều ngữ khí từ với nhiều màu sắc
tình cảm khác nhau để thực hiện chức năng giao tiếp. Ví dụ:
Mẹ đi ngoại về đấy à ? ( để hỏi người đang ở trước mặt mình)
Em nên tránh xa loại người đó đi nhé ! ( để khuyên răn, dạy bảo)
Muộn rồi, nhanh lên thôi ! ( để thúc giục)
Anh đưa đây em cầm giúp nào ( để yêu cầu được giúp đỡ)
Em đã bảo rồi mà chị không nghe cơ ( để trách mắng, đay nghiến)
Dạ, cháo chào bác ạ ! ( để tỏ thái độ kính cẩn với người trên)
Phong cách hội thoại sử dụng nhiều cảm thán từ chỉ những màu sắc

tình cảm, cảm xúc, thái độ khác nhau vốn làm thành nội dung biểu hiện bổ
sung của lời nói mang lại sự ý nhị, duyên dáng, sâu xa, hấp dẫn. Ví dụ như:
A ! Bố về ! ( dùng khi reo mừng)
Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ( dùng để bày tỏ sự nuối tiếc,
chán nản)
Eo ơi ! Khắp vùng này chẳng khác gì một bãi rác khổng lồ ( chỉ thái độ
ngạc nhiên, cường điệu hóa)
Rõ khổ ! Người đâu mà chịu lắm tai ương vậy chứ ( bày tỏ sự cảm
thông với người khác)


Ừ nhỉ ! Thôi coi như xí xóa chuyện này ( dùng khi sực nhớ ra một điều
gì đó)
Phong cách hội thoại ưa dùng từ láy, vì vậy đã sinh ra những từ láy
giàu sắc thái cụ thể, gợi hình, gợi cảm. Láy vần có tác dụng gợi cảm: hấp tấp,
lủng củng, lảm nhảm... Láy âm hoàn toàn có giá trị gợi cảm, nhấn mạnh ý: đo
đỏ, tim tím, trăng trắng, nao nao, bươm bướm, châu chấu... Láy bốn âm tiết
thường là nhấn mạnh hoặc châm biếm: Hớt ha hớt hải, đỏng đà đỏng đảnh,
nhí nha nhí nhảnh, ngớ nga ngớ ngẩn... Ví dụ:
Đi đâu mà hớt ha hớt hải thế không biết
Người đâu mà đỏng đà đỏng đảnh
Phong cách hội thoại thích dùng thành ngữ, tục ngữ, ca dao, quán ngữ:
Tre già măng mọc, gà mọc đuôi tôm, gắp lửa bỏ tay người, đen như cột nhà
cháy, khí không phải, ai đời... Ví dụ:
Nó là một đứa hay gắp lửa bỏ tay người đấy, nên đề phòng
Ôi dào ! Tre già thì măng mọc
Tôi hỏi khí không phải chứ làm sao mà bác lại biết được chuyện này ?
Phong cách hội thoại ưa dùng lối nói tắt ví dụ như : Hợp tác xã nông
nghiệp – hợp tác xã, kích thích nhu cầu – kích cầu, Việt Nam Độc lập Đồng
minh – Việt Minh, thương binh và bệnh binh – thương bệnh binh...

c. Cách thức sử dụng câu
Đặc điểm nổi bật của phong cách hội thoại là hay dùng câu hỏi, câu
cảm thán, câu đưa đẩy, câu trực tiếp.. Ví dụ như:
- Đã tối rồi mà sao còn không thấy chị hai mày về nhỉ ? ( câu hỏi )
- Trời ơi là trời ! Cái số tôi nó khổ (câu cảm thán)
- Vào ăn cơm cái đã nào (câu trực tiếp, mời gọi )
- Ai muốn ăn oản thời năng lên chùa đấy chị em (câu đưa đẩy)


Phong cách hội thoại có kết cấu cú pháp riêng mà những phong
cách khác rất ít khi sử dụng:
- Dùng đã... lại thay cho không những... mà còn: Đã trời mưa rồi lại
còn kèm theo giông bão
- Dùng kết cấu “động từ - gì mà – động từ”: Học hành gì mà chỉ thấy
ăn với chơi
- Dùng kết cấu có – thì để nhấn mạnh: Có vất vả thì mới có thành công
- Dùng câu hỏi để phủ nhận: Mày làm như thế thì liệu còn ai nó thèm
giúp đỡ mình nữa không ?
- Chọn cách nói cụ thể trong cách nói đồng nghĩa: Hơn một nửa dân
làng đã theo cách mạng ( So sánh với: Quá bán người dân đã theo cách mạng)
Ngược lại, ở những phong cách khác có những hình thức cú pháp riêng
mà phong cách hội thoại không dùng. Tiêu biểu như cấu trúc bị động thường
được dùng trong phong cách khoa học hay phong cách chính luận.
d. Tu từ trong phong cách hội thoại
Phong cách hội thoại hay dùng cách nói ví von, so sánh hình ảnh gợi ra
những đặc điểm riêng biệt của đối tượng được nói tới. Ví dụ như trong cách
gọi tên: Thành thúng, Lan mít, Vân cà chua, Hoàng giáo sư, Huấn râu
ngô...
Ta có thể hiểu: Thành thúng là chỉ Thành có thân hình mập mạp, Vân
cà chua là chỉ Vân có đôi má hồng hào, Hoàng giáo sư là chỉ Hoàng học rất

giỏi, Huấn râu ngô là chỉ Huấn có mái tóc màu râu ngô ...
Phong cách hội thoại thích dùng cách diễn tả khoa trương, nói giảm để
tô đậm hình ảnh khiến người nghe chú ý: Nóng như thổi lửa, ngoan như cún
con, đẹp như tiên, xấu như ma, vắng như chùa bà đanh. run như cầy sấy...
Ví dụ:
Chỉ có vậy thôi mà cũng run như cầy sấy rồi


Thời tết hôm nay nóng như thổi lửa
Người đâu mà đẹp như tên vậy trời !
1.1.2. Từ khẩu ngữ
1.1.2.1. Khái niệm “từ khẩu ngữ”
Trong cuốn “Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt”, tác giả Cù
Đình Tú đã nhận định: “Trong vốn từ của bất kì người dân Việt Nam bình
thường nào, bên cạnh vốn từ ngữ đa phong cách, mỗi con người đều có vốn
từ ngữ rất quen thuộc, rất gắn bó, đó là vốn từ khẩu ngữ (gọi tắt là từ khẩu
ngữ). Từ khẩu ngữ được dùng chủ yếu cho phong cách khẩu ngữ tự nhiên
tiếng Việt và là công cụ riêng của phong cách này. Do chúng phục vụ cho nhu
cầu nói năng hàng ngày cho nên người ta còn gọi chúng là từ khẩu ngữ hàng
ngày, từ khẩu ngữ sinh hoạt”
1.1.2.2. Đặc điểm của từ khẩu
ngữ
Từ khẩu ngữ mang “tính miêu tả chi tiết và cụ thể. Chúng biểu thị một
cách cụ thể và chi tiết những sự vật, tính chất hành động… từ khẩu ngữ tiếng
Việt rất giàu hình ảnh, giàu sắc thái biểu cảm”. [1, 133]
Ta thấy sự khác biệt rõ rệt giữa từ khẩu ngữ và ngôn ngữ bình thường
Ví dụ:
Từ khẩu ngữ

Từ ngữ khác


Dẻo miệng

Khéo ăn nói

Con gái con đứa

Con gái

Đàn ông đàn ang

Đàn ông

Biết tuốt

Cái gì cũng biết

Trẻ trâu

Cậu bé chăn trâu

Mặc thây

Không quan tâm


1.1.2.3. Cách cấu tạo từ khẩu ngữ
Theo Cù Đình Tú, Khảo sát từ vựng tiếng Việt theo bình diện phong
cách ngôn ngữ (trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt tu từ, H,
1982), từ khẩu ngữ được cấu tạo theo bốn cách sau:

a. Thêm yếu tố
Nguyên tắc cấu tạo chung của cách này là thêm yếu tố vào đơn vị
nguyên là từ đa phong cách để tạo nên đơn vị mới là từ khẩu ngữ. Nguyên
tắc này có bố kiểu:
Kiểu 1:
Trắng thêm xóa thành trắng xóa
Xanh thêm rì thành xanh rì
Kiểu 2:
Xe thêm cộ thành xe cộ
Điện thêm đóm thành điện đóm
Kiểu 3: Lặp lại bộ phận
Đàn ông lặp lại bộ phận thành đàn ông đàn
ang Con gái lặp lại bộ phận thành con gái con
đứa Kiểu 4:
Đắt thêm như tôm tươi thành đắt như tôm tươi
Nhẹ thêm tựa lông hồng thành nhẹ tựa lông hồng
Các yếu tố như trắng, xanh, xe, điện, đàn ông, con gái, đắt, nhẹ
nguyên là từ đa phong cách không mang tnh miêu tả cụ thể.
Các từ như trăng xóa, xanh rì, xe cộ, điện đóm, đàn ông đàn ang, con
gái con đứa, đắt như tôm tươi, nhẹ tựa lông hồng vốn không có nghĩa
khi đứng riêng, vốn không phải là từ độc lập nhưng khi thêm vào thì làm cho
đơn vị mới trở thành từ khẩu ngữ, mang sắc thái biểu cảm cao.


b. Bớt yếu tố
Nguyên tắc cấu tạo của cách này là rút bớt yếu tố ở đơn vị nguyên là
từ đa phong cách để tạo thành đơn vị khẩu ngữ.
Mẫu: Nhân khẩu rút bớt nhân thành khẩu
Ví dụ:
- Đồng ruộng rút bớt ruộng thành đồng

Xi măng rút bớt măng thành xi
Cách cấu tạo này do khuynh hướng nói tắt, tỉnh lược thành tố phong
cách khẩu khẩu ngữ tự nhiên tiếng Việt chi phối. Đơn vị mới tuy không mang
nhiều sắc thái biểu cảm nhưng vẫn là từ khẩu ngữ
c. Biến yếu tố
Nguyên tắc cấu tạo chung của cách này là biến yếu tố ở các đơn vị
nguyên là từ đa phong cách để tạo nên đơn vị mới là từ khẩu ngữ. Cách
này tồn tại ba kiểu sau:
Kiểu 1: Biến âm
Năm ba thành dăm ba
Vâng lời thành vưng
lời Kiểu 2: Biến nghĩa
Ăn ( cơm, bánh) biến nghĩa thành ăn (một quả lớn )
Tay ( tay chân) biến nghĩa thành tay ( đua cừ khôi )
Kiểu này có sức sinh sản lớn so với các kiêu khác. Hiện nay các từ
khẩu ngữ mới thường được cấu tạo chủ yếu theo cách này
Kiểu 3: Chuyển nghĩa
Đầu bạc biểu thị cho người già ( chuyển nghĩa theo cách hoán dụ)
Níu áo biểu thị cho cản trở ( chuyển nghĩa theo cách ẩn dụ)


d. Dùng yếu tố không lí do
Ta thấy có một số từ được mặc nhiên xem như là từ khẩu ngữ, không
cắt nghĩa được nguyên nhân cấu
tạo:
Các từ khẩu ngữ: vớ, quăng, béng, chuồn…
Các quán ngữ khẩu ngữ: Khí không phải, của đáng tội, buồn nỗi…
Khi xác định cụ thể được các cách cấu tạo của từ khẩu ngữ tếng Việt
sẽ giúp cho chúng ta có căn cứ để xác định từ khẩu ngữ trong thực tế.
1.1.2.4. Hiệu quả sử dụng của từ khẩu

ngữ
Trong giao tiếp “Con người luôn tiếp xúc thẳng với mọi mặt cụ thể,
sinh động của cuộc sống. Con người muốn bày tỏ tức khắc những phản ứng
ít nhiều ở dạng cảm tnh của mình … từ khẩu ngữ tiếng Việt giàu hình ảnh
và sắc thái biểu cảm xuất hiện chính là để đáp ứng nhu cầu diễn đạt nói trên.
Nói năng sinh hoạt hàng ngày mà thiếu từ khẩu ngữ thì sự diễn đạt sẽ trở
nên sơ
lược, tẻ nhạt, sẽ chỉ còn lại một hoạt động đưa tin nhận tin thuần
túy…”
[1, 138]
Trong sáng tác, từ khẩu ngữ giúp các tác giả miêu tả tả sự vật, hiện
tượng sinh động, linh hoạt, hấp dẫn và chân thực hơn. Từ khẩu ngữ là vốn từ
cơ bản đầu tiên của mỗi nhà văn, nhà thơ. Để phát triển thơ văn của
chính mình thì các nhà văn trước tiên phải có vốn từ khẩu ngữ sinh động và
sáng tạo chúng một các hấp dẫn. “ Về cơ bản từ khẩu ngữ là những từ thuần
Việt, rất giàu hình ảnh, giàu sắc thái biểu cảm, đó là những từ luôn gắn chặt
với cuộc sống sôi nổi sinh động. Cho nên từ khẩu ngữ tếng Việt thuộc loại
công cụ lợi hại nhất để nhà văn có thể miêu tả, tái tạo được cuộc sống thực
trong tác phẩm.” [1, 138]


1.2. Biện pháp dẫn ngữ
1.2.1. Khái niệm


Trong cuốn Phong cách học tiếng Việt, tác giả Nguyễn Thái Hòa đã
đưa ra định nghĩa về biện pháp dẫn ngữ như sau: “Dẫn ngữ là phương
thức vay mượn danh ngôn, tục ngữ, điển cố, thơ văn… để làm cho lí lẽ thêm
vững chắc, màu sắc thêm phong phú.” [8, 223]. Trong các sáng tạo văn học,
việc vận dụng những danh ngôn, thành ngữ, tục ngữ, ca dao, điển tch, điển

cố… cũng có thể được xem là một biện pháp tu từ.
1.2.2. Các cách dẫn thành ngữ, tục ngữ, ca dao
Trong các tác phẩm văn học, việc dẫn ngữ là một phương thức rất phổ
biến. Có hai cách dẫn ngữ thường dùng đó là dẫn nguyên văn và dẫn có biến
đổi ( chủ yếu là dẫn thành ngữ, tục ngữ, ca dao )
1.2.2.1. Dẫn nguyên văn một câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao
Ví dụ 1:
“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá, bạc như vôi”
(Mời trầu – Hồ Xuân Hương)
Có hai câu thành ngữ đó là “Xanh như lá” và “Bạc như vôi” được nhà
thơ Hồ Xuân Hương trích dẫn một cách nguyên văn để đưa vào bài thơ này.
Nhà thơ đã rất tài tình khi đi khai thác ý nghĩa tượng trưng của màu sắc. Lá
trầu và vôi, ăn chung với nhau sẽ thành sắc thắm. Nhưng tách riêng thì ta chỉ
còn thấy màu xanh của lá, màu bạc của vôi và trong tình yêu nó tượng trưng
cho sự bội bạc, gian dối.
Ví dụ 2:
“Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công”
(Thương vợ - Tú Xương)


×