Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

Vận dụng UCP 600 để giải quyết tranh chấp trong thanh toán quốc tại một số ngân hàng thương mại (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.73 KB, 65 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em, các số liệu đều lấy
từ các nguồn chính thống của các Ngân hàng thương mại Việt Nam, kết quả nêu
trong chuyê đề là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế.

Tác giả Khoá luận

1


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập, nghiên cứu tại Học Viện Ngân Hàng, em đã nhận được
sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo đến nay em đã hoàn thành khóa học. Với
lòng biết ơn của mình, lời đầu tiên em xin chân thành cảm ............... - Người đã
hướng dẫn em trong suốt thời gian nghiên cứu đến lúc hoàn thành chuyên đềnày.
Đồng thời em xin được gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy giáo, cô giáo
trong khoa Tài chính ngân hàng , Học Viện Ngân Hàng đã truyền đạt cho em những
kiến thức bổ ích trong suốt thời gian học tập tại trường và luôn tạo điều kiện để em
hoàn thành khóa học cùng bài chuyên đềnày.
Xin chân thành cảm ơn và xin kính chúc các thầy cô, bạn bè, luôn mạnh
khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
Hà Nội, tháng

năm 2017

Người thực hiện

2


MỤC LỤC



Trang

LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................vi
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN
DỤNG CHỨNG TỪ VÀ UCP600..................................................................3
1.1. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ...................................................3
1.1.1. Khái niệm phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.............................3
1.1.2. Thư tín dụng L/C......................................................................................4
1.1.3. Quy trình thanh toán bằng thư tín dụng L/C............................................5
1.1.4. Đặc trưng cơ bản của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ............6
1.2. Những vấn đề cơ bản về UCP 600...................................................................9
1.2.1. Sự ra đời và quá trình phát triển UCP600.................................................9
1.2.2. Tính chất pháp lý của UCP600.................................................................9
1.2.3. Những nội dung cơ bản và một số điểm mới của UCP600.....................10
1.2.4. Những ưu điểm và hạn chế của UCP600................................................12
1.3. Những tranh chấp thường phát sinh trong thanh toán tín dụng chứng từ
và việc vận dụng UCP600.....................................................................................13

3



1.3.1. Tranh chấp do phía người nhập khẩu vi phạm nghĩa vụ.........................13
1.3.2. Tranh chấp do phía người xuất khẩu vi phạm nghĩa vụ..........................15
1.3.3. Tranh chấp do phía các ngân hàng vi phạm nghĩa vụ.............................17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG UCP 600 TRONG VIỆC
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH TRONG HOẠT ĐỘNG
THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG
MARITIMEBANK CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA...........................................21
2.1 Tổng quan về Maritimebank chi nhánh Đống Đa.........................................21
2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng
chứng từ tại Ngân hàng Maritimebank Chi nhánh Đống Đa.............................28
2.3. Đánh giá về chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng
Maritimebank Chi nhánh Đống Đa.......................................................................2

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VẬN DỤNG HIỆU QUẢ UCP600 VÀO GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP TRONG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM........................7
3.1. Xu hướng áp dụng UCP600 tại các ngân hàng thương mại..........................7
Tuân theo những quy định của UCP600.............................................................7
Một số điều chỉnh...............................................................................................8
3.2. Một số giải pháp nhằm khắc phục những bất cập và khó khăn khi áp dụng
.................................................................................................................................. 8
3.2.1. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu........8
3.2.2. Đối với các ngân hàng thương mại...........................................................9
3.2.3. Đối với các cơ sở đào tạo nghiệp vụ ngân hàng nói chung và thanh toán
quốc tế nói riêng...............................................................................................12
3.3. Kiến nghị.........................................................................................................13

4



3.3.1. Đối với Uỷ ban ngân hàng thuộc ICC....................................................13
3.3.2. Đối với ngân hàng nhà nước Việt Nam..................................................13

KẾT LUẬN....................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................16
PHỤ LỤC

5


BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT
TTV

: Thanh Toán Viên

KSV

: Kiểm Soát Viên

NH

: Ngân Hàng

NHTM

: Ngân Hàng Thương Mại

NHPPH


: Ngân Hàng Phát Hành

NHXN

: Ngân Hàng Xác Nhận

BCT

: Bộ Chứng Từ

NHNo&PTNT : Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam
BIDV

: Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam

OCB

: Ngân Hàng Phương Đông.

MB

: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

MSB

: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Hàng Hải

Vietcombank

: Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam


HanoiVCB

: Ngân Hàng Ngoại Thương Hà Nội

VPbank

: Ngân Hàng Ngoài Quốc Doanh.

VIB

: Ngân Hàng Quốc Tế

GPbank

: Ngân Hàng Dầu Khí Toàn Cầu

Ngân hàng Maritimebank Chi nhánh Đống Đa : Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương
Việt Nam.

6


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian qua, kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế
giới. Đặc biệt, khi Việt Nam gia đã nhập WTO và TPP, đây là những cơ hội hội
nhập, phát triển và cũng là những thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam khi
việc hội nhập kinh tế sẽ tạo ra sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Trong điều kiện
đó, việc sử dụng một cách tối ưu các nguồn lực sẽ là chìa khóa thành công cho các

doanh nghiệp Việt Nam.
Trong hoạt động Ngân hàng những năm gần đây đã có nhiều những biến
động lớn khi có hàng loạt các ngân hàng mới gia nhập, cùng với đó là sự khắc
nghiệt của thị trường đặc biệt là thị trường tín dụng ngân hàng sau đã làm cho nhiều
ngân hàng yếu kém gặp nhiều khó khăn và buộc phải sác nhập và bị mua lại bởi các
ngân hàng lớn. Bên cạnh đó các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
cũng tăng dần thị phần hoạt động tín dụng và có thế mạnh về công nghệ và kinh
nghiệm thị trường. Lãi suất đầu vào có xu hướng tăng, nhất là ở các Ngân hàng
Thương mại Cổ phần, rủi ro trong hoạt động kinh doanh nói chung và lĩnh vực
thanh toán quốc tế nói riêng.
Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán được sử dụng rộng rãi nhất trong
thanh toán quốc tế. Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) do
ICC phát hành được coi là thành công nhất trong lịch sử thương mại quốc tế từ
trước đến nay. UCP600 là phiên bản mới nhất được ICC ban hành ngày 1/7/2007 để
thay thế cho UCP500.Và cùng với UCP600.
UCP600 có một số thay đổi cơ bản so với UCP500. Do vậy việc tìm hiểu về
UCP600 là vô cùng cần thiết cho hoạt động của các ngân hàng thương mại. Xuất
phát từ những vài trò và sự cần thiết trên em đã chọn đề tài: “Vận dụng UCP 600
để giải quyết tranh chấp trong thanh toán quốc tại một số ngân hàng thương
mại”.
2. Mục đích nghiên cứu

1


Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận cơ bản về phương thức thanh toán tín
dụng chứng từ và nguồn luật điều chỉnh phương thức này, chuyên đề tập trung vào
phân tích những thay đổi cơ bản của UCP600 so với UCP500 và thực tiến áp dụng
UCP600 tại một số ngân hàng thương mại, từ đó đề xuất một số giải pháp vi mô và
vĩ mô nhằm nâng cao hiệu quả của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ khi áp

dụng phiên bản UCP mới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Ứng dụng thực tế của UCP 600 trong việc tạo lập và
kiểm tra bộ chứng từ thanh toán theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
- Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: nghiên cứu tình hình ứng dụng UCP600 và thanh toán quốc tế
theo thư tín dụng tại một số ngân hàng thương mại Việt Nam trong phạm vi thành
phố Hà Nội.
Thời gian: nghiên cứu tình hình ứng dụng và thanh toán quốc tế theo thư tín
dụng tại một số ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian 2014-2016.
4. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề nghiên cứu dựa trên phương pháp nghiên cứu mô tả với kỹ thuật
phỏng vấn trực tiếp và phân tích số liệu thu thập tại các phòng kế toán, phòng kinh
doanh, niêm gián thống kê các năm 2014-2016, trong một số Ngân hàng Việt Nam.
Phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp
Sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp các nhà quản trị cũng như các cán bộ
phòng kế toàn tài chính, nhằm thu thập được các thông tin liên qua như: tình hình
hoạt động kinh doanh , tính hình thanh toán quốc tế và các rủi ro, tranh chấp trong
thanh toán quốc tế.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Thu thập các dữ liệu cần thiết chủ yếu tại phòng kinh doanh, phòng hành
chính tổng hợp và phòng kế toán của một số Ngân hàng thương mại và từ các nguồn
sẵn các năm 2014 -2016 qua báo, tạp chí và internet.
2


5. Kết cấu của chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu tham
khảo, chuyên đề đựơc chia làm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và

UCP600
Chương 2: Thực trạng áp dụng UCP600 giải quyết tranh chấp phát sinh trong
hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại một số ngân hàng thương mại Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp vận dụng hiệu quả UCP600 vào giải quyết tranh chấp
trong thanh toán TDCT tại các NHTM Việt Nam.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN
DỤNG CHỨNG TỪ VÀ UCP600
1.1. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
1.1.1. Khái niệm phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó một ngân hàng
(ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư
tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi số tiền
của thư tín dụng hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số
tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp
với ngững quy định đề ra trong thư tín dụng (Nguyễn Thị Thu Thảo, 2012).
Từ thực tiễn sự phát triển của thương mại quốc tế hiện nay, yêu cầu một
phương thức thanh toán mới vừa đảm bảo được quyền lợi của người mua và người
bán đồng thời lại phát huy được thế mạnh của ngân hàng- một trung gian tài chính
có uy tín và có tiềm lực kinh tế lớn? Phương thức ấy phải đảm bảo rằng người bán
chắc chắn sẽ thu được tiền khi đã giao hàng theo đúng quy định trong hợp đồng,
đồng thời cũng phải đảm bảo rằng khi người mua trả tiền thì chắc chắn người mua
sẽ nhận được hàng đúng theo yêu cầu của hợp đồng mua bán.

3


Một phương thức thanh toán hữu hiệu nhất, an toàn nhất cho cả người mua,
người bán đồng thời lại có thể phát huy được thế mạnh của ngân hàng đã ra đời. Đó
chính là phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (documentary credit)

Theo điều 2 UCP600 (Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ)
“Tín dụng là bất cứ một sự thoả thuận nào, dù cho được mô tả hoặc đặt tên như thế
nào, là không thể huỷ bỏ và theo đó là một sự cam kết chắc chắn của ngân hàng
phát hành để thanh toán khi xuất trình phù hợp” (Nguyễn Thị Thu Thảo, 2012).
Định nghĩa trên có thể hiểu một cách đơn giản như sau: về bản chất, phương
thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó một ngân hàng
(ngân hàng phát hành) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu phát hành thư
tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi của thư
tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó
khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ phù hợp với những quy
định đề ra trong thư tín dụng. Để có thể thực hiện việc thanh toán hàng hoá xuất
nhập khẩu bằng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ thì trước hết người nhập
khẩu (người trả tiền) phải làm đơn yêu cầu ngân hàng phát hành thư tín dụng.
1.1.2. Thư tín dụng L/C
Thư tín dụng (Letter of credit- L/C): là một bản cam kết dùng trong thanh
toán, trong đó một ngân hàng (ngân hàng phục vụ người nhập khẩu) theo yêu cầu
của người nhập khẩu tiến hành mở và chuyển đến cho chi nhánh hay đại lý của ngân
hàng này ở nước ngoài (ngân hàng phục vụ người xuất khẩu) một L/C cho người
hưởng lợi (người xuất khẩu) cam kết sẽ thanh toán một số tiền nhất định trong phạm
vi thời hạn quy định, với điều kiện người hưởng phải xuất trình đầy đủ các chứng từ
phù hợp với nội dung, điều kiện quy định trong thư tín dụng (Phan Thị Thu Hà,
2014).
- Người yêu cầu phát hành thư tín dụng: Đó chính là người nhập khẩu: Người
nhập khẩu hàng hoá hoặc là người nhập khẩu uỷ thác cho một người khác.
- Ngân hàng phát hành thư tín dụng: Là ngân hàng đại diện cho người nhập
khẩu, nó cấp tín dụng cho người nhập khẩu.
4


- Người hưởng lợi thư tín dụng: Là người xuất khẩu: Người xuất khẩu hay bất

cứ người nào mà người hưởng lợi chỉ định.
- Ngân hàng thông báo: Là ngân hàng ở nước người hưởng lợi
1.1.3. Quy trình thanh toán bằng thư tín dụng L/C
(3)

Ngân hàng
phát hành

(2)

(8)

Ngân hàng
thông báo

(6)
(7)

(9)

(4)
(6)

(5)

Người
nhập khẩu

Người
xuất khẩu


(1)

(Phan Thị Thu Hà, 2014)
Hình 1.1. Quy trình thanh toán thư tín dụng của Ngân hàng thương mại
Các bước cụ thể bao gồm:
(1) Hợp đồng ngoại thương đựơc ký kết giữa người xuất khẩu và người nhập
khẩu
(2) Người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng phát
hành yêu cầu mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng.
Thông thường khi làm đơn xin mở thư tín dụng, người nhập khẩu phải cung
cấp cho ngân hàng các giấy tờ cần thiết tuỳ theo yêu cầu của ngân hàng phát hành,
thông thường gồm những giấy tờ sau: hợp đồng ngoại thương, giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh, giấy phép xuất nhập khẩu hàng hoá (nếu là hàng hoá thuộc đối
tượng chịu hạn ngạch xuất nhập khẩu)
1.1.4. Đặc trưng cơ bản của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
5

(7)


a. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức có liên quan đến ba
quan hệ hợp đồng
Hợp đồng mua bán giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu:
Hợp đồng mua bán hàng hoá là sự thoả thuận giữa người mua và người bán,
trong đó người bán có trách nhiệm giao hàng đúng và đủ còn người mua có trách
nhiệm trả tiền. Trong hợp đồng mua bán, các bên tham gia thoả thuận phương thức
thanh toán tiền hàng: chuyển tiền, nhờ thu, ghi sổ, tín dụng chứng từ. Khi lựa chọn
tín dụng thư làm phương thức thanh toán tiền hàng thì thư tín dụng sẽ được mở. Có
thể nói hợp đồng mua bán hàng hoá làm cơ sở cho phương thức thanh toán tín dụng

chứng từ.
Mặc dù thư tín dụng ra đời trên cơ sở hợp đồng mua bán giữa người xuất
khẩu và người nhập khẩu nhưng thư tín dụng lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng
mua bán. Bất cứ sự dẫn chiếu nào tới điều khoản trong hợp đồng mua bán đều
không được coi là một phần cấu thành của tín dụng thư và không được ngân hàng
xem xét đến.
Hợp đồng dịch vụ giữa người yêu cầu phát hành thư tín dụng (người
nhập khẩu) và ngân hàng phát hành:
Muốn thanh toán bằng phương thức tín dụng thư thì trước hết thư tín dụng
phải được mở. Để thư tín dụng được mở thì người nhập khẩu hàng hoá (người trả
tiền) phải làm đơn (Đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng) gửi đến ngân hàng phát
hành xin mở L/C. Căn cứ vào đó, ngân hàng phát hành sẽ phát hành một thư tín
dụng cho ngưòi hưởng lợi hưởng, và người nhập khẩu sẽ phải chịu một khoản lệ phí
để mở L/C.
Thực chất, đây chính là một hợp đồng dịch vụ giữa ngân hàng và người xin
phát hành L/C. Theo đó, ngân hàng dùng uy tín và khả năng tài chính của mình để
đảm bảo thanh toán cho người xuất khẩu khi họ xuất trình phù hợp và thu phí từ
người nhập khẩu. Và khi đó, ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ do
người xuất khẩu xuất trình trước khi quyết định thanh toán hay từ chối thanh toán.
Thư tín dụng:
6


Thư tín dụng được ra đời trên cơ sở hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa ngân
hàng phát hành và người nhập khẩu. Thư tín dụng hình thành trên cơ sở hợp đồng
mua bán, nhưng sau khi ra đời lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán. Thậm
chí trong trường hợp thư tín dụng có dẫn chiếu đến hợp đồng mua bán thì các ngân
hàng cũng không coi hợp đồng mua bán như là một bộ phận cấu thành nên thư tín
dụng. Do vậy, các ngân hàng thường khuyên khách hàng của mình không nên dẫn
chiếu hợp đồng mua bán vào thư tín dụng. Người nhập khẩu căn cứ vào hợp đồng

để làm đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng. Người xuất khẩu căn cứ vào các điều
kiện của thư tín dụng tiến hành giao hàng và lập chứng từ trên cơ sở yêu cầu của
thư tín dụng. Do đó người xuất khẩu khi nhận được thư tín dụng phải kiểm tra kỹ
các điều khoản của thư tín dụng, nếu có điều khoản nào chưa phù hợp phải yêu cầu
người nhập khẩu tiến hành sửa đổi thư tín dụng cho phù hợp trước khi thực hiện
giao hàng. Người xuất khẩu phải lập đầy đủ các chứng từ phù hợp với yêu cầu của
thư tín dụng và xuất trình cho ngân hàng trong thời hạn quy định. Sau khi kiểm tra
chứng từ, nếu thây hoàn toàn phù hợp với các quy định của thư tín dụng, ngân hàng
phát hành thanh toán tiền hàng cho người xuất khẩu.
Như vậy thư tín dụng là cam kết trả tiền của ngân hàng phát hành đối với
người xuất khẩu. Nó hoàn toàn độc lập với hợp đồng cơ sở. Điều 4a UCP600 nêu
rõ: “Về bản chất, tín dụng là một giao dịch riêng biệt với các hợp đồng mua bán
hoặc các hợp đồng khác mà các hợp đồng này có thể làm cơ sở của tín dụng. Các
ngân hàng không liên quan đến hoặc bị ràng buộc bởi các hợp đồng như thế, thậm
chí ngay cả trong tín dụng có bất cứ sự dẫn chiếu nào đến các hợp đồng như thế. Vì
vậy sự cam kết của một ngân hàng để thanh toán, thương lượng thanh toán hoặc
thực hiện bất cứ nghĩa vụ nào khác trong tín dụng không phụ thuộc vào các khiếu
nại hoặc các biện hộ của người yêu cầu phát sinh từ quan hệ của họ với ngân hàng
phát hành hoặc người thụ hưởng.”
b. Trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, các bên giao dịch chỉ căn cứ
vào chứng từ chứ không căn cứ vào hàng hoá:
Có thể nói trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, người nào nắm
chứng từ sở hữu hàng hóa thì người đó là người có quyền sở hữu đối với hàng hoá.
7


Vì chỉ cần nắm chứng từ là có thể đi nhận hàng. Trong phương thức thanh toán tín
dụng chứng từ, các bên giao dịch cũng chỉ căn cứ vào chứng từ để xem rằng xuất
trình đó đã phù hợp hay chưa? để quyết định việc có thanh toán hay chấp nhận
thanh toán không? Chính các chứng từ xuất trình là căn cứ duy nhất để các ngân

hàng quyết định trả tiền hay từ chối thanh toán cho người hưởng lợi, đồng thời cũng
là căn cứ duy nhất để người nhập khẩu hoàn trả hay từ chối trả tiền cho ngân hàng.
Nếu người xuất khẩu xuất trình được các chứng từ thể hiện trên bề mặt của chúng là
phù hợp với các quy định của thư tín dụng thì sẽ được ngân hàng trả tiền.
Ngân hàng không có lý do gì để từ chối thanh toán tiền hàng khi người xuất
khẩu xuất trình bộ chứng từ hợp lệ. Bởi vì như đã nói ở trên, phương thức thanh
toán tín dụng chứng từ là cam kết trả tiền của ngân hàng phát hành thư tín dụng đối
với người xuất khẩu khi họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp với quy định trong thư
tín dụng. Ngân hàng không chịu trách nhiệm về tên hàng, số lượng, trọng lượng,
chất lượng, trạng thái, bao bì, việc giao hàng, giá trị hay sự hiện hữu của hàng hoá
mà bất cứ chứng từ nào đại diện. Cũng tương tự như vậy, nếu bộ chứng từ ngân
hàng xuất trình để đòi tiền người nhập khẩu hợp lệ thì ngưòi nhập khẩu sẽ trả tiền
cho ngân hàng, còn nếu không thì người nhập khẩu có quyền từ chối thanh toán.
Trong trường hợp đó, rủi ro sẽ hoàn toàn thuộc về ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần
phải kiểm tra kỹ bộ chứng từ xuất trình trước khi chấp nhận thanh toán cho nhà xuất
khẩu.
Như vậy, trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, các chứng từ có
một tầm quan trọng to lớn, nó tượng trưng cho giá trị hàng hoá mà người xuất khẩu
đã giao và là căn cứ cho người xuất khẩu đòi ngân hàng thanh toán tiền hàng, đồng
thời nó cũng là căn cứ duy nhất để nhà nhập khẩu dựa vào đó quyết định thanh toán
hay từ chối thanh toán đối với ngân hàng phát hành.
1.2. Những vấn đề cơ bản về UCP 600
1.2.1. Sự ra đời và quá trình phát triển UCP600
Phòng Thương mại quốc tế (The International chamber of commerce) – ICC được
thành lập vào tháng l0/1919 tại Hội nghị quốc tế về thương mại, họp tại thành phố

8


Atlantic-city, với sự tham gia của đại diện giới thương mại và công nghiệp của 5

nước Mỹ, Anh, Pháp, Bỉ và Ý. Ngày 24/10/1919 ngày thông qua quyết định thành
lập ICC được coi là ngày thành lập ICC.
Tháng 6/1920, tại Pa-ri đã tiến hành họp Ðại hội sáng lập (Constituent Congress)
ICC với sự tham gia của gần 500 đại diện của 5 nước nói trên. Tại Ðại hội này,
người ta đã thông qua Ðiều lệ, thành lập các cơ quan chức năng và quyết định lấy
Pa ri làm trụ sở chính của ICC.
Theo điều lệ, ICC là một liên đoàn tập hợp những lực lượng kinh tế chủ yếu nhất
của từng nước hội viên vào các ủy ban quốc gia (National committes) ICC là một tổ
chức Quốc tế phi chính phủ.
Mục đích và nhiệm vụ chính thức của ICC, như điều lệ qui định là: thông qua việc
tác động tới tất cả các lĩnh vực của hoạt động kinh tế quốc tế bao gồm thương mại,
công nghiệp, vận tải và tài chính) nhằm cải thiện các điều kiện quan hệ kinh tế giữa
các nước và giải quyết những vấn đề kinh tế quốc tế, thiết lập các mối giao tiếp
quốc tế và sự hiểu biết tương hỗ giữa các giới kinh tế và các tổ chức của chúng để
trên cơ sở đó "gìn giữ hòa bình và củng cố các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân
tộc".
1.2.2. Tính chất pháp lý của UCP600
Xét dưới góc độ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, UCP 500 được xem như
một bộ luật tương đối khó hiểu về mặt ngôn ngữ và phức tạp về mặt quy trình. Do
không hiểu một cách tường tận về UCP 500, các doanh nghiệp thường hoạt động
theo thói quen thương mại của mình là chính. Bộ chứng từ vì vậy cũng thường có
sai biệt, mặc dù có thể về thực tế, hàng hoá được giao không khác như yêu cầu của
hợp đồng thương mại. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ phải chịu rất nhiều chi
phí để sửa chữa các sai biệt này, chỉ đơn cử như việc tín dụng yêu cầu vận tải đơn
phải ghi rõ số L/C, điều này không giúp cho nhà nhập khẩu nhận được hàng hóa dễ
dàng hơn, nhưng người xuất khẩu vẫn có thể mất tới mấy chục đô la (kết quả nghiên
cứu của VIBank) để sửa lại vận đơn sau khi đã được phát hành nếu vận đơn không
dẫn chiếu tới số L/C. Ngoài ra, nếu việc sửa chữa sai biệt này mất nhiều thời gian,

9



người xuất khẩu lại gặp phải nguy cơ xuất trình muộn. Chính vì vậy, các doanh
nghiệp rất ngại khi gặp phải các vấn đề liên quan đến UCP và thường phó thác hết
cho ngân hàng của mình.
Về phía các ngân hàng, khi tư vấn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu về
UCP cũng gặp phải không ít khó khăn về sự mơ hồ về các điều khoản của UCP. Đặc
biệt khi tạo lập và kiểm tra bộ chứng từ thanh toán theo UCP 500 các ngân hàng đã
gặp phải không ít khó khăn như thương lượng bộ chứng từ, các vấn đề liên quan
đến kiểm tra chứng từ…
Thực tế đó buộc UCP phải sửa đổi, nếu không thì nguy cơ phương thức thanh
toán tín dụng chứng từ- từ một phương thức an toàn trong thanh toán quốc tế rất dễ
trở thành một công cụ để từ chối thanh toán và thu phí của ngân hàng. Một yêu cầu
nữa của thực tiễn là, sự phát triển của hệ thống ngân hàng, bảo hiểm, vận tải kéo
theo nhiều vấn đề mới nảy sinh trong thương mại quốc tế, đòi hỏi UCP cũng phải có
những điều chỉnh thích hợp.
1.2.3. Những nội dung cơ bản và một số điểm mới của UCP600
- UCP 600 được cấu trúc lại phù hợp với cấu trúc thông thường của các văn
bản pháp lý quốc tế, thay vì cấu trúc theo tính chất nghiệp vụ L/C như UCP 500.
+ Kết cấu của UCP500 gồm 7 vấn đề, được đánh thứ tự từ A đến G:
A. Những quy định chung và định nghĩa.
B. Hình thức và thông báo tín dụng.
C. Nghĩa vụ và trách nhiệm.
D. Chứng từ.
E. Các điều quy định khác.
F. Tín dụng chuyển nhượng.
G. Nhượng tiền thu được.
+ Cấu trúc của UCP600
Phạm vi áp dụng của UCP600
10



Các định nghĩa.
Giải thích
Các mục khác theo tính chất nghiệp vụ
- Về nội dung
- UCP600 loại bỏ những nội dung không thuộc đối tượng áp dụng của UCP
600, ví dụ những nội dung liên quan đến yêu cầu mở thư tín dụng, các chỉ thị không
rõ ràng (điều 12); huỷ bỏ một thư tín dụng (điều 8), tín dụng có thể huỷ bỏ và không
thể huỷ bỏ (một phần điều 6); lệnh phát hành, sửa đổi một thư tín dụng (điều 5);
chứng từ vận tải do người giao nhận phát hành (điều 30), các chứng từ khác (điều
38).
- UCP600 điều chỉnh cả thư tín dụng dự phòng (standby L/C). Điều này được
thể hiện rõ trong Điều 1 UCP600.
- UCP600 đã cập nhật một số điều khoản mới. Có thể kể đến ở đây đó là:
Điều 2: Định nghĩa (definitions)
Điều 3: Giải nghĩa (interpretations)
Điều 9: Thông báo tín dụng và các sửa đổi (Advising of credits and
amendments)
Điều 12: Sự chỉ định (nomination)
Điều 15: Xuất trình phù hợp (complying presentation)
Điều 17: Các chứng từ gốc và bản sao (original documents and copies)
1.2.4. Những ưu điểm và hạn chế của UCP600
1.2.4.1. Ưu điểm UCP600
UCP 600 giảm thiểu nhiều trùng lắp về mặt ngôn từ không cần thiết trong
UCP 500 và lược bỏ lời văn rườm rà. Cấu trúc câu thường là câu trực tiếp, logic và
đơn giản. Ngôn ngữ sử dụng trong UCP 600 được coi là thân thiện với người sử
dụng hơn hẳn UCP 500.

11



UCP được bố cục lại với 39 điều khoản (thay vì 49 điều khoản như UCP500),
trong đó bổ sung nhiều định nghĩa và giải thích nhiều thuật ngữ vẫn còn gây tranh
cãi trong UCP500. Điều 2 định nghĩa của UCP600 là một dẫn chứng cụ thể. Lần
đầu tiên các thuật ngữ như: ngân hàng thông báo (advising bank), người yêu cầu
(applicant), xuất trình (presentation)… được định nghĩa một cách cụ thể trong một
bản UCP.
- UCP600 giảm thiểu những mâu thuẫn giữa các điều khoản với nhau. Có thể
dẫn chiếu đến ở đây như là điều 13(a) và điều 13(c) UCP500
- UCP đã đưa ra khoảng thời gian cụ thể cho việc chấp nhận hoặc từ chối bộ
chứng từ không hợp lệ là 5 ngày làm việc ngân hàng (banking day) thay vì 7 ngày
làm việc trước đây quy định trong UCP500.
- UCP600 đã loại trừ việc sử dụng những từ, cụm từ mơ hồ, khó hiểu, thường
dẫn đến hiểu lầm và xảy ra tranh chấp trong UCP500 như là: Khoảng thời gian hợp
lý, sự cần mẫn hợp lý…
1.2.4.2. Nhược điểm UCP600
UCP600 chưa giải quyết được tất cả các phát sinh trong thưc tiễn thanh toán
quốc tế của các doanh nghiệp và trong các lĩnh vực khác nhau do đó mà cần có bổ
sung của ICC.
Điều 7 (b) UCP600 chỉ ra thời điểm cam kết thanh toán của ngân hàng phát
hành có hiệu lực đó là từ thời điểm ngân hàng phát hành tín dụng. Tuy nhiên lại
chưa định nghĩa thế nào là phát hành tín dụng và thời điểm nào được coi là tín dụng
đã được phát đi. Điều này đặc biệt có ý nghĩa bởi vì đó chính là thời điểm mà ngân
hàng phát hành bị ràng buộc bởi cam kết thanh toán cho tín dụng thư.
UCP600 vẫn còn có một số bất đồng, có thể kể đến ở đây như là Điều
14UCP600. Theo điều 14c UCP600 việc xuất trình một hoặc nhiều bản gốc các
chứng từ vận tải theo các điều 19, 20, 21, 22, 23, 24 và 25 phải do người thụ hưởng
hoặc người thay mặt thực hiện nhưng không được muộn hơn 21 ngày dương lịch
sau ngày giao hàng quy định trong các quy tắc này, nhưng trong bất kỳ trường hợp

nào cũng không được muộn hơn ngày hết hạn của tín dụng. Do vậy, nếu các ngân
12


hàng chỉ quy đinh chung chung rằng: việc kiểm tra tuân thủ UCP600 sẽ rất dễ xảy
ra sai sót khi kiểm tra BCT thanh toán vẫn còn sự không tương thích giữa UCP600 .
1.3. Những tranh chấp thường phát sinh trong thanh toán tín dụng chứng từ
và việc vận dụng UCP600
1.3.1. Tranh chấp do phía người nhập khẩu vi phạm nghĩa vụ
Người nhập khẩu mở L/C không đúng qui định trong hợp đồng
Khi các bên thỏa thuận hình thức thanh toán bằng L/C thì trong điều khoản
thanh toán của hợp đồng sẽ có các quy định cụ thể, chi tiết về các vấn đề liên quan
đến thời hạn mở L/C, ngày hết hạn, các chứng từ cần xuất trình, thời hạn trả tiền,
các ngân hàng tham gia và các yêu cầu khác của người yêu cầu. Các chi tiết này sẽ
được ghi rõ trong Đơn yêu cầu phát hành L/C . Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều
trường hợp người nhập khẩu lại mở L/C với những điều khoản trái với quy định
trong hợp đồng hoặc thêm vào các điều kiên không được thỏa thuận trong hợp
đồng.
Nếu người nhập khẩu đưa vào L/C các điều khoản trái với hợp đồng thì
người nhập khẩu đã vi phạm hợp đồng và người xuất khẩu có quyền khiếu nại. Ví
dụ như trong hợp đòng cho phép chuyển tải nhưng L/C lại quy định không được
chuyển tải. Tranh chấp thường xảy ra khi người xuất khẩu nhận thấy L/C có những
điều khoản không phù hợp với hợp đồng đã yêu cầu sửa đổi L/C nhưng người nhập
khẩu không đồng ý, khi đó người nhập khẩu cố tình vi phạm nghĩa vụ hợp đồng và
người xuất khẩu có quyền không giao hàng và khiếu nại. Nếu người nhập khẩu đưa
vào L/C những điều kiện không có trong hợp đồng thì không coi đó là một sự vi
phạm hợp đồng. Ví dụ hợp đồng yêu cầu xuất trình C/O nhưng L/C yêu cầu phải
xuất trình C/O do Phòng thương mại quốc gia cấp.
Tranh chấp do người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng ngừng thanh toán
Nguyên tắc độc lập trong phương thức tín dụng chứng từ là nghĩa vụ thanh

toán của ngân hàng phát hành đối với người thụ hưởng không phụ thuộc vào các
khiếu nại của người yêu cầu phát hành thư tín dụng phát sinh từ quan hệ của họ với
ngân hàng phát hành hoặc người thụ hưởng mà phụ thuộc vào khả năng xuất trình
13


bộ chứng từ phù hợp với thư tín dụng của người thụ hưởng. Nhiều trường hợp
người xuất khẩu giao hành thiếu hoặc kém chất lượng nhưng vẫn lập được bộ chứng
từ hợp lệ thì ngân hàng phát hành vẫn phải có nghĩa vụ trả tiền theo Điều 5 UCP
600 10. Để đảm bảo quyền lợi cho mình, người nhập khẩu thường yêu cầu ngân
hàng ngừng thanh toán cho người xuất khẩu và nếu ngân hàng làm theo thì rất dễ
xảy ra tranh chấp vì người xuất khẩu có quyền khiếu nại ngân hàng đã vi phạm UCP
600 khi không thanh toán cho bộ chứng từ hợp lệ theo Điều 7 UCP 600 cam kết của
ngân hàng phát hành là không thể hủy bỏ. Nhưng nếu vì quyền lợi của mình, người
nhập khẩu làm đơn yêu cầu tòa án ra lệnh cho ngân hàng ngừng trả tiền hoặc kiện
ngân hàng để ngăn cản việc trả tiền thì ngân hàng sẽ buộc phải chấp hành lệnh của
tòa án do UCP là một văn bản pháp lý mang tính tùy ý áp dụng dưới luật quốc gia
và luật quốc tế.
Tranh chấp do người nhập khẩu không thanh toán
Một đặc điểm của phương thức tín dụng chứng từ là muốn được thanh toán người
xuất khẩu không chỉ hoàn thành nghĩa vụ giao hàng mà còn phải lập được bộ chứng
từ phù hợp với các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng, Chính vì vậy, khi thấy
giá cả hàng hóa nhập về giảm đột ngột khiến việc nhập hàng có nguy cơ bị lỗ, người
nhập khẩu vì không muốn nhập hàng nên đã lợi dụng đặc điểm này của phương
thức thanh toán L/C để từ chối thanh toán bộ chứng từ. Nếu việc bắt lỗi bộ chứng từ
không đúng với quy
10 Điều 5 UCP 600: Các ngân hàng giao dịch bằng các chứng từ và không giao
dịch bằng hàng hóa, dịch vụ hoặc các thực hiện khác mà các chứng từ có liên quan.

định của UCP 600 thì sẽ dẫn đến tranh chấp và người nhập khẩu sẽ phải gánh chịu

thiệt hại lớn do vừa bị lỗ, vừa bị phạt chậm thanh toán…
1.3.2. Tranh chấp do phía người xuất khẩu vi phạm nghĩa vụ
Thực tế là không phải tất cả các chứng từ được yêu cầu trong L/C đều do
người xuất khẩu lập mà có nhiều chứng từ có sự tham gia của bên thứ 3 như: B/L,
Giấy chứng nhận xuất xứ do Phòng thương mại cấp, Giấy chứng nhận chất lượng…
14


Chính vì không kiểm soát được việc lập các chứng từ này của người xuất khẩu nên
việc xuất trình bộ chứng từ không phù hợp của người thụ hưởng rất hay gặp trong
thực tiễn. Theo khảo sát của Ủy ban ngân hàng ICC thì có 60-70% bộ chứng từ xuất
trình lần đầu bị từ chối do có sai sót. Mặt khác, đôi khi do các ngân hàng không
thống nhất trong cách hiểu thế nào là bộ chứng từ hợp lệ nên tranh chấp xảy ra khi
ngân hàng phát hành hoặc người yêu cầu cho rằng chứng từ không hợp lệ và từ chối
thanh toán còn người thụ hưởng hoặc ngân hàng chiết khấu…lại cho rằng nó hoàn
toàn phù hợp. Cũng có thể tranh chấp xảy ra khi người xuất khẩu vì quá nôn nóng
bán được hàng nên không kiểm tra kỹ các điều kiện của L/C mà chấp nhận cả
những điều khoản khống chế của người nhập khẩu do đó không thể hoàn thành đầy
đủ bộ chứng từ. Chẳng hạn khi người nhập khẩu yêu cầu trong L/C phải xuất trình
giấy chứng nhận đã nhận hàng của người nhập khẩu thì mới được thanh toán, nếu
người nhập khẩu không cung cấp chứng từ nhận hàng thì người xuất khẩu không
thể lập đủ bộ chứng từ theo L/C và không nhận được tiền hàng. Tranh chấp phát
sinh khi người xuất khẩu không thể thương lượng với người nhập khẩu cung cấp
các chứng từ còn thiếu…và theo UCP 600 rủi ro khi đó hoàn toàn thuộc về người
xuất khẩu.
Tranh chấp do người xuất khẩu đơn phương dừng hợp đồng

Thời điểm ký kết hợp đồng thương mại, mở L/C và thời điểm thực hiện hợp
đồng, thanh toán L/C thường có một thời gian trễ nhất định trong khi đó giá cả hàng
hóa thì không ngừng thay đổi. Khi giá hàng hóa trên thị trường thế giới đang tăng

thì các nhà xuất khẩu thường có ý muốn dừng hợp đồng đã ký trước đó với mức giá
thấp để đem bán trên thị trường với mức giá cao hơn. Tranh chấp xảy ra khi người
xuất khẩu đơn phương muốn hủy bỏ hợp đồng bằng cách viện dẫn vào các lý do vi
phạm L/C. Ví dụ như khi người xuất khẩu kiện người nhập khẩu sửa đổi L/C không
đúng hạn do căn cứ vào ngày phát bức điện thư tín dụng (SWIFT MT 700) ra khỏi
máy của ngân hàng phát hành là ngày phát hành thư tín dụng – hiểu tương tự cho
thời điểm phát hành thư tín dụng sửa đổi, nếu trong bức điện MT 707 sửa đổi L/C
có ghi: “OUTPUT: “Date of Amendment: 10/09/2004) thì nghĩa là ngày sửa đổi L/C
15


là ngày 10/09/2004 nhưng người xuất khẩu lại cho rằng ngày 13/09/2004 ngân hàng
thông báo nhận được bức điện là ngày phát hành sửa đổi thư tín dụng và đơn
phương từ bỏ hợp đồng. Thực tế trong UCP 600 chưa có câu trả lời thống nhất cho
vấn đề thời điểm phát hành thư tín dụng bởi vì chưa có điều khoản nào định nghĩa
phát hành thư tín dụng là gì. Đây cũng là một bất cập của UCP 600 cần được sửa
đổi.
Tranh chấp do người xuất khẩu làm giả bộ chứng từ :
Tranh chấp này thường xảy ra khi người xuất khẩu xuất trình chứng từ phù hợp với
L/C nhưng lại là chứng từ giả mạo. Thực tế đã xảy ra trường hợp người nhập khẩu
không nắm rõ được đối tác nên đã gặp phải công ty ma hoặc công ty lừa đảo. Khi
chứng từ phù hợp với L/C ngân hàng vẫn phải thanh toán và không chịu trách
nhiệm gì theo UCP 600 do thư tín dụng là cam kết chắc

chắn trả tiền của ngân hàng cho người xuất trình bộ chứng từ hợp lệ, ngân hàng
được miễn trách về tính chân thực, nguồn gốc của bộ chứng từ, vì vậy lúc này người
nhập khẩu chỉ còn cách chờ sự can thiệp của tòa án để xin lệnh đình chỉ thanh toán
khi ngân hàng chưa thanh toán. Còn nếu ngân hàng đã thanh toán rồi thì phải nhờ
đến tòa án của nước người xuất khẩu phối hợp cùng tòa án nước mình để giải quyết.
1.3.3. Tranh chấp do phía các ngân hàng vi phạm nghĩa vụ

Trong phương thức tín dụng chứng từ, ngân hàng phát hành bị ràng buộc bởi hai
quan hệ hợp đồng: một là hợp đồng dịch vụ với người yêu cầu L/C, hai là trái vụ
một bên với người thụ hưởng L/C.
Khi Đơn yêu cầu phát hành L/C của người nhập khẩu được chấp nhận, ngân hàng tự
ràng buộc mình với nghĩa vụ mở một L/C có những điều khoản và điều kiện đúng
với những quy định trong Đơn yêu cầu phát hành L/C cho người xuất khẩu hưởng
lợi. Còn khi đã phát hành L/C thì ngân hàng bị ràng buộc bởi cam kết chắc chắn
thanh toán cho người thụ hưởng.
Tranh chấp khi ngân hàng phát hành không phát hiện hết sai sót của bộ chứng từ

16


Điều 14 UCP 600 Tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ: “a. Ngân hàng chỉ định hành động
theo sự chỉ định, nếu có và ngân hàng phát hành phải kiểm tra việc xuất trình, chỉ
trên cơ sở của chứng từ để quyết định chứng từ thể hiện trên bề mặt của chúng có
tạo thành một xuất trình phù hợp hay không” nhưng UCP 600 không nêu cụ thể thế
nào là sự phù hợp trên bề mặt của chứng từ vì thế ngân hàng phát hành sẽ căn cứ
vào L/C.
Theo đó, sau khi kiểm tra chứng từ nếu không phát hiện có sai sót thì ngân
hàng sẽ phải thanh toán hoặc thương lượng thanh toán cho người xuất trình, rồi sau
đó sẽ gửi bộ chứng từ đến người yêu cầu để đòi tiền, ngược lại nếu có sai sót thì sẽ
gửi Giấy báo sai biệt chứng từ cho người yêu cầu và yêu cầu người này trả lời chấp
nhận hay từ chối thanh toán trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 2
ngày). Thực tế nếu người nhập khẩu đồng ý thanh toán thì sẽ gửi cho ngân hàng
một giấy cam kết thanh toán bộ chứng từ để ngân hàng thanh toán hoặc thương
lượng thanh toán cho người xuất trình. Tranh chấp thường phát sinh khi ngân hàng
phát hành do không cẩn thận đã không phát hiện ra sai sót của bộ chứng từ hoặc
phát hiện không hết sai sót khiến người yêu cầu đưa ra các chỉ thị sai lầm. Hậu quả
là nếu sai sót bị bỏ qua là nghiêm trọng thì sau này, người nhập khẩu có thể không

nhận được hàng hoặc nhận phải hàng kém chất lượng sẽ có thể kiện ngân hàng vì sự
thiếu sót đó.
Tranh chấp xảy ra khi ngân hàng phát hành từ chối thanh toán bộ chứng từ hợp lệ
Khi nhận thấy việc nhập hàng hóa có thể bị lỗ do giá cả trên thị trường đang giảm,
người nhập khẩu không muốn nhận hàng và cố tìm kiếm sai sót của bộ chứng từ để
từ chối nhận hàng. Ngân hàng phát hành vì chiều ý khách hàng nên vội vàng bắt lỗi
bộ chứng từ hoặc do sự hiểu biết về UCP 600 còn hạn chế nên bắt lỗi bộ chứng từ
không đúng tinh thần của UCP 600. Loại tranh chấp này rất hay gặp trong thực tế
nhất là với tình hình giá cả hàng hóa trên thế giới biến động khó lường, các công ty
không có khả năng dự đoán chính xác được xu thế biến động giá cả nên khi thấy bị
lỗ đã tìm cách thoái thác việc nhận hàng.

17


Những sai sót mà ngân hàng phát hành hay nhầm lẫn thường liên quan tới lỗi chính
tả, hoặc điều kiện phi chứng từ…Sai sót liên quan tới điều kiện phi chứng từ chẳng
hạn như có sự mâu thuẫn giữa dữ liệu trong chứng từ mà thư tín dụng yêu cầu với
chứng từ mà thư tín dụng không yêu cầu xuất trình nhưng ngân hàng lại căn cứ vào
đó để bắt lỗi bộ chứng từ. Cũng theo Điều 14 UCP 600 thì do không có nghĩa vụ
kiểm tra các chứng từ không yêu cầu xuất trình trong L/C nên ngân hàng không
nhận biết được có sự mâu thuẫn dữ liệu giữa các chứng từ yêu cầu xuất trình và
chứng từ không được yêu cầu, do đó không được căn cứ vào đó để bắt lỗi bộ chứng
từ. Đôi khi những quy định mập mờ của L/C cũng có thể dẫn tới tranh chấp.
Tranh chấp xảy ra khi ngân hàng phát hành vi phạm thời hạn kiểm tra bộ chứ ng
từ.
Về thời hạn kiểm tra chứng từ xuất trình theo UCP 600 đã có một số thay đổi so với
UCP 500. Một là, thời gian kiểm tra chứng từ ngắn hơn chỉ còn 5 ngày làm việc
ngân hàng thay vì 7 ngày như trước kia. Hai là, mốc thời gian để bắt đầu tính thời
hạn kiểm tra là kể từ ngày kế tiếp của ngày xuất trình thay vì ngày kế tiếp của ngày

nhận chứng từ quy định như trước. Ba là, UCP 600 bỏ câu “Có một thời gian hợp
lý” để kiểm tra chứng từ. Trên thực tế vì lý do chủ quan hoặc khách quan mà ngân
hàng phát hành có thể vi phạm thời hạn này và mất quyền từ chối bộ chứng từ.
Chẳng hạn như khi phát hiện sai sót trong bộ chứng từ, vì chờ đợi chỉ thị từ người
yêu cầu mà ngân hàng không thông báo cho người thụ hưởng rằng mình chấp nhận
hoặc từ chối thanh toán. Như vậy, tranh chấp có thể xảy ra và giải quyết theo UCP
600 thì rủi ro thuộc về phía ngân hàng.
Tranh chấp khi ngân hàng phát hành không cầm giữ chứng từ chờ định đoạt của
người xuất trình
Điều 16 UCP 600 quy định rất rõ trách nhiệm của ngân hàng phát hành đối với bộ
chứng từ có sai sót là phải thông báo rõ ràng tình trạng của bộ chứng từ không phù
hợp hoặc là cầm giữ chứng từ chờ chỉ thị của người xuất trình, người yêu cầu, hoặc
là sẽ gửi trả lại cho người xuất trình. Trong trường hợp ngân hàng chỉ thông báo từ
chối bộ chứng từ mà không thông báo mình sẽ cầm giữ bộ chứng từ chờ sự định

18


đoạt của người xuất trình, giao lại cho người yêu cầu hay trả lại bộ chứng từ thì
tranh chấp sẽ xảy ra khi người xuất trình lợi dụng sơ hở của ngân hàng, chờ tới khi
hết thời hạn kiểm tra chứng từ khởi kiện ngân hàng vì đã không thanh toán trong
khi vẫn cầm giữ bộ chứng từ hoặc giao cho người nhập khẩu mà không thông báo
cho người xuất trình là vi phạm điều 16f UCP 600. Tranh chấp cũng có thể xảy ra
do có sự khác nhau trong quy định của UCP 600 và UCP 500. Về vấn đề này, UCP
500 không cho phép ngân hàng phát hành khi đã thông báo từ chối rồi chuyển bộ
chứng từ cho người yêu cầu nếu không có sự đồng ý của người thụ hưởng. Còn
UCP 600 lại cho phép nhưng với điều kiện người yêu cầu và ngân hàng phát hành
đồng ý bỏ qua sai biệt. Rõ ràng nếu không tìm hiểu kỹ của UCP 600 thì tranh chấp
sẽ xảy ra.
Tranh chấp khi ngân hàng thông báo vi phạm nghĩa vụ

Điều 9 UCP 600 quy định trách nhiệm nhiệm của ngân hàng thông báo là phản ánh
chính xác các điều kiện, điều khoản của L/C gốc. Nhận được ủy thác của L/C, khi
nhận thư tín dụng hoặc thư tín dụng sửa đổi, ngân hàng thông báo phải kiểm tra tính
chân thật bề ngoài của thư tín dụng hoặc yêu cầu sửa đổi thư tín dụng. Nếu thỏa
mãn yêu cầu kiểm tra thì mới thông báo cho người thụ hưởng, ngược lại ngân hàng
thông báo có quyền từ chối thông báo. Khi từ chối phải thông báo không chậm trễ
cho ngân hàng phát hành.
Nhưng một bất cập của UCP 600 681 là không có điều khoản nào giải thích khái
niệm tính chân thật bề ngoài của L/C khiến người ta có thể hiểu điều đó do ngân
hàng thông báo tự quyết định theo yêu cầu của nghiệp vụ đại lý đã được quy định
trong hợp đồng đại lý với ngân hàng phát hành. Ví dụ như, thư tín dụng phát hành
bằng Telex không có mã test, hoặc có nhưng sai với mã test đăng ký là thiếu tính
chân thực bề ngoài.

19


×