PHẦN MỞ ĐẦU
Việt Nam là một trong những nước có nguồn nhân lực dồi dào. Chính vì thế
việc đảm bảo việc làm cho người lao động luôn là một trong những ưu tiên hàng
đầu của chính phủ. Người lao động khuyết tật cũng không phải là ngoại lệ. Họ tuy
là những người mang khiếm khuyết trên cơ thể nhưng họ cũng là nguồn nhân lực
dồi dào của nước nhà, đóng góp không ít cho xã hội. Chính vì vậy Đảng và nhà
nước ta đã và đang tạo mọi điều kiện khơi dậy nguồn nhân lực này thông qua các
chính sách pháp luật. Nhưng liệu các chính sách có thực sự hợp lý, có đảm bảo đủ
quyền lợi cho họ không hay xã hôị đã thực hiện tốt được các chính sách đó chưa
Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết thiết trên, nhóm đã chọn đề tài nghiên
cứu “Một số khía cạnh pháp lí và thực tiễn liên quan đến việc đảm bảo quyền lợi
việc làm cho người khuyết tật ở việt nam”
Nghiên cứu này chú trọng vào một số nội dung chủ yếu sau:
1.
Đưa ra các khái niệm về người khuyết tật, một số quy định pháp lí về người
khuyết tật.
2.
Tìm hiểu chế độ việc làm theo quy định của pháp luật hiện hành đối với người
khuyết tật
3.
Chỉ ra điểm mạnh và hạn chế của pháp luật hiện hành đối với người khuyết tật
4.
Việc đảm bảo quyền lợi việc làm cho người khuyết tật ở việt nam đã thực hiện tốt
hay chưa? Cần đưa ra các giải pháp gì để giải quyết.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu của nhóm khi nghiên cứu đề tài này là
- Bổ sung kiến thức cơ bản về người khuyết tật vào vốn hiểu biết của bản
thân
- Tìm ra những điều còn chưa rõ về pháp lí trong việc đảm bảo quyền lợi
việc làm cho người khuyết tật.
- Liên hệ với thực tế về việc đảm bảo quyền lợi việc làm cho người khuyết
tật ở Việt Nam hiện nay
- Đề ra các giải pháp giải quyết góp phần đảm bảo thực hiện quyền lợi việc
làm của người khuyết tật cũng như các quyền lợi cơ bản khác, tạo điều kiện và cơ
hội cho người khuyết tật hòa nhập cộng đồng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
-
Đối tượng đề tài này nhắm đến là
các quy định pháp luật về vấn đề việc làm cho người khuyết tật ở việt nam
và thực trạng áp dụng các quy định đó
-
Phạm vi nghiên cứu nghiên cứu của đề tài được xác định là:
Phạm vi về thời gian : từ năm 2005 đến nay
Phạm vi về đối tượng : người khuyết tật
Phạm vi về không gian : Việt Nam
4. Phương pháp nghiên cứu : phương pháp định tính
-
Phương pháp quan sát : quan sát thực trạng việc làm của người khuyết tật trên
thực tế sử dụng để phân tích những tích cực, bất cập chưa giải quyết được trong
thực tế…
-
Phương pháp nghiên cứu tài liệu : nghiên cứu trên sách, báo, tài liệu, tạp chí về
người khuyết tật sử dụng để đánh giá về thực tế việc đảm bảo quyền lợi người
khuyết tật
-
Phương pháp thu thập thông tin: thu thập số liệu thống kê những năm gần đây về
người khuyết tật để lập bảng phân tích số liệu thực trạng việc làm người khuyết
tật.
Kết cấu bài thuyết trình :
1. Tổng quan
2. Chương I. Khái quát chung một số vấn đề về người khuyết tật và pháp luật
người khuyết tật ở Việt Nam
3. Chương II: Thực tiễn giải quyết việc làm cho người khuyết tật trong thực
tế và 1 số vấn đề pháp lí trong việc đảm bảo cơ hội việc làm cho người khuyết
tật.
4. Chương III: Quan điểm và một số giải pháp nhằm nâng cao đảm bảo cơ
hội việc làm cho người khuyết tật ở Việt Nam.
5. Kết luận
Chương I. Khái quát chung một số vấn đề về người khuyết
tật và pháp luật người khuyết tật ở Việt Nam
Khái niệm người khuyết tật và luật người khuyết tật.
1.1.
Khái niệm người khuyết tật
Ngày 17/6/2010, Quốc hội Việt Nam đã thông qua luật Người khuyết tật, có hiệu
lực từ 01/01/2011, chính thức sử dụng khái niệm “người khuyết tật” thay cho khái
niệm “người tàn tật”, Theo quy định tại khoản 1, Điều 2 của Luật Người khuyết
tật thì “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể
hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động,
sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.”
Theo cách hiểu này thì người khuyết tật bao gồm cả những người bị khuyết
tật bẩm sinh, người bị khiếm khuyết do tai nạn, thương binh, bệnh binh,..Như vậy,
luật Người khuyết tật Việt Nam đã đưa ra khái niệm người khuyết tật dựa vào mô
hình xã hội, tuy nhiên còn chung chung so với khái niệm trong Công ước về
quyền của người khuyết tật.
Như vậy có thể hiểu khái niệm người khuyết tật như sau:
“Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ
thể hoặc bị suy giảm chức năng dẫn đến những hạn chế đáng kể và lâu dài
1.
o
trong việc tham gia của người khuyết tật vào hoạt động xã hội trên cơ sở bình
đẳng với những chủ thể khác.”
1.2.
Đặc điểm người khuyết tật.
1.2.1. dưới góc độ kinh tế – xã hội.
- Trước hết người khuyết tật là nhóm cư dân đặc biệt phải chịu thiệt thòi về
mặt kinh tế – xã hội và nhân khẩu học: Gia đình thiếu nhân lực, sống phụ thuộc,
học vấn thấp, hầu hết thuộc dạng nghèo và có thu nhập thấp và đa số là thất
nghiệp
- Quan niệm của xã hội về người khuyết tật còn tiêu cực, dẫn đến sự kì thị
và phân biệt đối xử. Điều này diễn ra dưới nhiều hình thức, ở nhiều bối cảnh khác
nhau (gia đình, cộng đồng, trường học, bệnh viện, nơi làm việc và các tổ chức ở
địa phương). Trong cộng đồng, nhiều dân cư coi người khuyết tật là “đáng
thương”, không có cuộc sống “bình thường”, là “gánh nặng” của xã hội…
+ Hoạt động hỗ trợ cho người khuyết tật còn rất hạn chế, thực tế cho thấy
có sự khác biệt lớn giữa nhu cầu của người khuyết tật và những giúp đỡ mà họ
nhận được. Sự hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng mang tính từ thiện nhiều hơn là
phát triển con người. Hầu hết người khuyết tật được hỗ trợ như bảo hiểm y tế, bảo
hiểm xã hội, lương thực… nhưng lại ít được trợ giúp trong việc làm, dạy nghề và
tham gia hoạt động xã hội.
1.2.2.
-
dưới góc độ dạng tật và mức độ khuyết tật.
Bao gồm các nhóm sau:
Khuyết tật vận động:
Khuyết tật nghe, nói (khuyết tật ngôn ngữ)
Khiếm thính
Khuyết tật nhìn (khuyết tật thị giác, khiếm thị):
Khuyết tật trí tuệ
Ngoài ra còn có những nhóm người khuyết tật như: người bị rối loạn hành vi cảm
xúc, người mắc hội chứng tự kỉ, người bị rối loạn ngôn ngữ, người đa tật…
1.1.
Tình hình người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay.
Việt Nam là nước có số lượng người khuyết tật nhiều thứ tư trong
khu vực các nước Châu Á – Thái Bình Dương. Giải quyết việc làm
cho đông đảo số lượng lao động người khuyết tật luôn là vấn đề làm
khó dễ đối với hầu hêt các nhà lãnh đạo trên thế giới nói chung và ở
Việt Nam nói riêng. Hiện nay chưa có một cuộc điều tra quốc gia nào
có thể cung cấp số liệu đáng tin cậy về tỷ lệ người khuyết tật cũng
như người lao động khuyết tật của cả nước. Rất nhiều tổ chức trong
nước và quốc tế tham gia liên quan tới các cuộc điều tra về thực trạng
người khuyết tật ở Việt Nam, tuy nhiên hầu hết các cuộc điều tra chỉ
tập trung trong phạm vi nhất định, cách thức tìm hiểu hay chỉ tiêu,
đối tượng tìm hiểu cũng khác nhau nên kết quả từ những báo cáo
cũng khác nhau và rất khó để kiểm chứng. Chúng ta rất khó có thể
giải quyết được tất cả những khó khăn hay hạn chế để có được một
ước lượng hoàn toàn tin cậy về tỷ lệ người khuyết tật trên toàn quốc.
Dù sao đi nữa thì các tài liệu và số liệu hiện có đã và đang là những
dữ liệu quan trọng quý báu giúp chúng ta tìm hiểu sâu sắc hơn về các
vấn đề liên quan đến người khuyết tật.
Khái quát chung về tỷ lệ người khuyết tật:
Dựa theo báo cáo nghiên cứu năm 2011 do Viện nghiên cứu phát triển xã
hội thực hiện với sự hỗ trợ về tài chính của AusAid ( Cơ quan phát triển quốc tế
Úc), người khuyết tật chiếm hơn 6% trong đó hơn một phần ba dân số trưởng
thành từ 15 tuổi trở lên có khó khăn trong việc nhìn, nghe, vận động, nhận thức, tự
chăm sóc bản thân hoặc giao tiếp.
Bảng 2.1. Tỷ lệ người khuyết tật theo dạng khuyết tật và mức độ khó
khăn
Dạng khuyết tật
27,1
12,5
20,3
16,6
3,5
Mức độ khó khăn
Rất khó khăn trở
lên
3,8
2,3
5,7
2,4
2,2
Không thể thực
hiện được
0,0
0,3
0,8
0,5
1,1
4,5
1,5
0,5
Khó khăn trở lên
Nhìn
Nghe
Vận động
Nhận thức
Tự chăm sóc bản
thân
Giao tiếp
Ít nhất 1 trong 4
38,4
9,6
dạng
Tất cả 6 dạng
38,5
9,7
Đa khuyết tật
23,0
4,1
Nguồn: Báo cáo người khuyết tật của AusAID VN 2011.
1,2
1,6
0,9
Khuyết tật là hiện tượng chủ yếu phổ biến ở ngườicao tuổi. Tỷ lệ người
khuyết tật ở người cao tuổi (từ60 tuổi trở lên) khá cao, chiếm tới 75,1% số
ngườiđược hỏi. Trong khi đó, tỷ lệ này trong nhóm trungniên từ 25 đến 59 tuổi chỉ
là 35,5% và trong nhómthanh thiếu niên từ 15 đến 24 tuổi chỉ là 16,6%.Bên cạnh
đó,tỷ lệ người đa khuyết tật tăng dần theo độ tuổi. Tỷlệ thanh thiếu niên có đa
khuyết tật là rất thấp trongkhi đó đa số người cao tuổi khuyết tật thuộc nhómđa
khuyết tật.
Theo điều tra lao động – xã hội Việt Nam do Viện Khoa học lao động và
các vấn đề về an sinh xã hội về tình hình người khuyết tật ở các vùng miền có một
xu hướng đáng quan tâm ở hoàn cảnh sống của người khuyết tật đó là tuổi càng
cao thì tỷ lệ người khuyết tật sống cùng gia đình càng giảm đi và ngược lại tỷ lệ
người khuyết tật sống độc thân càng tăng lên Bên cạnh một số người khuyết tật
được sống cùng với gia đình thì vẫn còn một bộ phận không nhỏ người khuyết tật
sống lang thang ở mọi nhóm tuổi tuy nhiên phổ biến là ở nhóm tuổi 16 – 55 là
nhóm tuổi vẫn còn khả năng lao động. Tỷ lệ người khuyết tật lang thang thường
tập trung ở thành thị nhiều hơn so với nông thôn vì thành thị dân số đông, kinh tế
phát triển hơn và có nhiều công việc thích hợp với điều kiện sức khỏe của người
khuyết tật nên nhiều người khuyết tật kéo nhau ra đường phố ở thành thị kiếm kế
sinh nhai
1.1.1
Lực lượng lao động
Tình trạng việc làm:
khuyết tật và thu nhập:
Tỷ lệ người trưởng thành trong độ tuổi lao động (từ 18 đến dưới 60 tuổi đối
với nam và từ 18 đến dưới 55 tuổi đối với nữ) đang đi làm của người khuyết tật rất
gần với tỷ lệ của người không khuyết tật. Tuy nhiên, người khuyết tật do có những
khiếm khuyết về thể lực hay trí tuệ nên khả năng tham gia lao động của họ thấp
hơn so với những người lao động bình thường và tùy vào hoàn cảnh kinh tế - xã
hội nên tỷ lệ người khuyết tật có khả năng lao động ở mỗi địa phương là khác
nhau.
Theo báo cáo của Viện nghiên cứu phát triển xã hội thực hiện với sự hỗ trợ về tài
chính của AusAid về người khuyết tật thì tại thời điểm khảo sát có khoảng 80% số
người khuyết tật cũng như người không khuyết tật trưởng thành trong độ tuổi lao
động hiện đang đi làm. Tuy nhiên, tỷ lệ này trong nhóm người khuyết tật nặng lại
rất thấp và ở mức dưới 5%.
Bảng 2.3. Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động đi làm theo trình trạng khuyết
tật.
Bên cạnh những người khuyết tật có việc làm thì lại có một phần đông bộ
phận người khuyết tật không đi làm hoặc không thể đi làm. Theo điều tra lao động
xã hội do Bộ lao động thương binh và xã hội, Viện khoa học xã hội thì nguyên
nhân chủ yếu để người khuyết tật không có việc làm là do không có công việc phù
hợp với thực trạng bệnh tật, do không được đào tạo dạy nghề, do hoàn cảnh gia
đình kinh tế khó khăn nên không có vốn để phát triển sản xuất hoặc không có vốn
để mở các hoạt động buôn bán kinh doanh nhỏ tại gia đình, đường phố, trong cộng
đồng dân cư.
Bảng 2.4. Lý do không đi làm theo tình trạng khuyết tật
Nguồn: Báo cáo người khuyết tật AusAID VN năm 2011
Phân chia cơ cấu việc làm với người lao động khuyết tật tập trung nhiều
nhất vào nghề nông ngư nghiệp còn ngành nghề dịch vụ xã hội thì rất ít - thành thị
do có dân trí cao hơn nên số lao động khuyết tật làm việc cho các dịch vụ xã hội
cao hơn ở nông thôn.
Tình trạng thu nhập và trợ cấp xã hội:
-
Về lương:
Mức lương của người lao động khuyết tật lại ít hơn so với người không
khuyết tật. Thậm chí có những người khuyết tật nặng hầu hết đều dựa vào gia
đình. Những người có khó khăn về tự chăm sóc bản thân và thính giác có mức
lương thấp hơn những người khuyết tật dạng khác nhưng những khác biệt này
không đáng kể.
-
Về trợ cấp xã hội:
Theo điều 16 nghị định 28/2012/NĐ – CP về quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của luật người khuyết tật thì người khuyết tật sẽ được hưởng
hệ số mức hỗ trợ riêng.
1.
Trợ cấp cho người khuyết
tật ( điều 16 NĐ
28/2012/NĐ- CP )
2.
Hỗ trợ chăm sóc hàng tháng cho người
khuyết tật nặng, đặc biệt nặng mang thai,
nuôi con dưới 36 tháng tuổi
Đối tượng độ tuổi
Từ đủ 16 tuổi đến
dưới 60 tuổi
Trẻ em đưới 16
tuổi
Người cao tuổi từ
đủ 60 tuổi
3.
-
NKT
nặng
NK
T
đặc
biệt
nặng
1.5
Đối tượng độ tuổi
NKT
nặng
NKT
đặc biệt
nặng
2,0
Mang thai
1,5
1,5
2,0
2,5
Nuôi con dưới 36 tháng tuổi
1,5
1,5
2,0
2,5
Mang thai và nuôi con dưới
36 tháng tuổi
2,0
2,0
Nuôi từ 2 con trở lên dưới 36
tháng tuổi
2,0
2,0
4.
Hỗ trợ hộ gia đình
Đối tượng
Hệ số
Hộ gia đình trực tiếp nuôi
dưỡng chăm sóc người
khuyết tật đặc biệt
1.0
Hỗ trợ người có đủ điều kiện và nhận nuôi
dưỡng người khuyết tật đặc biệt
Đối tượng
Hệ số
- Nhận nuôi dưỡng chăm sóc 1 người
khuyết tật đặc biệt nặng
1,5
Nhận nuôi dưỡng, chăm sóc từ 2 người
khuyết tật đặc biệt nặng trở lên.
3.0
Về thu nhập:
Tỷ lệ người khuyết tật có thu nhập, bao gồm lương và cả các khoản phụ cấp
hoặc trợ cấp ngoài lương từ Chính phủ và các tổ chức đoàn thể và các tổ chức phi
chính phủ, nhỏ hơn đáng kể so với tỷ lệ này trong nhóm người không khuyết tật.
Bảng 2.5. Tỷ lệ người có thu nhập, bao gồm lương và phụ cấp trợ cấp ngoài
lương
Nguồn: Báo cáo người khuyết tật AusAID VN năm 2011.
1.2.
Sự cần thiết đảm bảo việc làm và thu nhập cho người khuyết tật.
2.2.1
Đảm bảo việc làm và thu nhập cho người khuyết tật là
cơ sở để xóa bỏ kì thị với người khuyết tật trong xã hội.
Trên thực tế, có rất nhiều người khuyết tật bị đối xử bất bình đẳng, bị kì thị
xa lánh do những khác biệt về thể chất hoặc tinh thần. Người khuyết tật phải đối
mặt với rất nhiều những điều kiện khó khăn khi bị phân biệt đối xử dưới nhiều
hình thức hoặc dưới những hình thức nghiêm trọng. Trong số đó phụ nữ và trẻ em
dễ bị bạo hành, thương tổn hoặc lạm dụng, bị đối xử vô trách nhiệm hoặc bất cẩn,
ngược đãi hay bóc lột. Ở Việt Nam, kết quả khảo sát của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội cho thấy, có rất nhiều người khuyết tật đang sống dựa vào gia đình,
người thân, trợ cấp xã hội hoặc các tổ chức từ thiện. Một trong những nguyên
nhân dẫn đến tình trạng người khuyết tật sống nghèo khổ, bị kỳ thị, xem thường,
thậm chí bị hành hạ, bị chà đạp phẩm giá... là do họ gặp rất nhiều khó khăn trong
việc tiếp cận việc làm và không có nguồn thu nhập cần thiết để trang trải cho cuộc
sống hàng ngày của bản thân
2.2.2
Đảm bảo việc làm và thu nhập cho người khuyết tật là
cơ sở xóa bỏ sự mặc cảm của bản thân người khuyết tật.
Do những khiếm khuyết về hình thể hay tinh thần nên mặc cảm tự ti luôn là
mặc cảm tâm lý phổ biến ở người khuyết tật. Nhiều người cảm thấy vô dụng ,bất
mãn, dễ cáu giận đối với mọi người xung quanh, thậm chí có những người đã có
những hành động tự hủy hoại bản thân mình. Một trong những nguyên nhân chính
dẫn đến tâm lý này là do họ không có việc làm và không tạo được nguồn thu nhập
để trang trải cho cuộc sống của mình và gia đình.
Đảm bảo việc làm và thu nhập cho người khuyết tật là cách cơ bản nhất để
người khuyết tật nhận ra những khả năng thực sự của mình, đồng thời chứng minh
được giá trị của bản thân mình trước mọi người. Ngoài ra, việc người khuyết tật
tham gia lao động, làm việc và có thu nhập nuôi sống được bản thân và gia đình
còn giúp cho họ có được địa vị bình đẳng hơn trong gia đình và xã hội.
2.2.3
Đảm bảo việc làm và thu nhập cho người khuyết tật
giúp bổ sung nguồn lực lao động phát triển kinh tế - xã
hội.
Nhà nước đã ban lành Luật người khuyết tật 2010 để thay thế cho pháp lệnh
người tàn tật năm 1998, trong đó dành Chương V để quy định về vấn đề dạy nghề
và việc làm cho người khuyết tật. Tuy nhiên, sau nhiều năm thực thi những quy
định được cho là có ý nghĩa đảm bảo cơ hội việc làm cho người khuyết tật trong
Luật Người khuyết tật, thì thực tế, chúng ta chưa thực sự giúp được nhiều cho
người khuyết tật có được việc làm ổn định, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống
cho họ.
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO VIỆC LÀM
CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRONG THỰC TẾ VIỆT
NAM HIỆN NAY
1.
Quy định pháp luật Việt Nam về đảm bảo việc làm cho người khuyết
tật
1.1.1 Khái niệm việc làm đối với người khuyết tật
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người. Lao động không chỉ
tạo ra của cải vật chất mà còn cải tạo con người, biến con người thành sinh vật xã
hội có ý thức, tham gia các quan hệ xã hội, hình thành xã hội..Việc làm cũng có
thể là một hoặc là sự tập hợp của một số công việc, thuộc hệ thống ngành nghề
kinh tế quốc dân, do người lao động thực hiện thông qua các hoạt động lao động
(làm việc) nhằm tạo ra những giá trị với mục đích thỏa mãn những nhu cầu của
đời sống.
Ở Việt Nam, khái niệm việc làm chính thức được ghi nhận trong văn bản
pháp luật trong Bộ luật lao độngvào năm 1994 điều 13 việc làm được hiểu là mọi
hoạt động lao động tạo ra thu nhập và không bị pháp luật cấm.
người được coi là có việc làm phải là người thực hiện các hoạt động lao
động trong phạm vi nghề nhất định và trong thời gian tương đối ổn định. Đồng
thời các hoạt động lao động này phải tạo ra thu nhập và hoạt động đó phải là hợp
pháp.
việc làm đối với người khuyết tật cũng được hiểu là các hoạt
động lao động tạo ra thu nhập cho người khuyết tật và không bị
pháp luật cấm.
1.2.1 Quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật trong lĩnh vực việc
làm.
Người khuyết tật nếu tham gia vào quan hệ lao động thì cũng trở thành chủ
thể của quan hệ lao động.
Khi tham gia quan hệ lao động, người khuyết tật được giảm thời gian làm
việc.
Để bảo vệ sức khỏe cho người khuyết tật, pháp luật còn quy định người
khuyết tật không phải làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc
với các chất độc hại theo danh mục do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và
Bộ Y tế ban hành và
người khuyết tật bị suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên không phải
làm thêm giờ, làm việc ban đêm.
1.2.2
Chế độ hỗ trợ việc làm với người khuyết tật và một
số chủ thể có trách nhiệm trong việc hỗ trợ việc làm
cho người khuyết tật.
-
Trách nhiệm của một số chủ thể trong lĩnh vực việc làm đối với người khuyết tật.
•
Trách nhiệm của nhà nước:
Điều 13 BLLĐ “ Giải quyết việc làm, đảm bảo cho mọi người có khả năng
lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh
nghiệp và toàn xã hội”. Người khuyết tật cũng là công dân, là lực lượng lao động
xã hội nên Nhà nước phải có trách nhiệm giải quyết việc làm cho họ. Hơn nữa,
người khuyết tật lại là bộ phận dân cư cần được quan tâm đặc biệt nên Nhà nước
càng cần phải có trách nhiệm hơn đối với đối tượng này.
Họ cùng với những hỗ trợ khác để người khuyết tật có việc làm cũng như
ổn định việc làm và duy trì việc làm lâu bền.
Điều 33 Luật người khuyết tật “Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật
phục hồi chức năng lao động, được tư vấn việc làm miễn phí, có việc làm và làm
việc phù hợp với sức khỏe và đặc điểm của người khuyết tật”.
•
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân:
Đặc biệt, người khuyết tật lại là đối tượng lao động đặc thù nên các cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp cá nhân càng cần phải có sự quan tâm đến đối tượng
này nhằm đảm bảo cho họ được bình đẳng như những người lao động khác mà
không bị phân biệt đối xử. Để tránh tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử, tạo ra
những rào cản dẫn đến sự hạn chế cơ hội có việc làm của người khuyết tật,
các doanh nghiệp có trách nhiệm nhận tỷ lệ lao động là người khuyết tật đối
với một số nghề và công việc theo quy định của Chính phủ (theo khoản 3 Điều
125 BLLĐ). Cụ thể theo Điều 14 Nghị định 81/NĐ-CP các doanh nghiệp thuộc
các ngành sản xuất điện năng, luyện kim, hoá chất, địa chất, đo đạc bản đồ, dầu
khí, khai thác mỏ, khai thác khoáng sản, xây dựng cơ bản, vận tải phải nhận 2%
lao động là người khuyết tật; doanh nghiệp thuộc các ngành khác là 3%.Tỷ lệ
người tàn tật các doanh nghiệp phải tiếp nhận là tỷ số giữa số người tàn tật so với
tổng số lao động có mặt bình quân tháng của doanh nghiệp.
-
Chế độ hỗ trợ đối với người khuyết tật trong lĩnh vực việc làm.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là
người khuyết tật được hỗ trợ cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho
người khuyết tật; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp; được vay vốn với lãi
suất ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh; được ưu tiên cho thuê đất,
mặt bằng, mặt nước và miễn, giảm tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản
xuất, kinh doanh theo tỷ lệ lao động là người khuyết tật, mức độ khuyết tật của
người lao động và quy mô doanh nghiệp ( Điều 30 Luật Người khuyết tật).
Theo điều 3 Nghị định 81/NĐ-CP, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng
cho người lao động là người tàn tật phải có đủ điều kiện như:
o
o
Có trên 51% số lao động là người tàn tật;
Có quy chế hoặc điều lệ phù hợp với đối tượng lao động là người tàn tật.
1.3 . Đánh giá khung pháp lý về vấn đề đảm bảo cơ hội việc làm cho người
khuyết tật
Những tác động tích cực của pháp luật đối với vấn đề việc làm của người khuyết
tật
Ngày 17 tháng 6 năm 2010 Quốc hội Việt Nam đã chính thức thông qua Luật về
người khuyết tật đầu tiên của Việt Nam. Bộ luật với 10 chương và 53 điều có hiệu
lực thực thi từ năm 2011.
Năm 2007, Việt nam đã trở thành thành viên thứ 118 tham gia ký Công ước quốc
tế về quyền của người khuyết tật. Cho thấy sự chú trọng của nhà nước Việt Nam
với cộng đồng người khuyết tật – một bộ phận của xã hội.
Hệ thống pháp luật của Việt Nam quy định về người khuyết tật ngoài “Pháp
lệnh người tàn tật”, một số văn bản pháp luật liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến
ngươi khuyết tật như Luật dạy nghề, Luật người khuyết tật 2010 thì Bộ Luật lao
động 2005 và mới đây nhất là Bộ Luật lao động được sửa đổi bổ sung 2012 cũng
thể hiện rõ ý chí của nhà nước trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, đảm
bảo việc làm cho người khuyết tật. Bộ Luật lao động 2005 hay Bộ Luật lao động
được sửa đổi bổ sung 2012 đều có những khoản mục riêng quy định về việc làm
cho người khuyết tật. Tuy nhiên nhìn chung Luật lao động sửa đổi và bổ sung
2012 (mục 4 chương XI) được bổ sung quy định rõ ràng và hợp lý hơn so với Luật
lao động năm 2005. Kế thừa và rút kinh nghiệm từ các văn bản quy phạm pháp
luật trước đây về việc làm người khuyết tật, Luật Người khuyết tật 2010 hay Bộ
luật lao động lao động 2012 phần quy định về Dạy nghề và việc làm cho người
khuyết tật có nhiều điều khoản quy định có lợi hơn rất nhiều cho người khuyết tật
cũng như người sử dụng lao động là người khuyết tật.
Trong nghiên cứu này nhóm xin tập trung các ưu điểm chủ yếu ở hai văn
bản pháp luật mới nhất, gần đây nhất và có tính thực tiễn nhất là Luật người
khuyết tật 2010 và Bộ luật lao động 2012. Cụ thể:
-
Việc làm cho người khuyết tật được cả Liên hợp quốc (UN) và Tổ chức Lao động
quốc tế (ILO) đặc biệt quan tâm.
•
UN quy định: “các quốc gia phải công nhận quyền được làm việc
của người khuyết tật, bằng cách thực thi những bước phù hợp, bao
gồm cả các biện pháp luật pháp (…) [4, tr16]”.
•
ILO hướng dẫn thúc đẩy cơ hội việc làm bình đẳng cho người khuyết
tật không bao gồm việc ngăn cấm phân biệt đối xử vì lý do khuyết
tật. Thể hiện sự thiện chí đồng ý của Việt Nam, ngày 22/10/2007,
Việt Nam đã ký Công ước Liên Hợp Quốc về quyền của người
khuyết tật.
•
Bộ luật Lao động của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa
đổi, bổ sung năm 2012 khẳng định: “Nhà nước bảo trợ quyền lao
động, tự tạo việc làm của lao động là người khuyết tật, có chính sách
khuyến khích và ưu đãi người sử dụng lao động tạo việc làm và nhận
lao động là người khuyết tật vào làm việc, theo quy định của Luật
Người khuyết tật” (Khoản 1 Điều 176).
-
Có những quy định về chế độ đối với lao động là người khuyết tật trong học nghề
và việc làm. Luật Người khuyết tật năm 2010 và Nghị định số 28/2012/NĐ - CP
của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật đã có
những quy định chi tiết về dạy nghề và việc làm đối với người khuyết tật. Theo
đó:
•
Nhà nước đảm bảo, tạo điều kiện tối đa cho người khuyết tật được lựa
chọn, tư vấn và học nghề, làm việc theo khả năng, sức khỏe của mình.
•
Cơ sở dạy nghề hoặc các tổ chức dạy nghề phải đảm bảo điều kiện dạy
nghề, cấp chứng chỉ học nghề cho người khuyết tật.
•
Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, không được từ chối tuyển
dụng những người lao động khuyết tật có đủ tiêu chuẩn…
•
Người khuyết tật được tư vấn việc làm miễn phí, có việc làm và làm việc
phù hợp với sức khỏe và đặc điểm của người khuyết tật. (điều 33 Luật
người khuyết tật và điều 125 Bộ Luật Lao Động
-
Người khuyết tật tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất thêm việc làm,tự
tạo việc làm,tăng thu nhập; có những ưu đãi với lãi suất và thuế cho các doanh
nghiệp nhận người khuyết tật vào làm việc...Cụ thể Bộ luật Lao động tại khoản 2
Điều 176 quy định: “Chính phủ quy định chính sách cho vay vốn ưu đãi từ Quỹ
quốc gia về việc làm đối với người sử dụng lao động sử dụng lao động là người
khuyết tật
-
Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2012 không quy định về thời giờ làm việc
của người khuyết tật như trước để góp phần tạo ra môi trường làm việc công bằng
giữa người khuyết tật và người không khuyết tật.
-
Quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người khuyết tật. Điều 177
Bộ luật lao động 2012 quy định “ người sử dụng lao động phải có trách nhiệm
trong việc bảo đảm về điều kiện lao động, vệ sinh lao động phù hợp với người
khuyết tật và thường xuyên chăm sóc sức khỏe cho họ”.
-
Quy định nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật phục hồi chức năng lao
động, khả năng làm việc phù hợp phục vụ cho cuộc sống.
-
Quy định về quỹ việc làm cho người khuyết tật
-
1.3.2 Những bất cập tồn tại trong pháp luật về đảm bảo cơ hội việc
làm người khuyết tật
1.1.2.1Về vấn đề dạy nghề:
Khoản 2 Điều 32 Luật người khuyết tật mới chỉ nói về quy định ”Cơ sở
dạy nghề tổ chức dạy nghề cho người khuyết tật phải bảo đảm điều kiện dạy nghề
“ mà chưa quy định rõ về điều kiện dạy nghề của các cơ sở tổ chức học nghề đó
như thế nào: về giáo trình, cơ sở vật chất, thời gian học nghề, mức kinh phí hỗ trợ
cho người khuyết tật và giáo viên....cũng như thời gian học nghề phù hợp tối thiểu
cho người khuyết t
Về vấn đề sử dụng lao động
Luật Người khuyết tật không quy định việc ưu đãi việc làm cho người
khuyết tật là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp, mà chỉ quy định mang
tính chất khuyến khích. Điều 35 Luật Người khuyết tật năm 2010, tại khoản 1 quy
định: “Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp nhận người
khuyết tật vào làm việc. Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật
được hưởng chính sách ưu tiên theo quy định tại quy định Điều 34 của Luật này”.
Đây là một bất cập, vì thực tế cho thấy, tâm lý không muốn nhận người khuyết tật
vào làm việc là tâm lý chung của nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Không
chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các nước đều có tình trạng này, vì việc bố trí việc
làm cho người khuyết tật ngoài việc làm tăng chi phí đầu tư hạ tầng nơi làm việc
cho người khuyết tật còn có thể làm cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp gặp khó khăn
trong việc hướng dẫn, chỉ đạo, yêu cầu người khuyết tật trong khi làm việc.
Về các chính sách hỗ trợ:
Luật Người khuyết tật chưa quy định cụ thể đối tượng được hưởng ưu đãi
trong tạo việc làm cho người khuyết tật là chưa phù hợp, không khuyến khích
được các doanh nghiệp tích cực sử dụng lao động là người khuyết tật. Theo điều
34 Luật Người khuyết tật 2010 quy định: “Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ
30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật được hỗ trợ cải tạo điều kiện,
môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật; được miễn thuế thu nhập
doanh nghiệp; được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất
kinh doanh; được ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước và miễn, giảm tiền
thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất, kinh doanh theo tỷ lệ lao động là
người khuyết tật, mức độ khuyết tật của người lao động và quy mô doanh
nghiệp”.
Mặt khác quỹ hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật chưa có cơ quan giám
sát kiểm tra nghĩa vụ nộp tiền vào quỹ, các đơn vị chưa làm tròn trách nhiệm nộp
quỹ không bị xử lý theo quy định.theo nghị định 81,116 và thông tư liên tịch 19
quy định rõ:“mỗi doanh nghiệp phải nhận 2% người khuyết tật trong tổng số lao
động nếu là ngành công nghiệp nặng và 3% nếu là các ngành nghề khác. Trường
hợp không nhận đủ hàng tháng phải đóng 1 khoản tiền bằng lương tối thiểu nhân
với số người khuyết tật mà họ chưa nhận đủ cho quỹ việc làm của người khuyết
tật”.
Điều 44 Luật Người khuyết tật năm 2010 mới chỉ quy định về việc hỗ trợ kinh phí
chăm sóc hàng tháng cho gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp
nuôi dưỡng, chăm sóc người đó và người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người
khuyết tật đặc biệt nặng mà chưa có một quy định cụ thể nào về chế độ ưu đãi
trong lĩnh vực lao động và việc làm cho những người trực tiếp chăm sóc người
khuyết tật khi công việc,thu nhập của họ cũng có thể bị ảnh hưởng.
2.
Thực tiễn trong việc giải quyết việc làm cho người khuyết tật trong
thực tế ở Việt Nam
2.1 Về vấn đề dạy nghề:
Mặc dù trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng quan
tâm tới công tác dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật song số lượng
người được học nghề còn quá ít, tỷ lệ tìm được việc làm sau đào tạo nghề còn rất
thấp và chủ yếu là tự tạo việc làm, số có thể tìm được việc làm trong các doanh
nghiệp lớn hầu như không đáng kể.
- Theo đánh giá, chỉ có khoảng trên 12% tổng số người khuyết tật được học
nghề. Trên thực tế, nhu cầu việc làm của đối tượng là rất lớn và hiện nay mới chỉ
đáp ứng được một phần nhỏ
- Khảo sát năm 2011 của Cục Bảo Trợ xã hội cho thấy có tới 4% người
khuyết tật chưa biết chữ.Trong số biết chữ có tới 32,2% chưa tốt nghiệp tiểu học
và chỉ có 10% đã học qua trung học cơ sở, 4,8% có trình độ trung học phỏ
thông.Với số liệu này cho thấy khả năng để tiếp tục tiếp cận học nghề, cao đẳng,
đại học chính thức ở các cơ sở dạy nghề,cơ sở giáo dục là rất khó khăn.VÌ theo
quy định tuyển sinh hiện hành đòi hỏi tối thiểu đối với trung cấp học nghề trở lên
phải học xong trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông.Chưa nói đến những điều
kiện rang buộc khác về sức khỏe, ngành nghề, lĩnh vực học, hoặc các điều kiện
khác để có thể được theo học.Khả năng về văn hóa giữa nam và nữ, giữa các
nhóm dạng tật cũng có sự khác nhau nhất định.Trình độ học vấn của nam cao
hơn cưa nữ và trình độ học vấn của các nhóm dạng khuyết tật vận đông, khuyết tật
khác cũng cao hơn các nhóm khuyết tật trí tuệ, tâm thần, thần kinh và nghe nói.
- Về trình độ chuyên môn, người khuyết tật có độ tuổi từ 15-60 tuổi chưa qua đào
tạo 88%,chỉ có 12% đã qua đào tạo nghề,có 56,45% có trình độ sơ cấp
nghề,27,4% có trình độ trung học nghề và 16,11% có trình độ Cao đẳng, đại học.-- Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của các cấp chính quyền về dạy
nghề và tạo việc cho người khuyết tật còn chưa đầy đủ; hệ thống dạy nghề vừa
yếu, vừa thiếu, chưa đủ khả năng đáp ứng công tác dạy nghề cho đối tượng.
- số lượng các trường dạy nghề cho người khiếm thính vẫn còn ít.Đặc biệt là thiếu
trầm trọng người phiên dịch cho người khiếm thính trong quá trình học nghề.
không có chương trình dạy nghề dành riêng cho đối tượng này,chưa có điều tra,
nghiên cứu những ngành nghề phù hợp và định hướng trong dạy nghề cho người
khiếm thính.
- mặt bằng trình độ văn hoá, chuyên môn kỹ thuật của người khuyết tật thấp
và hạn chế, công thêm những rào cản xã hội như thái độ phân biệt, e ngại về chất
lượng lao động, nhà xưởng, cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị không phù hợp…
cũng là yếu tố hạn chế cơ hội việc làm của người khuyết tật.
- Dịch vụ hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật tập trung chủ yếu ở khâu dạy
nghề và giới thiệu việc làm, trong khi khâu tư vấn nghề, hỗ trợ tại nơi làm việc,
tạo ra các điều chỉnh hợp lý tại nơi làm việc còn hạn chế.
2.2Về vấn đề tìm việc làm:
Trong suốt một thời gian dài, người khuyết tật luôn phải đối diện với nhiều
khó khăn trong vấn đề tìm việc làm. Nhiều doanh nghiệp khi có nhu cầu tuyển
dụng vẫn thường "vô tình" không nghĩ đến việc tuyển người khuyết tật
Cơ hội nghề nghiệp đối với người khuyết tật thường rất mỏng. Họ chỉ
có thể làm một số công việc đặc thù phù hợp với dạng tật của mình mà thôi.
- Người khuyết tật có trình độ, được đào tạo mà vẫn phải trầy trật trong
chuyện tìm việc và trụ với nghề thì những người do tình trạng bản thân, do hoàn
cảnh không được đi học, việc làm với họ là cả một vấn đề, con số này trên thực tế
không nhỏ.
- Khó khăn về mặt tâm lý. Phần lớn họ tự ti, mặc cảm. Chính tâm lý này
ảnh hưởng đến quá trình đi học, đi làm. Có người bỏ học sớm hay bỏ cuộc ở chỗ
làm chỉ vì thấy mình bị chê cười, bị phân biệt đối xử. Chính vì ít trải nghiệm nên
khi ra xã hội, họ dễ bị va chạm, gặp sự cố gì thường khó tự giải quyết và lại lui về
gia đình.
- Các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp hoặc các công việc hiện nay thường
đòi hỏi có kĩ năng, trình độ chuyên môn cao,đối với người khuyết tật lại càng khó
khăn hơn nữa dẫn tới nhiều người khuyết tật không tìm được việc làm hay có việc
làm nhưng thu nhập thấp, không ổn định do chưa được đào tạo kĩ lưỡng hoặc chưa
đào tạo. Đó là những người mất sức lao động, không nơi nương tựa như người già,
trẻ em, người tàn tật…Họ phải đi ăn xin kiếm miếng cơm manh áo lúc đói
lòng.Có người ăn xin giả có người ăn xin thật.Thật khó để phân biệt ai là người
thực sự lâm vào hoàng cảnh hoạn nạn cần phải sẻ chia và ai là người chưa đến
bước đường cùng nhưng vẫn cứ thích đi ăn xin.Có rất nhiều lý do để biện minh
cho mình khi họ phải ngả mũ xin sự bố thí của người khác..Trường hợp Anh Lê
Quang Tuấn,sinh năm 1974 quê Thanh hóa bước vào “nghề” cách đây 3 năm với
lý do “cần phải sống độc lập”.Anh suy nghĩ “ tàn tật thì chẳng thể làm được gì”
Anh cho rằng:” Học nghề thì cần phải có nhiều văn hóa.Mình học hết lớp 5,người
thì trông như thế này, làm gì có ai nhận dạy nghề”. Bởi vậy anh Tuấn chưa từng
nghĩ xem mình có thể làm được việc gì bằng sức lao động chính đáng hay không
mà đã “lao “ ngay vào công việc ăn xin.
2.3 Về vấn đề sử dụng Lao động
Có những người ngoài cuộc mang một cái nhìn chưa đúng về người tàn
tật.Người ngoài cuộc ở đây là những người không tàn tật.Và vì “ngoài cuộc” nên
dôi khi trí tưởng tượng của họ thường khác xa với thực tế .Chính vì vậy, họ đã vô
tình tạo ra các rào cản về mặt vật chất và tinh thần cho người tàn tật.Rào cản đó
không chỉ là những trở ngại trong lĩnh vực giao thông,sử dụng công cụ mà còn là
trong tư tưởng, trong sự nhìn nhận,đánh giá và sự cảm thông chưa đầy đủ của
cộng đồng đối với người tàn tật.
Người khuyết tật thường bị cho rằngkhông có khả năng hoàn thành
các công việc và không có cơ hội để chứng minh khả năng của mình.Trên thực tế,
một người bị liệt tứ chi có thể lái xe(loại xe chuyên dụng) và có khả năng sinh
con.Người mù có thể nói chính xác thời gian trên dồng hồ và đi thăm viện bảo
tan.Người điếc có thể chơi bóng rổ và thưởng thức âm nhạc.
- nhiều cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tuy đã chấp hành quy định nhận đủ số
người khuyết tật vào làm việc song chỉ trên tinh thần nhận cho có mà không thực
sự tạo cho họ công ăn việc làm.
- Một số cho rằng người khuyết tật không làm được việc mà phân cho họ những
công việc đơn giản với đồng lương ít ỏi.Một số khác thì lại không quan tâm đến
việc họ là người khuyết tật mà giao cho họ những công việc khó khăn quá sức,
không quan tâm đến môi trường làm việc của họ dẫn đến nhiều lao động khuyết
tật không trụ được mà bỏ việc.Điều này đều là do nhận thức chưa đúng của các
doanh nghiệp về việc sử dụng lao động khuyết tật.Không chỉ là nhận họ vào làm
việc mà doanh nghiệp cần tạo cho họ một công việc phù hợp,giúp cho họ trở
thành những lao động bình thường như các lao động khác.
2.4 Về các ưu đãi, hỗ trợ:
Theo đại diện Cục Bảo trợ xã hội, trong số hơn 7 triệu người khuyết tật tại
VN, khoảng 30 % có nhu cầu tìm việc làm và học nghề. Tuy nhiên, người khuyết
tật còn vướng phải nhiều khó khăn trong tìm việc làm, tiếp cận giao thông và sự
hỗ trợ của doanh nghiệp.
Trong số lao động khuyết tật, với người hỏng mắt, có việc làm phù hợp, ngoài ý
nghĩa kinh tế là sản xuất ra của cải để đáp ứng nhu cầu vật chất, còn mang nhiều ý
nghĩa xã hội, nhân văn sâu sắc:
-
Việc làm tạo điều kiện để họ thóat ra khỏi sự lệ thuộc vào gia đình và xã hội, vươn
lên thực sự bình đẳng, hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng,
Tham gia hoạt động, lao động là phương tiện để họ phục hồi chức năng toàn diện
là kết quả cuối cùng của phục hồi chức năng (Nâng cao thể chất, rèn luyện các
giác quan, tinh thần, trí tuệ, ý chí v.v…)
Vd : Anh Nguyễn Đình V, (thị trấn Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh) không may bị tai
nạn giao thông. Từ đó, anh trở thành người khuyết tật. Nghĩ đến tương lai của
mình, anh V vẫn quyết tâm lao động để kiếm sống. Anh làm đủ nghề, từ may, làm
khoá đến khâu vá giầy dép... nhưng mãi vẫn không đủ ăn. Anh ao ước có một
chiếc xe ba gác để chở thuê hàng hoá và đã chạy vạy vay tiền nhiều nơi, kể cả vay
vốn ngân hàng. Anh cho biết: “Khi mới bắt đầu làm thủ tục để vay vốn ngân hàng,
mình tràn trề hy vọng. Bởi trong khu nhiều gia đình vay được nguồn vốn này rất
thuận lợi, từ đó mở rộng quy mô sản xuất, phát triển kinh tế. Với trường hợp của
mình, hy vọng sẽ được ưu tiên, tạo điều kiện hơn...”. Nhưng trên thực tế, với anh
V lại không hề dễ dàng. Qua rất nhiều thủ tục giấy tờ phức tạp, cùng những cam
kết, bảo lãnh của gia đình, cuối cùng hồ sơ vay vốn của anh vẫn phải chờ. Cuối
cùng phải nhờ người thân, gia đình vay mượn riêng để mua xe.Cũng giống như
anh V, có rất nhiều người khuyết tật hiện nay có khả năng lao động và họ đều có
nhu cầu được hỗ trợ vốn để làm ăn. Thế nhưng, thực tế số người khuyết tật được
vay vốn rất thấp, hoặc nếu có thì mức vay dành cho họ cũng nhỏ giọt và vụn vặt.
Hiện Ngân hàng Chính sách xã hội vẫn duy trì hiệu quả 11 chương trình tín
dụng an sinh xã hội với tổng dư nợ lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Trong đó, rất
nhiều chương trình tín dụng dành cho đối tượng chính sách xã hội như: Hộ nghèo,
lao động thiếu việc làm, hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn, hộ
đồng bào dân tộc thiểu số...
Theo kết quả điều tra của Ban Hành động vì sự phát triển hoà nhập (IDEA), thực
hiện ở 3 tỉnh, thành là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Quảng Nam, trong số
219 người khuyết tật được phỏng vấn, có 55% có việc làm, trong đó 30,5% là làm
thuê và 24,8% là tự tạo việc làm; 73% có mức thu nhập dưới 400.000 đồng/tháng.
Việc tiếp cận với các thông tin về dịch vụ tài chính vi mô cũng rất hạn chế, cụ thể
là có tới 48% đối tượng được hỏi không có thông tin gì về các dịch vụ việc làm,
tiết kiệm và tín dụng.
2.5 Về vấn đề việc làm của phụ nữ khuyết tật
Thực tế cho thấy, bản thân nhiều người khuyết tật là nữ giới vẫn có thể làm
được những công việc phù hợp với bản thân họ, nhưng chính sự tự ti, mặc cảm,
không đủ can đảm để đến doanh nghiệp tìm việc làm đã khiến họ không thể có
được công việc như họ mong muốn, thậm chí không ít trong số đó chấp nhận chịu
cảnh thất nghiệp, từ chối sự hỗ trợ từ cộng đồng, xã hội
- Theo khảo sát của Học viện Phụ nữ Việt Nam năm 2015 tại ba tỉnh Thái
Nguyên, Thừa Thiên - Huế và Tây Ninh, với hơn 500 phụ nữ khuyết tật, thì chưa
tới 1/3 số người được hỏi có việc làm.
- Có những người đã từng đi làm, nhưng phải bỏ việc, trong đó phần lớn
không tìm được công việc phù hợp với sức khỏe.
- Tại huyện Sóc Sơn (Hà Nội) có khoảng 1.000 phụ nữ khuyết tật nằm trong
độ tuổi lao động, hầu hết đều thuộc diện hộ nghèo hoặc cận nghèo, bởi không có
việc làm, hoặc việc làm không ổn định, không phù hợp với sức khỏe hay dạng tật.
- Nhiều phụ nữ khuyết tật lựa chọn những công việc mang tính tự phát, phù
hợp với điều kiện hoàn cảnh gia đình, sức khỏe để làm. Có thể là làm ruộng, chăn
nuôi, trồng trọt, bán hàng… tại nhà, con số này lên tới gần 65%.
Chương III: Quan điểm và một số giải pháp nhằm
nâng cao đảm bảo cơ hội việc làm cho người khuyết tật ở
Việt Nam.
1.
Quan điểm và định hướng cho việc hoàn thiện khung pháp lý
điều chỉnh vấn đề đảm bảo việc làm cho người khuyết tật
Từ những bất cập đáng nói ở trên, nhóm xin đưa ra quan điểm và định
hướng của mình cho việc hoàn thiện quy chế pháp lý đối với việc làm của người
khuyết tật.
1.1.
Về vấn đề dạy và học nghề:
- Nghiên cứu phát triển và chú trọng đào tạo thêm nhiều ngành nghề phù
hợp với người khuyết tật mà phổ biến, quan trọng trên thực tế như ngành công
nghệ thông tin đang rất cần trong các doanh nghiệp hay thị trường việc làm hiện
nay.
- Quy định bổ sung các điều luật để làm rõ khoản 2 điều 32 về điều kiện
dạy nghề của các cơ sở tổ chức học nghề. Có nên soạn thảo thêm giáo trình dạy
nghề dành riêng cho người khuyết tật? Điều kiện cơ sở vật chất tối thiểu cần có để
phục vụ dạy nghề và đào tạo nghề? Phương tiện đi lại giúp người khuyết tật?
Kinh phí hỗ trợ cho giáo viên cũng như người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn là
bao nhiêu?.....
1.2.
Về các chính sách ưu đãi, hỗ trợ:
cần sửa đổi Điều 34 Luật Người khuyết tật theo hướng quy định cơ sở sản
xuất, kinh doanh chỉ cần sử dụng người khuyết tật vào làm việc nhiều hơn tỷ lệ
bắt buộc là được hưởng sự hỗ trợ của Nhà nước.
Luật Người khuyết tật cần bổ sung nội dung quy định rõ “Nhà nước sẽ
hoàn trả các chi phí phát sinh của doanh nghiệp do phải chuyển đổi thiết kế,
trang bị đồ dùng, phương tiện đáp ứng cho việc nhận người khuyết tật vào làm
việc”, chứ không nên chỉ quy định là “hỗ trợ cải tạo điều kiện, môi trường làm
việc phù hợp cho người khuyết tật” như hiện nay.
Luật Người khuyết tật cần quy định về vấn đề giảm giờ làm việc cho người
là lao động chính trong hộ gia đình có người khuyết tật nặng. Trong trường hợp
do phải chăm sóc người khuyết tật mà người chăm sóc phải nghỉ làm, thì phải cho