Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Bài tập lớn Nhập môn Luật dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.6 KB, 27 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP CÁ NHÂN

MÔN: NHẬP MÔN LUẬT DÂN SỰ

ĐỀ BÀI: 05
“Phân tích, đánh giá và nêu ví dụ minh họa đối với các quy định về giám hộ
trong Bộ luật dân sự năm 2015”

1


MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................3
B. NỘI DUNG.....................................................................................3
I. Khái niệm....................................................................................................3
II. Phân tích, đánh giá các quy định về giám hộ trong Bộ luật Dân sự năm
2015................................................................................................................4
1. Chủ thể của giám hộ................................................................................4
1.1. Người được giám hộ.......................................................................5
1.2. Người giám hộ................................................................................7
2. Các cơ chế xác định người giám hộ......................................................10
2.1. Giám hộ đương nhiên...................................................................10
2.2. Giám hộ cử, chỉ định....................................................................11
3. Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ.................................................12
3.1.Nghĩa vụ của người giám hộ.........................................................12
3.2. Quyền của người giám hộ............................................................14
4. Thay đổi, chấm dứt giám hộ và hậu quả pháp lý..................................16
C. KẾT LUẬN...................................................................................20



2


A. LỜI MỞ ĐẦU
Giám hộ là một chế định quan trọng trong pháp luật dân sự Việt Nam, các quy định
của chế định thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Nhà nước và xã hội ta đối với người
chưa thành niên có hoàn cảnh đặc biệt, người mất năng lực hành vi dân sự và người có
khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Việc áp dung chế định giám hộ nhằm đảm
bảo quyền lợi của những người yếu thế này, đồng thời đảm bảo sự tương đồng khi họ
tham gia các quan hệ dân sự với những cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
Nhìn chung, những quy định về chế định giám hộ trong Bộ luật dân sự năm 2015 đã
phần nào đáp ứng được những đòi hỏi cấp thiết từ thực tiễn cuộc sống, góp phần
không nhỏ trong việc tạo lập một chế định pháp lý thống nhất, giải quyết hiệu quả
những nhu cầu bức thiết trong nhân dân liên quan đến việc giám hộ. Tuy nhiên việc áp
dụng các quy định này vấn còn gặp nhiều khó khăn và bất cập trên thực tế. Mặc dù Bộ
luật dân sự 2015 mới được sửa đổi, bổ sung để bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền
công dân, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số những hạn chế cần được phân tích,
nghiên cứu. Bởi vậy nên em lựa chọn ĐỀ 5: Phân tích, đánh giá và nêu ví dụ minh họa
đối với các quy định về giám hộ trong Bộ luật Dân sự năm 2015.
B. NỘI DUNG
I. Khái niệm
Về mặt thuật ngữ luật dân sự thì giám hộ là việc chăm sóc, quản lý tài sản, thực hiện
các quyền dân sự, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Về phương diện luật học thì chế định giám hộ là chế định mang tính tổng hợp của
nhiều ngành luật. Người chưa thành niên không còn cha, mẹ; cha, mẹ mất năng lực
hành vi hay bị hạn chế năng lực hành vi, bị hạn chế quyền của cha mẹ; cha, mẹ không
có điều kiện chăm sóc. Ngoài ra, chế định giám hộ điều chỉnh các quan hệ với mục
đích nhằm khắc phục tình trạng không tương đồng giữa sự bình đẳng về năng lực pháp
luật với không bình đẳng về năng lực hành vi dân sự của những người có năng lực

hành vi một phần, những người không có năng lực hành vi, bị mất năng lực hành vi.
Những quy định của chế định này xác định việc quản lí tài sản, thực hiện các quyền và
nghĩa vụ về tài sản của người được giám hộ. Ngoài ra, chế định giám hộ còn có những
quy định mang tính hành chính như các quan hệ về cử người giám hộ, giám sát việc
giám hộ,...
1

Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan nhà nước được pháp luật quy định
hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người
được giám hộ.
1 Điều 48 BLDS năm 2015

3


 Như vậy, giám hộ là chế định nhằm khắc phục tình trạng của người có năng lực
pháp luật dân sự nhưng không thể bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện được
quyền, nghĩa vụ của họ vì họ là những người chưa thành niên mà không có sự chăm
sóc, giáo dục của cha mẹ, người có khó khắn trong nhận thức và điều khiển hành vi,
người mất năng lực hành vi dân sự.
II. Phân tích, đánh giá các quy định về giám hộ trong Bộ luật Dân s ự năm
2015
1. Chủ thể của giám hộ
Điều 46. Giám hộ
a. Phân tích:Điều luật này khái quát bốn nội dung chính, bao gồm: các hình thức giám
hộ, mục đích của việc giám hộ, người được giám hộ và thủ tục xác lập việc giảm hộ.
Theo đó, quan hệ giám hộ có thể được xác lập thông qua bốn hình thức là: theo quy
định của pháp luật, theo việc cử cảu UBND cấp xã; theo sự chỉ định của Tòa án; theo
sự chỉ định của chính người được giám hộ ở thời điểm họ có đầy đủ năng lực hành vi
dân sự. Mục đích của việc giám hộ là: chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của

người được giám hộ. Người được giám hộ gồm có 3 trường hợp quy định tại khoản 1
Điều 47 BLDS năm 2015.
Thủ tục xác lập việc giám hộ yêu cầu phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm
quyền (theo quy định của pháp luật về hộ tịch). Với trường hợp xác lập việc giám hộ
cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì còn cần có sự đồng ý của
người đó (nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu). Đối với
người giám hộ đương nhiên, trong trường hợp thủ tục đăng ký việc giám hộ chưa được
thực hiện thì họ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ (điều 55, 56, 57)
b. Đánh giá: So sánh với quy định của BLDS năm 2005 thì Điều 46 đã khái quát
những quy định chung về giám hộ và để những nội dung chi tiết được quy định cụ thể
trong các điều luật kế tiếp. Điều 46 cũng đã mở rộng thêm hai hình thức giám hộ là:
Giám hộ do Tòa án chỉ định và giám hộ do chính bản thân người được giám hộ chỉ
định (khi họ vẫn trong tình trạng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ). Người được
giám hộ cũng bổ sung thêm người có khó khăn do nhận thức và làm chủ hành vi. Thủ
tục giám hộ được yêu cầu phải thực hiện việc đăng ký và chi tiết của thủ tục được chỉ
dẫn tới các quy định trong pháp luật về hộ tịch.
Điểm mới rất hay trong quy định này đó chính là cho phép cá nhân lựa chọn cho mình
người giám hộ ngay từ trước khi bị rơi vào tình trạng không nhận thức và làm chủ
hành vi (khoản 2 Điều 46). Điều này được coi là hoàn toàn phù hợp và được coi là có
sự học hỏi pháp luật các nước trên thế giới. Theo
quy định của BLDS Campuchia, người không đủ khả năng nhận thức và dự liệu được
kết quả mang tính pháp lý từ hành vi của mình gây ra do những khiếm khuyết về mặt

4


trí tuệ và những người hạn chế năng lực hành vi dân sự được bảo vệ bằng cơ chế bảo
trợ (Điều 28 và Điều 32)2
Tuy nhiên, trong quy định tại khoản 2 và 3 của Điều 46 có sự chưa rõ ràng và có thể
dẫn đến những cách hiểu chưa thống nhất. Cụ thể, khoản 2 có đưa ra yêu cầu khi xác

lập việc giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải có
“sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu
cầu”. Trong quy định này, “thời điểm yêu cầu” là một nội dung chưa thực sự rõ ràng.
Bởi vì, nếu hiểu thời điểm yêu cầu là thời điểm chỉ định người giám hộ theo khoản 2
điều 48 thì quy định tại điều 46 là không cần thiết vì đương nhiên người giám hộ được
lựa chọn theo chính sự chỉ định của người sau này rơi vào tình trạng có khó khăn
trong nhận thức và làm chủ hành vi. Nếu hiểu thời điểm yêu cầu là thời điểm chính
thức xác lập việc giám hộ thì việc đồng ý của người được giám hộ cũng là không cần
thiết vì họ đã có văn bản chỉ định có công chứng hoặc chứng thực. Còn nếu hiểu việc
đồng ý này chỉ đặt ra đối với những trường hợp giám hộ không theo chỉ định của bản
thân người được giám hộ (theo pháp luật, theo cử của UBND, theo chỉ định của Tòa
án) thì quy định như khoản 2 Điều 46 là chưa đầy đủ. Trong sự thống nhất giữa các
điều luật, khoản 2 này có lẽ cần bổ sung thêm nội dung yêu cầu về sự đồng ý của
người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi khi được xác lập người giám
hộ chỉ đặt ra trong những trường hợp không thuộc vào khoản 2 điều 48.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 46 thì hậu quả pháp lý của việc người giám hộ đương
nhiên không đăng ký việc giám hộ cũng có thể dẫn đến những cách hiểu khác nhau.
Như cách quy định hiện tại thì việc đăng ký là bắt buộc đối với giám hộ nhưng nếu
không đăng ký thì người giám hộ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ.
Điều này có thể hiểu là: người giám hộ đương nhiên vẫn xác lập việc giám hộ không
cần thực hiện thủ tục đăng ký; hoặc người giám hộ đương nhiên khi không đăng ký
chỉ có nghĩa vụ của người giám hộ chứ không có quyền của người giám hộ. Cả hai
cách hiểu này đều có những bất cập nhất định. Nếu loại trừ thủ tục đăng ký cho người
giám hộ đương nhiên thì không cần thiết phải ghi thêm việc người này chỉ có nghĩa
vụ. Do đó, ý tưởng của các nhà làm luật trong quy định này cần được thể hiện hợp lý
và nhất quán hơn.
1.1. Người được giám hộ
Điều 47. Người được giám hộ

a. Phân tích: Trên cơ sở quy định khái quát tại Điều 46, người được giám hộ được quy

định cụ thể tại Điều 47. Theo đó, người được giám hộ bao gồm các cá nhân:

2 Phạm Văn Tuyết, Quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về giám hộ và vướng mắc cần khắc phục, Luật học, Số 6/2018,
tr.72-81

5


- Người chưa thành niên (người chưa đủ mười tám tuổi 3) thuộc các trường hợp được
quy định tại điểm a khoản 1 Điều 47 BLDS năm 2015. Từ quy định này có thể suy ra,
những cá nhân chưa thành niên có cha mẹ và cha mẹ có năng lực hành vi dân sự đầy
đủ có điều kiện chăm sóc, giáo dục con thì không thuộc diện những người được giám
hộ.
- Người mất năng lực hành vi dân sự. Một người được coi là mất hành vi dân sự được
quy định tại điều 22 BLDS năm 2015. BLDS năm 1995 quy định người được giám hộ
là người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ
hành vi của mình. Nhưng từ BLDS năm 2005 trở đi thay đổi quy định này thành người
mất năng lực hành vi dân sự. Hai loại chủ thể này không trùng nhau về năng lực hành
vi dân sự
- Người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi. Đối tượng này được quy
định tại Điều 23 BLDS năm 2015
Khoản 2 Điều 47 cũng đưa ra yêu cầu cá nhân được giám hộ chỉ có một người giám
hộ duy nhất. Quy định này nhắm hướng tới việc tập trung trách nhiệm của người giám
hộ đối với những cá nhân được giám hộ. Bởi vì nếu có nhiều hơn một người giám hộ,
mục đích giám hộ có thể không được đảm bảo vì sự không rõ ràng trong phân chia
trách nhiệm, nghĩa vụ giữa các chủ thể giám hộ.
Ngoại lệ đặt ra đối với người giám hộ là cha, mẹ đối với con mất năng lực hành vi dân
sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc ông, bà cùng giám hộ cho
cháu thì người giám hộ có thể là cả cha và mẹ; cả ông và bà. Trường hợp này là ngoại
lệ bởi vì xem xét cả khía cạnh pháp lý và tình cảm, cha mẹ đối với con, ông bà đối với

cháu, tuy bao gồm nhiều hơn một người nhưng đều ngang bằng như nhau.
b. Đánh giá: So sánh với BLDS năm 2005, Điều 47 đã bổ sung người có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi vào những người giám hộ. Sự ghi nhận và quyết
định về đối tượng này trong BLDS năm 2015 đã tạo ra hành lang pháp lý quan trọng
để giải quyết những vướng mắc, khó khăn trên thực tiễn (bởi các nguyên do tuổi tác,
tai nạn,…). Tuy nhiên, một người chỉ bị coi là có khó khăn trong nhận thức và làm chủ
hành vi khi có sự tuyên bố của Tòa án, trong khi Điều 46 BLDS năm 2015quy định
người được giám hộ là người có khó khan trong nhận thức, làm chủ hành vi . Vô hình
chung, những người này chưa bị Tòa tuyên bố thì không cần người giám hộ. Theo
quan điểm cá nhân, quy định này có phần chưa rõ ràng và là bước thụt lùi so với
BLDS năm 1995.
VD: A 8 tuổi, vẫn còn đang đi học nhưng bố mẹ đã mất do tai nạn giao thông,

trong trường hợp này A cần có người giám hộ chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ.

3 Khoản 1 Điều 21 BLDS năm 2015

6


1.2. Người giám hộ
Người giám hộ là cá nhân hoặc pháp nhân, thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ người
giám hộ và đại diện cho người giám hộ trong các giao dịch dân sự vì lợi ích của người
được giám hộ.Người giám hộ được xác định theo quy định của pháp luật nhưng đề cao
tính tự nguyện, bởi ngoài nghĩa vụ làm người đại diện thì việc chăm sóc, bảo vệ, chữa
bệnh cho người được giám hộ muốn đạt hiệu quả cao thì cần đến tâm của người giám
hộ.
Theo quy định tại Điều 48 BLDS năm 2015
Điều 48. Người giám hộ


Điều 48 là 1 điều luật mới, so với quy định tại BLDS năm 2005. Bởi vì trước đây chỉ
có những quy định cụ thể về người giám hộ như người giám hộ đương nhiên của
người chưa thành niên, người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi
dân sự… nhưng chưa có quy định khái quát để nhận diện người giám hộ nói chung.
Ngoài ra, điều luật còn là sự thể hiện rõ ràng và nhất quán nguyên tắc cơ bản của pháp
luật dân sự, theo đó, chủ thể của các quan hệ pháp luật dân sự được xác định là cá
nhân, pháp nhân.
- Giám hộ là cá nhân
Theo quy định tại Điều 49 BLDS năm 2015 thì cá nhân có đủ các điều kiện sau được
làm người giám hộ:
Điều 49. Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ

a. Phân tích: Điều 49 quy định về các điều kiện cụ thể để cá nhân có thể trở thành
người giám hộ. Theo đó, cá nhân là người giám hộ phải đáp ứng bốn nhóm điều kiện:
về mức độ năng lực hành vi dân sự, về tư cách đạo đức, về lý lịch tư pháp liên quan
đến trách nhiệm hình sự và về lý lịch tư pháp của cá nhân. Các điều kiện này được quy
định để đảm bảo việc giám hộ được thực hiện đúng mục đích cũng như đảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Cụ thể, năng lực hành vi dân sự của cá nhân phải ở mức độ đầy đủ mới đáp ứng được
điều kiện đầu tiên trong khả năng trở thành người giám hộ. Quy định này hướng tới
yêu cầu về khả năng nhận thức và làm chủ hành vi đầy đủ của cá nhân giám hộ. Bởi vì
chỉ có người có mức độ năng lực hành vi dân sự như vậy mới có thể chăm sóc, bảo vệ
cũng như đủ điều kiện pháp lý để thay mặt người được giám hộ tham gia các giao dịch
trong cuộc sống. Cá nhân giám hộ được yêu cầu có tư cách đạo đức tốt, cùng các điều
kiện cần thiết cho việc giám hộ. Điều kiện này là cơ sở cho các hoạt động giáo dục,
nuôi dưỡng người được giám hộ. Lý lịch tư pháp của cá nhân làm người giám hộ cũng
không thuộc trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự và xóa án tích liên quan đến
các tội xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của
người khác; cũng như không thuộc trường hợp đã bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền
của cha mẹ đối với con chưa thành niên.


7


b. Đánh giá: So sánh với BLDS năm 2005 quy định về điều kiện của người giám hộ là
cá nhân được quy định tại Điều 60 BLDS năm 2005 thì Điều 49 BLDS năm 2015 đã
quy định một cách chặt chẽ hơn, Điều 49 bổ sung thêm điều kiện về trường hợp không
bị Tòa án tuyên hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên. Xét tổng thể,
các điều kiện được quy định trong điều luật đều đảm bảo các yếu tố cần thiết được đặt
ra cho người giám hộ. Tuy nhiên, vì các điều kiện chỉ dừng ở mức định tính nên việc
xem xét thế nào là phù hợp không phải là đơn giản. Ví dụ: Điều kiện về tư cách đạo
đức tốt là khó có thước đo để đánh giá, hoặc điều kiện về các điều kiện cần thiết cũng
tương đối mơ hồ, không rõ ràng
- Giám hộ là pháp nhân
Trước đây, BLDS năm 2005 quy định ngoài cá nhân, tổ chức có thể làm người giám
hộ, tuy nhiên bộ luật này không quy định điều kiện của cơ quan, tổ chức khi làm giám
hộ. Để khắc phục sự thiếu sót này thì BLDS năm 2015 đã lần đầu quy định pháp nhân
là người giám hộ tại khoản 1 Điều 46 và điều kiện của pháp nhân làm người giám hộ
tại Điều 50 BLDS năm 2015
Điều 50. Điều kiện của pháp nhân làm người giám hộ

a. Phân tích: Điều 50 quy định về các điều kiện mà người giám hộ là pháp nhân cần
phải đáp ứng. Có 2 nhóm điều kiện được quy định tại khoản 1 và 2 Điều 50 BLDS
năm 2015
Cụ thể, pháp nhân là người giám hộ cần phải có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với
việc giám hộ. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có
các quyền, nghĩa vụ dân sự. Yêu cầu về sự phù hợp của năng lực pháp luật dân sự của
pháp nhân không được giải thích cụ thể trong điều luật và rất khó để xác định. Có thể
suy đoán rằng điều kiện này yêu cầu pháp nhân thực hiện các hoạt động trong các lĩnh
vực có thể đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người giám hộ. Ví dụ như pháp

nhân là tổ chức giáo dục, là cơ sở chữa bệnh. Tuy nhiên, với những pháp nhân liên
quan đến hoạt động giải trí đơn thuần (như Karaoke) hoặc liên quan đến các sản phẩm
không được sử dụng ở lứa tuổi chưa thành niên (như bia, rượu, thuốc lá,...) sẽ không
thực sự phù hợp với mục đích nuôi dưỡng, giáo dục và bảo vệ người được giám hộ.
Bên cạnh đó, cũng như cá nhân, khi trở thành người giám hộ, pháp nhân được yêu cầu
phải đáp ứng các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
Điều này có thể suy luận về các yêu cầu liên quan đến tài chính, nhân sự cũng như vị
trí địa lý nơi có trụ sở, văn phòng, chi nhánh của pháp nhân.
b. Đánh giá: Điều 50 là một điều luật hoàn toàn mới so với BLDS 2005. Trước đây,
quy định của BLDS chỉ dừng lại ở điều kiện của cá nhân mà khuyết thiếu quy định về
pháp nhân là người giám hộ. Do đó, BLDS 2015 đã bổ sung về điều kiện này và sự bổ
sung này là hợp lí để tránh tình trạng có người hiểu sai rằng bất cứ cơ quan hợp pháp
nào cũng có thể trở thành người giám hộ. Tuy nhiên, có thể nhận thấy, các điều kiện

8


được quy định tại Điều 50 là rất chung chung và mang tính khái quát quá cao. Cách
quy định này khó có khả năng trở thành căn cứ hiệu quả và thiết thực để có thể áp
dụng trên thực tế.
VD: Giống như ví dụ trên thì người giám hộ có thể là người thân của A như ông,

bà,…
- Người giám sát
Điều 51 BLDS năm 2015 đã quy định về người giám sát việc giám hộ như sau
Điều 51. Giám sát việc giám hộ

a. Phân tích: Người giám hộ là người chăm sóc, bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp
của người giám hộ và đồng thời cũng giúp người được giám hộ quản lý tài sản, thực
hiện các giao dịch liên quan đến các tài sản này. Chính vì thế, việc giám hộ ảnh hưởng

tới toàn bộ cuộc sống vật chất cũng như tinh thần của người được giám hộ. Do đó, cần
thiết phải có cơ chế giám sát, kiểm tra để đảm bảo việc giám hộ được thực hiện vì lợi
ích của người được giám hộ. Điều 51 quy định cụ thể về giảm sát việc giám hộ xuất
phát chính từ yêu cầu đảm bảo mục đích giám hộ như đã nêu.
Người giám sát việc giám hộ được xác định theo một trong ba phương thức là: (1)
theo thỏa thuận cử hoặc theo sự lựa chọn của người thân thích của người giám hộ; (2)
theo quyết định cử của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của ngừi được giám hộ
(trong trường hợp không có người thân thích hoặc những người này không cử, chọn
được người giám sát việc giám hộ); (3) theo quyết định của Tòa án (trong trường hợp
có tranh chấp về việc cử, chọn người giám sát việc giám hộ)
Thủ tục xác định người giám sát việc giám hộ yêu cầu phải có sự đồng ý của người
này, trường hợp giám sát việc giám hộ liên quan đến quan đến quản lý tài sane của
người được giám hộ thì người giám sát còn phải đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã
nơi cư trú của người được giám hộ.
Người giám sát việc giám hộ có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Cá nhân có thể trong
số những người thân thích (được xác định lần lượt theo ba thứ tự: (i) vợ, chồng, cha,
mẹ, con của người giám hộ; (ii) ông, bà, anh ruột, chị ruột của người được giám hộ;
(iii) bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của những người được giám hộ) hoặc
cá nhân khác có đủ điều kiện. Cơ quan, tổ chức phải có tư cách pháp nhân. Những cơ
quan, tổ chức không có tư cách pháp nhân không thể trở thành người giám sát việc
giám hộ.
Điều kiện của người giám sát việc giám hộ là: (i) có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
(với cá nhân) hoặc có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám sát (với pháp
nhân); (ii) có điều kiện cần thiết để thực hiện việc giám sát. Điều kiện thứ nhất là căn
cứ để người giám sát có khả năng thực hiện việc giám sát (liên quan đến yếu tố nhận

9


thức và làm chủ hành vi của cá nhân một cách đầy đủ; liên quan đến khả năng thực

hiện việc giám sát không trái với lĩnh vực, ngành nghề hoạt động của pháp nhân).
Điều kiện thứ hai là điều kiện để đảm bảo việc giám sát là thực tế, không phải trên
danh nghĩa.
Người giám sát việc giám hộ có ba nhóm quyền và nghĩa vụ được quy định tại khoản
4 Điều 51
b. Bình luận: Điều 51 của BLDS năm 2015 kế thừa các quy định từ Điều 59 BLDS
năm 2005. Tuy nhiên, so với BLDS năm 2005, Điều 51 của BLDS năm 2015 đã bổ
sung rất nhiều nội dung để xác định rõ về giám sát việc giám hộ như bổ sung phương
thức xác định người giám sát theo theo quyết định của Tòa án; bổ sung về người giám
sát có thể là pháp nhân; bổ sung các quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của người
giám sát... Những nội dung mới này là điểm tiến bộ của BLDS năm 2015 và có giá trị
thực thi trên thực tế khi áp dụng điều luật đã được quy định chi tiết và cụ thể hơn.
2. Các cơ chế xác định người giám hộ
2.1. Giám hộ đương nhiên
Giám hộ đương nhiên là hình thức do pháp luật quy định, người giám hộ đương nhiên
với người giám hộ là người thân thiết, được xác định theo quan hệ hôn nhân, huyết
thống, do đó người giám hộ đương nhiên chỉ có thể là cá nhân. Đối với quyền giám hộ
và việc giám hộ này có thể đăng kí việc giám hộ hoặc không đăng kí nhưng vẫn phải
thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ (khoản 3 Điều 46 BLDS năm 2015)
- Giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên
Điều 52. Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên

a. Phân tích: Điều 52 quy định về các cá nhân có thể trở thành người giám hộ đương
nhiên của người được giám hộ là người chưa thành niên. Việc xác định người giám hộ
đương nhiên được xem xét lần lượt theo 3 thứ tự, theo đó, trường hợp không có cá
nhân có thể trở thành người giám hộ đương nhiên ở thứ tự trước mới chuyển xuống
xem xét thứ tự kế tiếp sau. Và trong mỗi thứ tự cũng có sự ưu tiên lần lượt.
Ba thứ tự xác định người giám hộ đương nhiên bao gồm: Thứ nhất, 1) anh ruột là anh
cả hoặc chị ruột là chị cả, 2) anh ruột hoặc chị ruột tiệp theo hoặc có thỏa thuận anh
ruột hoặc chị ruột khác; Thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại hoặc theo thỏa

thuận của những ng này cử một hoặc một số ng trong số họ; Thứ ba: bác ruột, chú
ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột
b. Đánh giá: Điều 52 của BLDS 2015 kế thừa quy định của Điều 61 BLDS 2005. So
với BLDS 2005, Điều 52 của BLDS 2015 đã tách trường hợp giám hộ đương nhiên
của ông, bà nội ngoại thành một thứ tự riêng và bổ sung thêm yếu tố thỏa thuận khi
xác định người giám hộ.

10


Ví dụ: Trong một gia đình cha mẹ vừa qua đời trong một tai nạn giao thong, còn lại 4
người con là A (25 tuổi), B (20 tuổi), C (14 tuổi) và D (5 tuổi). Trong trường hợp này,
A sẽ là người người giám hộ đương nhiên cho 2 em chưa thành niên là C và D. Tuy
nhiên, giả sử rằng A bị bệnh tâm thần, thì khi đó B sẽ là người giám hộ đương nhiên
cho các em (và cả cho A nữa).
- Giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự
Điều 53. Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự

a. Phân tích: Điều 53 quy định về các trường hợp cá nhân có thể trở thành người giám
hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự khi người này không có người
giám hộ được xác định theo khoản 2 Điều 48 của BLDS năm 2015 (giám hộ theo chỉ
định của chính người mất năng lực hành vi dân sự khi họ vẫn đang trong tình trạng
nhận thức và làm chủ hành vi dân sự của mình bình thường)
Cá nhân được xác định là người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi
dân sự được xác định theo ba trường hợp như sau: thứ nhất, nếu vợ hoặc chồng mất
năng lực hành vi dân sự thì người kia sẽ là người giám hộ; thứ hai, nếu cha, mẹ đều
mất năng lực hành vi dân sự hoặc chỉ một người mất năng lực hành vi dân sự nhưng
người kia không đủ điều kiện làm người giám hộ thì con cả sẽ là người thứ ba, nếu
người mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ (chồng), con hoặc những người này
không có đủ điều kiện thì cha, mẹ của những người mất năng lực hành vi dân sự là

người giám hộ.
b. Đánh giá: Điều 53 BLDS năm 2015 kế thừa nguyên vẹn Điều 62 BLDS năm 2005,
chỉ bổ sung thêm trường hợp liên hệ đến người giám hộ theo chỉ định đã được quy
định tại khoản 2 Điều 48 năm 2015. Khoản 2 Điều 53 đã phát huy truyền thống gia
đình tốt đẹp của dân tộc ta, không những cha mẹ có nghĩa vụ và trách nhiệm với con
cái mà con cái cũng phải có nghĩa vụ đối với cha mẹ. Tuy nhiên, BLDS 2015 cũng
chưa quy định rõ trường hợp con làm giám hộ cho cha mẹ là con đẻ hau con nuôi, con
sinh ra trong thời kì hôn nhân hay ngoài thời kì hồn nhân của cha và mẹ.
Ví dụ:
2.2. Giám hộ cử, chỉ định
Điều 54. Cử, chỉ định người giám hộ

a. Phân tích: Các quy định tại Điều 54 xác định người giám hộ khi không có người
giám hộ đương nhiên theo Điều 52 và Điều 53. Theo đó, người giám hộ được xác định
theo 1 trong 2 phương thức: 1) Theo quyết định cử người giám hộ của UBND cấp xã
nơi cư trú của người được giám hộ; 2) Theo quyết định chỉ định người giám hộ của
Tòa án khi có tranh chấp giữa những người giám hộ đương nhiên
Đối với người được giám hộ có độ tuổi từ đủ sáu tuổi trở lên thì việc cử, chỉ định
người giám hộ phải xem xét nguyện vọng của người được giám hộ. Quy định này thể

11


hiện sự tương thích với khả năng nhận thức là làm chủ hành vi bắt đầu có một phần
của cá nhân đủ sáu tuổi trở lên. Ngoài ra, giám hộ cũng tương tự như việc chăm sóc,
nuôi dưỡng, giáo dục con của cha mẹ, do đó, yếu tố tình cảm rất quan trọng giữa
người được giám hộ người giám hộ. Đứa trẻ chưa thành niên đủ sáu tuổi trở lên có thể
yêu quý hoặc không có thiện cảm với người giám hộ sẽ ảnh hưởng đến quan hệ giám
hộ sau này
Thủ tục cử người giám hộ yêu cầu: 1) Lập thành văn bản ghi rõ: lý do cử người giám

hộ; quyền, nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ; tình trạng tài sản cảu người được giám
hộ; 2) Phải được sự đồng ý của người được cử
Việc chỉ định người giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
được Tòa án thực hiện (khi ng này không lựa chọn người giám hộ của mình khi vẫn
còn minh mẫn. Người giám hộ được chỉ định là: 1) 1 trong những ng thân thích có thể
trở thành người giám hộ đương nhiên của mất năng lực hành vi dân sự (quy định tại
Điều 53); 2) Cá nhân hoặc pháp nhân khác
b. Đánh giá: So với Điều 72 BLDS 1995 thì Điều 63 BLDS 2005 ngoài việc thay cụm
từ “người mất NLHV dân sự” cho cụm từ “người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh
khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình”, còn bỏ quy định:
“những người thân thích của người được giám hộ cử một người trong số họ làm người
giám hộ; nếu không có ai trong số những người thân thích có đủ điều kiện làm người
giám hộ, thì họ có thể cử một người khác làm người giám hộ”.
Việc bỏ quy định nêu trên là chính xác, vì Điều 61 và Điều 62 BLDS 2005 đã quy
định cụ thể người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên và của người mất
NLHV dân sự trong đó quy định rõ thứ tự những người thân thích của người được làm
giám hộ sẽ đảm nhiệm việc làm giám hộ.
Hơn nữa theo quy định của Điều 72 BLDS 1995 những người thân thích của người
được giám hộ nếu không có ai đủ điều kiện làm giám hộ thì họ có thể cử một người
khác làm giám hộ. Quy định này là không thực tế vì những người thân thích của người
được giám hộ có quyền gì để cử người khác làm giám hộ và cử ai, luật lại không quy
định.
3. Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ
3.1.Nghĩa vụ của người giám hộ
Nghĩa vụ của người giám hộ được quy định tại các điều 55,56,57 BLDS năm 2015,
bao gồm
- Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi
Điều 55. Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi

Điều 55 quy định những nghĩa vụ mà người giám hộ phải thực hiện đối với người

được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi. Theo đó, người giám hộ có bốn nhóm nghĩa vụ
sau:

12


Thứ nhất, người giám hộ có nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục người được giám hộ. Xuất
phát từ việc người được giám hộ là trẻ chưa thành niên, dưới mười lăm tuổi, vì thế vai
trò của người giám hộ ở đây cũng tương tự như cha mẹ. Người giám hộ phải thực hiện
việc chăm sóc, bảo vệ về sức khở và an toàn cho đứa trẻ. Bên cạnh đó phải phối hợp
với nhà trường, cơ sở giáo dục để đảm bảo quyền học tập của đứa trẻ.
Thứ hai, người giám hộ có nghĩa vụ đại diện cho người được giám hộ trong các giao
dịch dân sự mà người được giám hộ không thể tự mình xác lập, thực hiện. Điều 55 xác
định việc đại diện của người giám hộ trong những trường hợp này là nghĩa vụ, không
phải là quyền. Có nghĩa là việc đại diện để tham gia vào các giao dịch dân sự cho
người được giám hộ cũng là hành vi đảm bảo quyền lợi về tài sản của người được
giám hộ. Đặc biệt khi người giám hộ là người quản lý tài sản và người được giám hộ
trong hầu hết các giao dịch dân sự không thể tự mình xác lập, thực hiện.
Thứ ba, người giám hộ có nghĩa vụ quản lý tài sản của người được giám hộ. Nghĩa vụ
này của người giám hộ yêu cầu trách nhiệm của người giám hộ đối với việc chiếm
hữu, quản lý và đưa tài sản của người được giám hộ vào các giao dịch dân sự, trên tinh
thần đảm bảo quyền và lợi ích tốt nhất cho người được giám hộ.
Thứ tư, người giám hộ có nghĩa vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được
giám hộ. Nghĩa vụ này của người giám hộ có thể coi là sự tổng hợp các nghĩa vụ bên
trên và nhằm đảm bảo mục đích giám hộ.
Điều 55 BLDS năm 2015 đã kế thừa nguyên vẹn quy định tại Điều 66 BLDS năm
2005.
Ví dụ: Bản án 190/2012/DSPT 4
Chị NĐ_Huỳnh Thị Lợi và anh Đặng Đình Tuấn là vợ chồng hợp pháp. Anh tuấn là
con của ông BĐ_Đặng Hùng và bà BĐ_Lê Thị San. Chị và anh Tuấn có 01 con chung

là LQ_Đặng Trần Bảo An, sinh ngày 19/8/2005. Ngày 21/1/2010, anh Tuấn qua đời do
bị ung thư, trước khi qua đời, anh Tuấn có lập Di chúc ngày14/01/2010 để lại căn nhà
nêu trên cho con LQ_Đặng Trần Bảo An, giao cho ông BĐ_Đặng Hùngvà anh
LQ_Đặng Đình Vũ quản lý di sản thừa kế cho đến khi LQ_Đặng Trần Bảo An đủ 18
tuổi
- Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ từ đủ mười lăm tuổi
đến chưa đủ mười tám tuổi
Điều 56. Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười
tám tuổi

Điều 56 quy định về nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ từ đủ 15
tuổi đến chưa đủ 18 tuổi. Theo đó, người giám hộ có ba nhóm nghĩa vụ. So với các
4 />
13


nghĩa vụ mà người giám hộ phải thực hiện với người được giám hộ chưa đủ 15 tuổi thì
nghĩa vụ của người giám hộ của trẻ từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi chỉ bớt đi nghĩa vụ
đầu tiên (chăm sóc, giao dục người được giám hộ). Còn các nghĩa vụ khác là tương tự.
Điều này xuất phát từ lứa tuổi của người được giám hộ truong trường hợp này đã
tương đối có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi dân sự, có thể tự chăm lo cho bản
thân ở mức độ tương đối. Tuy nhiên, vì chưa đầy đủ năng lực hành vi dân sự nên việc
tham gia vào các giao dịch dân sự nói riêng, các quan hệ pháp luật nói chung của đứa
trẻ vẫn cần có sự đại diện, bảo vệ của người giám hộ
Điều 56 BLDS 2015 kế thừa nguyên vẹn Điều 66 BLDS 2005 và chỉ bổ sung them
một nội dung loại trừ (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) tại khoản 2 Điều 56.
- Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi
dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
Điều 57. Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự, người có
khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi


Điều 57 quy định nghĩa vụ của người giám hộ đối với hai trường hợp:
- Người mất năng lực hành vi dân sự
- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
Theo đó, người giám hộ cho người mất năng lực hành vi có bốn nhóm nghĩa vụ. Các
nhóm nghĩa vụ này tương tự như nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được
giám hộ là trẻ chưa thành niên (chưa đủ 15 tuổi), chỉ khác ở yếu tố nhấn mạnh việc
chăm sóc người mất năng lực hành vi dân sự đi kèm với bảo đảm việc điều trị bệnh
cho người được giám hộ.
Điều 57 không quy định cụ thể về nghĩa vụ của người giám hộ cho người có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi. Thay vào đó, điều luật trao quyền quyết định về
nghĩa vụ cho Tòa án. Tuy nhiên, quyền quyết định về nghĩa vụ của người giám hộ của
Tòa án cũng chỉ nằm trong phạm vi bốn nhóm nghĩa vụ của người giám hộ cho người
mất năng lực hành vi dân sự. Do đó, Tòa án không được tự ý mở rộng hoặc quy định
thêm các quy định khác cho người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi.
Điều 57 BLDS năm 2015 kế thừa nguyên vẹn quy định của Điều 67 BLDS năm 2005
và chỉ bổ sung thêm quy định về nghĩa vụ của người giám hộ của ngươi có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi.
3.2. Quyền của người giám hộ
Điều 58. Quyền của người giám hộ

Điều 58 quy định về quyền của người giám hộ. Khác với các điều luật về nghĩa vụ
được quy định cụ thể đối với từng chủ thể được giám hộ khác nhau, toàn bộ nội dung

14


về quyền của người giám hộ nói chung được quy định trong Điều 58. Cách quy định
này phù hợp với mục đích của việc giám hộ. Bởi vì nghĩa vụ là các cư xử mà người

giám hộ bắt buộc phải thực hiện, đảm bảo quyền và lợi ích tốt nhất cho người được
giám hộ. Do đó, cần phải được quy định cụ thể để phù hợp với từng chủ thể được
giám hộ có tình trạng sức khỏe, nhận thức khác nhau
Theo Điều 58, quyền của người giám hộ bao gồm có 3 nhóm sau:
1. Người giám hộ có quyền sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc,
chỉ dùng trong những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ. Trừ những
trường hợp người giám hộ phải sử dụng chính tài sản của mình để thực hiện
việc giám hộ, các trường hợp khác, việc giám hộ được thực hiện bởi hành vi
của người giám hộ nhưng trên cơ sở tài sản của người được giám hộ đang được
quản lý bởi người giám hộ. Do đó, người giám hộ phải có quyền sử dụng tài
sản này để đảm bảo cho việc chăm sóc người được giám hộ
2. Người giám hộ có quyền được thanh toàn các chi phí hợp lý việc quản lý tài
sản của người được giám hộ. Mục đích chính của việc giám hộ là việc đảm bảo
quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Do đó, ng giám họ có nghĩa
vụ phải thực hiện các hành vi phù hợp với mục đích này. Tuy nhiên, họ cũng có
quyền được thanh toàn các chi phí hợp lý khi thực hiện việc giám hộ của mình.
Cụ thể, nếu việc quản lý, bảo quản tài sản của người được giám hộ dẫn đến hậu
quả là người giám hộ phải chi trả những chi phí nhất định thì họ sẽ được quyền
nhận lại các nhất định thì họ sẽ được quyền nhận lại các chi phí này
3. Người giám hộ có quyền đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập,
thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp
luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp phá của người được giám hộ. Việc đại diện
của người giám hộ, trong các điều luật trước được xác định là nghĩa vụ và trong
D58 được xác định là quyền. Như vậy, có thể nói, việc đại diện để tham gia các
giao dịch dân sự cũng như thực hiện các quyền khác của người giám hộ đối với
người được giám hộ vừa là quyền vừa là nghĩa vụ. Trong từng hoàn cảnh cụ
thể, người giám hộ có thể xem xét quyết định mình có tham gia đại diện để bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ hay không hoặc pháp luật
xem xét bắt buộc việc tham gia này của người giám hộ
Ba nhóm quyền trên là đương nhiên đối với người giám hộ của ng chưa thành niên, ng

mất năng lực hành vi dân sự. Đối với trường hợp ng có khó khăn trong nhận thức hành
vi, người giám hộ có quyền nào trong những quyền này sẽ phụ thuộc vào quyết định
của Tòa án
Điều 58 BLDS năm 2015 kế thừa nguyên vẹn nội dung của Điều 68 BLDS năm 2005
và bổ sung thêm trường hợp giám hộ đối với ng có khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi

15


Ví dụ: Giả sử A là người giám hộ cho cháu ruột của mình là cháu B (10 tuổi), cha mẹ
đã qua đời do tai nạn giao thông. Trong trường hợp này, khi cháu B đi học, thì ông A
sẽ là người thực hiện việc đóng tiền học, mua bảo hiểm y tế, đi họp phụ huynh,… cho
cháu. Ngoài ra hang ngày ông có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cháu B. Giả sử, cha
mẹ cháu B có tài sản để lại (B là người được hưởng thừa kế), thì ông A có nghĩa vụ
bảo quản tài sản cho cháu B cho đến khi cháu đủ 18 tuổi. Đồng thời ông A có quyền
sử dụng một phần tài sản của cháu B để chỉ dung cho việc chăm sóc, dạy dỗ và bảo vệ
cháu B.
4. Thay đổi, chấm dứt giám hộ và hậu quả pháp lý
- Điều 60 quy định về thay đổi người giám hộ. Quy định này là cần thiết vì mục đích
của giám hộ là để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ, do đó, nếu
việc giám hộ không đáp ứng được các mục đích này có nguyên nhân từ người giám hộ
thì cần phải thay đổi người giám hộ
Theo Điều 60, có bốn trường hợp người giám hộ được thay đổi bao gồm:
1) Người giám hộ không còn đủ các điều kiện của cá nhân hoặc pháp nhân làm
người giám hộ. Điều kiện để làm người giám hộ là căn cứ xác định cá nhân,
pháp nhân có đủ tư cách trở thành người giám hộ hay không. Do đó, nếu người
giám hộ không còn đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 49, Điều 50 thì cần
phải thay đổi. Ví dụ: người giám hộ là cá nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự
do xâm phạm sức khỏe, tính mạng của người khác trong thời gian đang tồn tại

quan hệ giám hộ thì không đảm bảo điều kiện tại khoản 3 Điều 49 nên cần phải
thay đổi người giám hộ khác
2) Người giám hộ là cá nhân chết hoặc bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành
vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; mất năng lực hành vi
dân sự, mất tích; pháp nhân làm giám hộ chấm dứt tồn tại. Khi người giám hộ
chết thì đương nhiên quan hệ giám hộ chấm dứt, do đó, người được giám hộ
không còn người giám hộ. Vì vậy, cần xác định người giám hộ mới cho người
được giám hộ. Trường hợp cá nhân mất tích, tuy quan hệ giám hộ về mặt pháp
lý không đương nhiên chấm dứt nhưng trên thực tế, người được giám hộ cũng
khonog có sự chăm sóc, bảo vệ của người giám hộ do đó, cũng cần có người
giám hộ khác cho họ. Trường hợp pháp nhân làm giám hộ chấm dứt sự tồn tại
cũng tương tự như trường hợp cá nhân là người giám hộ chết. Do đó, người
được giám hộ cũng cần có người giám hộ khác. Bên cạnh đó, năng lực hành vi
dân sự đầy đủ cũng là một trong những điều kiện cần thiết để cá nhân có thể trở
thành người giám hộ. Vì vậy, khi người giám hộ đang có đầy đủ năng lực hành
vi dân sự thì cần thay đổi người giám hộ vì bản thân họ trong những trường
hợp này cũng cần được người khác giám hộ cho mình
3) Người giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ. Các quy định về nghĩa
vụ giám hộ hướng tới mục đích bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người giám

16


hộ. Do đó, khi người giám hộ vi phạm nghĩa vụ, đặc biệt là mức dộ vi phạm là
nghiêm trọng thì không thể đáp ứng được mục đích của việc giám hộ. Vì vậy,
cần có sự thay đổi người giám hộ
4) Người giám hộ đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm giám hộ. Việc
thay đổi người giám hộ cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân không liên quan
đến các điều kiện giám hội, tư cách đạo đức, năng lực hành vi dân sự của người
giám hộ mà có thể xuất phát từ mong muốn của người giám hộ khi họ đề nghị

được thay đổi và có người đồng ý thay họ làm người giám hộ. Điều này là hợp
lý và tương đồng với yêu cầu khi xác lập quan hệ giám hộ cần có sự đồng ý của
người giám hộ.. Có nghĩa là trong quan hệ giám hộ, bản thân người giám hộ
phải hoàn toàn tự nguyện thì mới có thể thực hiện tốt việc bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của người được giám hộ
Nếu người giám hộ được thay đổi là giám hộ đương nhiên thì cá nhân thuộc các
trường hợp quy định về người giám hộ đương nhiên (Điều 52 và Điều 53) sẽ trở thành
người giám hộ đương nhiên. Nếu không có người giám hộ đương nhiên thì các quy
định về việc cử, chỉ định người giám hộ cũng được áp dụng các quy định tương ứng
như trường hợp cử, chỉ định người giám hộ đầu tiên
Thủ tục thay đổi người giám hộ không được quy định chi tiết trong BLDS 2015 mà
được pháp luật về hộ tịch quy định
Điều 60 BLDS 2015 kế thừa và phát triền các quy định tại Điều 70 BLDS 2005. So
với BLDS năm 2015, Điều 60 bổ sung them nhiều quy định như: them các trường hợp
thay đổi người giám hộ do bị Tòa án tuyên bố về mức độ năng lực hành vi dân sự
không còn đầy đủ; xác định pháp luật về hộ tịch quy định chi tiết về thủ tục thay đổi
người giám hộ; bổ sung quy định liên quan đến việc thay đổi người giám hộ trong
trường hợp Tòa án chỉ định giám hộ.
- Điều 61 quy định về việc chuyển giao giám hộ. Đây có thể xem là hậu quả pháp lý
kèm theo việc thay đổi người giám hộ. Việc chuyển giao giám hộ được quy định như
sau:
Thứ nhất, thời hạn người giám hộ cũ phải chuyển giao việc giám hộ cho người giám
hộ mới là trong vòng 15 ngày kể từ ngày xác định được người giám hộ mới. Quy định
này đảm bảo quyền, lợi ích của người được giám hộ bởi các cá nhân này cần nhanh
chóng được chăm sóc, bảo đảm thông qua hành vi của người giám hộ. Nếu thời gian
chuyển giao càng dài thì càng ảnh hưởng đến người được giám hộ.
Thứ hai, việc giám hộ phải được lập thành văn bản, có ghi rõ nội dung: (i) Lý do
chuyển giao; (ii) Tình trạng tài sản; (iii) Vấn đề khác có liên quan của người được
giám hộ tại thời điểm chuyển giao. Việc chuyển giao giám hộ phải được thực hiện
dưới sự chứng kiến của cơ quan cử, chỉ định người giám hộ và người giám sát việc

giám hộ. Văn bản chuyển giao là cơ sở để xác định trách nhiệm của người giám hộ cũ

17


cũng như người giám hộ mới khi xác định tình trạng của các vấn đề liên quan đến
người được giám hộ. Sự chứng kiến của các chủ thể được yêu cầu đảm bảo tính khách
quan, chân thực của các nội dung được chuyển giao.
Thứ ba, văn bản chuyển giao giám hộ nếu thuộc trường hợp phải thay đổi người giám
hộ do không còn đáp ứng đủ điều kiện giám hộ thì lập bởi cơ quan cử, chỉ định người
giám hộ và ghi rõ các nội dung: (i) Tình trạng tài sản, (ii) Vấn đề khác có liên quan
đến người giám hộ, (iii) Quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình thực hiện việc giám
hộ.
Điều 61 BLDS năm 2015 kế thừa có thay đổi các quy định tại Điều 71 BLDS năm
2005. Nội dung của văn bản chuyển giao quy định trong BLDS năm 2015 được quy
định nhiều bổ sung. BLDS năm 2015 cũng không tiếp tục yêu cầu điều kiện về Ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người giám hộ công nhận việc chuyển
giao.
- Điều 62 quy định về các trường hợp chấm dứt việc giám hộ. Theo đó, việc giám
hộ được chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Bản chất của giám
hộ là để trợ giúp pháp lý đối với các cá nhân có năng lực hành vi dân sự không
đầy đủ để các cá nhân này được chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
Do đó, khi cá nhân được giám hộ đã đầy đủ năng lực hành vi dân sự, tự chăm
sóc được bản thân và tự mình tham gia vào mọi giao dịch dân sự thì không cần
thiết phải có người giám hộ
2. Người được giám hộ chết. Trong trường hợp này, không còn chủ thể cần chăm
sóc, bảo về và mọi quan hệ liên quan đến chủ thể chấm dứt năng lực chủ thể
nên đương nhiên quan hệ giám hộ chấm dứt
3. Cha, mẹ của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện

để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình. Đây là trường hợp liên quan đến người
được giám hộ là người chưa thành niên có cha, mẹ đều bị tước quyền cha, mẹ
đối với con hoặc không đủ điều kiện chăm sóc con và yêu cầu có người giám
hộ cho con. Do đó, khi cha, mẹ của đứa trẻ đã không còn thuộc trường hợp
không thể chăm sóc, bảo vệ cho con thì người con đương nhiên không cần
người giám hộ và quan hệ giám hộ cũng chấm dứt
4. Người được giám hộ được nhận làm nuôi. Trong trường hợp này, người giám
hộ đã có bố mẹ nuôi chăm sóc, nuôi dưỡng và không còn thuộc trường hợp
người chưa thành niên cần người giám hộ. Do đó, quan hệ giám hộ chấm dứt
Điều 62 không quy định về thủ tục chấm dứt việc giám hộ mà dẫn chiếu tới quy định
của pháp luật về hộ tịch

18


Điều 62 BLDS 2015 kế thừa nguyên vẹn quy định tại Điều 72 BLDS năm 2005 và chỉ
bổ sung thêm dẫn chiết tới pháp luật về hộ tịch liên quan đến các quy định chi tiết về
thủ tục chấm dứt giám hộ
Ví dụ: Nguyễn Văn A là người giám hộ của Vũ Thi C từ khi C 13 tuổi. Đến khi C tròn
18 tuổi thì A chấm dứt việc giám hộ cho C. Hay do sang chấn tâm lý mà M không có
khả năng nhận thức hành vi dẫn đến mất năng lực hành vi dân sự, trong thời gian đó N
là người giám hộ của M. Sau một thời gian điều trị M đã lấy lại được khả năng nhận
thức và điều chỉnh hành vi nên N chấm dứt việc giám hộ của M. Người được giám hộ
chết. Người được giám hộ chết có thể là người đó chết hoặc bị Tòa án tuyên bố chết.
Trong cả hai trường hợp thì quan hệ giám hộ cũng chấm dứt.
Điều 63 quy định hậu quả pháp lý kèm theo việc chấm dứt giám hộ. Theo đó, hậu
quả chấm dứt việc giám hộ được quy định cụ thể cho ba trường hợp sau:
Thứ nhất, đối với trường hợp việc giám hộ chấm dứt theo điểm a khoản 1 Điều 62
(người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ) thì trong thời hạn 15 ngày
(kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ), người giám hộ phải thực hiện các công việc: (i)

Thanh toán tài sản với người được giám hộ; (ii) Chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát
sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho chính họ. Bời vì người
được giám hộ trong trường hợp này đã có thể tự mình tham gia mọi giao dịch dân sự,
do đó, họ sẽ tiếp quản mọi giao dịch cũng như tài sản thuộc sở hữu của mình để tự
thực hiện các quan hệ pháp luật trong tương lai.
Thứ hai, đối với trường hợp việc giám hộ chấm dứt theo điểm b khoản 1 Điều 62
(người được giám hộ chết) thì trong thời hạn 3 tháng (kể từ ngày chấm dứt việc giám
hộ), người giám hộ phải thực hiện các công việc: (i) Thanh toán tài sản với người thừa
kế của người được giám hộ hoặc giao tài sản cho người quan lý di sản của người được
giám hộ; (ii) Chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của
người được giám hộ cho người thừa kế của người được giám hộ. Việc chuyển giao này
để hoàn tất các nghĩa vụ về tài sản mà người giám hộ phải thực hiện trong quan hệ
giám hộ và phù hợp với quy định pháp luật về thừa kế. Trong trường hợp đặc biệt khi
vẫn chưa xác định được người được thừa kế của người được giám hộ trong vòng ba
tháng thì người giám hộ tiếp tục quản lý tài sản của người được giám hộ cho đến khi
tài sản được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trong trường hợp này,
người giám hộ phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được
giám hộ biết và quản lý.
Thứ ba, đối với trường hợp việc giám hộ chấm dứt theo điểm c khoản 1 Điều 62
(người được giám hộ đã có cha mẹ nuôi hoặc được trở về với cha mẹ đẻ) thì trong thời
hạn 15 ngày (kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ), người giám hộ phải thực hiện các
công việc: (i) Thanh toán tài sản của người được giám hộ cho cha, mẹ của người được
giám hộ; (ii) Chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của

19


người được giám hộ cho cha, mẹ của người được giám hộ. Bởi vì, kể từ khi người
được giám hộ được chăm sóc, bảo vệ bởi cha, mẹ thì mọi giao dịch dân sự của họ
cũng sẽ được cha, mẹ xác lập, thực hiện phù hợp với quy định pháp luật về đại diện.

Nội dung liên quan đến chấm dứt việc giám hộ phải được lập thành văn bản và phải có
sự giám sát của người giám sát việc giám hộ.
Điều 63 BLDS năm 2015 kế thừa và có sự thay đổi các quy định tại Điều 73 BLDS
năm 2005. Theo đó, Điều 63 quy định tách biệt hậu quả pháp lý của từng trường hợp
chấm dứt việc giám hộ để có thể dễ áp dụng và cũng hợp lý hơn.
C. KẾT LUẬN
Chế định giám hộ là chế định mang nhiều ý nghĩa cả về mặt lập pháp và về mặt xã
hội. BLDS năm 2015 đã thể hiện được những điểm mới tiến bộ phù hợp với tình hình
phát triển của đất nước, xã hội và hội nhập với tinh thần chung của các nước trên thế
giới. Những điểm mới này không những đưa các quy định về giám hộ gần gũi hơn với
thực tiễn mà còn giải quyết những vướng mắc mà những quy định về giám hộ trước
đó mang lại. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực thì chế định giám hộ trong BLDS
năm 2015 vẫn còn tồn tại một số quy định về thủ tục hành chính rườm rà, nhiều quy
định mang tính chung chung, chưa có hướng dẫn cụ thể để áp dụng trên thực tế. Đặc
biệt là về các cơ chế giám hộ, cần quy định rõ ràng và ràng buộc trách nhiệm cụ thể
đối với những chủ thể là người giám hộ, với ba nhóm đối tượng chính là gia đình, các
tổ chức xã hội và nhà nước, để giám hộ đến gần hơn với đời sống thực tiễn của người
dân.

20


D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản pháp luật
1. Bộ luật dân sự 1995
2. Bộ luật dân sự 2005
3. Bộ luật dân sự 2015
4. Hiến pháp 2013
5. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004
Sách, bài viết tạp chí

1. Phạm Thị Trinh, PGS.TS. Bùi Đăng Hiếu (hướng dẫn), Giám hộ theo Bộ luật Dân
sự năm 2015: Luận văn thạc sĩ luật học
2. Phạm Văn Tuyết, Quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về giám hộ và vướng mắc
cần khắc phục, Luật học, Số 6/2018, tr.72-81
Website
1. />2. />
21


PHỤ LỤC
MỤC 4
Điều 46. Giám hộ
1. Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử,
được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi
chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ).
2. Trường hợp giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải
được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu
cầu.
3. Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật về hộ tịch.
Người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ
của người giám hộ.
Điều 47. Người được giám hộ
1. Người được giám hộ bao gồm:
a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
b) Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha,
mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành
vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có

điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;
c) Người mất năng lực hành vi dân sự;
d) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
2. Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho
con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu.
Điều 48. Người giám hộ
1. Cá nhân, pháp nhân có đủ điều kiện quy định tại Bộ luật này được làm người giám hộ.
2. Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì
khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ
nếu người này đồng ý. Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công
chứng hoặc chứng thực.
3. Một cá nhân, pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người.
Điều 49. Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ
Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:
1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

22


2. Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người
giám hộ.
3. Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng
chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm, tài sản của người khác.
4. Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.
Điều 50. Điều kiện của pháp nhân làm người giám hộ
Pháp nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:
1. Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ.
2. Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
Điều 51. Giám sát việc giám hộ

1. Người thân thích của người được giám hộ thỏa thuận cử người giám sát việc giám hộ trong
số những người thân thích hoặc chọn cá nhân, pháp nhân khác làm người giám sát việc giám
hộ.
Việc cử, chọn người giám sát việc giám hộ phải được sự đồng ý của người đó. Trường hợp
giám sát việc giám hộ liên quan đến quản lý tài sản của người được giám hộ thì người giám
sát phải đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ.
Người thân thích của người được giám hộ là vợ, chồng, cha, mẹ, con của người được giám
hộ; nếu không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là
ông, bà, anh ruột, chị ruột, em ruột của người được giám hộ; nếu cũng không có ai trong số
những người này thì người thân thích của người được giám hộ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột,
cô ruột, dì ruột của người được giám hộ.
2. Trường hợp không có người thân thích của người được giám hộ hoặc những người thân
thích không cử, chọn được người giám sát việc giám hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này
thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người giám hộ cử cá nhân hoặc pháp nhân giám sát
việc giám hộ. Trường hợp có tranh chấp về việc cử, chọn người giám sát việc giám hộ thì Tòa
án quyết định.
3. Người giám sát việc giám hộ phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nếu là cá
nhân, có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám sát nếu là pháp nhân; có điều kiện
cần thiết để thực hiện việc giám sát.
4. Người giám sát việc giám hộ có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Theo dõi, kiểm tra người giám hộ trong việc thực hiện giám hộ;
b) Xem xét, có ý kiến kịp thời bằng văn bản về việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự quy
định tại Điều 59 của Bộ luật này;
c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giám hộ xem xét thay đổi hoặc chấm dứt việc
giám hộ, giám sát việc giám hộ.
Điều 52. Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên
Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản
1 Điều 47 của Bộ luật này được xác định theo thứ tự sau đây:
1. Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không
có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ

trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.

23


2. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội,
ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số
người trong số họ làm người giám hộ.
3. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bác
ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.
Điều 53. Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự
Trường hợp không có người giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này thì
người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:
1. Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu
chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.
2. Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành
vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người
giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo
có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.
3. Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có
mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám
hộ.
Điều 54. Cử, chỉ định người giám hộ
1. Trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không có người
giám hộ đương nhiên theo quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Bộ luật này thì Ủy ban nhân
dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ.
Trường hợp có tranh chấp giữa những người giám hộ quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Bộ
luật này về người giám hộ hoặc tranh chấp về việc cử người giám hộ thì Tòa án chỉ định
người giám hộ.
Trường hợp cử, chỉ định người giám hộ cho người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi trở lên thì

phải xem xét nguyện vọng của người này.
2. Việc cử người giám hộ phải được sự đồng ý của người được cử làm người giám hộ.
3. Việc cử người giám hộ phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do cử người giám
hộ, quyền, nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ, tình trạng tài sản của người được giám hộ.
4. Trừ trường hợp áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này, người giám hộ của
người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi do Tòa án chỉ định trong số những người
giám hộ quy định tại Điều 53 của Bộ luật này. Trường hợp không có người giám hộ theo quy
định trên, Tòa án chỉ định người giám hộ hoặc đề nghị một pháp nhân thực hiện việc giám hộ.
Điều 55. Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ mười lăm
tuổi
1. Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ.
2. Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy
định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
3. Quản lý tài sản của người được giám hộ.
4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Điều 56. Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ từ đủ mười lăm tuổi
đến chưa đủ mười tám tuổi

24


1. Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy
định người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện
giao dịch dân sự.
2. Quản lý tài sản của người được giám hộ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Điều 57. Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi
dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
1. Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ;

b) Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự;
c) Quản lý tài sản của người được giám hộ;
d) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
2. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có nghĩa vụ theo
quyết định của Tòa án trong số các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 58. Quyền của người giám hộ
1. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có các
quyền sau đây:
a) Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết
yếu của người được giám hộ;
b) Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;
c) Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực
hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
người được giám hộ.
2. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có quyền theo
quyết định của Tòa án trong số các quyền quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 59. Quản lý tài sản của người được giám hộ
1. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách
nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện
giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám
hộ.
Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân
sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người
giám sát việc giám hộ.
Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các
giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của
người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người
được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
2. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quản lý tài
sản của người được giám hộ theo quyết định của Tòa án trong phạm vi được quy định tại

khoản 1 Điều này.
Điều 60. Thay đổi người giám hộ

25


×