Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

báo cáo đánh giá nước sạch vệ sinh môi trường cuối năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.81 KB, 8 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN

XÃ BĂC HÓA
Số:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

/BC-UBND

Bắc Hóa, ngày

tháng 11 năm 2019

BÁO CÁO
Kết quả thực hiện bộ chỉ số theo dõi - đánh giá
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn năm 2019
Thực hiện Công văn số: 321/KH-TTN ngày 15/10/2019 của Trung tâm nước sạch
và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bắc Giang. Ủy ban nhân dân xã Bắc Hóa báo cáo
nội dung sau đây:
I. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ SỐ LIỆU THỰC HIỆN NĂM 2019
Bắc Hóa là một xã miền núi của huyện Tuy Hóa có tổng diện tích tự nhiên
2.569,31 ha, dân cư phân bố ở 9 thôn, với 1.102 hộ, 3.658 khẩu.
Xã có vị trí địa lý:
+ Phía Bắc giáp xã Tây Hóa của huyện Tuy Hóa.
+ Phía Đông giáp xã Kha Hóa của huyện Nam Trạch.
+ Phía Tây giáp xã Quy Hóa và Cao Hóa của huyện Tuy Hóa.
+ Phía Nam giáp xã Hóa Sơn của huyện Nam Trạch.
Địa hình toàn xã thấp và trung bình, phía Bắc và phía Đông bị ngăn cách bởi sông
Son, phía Tây và phía Nam được bao bọc bởi dãy núi đá vôi, tạo thành thung lũng tương
đối bằng phẳng. Tuy nhiên về mùa mưa thường bị úng ngập, việc khoan, đào giếng để


cung cấp nguồn nước dễ dàng, tuy nhiên nguồn nước ở đây thường bị nhiễm phèn và
nhiễm mặn, nhất là mùa lũ lụt thì tình trạng nước sinh hoạt ở giếng các hộ dân rất mất vệ
sinh gây các bệnh tật liên quan đến nguồn nước. Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 3,35 %. Hiện tại
trên địa bàn xã đã xây dựng 2 công trình cấp nước tập trung tại khu tái định cư Hạ Nam
của thôn Nam Hạ và công trình cấp nước của dự án NSVSMT nông thôn vùng miền
trung, tuy nhiên công trình cấp nước tại khu tái định cư thôn Nam Hạ cũng chưa đi vào
hoạt động do yếu tố kinh phí và tỉ lệ hộ dân đăng ký sử dụng quá ít. Hiện tại trên địa bàn
xã các hộ dân chủ yếu dùng nước máy của dự án NSVSMT nông thôn vùng miền trung
và giếng khoan, giếng đào. Giếng khoan và giếng đào đa số các hộ dân dùng bể lọc sơ
bộ nhỏ để lọc nước trước khi đưa vào sử dụng sinh hoạt và ăn uống.
Quá trình triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010-2020 đã thay đổi toàn diện trªn tÊt c¶ c¸c lÜnh vùc bao gồm: Kinh tế, chính
trị, v¨n ho¸, xã hội, an ninh, quốc phòng. Đi đôi với phát triển kinh tế, tăng thu nhập
cho người lao động để ổn định cuộc sống thì nhiệm vụ người dân được sử dụng nước
-1-


sạch và bảo vệ môi trường nông thôn theo tiêu chuẩn quốc gia là một nội dung được
UBND xã quan tâm chỉ đạo thực hiện.
Trong 6 năm thực hiện, đến nay tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn đã đạt được một số kết quả như sau:
1.Tổng hợp số liệu
T
T

Các chỉ số

ĐVT

Số hộ hiện có


1

2

3

4

Tỉ lệ
người
sử
dụng
nước
HVS
(%)

Tỉ lệ
hộ sử
dụng
nhà
tiêu
HVS

Chăn
nuôi
gia
súc

Trườ

ng
học

Năm
2018

Năm
2019

Tăng

hộ

1.102

1.102

Số người hiện có

người

3.658

3.658

Số người nghèo

người

276


276

Số người sử dụng nước HVS

người

3.424

3.424

%

95,24

95,24

người

252

252

Tỉ lệ người nghèo sử dụng nước HVS %

%

91,3

91,3


Số hộ có nhà tiêu

hộ

1.102

1.102

Số hộ có nhà tiêu HVS

hộ

1.070

1.070

Tỉ lệ hộ có nhà tiêu

%

100

100

Tỉ lệ hộ có nhà tiêu HVS

%

97,1


97,1

Số hộ nghèo

hộ

92

92

Số hộ nghèo có nhà tiêu HVS

hộ

80

80

Tỉ lệ hộ nghèo có nhà tiêu HVS

%

86,9

86,9

Số nhà tiêu xây mới trong năm

cái


3

3

Số nhà tiêu hỏng trong năm

cái

0

0

Số hộ có chăn nuôi

hộ

70

70

Số hộ có chuồng trại HVS

hộ

50

50

Tỉ lệ hộ có chuồng trại HVS


%

71,4

71,4

Số hộ có Biogas

hộ

1

1

Số hộ nghèo có chăn nuôi

hộ

92

92

Số hộ nghèo có Biogas

hộ

0

0


Số trường

trường

Số trường có nước và nhà tiêu HVS

trường

3
3

3
3

Tỉ lệ người dân sử dụng nước HVS %
Số người nghèo sử dụng nước HVS

-2-

Giảm


Tỉ lệ trường học có nước và nhà tiêu HVS
Số trường có nước HVS

trường

Tỉ lệ số trường có nước HVS


%

Số trường có nhà tiêu HVS

trường

Tỉ lệ số trường có nhà tiêu HVS

%

Trạm
y tế

3

3

100

100

3

3

100

100

1


1

Số trạm có nước và nhà tiêu HVS

trạm

1

1

100

100

trạm

100

100

%

100

100

trạm

1


1

%

1

1

2.200

2.200

2.100

2.100

20.000

20.000

Số trạm có nước HVS

Số trạm có nhà tiêu HVS
Tỉ lệ trạm y tế xã có nhà tiêu HVS

6

100


trạm

Tỉ lệ trạm y tế xã có nước HVS

Tình
trạng
hoạt
động
(trạm
cấp
nước
Đông
Hóa)

100

Số trạm y tế xã

Tỉ lệ trạm y tế xã có nước và nhà tiêu HVS
5

%

%

Công suất thiết kế m3/ngày-đêm

m3/n-đ

Công suất khai thác thực tế m3/ngày – đêm


m3/n-đ

Số người cấp theo thiết kế

người

Số người cấp theo thực tế

người

12.600

12.600

Bền vững

Ctrình

1

1

Bình thường

Ctrình

0

1


hoạt động kém hiệu quả

Ctrình

0

0

Không hoạt động

Ctrình

1

1

2. Phân tích, đánh giá số liệu
2.1. Về nước sạch
Năm 2019, có 3.424 người sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh đạt tỷ lệ 95,24 %,
giữ nguyên so với năm 2016. Do những năm qua được sự quan tâm của Nhà nước hỗ trợ
xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt tại Tuy Hóa phục vụ cho nhu cầu cho các hộ dân
cơ bản đảm bảo; người dân đã nhận thức được tầm ảnh hưởng của nguồn nước tác động
đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt hằng ngày của họ.

-3-


Đặc biệt, Chương trình đã quan tâm tới những hộ nghèo, vì thế một số hộ nghèo
đã được tiếp cận tới nguồn nước hợp vệ sinh. Đến nay có 276 người nghèo sử dụng nước

sạch chiếm tỷ lệ 91,3 %.
Trên địa bàn xã, người dân chủ yếu lấy nước từ hai nguồn chính: Đó là nguồn cấp
nước nhỏ lẻ (giếng đào, giếng khoan, nước mưa) và nguồn cấp nước tập trung (nước
máy của trạm cấp nước Tuy Hóa). Trong đó: Nguồn cấp nước nhỏ lẻ hợp vệ sinh là 30
hộ; nguồn nước máy hợp vệ sinh 1.021 hộ. Như vậy, sau một năm số người sử dụng các
nguồn cấp nước hợp vệ sinh được giữ nguyên là 3.424 người.
Số hộ có công trình nước hợp vệ sinh làm mới trong năm là 3 hộ (nước máy 2 hộ,
nguồn nước nhỏ lẻ 1 hộ).
2.2. Về vệ sinh môi trường
Số hộ dân có nhà tiêu HVS năm 2019 là 1.070 hộ, được giữ nguyên so với năm
2018. Đây là kết quả về vận động xây dựng công trình hợp vệ sinh hộ gia đình đã dược
người dân đồng thuận và thực hiện, đến nay đã có 80% hộ gia đình có nhà tiêu tự hủy.
Hộ gia đình có chăn nuôi gia súc giữ vững so với năm 2018 là 70 hộ; số hộ chăn
nuôi có Bioga tăng 1 hộ … và đời sống vật chất, nhận thức của nhân dân ngày càng
được nâng cao nên họ có ý thức xây dựng nhà vệ sinh để đảm bảo vệ sinh và làm hầm
Bioga để tạo điều kiện nâng cao kinh tế cũng như đời sống xã hội.
2.3. Công trình công cộng (Trường học, trạm y tế) có nước và nhà tiêu hợp vệ
sinh
- Trường học:
Trên địa bàn xã có 3 điểm trường là trường mầm non, trường tiểu học và trường
trung học cơ sở. So với năm 2018, tổng số điểm trường có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh
là 3 điểm trường, trong đó 3 điểm trường có nước và nhà tiêu HVS chiếm 100%. 100%
điểm trường có nước HVS và 3 điểm trường có nhà tiêu vệ sinh HVS.
Tất cả các điểm trường trên địa bàn các xã đều có nước và nhà tiêu HVS,
- Trạm y tế: 1/1 trạm có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh chiếm 100% giữ nguyên
với năm 2018.
2.4. Công trình cấp nước tập trung hoạt động bền vững
-4-



Nhìn chung, các công trình cấp nước tập trung tại Tuy Hóa đã cấp nước cho xã
Bắc Hóa, bàn giao từ năm 2016 đều đã được người dân sử dụng có hiệu quả. Tuy nhiên,
hiện tại ở địa bàn xã có một công trình chưa được đưa vào sử dụng đó là công trình cấp
nước khu vực Hạ Nam của thôn Nam Hạ, hiện nay đã xuống cấp . Hồ sơ lưu trữ của các
xã hầu như bị thất lạc nên khó khăn trong vấn đề kiểm tra thông số công trình.
3. Đề xuất các giải pháp
- Công tác chỉ đạo, điều hành: Chú trọng công tác vận động hội viên, đoàn viên
của các tổ chức chính trị xã hội và công tác điều hành của UBND các cấp theo từng giai
đoạn phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và kinh tế hộ gia đình, phấn đấu đến năm
2019 có trên 97% số hộ sử dụng nhà tiêu HVS và 71,4% hộ chăn nuôi có chuồng trại
HVS;
- Nhiệm vụ xây dựng kế hoạch: Đây là nhiệm vụ của UBND xã nhằm có kế hoạch
cụ thể cho từng năm, từng giai đoạn của xã cũng như nhiệm vụ cụ thể của các tổ chức
đoàn thể trong bảo vệ môi trường nông thôn một cách bền vững, không ngừng tăng chất
lượng cuộc sống cho cộng đồng dân cư;
- Giải pháp công nghệ: Vận động nhân dân mà đặc biệt là các trang trại, gia trại có
quy mô chăn nuôi tương đối lớn sử dụng hầm Biogas vào công tác xử lý phân từ chăn
nuôi, vừa bảo đảm VSMT, vừa tăng thêm hiệu quả kinh tế ngành; thực hiện có hiệu quả
nội dung tại Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả
chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020;
- Về thông tin, giáo dục truyền thông: Vận động nhân dân thông qua hệ thống loa
truyền thanh của địa phương, loa tại nhà văn hóa các thôn; thông qua các Hội nghị thôn,
Hội nghị các tổ chức đoàn thể, các buổi tiếp xúc với cử tri của Đại biểu HĐND xã tại
các khu vực bầu cử, để nhân dân hiểu rỏ trách nhiệm của mình với xã hội về nhiệm vụ
bảo vệ môi trường sống xanh, sạch, đẹp;
- Giải pháp về tài chính: Hàng năm, xã đề xuất ngân sách huyện, xã bố trí nguồn
chi mục tiêu về lĩnh vực kinh tế để hỗ trợ một phần tham gia trình diễn các mô hình xử
lý rác thải, phân gia súc, gia cầm theo hướng xây dựng hầm Biogas để người dân thấy rỏ
lợi ích nhằm nhân ra diện rộng cho thời gian tiếp theo.
-5-



II. KẾ HOACH NĂM 2020
1.Tình hình thực tế của địa phương
1.1. Thuận lợi
- Bộ chỉ số theo dõi - đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã
được triển khai thực hiện từ năm 2010 trên địa bàn toàn xã.
- UBND xã đã tích cực phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT trong quá trình
thu thập thông tin.
1.2. Khó khăn:
- Một số đồng chí trưởng thôn được giao phụ trách công tác theo dõi, đánh giá
NS&VSMTNT cấp thôn thay đổi, cán bộ mới chưa được tập huấn hướng dẫn cách thu
thập và tổng hợp số liệu nên rất lúng túng làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện.
- Một số thôn chưa coi trọng công tác theo dõi, đánh giá nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn.
- Kinh phí bố trí cho công tác theo dõi, đánh giá NS&VSMT nông thôn quá ít so
với khối lượng công việc cần thực hiện.
2. Xác định mục tiêu
2.1. Mục tiêu chung
Toàn xã có 100% số hộ được sử dụng nước và nhà tiêu hợp vệ sinh; các hoạt động
chăn nuôi không ảnh hưởng tới người dân, các công trình công cộng ở trường và trạm y
tế được đảm bảo.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Số người dân sử dụng nước HVS: 3.658 người
- Số hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh: 1.102 hộ
- Số hộ chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh: 70 hộ
- Số trường và trạm y tế có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh (giữ vững): 100%
3. Tổ chức các hoạt động để thực hiện mục tiêu
Tổ chức hội nghị cốt cán ở các xã để triển khai kế hoạch, sơ kết 6 tháng và đánh
giá kết quả cuối năm: 3 hội nghị, vào các tháng 01, 7 và 12 với số lượt người tham gia

cao nhất;
-6-


Các hội nghị tại thôn và tổ chức đoàn thể: mỗi thôn 3-5 cuộc để tuyên truyền, vận
động và triển khai thực hiện kế hoạch cũng như sơ tổng kết hoạt động theo đơn vị hoặc
ngành;
Hoạt động lồng ghép: duy trì thường xuyên hoạt động thu gom rác thải của Đội
học tốt, làm tốt vào chiều thứ 7; ngày chủ nhật xanh của các chi hội đoàn thể tại thôn
mỗi tháng một lần; nhiệm vụ tự quản các tuyến đường giao thông nông thôn của các tổ
chức chính trị - xã hội theo địa bàn dân cư và thường xuyên thu gom rác thải tại hộ gia
đình.
Thành lập các tổ tự quản thu gom rác thải ở khu dân cư.
5. Tổ chức thực hiện
+ UBND xã: Lập, triển khai thực hiện và đánh giá kế hoạch hoạt động về bảo vệ
môi trường; đôn đốc, kiểm tra hoạt động của các tổ chức phối hợp; theo định kỳ thường
xuyên báo cáo kết quả hoạt động lên cấp trên theo thẩm quyền cũng như các cơ quan
lãnh đạo, giám sát tại địa phương;
+ Cán bộ phụ trách và Trưởng các thôn: thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện
của cộng đồng dân cư và kịp thời báo cáo về UBND xã hàng tuần, hàng tháng để kịp
thời chấn chỉnh các hoạt động.
III. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
1. Ưu điểm
- UBND xã, cán bộ phụ trách đã chỉ đạo sâu sát quá trình triển khai thực hiện việc
tổ chức thu thập, cập nhật số liệu theo yêu cầu.
2. Tồn tại
- Một số thôn, đ/c trưởng thôn phụ trách công tác theo dõi, đánh giá Nước sạch và
VSMT nông thôn của thôn đó chưa sâu sát.
- Một số thôn chưa có sự phản hồi thông tin về chính quyền khi gặp khó khăn,
vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện để kịp thời tháo gở.

VI. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

-7-


- Đề nghị UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm nước sạch &VSMT
nông thôn hỗ trợ kinh phí cho công tác vệ sinh, môi trường tại xã và hỗ trợ các hộ nghèo
chăn nuôi xây dựng hầm bioga.
- Đề nghị UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm nước sạch &VSMT
nông thôn quan tâm để đem công trình cấp nước tại khu vực Hạ Nam thôn Nam Hạ hoạt
động phục vụ cho người dân ở cụm dân cư này.
- Trung tâm Nước sạch và VSMT nông thôn cần tổ chức thêm các lớp tập huấn về
đánh giá, theo dõi, tổng hợp các thông tin về nước sạch và VSMT nông thôn cho cán bộ
phụ trách cấp xã.
Nơi nhận:
- T.Tâm NS&VSMTNT;
- Phòng NN & PTNT;;
- Lãnh đạo xã;
- Lưu: VT

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH

Mai Văn Lâm

-8-




×