Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Phương pháp dạy học kết hợp với liên hệ kiến thức thực tiễn, nhằm nâng cao hứng thú học tập môn hóa học cho học sinh lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (700 KB, 23 trang )

I : MỞ ĐẦU
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong tình hình kinh tế xã hội hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập
quốc tế đã trở thành xu thế chung của thời đại, thu hút sự quan tâm của đông đảo
quốc gia và trở thành vấn đề thời sự của cả thế giới. Khi khoa học kĩ thuật của
nhân loại phát triển như vũ bão, nền kinh tế trí thức có tính tồn cầu thì nhiệm
vụ của nghành giáo dục vơ cùng to lớn, vừa mang tính giáo dục, vừa mang tính
giáo dưỡng nhưng cao hơn là giáo dưỡng hướng thiện khoa học.
Nền giáo dục Việt Nam chúng ta cũng khơng nằm ngồi xu hướng tồn cầu trên.
Theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng sau năm 2015 ở Việt
Nam: Chuyển từ chương trình định hướng nội dung dạy học sang chương trình
định hướng năng lực giải quyết vấn đề nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc
dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú
trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn
bị ccho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề
nghiệp.
Nhưng muốn đổi mới giáo dục, cần đổi mới phương pháp dạy học và cách
học.Cần tạo điều kiện cho học sinh ý thức và biết vận dụng tổng hợp kiến thức
vào thực tiễn.
Tuy nhiên, việc dạy và học Hóa Học trong trường phổ thong hiện nay chưa thật
sự được đổi mới. Giáo viên mới chỉ cung cấp kiến thức cơ bản cho học sinh mà
chưa chú trọng tạo được mối lien hệ giữa kiến thức khoa học và kiến thức thực
tế, chưa đáp ứng được nhu cầu giải thích những vấn đề lien quan đến Hóa Học
trong đời sống và sản xuất của giáo viên và học sinh, chưa tạo được nhiều hứng
thú học tập cho học sinh.
Đặc biệt, nếu ngay từ lớp 10, giáo viên tạo được hứng thú học tập, niềm đam
mê đối với mơn Hóa Học cho học sinh, thì sẽ rất thuận lợi ccho việc dạy và học
mơn Hóa Học ở lớp 11, 12. Chính vì vậy, tơi đưa ra sang kiến về: “ Phương
pháp dạy học kết hợp với liên hệ kiến thức thực tiễn, nhằm nâng cao hứng
thú học tập mơn Hóa học cho học sinh lớp 10”.
1.2.


MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm thiết kế hệ thống các tình huống gắn với thực
tiễn trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường phổ thơng.Thơng qua các tình huống
thực tế, học sinh có cơ hội rèn luyện các kỹ năng tư duy, kỹ năng phân tích, tổng
hợp để suy luận và tìm ra lời giải đáp.Từ đó sẽ tạo hứng thú học tập cho học
sinh và nâng cao hiệu quả của quá trình dạy và học hóa học trong trường THPT.
1.3.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng của việc nghiên cứu là việc thiết kế và sử dụng các tình huống có nội
dung gắn với thực tiễn trong dạy học Hóa Học lớp 10 ở trường THPT.
Đề tài được áp dụng cho hầu hết các đối tượng học sinh lớp 10A2, 10A3 ở
trường THPT Hoằng Hóa 4.
1.1.

1


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CƯÚ
Trong đề tài, tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như:
1.4.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
1.4.

- Đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp phân loại, hệ thống hố.
1.4.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp quan sát.
- Trao đổi, rút kinh nghiệm với các các giáo viên và các chuyên gia.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính hiệu quả và khả thi

của đề tài.
1.4.3. Nhóm các phương pháp thống kê toán học
Dùng thống kê toán học để xử lý các số liệu thực nghiệm sư phạm thu được từ
đó rút ra kết luận.
Lấy điểm bài điều tra thăm dị hứng thú học tập đầu năm học mơn Hóa học lớp
10 năm học 2016 – 2017 làm bài kiểm tra đánh giá trước khi áp dụng đề tài, lấy
điểm bài điều tra thăm dò hứng thú học tập cuối học kỳ 2, mơn Hóa học lớp 10
năm học 2016 – 2017 làm bài kiểm tra đánh giá sau khi kết thúc nội dung
nghiên cứu.

2


II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Hiện nay, Đảng và Nhà nước đang đặc biệt quan tâm và chú trọng, đưa
phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Tại điều 24.2, Luật Giáo dục Việt
Nam ghi rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thong phải phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng môn học,
lớp học;bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho
học sinh”. Vậy hứng thú học tập là gì?
2.1.1. Khái niệm hứng thú và hứng thú học tập.
Theo A.G.Côvaliop, hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối
tượng nào đó, nó có ý nghĩa đối với cuộc sống và có khả năng mang lại khối
cảm trong q trình hoạt động.
Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung cao độ, ở sự say mê, hấp dẫn bởi nội dung
hoạt động, ở bề rộng và chiều sâu của hứng thú.
Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả của hoạt
động nhận thức, tăng sức làm việc.

Từ khái niệm về hứng thú có thể suy ra được định nghĩa của hứng thú học
tập: Hứng thú học tập là thái độ đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng của hoạt
động học tập, vì sự cuỗn hút về mặt tình cảm và ý nghĩa thiết thực của nó trong
đời sống cá nhân.
2.1.2. Tầm quan trọng của hứng thú với các hoạt động sống và hoạt động
học.
Sự hứng thú thể hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê của
chủ thể hoạt động.sự hứng thú gắn liền với tình cảm của con người, nó là động
cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động đó. Trong bất cứ cơng
việc gì, nếu có hứng thú làm việc con người sẽ cảm thấy dễ chịu với hoạt động,
nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực và sáng tạo hơn vào hành
động dó. Ngược lại nếu khơng có hứng thú, dù là hành động gì cũng sẽ khơng
đem lại kết quả cao. Đối với các hoạt động nhận thức, sang tạo, hoạt động học
tập, khi khơng có hứng thú sẽ làm mất đi động cơ học, kết quả học tập sẽ không
cao, thậm chí xuất hiện cảm giác tiêu cực.
2.1.3. Cơ sở lí luận.
Trong hệ thống các mơn học ở trường phổ thơng, Hóa học được xem là
mơn học tự nhiên có phần khơ khan, khó nhớ và khó hiểu. Điều đó dẫn đến
nhiều bộ phận học sinh khơng thích học mơn Hóa, do vậy kết quả học tập mơn
Hóa khơng được cao. Tuy nhiên, trên thực tế thì hồn tồn khác, bởi đây là mơn
học có nhiều sự khác biệt so với các mơn tự nhiên khác.
Có những vấn đề Hóa học giúp học sinh giải thích những hiện tượng trong
tự nhiên, tránh việc mê tín dị đoan, thậm chí hiểu được những dụng ý khoa học
Hóa Học trong những câu ca dao –tục ngữ mà thế hệ trước để lại và có thể ứng
dụng trong trực tiễn đời sống thường ngày chỉ bằng những kiến thức thực tiễn
3


rất phổ thông mà không gây nhàm chán, xa lạ; lại có tác dụng kích thích tính chủ
động, sang tạo và đặc biệt là hứng thú trong môn học.

Để đạt được mục đích của học hóa học trong trường phổ thơng thì giáo
viên dạy hóa học là nhân tố tham gia quyết định chất lượng. Do vậy, ngoài
những hiểu biết về hóa học, người giáo viên cịn phải có phương pháp truyền đạt
thu hút gây hứng thú khi lĩnh hội kiến thúc hóa học của học sinh. Đó là vấn đề
cần quan tâm và nghiên cứu nghiêm túc.Và nếu chúng ta bắt đầu ngay từ lớp 10,
thì sẽ là nền tảng quan trọng cho việc học tập mơn hóa học ở lớp 11 và 12.Trong
sáng kiến kinh nghiệm này, tôi có đề cập đến một khía cạnh “ Phương pháp dạy
học mơn Hóa học kết hợp với liên hệ kiến thức thực tiễn, nhằm nâng cao hứng
thú học tập cho học sinh lớp 10”.
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM.
2.2.1. Thực trạng.
Trước tình hình học hóa học phải đổi mới phương pháp dạy học đã và
đang thực sự là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Một trong những yếu tố để
đạt giờ dạy có hiệu quả và tiến bộ là phải phát huy tính thực tế, giáo dục về mơi
trường, về tư tưởng vừa mang bản sắc dân tộc mà không mất đi tính cộng đồng
trên tồn thế giới, những vấn đề cũ nhưng khơng cũ mà vẫn có tính chất cập nhật
và mới mẻ, đảm bảo: Tính khoa học – hiện đại, cơ bản; tính thực tiễn và giáo
dục kỹ thuật tổng hợp; tính hệ thống sư phạm.
Tuy nhiên, mỗi tiết học không nhất thiết phải hội tụ tất cả những quan điểm nêu
trên, cấn phải nghiên cứu kỹ lưỡng, đừng quá lạm dụng khi lượng kiến thức
không đồng nhất.
2.2.2. Thực tế giáng dạy hiện nay.
Mơn hóa học trong trường phổ thong là một trong những mơn học khó,
nếu khơng có những bài giảng và phương pháp hợp lý phù hợp với thế hệ học
trò dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu, cảm nhận. Đã có hiện
tượng một số bộ phận học sinh khơng muốn học hóa học, ngày càng lạnh nhạt
với giá trị thực tiễn của hóa học.
Nhiều giáo viên chưa quan tâm đúng mức đối tượng giáo dục: Chưa đặt ra
cho mình nhiệm vụ và trách nhiệm nghiên cứu, hiện tượng dung đồng loạt một

cách dạy, một bài giảng cho nhiều lớp, nhiều thế hệ học trị là khơng ít. Do
phương pháp ít có tiến bộ mà người giáo viên đã trở thành người cảm nhận,
truyền thụ kiến thức một chiều. Giáo viên nên là người hướng dẫn học sinh chủ
động trong quá trình lĩnh hội tri thức hóa học, có như vậy mới làm tăng hứng thú
học tập cho học sinh.
Sau đây là số liệu điều tra đầu năm học 2016 – 2017 tại lớp 10A2
và 10A3 khi chưa áp dụng đề tài này vào bài giảng:

4


Lớp

Số em khơng u
thích mơn hóa
học

Số em thấy bình Số em u
thường
thích mơn
học

Số lượng

25

11

6


Tỷ lệ

59,5%

26,2%

14,3%

Số lượng

20

13

9

Tỷ lệ

47,6%

40%

12,4%

10A2

10A3

Từ những thực trạng trên, tôi thấy việc viết sáng kiến kinh nghiệm trên là rất
cần thiết cho giáo viên hóa học bậc THPT nói chung và giáo viên giảng dạy mơn

hóa học lớp 10 nói riêng.
2.3. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ
TÀI.
Với mỗi bài về chất cụ thể trong chương trình Hóa học vơ cớ lớp 10, giáo
viên có thể tìm hiểu các kiến thức thức thực tế có liên quan đến bài giảng qua
sách, báo, internet…
Đối với từng bài dạy cụ thể, giáo viên lựa chọn các kiến thức thực tế đó và sử
dụng linh hoạt trong quá trình giảng dạy. Và để giải quyết các vấn đề của đề tài,
tôi đã thực hiện các biện pháp sau:
2.3.1. Sử dụng kiến thức thực tiễn đời sống để bắt đầu vào bài học.
Giáo viên đưa ra một cấu chuyện hoặc một ứng dụng thú vị nào đó mà hàng
ngày học sinh vẫn gặp( minh họa thêm hình ảnh nếu có) nhằm tạo hứng thú cho
học sinh khi bắt đầu vào bài học.
Ví dụ 1:Khi dạy bài Hiđrosunfua (Tiết 53-lớp 10 cơ bản, tiết 68 – lớp 10 nâng
cao) giáo viên có thể dẫn dắt vào bài bằng một câu chuyện: Năm 1950 tại
Mexico, một nhà máy hóa chất đã thải ra ngồi mơi trường một lượng lớn H 2S
trong vòng 30 phút hậu quả làm cho 22 người chết và 320 người trong thành phố
Pozarica phải nhập viện vì nhiễm độc. Vậy hidrosunfua có tính chất vật lý và
hóa học như thế nào và nó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của chúng ta?
[6]
*Từ câu hỏi giáo viên đặt ra, sẽ kích thích tính tị mị của học sinh, các em
sẽ hứng thú hơn với bài học, các em sẽ trả lời được câu hỏi: Do H 2S là khí rất
độc, khơng khí chứa một lượng nhỏ khí này có thể gây ngộ độc nặng cho người
và động vật.
5


Ví dụ 2: Khi dạy bài axit sunfuric (Tiết 55-lớp 10 cơ bản, tiết 71-lớp 10 nâng
cao), giáo viên cho học sinh xem một video clip nói về tác hại và tầm quan trọng
của axit sunfuric, đồng thời đặt ra câu hỏi: Đó là hợp chất gì của lưu huỳnh?[9]

(Phụ lục 1-Nguồn youtube.com)
Một số hình ảnh minh họa thêm

Sơ đồ vai trị của axit sunfuric đối với nghành cơng nghiệp

Hình ảnh bỏng do axit sunfuric
* Với cách vào bài này sẽ kích thích được tính tị mị của học sinh, làm tăng
hứng thú học tập của học sinh, giúp các em chủ động tìm hiểu kiến thức trong
quá trình học.Trong quá trình học, học sinh thấy được nguyên nhân vì sao axit
sunfuric lại có tầm quan trọng như vậy, và cần phải cẩn thận khi tiếp xúc với axit
sunferic vì nó gây bỏng nặng.
Ví dụ 3: Khi dạy bài Clo( Tiết 38-lớp 10 cơ bản, tiết 48-lớp 10 nâng cao), giáo
viên có thể mở bài như sau:

6


GV: Mỗi khi mở vòi nước máy chúng ta thường ngửi thấy mùi xốc rất
khó chịu. Đó là vì nhà máy nước người ta đã sục vào đó một chất khí có
tác dụng diệt khuẩn. Các em có biết đó là khí gì khơng?[10]
- HS: Có thể biết sẽ trả lời đó là khí Clo.
- GV: Đây cũng là tên bài học của chúng ta ngày hơm nay.
• Cách giới thiệu này sẽ tạo cho học sinh chú ý hơn để tìm hiểu tại sao
clo lại có tính chất như vậy. Và trong q trình học về tính chất của
khí Clo các em sẽ giải thích được như sau:
Khi sục vào nước một lượng nhỏ Clo, nước có tác dụng sát trùng do clo tan một
phần ( gây mùi) và một phần với nước:
-




H2O + Cl2
HCl + HClO
Hợp chất HClO khơng bền có tính oxi hóa mạnh:
HClO  HCl + O
Oxi nguyên tử có khả năng diệt khuẩn.
2.3.2. Sử dụng kiến thức thực tiễn trong quá trình giảng dạy để làm tăng
hứng thú học tập cho học sinh.
Giáo viên sử dụng hiện tượng thực tiễn trong quá trình giảng dạy thong qua
các phương trình phản ứng hóa học cụ thể, các ứng dụng của các chất.Cách nêu
vấn đề này có thể mang tính cập nhật, làm cho học sinh hiểu và thấy được ý
nghĩa thực tiễn bài học.
Ví dụ 1: Khi giới thiệu về tính oxi hóa mạnh của ozon, giáo viên đặt thêm câu
hỏi: Vì sao sau những cơn giơng, khơng khí trở nên trong lành, mát mẻ hơn? [6]
• Trong khi học về tính oxi hóa của ozon, học sinh sẽ hiểu được hiện
tượng trên là do: Khi có những tia chớp điện thì một phần oxi trong
khơng khí sẽ chuyển thành ozon:
3O2 2O3
Ozon khi rất lỗng khơng có mùi hơi, ngược lại cịn cho con người ta cảm giác
tươi mát, thanh sạch dễ chịu. Nó cịn có tác dụng sát trùng, làm sạch khơng khí,
rất có lợi cho cơ thể con người.
Ví dụ 2: Trước khi dạy tính chất hóa học của HF ( bài Flo-lớp 10 nâng cao),
giáo viên có thể đặt câu hỏi: Tạo sao khơng đựng dung dịch HF trong bình đựng
bằng thủy tinh?
• Giải quyết vấn đề: Dung dịch HF tuy là axit yếu nhưng có tính chất
đặc biệt là ăn mịn được thủy tinh. Do thành phần của thủy tinh có
SiO2, cho dung dịch HF vào thì có phản ứng:
SiO2 + 4HF






SiF4 + 2H2O

(dễ bay hơi)
7


Phản ứng trên xảy ra làm cho bình thủy tinh mịn dần. Từ kiến thức
đó, học sinh sẽ có thêm kinh nghiệm khi sử dụng bình thủy tinh.
Ví dụ 3:Loại đá có thể… ăn? Giáo viên có thể đặt ra câu hỏi đó khi giảng về ứng
dụng của muối sunfat trong bài “Muối sunfat” ( Tiết 56-Lớp 10 cơ bản, Tiết 72Lớp 10 nâng cao). [13]




Giải quyết vấn đề: Khi bạn bị bệnh đau dạ dày cần phải chụp X
quang. Trước khi chụp phim thì bác sỹ thường cho bạn ăn một thứ
thức ăn ở dạng hồ trắng. Thành phần chủ yếu của thức ăn là một loại
đá BaSO4.

Nguyên do là thầy thuốc chẩn đoán bệnh đau dạ dày cho người bệnh thường
phải chụp X quang. Chụp X quang đối với dạ dày không dễ như với các bộ phận
xương cốt, bởi vì tỷ trọng của xương lớn, tia X khó xuyên qua, trên phim chụp
có thể lưu lại những hình ảnh đậm cịn tỷ trọng của dạ dày và các tổ chức xung
quanh tương đối mềm nên ảnh chụp không rõ nét.
Khi bệnh nhân ăn xong, BaSO4 đã vào tới dạ dày thì tiến hành chụp X quang
bởi vì BaSO4 ngăn cản tia X rất tốt. Từ đó Thầy thuốc có thể chẩn đốn chính
xác tình trạng dạ dày.



Câu hỏi này giúp học sinh hiểu hơn về ứng dụng của muối sunfat và
có thêm nhiều kiến thức thực tiễn. Thơng qua đó học sinh sẽ thấy
được rằng: Nếu học tốt mơn hóa sẽ giúp bản thân giải thích được
nhiều hiện tượng xung quanh đời sống hàng ngày, từ đó kích thích
hứng thú học tập mơn hóa học cho những bài sau.

Ví dụ 4: Khi dạy về tính chất của Iot và muối Iotua trong bài Iot, thay vì cung cấp
kiến thức trước giáo viên có thể đưa ra vấn đề sau:


Giáo viên: Dùng Clo để khử trùng nước sinh hoạt là phương pháp rẻ
tiền và dễ sử dụng. Tuy nhiên, cần phải thường xuyên kiểm tra nồng
độ Clo dư ở trong nước bởi vì lượng Clo dư sẽ gây nguy hại cho con
người và môi trường. Cách đơn giản để kiểm tra lượng Clo dư là
dung kali iodua và hồ tinh bột. Hãy nêu hiện tượng của quá trình này
và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra (nếu có)?[3]



Giải quyết vấn đề:Với câu hỏi đó, học sinh sẽ dễ dàng rút ra: Khi
phản ứng giữa KI và Clo dư xay ra, I2 sẽ sinh ra kết hợp với hồ tinh
bột tạo hợp chất màu xanh tím.
Cl2+ 2KI 2KCl

+ I2.

8





Thơng qua đó, học sinh có thể áp dụng ngay kiến thức vào thực tiễn
cuộc sống hàng ngày.

Ví dụ 5:Sau khi học xong phản ứng Cl2 tác dụng với dung dịch kiềm, giáo viên
có thể đưa ra tình huống: Ở các khu cơng nghiệp, nhà máy, việc đưa khí thải clo
ra mơi trường bằng những ống khói rất cao. Liệu có phải là biện pháp hiệu quả
để bảo vệ mơi trường?Vì sao? Hãy đề xuất phương án hiệu quả hơn?[3]


Giải quyết vấn đề: Sau khi học xong tính chất vật lí của Cl 2, học
sinh dễ dàng trả lời: Việc đưa khí thải chứa khí Cl 2 lên cao khơng
phải là biện pháp hiệu quả để bảo vệ môi trường. Vì khí Cl 2 nặng
hơn khơng khí nên sẽ chìm xuống dưới, vì thế việc đưa lên cao chỉ
nhằm mục đích nhờ gió vận chuyển các khí đó ra khu vực xa hơn.
Do vậy trước khi đưa khí thải vào mơi trường cần xử lý khí Cl 2
trước.

Dựa vào tính chất hóa học Cl2 vừa học, học sinh đề xuất phương án dẫn Cl 2 qua
dung dịch kiềm:
Cl2+ 2 NaOH  NaCl + NaClO + H2O
Hay


Cl2+ Ca(OH)2 CaOCl2 + H2O

Qua tình huống học sinh sẽ biết cách bảo vệ mơi trường, thấy được
lợi ích của mơn Hóa và u thích mơn Hóa hơn.


2.3.3. Sử dụng kiến thức thực tiễn bằng cách đan cài khéo léo câu chuyện
trong giờ học.

9


Giáo viên cũng có thể sử dụng hiện tượng thực tiễn thong qua những câu chuyện
ngắn có tính chất khơi hài, gây cười có thể xen vào bất cứ thời gian nào trong
suốt tiết học.Hướng này có thể góp phần tạo khơng khí học tập thoải mái.Đó
cũng là kích thích niềm đam mê học hóa.
Ví dụ 1: Trước khi dạy tính chất vật lí của clo, trong bài clo ( Tiết 38-Lớp 10 cơ
bản, tiết 48-Lớp 10 nâng cao). Giáo viên có thể đưa vào câu chuyện:
Để diệt chuột ngồi đồng, người ta có thể cho khí Cl 2 qua những ống mềm
vào hang chuột. Vậy tính chất nào của Cl 2 cho phép ta sử dụng được như vậy?
[3]


Giải quyết vấn đề: Học sinh trả lời, hai tính chất của clo cho phép
sử dụng những ống mềm là tính độc và nặng hơn khơng khí nên khi
thổi khí clo vào hang chuột thì khí clo khơng bị bay lên và chuột sẽ
hít phải khí clo độc.

Ví dụ 2: Khi dạy về ứng dụng của muối clorua, giáo viên có thể đưa ra câu hỏi
mang tính chất câu chuyện như sau: Từ ngày 27/6/2015, các tử tù sẽ thi hành án
tử hình bằng cách tiêm thuốc độc vào tĩnh mạch. Loại thuốc độc được sử dụng là
chất nào dưới đây:[3]
A: KBr

B: KI


C: KCl

D: KF

Giải quyết vấn đề: Một liều thuốc tiêm cho thi hành án tử hình bao
gồm 3 loại: Thuốc làm mất tri giác ( sodium thiopen-tal), thuốc làm
tê liệt hệ thần kinh (pancuronium bro-mide), thuốc làm ngừng hoạt
động của tim (potassium chloride-kali chlorua). Kali chlorua được
tim vào tĩnh mạch để ngừng hoạt động của tim. Khi chất này đi vào
cơ thể lượng kali trong máu tăng cao dẫn tới hiện tượng tăng kali
huyết dẫn tới triệu chứng ngừng hoạt động của tim.
Từ những câu chuyện trên học sinh sẽ biết them nhiều kiến thức thực tế, từ đó sẽ
tị mị và thích khám phá mơn hóa hơn.


2.3.4. Sử dụng hiện kiến thức thực tiễn để củng cố lại kiến thức của bài học.
Việc này giúp cho học sinh vận dụng kiến thức vừa học vào suy luận giải
thích các hiện tượng thực tế mà các em vẫn gặp.Qua đó học sinh sẽ khắc sâu
được kiến thức của bài học.
Ví dụ 1:Sau khi dạy xong bài Iot, giáo viên đưa ra vấn đề: Hàng ngày ta thường
sư dụng muối Iot để bổ sung hàm lượng iot cho cơ thể. Trong cơ thể người
trưởng thành có chứa 20-50mg iot chủ yếu tập trung ở tuyến giáp trạng, thiếu iot
10


trong tuyến này thì cơ thể sẽ bị một số bệnh: Bướu cổ, nặng hơn là dẫn đến đần
độn, phụ nữ thiếu iot dẫn đến vơ sinh, có biến chứng sau sinh. Muối iot có thành
phần là muối ăn với lượng nhỏ kI hoặc KIO 3. Nhưng hiện nay trên thị trường có
xuất hiện muối iot giả, vậy làm thế nào để phân biệt muối ăn và muối iot?[1]



Giải quyết vấn đề: Để phân biệt muối ăn và muối iot, người tiêu
dung có thể dung cách đơn giản sau: Vắt nước chanh vào muối, sau
đó them vào một ít nước cơm. Nếu thấy màu xanh đậm xuất hiện
chứng tỏ muối đó là muối iot.

Nước chanh có mơi trường axit. Trong môi trường axit, I 3- không bền bị phân
hủy một phần thành I2. I2 mới tạo thành tác dụng với hồ tinh bột có trong nước
cơm tạo thành phức chất có màu xanh đậm.
Một số hình ảnh minh họa:

Hình ảnh người bị bướu cổ


Muối iot

Muối ăn

Từ câu hỏi trên học sinh có thể ứng dụng kiến thức trong thực tế, và
đặc biệt là tuyên truyền đến người tiêu dung. Từ đó giúp học sinh
thấy được tầm quan trọng của mơn Hóa và u thích mơn Hóa hơn.

Ví dụ 2: Sau khi dạy xong bài ozon, giáo viên tiếp tục đưa ra vấn đề:
Năm 1946, lần đầu tiên trên thế giới, tại thành phố Los Angeles thuộc Bang
California của Hợp chủng quốc Hoa kỳ xuất hiện một hiệntượng làm xôn xao dư
luận.Đó là sự xuất hiện của một làn sương mù dày đặc trong nhiều ngày. Làn
sương mù ấy gây cay mắt, gây viêm đường hô hấp và phổi, gây nghẹt thở. Điều
đó làm cho hàng loạt người già tử vong, cây cối vàng lá.Tác dụng lâu dài
làm cho tỷ lệ người bị bệnh đường hô hấp tăng, khả năng hô hấp của trẻ em

giảm 10 ~ 15 %; Kinh phí y tế tăng trên 100 triệu USD. Số người chết sớm hàng
năm tăng lên khoảng 1000 người so với trước khi xuất hiện loại màn sương mù
lạ này.

11


Sau này, các nhà khoa học đặt tên cho loại sương mù khơng phải do độ ẩm
khơng khí gây ra này là “Mù quang hoá” ( Photo Chemie) – một dạng khói
trắng, gây ảnh hưởng tầm nhìn và có hại cho sức khoẻ con người. Vậy nguyên
nhân nào dẫn đến hiện tượng “ Mù quang hóa”?[7]


Giải quyết vấn đề: Sự hình thành “Mù quang hố” là do các chất
khí NOx, CnHm thải ra từ động cơ xe cơ giới. Dưới tác dụng của tia
nắng làm hai chất này tiếp tục xảy ra các phản ứng hoá học với nhau
và làm xuất hiện khí Ozon (O3), acid Nitricperoxyd, các loại
aldehyde ( chất rượu đã khử hydro, công thức phân tử là R – CH = O
) rất có hại cho sức khoẻ của người.
N2 + O2 2NO
2NO + O2 2NO2
NO2

as
→

NO + O.

Gốc oxi tự do kết hợp với O2 để tạo thành O3:
O. + O2 O3.

Với lượng rất nhỏ ozon ( dưới 10-6% theo thể tích) có tác dụng làm cho khơng khí
trong lành. Với lượng ozon lớn hơn sẽ gây độc hại với con người. Và hiện tượng
Mù quang hoá chỉ xuất hiện khi nồng độ O3, NOx , CnHm trong khơng khí cao,
khơng khí bị tụ đọng khơng lưu chuyển và bị nắng chiếu dữ dộ

Hình ảnh sương mù quang hóa ở Việt Nam những năm gần đậy.


Từ ví dụ trên học sinh sẽ lí giải được những hiện tượng thiên nhiên
xảy ra xung quanh cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt là hiện tượng
12


sương mù xuất hiện dày đặc ở các thành phố lớn của nước ta trong
những năm gần đây.
Ví dụ 3: Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit?[5]
Giáo viên đặt ra câu hỏi trên khi dạy xong bài Lưu huỳnh dioxit-lưu huỳnh
trioxit( Tiết 69, 70-lớp 10 nâng cao).


Giải quyết vấn đề: Khí thải cơng nghiệp và khí thải của các động cơ
đốt trong ( ơ tơ, xe máy) có chứa các khí SO 2, NO, NO2,…Các khí
này tác dụng với oxi O2 và hơi nước trong khơng khí nhờ xúc tác
oxit kim loại ( có trong khói, bụi nhà máy) hoặc ozon tạo ra axit
sunfuric H2SO4 và axit nitric HNO3.

2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4
2NO + O2 → 2NO2
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
Axit H2SO4 và HNO3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit. Vai trò chính của mưa

axit là H2SO4 cịn HNO3 đóng vai trị thứ hai.
Hiện nay mưa axit là nguồn ơ nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới.


Mưa axit làm mùa màng thất thu và phá hủy các cơng trình xây
dựng, các tượng đài làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến ( các loại
đá này thành phần chính là CaCO3):

CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O
CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O


Ngày nay hiện tượng mưa axit và những tác hại của nó đã gây nên
những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là ở những nước công nghiệp
phát triển. Vấn đề ô nhiễm môi trường luôn được cả thế giới quan
tâm. Việt Nam chúng ta đang rất chú trọng đến vấn đề này. Do vậy
mà giáo viên phải cung cấp cho học sinh những hiểu biết về hiện
tượng mưa axit cũng như tác hại của nó nhằm nâng cao ý thức bảo
vệ mơi trường.

13


Hình ảnh về quá trình hình thành và tác hại của mưa axit đến thiên nhiên và
cơng trình kiến trúc
Ví dụ 4: Môi trường hiện nay đang được cả thế giới quan tâm, vì vậy khi dạy
xong bài Flo (Tiết 43, 44-Lớp 10 cơ bản, tiết 56-Lớp 10 nâng cao) giáo viên đưa
ra tình huống sau:
Tháng 10 năm 1985, các nhà khoa học Anh phát hiện thấy tầng khí ozon
trên không trung Nam cực xuất hiện một "lỗ thủng" rất lớn, bằng diện tích nước

Mỹ. Năm 1987, các nhà khoa học Ðức lại phát hiện tầng khí ozon ở vùng trời
Bắc cực có hiện tượng mỏng dần, có nghĩa là chẳng bao lâu nữa tầng ozon ở Bắc
cực cũng sẽ bị thủng. Tin này nhanh chóng được truyền khắp thế giới và làm
chấn động dư luận.Vậy đâu là nguyên nhân khiến tầng ozon bị thủng?[4]


Giải quyết vấn đề:Các nhà khoa học đều cho rằng, nguyên nhân
này có liên quan tới việc sản xuất và sử dụng tủ lạnh trên thế giới.
Sở dĩ tủ lạnh có thể làm lạnh và bảo quản thực phẩm được lâu là vì
trong hệ thống ống dẫn khép kín phía sau tủ lạnh có chứa loại dung
dịch freon thể lỏng (thường gọi là "gas"). Nhờ có dung dịch hoá học
này tủ lạnh mới làm lạnh được. Dung dịch Freon hay còn gọi là CFC
( chủ yếu là CFCl3 và CF2Cl2) có thể bay hơi thành thể khí. Khi
chuyển sang thể khí, freon bốc thẳng lên tầng ozon trong khí quyển
Trái đất và phá vỡ kết cầu tầng này, làm giảm nồng độ khí ozon, dẫn
đến tầng ozon bị thủng. Do vậy, ngày nay CFC đang được thay thế
dần bằng các chất khác.

14


Nguồn sinh ra CFC

Lỗ thủng tầng ozon ở trung Nam cực

2.3.5. Sử dụng kiến thức thực tiễn để đặt ra những câu hỏi bài tập về nhà.
Sau mỗi bài tập và sử dụng trong câu hỏi kiểm tra bài cũ của bài tiếp theo.
Học sinh sẽ suy nghĩ, ấp ủ câu hỏi vì sao lại có hiện tượng đó; từ đó hình thành
thói quen ln đặt ra các câu hỏi trong thực tiễn và timg cách giải quyết.
Ví dụ 1: Vì sao chất Florua lại bảo vệ được răng ?[11]

Giáo viên đặt ra câu hỏi trên khi dạy xong bài Flo(Tiết 56-Lớp 10 nâng cao)


Giải quyết vấn đề: Răng được bảo vệ bởi lớp men cứng, dày
khoảng 2mm. Lớp men này là hợp chất Ca 5(PO4)3OH và được tạo
thành bằng phản ứng:
5Ca2+ + 3PO43- + OH-

→ Ca5(PO4)3OH (1)

Quá trình tạo lớp men này là sự bảo vệ tự nhiên của con người chống lại bệnh
sâu răng.
Sau các bửa ăn, vi khuẩn trong miệng tấn cơng các thức ăn cịn lưu lại trên răng
tạo thành các axit hữu cơ như axit axetic và axit lactic. Thức ăn với hàm lượng
đường cao tạo điều kiện tốt cho việc sản sinh ra các axit đó.
Lượng axit trong miệng tăng làm cho pH giảm, làm cho phản ứng sau xảy ra:
H+ + OH- → H2O
Khi nồng độ OH- giảm, theo nguyên lí Lơ-Sa-tơ-li-ê, cân bằng (1) chuyển dịch
theo chiều nghịch và men răng bị mòn, tạo điều kiện cho sâu răng phát triển.
Biện pháp tốt nhất phịng sâu răng là ăn thức ăn ít chua, ít đường và đánh răng
sau khi ăn.
Người ta thường trộn vào thuốc đánh răng NaF hay SnF2, vì ion F - tạo điều kiện
cho phản ứng sau xảy ra:
5Ca2+ + 3PO43- + F- → Ca5(PO4)3F
Hợp chất Ca5(PO4)3F là men răng thay thế một phần Ca5(PO4)3OH
Ở nước ta, một số người có thói quen ăn trầu, việc này rất tốt cho việc tạo men
răng theo phản ứng (1), vì trong trầu có vơi tơi Ca(OH)2, chứa các ion Ca2+ và
OH- làm cho cân bằng (1) chuyển dịch theo chiều thuận.
15





Vấn đề sâu răng và phòng ngừa sâu răng được mọi người quan tâm.
Nhưng ít ai biết rằng vì sao răng bị sâu và cơ chế phòng ngừa như
thế nào. Học sinh sẽ rất tò mò về vấn đề này. Giáo viên có thể đề cập
vấn đề này nhằm giúp cho học sinh có thói quen bảo vệ răng bằng
cách đánh răng sau các bữa ăn.

Ví dụ 2: Máy tạo ozon.
Giáo viên giới thiệu đoạn video clip “ Máy tạo ozon” (phụ lục 2-Nguồn
youtube.com)) sau khi dạy xong bài ozon( Tiết 64-Lớp 10 nâng cao) và đưa ra
bài tập về nhà:
Hiện nay trên thị trường có nhiều máy tạo ozon dùng để khử trùng thức ăn, rau
quả…Vậy cơ chế hoạt động của các loại máy này như thế nào?


Giải quyết vấn đề: Máy tạo ozon khử độc lấy khơng khí từ bên
ngồi, khơng khí được đưa vào một điện trường và tia lửa điện với
hiệu điện thế trên 4000V ( nằm trong máy) khí ozon được tạo ra và
đẩy lên qua một đầu lọc rồi hòa tan trong nước bằng lực quay ly
tâm. Rau, quả, thịt, cá được khử độc ngay trong máy, hết thời gian
khử độc, xả nước ra bên ngồi, vặn đồng hồ một phút để máy vắt
khơ, mở nắp ra chờ trong vịng 3 phút, khí ozon sẽ được phân ly
thành một phân tử (O2) và một ngun tử O rất có lợi cho sức khỏe.



Câu hỏi này gắn với thực tiễn cuộc sống hàng ngày của các em, do
vậy các em sẽ rất hứng thú tìm hiểu và từ đó sẽ khắc sâu kiến thức

về ozon.

Hình ảnh về máy tạo ozon.
Ví dụ 3: Khí chúng ta biết lồng ghép kiến thức thực tế vào bài tập tính tốn để
dùng nó làm bài tập về nhà thì sẽ kích thích được nhiều hứng thú học tập của
học sinh.
16


Chẳng hạn, khi dạy xong bài Brom (Tiết 57-Lớp 10 nâng cao), giáo viên đưa ra
bài tập về nhà sau:
“Nước biển chứa một lượng lớn muối natri bromua(NaBr). Bằng cách bay hơi
nước biển, người ta thu được dung dịch chứa NaBr với hàm lượng 40g/lít. Cần
dùng bao nhiêu lít dung dịch dod và bao nhiêu lít khí Cl 2(điều kiện tiêu chuẩn)
để điều chế 3 lít Brom lỏng(khối lượng riêng 3,12kg/lilts)[3]


Giải quyết vấn đề: Dựa vào phản ứng giữa Cl2 và muối NaBr:
2NaBr +

Cl2 2NaCl

+ Br2

Khối lượng brom : 3,12 x3 = 9,36kg
Số mol Brom :

9,36x1000x160 =58,5mol

2NaBr + Cl2 2NaCl


+

Br2

117mol

58,5mol

Thể tích Cl2 :

58,5x22,4 = 1301,4 lít.

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Kết quả nghiên cứu:
a) Với bản thân.
Với bản thân tôi, nhờ vận dụng “ Phương pháp dạy học kết hợp với liên hệ
kiến thức thực tiễn, nhằm nâng cao hứng thú học tập môn Hóa Học cho học
sinh lớp 10”.Kết hợp với nhiều phương pháp khác, tôi đã đạt được một số kết
quả nhất định:
Học sinh trở nên thích học hó hơn, thích những giờ dạy của tơi nhiều hơn, thậm
chí có cả những học sinh về nhà tự quan sát và tái tạo lại hiện tượng thực tế, rồi
lại đến hỏi tôi.
Trong giờ học, tơi đã kết hợp hài hịa trong phong cách dạy của mình có thể
làm cho giờ học mang khơng khí rất thoải mái, nhưng khả năng tiếp thu bài cũng
rất tốt. Như tôi đã khẳng định thời gian dành cho vẫn đề này là không nhiều nên
cần phụ thuộc vào người dạy cần phải linh hoạt và khéo léo.Bất cứ một vấn đề
gì nếu chúng ta quá lạm dụng thì sẽ khơng tốt. Vì thế, tơi vẫn ln nghĩ: Dạy
như thế nào cho tốt là một điều không dễ.

b) Với đồng nghiệp:
17


- Phát huy khả năng truyền thụ kiến thức của người thầy. Khi liên hệ kiến thức
thực tế trong bài giảng sẽ nâng cao hiệu quả giảng dạy.
- Mở rộng kiến thức hóa học thực tế rèn luyện một số kỹ năng dạy học:
+ Kỹ năng diễn đạt
+ kỹ năng sử dụng phương tiện dạy học
+ kỹ năng phân bố thời gian
+ kỹ năng giao tiếp.
- Kích thích lịng ham thích học tập của học sinh
- Tạo ra giờ học lý thú, bổ ích. Khi mở rộng kiến thức hóa học thực tế sẽ có rất
nhiều câu hỏi đặt đặt ra kích thích học sinh tư duy trả lời, bầu khơng khí của lớp
sẽ trở nên sơi động, tạo điều kiện cho các học sinh còn nhút nhát tham gia vào
bài giảng.
- Gần gũi với học sinh. Khi giáo viên chuẩn bị những kỹ năng nhằm tăng hứng
thú học tập cho học sinh, giáo viên sẽ có nhiều cơ hội giao tiếp với học sinh.
Nhờ đó mà sẽ tạo được ấn tượng tốt với học sinh..
c) Với học sinh
- Các em trở nên u thích mơn hóa. Khi học sinh được hiểu thấu đáo các vấn
đề hóa học, được tham gia vào các hoạt động thực tế…các em sẽ có hứng thú
với mơn học vì các em đã nắm được tầm quan trọng của mơn học, từ đó nâng
cao thành tích học tập.
- Nắm được các kiến thức cơ bản của hóa học. Các kiến thức hóa học thực tế
lấy nền tảng là các kiến thức hóa học mà học sinh đã học ở nhà trường, tác dụng
của các kiến thức này là giải thích bản chất của sự vật, hiện tượng do đó các em
sẽ có nhiều cơ hội tiếp xúc các kiến thức hóa học, các em sẽ nắm rõ các kiến
thức hơn.
- Hình thành kỹ năng tư duy, sử dụng sách…Các kiến thức mới luôn thúc đẩy

học sinh tìm tịi phát hiện kiến thức trong sách báo.
- Phát huy tính tích cực, sáng tạo trong học tập.
2.4.2. Kết quả đối chứng
Thực tế giảng dạy cho thấy, sau khi áp dụng sáng kiến vào quá trình giảng
dạy ở hai lớp 10A2 và 10A3. Tơi đã có bảng thống kê về hứng thú học tập của
hoc sinh đối với mơn Hóa học lớp 10 như sau:

18


Lớp

10A2

10A3

Số em khơng u
thích mơn hóa
học

Số em thấy bình
thường

Số em u
thích mơn học

Số
lượng

7


10

25

Tỷ lệ

16,7%

23,8%

59,5%

Số
lượng

8

11

23

Tỷ lệ

19%

26%

55%


Như vậy, thực tế cho thấy, việc vận dụng“ Phương pháp dạy học kết hợp
với liên hệ kiến thức thực tiễn, nhằm nâng cao hứng thú học tập mơn Hóa
Học cho học sinh lớp 10”nhằm gây hứng thú học tập cho hoccj sinh trong dạy
học môn Hóa học lớp 10 ở trường THPT Hoằng Hóa 4 như đề tài đưa ra sẽ đem
lại hiệu quả cao trong việc giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc,
đầy hứng khởi.

19


III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Cái mới luôn là cái kích thích chúng ta tìm hiểu nhất.Việc liên hệ thực tế sẽ thúc
đẩy học sinh tìm tịi khám phá trong học tập.Hiểu và giải thích được các hiện
tượng tự nhiên là một động cơ thúc đẩy học sinh học tập. Các kiến thức hóa học
sẽ thu hút sự chú ý lắng nghe trong giờ học và ham thích học hỏi, tìm kiếm sách
vở, rèn luyện khả năng sử dụng sách…Qua đó, các em sẽ thấy được những lý
thú của các kiến thức hóa học đã học, tăng thêm lịng u thích mơn hóa học.
Sử dụng kiến thức thực tế kết hợp với một số kĩ thuật dạy học tích cực, hình
ảnh minh họa có hiệu quả khơng chỉ giúp học sinh nắm vững kiến thức sâu sắc,
mà còn phát triển kĩ năng học tập, nhận thức của học sinh đối với bộ môn, tự
bản thân các em thấy đây là mơn học bổ ích, giúp các em u thích mơn học. Và
đó cũng là mục đích của việc dạy học. Do đó, phương pháp kết hợp kiến thức
thực tiễn vào q trình giảng dạy mơn Hóa chính là một trong những phương
pháp hiệu quả nâng cao được hứng thú học tập cho học sinh ở các trường THPT
và nên được áp dụng rộng rãi.
3.2. Kiến nghị.
Vấn đề đổi mới phương pháp trong giờ học ở các trường phổ thông đang là vấn
đêf bức xúc. Để dạy học trong nhà trường phổ thơng có hiệu quả tơi đề nghị một
số vấn đề sau:

Một là: Đối với giáo viên: Phải kiên trì, đầu tư nhiều tâm, sức để tìm hiểu các
vấn đề hó học, vận dụng sáng tạo phương pháp dạy hóa học, để có bài giảng thu
hút được nhiều học sinh.
Hai là: Đối với sở GD & ĐT, nhà trường: Cần trang bị thêm cho giáo viên
những tài liệu tham khảo cần thiết, trang thiết bị máy tính có nối mạng, máy
chiếu tại các phòng học để bổ sung, hỗ trợ ccho giáo viên trong quá trình giảng
dạy. Với những sáng kiến hay, theo tôi nên phổ biến để cho các giáo viên được
học tập và vận dụng. Có như thế tay nghề và vốn kiến thức của giáo viên sẽ dần
được nâng lên.
Với thực trạng học hóa học và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, có thể coi
đây là một quan điểm của tơi đóng góp ý kiến vào việc nâng cao chất lượng học
hóa học trong thời kỳ mới.
Với đề tài này, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, của
các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được hồn thiện hơn.Tơi xin được chân
thành cảm ơn.

20


XÁC NHẬN CỦA THỦ Thanh Hóa, ngày 30 tháng 05 năm 2017
TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, khơng sao chép nội
dung của người khác.
Người viết

Lê Thị Thùy

21



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa hóa học lớp 10 cơ bản, lớp 10 nâng cao.
2. Phân phối chương trình mơn hóa học phổ thơng.
3. Báo Hóa học và ứng dụng.
4. Báo tri thức 24/7
5. Báo hóa học ngày nay.
6. Báo mới.com.
7. Kênh 14.vn.
8. Thư viện violet.
9. Mạng internet (nguồn youtube.com)
10. 385 câu hỏi và đáp án về hoa học với đời sống.
11. Bộ sách tri thức tuổi hoa niên thế kỉ XXI hóa học.
12. Luật Giáo dục (2001), Nxb Chính trị Quốc gia.5. Trần Ngọc Mai

(2003).
13. Chìa khó vàng hóa học

( Người dịch: Từ Văn Mặc và Trần Thị Ái; NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội
2002)

22


MỤC LỤC

I.
I.1.
I.2.
I.3.

I.4.
I.4.1.
I.4.2.
I.4.3.
II.
II.1.
II.1.1.
II.1.2.
II.1.3.
II.2.
II.2.1.
II.2.2.
II.3.
II.3.1.
II.3.2.
II.3.3.
II.3.4.
II.3.5.
II.4.
II.4.1.
II.4.2.
III.
III.1.

Mở đầu
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận

Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm các phương pháp thống kê toán học
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Khái niệm hứng thú và hứng thú học tập
Tầm quan trọng của hứng thú với các hoạt động sống và
hoạt động học
Cơ sở lí luận
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng
Thực tế giảng dạy hiện nay
Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
Sử dụng kiến thức thực tiễn đời sống để bắt đầu vào bài học
Sử dụng kiến thức thực tiễn trong quá trình giảng dạy để
làm tăng hứng thú học tập cho học sinh
Sử dụng kiến thức thực tiễn khéo léo đan cài câu chuyện
trong giờ học
Sử dụng kiến thức thực tiễn để củng cố lại kiến thức của bài
học
Sử dụng kiến thức thực tiễn để đặt ra các câu hỏi bài tập về
nhà
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Kết quả nghiên cứu
Kết quả đối chứng
Kết luận, kiến nghị
Kết luận

1
1

1
1
1
2
2
2
3
3
3
3
3
4
4
4
5
5
7
9
10
14
16
16
17
19
19
23


III.2.


Kiến nghị

19

PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Video clip giới thiệu về tác hại và vai trò của axit sunfuhidric.
Phụ lục 2: Video clip giới thiệu về “máy tạo ozon.”

24



×