Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Bài tập cá nhân môn Biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.68 KB, 14 trang )

Câu hỏi:
Phân tích những cơ hội và thách thức của ngành Lâm Nghiệp trong  
bối cảnh biến đổi khí hậu, liên hệ thực tiễn tại địa phương.
Bài Làm
Trong những năm trở  lại đây và hướng tới tương lai biễn đổi khí hậu  
đã đang và sẽ là mối lo với toàn thế giới. Áp lực gia tăng dân số, công nghiệp  
phát   triển   mạnh   mẽ,   rác   thải,   ô   nhiễm   môi   trường,   phá   rừng,…là   những  
nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu.  
Nhiệt độ  trái đất tăng lên, băng tan tại hai cực, nước biển dâng lên làm diện  
tích đất liền bị  lấn dần, tăng dần các hiện tượng thời tiết cực  đoan,  ảnh 
hưởng không nhỏ  tới đời sống an sinh xã hội và kinh tế  của các quốc gia.  
Việt nam là một trong những quốc gia chịu  ảnh hưởng rõ rệt và mạnh mẽ 
nhất của biến đổi khí hâu, Lâm Nghiệp là ngành có vai trò hết sức quan trọng  
trong việc phòng chống và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, bên  
cạch những thách thức thì cũng không ít những cơ hội cho ngành Lâm Nghiệp 
của chúng ta phát triển:
A. Thách thức:
* Đấu tranh giữa việc giữ  gìn diện tích rừng hiện có và vấn đề  phát triển  
công nghiệp, phát triển nông thôn, và an ninh lương thực toàn thế giới:
(Mard­05/12/2012) ­ Các chuyên gia lâm nghiệp đã kêu gọi một phương 
pháp mới trong quản lý đất đai và đối phó với biến đổi khí hậu, đặt ra thử 
thách cho cuộc đấu tranh bền bỉ về việc rừng phải được hy sinh vì mục tiêu 
phát triển nông thôn và an ninh lương thực. Các Chính phủ, các nhà làm chính  
sách và các nhà khoa học trên toàn thế  giới đã tiến hành thí nghiệm trong 
nhiều năm với nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau để quản lý cảnh quan  
nông thôn, từ  quản lý lưu vực sông đến khôi phục môi trường sống, song 
những nỗ  lực này hiếm khi được thực hiện nhằm giải quyết các thách thức 
của
 
biến
 


đổi
 
khí
 
hậu.
Andreas Tveteaas, tư vấn cấp cao cho Tổ chức Quốc tế về Khí hậu và Rừng 
của Nauy cho biết: “Thách thức này bao gồm cả bảo tồn rừng và gia tăng sản  
xuất lương thực mà không tác động đến rừng. Nếu một Chính phủ  phải lựa 
chọn giữa hai điều này, thì rừng sẽ luôn luôn thua cuộc, do đó thách thức này 
nhằm thúc đẩy quản lý rừng song song với đáp  ứng lương thực cho dân số 
thế
 
giới.”
Phương pháp tiếp cận dựa trên cảnh quan, tập trung vào sự điều phối và trao 
đổi các biện pháp quản lý các nguồn tài nguyên rộng lớn, đã được ca ngợi  
như  một cách mới mang đến sự  kết hợp của các ngành nông nghiệp, lâm  
nghiệp, năng lượng và thủy sản để quản lý tốt hơn các nguồn tài nguyên của 
thế giới trong khi vẫn tạo ra cơ hội để thích nghi với khí hậu. Trong bối cảnh  


biến đổi khí hậu, phương pháp tiếp cận cảnh quan sẽ cần thiết để đáp ứng nhu  
cầu   ngày   càng   tăng   về   lương   thực   mà   không   cần   gây   hại   đến   rừng.  
Gần 4 tỉ hecta rừng che phủ bề mặt trái đất, xấp xỉ 30% tổng diện tích đất. Tuy  
nhiên, thế  giới lại đang trong guồng quay của những thay đổi lớn nhằm định 
nghĩa lại sức ép đối với rừng, bao gồm đô thị  hóa, chế  độ  ăn nhiều thịt ngày  
càng tăng, tăng trưởng dân số  và bùng nổ  nhu cầu về  gỗ  và sản phẩm nông  
nghiệp.
Sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên Ngày Lâm nghiệp mở rộng chương 
trình nghị sự thông qua sự đánh giá các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và sử 
dụng đất, và tác động của các ngành này đối với xã hội. Ngày Lâm nghiệp  

đang diễn ra cùng với Ngày Nông nghiệp, Cảnh quan và Đời sống, dưới chủ 
đề  “Cảnh quan sống”, với các sự  kiện khám phá nhằm đưa ra các giải pháp  
bền vững để   ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như  cải thiện đời sống xã  
hội.
L.A (Theo Science)
* Thách thức trong Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu trong lâm  
nghiệp cho các vùng sinh thái, các hệ  sinh thái và các vùng nhạy cảm, dễ  bị 
tổn thương:
­ Trên cơ  sở  các kịch bản BĐKH đã được xây dựng,  cần  đánh giá tác  
động trước mắt và lâu dài của BĐKH, đặc biệt là các vùng, các hệ  sinh thái 
và các cộng đồng dê bi tôn thương do tac đông cua BĐKH; 
­ Đánh giá tác động của BĐKH, đặc biệt là nước biển dâng, đến các 
các hệ sinh thái ven biển, đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn, rừng tràm; 
­ Đánh gia các cơ hội của  lâm nghiệp trong ứng phó với BĐKH. BĐKH 
có tác động tiêu cực đên phat triên  kinh tế ­ xã hội, nhưng cũng la cơ hôi cho  
việc bảo vệ  và phát triển rừng, các dịch vụ  môi trường rừng và  công nghê 
thân thiên vơi môi trường.  Đối với một nước đang phát triển như  Việt Nam 
thì cơ hôi sư dung Quy đa phương ứng phó vơi BĐKH và các nguồn vốn ứng 
phó khác của các nước, cơ hội về Cơ chế phát triển sạch (CDM),  sáng kiến  
về giảm phát thải do phá rừng và suy thoái rừng (REDD), cơ chế chi trả dịch  
vụ môi trường (PES).
* Thách thức việc xác định các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu:
Trên cơ sở kết quả đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và khả năng 
tổn thương do biến đổi khí hậu đối với   lâm nghiệp, cần xây dựng và lựa 
chọn các giải pháp ứng phó với BĐKH. Các nội dung gồm: 
­ Nghiên cứu xây dựng hướng dẫn xác định các giải pháp ứng phó với 
BĐKH trong lâm nghiệp; 
­ Xác định các giải pháp  ứng phó với BĐKH đối với   lĩnh vực lâm 
nghiệp trên phạm vi quốc gia và các vùng sinh thái, các hệ sinh thái dễ bị tổn  
thương. Những vấn đề   ưu tiên cần tập trung là: i) quản lý rừng bền vững 



nhằm giảm thiểu mức độ tổn thương cho các hệ  sinh thái và gia tăng độ  che  
phủ  của rừng; ii) nâng cao chất lượng rừng và năng lực phòng hộ  của rừng,  
đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn và ven biển; iii) xây dựng và triển khai  
các chiến lược, kế hoạch quản lý cháy rừng, sâu bệnh hại rừng; và; iv) phục 
hồi rừng và chống mất rừng; mở rộng các vùng, phân khu bảo vệ và kết nối 
chúng với các khu vực thích hợp nhằm mở rộng khu cư trú, hành lang đa dạng  
sinh học; 
­ Đánh giá hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường của các giải pháp 
đã được xác định; lựa chọn các giải pháp ưu tiên đối với vùng, địa phương; 
­ Xây dựng và triển khai một số dự án thí điểm ứng phó với BĐKH đối 
với các vùng, các hệ sinh thái nhạy cảm và dễ bị tổn thương do BĐKH , đặc  
biệt đối với các vùng, hệ sinh thái dễ bị tổn thương; 
 
 * Thách thức xây dựng và triển khai chương trình khoa học công nghệ 
về biến đổi khí hậu:
Xây dựng và triển khai chương   trình khoa học công nghệ  quốc gia 
nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng các thể chế, chính sách và  
kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH. Các nội dung bao gồm: 
­ Xây dựng danh mục các đề tài KHCN về BĐKH trong từng giai đoạn, 
kể cả các nghiên cứu về cơ sở khoa học và phương pháp luận; xác định mục 
tiêu, nội dung, sản phẩm của từng đề tài nghiên cứu; 
­ Xây dựng cơ sở dữ liệu về BĐKH phục vụ việc nghiên cứu, đánh giá  
tác động của BĐKH và xác định các giải pháp ứng phó với BĐKH;   
­  Nghiên cứu các tác động của BĐKH đến KT­XH, môi trường; phân 
tích và đánh giá khía cạnh kinh tế của các hoạt động thích ứng với BĐKH; 
­  Nghiên cứu phát triển/nghiên cứu  ứng dụng công nghệ   ứng phó với 
BĐKH;   chuyển   giao   công   nghệ   ứng   phó   với   BĐKH   cho   các   ngành,   địa 
phương để ứng dụng khi triển khai kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH; 

­ Triển khai các đề tài, đề án hợp tác quốc tế về BĐKH, nhận chuyển 
giao và ứng dụng các công nghệ thân thiện với khí hậu; 
­ Triển khai các chương trình, dự  án về  cơ  chế  REDD, CDM và các  
hoạt động liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng. 
* Thách thức nâng cao nhận thức, phát triển nguồn lực khoa học công 
nghệ và tài chính về BĐKH. 
  Các nội dung cho giải pháp này cần bao gồm: 
­  Xây dựng kế  hoạch về    thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao  
nhận thức cho các cơ quan quản lý ở các cấp, tổ chức, cộng đồng và cá nhân  
liên quan. Các hoạt động nên được tập trung vào: phổ  cập những kiến thức  


chung về BĐKH và  cung cấp  thông tin sâu hơn  cho các nhóm đối tượng  dễ 
bị tổn thương. 
­ Xây dựng và biên soạn các tài liệu tuyên truyền, giáo dục và đào tạo 
cho từng đối tượng cụ  thể    có liên quan; sử  dụng các phương tiện truyền  
thông như  sách, báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình để  phổ  biến kiến thức  
về BĐKH; 
­ Đánh giá nhu cầu đào tạo, xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực 
về BĐKH; 
­ Đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường cơ  sở  vật chất cho các cơ  quan  
quản lý ở các cấp, các cơ quan nghiên cứu phục vụ các hoạt động về BĐKH; 
­ Khuyến khích các nhà khoa học trong nước tham gia các chương trình 
nghiên cứu quốc tế liên quan đến BĐKH và lâm nghiệp; 
­ Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn cho nghiên cứu KHCN 
và   đào   tạo   về   BĐKH;   lồng   ghép   các   hoạt   động   KHCN   về   BĐKH   trong 
Chương trình mục tiêu quốc gia, Khung kế hoạch hành động của ngành; 
­ Huy động và sử dụng các nguồn kinh phí và chuyển giao công nghệ từ 
các hoạt động hợp tác song phương, đa phương, từ các chính phủ, các tổ chức 
quốc tế. 

 
 * Thách thức tăng cường năng lực tổ chức, hoàn thiện  thể chế, chính 
sách về biến đổi khí hậu :
Giải pháp này bao gồm các nội dung: 
­ Rà soát các văn bản pháp  lý liên quan đến phát triển  lâm nghiệp và 
BĐKH của ngành, từ  đó xác định những văn bản cần ban hành, cần sửa đổi  
bổ sung; 
­ Phát triển khung pháp lý và cơ  chế  quản lý nhằm tạo môi trường  
thuận lợi, khuyến khích vai trò và trách nhiệm của các cấp chính quyền, cũng 
như của khối tư nhân trong thích ứng và giảm nhẹ BĐKH;   
­  Xây dựng cơ  chế  phối hợp thực hiện  ứng phó với BĐKH giữa các 
lĩnh vực thuộc Bộ  Nông nghịêp và Phát triển nông thôn; giữa các cơ  quan  
nghiên cứu và cơ quan quản lý ở các cấp. 
  
* Thách thức tăng cường hợp tác quốc tế về BĐKH trong lĩnh vực lâm  
nghiệp Tăng cường hợp tác quốc tế  nhằm góp phần giải quyết hai yêu cầu  
chính là: 
Tranh thủ và sử dụng hiệu quả các nguồn tài trợ của quốc tế, bao gồm  
tài chính, chuyển giao công nghệ mới thông qua các kênh hợp tác song phương 
và đa phương; và Tham gia các hoạt động hợp tác khu vực và toàn cầu về 
BĐKH. Các nội dung cần quan tâm gồm: 


­ Phối hợp chặt chẽ   với Ban chỉ   đạo Chương trình hành  động thích 
ứng với BĐKH ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, đẩy mạnh tuyên 
truyền tới các nhà tài trợ, đối tác quốc tế; 
­ Đàm phán, ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác đa phương và hợp tác 
song, các chương trình, dự  án liên quan đến BĐKH và lâm nghiệp, các dự  án 
liên quan đến bảo tồn và hấp thụ các bon; 
­ Lập kế hoạch khác thác, sử  dụng nguồn vốn viện trợ  từ các Quỹ  đa 

phương, Quỹ thích ứng với BĐKH của các tổ  chức quốc tế và viện trợ song 
phương của các nước phát triển;  
­ Tham gia các hội nghị, hội thảo, thảo luận đàm phán quốc tế để  xây 
dựng các thỏa thuận, các chương trình hợp tác về BĐKH trong lâm nghiệp;  
  * Thách thức tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào các chiến lược, chương  
trình,   quy   hoạch,   kế   hoạch   phát   triển   lâm   nghiệp   quốc   gia,   vùng   và   địa 
phương 
Dựa trên các đánh giá, nghiên cứu về tác động tiềm tàng của biến  
đổi khí hậu và các giải pháp  ứng phó trong xây dựng,   cần tiến hành điều 
chỉnh và bổ  sung các chiến lược, chương trình, quy hoạch và kế  hoạch phát 
triển lâm nghiệp của Quốc gia, vùng và địa phương. Các nội dung cần quan 
tâm gồm: 
­ Rà soát các Chiến lược, chương trình, kế hoạch hành động trong mối 
liên hệ với các tác động và các giải pháp ứng phó BĐKH; 
­ Điều chỉnh, bổ  sung các Chiến lược, chương trình và kế  hoạch phát 
triển lâm nghiệp phù hợp với xu thế BĐKH, các hiện tượng khí hậu cực đoan 
và những tác động trước mắt và lâu dài của chúng đối với kế  hoạch phát  
triển.  
B. Cơ hội:
Nguyên nhân chính gây BĐKH là do các hoạt động của con người, ngày 
ngày đã sản ra một khối lượng khí CO2 và các khí thải khác vào bầu khí 
quyển. Vì vậy Việt Nam đã có các cơ chế chính sách và giải pháp nhằm giảm 
nhẹ tác động của BĐKH với nội dung chính là giảm phát thải khí nhà kính. 
 
Rừng có vai trò rất lớn trong việc làm giảm khí phát thải. Rừng bị suy 
thoái, cạn kiệt đã là một trong 2 nguyên nhân chính làm tăng nồng độ khí nhà 
kính  trongb khí quyển. Trong nửa thế kỷ qua, rừng Việt Nam bị thoái hoá 
nghiêm trọng cả nước đã  mất khoảng 5 triệu ha rừng và tốc độ mất rừng 
khoảng 80.000 ­ 100.000 ha/năm. Vì vậy chính sách giảm phát thải khí nhà 
kính của ngành lâm nghiệp dựa trên cơ sở chiến lược phát triển lâm nghiệp 

giai đoạn 2006 ­ 2020. Chiến lược giảm phát thải khí nhà kính bao gồm hai 
vấn đề: 


­ Một là sử dụng các công nghệ có mức phát thải thấp, giảm tiêu thụ 
năng lượng.  
­ Hai là tăng cường bể hấp thụ khí nhà kính,  phát triển và bảo vệ rừng 
trồng và tái trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc. 
Với sự nỗ lực cao của nhà nước và nhân dân, độ che phủ của rừng 
trong 5 năm gần đây đã bắt đầu tăng đã góp phàn làm giảm phát thải khí nhà 
kính. Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương chính sách nhằm nhanh chóng 
khôi phục rừng.  Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật đất đai được bổ sung 
hoàn chỉnh (2004) là cơ sở, tạo mọi điều kiện để toàn dân tham gia bảo vệ 
rừng. Ngoài ra Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách Quy định rõ trách 
nhiệm và quyền lợi của chủ rừng , quyền hưởng lợi của người tham gia bảo 
vệ rừng. Các chính sách nhằm khuyến khích đẩy mạnh việc chế biến xuất 
khẩu các sản phẩm gỗ có giá trị cao, cấm xuất khẩu gỗ tròn có thể làm suy 
thoái rừng. Giảm thuế và các chính sách khuyến khích  công tác trồng rừng. 
Quyết định hạn chế khai thác rừng tự nhiên bước đầu đã  giảm sức ép đối 
với rừng tự nhiên,  tình hình phục hồi rừng có nhiều chuyển biến, bước đầu 
thực hiện phí dịch vụ môi trường ở 2 tỉnh Sơn La và Lâm đồng, v.v. Các chính 
sách này đã góp phần tích cực cho các phương án giảm khí phát thải, duy trì 
các kho chứa các bon, mở rộng các bể chứa các bon, cải thiện môi trường. 
 
 Để hạn chế các tác động của BĐKH,  các phương án giảm  nhẹ khí 
nhà kính trong khu vực lâm nghiệp nhằm: 
­ Tăng cường việc thu  rút các bon từ khí quyển và thu giữ nó trong  các 
bể chứa các bon ở đất, thảm thực vật và các sản phẩm gỗ.bao gồm các bể 
chứa cac bon đã có và mở rộng bể chứa cac bon mới   
­ Để bảo tồn các bể chứa hiện tại  đòi hỏi bảo vệ rừng ,ngăn cấm nạn 

phá rừng, tăng hiệu quả chuyển đổi và sử dụng các sản phẩm rừng, phòng 
chống cháy rừng tránh các phát thải khí nhà kính vào khí quyển .  Mặc dù việc 
phát triển và bảo tồn các bể chứa cácbon trong cây cối, đất rừng và các sản 
phẩm rừng có thể là các phương án giảm rất hiệu quả nhưng khó khăn  khi 
việc quy hoạch sử dụng đất còn nhiều vướng mắc. 
Một cách khác làm giảm các phát thải các bon là sử dụng gỗ một cách 
tích cực nhất,  gỗ thu được từ các nguồn phục hồi thay thế cho nhiên liệu gỗ  
lấy từ các khu rừng tự nhiên góp phần bảo vệ rừng tự nhiên. 


Cắt giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng (REDD) là một 
chương trình đang được cộng đồng quốc tế hỗ trợ chuẩn bị thực hiện 
.Chương trình trên góp phần  bảo tồn đa dạng sinh học và giảm đói nghèo 
thông qua các kế hoạch sử dụng đất thích  hợp, tạo ra nền kinh tế xanh dựa 
trên việc sử dụng nguồn tài nguyên hiệu quả và hợp lý, bảo vệ hệ sinh thái”.  
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã thành lập Nhóm đối tác 
giảm nhẹ thiên tai (NDMP) nhằm điều phối các hoạt động giảm thiểu tác hại 
của thiên tai, đặc biệt ở khu vực ven biển miền Trung.  Hoạt động của nhóm 
NDMP nhận được sự ủng hộ của nhiều tổ chức quốc tế như UNDP, RNE, và 
WB.  
       Chiến lược của ngành lâm nghiệp có liên quan nhiều nhất đến môi 
trường đó là Chiến lược quản lý hệ thống khu rừng tự  nhiên Việt Nam  và 
Chiến lược Lâm nghiệp Quốc gia 2006 – 2020 với mục tiêu nâng độ che phủ 
rừng vào năm 2020 từ 43 ­ 44%.   
     Và  tăng cường trồng rừng, trước hết là rừng đầu nguồn, phủ xanh đất 
trống đồi  núi trọc. Thành lập ngân hàng giống cây rừng tự nhiên nhằm bảo 
vệ một số giống cây rừng quý hiếm, đặc biệt các giống có nguồn gốc  nhiệt 
đới nhằm bảo tồn tính đa dạng sinh học. Trên một số khu vực đặc trưng, 
nhất là các vùng núi cao cần có hệ thống theo dõi sự biến động của động, 
thực vật, nhất là các loài quý hiếm. 

       Các phương án giảm nhẹ tác động của BĐKH trong lâm nghiệp liên quan 
tới các biện pháp và chính sách nhằm giảm phát thải các khí nhà kính hay làm 
tăng sự thu giữ các bon trong rừng, trong các sản phẩm gỗ dài hạn và thảm 
thực vật, đó là:  duy trì, cải thiện các kho chứa các bon hiện có và mở rộng 
các bể chứa các bon mới.  Duy trì các kho chứa các bon  hiện có, gồm: 
­ Bảo tồn và bảo vệ rừng: nhằm bảo vệ bể chứa các bon và các khí nhà 
kính khác trong các thảm thực vật và trong đất. Hoạt động này càn được đưa 
vào trong các dự án có mục đích quản lý  bảo vệ các khu bảo  tồn tự nhiên, 
vườn quốc gia, các khu dịch vụ vui chơi giải trí. 
­ Tăng cường công tác quản lý rừng, đặc biệt hạn chế khai thác rừng tự 
nhiên với thu hoạch có lựa chọn; sử dụng sản phẩm phụ làm nhiên liệu và 
các sản phẩm phụ khác; tăng hiệu quả chuyển đổi sử dụng đất, áp dụng công 
nghệ cao, phòng chống cháy rừng. 


­ Sử dụng năng lượng sinh học: Các phương án phát triển năng lượng 
sinh học sẽ làm giảm đáng kể  tới việc sử dụng sinh khối  nhằm bảo tồn các 
bể chứa các bon và ngăn ngừa phát thải khí nhà kính. Các phương án năng 
lượng sinh học bao gồm cải tiến bếp lò tiết kiệm sử dụng gỗ, phát triển cây 
trồng cung cấp nguyên liệu cho sản xuất xăng sinh học, v.v. 
Mở rộng các bể chứa các bon : 
­ Trồng rừng: Tăng cường đầu tư trồng rừng trên đất trống với mật độ 
sinh khối tương xứng với mục tiêu của dự án.  
­ Phục hồi  rừng: Trồng lại cây hoặc tái sinh tự nhiên trên các vùng 
rừng bị phá  Tăng mật độ sinh khối của các khu rừng suy thoái hiện có  
­ Nông  ­ Lâm kết hợp: Canh  tác phục vụ mục đích sản xuất cho cả các 
sản phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp :   
­ Trồng cây xanh phân tán, cây xanh  Đô thị và cộng đồng lâm nghiệp: 
Lâm nghiệp đô thị phát triển mở rộng sẽ thu giữ các bon và cũng có thể làm 
giảm các phát thải thông qua làm lạnh các khu dân cư đô thị và các toà nhà 

thương mại. 
Cơ hội chính sách lâm nghiệp:
Để duy trì các kho chứa các bon và mở rộng các bể chứa các bon cần có 
các chính sách của nhà nước và ngành lâm nghiệp hoà nhập với quốc tế. 
Nhận thức đúng về vấn đề này, để ứng phó với những BĐKH, Việt Nam đã 
tham gia ký kết và phê duyệt hầu hết các Công ước quốc tế về môi trường 
quan trọng,  trong đó có Công ước Bảo tồn Đa dạng sinh học, Công ước 
Ramsar, Công ước của Liên hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu và Công ước 
CITES, v.v. 
       Việt Nam chính thức tham gia Công ước chống sa mạc hoá tháng 11 năm 
1998.  Ngành lâm nghiệp đã xây dựng Chương trình hành động quốc gia 
chống hoang mạc hóa giai đoạn 2006­2015.  Các chính sách được sử dụng để 
duy trì các kho chứa các bon và mở rộng các bể chứa các bon bao gồm: 
­ Các chính sách bảo vệ và bảo tồn rừng của Nhà nước và địa phương 
để duy trì các khu rừng và thảm thực vật che phủ. Bảo vệ và phục hồi các hệ 
sinh thái tự nhiên đang bị suy thoái và dễ bị tổn thương.  


­ Điều chỉnh các chính sách vĩ mô và xã hội hoá công tác quản lý và bảo 
vệ rừng; các chính sách đối với các dân tộc ít người sống trên các vùng núi, 
nhất là các vùng núi cao, giảm đến mức thấp nhất sức ép đối với rừng từ nhu 
cầu của cuộc sống hàng ngày.    
­ Các chính sách về quản lý các khu bảo tồn, vai trò của cộng đồng 
trong quản lý rừng và tài nguyên đa dạng sinh học, quan hệ  giữa cộng đồng 
địa phương và các cơ quan trung ương,  phân chia các lợi ích và trách nhiệm 
của cộng đồng trong bảo vệ rừng ...  
­ Các chính sách về khai thác rừng tự nhiên, quản lý khai thác rừng tự 
nhiên  sử dụng các sản phẩm từ rừng. Các chính sách xuất nhập khẩu các sản 
phẩm tài nguyên rừng . 
­ Giảm thuế và các chính sách khuyến khích tiết kiệm gỗ và  sử  dụng  

năng lượng sinh học, sản phẩm gỗ rừng trồng thay thế gỗ rừng tự nhiên. 
­ Các chính sách khuyến khích trồng rừng, trồng cây phân tán trong 
cộng đồng  giúp việc mở rộng các bể chứa các bon. Khuyến khích trồng rừng 
và quyền sở hữu cá nhân vùng  đất đai suy thoái. 
Các hoạt động  ưu tiên  nhằm  ứng phó  với BĐKH  trong lâm nghiệp 
Ứng phó với BĐKH được hiểu các giải pháp nhằm “giảm thiểu‟‟ và “thích 
ứng‟‟ với BĐKH. Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh một cách tự nhiên 
hoăc do con ngời nhằm làm giảm nhẹ sự thiệt hại hoặc khai thác điều kiện 
thuận lợi trước tác nhân của  sự biến đổi  khí hậu hoặc ảnh hưởng của chúng 
trong hiện tại và  tương lai (Smith 2001). Hoặc “Thích ứng với BĐKH là một 
quá trình mà trong đó con người làm giảm ảnh hưởng có hại, lợi dụng các 
điều kiện thuận lợi của khí hậu, phục vụ cuộc sống “ (Burton, 1992). Khái 
niệm về sự thích ứng từ bị động đối phó thành chủ động phòng ngừa, khác 
với kiểu thích ứng trông và chờ truyền thống. Có nhiều phương thức thích 
ứng khác nhau, bao gồm thích ứng cá nhân và thích ứng cộng đồng, thích ứng 
tự ngựyên và thích ứng có kế hoạch. Tổng kết từ nhiều địa bàn trên thế giới, 
có ba cách ứng phó với biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng: Bảo vệ  
(hay  chống đỡ, đương đầu), Thích nghi và  Rút lui về phía sau. Ba cách này 
đều áp dụng đối với các đối tượng: các công trình kiên cố, hệ thống sản xuất 
nông nghiệp, và các hệ sinh thái, đặc biệt các hệ sinh thái đầm lầy. Không có 
một cách ứng phó duy nhất cho mọi đối tượng, ở mọi nơi, mọi lúc. Để ứng 
phó tốt nhất cần nắm rõ tình hình cụ thể của địa bàn, khả năng bảo vệ có hay 


không, tính khả thi và hiệu quả tổng hợp kinh tế, xã hội, văn hóa của phương 
án ứng phó. 
       Ứng phó với biến đổi khí hậu cần được tiến hành trên nguyên tắc phát 
triển bền vững, bảo đảm tính hệ thống, tổng hợp, ngành, liên ngành, vùng, 
liên vùng, bình đẳng về giới, xóa đói, giảm nghèo. Các hoạt động ứng phó với 
biến đổi khí hậu được tiến hành có trọng tâm, trọng điểm; ứng phó với 

những tác động cấp bách trước mắt và những tác động tiềm tàng lâu dài;  
       Đối với ngành lâm nghiệp Việt Nam, thích ứng BĐKH trong lâm nghiệp 
ở Việt Nam cần bao gồm các biện pháp giảm nhẹ rủi ro thiên tai; nâng cao 
nhận thức; tăng cường các hệ thống bảo vệ  rừng; cải thiện các dịch vụ xã 
hội; tăng cường bảo hiểm xã hội và thương mại trước những tác động xấu 
của BĐKH; tăng cường các dịch vụ hỗ trợ sinh kế, như khuyến nông; tăng 
cường nghiên cứu và phát triển; các khoản đầu tư về cơ sở hạ tầng quy mô 
lớn và làm cho các cơ sở hạ tầng khác „chống chị với khí hậu‟; cũng như cải 
thiện nhiều hơn công tác quy hoạch sử dụng đất . 
       Để ứng phó có hiệu quả với BĐKH và nước biển dâng, các chương trình 
dưới đây cần được quan tâm thực hiện: 
 
­ Điều tra, đánh giá đầy đủ, tổng hợp các điều kiện tự nhiên kinh tế xã 
hội và các yếu tố khí hậu, mức độ tác động biến đổi khí hậu. Hoạt động này 
nhằm hiểu rõ điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tác động của BĐKH đối 
với lâm nghiệp trên các vùng sinh thái lâm nghiệp, mối quan hệ hệ thống và 
cơ chế tác động giữa khí hậu và các yếu tố liên quan đến sự sống và sản xuất 
trong các hệ sinh thái rừng; đánh giá về tính dễ bị tổn thương và thích ứng 
(V&A) ở các hệ sinh thái rừng và  xác định các nhóm xã hội dễ bị tổn thương 
nhất trước các tác động của biến đổi khí hậu. Kinh nghiệm cho thấy các áp 
lực biến đổi  khí hậu sẽ ảnh hưởng mạnh lên cộng đồng dân cư nghèo sống 
ven biển và người dân tộc ở các vùng cao; 
 ­ Xây dựng dự báo các kịch bản BĐKH và nước biển dâng, các kịch 
bản về nguồn nước từ thượng nguồn đổ về trên các vùng cao điạ hình phức 
tạp. Đánh giá các tác động về tự nhiên và kinh tế­xã hội trên cơ sở hiện trạng 
môi trường tự nhiên và hoạt động kinh tế đối với các vùng sinh thái lâm 
nghiệp. Đề xuất các phương án ứng phó có hiệu quả nhất trong vùng lãnh thổ 
theo thời gian trong từng kịch bản. Tiếp cận và lựa chọn các công nghệ mới 
thích hợp để mô hình hóa nhằm xác lập mô phỏng kết quả.  



    
­ Xây dựng và triển khai chương trình khoa học công nghệ, kế hoạch 
hành động ứng phó với biến đổi khí hậu. Hoạt động này xây dựng cơ sở khoa 
học nhằm thích ứng và giảm thiểu tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu đối 
với ngành lâm nghiệp. Một số nội dung cần tập trung gồm: 
­ Điều tra, nghiên cứu, phân vùng lưu vực phòng hộ theo các cấp xung 
yếu làm cơ sở khoa học cho các giải pháp ứng phó với các tình huống BĐKH 
và nước biển dâng theo các kịch bản BĐKH. 
­ Lập bản đồ rừng phòng hộ  tỷ  lệ lớn của các vùng ven biển;  các 
vùng địa mạo không ổn định do phá rừng và do nước biển dâng. 
­ Xây dựng và thực hiện chương trình bảo vệ rừng tự nhiên và trồng  
rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển.  
­ Xây dựng bản đồ tài nguyên sinh thái lâm nghiệp phục vụ cho việc 
xác định biện pháp bảo vệ rừng, trồng rừng, cơ cấu mùa vụ cây trồng dựa 
trên các kết quả điều tra, phân tích, mô hình tự động hoá tính toán, tích hợp 
các kết quả  cho các lưu vực có nguy cơ bi ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ, 
trượt đất, các lưu vực ngập nước, quá trình xâm nhập mặn, chất lượng nước 
mặt. 
­ Tiến hành rà soát lại các quy hoạch rừng phòng hộ và quy hoạch 
ngành tại các địa bàn phải đối mặt với BĐKH và nước biển dâng. 
­ Dự báo các khu bảo tồn bị đe dọa do biển dâng, các loài sinh vật bị đe 
doạ.  
­ Nghiên cứu tuyển chọn và cải thiện các giống cây, đặc biệt các giống 
cây có khả năng chịu mặn, chịu nhiệt độ cao, chịu khô hạn; 
­ Thử nghiệm các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp có hiệu quả kinh 
tế cao và bền vững, phù hợp với bối cảnh mới trong từng tiểu vùng; tạo sinh 
kế cho cộng đồng canh tác  nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và 
lâm nghiệp. 
­ Xây dựng Chương trình theo dõi diễn biến tài nguyên và môi trường 

rừng, kết quả các giải pháp thích ứng đối với  BĐKH và nước biển dâng.   
­ Xây dựng cơ sở dữ liệu của Ngành lâm nghiệp Việt Nam  (bản đồ, số 
liệu, ảnh vệ tinh…) làm cơ sở khoa học phục vụ cho công tác ứng phó với 


biến đổi khí hậu và nước biển dâng,   xây dựng các kế hoạch hành động và 
quy hoạch đầu tư.   
* Rà soát, điều chỉnh, thể chế hoá hệ thống các văn bản pháp luật, 
chính sách về phòng chống thiên tai  trong lĩnh vực lâm nghiệp cho phù hợp 
với hoàn cảnh biến đổi khí hậu.  
Tập trung vào việc rà soát và điều chỉnh các văn bản pháp luật, đặc biệt 
là các chiến lược, chính sách quan trọng đang được triển khai là di dời dân 
sống phân tán ở  trong hoặc gần vùng đầu nguồn phòng hộ có địa hình dốc và 
vùng ven biển có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề của BĐKH.  
­ Rà  soát,  điều chỉnh, bổ  sung các Chiến lược, kế  hoạch hành  động, 
chính sách liên quan đến lâm nghịêp phù hợp với bối cảnh BĐKH. 
­ Hoàn chỉnh và nhân rộng  chính sách về  chi trả  dịch vụ môi trường  
rừng trong cả nước; mở rộng và tăng cường quản lý rừng bền vững; chính 
sách về sinh kế cho các cộng đồng nghèo, cộng đồng dễ bị tổn thương. 
­ Xây dựng Luật Phòng chống thiên tai trên cơ sở Pháp lệnh Phòng 
chống lụt, bão phù hợp với thực tiễn của đất nước và xu thế BĐKH. 
­ Nghiên cứu thúc đẩy xây dựng các dự án hấp thụ các bon, các chương 
trình liên quan đến REDD, CDM. 
* Nâng cao nhận thức  và đào tạo nguồn nhân lực tăng cường năng lực 
tổ  chức. Hoạt động này tập trung vào các nội dung sau: 
­ Nâng cao hiểu biết một cách hệ thống về các tác động xã hội và kinh 
tế của biến đổi khí hậu, giới thiệu các cơ hội kinh tế có được từ việc kiểm 
soát phát thải khí nhà kính, v.v. 
­ Đào tạo nguồn nhân lực đầu đàn; phát huy đội ngũ cán bộ khoa học 
hiện có thông qua một chương trình khoa học và công nghệ đi từ dự báo, đến 

mô hình hóa và mô phỏng, và tìm các biện pháp thích ứng  nhằm tích cực khắc 
phục các thách thức; 
­ Thiết lập ở các trường đại học lâm nghiệp các khoa, bộ môn đi sâu về 
biến đổi khí hậu và  nước  biển dâng nhằm đào tạo  nguồn nhân lực thông 
qua giảng dạy và thực hiện các đề tài  nghiên cứu . 


* Tăng cường hợp tác quốc tế, cập nhật  thông tin,  số liệu và phương 
pháp luận, các giải pháp ứng phó liên quan đến biến đổi khí hậu và mực nước 
biển dâng. 
­ Phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo về BĐKH của Bộ để thông tin tới 
các nhà tài trợ Quốc tế; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong công tác đào tạo 
nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học ở quy mô khu vực và thế giới.  
­ Chuyển giao công nghệ trong nghiên cứu, đánh giá và ứng phó với 
BĐKH; 
­ Chia sẽ thông tin và trao đổi kinh nghiệm quốc tế. 
* Các chương trình ưu tiên nhằm ứng phó  với BĐKH trong lâm nghiệp 
Nhằm giảm thiểu và thích ứng với BĐKH, một số chương trình dưới 
đây được đề xuất thực hiện: 
­ Đánh giá tính dễ bị tổn thương trong lâm nghiệp do tác động của biến 
đổi khí hậu theo các vùng sinh thái nông nghiệp. 
Xác định cơ cấu cây trồng lâm nghiệp cho trồng rừng sản xuất theo các 
kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam.  
 
hệ 

Đánh giá quá trình sa mạc hóa sử dụng dữ liệu viễn thám và xây dựng 

thống thông tin Sa mạc hóa ở Việt Nam do biến đổi khí hậu. 
Đánh giá năng lực thích ứng với biến  đổi khí hậu ở các vùng sản xuất 

lâm nghiệp. 
­  Rà soát, quy hoạch ổn định các lâm phận rừng nhằm giảm thiểu tác 
động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. 
­ Nghiên cứu tuyển chọn  và  cải thiện  các  giống cây lâm nghiệp  có  
khả  năng thích ứng với điều kiện bất lợi của BĐKH (độ mặn cao, hạn hán, 
v.v) phục vụ cho phát triển lâm nghiệp bền vững. 
­ Quan trắc diễn biến tài nguyên rừng và môi trường lâm nghiệp trong 
các hệ sinh thái rừng  ở các khu vực nhạy cảm với biến  đổi khí hậu và nước 
biển dâng. 


­ Rà soát, xây dựng các chiến lược, kế hoạch, chính sách và tiêu chuẩn 
kỹ thụât trong lĩnh vực lâm nghiệp cho phù hợp với hoàn cảnh biến đổi khí 
hậu và nước biển dâng. 
­Nâng cao nhận thức và  tăng cường năng lực ứng phó với BĐKH cho 
các cơ quan lâm nghiệp và các bên liên quan.
C. liên hệ tại tỉnh Thái Nguyên:
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía bắc  có nhiều khả năng 
để  phát triển nông lâm, công nghiệp, du lịch và các loại hình dịch vụ  khác 
đồng thời cũng có những bước tiến rất tích cực trong vấn đề  giảm nhẹ  và 
thích ứng với biến đổi khí hậu. Diện tích rừng tự nhiên của tỉnh là 102.190 ha,  
diện tích rừng trồng khoảng 44.450 ha.  Nhận thấy những tác động tiêu cực 
của biến đổi khí hậu cũng như  vai trò của rừng và ngành lâm nghiệp trong 
công tác thích ứng với biến đổi khí hậu, đã có rất nhiều các hội nghị, hội thảo  
được tổ chức tại Thái Nguyên với sự tham gia đông đảo của các thành phần.  
Trong đó có sự  quan tâm chỉ  đạo của lãnh đạo tỉnh, sự  tham gia của các nhà  
khoa học, nhà nghiên cứu hàng đầu như: Hội nghị ngày 11/10/2011 tại Ủy ban 
nhân dân tỉnh Thái Nguyên về  BĐKH và triển khai kế hoạch hành động  ứng 
phó với BĐKH trên địa bàn tỉnh, dưới sự chủ trì của Đồng chí Nhữ Văn Tâm, 
Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; hay quyết định số 

2643/QĐ­UBND ngày 17/11/2014 của  Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về 
 Phê duyệt Kế  hoạch Hành động  ứng phó với Biến đổi khí hậu trên địa bàn 
tỉnh Thái Nguyên trong đó chỉ  rõ nhiệm vụ  bảo vệ  rừng và đặc biết là rừng 
phòng hộ, rừng đầu nguồn có vai trò quan trọng trong bảo vệ nguồn nước và  
thích  ứng với biến đổi khí hậu. trong thời gian gần đây, rất nhiều cuộc vận  
động, cuộc thi, hội nghị, hội thảo liên quan đến biến đổi khí hậu được tổ 
chức tại các trường đại học trên địa bàn Thái Nguyên nhằm tuyên truyền sâu 
rộng tới về  các tác động,  ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới mọi lĩnh vực  
của đời sống xã hội. Điều đó cho thấy tỉnh và các tầng lớp nhân dân, học sinh  
sinh viên đã có sự quan tâm đặc biệt về vấn đề  này; rất nhiều các cuộc vận 
động bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường đã được triển khai. Một số chính sách 
mới đã được thực thi nhằm khuyến khích người dân bảo vệ rừng tốt hơn như 
trong khu vực Hồ Núi Cốc. cụ thể như: chương trình khoán bảo vệ  rừng, thí  
điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng, trồng rừng phòng hộ, khai thác chuyển 
đổi   từ   rừng   keo   lâu   năm   thuần   loài   sang   trồng   cây   bản   địa   đa   tác   dụng, 
khuyến khích áp dụng các mô hình nông lâm kết hợp trong phát triển kinh tế 
vườn rừng,… 



×