Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Lồng ghép các bài tập trải nghiệm theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học chương i động học chất điểm vật lí 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (971.11 KB, 32 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

LỒNG GHÉP CÁC BÀI TẬP TRẢI NGHIỆM THEO
HƯỚNG TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HỌC
CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM – VẬT LÝ 10.

Người thực hiện: Lê Thị Tâm.
Chức vụ: Giáo viên.
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Vật lý.

THANH HOÁ NĂM 2017


MỤC LỤC
NỘI DUNG
Phần 1: Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
1.2. Mục đíchnghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Phần 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.3. Phương pháp “Lồng ghép các bài tập trải nghiệm theo hướng tiếp

Trang
1


1
1
1
1
2
2
3
3

cận PISA trong dạy học chương I: Động học chất điểm - Vật lý 10 ”
2.3.1. Giới thiệu nội dung chương I động học chất điểm theo chương

3

trình SGK hiện hành.
2.3.2. Hệ thống bài tập và định hướng trả lời
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,

4
18

với bản thân đồng nghiệp và nhà trường.
Phần 3: Kết luận, kiến nghị.
Tài liệu tham khảo.

19
20


1. MỞ ĐẦU

1.1. Lí do chọn đề tài.
Vật lý là môn học khoa học tự nhiên được vận dụng vào thực tiễn đời sống
hàng ngày và được đưa vào giảng dạy từ lớp 6 trong chương trình giáo dục phổ
thông, những kiến thức từ môn học này mang lại có vai trò rất quan trọng trong
cuộc sống hiện tại của mỗi con người. Bài tập vật lý trong dạy học vật lý là
phương tiện để củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp, xử lí
thông tin và góp phần phát triển tư duy vật lý. Việc giải bài tập đòi hỏi học sinh
phải sử dụng tư duy tái hiện về bản chất, hiện tượng vật lý, từ đó sử dụng các
định nghĩa, định luật, công thức vật lý liên quan đến hiện tượng đó để giải quyết
vấn đề đặt ra.
PISA là cuộc khảo sát giáo dục duy nhất trên thế giới có tính chu kì, để
đánh giá kiến thức và kỹ năng của học sinh ở độ tuổi 15 - độ tuổi kết thúc giáo
dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia. Nội dung đánh giá của PISA không dựa vào
nội dung các chương trình giáo dục quốc gia mà hoàn toàn được xác định dựa
trên các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho cuộc sống tương lai. Thay vì kiểm tra
sự thuộc bài theo các chương trình giáo dục cụ thể, PISA xem xét khả năng của
học sinh ứng dụng các kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực chuyên môn cơ bản,
khả năng phân tích, lý giải và truyền đạt một cách có hiệu quả khi họ xem xét,
diễn giải và giải quyết các vấn đề [1].
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Vật lý ở trường Trung học phổ
thông, tôi nhận thấy việc lồng ghép hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA
trong dạy học môn Vật lý ở trường Trung học phổ thông là rất quan trọng, mang
tính thiết thực cao. Với những lý do trên, tôi nghiên cứu đề tài: “Lồng ghép các
bài tập trải nghiệm theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học chương I:
Động học chất điểm - Vật lý 10 ”
1.2.Mục đích nghiên cứu: Học sinh được tiếp cận phương pháp dạy học mới để
giải quyết các bài tập vật lí và các tình huống thực tiễn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: Các bài tập trải nghiệm theo hướng tiếp cận PISA
trong chương I Vật lí cơ bản và nâng cao lớp 10.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và nghiên cứu các vấn đề có liên quan
trên sách, báo, tạp chí, trên mạng Internet. Tham khảo ý kiến của các thầy cô cùng
tổ chuyên môn về cách thức lồng ghép các bài tập trải nghiệm theo hướng tiếp
cận PISA trong dạy học phù hợp với đặc điểm môn học.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát tự nhiên,
Phương pháp đàm thoại, trò chuyện, Phương pháp điều tra.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
a. Đổi mới phương pháp dạy học
+ Đổi mới hương pháp dạy học trên thế giới: Trên thế giới hiện nay, việc
đổi mới phương pháp dạy học đang được tiến hành theo một số phương hướng
như tích cực hoá quá trình dạy học, cá thể hoá việc dạy học, dạy học lấy học
sinh làm trung tâm, dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học.
1


+ Đổi mới phương pháp dạy học ở Việt Nam: Thời gian qua, Đảng ta đã
nêu ra một số quan điểm về giáo dục, phù hợp với yêu cầu và đường lối đổi mới
kinh tế - xã hội của đất nước. Đảng đã thấy rõ và chỉ ra sự cấp bách của vấn đề
đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục. Đảng và nhà nước xác định mục tiêu
đổi mới lần này là: Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả.
Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt.
Giáo dục cần đào tạo đội ngũ nhân lực, có khả năng đáp ứng được những đòi hỏi
mới của xã hội và thị trường lao động, đặc biệt là năng lực hành động, tính năng
động, sáng tạo, tính tự lực và trách nhiệm cũng như năng lực cộng tác làm việc,
năng lực giải quyết các vấn đề phức tạp [7].
Giáo dục con người Việt Nam, đào tạo đáp ứng ngày càng tốt hơn công
cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ Quốc và nhu cầu học tập của nhân dân, phát triển toàn
diện hơn, phát huy tốt tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, yêu gia
đình, yêu tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả.

+ Đổi mới quan điểm kiểm tra đánh giá:
- Đánh giá là một quy trình liên tục và là một phần của hoạt động giảng dạy
sau khi học sinh đã tiếp nhận các kiến thức lí thuyết và vận dụng vào thực tiễn.
Đánh giá để giúp học sinh trong quá trình học tập. Phải xác định rõ đánh giá
việc nắm vững kiến thức phổ thông của học sinh và khả năng vận dụng kiến
thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, đánh giá theo năng lực, học sinh phải
vận dụng quy trình tư duy để đưa ra những câu trả lời chính xác.
- Thay vì cách đánh giá học sinh bằng kết quả các bài kiểm tra, các câu hỏi
định sẵn, giáo viên phải thay đổi cách thiết kế đề kiểm tra, chú trọng xây dựng
ma trận đề kiểm tra, xây dựng các câu hỏi kiểm tra theo hướng đa dạng hóa dạng
câu hỏi.
- Đổi mới cách đánh giá bài làm của học sinh, có thể cho học sinh một bài
tập rất thực tế gắn liền với hoạt động hằng ngày. Chú trọng đánh giá cách tư duy
của học sinh, kỹ năng giải quyết các vấn đề đặt ra, cho phép học sinh được thể
hiện bày tỏ các quan điểm cá nhân, tránh đánh giá theo lối mòn, đơn chiều.
b. Tìm hiểu về chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA
+ Giới thiệu về PISA
- PISA là chương trình đánh giá học sinh quốc tế nổi tiếng và có uy tín trên
thế giới. Chương trình đánh giá này đòi hỏi cao, khắt khe về kỹ thuật và các điều
kiện đi kèm, có sự khác biệt lớn về phương pháp và kỹ thuật đánh giá so với
Việt Nam.
- PISA nổi bật nhờ quy mô toàn cầu và tính chu kỳ 3 năm/lần. Đây là
chương trình khảo sát giáo dục duy nhất đánh giá năng lực của học sinh ở tuổi
15, độ tuổi kết thúc phần giáo dục bắt buộc đã được chuẩn bị để đáp ứng những
thách thức của cuộc sống sau này. Tập trung vào 3 lĩnh vực: Toán, Khoa học,
Đọc hiểu. Mỗi kỳ tập trung đánh giá sâu một lĩnh vực. Chương trình khảo sát
nhằm thu thập và cung cấp cho các quốc gia các dữ liệu so sánh quốc tế cũng
như sự tiến bộ về khả năng đọc hiểu, toán học và khoa học của học sinh độ tuổi
15 của quốc gia [1].
2



+ Tư tưởng đánh giá của PISA: Yêu cầu học sinh vận dụng các kiến thức
đã học để giải quyết các vấn đề của cuộc sống, đánh giá năng lực giải quyết vấn
đề của học sinh, không phải là các kiến thức thuần túy. Tất cả các bài thi PISA là
những tư liệu được lấy từ thực tiễn. Nhiều dạng câu hỏi đan xen tránh đơn điệu
nhàm chán. Chú trọng dạng câu hỏi học sinh bộc lộ tư duy và quan điểm cá nhân
[1].
+ Ý nghĩa của đánh giá PISA: Là bước tích cực của hội nhập quốc tế về
giáo dục, qua chương trình có thể so sánh “mặt bằng” giáo dục quốc gia với giáo
dục quốc tế, đưa ra kết quả phân tích và đánh giá về chính sách giáo dục quốc
gia và đề xuất những thay đổi về chính sách giáo dục cho các quốc gia, góp phần
đổi mới phương pháp đánh giá, đưa ra cách tiếp cận mới về dạy – học, đánh giá
và thi cử [2]
(Tham khảo cách đánh giá ở phụ lục 1).
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
- Việc kiểm tra đánh giá học sinh của nhiều giáo viên còn mang nặng kiến
thức khoa học, hàn lâm mà chưa chú trọng đến khả năng của học sinh ứng dụng
các kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực chuyên môn cơ bản, khả năng phân tích,
lí giải, truyền đạt và giải quyết các vấn đề thực tiễn. Vì vậy mà nhiều học sinh,
sinh viên sau khi ra trường chỉ có kiến thức lí thuyết, còn kiến thức thực hành thì
không đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.
- Hiện nay các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã và đang
đánh giá chất lượng giáo dục có lồng ghép những bài tập theo hướng PISA trong
các đề thi. Nhưng thực tế tại đa số các trường phổ thông trung học thì khái niệm
PISA, câu hỏi PISA còn rất mới mẻ với nhiều giáo viên và học sinh.
- Để xây dựng được các bài tập, câu hỏi theo hướng tiếp cận PISA không
đơn giản, đòi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư, nghiên cứu về kiến thức hàn lâm,
kiến thức thực tế và cách thiết kế câu hỏi. Vì vậy đa số giáo viên đã bỏ qua việc
xây dựng những câu hỏi này, mà chỉ làm các câu hỏi bài toán có sẵn trong sách

giáo khoa hay sách bài tập mà thôi.
2.3. Phương pháp “Lồng ghép các bài tập trải nghiệm theo hướng tiếp cận
PISA trong dạy học chương I: Động học chất điểm - Vật lý 10 ”
2.3.1. Giới thiệu nội dung chương I động học chất điểm theo chương trình
SGK hiện hành.
Động học chất điểm là một phần của cơ học nghiên cứu cách xác định vị trí
của vật trong không gian tại những thời điểm khác nhau và mô tả các tính chất
của chuyển động của các vật bằng công cụ toán học, nhưng không xét đến
nguyên nhân chuyển động. Nội dung ở chương này nghiên cứu các vấn đề sau:
+ Các khái niệm chất điểm, quỹ đạo, hệ quy chiếu, vận tốc trung bình, tốc
độ trung bình, vận tốc tức thời, gia tốc, chu kỳ, tần số, tốc độ góc [3], [4].
+ Các chuyển động đơn giản như chuyển động thẳng đều, chuyển động
thẳng biến đổi đều, sự rơi tự do, chuyển động tròn đều [3], [4].
+ Tính tương đối của chuyển động, công thức cộng vận tốc [3], [4].

3


Khi bước vào nghiên cứu chương động học chất điểm, học sinh tiếp nhận
kiến thức lý thuyết một cách dễ dàng nhưng vận dụng vào để giải bài tập Vật lý
thực tế thì còn gặp nhiều khó khăn.
2.3.2. Hệ thống bài tập và định hướng trả lời
BÀI TẬP 1: HỆ QUY CHIẾU
( Lồng ghép trong dạy bài Chuyển động cơ – Vật lí 10)
Trong cơ học hệ quy chiếu là một hệ tọa độ gắn với vật làm mốc, dựa vào
đó vị trí của mọi điểm trên các vật thể và vị trí của các vật thể khác trong không
gian được xác định, đồng thời có một mốc thời gian và đồng hồ đo thời gian để
xác định thời gian, thời điểm xảy ra sự kiện.
Câu hỏi 1: HỆ QUY CHIẾU
Một câu chuyện dân gian có kể rằng: Khi chết một phú ông đã để lại cho

người con một hũ vàng chôn trong một khu vườn rộng và một mảnh giấy ghi: Đi
về phía Tây 50 bước chân, sau đó rẽ phải 21 bước chân và đào sâu 4m. Hỏi với
chỉ dẫn này người con có tìm được hũ vàng không [9]?
Định hướng trả lời
Như ta đã biết để xác định vị trí của một vật ta phải chọn được vật làm mốc,
trong bức thư để lại cho người con phú ông không ghi rõ vật làm mốc nên người
con sẽ không tìm được với sự hướng dẫn của bức thư đó.
Câu hỏi 2: HỆ QUY CHIẾU
Một người trên kinh khí cầu đang bay trên bầu trời qua vùng rừng núi nhìn
xuống có cảm giác như mình và kinh khí cầu đang đứng yên. Theo em cảm giác
của của người đó có đúng không? Tại sao?
Định hướng trả lời
+ Theo đầu bài kinh khí cầu đang bay trên bầu trời tức là có chuyển động
cơ, người và kinh khí cầu được xem là chất điểm. Rõ ràng kinh khí cầu và người
chuyển động với vận tốc khá lớn trong không gian.
+ Theo lý thuyết để khảo sát một chuyển động của chất điểm ta phải chọn
vật làm mốc gắn vào hệ quy chiếu. Khi kinh khí cầu bay qua vùng rừng núi
người ngồi trên kinh khí cầu nhìn xuống không xác định được vật làm mốc nên
cảm giác của hành khách như mình và khí cầu đang đứng yên. Hình ảnh này đẽ
thấy khi người đó đặt một máy quay trên kinh khí cầu sẽ thấy cây cối đồi núi
chuyển động.
Câu hỏi 3: HỆ QUY CHIẾU
Ngày 19/5/1959, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định tổ chức
tuyến giao liên vận tải quân sự dọc Trường Sơn, mang tên gọi đường Hồ Chí
Minh. Nhiệm vụ của con đường này là vận chuyển hàng quân sự chi viện cho
miền Nam; Tổ chức đưa đón cán bộ, bộ đội, công văn...từ Bắc vào Nam, từ Nam
ra Bắc. Điểm xuất phát tại Thị trấn Lạt, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An, được đánh
dấu bằng cột mốc số 0.

4



Ngày 27/07/2016, Phòng Lao động Thương binh huyện Triệu Sơn tổ chức
cho hội cựu chiến binh chuyến đi về thăm chiến trường xưa trên con đường Hồ
Chí Minh. Khi đoàn xe đã qua Km số 0 ở trên một quãng, một người ngồi trên
xe quan sát thấy cột mốc số 123km trên đường thì lúc đó:
A. Đoàn xe đã đi được quãng đường 123km.
B. Đoàn xe đã đi cách thị trấn Lạt 123km.
C. Đoàn xe đi 123km nữa là đến thị trấn Lạt.
D. Đoàn xe cách Sài Gòn 123km.
Định hướng trả lời
Cột mốc số x chỉ chiều dài quảng đường theo con đường Hồ Chí Minh từ
cột mốc số 0 đến cột mốc số x, nên cột mốc số 123km trên đường thì đoàn xe
cách thị trấn Lạt 123km theo đường Hồ Chí Minh. Ta chọn đáp án B
BÀI TẬP 2 : HÀNH TRÌNH BẮC NAM
(Lồng ghép trong dạy bài 1 và 2 vật lí cơ bản và nâng cao lớp 10)
Một đoàn tàu thống nhất Bắc Nam xuất phát từ Hà Nội đi thành phố Hồ Chí
Minh. Trong quá trình chuyển động của tàu xem như là thẳng thẳng đều. Dưới
đây là bảng giờ tàu chạy của tàu khi nó đi qua một số ga như sau [3]
Hồ

Thanh Vinh Đông
Đà
Quảng Nha
Huế
Chí
Nội
Hóa

Nẵng

Ngãi
Trang
Minh
19 giờ 22 giờ 0 giờ 6 giờ 8 giờ
20 giờ 4 giờ
10 giờ
13 giờ
00
31
35
44
05
26
00
54 phút 37 phút
phút
phút
phút
phút
phút
phút
phút

Hành trình Bắc Namcủa tàu Thống Nhất[10]
Câu hỏi 1: HÀNH TRÌNH BẮC NAM
5


Đối với mỗi nhận định sau, khoanh tròn Đúng/Không đúng.
Nhận định

Đúng / Không đúng
1.Thời gian tàu đi từ Hà Nội vào Đông Hà là 6h 44 phút
Đúng / Không đúng
2.Thời điểm tàu đến Huế là 8h 05 phút.
Đúng / Không đúng
3.Thời gian tàu đi từ Hà Nội đến Thanh Hóa lớn hơn thời
Đúng / Không đúng
gian tàu đi từ Huế đến Đà Nẵng là 22 phút.
4.Từ bảng số liệu đó ta có thể tính được tốc độ trung bình
Đúng / Không đúng
của tàu bằng 45km/h
Định hướng trả lời
Nhận định 1: Không đúng. Vì đoàn tàu xuất phát từ Hà Nội lúc 19 giờ 00
phút và đến Đông Hà là 6 giờ 44phút ngày hôm sau nên thời gian tàu đi từ Hà
Nội đến Đông Hà là 8h 44 phút.
Nhận định 2: Đúng. Vì bảng chỉ giờ tàu đến Huế là 8h 05 phút .
Nhận định 3: Không đúng. Vì thời gian tàu đi từ Hà Nội đến Thanh Hóa là
3h 31 phút
Thời gian tàu đi từ Huế đến Đà Nẵng là 2h 49 phút.
Vì vậy kết luận thời gian tàu đi từ Hà Nội đến Thanh Hóa lớn hơn thời gian tàu
đi từ Huế đến Đà Nẵng là 1h22 phút.
Nhận định 4. Không đúng. Vì từ bảng số liệu đó ta chỉ có thể tính được
thời gian tàu chạy từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh không biết được chiều
dài quỹ đạo nên ta không tính được tốc độ trung bình.
Câu hỏi 2: HÀNH TRÌNH BẮC NAM
Biết khoảng cách từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh là 1710 km. Hãy
tính khoảng cách từ Thanh Hóa tới Đà Nẵng.
Định hướng trả lời
Thời gian tàu chạy từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh là 33h
s

t

Tốc độ trung bình của tàu là: v = = 51,81 (km / h)
Thời gian tàu chạy từ Thanh Hóa đến Đà Nẵng là 12h 23phút
Khoảng cách từ Thanh Hóa đến Đà Nẵng là: l=v.t = 641,6km
Câu hỏi 3: HÀNH TRÌNH BẮC NAM
Anh Việt ở thị trấn Triệu Sơn cách ga Thanh Hóa khoảng 20km dự định xe
máy xuống ga Thanh Hóa để đón chuyến tàu có hành trình trên đi vào thành phố
Hồ Chí Minh. Trên đoạn đường từ Giắt xuống ga Thanh Hóa luôn có biển báo
giao thông hướng dẫn tốc độ tối đa cho phép của xe máy là 40km/h. Hỏi anh
Việt phải xuất phát lúc mấy giờ để đón được tàu.
A. Trước 22h01 phút
B. Trước 22h 31phút
C. Lúc 22h 01 phút
D. Lúc 22h 20 phút
Định hướng trả lời
Tốc độ tối đa mà anh Việt đi được trên quảng đường đó là 40km/h
Thời gian tối thiểu để đi từ Giắt xuống ga Thanh Hóa là

tmin =

s
vmax

= 0,5( h)

6


Tàu đến ga Thanh Hóa lúc 22 giờ 31 phút nên Việt phải xuất phát trước 22h

01phút. Chọn đáp án A
Câu hỏi 4: HÀNH TRÌNH BẮC NAM
Đoạn đường sắt đi qua địa phận giáp ga Nghĩa Trang (Hoằng kim-Hoằng
Hóa) song song với đường Quốc lộ 1A. Một người đi xe máy trên Quốc lộ 1A
nhìn thấy đoàn tàu đang chạy cùng chiều, vượt lên trước mình và có dự định xác
định tốc độ của đoàn tàu. Em hãy nêu phương án giúp người đi xe máy xác định
được tốc độ của tàu lúc đi qua địa phận giáp ga Nghĩa Trang. Cho rằng chiều dài
của tàu đã biết, lúc đi qua địa phận giáp ga Nghĩa Trang tàu xem như chuyển
động thẳng đều.
Định hướng trả lời
Khi gặp đầu tàu người đó quan sát đồng hồ và giữ tay ga thật đều cho xe
máy chuyển động thẳng đều, quan sát tốc độ của xe máy.
Khi đuôi tàu qua người đó quan sát đồng hồ để xác định thời gian mà đoàn
tàu qua mình.
Gọi l là chiều dài của đoàn tàu ta có: (*)
Từ biểu thức (*) ta xác định vận tốc của tàu bằng cách xác định vận tốc của
xe máy bằng quan sát tốc kế gắn trên xe máy và xác định thời gian t xe máy đi
qua tàu bằng đồng hồ.
BÀI TẬP 3: ĐẾN TRƯỜNG
(Lồng ghép trong dạy bài 2 vật lí cơ bản và nâng cao lớp 10)
Hằng ngày học sinh đi học từ nhà đến trường rồi từ trường về nhà, các bạn nhà
gần trường thì đi bộ, các bạn nhà xa thì dùng phương tiện xe đạp, xe đạp điện.

Học sinh đến trường[10]
Câu hỏi 1: ĐẾN TRƯỜNG
Bạn Hoàn học sinh lớp 10 nhà cách trường 3km hằng ngày đến trường bằng
xe đạp. Giờ vào học của trường quy định là 7h nên hằng ngày bạn phải xuất phát
từ nhà lúc 6 giờ 40 phút. Một hôm, bạn đi nửa đoạn đường đầu với tốc độ
12km/h, trong nửa thời gian còn lại đi với tốc độ 8km/h, và sau cùng do xe
thủng xăm nên bạn đã phải dắt bộ đến trường với tốc độ 4km/h. Hỏi hôm đó bạn

Hoàn có muộn học hay không [5]?
Định hướng trả lời
7


s
2v1
Gọi t2 là thời gian đi nửa quãng đường còn lại, thì theo đề bài trong khoảng
t
thời gian 2 người đó đi với vận tốc v2=8km/h, do đó đoạn đường đi được trong
2
t
t
thời gian này là v2 2 , cuối cùng trong thời gian 2 còn lại người đó dắt bộ với
2
2
t
vận tốc v3=4km/h, do đó đoạn đường đi được trong thời gian này là v3 2 .
2
Thời gian đi nữa đoạn đường đầu tiên là: t1 =

Như vậy ta có :

s
t
t
= v2 2 + v3 2
2
2
2


Thời gian đi nhà đến trường là: t = t1 + t2 =

s
s
1
1
+
= s(
+
)
2v1 v2 + v3
2v1 v2 + v3

1
1
+
) = 0,375(h) = 22,5 phut > (7 h − 6h40')
2.12 8 + 4
Kết quả đó ta thấy bạn hoàn đến trường muộn mất 2,5 phút.
Câu hỏi 2: ĐẾN TRƯỜNG
Bạn Hoàng học sinh lớp 10B 1 trường THPT Triệu Sơn 4, nhà bạn cách
trường 5 km trong một lần đi học bạn đi 3 km trong 12 phút đầu và 2 km trong 8
phút tiếp theo.Trong các nhận định sau đây, nhận định nào đúng [6]?
A.Vận tốc trung bình của Hoàng trong 12 phút đầu lớn hơn vận tốc trung
bình trong 8 phút tiếp theo.
B.Vận tốc trung bình của Hoàng trong 12 phút đầu bằng vận tốc trung bình
trong 8 phút tiếp theo.
C.Vận tốc trung bình của Hoàng trong 12 phút đầu nhỏ hơn vận tốc trung
bình trong 8 phút tiếp theo.

D Không thể kết luận gì về vận tốc trung bình của Hoàng từ những thông
tin đã cho.
Định hướng trả lời
t = 3(

S

1
Vận tốc trung bình trong 12 phút đầu: v1 = t = 15(km / h)
1

S

2
Vận tốc trung bình trong 8 phút sau: v2 = t = 15(km / h) . Chọn đáp án B
2
Câu hỏi 3: ĐẾN TRƯỜNG
Nhà Lan cách trường 5 km, hằng ngày bạn đi học lúc 6h 30 phút và đến
lớp vừa đúng giờ. Ngày hôm nay do phải làm trực nhật nên bạn phải đi với tốc
độ nhanh hơn để đến trường làm trực nhật. Cho biết thời gian làm trực nhật của
Lan là 10 phút. Hỏi hôm nay bạn phải đi với tốc độ nhanh hơn tốc độ ngày
thường tối thiểu bao nhêu để có thời gian làm trực nhật đúng giờ?
Định hướng trả lời

5

+ Tốc độ ngày thường của Lan: v1 = 0,5 = 10 (km / h) .
8



5

+ Tốc độ ngày hôm đó của Lan: v2 = 1 3 = 15(km / h) .
+ Hôm đó Lan phải đi với tốc độ nhanh hơn tốc độ ngày thường tối thiểu là
5 (km/h) để có thời gian làm trực nhật đúng giờ.
Câu hỏi 4: ĐẾN TRƯỜNG
Trong một lần đi học về hai bạn Bình và Minh chia tay nhau tại một ngã tư
Minh đi về hướng Đông với vận tốc không đổi 6km/h, Bình đi về hướng Nam
với vận tốc không đổi 8km/h. Em hãy cho biết sau 6 phút khoảng cách giữa
Minh và Bình là bao nhiêu [9]?
Định hướng trả lời
r
r
Gọi v10 và v20 là các véctơ vận tốc của Bình và Minh đối với mặt đường. Vận
r
r
r
tốc tương đối giữa hai bạn được xác định theo công thức: v12 = v10 + v02
r
r
Vì v10 ⊥ v20 , nên ta có: v12 = v102 + v202 = 10km/h → Khoảng cách d giữa hai bạn
sau 6 phút là: d = v12t = 1(km) .
BÀI TẬP 4: SỰ RƠI TỰ DO
(Lồng ghép trong dạy bài Sự rơi tự do vật lí cơ bản và nâng cao lớp 10)
Tháp nghiêng Pisa là một công trình nghệ thuật nổi tiếng. Galileo
Galilei được cho là đã thả hai quả đạn canon có khối lượng khác nhau từ đỉnh
tháp để chứng minh tốc độ rơi của chúng độc lập với khối lượng. Từ thí nghiệm
nổi tiếng của Galilei mà con người có cái nhìn khác về sự rơi của các vật.

[


Thí nghiệm nổi tiếng của Galileo Galilei tại Tháp nghiêng Pisa[10]
Câu hỏi 1:
Hai vật có khối lượng gấp đôi nhau được thả rơi tự do từ một nơi có độ
cao gấp nhau 2 lần. Kết luận nào sau đây đúng:
A. Vật có khối lượng lớn sẽ chạm đất sớm hơn.
B. Vật có khối lượng lớn nếu ở có độ cao lớn hơn thì sẻ chạm đất với tốc độ
lớn hơn.
C. Vật nào có khối lượng lớn hơn thì rơi với gia tốc lớn hơn.
D.Vật thả rơi từ độ cao lớn hơn sẽ chạm đất với tốc độ lớn hơn.
Định hướng trả lời
Vì sự rơi tự do không phụ thuộc vào khối lượng, vận tốc rơi chỉ phụ thuộc
vào độ cao của vật rơi và vị trí của vật rơi. Tại một vị trí xác định độ cao càng
lớn thì vận tốc tiếp đất. Chọn đáp án D.
9


Câu hỏi 2:
Đối với mỗi nhận định sau, khoanh tròn Đúng/Không đúng.
Nhận định
Đúng / Không đúng
1. Sự rơi nhanh hay rơi chậm của vật rơi tự do không
phụ thuộc vào vị trí rơi mà chỉ phụ thuộc vào khối Đúng / Không đúng
lượng của vật.
2. Chuyển động của các phi công nhảy dù kể từ khi rời
khỏi máy bay cho tới lúc chạm đất coi là một chuyển Đúng / Không đúng
động rơi tự do.
3. Sự rơi tự do có hiệu quãng đường rơi trong những
Đúng / Không đúng
khoảng thời gian bằng nhau liên tiếp là không đổi

4. Trong không khí từ một độ cao xác định một viên
Đúng / Không đúng
gạch rơi nhanh hơn một nửa viên gạch.
5. Sự rơi của chiếc lá trong không khí là sự rơi tự do.
Đúng / Không đúng
[5]
Định hướng trả lời
Nhận định 1: Không đúng. Vì theo tính chất rơi tự do thì nó không phụ
thuộc vào khối lượng mà phụ thuộc vào gia tốc rơi tự do. Mà gia tốc rơi tự do lại
phụ thuộc vào vị trí rơi.
Nhận định 2: Không đúng. Vì chuyển động đó coi là chuyển động rơi tự do
trong giai đoạn phi công chưa buông dù. Khi phi công buông dù thì chuyển động
đó không còn là chuyển động rơi tự do nữa vì khi đó sức cản không khí là đáng
kể.
Nhận định 3: Đúng. Vì rơi tự do là một chuyển động nhanh dần đều nên
hiệu quãng đường giữa các khoảng thời gian bằng nhau liên tiếp là không đổi.
Nhận định 4: Không đúng. Vì trong không khí một viên gạch hay nửa viên
gạch đều có trọng lượng lớn hơn rất nhiều sức cản của không khí nên hai vật đó
đều rơi tự do. Các vật rơi tự do cùng vị trí, cùng độ cao thì rơi như nhau.
Nhận định 5: Không đúng. Vì sự rơi của chiếc lá trong không khí có trọng
lực không lớn hơn rất nhiều lực cản của không khí nên nó không phải là một rơi
tự do.
Câu hỏi 3:
Một tờ giấy khi vo tròn lại rơi nhanh hơn hay chậm hơn khi chưa vo tròn.
Em hãy giải thích vì sao?
Định hướng trả lời
Khi rơi tờ giấy chịu tác dụng của lực cản không khí. Khi vo tròn lại diện
tích tiếp xúc với không khí nhỏ nên lực cản yếu. Vì vậy tờ giấy vo tròn rơi
nhanh hơn.
Câu hỏi 4:

Một viên đạn pháo nổ ở độ cao 400m thành hai mảnh. Mảnh A có vận tốc
v1 = 100m/s hướng thẳng đứng lên trên, mảnh B có vận tốc v2 = 120m/s hướng
thẳng đứng xuống dưới. Khoảng cách giữa hai mảnh đó sau 1s kể từ lúc đạn nổ
là:
A. 120 m
B. 100 m
C. 220 m
D.20 m
10


Định hướng trả lời
Chọn gốc tọa độ tại vị trí đạn nổ, chiều dương hướng thẳng đứng lên trên
và gốc thời gian là lúc đạn nổ.
Phương trình chuyển động của hai mảnh A và B là:
gt 2
gt 2
2
yA = −
+ v1t = −5t + 100t (1)
yB = −
− v2t = −5t 2 − 120t (2)
2
2
Khoảng cách l giữa hai mảnh sau 1s. l = y A − yB = 220t = 220.1 = 220m
Chọn đáp án C
BÀI TẬP 5: MƯA
(Lồng ghép trong dạy bài Tính tương đối của chuyển động- công thức cộng vận
tốc vật lí cơ bản và nâng cao lớp 10)
Mưa là một hiện tượng tự nhiên, là hiện tượng ngưng tụ của hơi nước, tích

tụ đến khi đủ lượng thì sẽ rơi xuống.

Câu hỏi 1: MƯA
Em hãy nêu chu trình thủy học. Trong chu trình đó hãy kể tên những hiện
tượng vật lý mà em biết.
Định hướng trả lời
Nước từ các đại dương, ao hồ, sông ngòi bay hơi, ngưng tụ lại thành các
đám mây trong tầng đối lưu của khí quyển. Khi mây gặp lạnh hơi nước ngưng tụ
tạo thành mưa rơi trở lại Trái Đất, sau đó nước có thể ngấm xuống đất hay theo
các con sông chảy ra biển, ao hồ, sông ngòi để lại tiếp tục lặp lại chu trình.
Những hiện tượng vật lý xảy ra trong chu trình của sự chuyển thể như: bay
hơi, ngưng tụ, rơi, thẩm thấu.
Câu hỏi 2: MƯA
Đối với mỗi nhận định sau, khoanh tròn Đúng/Không đúng.
Nhận định
Đúng / Không đúng
1. Một người ngồi trong ô tô quan sát các hạt mưa rơi thấy
Đúng / Không đúng
hạt mưa rơi thẳng đứng thì xe đứng yên
2. . Một người ngồi trong ô tô quan sát các hạt mưa rơi khi
Đúng / Không đúng
trời lặng gió thấy hạt mưa rơi xiên thì xe chuyển động.
3. Vận tốc của hạt mưa đối với xe có độ lớn nhỏ hơn vận tốc
Đúng / Không đúng
của hạt mưa đối với đất.
11


Định hướng trả lời
Nhận định 1: Không đúng vì nếu trời không có gió thì kết luận trên là đúng,

nếu trời có gió thì kết luận trên chưa đúng vậy nên kết luận này không đúng.
Nhận định 2: Đúng vì nếu ta đứng yên đối với mặt đất ta sẽ quan sát được
quỹ đạo của hạt mưa là thẳng đứng, nếu ta chuyển động thì quan sát được quỹ
đạo hạt mưa là đường thẳng nghiêng so với phương thẳng đứng.
Nhận định 3: Không đúng vì:


Gọi v1,3 là vận tốc của hạt mưa đối với mặt đất


v1,2 là vận tốc của hạt mưa đối với xe.


v2,3 là vận tốc của xe ô tô đối với mặt đất.






Theo công thức cộng vận tốc v1,3 = v1,2 + v2,3 ta vẽ hình
biễu diễn, từ hình ta thấy độ lớn của cạnh huyền luôn
lớn hơn độ lớn của cạnh góc vuông.
Câu hỏi 3: Mưa đá là hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng có
hình dạng và kích thước khác nhau. Kích thước có thể từ 5 mm đến hàng chục
cm, thường cỡ khoảng một vài cm, có dạng hình cầu không cân đối. Bằng kiến
thức Vật lý mà em biết hãy đánh giá sự tàn phá do mưa đá gây ra.
Định hướng trả lời
Những hòn mưa đá rơi xuống xem như là rơi tự do vì vậy vận tốc rơi xuống
đất được xác định v = 2 gh . Ví dụ nếu đám mây đó ở độ cao 1000m thì vận tốc

của những hòn đá rơi xuống có vận tốc cỡ 140m/s, với vận tốc đó có tính sát
thương rất cao nó gây ra đổ nhà, tàn phá cây cối, thậm chí gây chết người.
Câu hỏi 4: MƯA
Một người ngồi trên ô tô, ô tô chuyển động giữa trời mưa, vận tốc của ô tô
so với đất không đổi và bằng 45km/h. Người này nhìn về phía trước qua kính
của ô tô thì thấy hạt mưa rơi theo phương hợp với phương thẳng đứng một góc
450. Hãy tính vận tốc của hạt mưa so với mặt đất và so với ô tô.
Định hướng trả lời:




Gọi v1,3 là vận tốc của hạt mưa đối với mặt đất, v1,2 là


vận tốc của hạt mưa đối với xe, v2,3 là vận tốc của xe ô tô
đối với mặt đất.






Theo công thức cộng vận tốc: v1,3 = v1,2 + v2,3 ta vẽ hình
biễu diễn, từ hình ta tính được:
Vận tốc của hạt mưa đối với đất là: v1,3 =

v2,3
tan 450
v2,3


= 45(km / h)

Vận tốc của hạt mưa đối với xe là: v1,2 = Sin450 =

45
= 63, 45(km / h)
1 2

BÀI TẬP 6: THANG CUỐN
12


(Lồng ghép trong dạy bài Tính tương đối của chuyển động- công thức cộng vận
tốc vật lí nâng cao lớp 10)

Thang cuốn là một thiết bị vận chuyển người bằng băng truyền. Thang cuốn
là loại thang máy đặc biệt gồm hệ thống những bước thang có thể chuyển lên
trên hay xuống dưới liên tục nối tiếp nhau thành vòng tròn khép kín liên hoàn,
và ăn khớp với nhau bằng những khe sâu trên bề mặt. Đường đi của thang cuốn
phổ biến là đường thẳng nhưng một số khác được thiết kế dạng xoắn ốc để tiết
kiệm diện tích. Thang cuốn thường được lắp đặt ở các sân bay, siêu thị, trung
tâm thương mại, các ga tàu điện... Thang cuốn hiện đại được sử dụng từng đôi
với một chiều lên và một chiều xuống.
Câu hỏi 1: THANG CUỐN
Tại các siêu thị có những thang cuốn để đưa khách đi. Một thang cuốn tự
động để đưa khách từ tầng trệt lên tầng lầu. Nếu khách đứng yên trên thang để
nó đưa đi thì mất thời gian t1 = 25 giây. Nếu thang đứng yên mà khách bước lên
đều trên thang thì phải đi hết thời gian t 2 = 60 giây. Xem các chuyển động đều là
thẳng đều.

Hỏi nếu thang chuyển động, đồng thời khách bước đi lên trên thang thì phải
mất bao lâu để đi được từ tầng trệt lên tầng lầu [8].
Định hướng trả lời
Gọi v1 là vận tốc của thang so với vật mốc là mặt đất, v 2 là vận tốc của
người đi so với mặt thang, s là chiều dài thang tính từ tầng trệt lên tầng lầu.
- Khi chỉ có thang chuyển động thì: s = v1t1
(1)
- Khi chỉ có người chuyển động thì: s = v2t2
(2)
- Khi người và thang cùng chuyển động trong thời gian t vận tốc của người là
v = v1 + v2

Thời gian chuyển động là:
t=

s
s
tt
25.60
=
= 1 2 =
= 17,65 (s)
v v1 + v2 t1 + t2 25 + 60

Câu hỏi 2: THANG CUỐN
13


Trên cầu thang cuốn có một người đi bộ, cạnh bên mặt đất có người thứ hai
đi bộ cùng vận tốc với người đi bộ trên cầu thang cuốn.

Khoảng
cách từ
điểm bắt
đầu

Đồ thị khoảng cách - thời gian dưới đây biểu
thị “đi bộ trên cầu thang cuốn” và “đi bộ trên
mặt đất cạnh cầu thang cuốn.”
Hãy vẽ đồ thị biểu diễn quan hệ khoảng
cách theo thời gian của người chỉ đứng yên trên
cầu thang cuốn [8].
Định hướng trả lời
Đồ thị khoảng cách giữa hai người là một
đường thẳng đi qua hai điểm:
+ Điểm thứ nhất là gốc tọa độ là điểm
xuất phát.
+ Điểm thứ 2 được xác định bằng cách kẻ
đường vuông góc trục thời gian để xác định
các khoảng cách tương ứng đi được trong
cùng một thời gian.

Đi bộ
trên cầu
thang
cuốn
Đi bộ
trên mặt
đất

0


Khoảng
cách từ
điểm bắt
đầu

Thời
gian

Đứng yên trên
cầu thang cuốn

Đi bộ
trên cầu
thang
cuốn

Đi bộ
trên mặt
đất

0

Thời
gian

BÀI TẬP 7: THÍ NGHIỆM
(Lồng ghép trong dạy bài khảo sát thực nghiệm chuyển động thẳng- vật lí 10
nâng cao và bài sự rơi tự do, bài Thực hành xác định gia tốc rơi tự do vật lí lớp
10 Cơ bản và nâng cao).

Thí nghiệm Vật lý là giai đoạn rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu và
học Vật lý. Thí nghiệm giúp ta kiểm nghiệm lại kiến thức và tìm kiến thức Vật
lý mới.

14


Câu hỏi 1: THÍ NGHIỆM
Để khảo sát chuyển động rơi của các vật trong không khí một học sinh tiến
hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Thả rơi một tờ giấy và một hòn sỏi cùng một nơi.
Thí nghiệm 2: Thả rơi một tờ giấy vo tròn và một hòn sỏi cùng một nơi.
Thí nghiệm 3: Thả hai tờ giấy cùng kích thước nhưng một tờ giấy vo tròn một tờ
giấy để phẳng.
Thí nghiệm 4: Thả một hòn bi và một tấm bìa phẳng đặt nằm ngang.
Sau khi tiến hành thí nghiệm học sinh đưa ra kết luận sau:
Thí nghiệm 1: Chứng tỏ vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
Thí nghiệm 2: Hai vật nặng nhẹ khác nhau lại rơi nhanh như nhau.
Thí nghiệm 3: Hai vật nặng nhẹ như nhau lại rơi nhanh, chậm khác nhau.
Thí nghiệm 4: Vật nặng và nhẹ rơi nhanh như nhau.
Hỏi em đó đã đưa ra được mấy kết luận đúng [4]?
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Định hướng trả lời
Thí nghiệm 1: Chứng tỏ vật năng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
Thí nghiệm 2: Hai vật nặng nhẹ khác nhau lại rơi nhanh như nhau.
Thí nghiệm 3: Hai vật nặng nhẹ như nhau lại rơi nhanh, chậm khác nhau.
Thí nghiệm 4: Vật nhẹ rơi nhanh hơn vật nặng.

Vì vậy kết luận 1,2,3 là đúng nhưng kết luận 4 là sai. Chọn đáp án B
Câu hỏi 2: THÍ NGIỆM
Trong thí nghiệm khảo sát chuyển động thẳng của một vật người ta ghi lại
ví trị và thời gian của vật như bảng sau [4]
VÞ trÝ A
B
C
D
E
G
H
I
t (s)
0
0,1
0,2
0,3
0,4
0,5
0,6
0,7
x
0
0,16 0,65 1,42 2,58 4,0
5,71 7,78
(dm)
Từ bảng số liệu đó em hãy đề xuất các phương án xác định tính chất của
chuyển động đó.
Định hướng trả lời
Phương án 1: Vẽ đồ thị tọa độ - thời gian.

Kết quả vẽ đồ thị tọa độ - thời gian của
chuyển động ta thấy nó là một nhánh Parabol
chứng tỏ chuyển động của nó là một chuyển
động thẳng nhanh dần đều.

15


Phương án 2: Vẽ đồ thị vận tốc - thời gian.
Vận tốc trung bình trong từng giai đoạn được tính như bảng sau [4]:
t2-t1 (s)
0,1- 0
0,2-0,1 0,3-0,2 0,4-0,3 0,5-0,4 0,6-0,7 0,7-0,6
vtb(dm/s)
1,6
4,9
7,7
11,6
14,2
17,1
20,7
Trong thực nghiệm vận tốc tức thời được tính theo phương pháp số, khi t 2 t1 đủ nhỏ thì vận tốc tức thời tại thời điểm t =

t1 + t2
có giá trị bằng vận tốc trung
2

bình trong thời gian đó. Vì vậy vận tốc tức thời của vật được xác định theo bảng
sau [5]:
t(s)

0,5
1,5
2,5
3,5
4,5
5,5
6,5
vtb(dm/s)
1,6
4,9
7,7
11,6
14,2
17,1
20,7

Từ bảng số liệu trên ta dựng được
đồ thị vận tốc - thời gian như sau:
Từ đồ thị vận tốc thời gian ta thấy
nó là một đoạn thẳng nên chuyển
động đó là một chuyển động thẳng
nhanh dần đều.
Phương án 3: Tính hiệu giữa hai quảng đường liên tiếp trong những
khoảng thời gian bằng nhau bằng 0,1s.
0,4
- 0,5
- 0,6
- 0,7
t2 - t1 (s)
0,1 - 0

0,2 - 0,1 0,3 - 0,2
0,3
0,4
0,7
0,6
S (dm)
0,16
0,47
0,77
1,16
1,42
1,71
2,07
Từ bảng số liệu trên ta nhận thấy
S2 - S 1
S 3 - S2
S4 - S 3
S5 - S 4
S6 - S 5
S7 - S 6
0,31 (dm) 0,3 (dm)
0,39 (dm) 0,26 (dm) 0,29 (dm)
0,29 (dm)
Với sai số cho phép có thể xem như hiệu giữa hai quảng đường liên tiếp
không đổi, nên chuyển động vật là chuyển động thẳng nhanh dần đều.
Câu hỏi 3: THÍ NGHIỆM
Một bạn đã làm thí nghiệm chuyển
động của bọt khí trong ống thẳng đứng
và ghi lại số liệu rồi vẽ đồ thị như hình
bên. Mỗi đường thẳng trên đồ thị ứng

với góc nghiêng của ống. Em hãy cho
biết kết luận nào sau đây là sai [6]?
16


A.Ống có độ nghiêng lớn có vận tốc
tăng nhanh hơn ống có độ nghiêng nhỏ.
B. Vận tốc của bọt khí tăng tỉ lệ thuận với góc nghiêng.
C. Quan sát chuyển động của bọt khí ta có thể tính được vận tốc của các chuyển
động.
D. Quan sát chuyển động của bọt khí ta thấy chuyển động của bọt khí là chuyển
động thẳng không đều.
Định hướng trả lời
Quan sát đồ thị ta có nhận xét:
+ Ống có độ nghiêng lớn thì đường biểu diễn dốc lớn hơn, chứng tỏ vận tốc của
bọt khí lớn hơn nên đáp án A đúng.
+ Vận tốc chỉ đồng biến với độ nghiêng chứ không tỉ lệ thuận với độ nghiêng
nên đáp án B sai.
+ Từ đồ thị có thể tính vận tốc của mỗi chuyển động nên đáp án C là đúng.
+ Quãng đường của các bọt khí đi được trong những khoảng thời gian bằng
nhau là không bằng nhau nên chuyển động của các bọt khí là không đều nên đáp
án D đúng
Câu hỏi 4: THÍ NGHIỆM
Khi làm thí nghiệm về động chuyển động học, bạn Vân đã ghi lại số liệu và
đồ thị dưới đây. Hãy trình bày 2 cách tính gần đúng vận tốc tức thời của vật
chuyển động tại thời điểm t=0.2(s) [6].
t (s)
0

S (cm)

0

0,1
0,2

2,2
5,6

0,3
0,4

10,2
15,8

0,5
0,6

23,0
31,4

0,7
0,8

40,8
51,5

Định hướng trả lời
Cách 1: Tính theo bảng số liệu.
+ Lấy giá trị lân cận của t = 0,2s.


10, 2 − 2, 2

+ Tính gần đúng vận tốc tức thời v = 0,3 − 0,1 = 0, 4(m / s )
Cách 2: Tính theo đồ thị.
+ Trên đường cong ta lấy điểm M ứng với t = 0,2(s)
+ Tại điểm M vẽ tiếp tuyến với đường cong cắt trục t = 0,08(s)
17


+ Ta nhận thấy ứng với s = 30 (cm) thì t=0,78(s)
30 − 0

+ Tính gần đúng vận tốc tức thời v = 0, 78 − 0, 08 = 0, 43(m / s)
Trong hai cách trên có sai khác nhau. Trong phạm vi sai số có thể chấp nhận
được.
Cách chấm điểm đánh giá – xem phụ lục 2: HƯỚNG DẪN CHẤM.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân đồng nghiệp và nhà trường.
Để đánh giá sự hiệu quả và tính khả thi của đề tài trong dạy học hiện tại và
trong tương lai, từ đó hướng tới việc mở rộng phạm vi áp dụng cho cả chương
trình Vật lý THPT tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm đề tài. Thực nghiệm sư
phạm tiến hành với học sinh hai lớp 10A 1 (đối chứng) và 10A2 (thực nghiệm)
của trường THPT Triệu sơn 4 năm học 2016 - 2017. Đối tượng học sinh ở hai
lớp này đều có học lực từ khá trở lên và có kết quả khảo sát môn Vật lý trước
khi áp dụng phương pháp mới là gần như nhau.
Cách tiến hành:
Tôi đưa hệ thống bài tập thiết kế theo hướng tiếp cận pisa giảng dạy ở lớp
thực nghiệm (10A ), các bài tập được thực hiện ở các tiết bài tập, tiết tự chọn,
2


dạy khối buổi chiều, giao bài tập về nhà.
Lớp đối chứng (10A ) dạy hệ thống bài tập theo truyền thống. Sau đó so
1

sánh kết quả học tập và sự yêu thích môn học của học sinh ở lớp thực nghiệm và
lớp đối chứng.
Kết quả thu được như sau:
Đối với lớp đối chứng: Giáo viên giảng dạy bình thường theo hệ thống bài
tập truyền thống, lớp học chưa sôi nổi, các em cảm thấy nhàm chán, sợ giải
những bài toán mang nội dung toán học nhiều hơn Vật lý, học sinh tiếp nhận
kiến thức một cách thụ động, do đó làm cho kết quả học tập còn hạn chế.
Đối với lớp thực nghiệm: Học sinh rất hứng thú học tập, việc lồng ghép các
bài tập trải nghiệm thực tế theo hướng tiếp cận pisa đã kích thích được tính sáng
tạo và khả năng vận dụng kiến thức Vật lý để giải quyết vấn đề thực tế của các
em, tạo ra bầu không khí học tập sôi nổi, thoải mái không nhàm chán, các em
nắm vững kiến thức Vật lý sâu sắc hơn, phân tích chuyên nghiệp hơn. Việc giải
hệ thống bài tập này giúp các em rèn luyện được năng lực, vận dụng kiến thức
Vật lý vào giải quyết vấn đề thực tế qua đó giúp giáo viên đánh giá tốt hơn học
sinh về mặt năng lực, đây là vấn đề đổi mới đánh giá học sinh.

18


Cùng với việc thực hiện đánh giá qua hệ thống bài tập ở trên tôi còn khảo
sát sự yêu thích môn học thông qua việc lồng ghép các bài tập trải nghiệm mang
tính thực tế theo định hướng tiếp cận PSSA, kết quả thu được như sau:
Lớp


số

42

Rất thích

Thích

Bình thường

Không thích

10A1
3 7,14% 7 16,67% 20 47,62% 12 28,57%
(đối
chứng)
10A2
41 13 31,71 17 41,46% 9
21,95
2
4,88%
(Thực
%
%
nghiệm)
Từ những kết quả thu được như trên, có thể rút ra kết luận rằng: Đề tài có
tính khoa học, hiệu quả cao, có thể vận dụng tốt trong dạy học.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
Lồng ghép các bài tập trải nghiệm theo hướng tiếp cận pisa có tác dụng
giúp học sinh nắm vững kiến thức, phát triển tư duy và rèn luyện một số kĩ năng
như đọc hiểu văn bản, phân tích và vẽ sơ đồ, phân tích đồ thị, vẽ đồ thị, hoạt
động hợp tác nhóm, góp phần đưa kiến thức Vật lý mà các em học được vào

thực tiễn, giúp học sinh có hứng thú, say mê học tập, từ đó góp phần nâng cao
hiệu quả dạy học môn Vật lý ở trường THPT.
Mặc dù bản thân rất cố gắng nhưng không thể tránh khỏi đề tài vẫn còn
những thiếu sót. Rất mong độc giả đọc và góp ý để đề tài ngày càng hoàn thiện
hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm
2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Lê Thị Tâm

19


Tài liệu tham khảo
[1]. Chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia về
giáo dục Toán học phổ thông - Đỗ Tiến Đạt (2011).
[2]. Chương trình đánh giá quốc tế PISA tại Việt Nam - Lê Thị Mỹ Hà (2011).
[3]. Sách giáo khoa vật lý 10 cơ bản – Lương Duyên Bình; Nguyễn Xuân Chi,
Tô Giang, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh - NXB Giáo dục.
[4]. Sách giáo khoa vật lý 10 nâng cao - Nguyễn Thế Khôi, Phạm Quý Tư,
Lương Tấn Đạt, Lê Chân Hùng, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Đình Thiết, Bùi
Trọng Tuân - NXB Giáo dục.

[5]. Sách bài tâp vật lý 10 cơ bản - Lương Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi, Tô
Giang, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh - NXB Giáo dục.
[6]. Sách bài tâp vật lý 10 nâng cao - Lê Trọng Tường, Lương Tấn Đạt, Lê Chân
Hùng, Phạm Đình Thiết, Bùi Trọng Tuân - NXB Giáo dục.
[7]. Tài liệu đổi mới Phương pháp dạy học - TS Nguyễn Văn Cường.
[8]. Cơ sở vật lý Tập 1 - David Halliday, Robert Resnick, Jearl Walker.
[9]. Báo Vật lý tuổi trẻ.
[10]. Tham khảo hình ảnh trên mạng Internet

20


PHỤ LỤC
Phụ lục 1. (Tài liệu tham khảo: Chương trình đánh giá HS quốc tế PISA- tác
giả Đỗ Tiến Đạt; Chương trình đánh giá quốc tế PISA tại Việt Nam - Cơ hội
và thách thức- Tác giả Lê Thị Mỹ Hà).
1.Giới thiệu một số khung đánh giá năng lực
+ Khung đánh giá nhận thức của B.Bloom: B.Bloom phân mục tiêu giáo
dục thành 6 cấp độ về nhận thức, 5 cấp độ về kỹ năng và 5 cấp độ về tình cảm thái độ. Khung đánh giá của Bloom chú trọng đo các mức độ đạt được mục tiêu
giáo dục ở khả năng nhận thức của học sinh.
+ Khung đánh giá các cấp độ tư duy: Khung đánh giá chú trọng đến các
cấp độ tư duy của học sinh và phát huy khả năng sáng tạo của học sinh. Khung
đánh giá này có 4 cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng cấp độ thấp, vận dụng
cấp độ cao.
+ Khung đánh giá theo Stiggins: Đánh giá khách quan học tập của học
sinh dựa theo 4 nhóm mục tiêu: nắm vững kiến thức, trình độ suy luận, kỹ năng
thực hành, năng lực tạo sản phẩm. Đánh giá khách quan học tập của học sinh là
đánh giá mức độ đạt được các mục tiêu học tập cụ thể trên.
+ Khung đánh giá của PISA: Khung đánh giá PISA chú trọng đến khả
năng vận dụng kiến thức đã học vào xử lý, giải quyết các tình huống thực tiễn

(chính là đánh giá năng lực).
Cấp độ 1: Ghi nhớ, tái hiện: Nhớ lại các đối tượng, định nghĩa và tính
chất, thực hiện được một cách làm quen thuộc, áp dụng một thuật toán tiêu
chuẩn.
Cấp độ 2: Kết nối và tích hợp: Kết nối, tích hợp thông tin để giải quyết
các vấn đề đơn giản, tạo kết nối trong các cách biểu đạt khác nhau, đọc và giải
thích được các kí hiệu và ngôn ngữ hình thức và hiểu mối quan hệ của chúng với
ngôn ngữ tự nhiên.
Cấp độ 3: Khái quát hóa, suy luận: Nhận rõ nội dung trong tình huống có
vấn đề phải giải quyết, sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề, biết phân tích,
suy luận, lập luận, chứng minh toán học.
2. Cấu trúc của bài toán đánh giá theo hướng PISA: Cấu trúc của một
bài toán bao gồm ba phần: phần tiêu đề, phần dẫn, phần câu hỏi.
+ Phần tiêu đề: Là phần đầu đề của bài toán, tiêu đề mô tả những tình
huống thực tiễn, tiêu đề phải ngắn gọn, mô tả phù hợp với nội dung của bài toán.
+ Phần dẫn: Phần dẫn là thông tin được đưa ra như một ngữ cảnh cho
nhiều câu hỏi (có thể trình bày dưới dạng văn bản, hình ảnh, hình vẽ, bảng, biểu
đồ, …). Chọn tài liệu cho phần dẫn ngữ cảnh phù hợp với học sinh 15 tuổi,
nguồn có thể là một sự việc, sự kiện trong thực tế, báo, tạp chí, ký sự, web... nên
là một nguồn đáng tin cậy, không phải “Tạp chí nhà trường” thích hợp với các
nền văn hoá và ngôn ngữ, nội dung không nên trở thành lỗi thời.
- Phần dẫn tốt là phần dẫn thông tin được đưa ra như một ngữ cảnh cho
nhiều câu hỏi hợp lý, phong phú và hấp dẫn, có tính thử thách “tối ưu”, không
quá khó và không quá dễ, không đưa ra những thách thức thiếu tự nhiên và
1


không thực tế, có thể gợi ra câu hỏi tìm kiếm, bình đẳng và công bằng giữa các
nước tham gia.
- Phần dẫn không tốt là phần dẫn đưa ra hành vi phạm tội hoặc phản cảm,

chấn thương, sex, tôn giáo, chính trị hoặc các vấn đề nhạy cảm khác. Hành vi
xấu xa, bạo lực, phân biệt chủng tộc, vô đạo đức hoặc thiếu trách nhiệm. Những
khuôn mẫu không mong muốn, nghiện hút, nghiện rượu, những cám dỗ dẫn đến
nguy hiểm, ngôn ngữ thô tục. Trông đợi quá nhiều hoặc quá ít vào học sinh,
phần dẫn dựa trên những kiến thức không quen thuộc, phần dẫn mà học sinh 15
tuổi cho rằng đó chỉ là thách thức cho những trẻ mần non hay tiểu học.
+ Câu hỏi: Các dạng câu hỏi, câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa
chọn đơn giản, câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn, câu hỏi đóng đòi
hỏi trả lời ngắn hoặc dài, câu hỏi mở đòi hỏi trả lời ngắn, câu hỏi mở đòi hỏi trả
lời dài.
* Câu hỏi trắc nghiệm khách quan đơn giản: Việc viết câu hỏi trắc nghiệm
khách quan yêu cầu mức độ kỹ năng cao. Mức độ kỹ năng này là nhân tố rất
quan trọng trong việc đưa ra các đánh giá đúng đắn về năng lực và kiến thức.
Khi xây dựng câu hỏi trắc ngiệm khách quan ta cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Những học sinh trả lời “không biết” hoặc không thể hiểu câu trả lời để có
cơ hội đoán một đáp án đúng trong 4 phương án.
- Nếu các phương án đều đáng ngờ thì cơ hội để đoán đúng câu trả lời là
khoảng 25% (nếu có 4 phương án).
- Nếu học sinh có đủ kiến thức để loại đi một phương án sai thì cơ hội đoán
đúng câu trả lời sẻ tăng lên.
- Câu trả lời đúng và các phương án nhiễu đáng tin cậy đưa ra các gợi ý
(hoặc tài liệu để so sánh) khiến học sinh không thể đưa ra câu trả lời.
- Chỉ có một câu trả lời đúng duy nhất.
- Có nhiều phương án nhiễu đáng tin cậy và không đưa ra những gợi ý liên
quan để chấp nhận hoặc từ chối.
- Các phương án đúng phải có cùng độ dài, ngôn ngữ với các phương án
nhiễu, phải là đúng hoặc là câu trả lời tốt nhất, bảo đảm nó là một.
- Các câu nhiễu phải là sai nhưng hợp lý, không phải là đúng một nửa, phải
phức tạp song song với đáp án.
* Câu hỏi nhiều lựa chọn phức hợp

- Cho phép đánh giá hiểu biết toàn diện sâu hơn và rộng hơn về một khái
niệm hoặc một quy trình.
- Có thể giúp giảm bớt nhu cầu đưa ra lời giải.
- Tất cả các phần trong một câu hỏi phải liên quan đến cùng một khái niệm
hoặc một quy trình.
- Khó khăn là làm sao để sử dụng những từ ngữ ngắn gọn, súc tích để diễn
đạt câu hỏi.
- Nói chung là đối với những câu hỏi dạng này thì học sinh khó dành được
điểm.
* Câu hỏi đóng, mở đòi hỏi trả lời ngắn hoặc dài
2


- Mục đích câu hỏi đóng, mở đòi hỏi trả lời ngắn hoặc dài, mô tả ngắn gọn
mục đích của câu hỏi. Nội dung câu hỏi mô tả về nghề nghiệp, cá nhân, khoa
học, hoặc xã hội.
+ Câu hỏi với câu trả lời mở tốt câu trả lời phải là:
- Rõ ràng, không mơ hồ.
- Các câu trả lời có thể phân vào các câu trả lời tiêu chuẩn.
- Tránh những câu trả lời hời hợt.
- Với câu hỏi yêu cầu trả lời mở, kỹ năng của cán bộ mã hoá và tác giả xây
dựng hướng dẫn mã hoá trở nên rất quan trọng trong việc đưa ra các đánh giá
đúng đắn và mang tính so sánh.
+ Câu hỏi với câu trả lời mở ngắn thường là:
- Các câu hỏi đơn giản và dễ hiểu hơn.
- Điển hình một câu trả lời tốt nhất, một câu trả lời số, một tên, chọn một
giá trị, vị trí trong biểu đồ hoặc bản đồ.
+ Câu trả lời mở dài: Các câu hỏi câu trả lời mở dài là cách để đo mức độ
cao hơn suy nghĩ, hiểu biết và việc áp dụng kiến thức của học sinh. Có một số
thách thức trong việc sử dụng các câu hỏi có câu trả lời mở dài:

- Soạn hướng dẫn mã hoá đáp ứng yêu cầu.
- Thời gian và chi phí trong hướng dẫn mã hóa.
- Duy trì tính nhất quán và độ tin cậy giữa những người chấm khác nhau.
- Quá trình này thường yêu cầu các hệ thống giám sát tính thống nhất và
chính xác của hướng dẫn mã hóa.
3. Mã hóa bài thi PISA
a) Quy định về mã hóa
Dạng trả lời
Tính chất
Quy định mã hóa
Đáp án nhiều lựaChỉ chọn một đáp án trongKhông yêu cầu (câu trả lời được
chọn
nhiều đáp án được nêu ra.
nhập trực tiếp).
Đáp án nhiều lựaLựa chọn trong một chuỗi cácKhông yêu cầu (câu trả lời được
chọn phức hợp đáp án dạng đúng/ sai hoặcnhập trực tiếp vào máy tính).
có/không.
Các đáp án đóngViết câu trả lời ngắn hoặc đápMột số không yêu cầu (câu trả lời
được cho sẵn
án tính toán số học, câu trả lờiđược nhập trực tiếp vào máy tính).
rõ ràng chỉ có một kết quả.
Mã hóa đối với một số câu hỏi gán
mã tham chiếu với hướng dẫn mã
hóa.
Trả lời ngắn
Câu trả lời ngắn hoặc đáp ánMã hóa, gán mã tham chiếu với
tính toán số học, nhưng nhiềuhướng dẫn mã hóa.
cách đưa ra đáp án.
Đáp án mở
Câu trả lời dài (ví dụ: Yêu cầuMã hóa, gán mã tham chiếu với

lập luận hoặc trình bày chi tiếthướng dẫn mã hóa.
lời giải.
b) Các mã trong PISA. Có hai cách mã hóa:
3


×