Tải bản đầy đủ (.docx) (85 trang)

CÁC yếu tố LIÊN QUAN đến sự LO âu của NGƯỜI BỆNH TRƯỚC PHẪU THUẬT TIÊU hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (602.79 KB, 85 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

KIÊN GIANG

KIÊN GIANG

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ LO ÂU CỦA
NGƯỜI BỆNH TRƯỚC PHẪU THUẬT TIÊU HÓA

Chủ nhiệm đề tài: Võ Thị Yến Nhi
Khoa Điều dưỡng

Kiên Giang, tháng 7 năm 2018


TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

KIÊN GIANG

KIÊN GIANG

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ LO ÂU CỦA
NGƯỜI BỆNH TRƯỚC PHẪU THUẬT TIÊU HÓA



ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

(KHOA ĐIỀU DƯỠNG)

(Võ Thị Yến Nhi)

Kiên Giang, tháng 7 năm 2018
MỤC LỤC

2
2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

APAIS: The Amsterdam Preoperative Anxiety and Information Scale
ANOVA: Analysis of Variance
BIPQ: Brief Illness Perception Questionnaire
F: giá trị kiểm định phân tích phương sai ANOVA
HADS: Hospital Anxiety Depression Scale
HADS-A: Hospital Anxiety Depression Scale-Anxiety
HAM-A: Hamilton Anxiety Rating Scale
MDSS: Multi-Dimensional Support Scale
n: số người bệnh
p: mức ý nghĩa thống kê
STAI: The State-Trait Anxiety Inventory
STAI-S: The State Anxiety Inventory

STAI-T: The Trait Anxiety Inventory
SPSS: Statistical Package for the Social Sciences
t: giá trị kiểm định t test
r: hệ số tương quan
VAS-A: Visual analog scale for Anxiety

3
3


BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ TIẾNG ANH-TIẾNG VIỆT
Tiếng Việt
Biến số can thiệp
Đo lường sự thoải mái
Hành vi tìm kiếm sức khỏe
Lý thuyết về sự thoải mái của Kolcaba
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe
Sự thoải mái
Tính toàn vẹn tổ chức

Tiếng Anh
Intervening variables
Comfort measures
Health-seaking behaviors
Kolcaba’s theory of comfort
Health care needs
Comfort
Institutional integrity

4

4


DANH MỤC CÁC BẢNG

5
5


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
SƠ ĐỒ
HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Cấu tạo hệ tiêu hóa của người

6
6


7

ĐẶT VẤN ĐỀ
Lo âu là trạng thái tâm lý thường xảy ra ở những người bệnh nằm viện, đặc biệt
là những người bệnh được điều trị bằng phẫu thuật. Tình trạng lo âu có thể xảy ra ở
cả trước, trong hay sau phẫu thuật. Trong đó, lo âu trước phẫu thuật có tác động lớn
đến hiệu quả điều trị của người bệnh và cũng là một trong những mối quan tâm của
người chăm sóc. Lo âu trước phẫu thuật tác động trực tiếp đến sự thành công của
cuộc phẫu thuật đặc biệt là quá trình gây mê hồi sức, đồng thời nó còn ảnh hưởng
đến sự phục hồi sức khỏe của người bệnh sau phẫu thuật. Theo Osborn và cộng sự
(2004) [49], người bệnh lo âu quá mức trước phẫu thuật đòi hỏi tổng liều gây mê
lớn hơn và dễ có những cử động không mong muốn khi đang trong gây mê. Theo

Ali và cộng sự (2014) [15], lo âu trước phẫu thuật cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự
phục hồi gây mê và kiểm soát đau sau phẫu thuật. Sự lo âu quá mức và liên tục của
người bệnh có thể ảnh hưởng đến thể chất, tâm lý, chất lượng cuộc sống, công việc
và có thể kéo dài tình trạng bệnh [53]. Theo kết quả nghiên cứu của Tanaka và cộng
sự (2012) [55] trên người bệnh phẫu thuật vùng bụng cho thấy người bệnh có nguy
cơ hạ thân nhiệt ở giai đoạn sớm trong gây mê có thể được dự đoán bằng cách đo
lường mức độ lo âu của người bệnh trước phẫu thuật.
Xác định tình trạng lo âu trước phẫu thuật của người bệnh đã được thực hiện
trong nhiều nghiên cứu trên thế giới. Theo Jlala (2010) [31], lo âu trước phẫu thuật
được tìm thấy với tỉ lệ lên đến 80%. Tại United Kingdom, 82% người bệnh có lo âu
trước phẫu thuật [44]. Theo Rosiek và cộng sự (2016)[50], 55% người bệnh lo âu
trước phẫu thuật mức độ trung bình tại Ba Lan. Tại Việt Nam, một báo cáo ở Thái
Nguyên có đến 100% người bệnh có lo âu trước phẫu thuật vùng bụng và 75% lo âu
mức độ trung bình [57], tại Phú Thọ tỉ lệ này là 98,9% và 50% người bệnh mức độ
trung bình [23]. Phẫu thuật tiêu hóa là điều trị ngoại khoa thường gặp trong bệnh
viện. Tại bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, có 30% trường hợp
phẫu thuật tiêu hóa trong năm 2010 [11], 21,94% trường hợp được ghi nhận tại
Đồng Nai [4] và 27,5% tại bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Tháp từ 2003-2007 [6].

7


8

Bệnh viện đa khoa Kiên Giang là bệnh viện hạng một trực thuộc tỉnh Kiên
Giang, với quy mô 1600 giường, chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho hơn 1,8
triệu dân của tỉnh Kiên Giang và các tỉnh lân cận. Khoa Ngoại Tổng quát bệnh viện
đa khoa Kiên Giang điều trị hơn 7600 người bệnh trong năm 2016, điều trị phẫu
thuật theo chương trình chiếm 36,3% các trường hợp phẫu thuật, trong đó phẫu
thuật tiêu hóa cũng là phẫu thuật phổ biến tại khoa nhưng tính đến hiện nay chưa có

nghiên cứu nào xác định tình trạng tâm lý cũng như mức độ lo âu của người bệnh
trước phẫu thuật.
Mức độ lo âu ở mỗi người bệnh điều trị phẫu thuật là không giống nhau. Tìm
hiểu tâm lý cũng như tình trạng lo âu của người bệnh là một trong những vai trò của
người điều dưỡng ngoại khoa trong việc chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật. Với
mong muốn xác định mức độ lo âu và các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng lo âu của
người bệnh trước phẫu thuật tiêu hóa để từ đó có hướng can thiệp phù hợp giúp
người bệnh giảm lo âu trước phẫu thuật cũng như sự phục hồi sớm sau phẫu thuật.
Vậy mức độ lo âu của người bệnh phẫu thuật tiêu hóa tại bệnh viện đa khoa Kiên
Giang như thế nào? Có hay không mối liên quan giữa lo âu trước phẫu thuật với đặc
điểm nhân khẩu học, đặc điểm bệnh, nhận thức về bệnh của người bệnh và sự hỗ trợ
xã hội? Hiện nay vẫn chưa có câu trả lời. Đó là lí do chúng tôi thực hiện đề tài này.

8


9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.
Lý thuyết điều dưỡng và sự ứng dụng trong nghiên cứu
1.1.1. Vài nét giới thiệu lý thuyết về sự thoải mái của Kolcaba (Katharine Kolcaba’s

theory of comfort)
• Tầm quan trọng của sự thoải mái
Theo McIlveen & Morse (1995) [42], thoải mái là một trong những tiêu chuẩn
quan trọng để đánh giá vai trò cuả người điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh vì
nếu người bệnh được thoải mái, có nghĩa là bệnh đã được hồi phục. Vai trò của sự
thoải mái trong chăm sóc điều dưỡng từ năm 1900 đến 1980 có sự thay đổi theo
thời gian. Từ năm 1900 đến 1929 sự thoải mái là tiêu chuẩn đạo đức của việc chăm

sóc. Từ năm 1930 đến 1959 sự thoải mái được coi là một chiến lược để đạt được các
khía cạnh cơ bản của chăm sóc điều dưỡng. Từ năm 1960 đến 1980 sự thoải mái trở
thành một mục tiêu trong chăm sóc điều dưỡng.
Harmer (1926) [56] cho rằng bắt đầu việc chăm sóc điều dưỡng là quan tâm đến
việc cung cấp một “không khí thoải mái”. Theo Goodnow (1935) [56], trong cuốn
sách về kỹ thuật của điều dưỡng, một điều dưỡng luôn được đánh giá qua khả năng
làm cho người bệnh được thoải mái. Sự thoải mái về cả hai mặt thể chất và tinh
thần, nhiệm vụ của người điều dưỡng không chỉ kết thúc với việc chăm sóc về mặt
thể chất mà cả thoải mái về tinh thần. Thoải mái về tinh thần đạt được chủ yếu bằng
việc cung cấp sự thoải mái về thể chất và thay đổi môi trường cho người bệnh.
• Nội dung lý thuyết về sự thoải mái cuả Kolcaba
Sau khi lấy bằng thạc sĩ điều dưỡng, Kolcaba đã làm việc tại Trường đại học
Akron. Trong thời gian này, Kolcaba đã xuất bản khái niệm phân tích về sự thoải
mái cùng với chồng cô (Kolcaba & Kolcaba, 1991), tình trạng thoải mái như là kết
quả của chăm sóc (Kolcaba, 1992a), khái niệm thoải mái trong lý thuyết trung gian
(Kolcaba, 1994) và thử nghiệm lý thuyết trong một nghiên cứu can thiệp (Kolcaba
& Fox, 1999). Khái niệm này tiếp tục được Kolcaba cập nhật liên tục cho đến nay
-

[10][56].
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe (health care needs)
Trong lý thuyết này, Kolcaba xác định nhu cầu chăm sóc sức khỏe là những nhu
cầu cho sự thoải mái, phát sinh từ những tình huống chăm sóc sức khỏe mà điều này

9


10

không có ở hệ thống chăm sóc sức khỏe truyền thống. Những nhu cầu này bao gồm

nhu cầu về thể chất, tinh thần, môi trường và xã hội tạo nên sự theo dõi xuyên suốt
và có thể báo cáo bằng lời hoặc không bằng lời, những nhu cầu này liên quan đến
những chỉ số sinh lý bệnh, nhu cầu giáo dục, hỗ trợ; nhu cầu về tư vấn và can thiệp
tài chính (Kolcaba, 1994) [56].
-

Đo lường sự thoải mái (comfort measures)
Đo lường sự thoải mái được xác định qua những can thiệp điều dưỡng được xây
dựng theo những nhu cầu thoải mái cụ thể của người nhận, bao gồm sinh lý, xã hội,
tài chính, tâm lý, tinh thần, môi trường và can thiệp về thể chất (Kolcaba, 1994)

-

[56].
Biến số can thiệp (intervening variables)
Những biến số can thiệp được xác định là những nguồn tương tác mà nó ảnh
hưởng đến toàn bộ nhận thức của người nhận về sự thoải mái. Những biến này bao
gồm những trải nghiệm, tuổi, thái độ, trạng thái cảm xúc, hệ thống hỗ trợ, tiên
lượng, tài chính và toàn bộ những yếu tố trong trải nghiệm của người nhận

-

(Kolcaba, 1994) [56].
Sự thoải mái (comfort)
Thoải mái được định nghĩa là trạng thái mà nó được trải nghiệm thông qua việc
đo lường sự thoải mái của người nhận. Đó là những trải nghiệm trực tiếp và toàn
diện thông qua 3 dạng nhu cầu về thoải mái là giảm nhẹ, dễ dàng và siêu việt và
trong 4 nội dung của sự trải nghiệm đó là thể chất, tinh thần, xã hội và môi trường

-


(Kolcaba,1994) [56].
Hành vi tìm kiếm sức khỏe (health-seaking behaviors)
Khái niệm hành vi tìm kiếm sức khỏe đã được tổng hợp do Dr. Rozella
Schlotfedt (1975), hành vi tìm kiếm sức khỏe là hành vi trong đó người bệnh hoặc
gia đình có ý thức tham gia, hướng đến cái tốt đẹp, cũng với việc tham khảo ý kiến
với điều dưỡng, Schlotfedt cho rằng hành vi tìm kiếm sức khỏe có thể là bên trong,

-

bên ngoài, hoặc một cái chết yên bình [10][56].
Tính toàn vẹn tổ chức (institutional integrity)
Kolcaba (2001) đưa ra định nghĩa kỹ thuật sau đây về tính toàn vẹn tổ chức: các
tập đoàn, các cộng đồng, trường học, bệnh viện, nhà thờ, trường giáo dưỡng mà có
phẩm chất hoặc trạng thái đang được hoàn tất, hoàn thiện, âm thanh, ngay thẳng,

10


11

hấp dẫn, trung thực và chân thành. Các tổ chức có thể có tính toàn vẹn nhưng không
nhất thiết phải có.
1.1.2. Ứng dụng của lý thuyết về sự thoải mái vào nghiên cứu
Xác định tình trạng lo âu và giúp giảm lo âu trước phẫu thuật là nhiệm vụ của
điều dưỡng nhằm hướng đến sự thoải mái cho người bệnh. Bên cạnh việc xác định
tình trạng lo âu của người bệnh, người điều dưỡng cần tìm những yếu tố nào ảnh
hưởng đến sự lo âu đó và có kế hoạch chăm sóc cụ thể cho người bệnh. Ứng dụng
mô hình lý thuyết về sự thoải mái của Kocalba trong nghiên cứu, chúng tôi xác định
nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người bệnh trong trường hợp này là nhu cầu giảm lo

âu trước phẫu thuật; can thiệp điều dưỡng là sự hỗ trợ của điều dưỡng; biến số can
thiệp là các yếu tố tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, số ngày nằm viện, số lần
phẫu thuật trước, phương pháp phẫu thuật và sự nhận thức về bệnh của người bệnh.
Sơ lược về tâm lý người bệnh
Khi bị bệnh, tâm lý người bệnh thường bị thay đổi. Sự thay đổi tâm lý người

1.2.

-

bệnh thường diễn ra trên hai mặt:
Thứ nhất là mối quan hệ tương hỗ giữa hiện tượng tâm lý với bệnh tật (kể cả bệnh

-

thực thể và bệnh chức năng, tinh thần).
Thứ hai là mối quan hệ giữa tâm lý người bệnh và môi trường xung quanh (kể cả

môi trường tự nhiên và môi trường xã hội) [9].
1.2.1. Tâm lý người bệnh và bệnh tật
Tâm lý của người bệnh biến đổi dưới tác động của bệnh tật và ngược lại, bệnh
tật chịu ảnh hưởng nhất định của tâm lý người bệnh là hiện tượng thường gặp trong
lâm sàng.
Bệnh tật làm thay đổi tâm lý người bệnh, có khi chỉ làm thay đổi nhẹ về cảm
xúc, song cũng có khi làm biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc toàn bộ nhân cách người
bệnh. Bệnh càng nặng, càng kéo dài thì sự biến đổi tâm lý càng trầm trọng. Tâm lý
người bệnh ảnh hưởng trở lại bệnh tật đến mức nào là tùy thuộc vào đời sống tâm lý
vốn có của người bệnh [9].
1.2.2. Trạng thái tâm lý người bệnh
Trạng thái tâm lý người bệnh và trạng thái bệnh thực thể có mối quan hệ khăng

khít với nhau. Cơ sở sinh lý của trạng thái tâm lý là các hệ thống chức năng cơ động
của phức hợp các tế bào thần kinh có hoạt động thống nhất theo nguyên tắc ưu thế.
Những trạng thái này được giới hạn trong những chức năng nhất định và tồn tại
11


12

trong một thời gian dài sau khi các tác động từ môi trường gây ra nó không còn tác
động. Khi có kích thích, não đáp ứng trở lại. Song cũng có khi não không đáp ứng
trong một thời gian dài đối với kích thích (như trong phản xạ cụt). Ngược lại, có
những xung động thần kinh tự nhiên xuất hiện, không do bất kỳ một kích thích nào
tác động vào giác quan. Những dạng hoạt động này của hệ thần kinh tạo nên cơ sở
sinh lý của trạng thái tâm lý người bệnh [9].
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý người bệnh, như đặc điểm các
giai đoạn phát triển và những dấu hiệu đặc trưng của bệnh, đặc điểm nhân cách, các
yếu tố nhiễm trùng, nhiễm độc, các yếu tố môi trường…
1.2.3. Đặc điểm tâm lý của những người bệnh phẫu thuật
Đối với phẫu thuật, thái độ của người bệnh hoặc là quá lo sợ (sợ biến chứng, sợ
chết), hoặc là không tin tưởng vào bác sĩ, vào chẩn đoán, vào kết quả phẫu thuật…
Cũng có người phủ nhận tình trạng bệnh tật, che giấu triệu chứng, không thích mổ;
cũng có người bệnh quá lạc quan, cho rằng sau mổ là mình khỏi bệnh hoàn toàn…
Theo A.N.Baculev[9], phẫu thuật không phải là sự kết thúc điều trị, mà chỉ là tạo
-

nền tảng cho một điều trị mới tiếp theo.
Sự biến đổi tâm lý của người bệnh phụ thuộc rất nhiều vào các giai đoạn phẫu thuật.
Khi chuẩn bị phẫu thuật, người bệnh hay lo âu về chỗ nằm trước và sau mổ; quan
tâm đến những lời bàn tán về trình độ của bác sĩ phẫu thuật chính, về cách mổ và


những điều khác liên quan đến cuộc mổ.
o Giai đoạn tiền phẫu thuật và trong phẫu thuật, nhất là ở những người bệnh gây tê,
châm tê hoặc gây mê không hoàn toàn (ý thức còn tỉnh, chỉ làm mềm cơ và giảm
đau), họ lo âu vì tiếng va chạm của dụng cụ, họ chú ý theo dõi “không khí tâm lý”
trong cuộc mổ và những lời bàn tán của phẫu thuật viên…
o Trong giai đoạn hậu phẫu, người bệnh lo âu vì đau đớn, lo bị tai biến sau mổ, lo cho
sự lành sẹo và sự phục hồi sức khỏe sau này. Lúc này thái độ khách quan, lời nói
động viên, sự giúp đỡ tận tình…của thầy thuốc, của người thân và của những người
xung quanh là cần thiết, có tác dụng hỗ trợ cho người bệnh vượt qua những khó
khăn của phẫu thuật và bệnh tật [9].
1.2.4. Quan hệ giữa người bệnh và nhân viên y tế
Mối quan hệ này được nhiều nghiên cứu theo nhiều góc độ khác nhau.

12


13

Mục đích tác động tâm lý của nhân viên y tế lên người bệnh là loại trừ hoặc làm
giảm tối đa những tác hại của bệnh tật và tạo nên những yếu tố có lợi cho quá trình
điều trị. Yêu cầu đặt ra cho nhân viên y tế là điều trị nhanh, an toàn và làm vừa lòng
người bệnh. Người bệnh đòi hỏi ở nhân viên y tế chủ nghĩa nhân đạo và lương tâm.
Cần tiến hành tâm lý liệu pháp, hướng dẫn vệ sinh tâm lý, dự phòng các bệnh tâm
thần cho người bệnh và giúp họ khắc phục các yếu tố gây stress, tránh những gánh
nặng tâm lý trong khám, chữa bệnh cũng như trong quá trình hồi phục sức khỏe [9].
Mối quan hệ giữa nhân viên y tế với người bệnh là mối quan hệ giữa con người
với con người, giữa nhân cách với nhân cách. Điều trị người bệnh một cách toàn
diện, nghĩa là người thầy thuốc đồng thời với quá trình tích cực cứu chữa bệnh tật,
phải hết lòng chăm lo, nâng đỡ tâm lý, tinh thần cho người bệnh [9].
1.2.5. Tình trạng lo âu


Lo âu được định nghĩa là cảm giác sợ sệt, không thoải mái, khó chịu, không
chắc chắn hoặc kinh hãi do mối đe dọa thật sự hoặc trong nhận thức mà nguyên
nhân thực tế thì không biết hoặc không được nhận ra. Lo âu là những trải nghiệm
thông thường của con người và cơ bản nhất của cảm xúc [46]. Lo âu cũng được
định nghĩa là trải nghiệm bình thường của con người, cảm nhận ở nhiều mức độ
khác nhau, đây cũng là trạng thái mà các cá nhân trải nghiệm cảm giác không dễ
dàng, lo sợ và kích hoạt hệ thần kinh tự chủ phản ứng lại mối đe dọa mơ hồ, không
cụ thể [8].
Theo Halter và Varcarolis (2014) [27], lo âu có thể được phân thành 4 mức độ:
nhẹ, trung bình, nặng và lo âu hoảng sợ.
- Lo âu ở mức độ nhẹ xảy ra trong trải nghiệm bình thường của cuộc sống hằng
ngày và nó tích cực vì nó tác động đến cá nhân giải quyết vấn đề một cách hiệu quả
hơn. Ở mức độ này, người lo âu có thể thể hiện các triệu chứng như sự khó chịu
nhẹ, bồn chồn hay cáu gắt.
- Lo âu ở mức độ trung bình dẫn đến nhận thức bị thu hẹp, khả năng suy nghĩ rõ
ràng bị giới hạn. Nhưng việc học hỏi và giải quyết vấn đề vẫn có thể xảy ra mặc dù
nó không ở mức tối ưu. Thay đổi cơ thể có thể được nhận thấy như căng thẳng, nhịp

13


14

tim nhanh, nhức đầu, kích thích dạ dày. Lo âu ở mức độ trung bình thì vẫn còn
mang tính suy diễn.
- Ở mức độ nghiêm trọng của sự lo âu, người này chỉ tập trung vào một chi tiết
đặc biệt và có thể có khó khăn trong việc nhận thấy những gì đang xảy ra trong môi
trường. Người chịu đựng sự lo âu này có thể gặp giảm thông khí, choáng váng, bối
rối hay không thể giải quyết vấn đề.

- Lo âu hoảng sợ là hình thức khắc nghiệt nhất và có thể dẫn đến hành vi quấy
rầy. Những người đó không thể nhận ra những gì đang xảy ra trong môi trường. Họ
có thể biểu hiện rối loạn, la hét hoặc sự co rút lại. Hành vi của họ có thể thiếu sự
phối hợp và bốc đồng. Hành vi cá nhân để giảm lo âu có thể là không hiệu quả và lo
âu hoảng sợ cấp tính có thể dẫn đến kiệt sức.
Lo âu trước phẫu thuật ảnh hưởng đến người bệnh ở cả hai mặt thể chất và mức
độ tâm lý. Về mặt tâm lý, nó có thể thay đổi cách suy nghĩ, cảm nhận và hành động
cá nhân. Về thể chất, lo âu làm tăng giải phóng epinephrine vào tuần hoàn gây co
thắt mạch máu, tăng nhịp tim và lực co bóp, dẫn đến tăng huyết áp và nhiệt độ,
nóng bừng và đổ mồ hôi. Nó cũng gây ra không có khả năng tập trung hoặc khó
khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ. Lo âu trước phẫu thuật đã được tìm thấy là các
yếu tố nguy cơ của kết quả xấu sau phẫu thuật cũng như tỉ lệ bệnh tật và tử vong
[46]. Theo Kagan và Bar-Tal (2006) [33] khẳng định rằng sự lo âu trước phẫu thuật
tương quan nghịch với nỗi đau, buồn nôn, mệt mỏi và khó chịu, nhu cầu nghỉ ngơi
tại giường, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, thiếu vận động, chất lượng cuộc sống giảm,
thời gian lưu trú, tình cảm phục hồi và liều lượng thuốc trong quá trình gây mê [46].
1.2.6. Các thang đo đo lường sự lo âu
Có rất nhiều thang đo để đo lường mức độ lo âu của người bệnh, các thang đo
thường được sử dụng như: The State-Trait Anxiety Inventory (STAI), Hospital
Anxiety and Depression Scale-Anxiety (HADS-A), Visual Analog Scale for Anxiety
(VAS-A), The Amsterdam Preoperative Anxiety and Information Scale (APAIS),
Hamilton Anxiety Rating Scale (HAM-A)…

14


15

The State-Trait Anxiety Inventory (STAI) là công cụ tự báo cáo sự lo âu, được
Charles Spielberger và cộng sự xuất bản năm 1983 [54], gồm 2 phần, mỗi phần 20

mục, mỗi mục được đánh giá theo thang điểm Likert từ 1 đến 4. STAI-S dùng để
xác định tình trạng lo lắng tạm thời trong các tình huống nguy hiểm, và thang điểm
Likert theo cường độ xuất hiện (1: không có, 2: có một phần, 3: trung bình, 4: rất
nhiều). STAI-T dùng để đánh giá tính ổn định của sự lo âu lâu dài, thang điểm
Likert biểu hiện tần số, mức độ thường xuyên của cảm giác (1: hầu như không có,
2: thỉnh thoảng, 3: thường xuyên, 4: luôn luôn). STAI thường được phân loại thành
ba mức: từ 20-37 điểm là không lo âu hoặc lo âu nhẹ; từ 38-44 điểm là lo âu trung
bình; từ 45-80 điểm là lo âu cao.
Hospital Anxiety and Depression Scale-Anxiety (HADS-A) được phát triển như
một thước đo ngắn gọn từ các triệu chứng của lo âu tổng quát. Mục đích của HADS
là sàng lọc những triệu chứng lâm sàng của lo âu và trầm cảm trên người bệnh [32].
HADS được xây dựng do A. S. Zigmond and R. P. Snaith và được đăng báo năm
1983 [62], bộ câu hỏi gồm 7 mục, mỗi mục được đo lường theo thang điểm Likert
từ 0 đến 3 tương ứng với mức độ xuất hiện tăng dần của các triệu chứng lo âu. Tổng
điểm cho bộ câu hỏi từ 0-21 điểm, với 0-7 điểm là không có lo âu hoặc lo âu nhẹ, 810 điểm là lo âu vừa, 11-21 điểm là lo âu cao (bất thường). HADS đã được chứng
minh được tính giá trị và tính ổn định trong nhiều nghiên cứu [19], [38]. HADS-A
cũng đã được dịch sang tiếng Việt và cũng được kiểm tra tính giá trị, tính ổn định
phù hợp để đo lường sự lo âu của người bệnh trước phẫu thuật trong các nghiên cứu
trước [23],[46]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng HADS-A để xác định sự
lo âu của người bệnh trước phẫu thuật tiêu hóa.
The Amsterdam Preoperative Anxiety and Information Scale (APAIS) được xây
dựng vào năm 1996 của Nelly Moerman và cộng sự [45]. APAIS là công cụ đáng tin
cậy cho các chuyên gia gây mê, gây tê dùng để đánh giá sự lo lắng trước mổ và các
thông tin cần cung cấp của người bệnh. APAIS gồm 6 mục được đánh giá theo
thang điểm Likert từ 1-5, trong đó mục một, hai, bốn và năm dùng để đo lường mức
độ lo lắng của người bệnh trước phẫu thuật; mục ba và sáu dùng để biết thông tin

15



16

cần được cung cấp cho người bệnh về phương pháp vô cảm hay về tiến trình phẫu
thuật.
Hamilton Anxiety Rating Scale (HAM-A) được xây dựng do Max Hamilton
năm 1959 [28], là một trong những thang điểm đầu tiên để đo lường mức độ nghiêm
trọng của các triệu chứng lo âu. HAM-A gồm 14 mục, mỗi mục gồm các triệu
chứng của lo âu được cho điểm từ 0 đến 4 (0 là không có, 4 là trầm trọng), tổng
điểm của HAM-A là 0-56 điểm được chia thành 3 nhóm: <17 điểm chỉ những
trường hợp lo âu nhẹ, 17-24 điểm chỉ lo âu nhẹ đến trung bình, 25-30 điểm chỉ lo âu
trung bình đến nặng. HAM-A đã được dịch sang các tiếng Trung Quốc, Pháp, Tây
Ban Nha.
Visual Analog Scale for Anxiety (VAS-A) là thang đo tự đánh giá sự lo âu của
người bệnh bằng cách chọn các con số thể hiện mức lo âu cuả họ trong khoảng từ 0
đến 100 mm, với 0 là không lo âu và 100 là lo âu nghiêm trọng nhất. Trong các
nghiên cứu đo lường sự lo âu của người bệnh, VAS-A thường được sử dụng phối
hợp cùng với một thang đo lo âu khác và đã chứng minh được mối liên quan của 2
thang đo [17], [29], [35], [52].
1.3.

Giải phẫu hệ tiêu hóa

16


17

Hình 1.1. Cấu tạo hệ tiêu hóa của người [7]
Hệ tiêu hóa bao gồm: một ống cơ gọi là ống tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa
phụ. Ống tiêu hóa đi từ trên xuống dưới là: ổ miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột

non, ruột già. Các cơ quan tiêu hóa phụ gồm có: răng, lưỡi và các tuyến bao gồm
các tuyến nước bọt, gan, tụy. Thức ăn vào ống tiêu hóa và đi dọc theo chiều dài của
nó. Trên đường đi này có các tuyến tiết ra các dịch tiết có chứa nước, các men, chất
đệm và các thành phần khác giúp cho sự hấp thu các chất dinh dưỡng qua biểu mô
của ống tiêu hóa. Các lớp chính của ống tiêu hóa bao gồm: lớp niêm mạc, lớp dưới
niêm mạc, lớp cơ và lớp thanh mạc [2].
Phúc mạc hay màng bụng là một màng thanh mạc trơn láng và óng ánh che phủ
tất cả các thành ổ bụng, bao bọc các tạng thuộc hệ tiêu hóa (kể các bó mạch thần
kinh của tạng đó) và che phủ phía trước hay phía trên các tạng thuộc hệ niệu dục
[2].
17


18

1.3.1. Miệng

Miệng là phần đầu tiên của ống tiêu hóa, tiếp nhận thức ăn và thực hiện các giai
đoạn đầu tiên của quá trình tiêu hóa bằng cách cắn, nhai, trộn thức ăn với nước bọt.
Miệng gồm có môi, má, khẩu cái, lưỡi, răng.
1.3.2. Hầu
Hầu nối ổ miệng với thực quản, chia thành 3 phần: mũi hầu, miệng hầu, thanh
hầu. Hầu không có vai trò tiêu hóa thức ăn mà chỉ có nhiệm vụ trong động tác nuốt.
1.3.3. Thực quản
Thực quản liên tiếp với hầu, đi sau khí quản, xuống ngực rồi xuyên qua cơ
hoành vào ổ bụng và nối với dạ dày. Thực quản là ống cơ dẹp theo chiều trước sau,
dài khoảng 25cm. Ở thực quản không có sự tiêu hóa thức ăn, sóng nhu động của
thực quản giúp đẩy thức ăn từ hầu đi vào dạ dày.
1.3.4. Dạ dày


Dạ dày là phần phình to nhất của ống tiêu hóa, được chia thành các phần tâm vị,
đáy vị, thân vị, hang môn vị, môn vị.
1.3.5. Ruột non

Ruột non là phần ống tiêu hóa giữa dạ dày và ruột già, dài từ 6-7m, đi từ môn vị
đến manh tràng được chia thành ba phần tá tràng, hỗng tràng và hồi tràng.
1.3.6. Ruột già
Ruột già bắt đầu từ manh tràng, nối tiếp với ruột non và kết thúc ở hậu môn, dài
khoảng 1,5m. Nó có vai trò chủ yếu là hấp thu nước, chất điện giải và chứa phân.
1.3.7. Gan
Gan là tạng to nhất cơ thể, nằm ở ¼ trên, bên phải của ổ bụng, ngay dưới cơ
hoành. Gan là một tuyến vừa ngoại tiết (tiết ra mật) vừa nội tiết tham dự nhiều chức
năng điều hòa đường huyết, chống nhiễm độc. Gan có cấu trúc gồm bao gan, mô
gan, mạch máu trong gan, đường mật trong gan.
1.3.8. Tụy
Tụy là cơ quan vừa có chức năng là tuyến ngoại tiết (tiết ra dịch tụy) vừa là
tuyến nội tiết (tiết ra các nội tiết tố tham gia điều hòa đường huyết) [12].
1.4.
Điều trị ngoại khoa trong một số bệnh lý hệ tiêu hóa
1.4.1. Vỡ gan chấn thương
Nếu tổn thương gan gây chảy máu nhiều thì phải mổ để cầm máu. Mổ bụng rộng
theo đường giữa. Nếu chảy máu ồ ạt, phẫu thuật viên có thể vừa chèn gạc cầm máu,
vừa hồi sức, đánh giá chính xác tổn thương rồi mới tiến hành các bước phẫu thuật

18


19

cần thiết. Cắt lọc mô giập nát, chỉ giữ lại nhu mô gan lành tốt. Hạn chế cắt bỏ thùy

gan [5].
1.4.2. Vỡ lách
- Phẫu thuật cắt lách được chỉ định trong các trường hợp: vỡ lách gây xuất huyết nội
với lượng máu mất nhiều, lách vỡ độ năm, thương tổn phối hợp khác trong ổ bụng
nặng nề hơn và có yếu tố nhiễm trùng, lách bệnh lý, lách to do xơ gan, người bệnh
có rối loạn đông máu, điều trị bảo tồn thất bại (gồm bảo tồn lách không mổ, khâu
-

lách và cắt bán phần lách) [5].
Các phẫu thuật khâu bảo tồn lách: đốt điện cầm máu, tấn gạc cầm máu, keo sinh
học, khâu lách trong vỡ lách độ một, hai, ba có đường vỡ đơn giản, cắt một phần

lách (hay bán phần lách) trong vỡ lách độ ba có đường vỡ phức tạp và độ bốn [5].
1.4.3. Vết thương đại tràng và trực tràng-hậu môn
- Hiện nay, vết thương đại tràng được điều trị theo ba phương pháp: khâu ngay thì
đầu vết thương đại tràng, khâu và đưa vết thương ra ngoài không thực hiện hậu môn
tạm, hay thực hiện hậu môn tạm (khâu đưa vết thương đại tràng ra ngoài sau đó mở
-

hậu môn tạm hay khâu và làm hậu môn tạm trên dòng) [5].
Vết thương trực tràng trong phúc mạc được điều trị tương tự vết thương đại tràng
trái và đại tràng chậu hông, vết thương trực tràng ngoài phúc mạc được điều trị

-

phẫu thuật bằng cách khâu vết thương [5].
Vết thương ở rìa hậu môn nhỏ, gọn bờ sắc, thì có thể khâu kín. Vết thương làm đứt
cơ thắt thì khâu lại cơ thắt, làm hậu môn nhân tạo tạm thời tại đại tràng chậu hông

[5].

1.4.4. Chảy máu tiêu hóa trên
Tùy theo nguyên nhân gây chảy máu tiêu hóa trên mà sử dụng các phương pháp
điều trị thích hợp cho từng loại bệnh và từng người bệnh cụ thể. Các nguyên nhân
gây chảy máu tiêu hóa trên: loét dạ dày-tá tràng, tăng áp lực tĩnh mạch cửa, vỡ các
búi dãn tĩnh mạch thực quản, các tổn thương cấp tính của niêm mạc dạ dày, các
bướu thực quản dạ dày, các búi dãn tĩnh mạch dạ dày, rò động mạch chủ với ruột,
chảy máu đường mật [5].
1.4.5. Chảy máu tiêu hóa dưới

Chỉ định mổ được áp dụng khi truyền hơn 6 đơn vị hồng cầu lắng, tình trạng
người bệnh cần truyền máu nữa, hoặc huyết động học không ổn định; các kỹ thuật

19


20

điều trị nội soi hay làm thuyên tắc mạch thất bại; tổn thương gây chảy máu do ung
thư [5].
1.4.6. Thủng ổ loét dạ dày-tá tràng
Thủng ổ loét dạ dày-tá tràng là một cấp cứu ngoại khoa tiêu hóa. Có hai phương
pháp chính là phẫu thuật triệt căn và phẫu thuật khâu lỗ thủng [5].
1.4.7. Hẹp môn vị

Mục tiêu của điều trị ngoại là nhằm giải quyết cùng lúc biến chứng hẹp và
nguyên nhân. Những phương pháp phẫu thuật sau đây có thể được chỉ định: cắt
đoạn dạ dày, cắt dây thần kinh X kết hợp dẫn lưu dạ dày, nối vị-tràng, mở thông
hỗng tràng nuôi ăn [5].
1.4.8. Viêm túi mật


Viêm túi mật cấp là một cấp cứu ngoại khoa trì hoãn. Thường là mở bụng, một
số ít có thể cắt túi mật qua nội soi ổ bụng. Viêm túi mật mạn tính gặp nhiều hơn
viêm túi mật cấp tính, điều trị phẫu thuật theo hai phương pháp mổ cắt túi mật qua
đường mở bụng và mổ cắt túi mật qua ngả nội soi ổ bụng. Tại một số bệnh viện
Thành phố Hồ Chí Minh, tỉ lệ mổ cắt túi mật nội soi lên đến 80-90% [5].
1.4.9. Sỏi đường mật

Mổ sỏi đường mật nhằm mục đích lấy hết sỏi phát hiện được trong đường mật
và giải tỏa hoàn toàn lưu thông đường mật. Việc lựa chọn các phương pháp phẫu
thuật phụ thuộc vào tình trạng chung của người bệnh, tình trạng bệnh lý của sỏi và
thương tổn của hệ thống gan mật, trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm của phẫu thuật
viên và gây mê hồi sức. Phẫu thuật mở ống mật chủ lấy sỏi và dẫn lưu ống mật chủ
bằng ống Kehr là phẫu thuật kinh điển, phẫu thuật nối mật ruột được sử dụng khi có
hẹp ở đoạn dưới ống mật chủ, phẫu thuật cắt gan được dành cho những trường hợp
sỏi trong gan không lấy được bằng đường ống mật chủ [5].
1.4.10.

Viêm ruột thừa cấp

Khi có chẩn đoán xác định viêm ruột thừa thì phương pháp điều trị duy nhất là
phẫu thuật, có thể mổ mở hay mổ qua ngả nội soi ổ bụng.
1.4.11.

Tắc ruột cơ học

20


21


Vì tắc ruột là biến chứng chung của nhiều bệnh, do nhiều nguyên nhân gây ra
cho nên phương pháp phẫu thuật khác nhau tùy theo nguyên nhân cuả tắc ruột, tắc
ruột do thắt cần được mổ ngay, tắc ruột do nghẽn sau nhiều giờ hồi sức không có
kết quả phải điều trị bằng phẫu thuật [5].
1.4.12.

Co thắt tâm vị

Điều trị phẫu thuật cắt cơ vòng dưới thực quản khi nong thực quản thất bại nhằm
mục đích giảm tắc nghẽn vùng tâm vị [5].
1.4.13.

Ung thư gan

Phẫu thuật cắt gan là phương pháp điều trị có khả năng đem lại 30% sống đến 5
năm (u < 5cm).
1.4.14.

Ung thư tụy

Phần lớn những người bệnh ung thư quanh bóng Vater được điều trị bằng phẫu
thuật.
1.4.15.

Ung thư ống mật

Mục tiêu điều trị ung thư ống mật là cắt bỏ khối u và tái lập lưu thông mật-ruột.

1.4.16.


Ung thư thực quản

Phẫu thuật vẫn là phương pháp điều trị chủ yếu nhưng gần đây vai trò của các
phương pháp điều trị không phẫu thuật ngày một được đề cao hơn, đã trở thành
phương pháp điều trị hỗ trợ hay chủ lực như hóa trị, xạ trị [5].
1.4.17.

Ung thư dạ dày

Mục đích và nguyên tắc điều trị ngoại khoa là phẫu thuật rộng rãi cắt bỏ được
hết tổ chức ung thư với đoạn ruột và hạch mạc treo. Sau đó lập lại lưu thông ruột
[5].
1.4.18.

Ung thư trực tràng

Nguyên tắc điều trị phẫu thuật là cắt bỏ rộng rãi khối u trực tràng, hạch vùng và
các cơ quan xâm lấn (nếu được) bảo đảm lấy hết tế bào ung thư [5].
1.4.19.

Lồng ruột

21


22

Điều trị lồng ruột ở người lớn là phẫu thuật cắt bỏ khối lồng. Đối với lồng ở ruột
già, có nguyên nhân là khối u đại tràng nên cắt bỏ mà không cố gắng tháo lồng bằng
tay. Đối với lồng ruột non, có thể cố gắng tháo lồng bằng tay, nếu đã hoại tử ruột

phải cắt bỏ ngay [5].
1.4.20.

Lao hồi-manh tràng

Điều trị lao hồi manh tràng chủ yếu là điều trị nội khoa, phẫu thuật chỉ cần thiết
trong một số trường hợp khi có biến chứng tắc ruột, thủng ruột gây viêm phúc mạc,
áp xe, rò.
1.4.21.

Sa trực tràng

Điều trị khâu đóng đai lỗ hậu môn (phẫu thuật Thiersch), khâu cố định trực
tràng, khâu gấp lớp cơ trực tràng, phẫu thuật cố định trực tràng [5].
1.4.22.

Thoát vị thành bụng

Điều trị thoát vị bẹn-đùi bằng cách phẫu thuật phục hồi thành bẹn bằng mô tự
thân và mảnh ghép nhân tạo. Điều trị thoát vị đùi bằng cách dùng mô tự thân (chỉ
khâu bít lỗ đùi, hoặc bít cả lỗ bẹn lẫn lỗ đùi), dùng mảnh ghép nhân tạo (nút chận lỗ
đùi). Thoát vị rốn, thoát vị vết mổ điều trị phục hồi thành bụng [5].
1.4.23.

Bệnh trĩ

Các phương pháp điều trị phẫu thuật bệnh trĩ gồm mổ cắt trĩ, thắt các mạch máu
đến nuôi các búi trĩ, phương pháp Longo (phương pháp làm gián đoạn các mạch
máu trĩ trên và giữa) và khâu treo niêm mạc hậu môn-trực tràng [5].
1.4.24.


Nhiễm trùng vùng hậu môn-trực tràng

Điều trị nhiễm trùng vùng hậu môn-trực tràng là điều trị áp xe, điều trị rò và
điều trị nứt hậu môn [5].
1.5.
Một số nghiên cứu về tình trạng lo âu trước phẫu thuật
1.5.1. Trên thế giới

Theo kết quả của nhiều nghiên cứu trên thế giới, tình trạng lo âu trước phẫu
thuật của người bệnh đa số ở mức độ trung bình và có sự khác nhau về các yếu tố
liên quan đến lo âu trước phẫu thuật ở các nghiên cứu. Theo tác giả Asiye Gul và
cộng sự (2015) [26], điểm trung bình tình trạng lo âu trước phẫu thuật của người
bệnh là 44,74±11,91 (đánh giá theo thang điểm state-trait anxiety inventory (STAI))
22


23

và có mối liên quan giữa lo âu trước phẫu thuật với tổng liều gây mê. Theo kết quả
một nghiên cứu tại Bồ Đào Nha, điểm trung bình tình trạng lo âu trước phẫu thuật là
3,47±3,71 (theo thang điểm Anxiety, Depression and Stress Scale-21 (DASS-21))
và có sự khác biệt giữa tâm lý trước phẫu thuật và chẩn đoán lâm sàng [53]. Tại
Trung Quốc, 47,4% người bệnh có triệu chứng lo âu vừa hoặc nặng khi đợi phẫu
thuật [22]. Theo kết quả nghiên cứu của Sadati và cộng sự (2013) [51] cho thấy sự
ghé thăm của điều dưỡng trước phẫu thuật làm giảm sự lo âu trước phẫu thuật và
biến chứng sau phẫu thuật của người bệnh. Theo kết quả nghiên cứu của Rosiek và
cộng sự (2016) [50] cho thấy không chỉ các yếu tố bên trong cá nhân (đau, bệnh tật
và sự chịu đựng) mà còn những yếu tố bên ngoài (gây mê, phẫu thuật và biến chứng
sau phẫu thuật) là những nguyên nhân của lo âu trước phẫu thuật. Phụ nữ thường lo

âu nhiều hơn nam giới. Một nghiên cứu khác tại Pakistan cho thấy 62% người bệnh
có lo lắng trước phẫu thuật và có liên quan với nữ giới, tuổi trẻ, trình độ học vấn và
đã có phẫu thuật trước đó [30].
Có sự khác nhau về các vấn đề lo âu trước phẫu thuật của người bệnh ở các
nghiên cứu. Theo Ebirim & Tobin (2010) [24], 90% người bệnh có lo âu trước phẫu
thuật, vấn đề lo âu chiếm đa số là tiến trình phẫu thuật bị hoãn lại. Theo Mitchell
(2011) [43], 82,4% người bệnh lo âu trước phẫu thuật, với sự chờ đợi, gây mê và
giảm đau là những lo âu phổ biến, đồng thời sự khác biệt về giới tính cũng liên quan
đến sự lo âu trước phẫu thuật. Một nghiên cứu tại Nhật Bản sử dụng bộ công cụ
State-Trait Anxiety Inventory (STAI) để tìm mối liên quan giữa mức độ lo âu trước
phẫu thuật và sự hạ thân nhiệt trong khi phẫu thuật ở 120 người bệnh phẫu thuật
vùng bụng dưới cho thấy 51% người bệnh lo âu trước phẫu thuật ở mức độ cao và
cũng là nguy cơ cao hạ thân nhiệt trong khi phẫu thuật [55]. Một nghiên cứu khác
tại Malaysia cho thấy 78,8% người bệnh lo âu trước phẫu thuật vùng bụng, 47,5% ở
mức độ lo âu cao. Nghiên cứu cũng đưa ra những thông tin quan trọng mà người
bệnh cần có để giảm lo âu là chi tiết cuộc phẫu thuật, chi tiết về chăm sóc điều
dưỡng và thông tin về gây mê [34]. Theo Mavridou (2013) [41], 80% người bệnh lo
âu trước phẫu thuật, những vấn đề lo âu chính của người bệnh là đau sau phẫu thuật

23


24

(84%), không tỉnh sau phẫu thuật (64,8%), nôn và buồn nôn (60,2%), ống dẫn lưu
và kim tiêm (59,5%). Một nghiên cứu tại Ethiopia (2014) cho thấy có 70,3% người
bệnh lo âu trước phẫu thuật, các yếu tố liên quan đến sự lo âu là độc thân hoặc li
hôn, thời gian phẫu thuật và thu nhập. Yếu tố liên quan đến việc làm giảm lo âu
trước phẫu thuật của người bệnh là sự cung cấp thông tin liên quan đến cuộc phẫu
thuật của người chăm sóc sức khỏe [47]. Một nghiên cứu với 500 người bệnh trước

phẫu thuật tại Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy 62% người bệnh lo âu trước phẫu thuật ở mức
độ vừa, có liên quan đến các đặc điểm nhân khẩu xã hội học của người bệnh và sự
hỗ trợ của xã hội [61].
1.5.2. Tại Việt Nam

Theo tác giả Thái Hoàng Để và cộng sự (2010) [3], lo âu trước phẫu thuật chiếm
tỉ lệ 83,43% tại An Giang. Tác giả Nguyễn Hoàng Long (2010) [46] đã sử dụng bộ
câu hỏi Hospital Anxiety Depression Scale-Anxiety (HADS-A) để đánh giá sự lo âu
trước phẫu thuật và cho thấy điểm trung bình lo âu trước phẫu thuật là 6,9±3,4,
trong đó có 55,8% người bệnh lo âu ở mức độ nhẹ, 41,5% người bệnh lo âu ở mức
độ trung bình và hơn. Nghiên cứu cũng sử dụng bộ công cụ Multi-Dimensional
Support Scale (MDSS) để đánh giá sự hỗ trợ xã hội và cho kết quả giá trị trung bình
chung của sự hỗ trợ xã hội là 13,8±3,2, trong đó sự hỗ trợ từ gia đình là 8,39±2,9, từ
nhân viên y tế là 5,4±2,2. Sử dụng bộ câu hỏi Hospital Anxiety Depression ScaleAnxiety (HADS-A) để đánh giá sự lo âu của người bệnh trước phẫu thuật vùng
bụng tại Phú Thọ cho thấy người bệnh lo âu ở mức độ trung bình (8,22±3,82), có
mối liên quan giữa nhận thức về bệnh của người bệnh, sự hỗ trợ của nhân viên y tế
với sự lo âu trước phẫu thuật của người bệnh [23]. Một nghiên cứu khác tại Thái
Nguyên cho thấy giá trị trung bình lo âu trước phẫu thuật vùng bụng là 51,65±8,28
và có mối liên quan với thời gian chờ phẫu thuật [57].

24


25

CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định các yếu tố liên quan đến sự lo âu của người bệnh trước phẫu thuật tiêu
hóa.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể
-

Xác định mức độ lo âu, các vấn đề lo âu, nhận thức về bệnh, sự hỗ trợ xã hội của

-

người bệnh trước phẫu thuật tiêu hóa.
Xác định mối liên quan giữa lo âu trước phẫu thuật với đặc điểm chung, đặc điểm
bệnh, nhận thức về bệnh và sự hỗ trợ xã hội của người bệnh.

2.2.

Đối tượng nghiên cứu

2.2.1. Dân số mục tiêu: Tất cả các người bệnh được điều trị phẫu thuật tiêu hóa tại
Khoa Ngoại Tổng quát-Bệnh viện đa khoa Kiên Giang.
2.2.2. Dân số chọn mẫu: những người bệnh được điều trị phẫu thuật tiêu hóa tại
Khoa Ngoại Tổng quát-Bệnh viện đa khoa Kiên Giang trong thời gian từ 12/2016 –
05/2017.

2.2.3. Tiêu chuẩn chọn mẫu (tiêu chí đưa vào)
- Người bệnh từ 18 tuổi trở lên được chỉ định phẫu thuật tiêu hóa theo chương trình
tại khoa Ngoại Tổng quát-Bệnh viện đa khoa Kiên Giang.

- Người bệnh sẵn sàng tham gia vào nghiên cứu.
2.2.4. Tiêu chuẩn loại trừ
-

Người bệnh có chỉ định phẫu thuật cấp cứu.

Người bệnh có bệnh tâm thần kèm theo.

2.3.

Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang
2.3.2. Cỡ mẫu
Theo Đỗ Cao Cường (2013) [23], giá trị trung bình lo âu trước phẫu thuật là
8,22 (độ lệch chuẩn 3,82), độ rộng từ 0-21.
Cỡ mẫu được tính theo công thức ước tính một trung bình

25


×