Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Thực trạng và đề xuất một số giải pháp để nâng cao việc thực hành nói tiếng anh của HSSV ngành quản trị khu resort tại trường cao đẳng nghề tỉnh bình thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.94 KB, 21 trang )

TỈNH ĐOÀN BÌNH THUẬN
BCH ĐOÀN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
***

HỒ SƠ DỰ THI
CHƯƠNG TRÌNH “TRI THỨC TRẺ VÌ GIÁO DỤC”
NĂM 2019

Tên thiết bị: Thực trạng và đề xuất một số giải pháp để nâng cao việc thực
hành nói tiếng Anh của HSSV ngành Quản trị khu Resort tại Trường Cao đẳng
nghề tỉnh Bình Thuận.
Nghề đào tạo: Quản trị khu resort
Tác giả: Lê Uyên Quyên
Tên đơn vị: Trường CĐN Bình Thuận

Bình Thuận - Năm 2019


MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU......................................................................................................3
1. Tên đề tài...............................................................................................................3
2. Lý do chọn đề tài...................................................................................................3
3. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................3
5. Kết quả đạt được....................................................................................................4
Phần 2. NỘI DUNG..................................................................................................4
Chương 1. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG..................................................................4
1.Vai trò của tiếng Anh trong thời đại tri thức...........................................................4
2. Việc học tiếng Anh của HSSV hiện nay.................................................................4
3.Phân tích bảng khảo sát..........................................................................................5
3.1. Các quy ước trong thống kê, phân tích số liệu và tổng hợp báo cáo...................5


3.2. Tình hình HSSV tham gia khảo sát.....................................................................5
3.3. Kết quả khảo sát chung toàn trường...................................................................5
3.3.1.Kết quả từ bảng khảo sát...................................................................................5
3.3.2. Kết quả từ phỏng vấn.....................................................................................12
Chương 2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP..........................................................13
1. Xây dựng chuẩn đầu ra........................................................................................13
2. Môi trường học tập..............................................................................................13
3. Các hoạt động hỗ trợ............................................................................................14
4. Phương pháp giảng dạy.......................................................................................14
5. Sử dụng tiếng Anh trong thực tế giao tiếp...........................................................14
6. Nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu tài liệu của HSSV..............................15
Phần 3: KẾT LUẬN................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................17
PHỤ LỤC 1: CÂU HỎI KHẢO SÁT......................................................................18
PHỤ LỤC 2: CÂU HỎI PHỎNG VẤN...................................................................19

2


Phần 1. MỞ ĐẦU
1. Tên đề tài: Thực trạng và đề xuất một số giải pháp để nâng cao việc thực
hành nói tiếng Anh của HSSV ngành Quản trị khu Resort tại Trường Cao đẳng nghề
tỉnh Bình Thuận.
2. Lý do chọn đề tài
Vai trò của việc dạy và học tiếng Anh chuyên ngành ở các trường Đại học và cao
đẳng trong giai đoạn hiện nay là vô cùng to lớn và mang tính chất quyết định chất lượng
của quá trình hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên, việc đào tạo tiếng Anh chuyên ngành cho học sinh, sinh viên (HSSV)
nước ta hiện nay chưa hợp lý dẫn đến HSSV ra trường rất yếu các kỹ năng thực hành
tiếng Anh, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển nghề nghiệp và sự tiến bộ trong công việc.

Cũng như các lĩnh vực khác, để học chuyên ngành Quản trị khu resort hiệu quả,
tiếng Anh là công cụ hỗ trợ đắc lực. Sau khi tốt nghiệp, với kiến thức chuyên môn giỏi và
vốn tiếng Anh thông thạo, các ứng viên sẽ dễ dàng chinh phục được nhà tuyển dụng.
Qua thực tế giảng dạy tại trường Cao đẳng nghề tỉnh Bình Thuận, chúng tôi thấy
rằng việc nói tiếng Anh của HSSV toàn trường nói chung và HSSV ngành Quản trị khu
Resort nói riêng còn rất hạn chế (vốn từ vựng, kỹ năng phản xạ…), môi trường học tập
vẫn còn đang giới hạn trong phòng học lý thuyết, chưa có cơ hội thực hành nhiều với môi
trường làm việc thực tế.
Hơn nữa, Quản trị khu Resort là một nghề trọng điểm cấp khu vực ASIAN, do đó
năng lực tiếng Anh, đặc biệt là khả năng nói tiếng Anh của HSSV là rất cần thiết cho công
việc của chính HSSV trong tương lai, và là một trong những yếu tố đánh giá chất lượng
đạo tạo và uy tín của trường.
Xuất phát từ thực tiễn trên, nhóm chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh
nghiệm“ Thực trạng và đề xuất một số giải pháp để nâng cao việc thực hành nói tiếng
Anh của HSSV ngành Quản trị khu Resort tại Trường Cao đẳng nghề tỉnh Bình Thuận.”
3. Mục tiêu nghiên cứu
Với đề tài này, mục tiêu của chúng tôi là đưa ra được thực trạng của việc nói tiếng
Anh của HSSV ngành Quản trị khu Resort đồng thời đề xuất được một số giải pháp nhằm
nâng cao việc thực hành nói tiếng Anh của HSSV ngành Quản trị khu Resort.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được tiến hành dựa trên các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp tổng hợp lý thuyết
- Phương pháp điều tra giáo dục
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn từ các đơn vị khác
3


5. Kết quả đạt được
Sau một thời gian nghiên cứu, khảo sát và giảng dạy thực tế, chúng tôi đã đưa ra
được thực trạng của việc nói tiếng Anh của HSSV ngành Quản trị khu Resort cũng như đề

xuất được các giải pháp nhằm nâng cao việc thực hành nói tiếng Anh của HSSV ngành
Quản trị khu Resort.
Phần 2. NỘI DUNG
Chương 1. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
1. Vai trò của tiếng Anh trong thời đại tri thức
Ngoại ngữ có vai trò và vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục đào tạo và trong
sự phát triển của đất nước bởi vì biết ngoại ngữ không những là yêu cầu tất yếu của lao
động có kỹ thuật cao nhằm đáp ứng các quy trình công nghệ thường xuyên được đổi mới,
mà biết ngoại ngữ còn là một năng lực cần thiết đối với người Việt Nam hiện đại.
Để có thể tiếp cận tri thức thế giới, trước hết, mỗi một người cần phải thông thạo ít
nhất một ngoại ngữ nhằm nuôi dưỡng hiểu biết ngang tầm thời đại, nhằm khai thác nguồn
kiến thức của nhân loại qua việc đọc sách, tạp chí, các trang web, các công trình nghiên
cứu được viết bằng tiếng nước ngoài.
2. Việc học tiếng Anh của HSSV hiện nay
Khảo sát nhanh của Viện Nghiên cứu giáo dục và Quản trị kinh doanh (EBM) tại
một số trường Đại học, Cao đẳng khu vực thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai tháng
9/2013 vừa qua cho thấy: Chỉ hơn 65% sinh viên không chuyên ngoại ngữ thấy được tầm
quan trọng của việc học tiếng Anh. Số còn lại không xem tiếng Anh là cần thiết trong
nghiên cứu học tập, chủ yếu “bám” giáo trình tiếng Việt; trong khi đó, ngay cả giáo viên
cũng ít yêu cầu sinh viên nghiên cứu tài liệu nước ngoài. Bên cạnh đó, sinh viên còn xa lạ
với các hội thảo chuyên ngành, ít gặp gỡ bạn bè quốc tế.
Thạc sĩ Lê Đình Tưởng (Giảng viên Khoa tiếng Anh Trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng: Thực trạng sinh viên yếu ngoại ngữ là do một thời
gian dài, việc dạy học tiếng Anh tại các trường quá chú trọng chuyện viết đúng ngữ pháp,
nói cho giống người bản ngữ và dịch cho hay, chuẩn xác. Chúng ta đã đưa ra tiêu chuẩn
quá cao, thậm chí lý tưởng nên việc học ngoại ngữ trở nên khó khăn. Thực tế chứng minh,
rất ít người biết sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp, phần đông chỉ học để đối
phó thi cử, rồi… lãng quên…Chính những nguyên nhân đó đã khiến việc học Anh ngữ
của sinh viên Việt Nam suốt những năm dài qua chưa thật sự hiệu quả. ( Nguồn: Báo tuổi
trẻ ngày 26/9/2009)

Thông qua thực tế và từ các cuộc khảo sát, nghiên cứu tại các trường Đại học, Cao
đẳng, Tiến sĩ Lê Hồng Minh, Viện trưởng Viện EBM cho biết: Nguyên nhân sâu xa của
việc sinh viên Việt yếu ngoại ngữ là do bản thân sinh viên thiếu động cơ và nguồn cảm
4


hứng học tiếng Anh. Giáo viên không đặt ra yêu cầu nghiên cứu tài liệu nước ngoài cho
sinh viên, cũng như không tạo ra môi trường học tập chuẩn Anh ngữ khiến phần lớn sinh
viên ỉ lại, quan niệm một cách tiêu cực rằng chỉ cần học giỏi các kỹ năng liên quan đến
nghề mình học là đã có chìa khóa mở cửa tương lai. Đặc biệt, cách dạy tiếng Anh không
chuyên, dàn trải và thiếu tính liên tục đã khiến không ít sinh viên thấy “ngán” môn ngoại
ngữ. Tiến sĩ Minh đánh giá thêm: “sinh viên còn khá… nhởn nhơ, học qua loa để có
bằng”.
(Nguồn: />FBE.pdf)
3. Phân tích bảng khảo sát

3.1. Các quy ước trong thống kê, phân tích số liệu và tổng hợp báo cáo
Để đảm bảo tính khoa học của việc khảo sát, chúng tôi quy ước, phiếu trả lời không
hợp lệ là những phiếu chọn hơn một câu trả lời và những phiếu để trống. Phiếu trả lời
hợp lệ là những trường hợp còn lại.
Từ dữ liệu khảo sát trên, chúng tôi sẽ loại bỏ những phiếu không hợp lệ theo quy
ước trên và chỉ xử lý dữ liệu dựa trên những phiếu hợp lệ. Từ đây về sau, báo cáo sẽ mặc
định số phiếu trả lời hợp lệ chính là số HSSV tham gia thực hiện khảo sát và thực hiện
đúng yêu cầu trên phiếu.
Đối với dạng câu hỏi một lựa chọn được trình bày trong đề tài này, số liệu báo cáo
sẽ là tỷ lệ % HSSV trả lời trong mỗi đáp án.
3.2. Tình hình HSSV tham gia khảo sát
HSSV đang học tại các lớp Quản trị khu Resort của trường Cao đẳng nghề tỉnh Bình
Thuận, bao gồm hệ Cao đẳng và Trung cấp được thống kê như sau:
Số lượng HSSV đã khảo sát: 54/57 HSSV (tính đến thời điểm tháng 3 năm 2019),

đạt tỷ lệ: 94,73%. Trong đó:
- HSSV nam: 19 (chiếm 33,33%)
- HSSV nữ: 38 (chiếm 66,66%)
- Độ tuổi:
+ Dưới 18 tuổi: 24 HSSV (chiếm 42%)
+ Trên 18 tuổi: 33 HSSV (chiếm 57,9%)
+ Độ tuổi bình quân: 18
3.3. Kết quả khảo sát chung toàn trường
3.3.1. Kết quả từ bảng khảo sát
Với một bảng khảo sát gồm 10 câu hỏi, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

5


Câu 1: Bạn nghĩ học tiếng Anh có quan trọng không?
a. Rất quan trọng
b. Quan trọng
c. Không quan trọng

1. Bạn nghĩ học tiếng Anh có quan trọng không?
70%
60%

60%

50%
40%
30%

30%

20%

10%

10%
0%

Rất quan trọng

Quan trọng

Không quan trọng

Kết quả khảo sát cho thấy, có đến 60% HSSV nghĩ rằng học tiếng Anh là rất quan
trọng, trong khi chỉ có 10% không nghĩ đến tầm quan trọng của việc học tiếng Anh. Cùng
với 30% số HSSV nhận thấy việc học tiếng Anh là quan trọng, chúng ta có thể kết luận
rằng, hầu hết HSSVcho rằng học tiếng Anh là thực sự cần thiết. Những bạn trẻ đã có tầm
nhìn xa và nhận thức được mức độ quan trọng của tiếng Anh. Có thể, theo các bạn tiếng
Anh ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai nghề nghiệp sau này.
Câu 2: Bạn có cảm thấy khó khăn trong việc nói tiếng Anh không?
a. Có

b. Không

6


2. Bạn có cảm thấy khó khăn trong việc nói
tiếng Anh không?
15.00%


85.00%



Không

Hầu hết HSSV (85%) cho rằng bản thân đang gặp khó khăn trong quá trình giao tiếp
bằng tiếng Anh. Kết quả khảo sát này cũng hoàn toàn phù hợp với việc quan sát của
chúng tôi trong quá trình trực tiếp giảng dạy HSSV tại trường. Các em gặp khó khăn
trong việc diễn đạt ý, khó khăn trong phát âm và trong việc vận dụng vốn từ vựng vào quá
trình giao tiếp.
Câu 3: Bạn nghĩ như thế nào về Câu lạc bộ tiếng Anh?
a. Không quan tâm
b. Bình thường
c. Thú vị, bổ ích

Với câu hỏi liên quan đến Câu lạc bộ tiếng Anh, gần 50% HSSV cảm thấy Câu lạc
bộ tiếng Anh thật thú vị, bổ ích. Khi trò chuyện với một số em trong 1 buổi sinh hoạt Câu
lạc bộ tiếng Anh, chúng tôi nhận thấy rằng, đối với các em, Câu lạc bộ là nơi cho các em
7


một môi trường giao tiếp tốt, là nơi các em có thể học hỏi lẫn nhau. Các em có cơ hội trau
dồi phương pháp học, rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho bản thân. Có 20% HSSV
không quan tâm đến Câu lạc bộ tiếng Anh do các em bận đi làm hoặc về thăm nhà vào
những buổi tổ chức Câu lạc bộ. Như vậy, chúng ta có thể nói rằng, Câu lạc bộ tiếng Anh
cũng là 1 trong những hoạt động giúp HSSV cải thiện việc nói tiếng Anh.
Câu 4: Bạn có tự luyện nói tiếng Anh tại nhà không?
a. Không bao giờ

b. Hiếm khi
c. Thỉnh thoảng
d. Thường xuyên

4. Bạn có tự luyện nói tiếng Anh tại nhà không?
Thường xuyên; 15.00%
Không bao giờ; 30.00%

Thỉnh thoảng; 40.00%

Không bao giờ

Hiếm khi; 15.00%
Hiếm khi

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Thống kê cho thấy chỉ có 15% HSSV thường xuyên tự luyện nói tiếng Anh tại nhà,
trong khi 40% HSSV thỉnh thoảng luyện và 45% HSSV hiếm khi và không bao giờ nói
tiếng Anh tại nhà. Như vậy, một trong các lí do khiến HSSV thấy khó khăn trong việc nói
tiếng Anh là các em không chú tâm việc tự học. Kết quả khảo sát này đặt ra 1 câu hỏi:
Chúng ta cần làm gì để kích thích việc tự học tiếng Anh nói chung và việc luyện nói tiếng
Anh ở nhà cho HSSV?
Câu 5: Khó khăn nhất bạn gặp khi học nói tiếng Anh là?
a. Ngữ pháp
b. Thiếu từ vựng
c. Khả năng phản xạ kém
d. Nghe không rõ

e. Phát âm
8


K hó khă n nhất bạ n gặ p khi họ c nó i ti ế ng A nh là ?
20.00%

15.00%

10.00%

25.00%

30.00%
Ngữ pháp
Nghe không rõ

Thiếu từ vựng
Phát âm

Khả năng phản xạ kém

Khi được hỏi về khó khăn gặp phải khi học tiếng Anh, 15% HSSV chọn ngữ pháp,
25% HSSV chọn thiếu từ vựng, 30% HSSV chọn khả năng phản xạ kém, 10% HSSV
chọn nghe không rõ và 20% HSSV chọn phát âm. Điều này có nghĩa là HSSV gặp rất
nhiều trở ngại trong việc học tiếng Anh. Thực tế cho thấy, nếu HSSV không học từ vừng
và cách phát âm, các em sẽ khó hiểu được chính xác, trọn vẹn ý nghĩa của người truyền
đạt. Bên cạnh đó, nếu HSSV không được rèn luyên kỹ năng phản xạ, yếu tố rất quan trọng
trọng quá trình luyện tập nói tiếng Anh, các em sẽ khó vượt qua khó khăn trong việc giao
tiếp.

Câu 6: Kỹ năng nào bạn cần cải thiện đầu tiên?
a. Nghe
b. Nói
c. Đọc
d. Viết
e. Cả 4 kỹ năng trên

9


6. Kỹ năng nào bạn cần cải thiện đầu tiên?
70%
61%
60%
50%
40%
27%

30%
20%
10%5%

5%

2%

0%
Nghe

Nói


Đọc

Viết

Cả 4 kỹ năng trên

Có tới 61% HSSV được hỏi tự đánh giá được phần yếu của bản thân trong việc học
tiếng Anh. Các em cho rằng bản thân cần cải thiện cả 4 kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết.
Chúng tôi không bất ngờ khi nhận được câu trả lời như thế này từ HSSV do trong khi dạy
các kỹ năng, chúng tôi phải hướng dẫn HSSV rất chi tiết, cụ thể thì các em mới có thể làm
bài được. Một bài tập kỹ năng nâng cao một chút sẽ gây rất nhiều khó khăn cho các em
trong quá trình thực hành.

Câu 7: Bạn thích học tại các phòng thực hành chuyên môn không?
a. Rất thích

b. Bình thường

c. Không thích

7. Bạn thích học tại các phòng thực hành chuyên môn không?
Không thích0%

Bình thường0%

Rất thích
0%

100%

20%

40%

60%

80%

100%

120%

10


Qua thống kê, tất cả HSSV đều thích được học tập ở các phòng/ xưởng thực hành
hay các khuôn viên bên ngoài lớp học. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì, khi học tại các vị trí
này, HSSV có môi trường học tập lý tưởng, không bó hẹp trong không gian học tập truyền
thống. HSSV được thực hành tiếng Anh trong môi trường chuyên nghiệp hơn do có các
dụng cụ và môi trường mô phỏng không gian giao tiếp thực tế. Tại những môi trường này,
HSSV được thỏa sức sáng tạo khi các em tham gia bài học.
Câu 8: Bạn có thích được tham quan, học tập tại các doanh nghiệp không?
a. Rất thích

b. Bình thường

c. Không thích

Hầu hết HSSV (85%) muốn được tham quan và học tập kinh nghiệm tại các doanh
nghiệp. Theo các em, khi tham quan và học tập kinh nghiệm tại các doanh nghiệp, các em

được thực hành tiếng Anh trong môi trường thực tế, chuyên nghiệp. Việc đến một môi
trường mới để học giúp tăng sự hứng thú cho HSSV đối với chương trình học. Ngoài ra,
việc tham quan, học tập tại các doanh nghiệp giúp HSSV quan sát và biết được môi
trường thực tế trong công việc theo chuyên ngành mình đang học.
Câu 9: Bạn có tự tin giao tiếp với người nước ngoài không?
a. Rất tự tin
b. Tự tin
c. Không tự tin

11


Bạn có tự tin giao tiếp với ng ười n ước ngoài không?
100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0

không tự tin

tự tin

rất tự tin


Kết quả khảo sát cho thấy, chỉ 10% HSSV cảm thấy tự tin khi giao tiếp với người
nước ngoài trong khi có tới 90% các em không tự tin thực hiện công việc này. Một số
HSSV chia sẻ nguyên nhân của việc thiếu tự tin khi giao tiếp với người nước ngoài. Các
em rất sợ sai, các em thiếu vốn từ vựng, ngữ pháp, kỹ năng nghe và phản xạ kém. Câu trả
lời của HSSV cho câu hỏi này cùng với câu trả lời của câu 5, khi được hỏi những khó
khăn khi học nói tiếng Anh, một lần nữa khẳng định, trong quá trình dạy nói, giáo viên
cần giúp HSSV cải thiện những điểm yếu này.
Câu 10: Bạn học tiếng Anh để làm gì?
a. Giao tiếp dễ dàng với mọi người
b. Để có thể hiểu được ý nghĩa của bài hát, phim, truyện, sách, báo…
c. Có một công việc tốt cho tương lai
d. Tất cả các ý trên

12


10. Bạn học tiếng Anh đ ể làm gì?
70%
60%
5 0%
40%
3 0%
2 0%
10%
0%

61%

14%


2 1%
4%

Số liệu thống kê cho thấy, 14% HSSV muốn học tiếng Anh để giao tiếp dễ dàng, 4%
HSSV muốn học tiếng Anh để hiểu được ý nghĩa của bài hát, phim, truyện, sách, báo…,
21% HSSV muốn học tiếng Anh để có một công việc tốt cho tương lai, trong khi có đến
61% HSSV muốn học tiếng Anh để có thể đáp ứng được tất cả những mong muốn trên.
Như vậy, mục đích học tiếng Anh của HSSV rất đa dạng. Giáo viên có thể dựa vào những
mục đích này để thiết kế bài giảng, vừa phù hợp với chương trình, vừa phù hợp với mục
đích học tiếng Anh của HSSV để kích thích hứng thú học choHSSV.
3.3.2. Kết quả từ phỏng vấn
Để làm phong phú số liệu thống kê, chúng tôi tiến hành phỏng vấn một số HSSV
trong quá trình nghiên cứu. Sau khi áp dụng một số ý tưởng và tiến hành dạy thử, chúng
tôi tiến hành thăm dò ý kiến từ phía HSSV. Sau đây là kết quả phỏng vấn 5 học sinh của
lớp TC QTKRS K13 đối với việc thay đổi môi trường học tập truyền thống. Mỗi học sinh
trả lời 3 câu hỏi. Câu trả lời chung nhất của 5 học sinh đối với các câu hỏi phỏng vấn
được ghi chép và tổng hợp như sau:
Câu 1: Em cảm thấy như thế nào khi học ở những địa điểm ngoài lớp học?
Học sinh thấy vui vì được trao đổi thoải mái hơn với bạn bè nội dung bài học. Bên
cạnh đó, cảm giác như đang trò chuyện và gần gũi với môi trường giao tiếp thật, việc dễ
dàng khi di chuyển và làm các động tác thực hành phù hợp với đoạn hội thoại làm học
sinh không còn lo lắng và căng thẳng. Rõ ràng, câu trả lời này phù hợp với câu trả lời số 7
trong bảng khảo sát. Như vậy, việc giáo viên linh hoạt địa điểm dạy và học sẽ luôn làm
HSSV thích thú.
Câu 2: Khi học ở những địa điểm ngoài lớp học, em có thích tham gia các hoạt
động trong lớp học không?
13



Học sinh thường xung phong thực hiện bài tập trước khi giáo viên gọi làm bài và các
em tự tin khi nói tiếng Anh. Đặc biệt, học sinh thường không muốn nghỉ học khi được báo
tiết học sau sẽ học ngoài lớp học và trong các giờ học này các em cảm giác thời gian học
trôi đi rất nhanh. Như vậy, việc học ở những địa điểm ngoài lớp học luôn mang lại hứng
thú cho HSSV. Điều này làm cho HSSV tham gia tốt các hoạt động trong lớp.
Câu 3: Việc học ở những địa điểm ngoài lớp học giúp ích gì cho việc học nói
tiếng Anh của em không?
Khi được học ở những địa điểm này, học sinh dễ dàng nhớ được các câu trong chuỗi
hội thoại. Các em phản xạ nhanh hơn với các tình huống mô phỏng thực tế. Các em thuộc
nhanh và nhớ lâu từ vựng cũng như các mẫu câu trong giao tiếp.
Rõ ràng, kết quả phỏng vấn cho chúng ta thấy được lợi ích của việc thay đổi môi
trường học tập đối với HSSV trong quá trình học kỹ năng nói tiếng Anh.
Chương 2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
Qua phân tích và đánh giá thực trạng dạy và học thực hành nói tiếng Anh từ năm
2014 đến nay, và qua kết quả khảo sát vừa mới thực hiện, để phát triển và nâng cao chất
lượng thực hành nói tiếng Anh của HSSV ngành Quản trị khu Resort của Trường, nhóm
thực hiện đề tài xin đề xuất một số giải pháp cụ thể sau:
1. Xây dựng chuẩn đầu ra
Theo mong muốn của tác giả, để đáp ứng yêu cầu về trình độ tiếng Anh trong công
việc sau khi tốt nghiệp, Trường cần áp dụng chuẩn đầu ra tiếng Anh bắt buộc đối với
HSSV chính quy ngành Quản trị khu Resort. Một trong các tiêu chuẩn để được công nhận
tốt nghiệp là HSSV phải hoàn thành chương trình tiếng Anh quốc gia, trình độ B.
Ngoài ra, cần xây dựng ngân hàng đề thi trên cơ sở quy chuẩn như TOEIC hoặc các
chuẩn quốc tế khác. Trong quá trình học, HSSV phải được thực hành thành thạo các kỹ
năng theo chuẩn này để chuẩn bị cho việc thi kết thúc khóa học. Nhà trường cần khuyến
khích áp dụng các hình thức thi tương tự như kỳ thi quốc tế để kích thích động cơ học tập
và định hướng hoạt động dạy theo năng lực giao tiếp cho HSSV.
Việc áp dụng đề xuất này sẽ góp thêm một mục đích học tiếng Anh của HSSV.
Không những các em học tiếng Anh để giao tiếp dễ dàng, để hiểu được ý nghĩa của bài
hát, phim, truyện, sách, báo…, để có một công việc tốt cho tương lai mà các em còn phải

học tiếng Anh để đáp ứng chuẩn đầu ra của nhà trường.
2. Môi trường học tập
Kết quả quả sát từ bảng hỏi và phỏng vấn khẳng định rằng, môi trường học tập là
một trong các yếu tố ảnh hưởng đến việc học của HSSV. HSSV rất thích học tiếng Anh ở
14


một số vị trí ngoài lớp học. Vì vậy, thay vì thực hiện tất cả các tiết học ở phòng học lý
thuyết, tùy vào nội dung bài học, giáo viên có thể tổ chức cho HSSV học tại các phòng
thực hành của trường (lễ tân, buồng, nhà hàng, bếp, bar) hoặc học trong khuôn viên
Trường (hành lang lớp học, sân trường, thư viện, tiền sảnh…)
Bên cạnh đó, phòng học và trang thiết bị phục vụ việc dạy và học cần được xem xét.
Nhà trường cần tạo điều kiện có phòng học đa năng cho HSSV trong giờ học ngoại ngữ.
Trong các phòng học, máy chiếu là phương tiện tối thiểu nhất của dạy học hiện đại, dạy
học tích cực vì trong môi trường đó cả thầy và trò đều phát huy tính tích cực trong lĩnh
vực của mình. Phòng học sẽ càng lý tưởng hơn khi được trang bị mạng Internet vì khi đó
thầy và trò có thể thực hiện bài học sinh động hơn như tra cứu trực tuyến những thuật ngữ
chuyên ngành hoặc khái niệm liên quan. Điều lưu ý là trong lớp học tiếng Anh chuyên
ngành lý tưởng, số lượng HSSV tối đa không được quá 20.
Ngoài ra, đối chiếu với kết quả khảo sát, chúng tôi mạnh dạn đề xuất ý tưởng, trong
quá trình học, HSSV nên được học và tham quan tại các cơ sở nghề nghiệp để thực hành
và áp dụng các kiến thức đã học trong tình huống và môi trường giao tiếp nghề nghiệp
thực tế.
3. Các hoạt động hỗ trợ
Như chúng ta đã thấy trong phần kết quả khảo sát, Câu lạc bộ tiếng Anh cũng là một
trong những môi trường giao tiếp tiếng Anh rất tốt cho HSSV. Tuy nhiên, để thu hút hầu
hết HSSV đến với Câu lạc bộ và để giảm số lượng HSSV không quan tâm đến hoạt động
này như trong phần khảo sát, chúng tôi đề xuất, trong thời gian học Môdun tiếng Anh
chuyên ngành, HSSV bắt buộc phải tham gia CLB Anh văn của trường và tự tổ chức một
hoạt động liên quan đến việc thực hành kỹ năng nói tiếng Anh. Các hoạt động hỗ trợ như

thế này sẽ là môi trường thuận lợi để HSSV sử dụng tiếng Anh và cũng là môi trường
tăng hứng thú nói tiếng Anh của HSSV.
4. Phương pháp giảng dạy
Kết quả khảo sát cho thấy, các hoạt động do giáo viên tổ chức, khi kết hợp với môi
trường học tập tốt và phù hợp với mục đích học của HSSV luôn kích thích HSSV tham
gia nhiệt tình. Hơn nữa, HSSV cần được luyện tập phản xạ nói tiếng Anh, từ vựng nên
giáo viên cần sử dụng tiếng Anh khi giảng dạy. Trong quá trình thiết kế bài giảng, giáo
viên cần chú ý các hoạt động ngôn ngữ, các trò chơi liên quan đến ngôn ngữ, tổ chức thảo
luận nhằm giúp HSSV có cơ hội được học cách giao tiếp, học cách thu thập thông tin
chuyên ngành trong các tình huống.
5. Sử dụng tiếng Anh trong thực tế giao tiếp
Qua khảo sát, chúng ta thấy, HSSV sẽ tự tin giao tiếp khi quá trình này được diễn ra
một các tự nhiên. Vì vậy, trong quá trình giao tiếp thực tế ngoài môi trường lớp học, cần
khuyến khích việc sử dụng tiếng Anh giữa giáo viên tiếng Anh và HSSV ngành Quản trị
15


khu Resort. Giáo viên phải là người chủ động trong hoạt động này và hướng cho HSSV
thực hiện theo. Hoạt động này sẽ hình thành và tăng thói quen sử dụng tiếng Anh cho
HSSV trong thực tế giao tiếp.
6. Nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu tài liệu của HSSV
Như chúng ta đã biết, trong quá trình học, việc tự học đóng vai trò quan trọng. Trong
quá trình học ngoại ngữ, việc tự học là yếu tố then chốt hình thành tính tích cực, chủ động
nắm bắt kiến thức trong mỗi HSSV. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy, HSSV chưa để
ý đến vấn đề tự học nói chung và tự luyện nói nói riêng. Cho nên, chúng tôi mong muốn
nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu tài liệu của HSSV. Ngoài giờ học tiếng Anh tại
lớp, HSSV có thể sử dụng thêm Internet, sách tiếng Anh để luyện tập kỹ năng nói cũng
như các kỹ năng khác. Giờ học tiếng Anh chuyên ngành chỉ giới hạn trong một số tiết
nhất định nên sẽ hạn chế HSSV trong việc nắm vững các vấn đề lý thuyết và luyện tập tại
lớp. Vì thế, tự học sẽ là hành trang và công cụ không thể thiếu đối với HSSV.

Để quản lý việc tự học của HSSV, cần chú ý một số điểm sau:
Thứ nhất, HSSV khi tự học phải có được môi trường mang tính tự học cao
(autonomous learning environment). Nhà trường cần đầu tư thêm tài liệu tham khảo cho
HSSV, giáo viên cần giới thiệu sách và một số địa chỉ tìm tài liệu tiếng Anh để ngoài giáo
trình chính học trên lớp HSSV có thể tự trau dồi các kĩ năng. Cung cấp tài liệu và giới
thiệu địa chỉ tìm tài liệu tiếng Anh tối thiểu mà sinh viên cần đọc.
Thứ hai, xác định và giao nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu cho HSSV, biên soạn các
tiêu chí đánh giá, xác định thời gian nộp báo cáo kết quả tự học, tự nghiên cứu của HSSV
và thông báo cho HSSV ngay khi giao nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu.
Thứ ba, giáo viên thường xuyên kiểm tra, đánh giá HSSV trong suốt quá trình của
môn học thông qua các hình thức kiểm tra đa dạng như bài tập cá nhân hoặc bài tập nhóm
phù hợp với đặc thù môn thực hành nói tiếng Anh ví dụ như thuyết trình, sử dụng sơ đồ,
xây dựng các tình huống đàm thoại...

16


Phần 3: KẾT LUẬN
Với thực trạng học thực hành nói tiếng Anh của HSSV ngành quản trị khu Resort tại
trường cao đẳng nghề tỉnh Bình Thuận thu được qua khảo sát với bảng câu hỏi và phỏng
vấn, chúng tôi đề xuất một số giải pháp liên quan đến việc xây dựng chuẩn đầu ra, môi
trường học tập, các hoạt động hỗ trợ, phương pháp giảng dạy, sử dụng tiếng Anh trong
thực tế giao tiếp, nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu tài liệu của HSSV để nâng cao
việc thực hành nói tiếng Anh của HSSV ngành quản trị khu Resort tại trường. Hy vọng,
những đề xuất này sẽ được áp dụng nhằm cải thiện việc nói tiếng Anh cho HSSV của
ngành này.

17



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ready to order. Tác giả: Baude , Iglesias , Inesta. Nhà xuất bản: Pearson, Năm
xuất bản: 2002.
2. Be my guest. Tác giả: Francis O' Hara. Nhà xuất bản: Cambridge University
Press. Năm xuất bản: 2002.
3. HIGH SEASON. English for the Hotel and Tourist Industry. Michael Duckworth.
4. Highly Recommended: English for the Hotel and Catering Industry 2 (SB, WB,
TB, CD). Rod Revell, Trish Stott. Oxford University Press.
5. />6. />7. />8. />9. />10. />11. />12. />13. />14. />
18


PHỤ LỤC 1: CÂU HỎI KHẢO SÁT
1. Bạn nghĩ học tiếng Anh có quan trọng không?
a. Rất quan trọng
b. Quan trọng
c. Không quan trọng
2. Bạn có cảm thấy khó khăn trong việc nói tiếng Anh không?
a. Có

b. Không

3. Bạn nghĩ như thế nào về Câu lạc bộ tiếng Anh?
a. Không quan tâm
b. Bình thường
c. Thú vị, bổ ích
4. Bạn có tự học tiếng Anh tại nhà không?
a. Không bao giờ
b. Hiếm khi
c. Thỉnh thoảng

d. Thường xuyên
5. Khó khăn nhất bạn gặp khi học nói tiếng Anh là
a. Ngữ pháp
b. Thiếu từ vựng
c. Khả năng phản xạ kém
d. Nghe không rõ
e. Phát âm
6. Kỹ năng nào bạn cần cải thiện?
a. Nghe

b. Nói

c. Đọc

d. Viết

e. Cả 4 kỹ năng trên

7. Bạn có thích được học tại các phòng/ xưởng thực hành hay các khuôn viên
bên ngoài lớp học không không?
a. Rất thích

b. Bình thường

c. Không thích

8. Bạn có thích được tham quan, học tập tại các doanh nghiệp không?
19



a. Rất thích

b. Bình thường

c. Không thích

9. Bạn có tự tin giao tiếp với người nước ngoài không?
a. Rất tự tin
b. Tự tin
c. Không tự tin
10. Bạn muốn học tiếng Anh để làm gì?
a. Giao tiếp dễ dàng với mọi người
b. Để có thể hiểu được ý nghĩa của bài hát, phim, truyện, sách, báo…
c. Có một công việc tốt cho tương lai
d. Tất cả các ý trên
PHỤ LỤC 2: CÂU HỎI PHỎNG VẤN
Câu 1: Em cảm thấy như thế nào khi học ở những địa điểm ngoài lớp học?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………
Câu 2: Khi học ở những địa điểm ngoài lớp học, em có thích tham gia các hoạt động
trong lớp học không?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………

Câu 3:Việc học ở những địa điểm ngoài lớp học giúp ích gì cho việc học nói tiếng
Anh của em không?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………............................................
20


TM. BTV ĐOÀN TRƯỜNG
BÍ THƯ

Bình Thuận, ngày 16 tháng 8 năm 2019
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

Đoàn Khắc Vương

Lê Uyên Quyên

21



×