Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Đề tài khoa học: Nghiên cứu nội dung và phương pháp tính chỉ tiêu giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị tăng thêm của các tổ chức hoạt động không vì lợi ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.91 KB, 17 trang )

ĐỀ TÀI KHOA HỌC
SỐ: 2.2.6-CS06
NGHIÊN CỨU NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TÍNH CHỈ TIÊU GIÁ
TRỊ SẢN XUẤT, CHI PHÍ TRUNG GIAN, GIÁ TRỊ TĂNG THÊM
CỦA CÁC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÔNG VÌ LỢI Ở VIỆT NAM
1. Cấp đề tài

: Cơ sở

2. Thời gian nghiên cứu : 2006
3. Đơn vị chủ trì

: Vụ Hệ thống tài khoản Quốc gia

4. Đơn vị quản lý

: Viện Khoa học Thống kê

5. Chủ nhiệm đề tài

: CN. Nguyễn Văn Nông

6. Những ngƣời phối hợp nghiên cứu:
CN. Hoàng Trung Đông
CN. Phạm Đình Hàn
CN. Nguyễn Văn Minh
CN. Khổng Đỗ Quỳnh Anh
7. Điểm đánh giá nghiệm thu đề tài: 8,4 / Xếp loại: Khá

340



PHẦN I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐỊNH NGHĨA, NỘI DUNG, PHẠM VI,
HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG VÀ NHỮNG PHÂN TỔ CHÍNH CỦA CÁC
ĐƠN VỊ HOẠT ĐỘNG KHÔNG VÌ LỢI
I. Định nghĩa về đơn vị và khu vực không vì lợi
1. Đơn vị không vì lợi
Đơn vị không vì lợi Là các thực thể có tƣ cách pháp nhân hay đƣợc xã
hội thừa nhận, nó đƣợc thành lập nhằm mục đích hoạt động không vì lợi
nhuận, cung cấp các dịch vụ đem lại lợi ích cho một nhóm ngƣời, cho doanh
nghiệp hoặc các tổ chức quản lý trực tiếp và cung cấp tài chính cho chúng
hoặc vì mục đích từ thiện, phúc lợi. Hoạt động mang tính độc lập, tự nguyện
không phụ thuộc vào sự chi phối của bất cứ đơn vị nào khác; tách biệt về mặt
thể chế với Chính phủ (nghĩa là không thực hiện chức năng quản lý nhà
nƣớc). Không phân chia lợi nhuận cho bất cứ đối tƣợng nào hoặc không trở
thành sở hữu của đơn vị thể chế khác, cũng nhƣ không đƣợc phép trở thành
một nguồn thu nhập, lợi nhuận hay các thu nhập tài chính khác cho các đơn
vị thành lập, kiểm soát và tài trợ chúng.
2. Khu vực không vì lợi
Theo thống kê Liên hiệp quốc đã đƣa ra kiến nghị nhóm tất cả các đơn
vị không vì lợi thành một khu vực riêng với tên gọi “khu vực không vì lợi”.
Thêm vào đó, thống kê Liên hiệp quốc cũng đã đƣa ra một số tiêu chí mới
nhằm xác định các đơn vị có thể xếp vào khu vực không vì lợi, các tiêu chí
này dựa trên các ý kiến tổng hợp của nhiều chuyên gia trên thế giới với mục
đích làm rõ ràng hơn trong việc xác định các đơn vị không vì lợi so với các
kiến nghị đã nêu trong SNA 93.
Khu vực không vì lợi bao gồm các đơn vị thoả mãn các điều kiện sau:
a/ Đó là các tổ chức, Các tổ chức ở đây đƣợc hiểu là các đơn vị thể chế
thực sự, nghĩa là đơn vị “có cơ cấu tổ chức nội bộ, có mục tiêu hoạt động cụ
thể, riêng biệt, có phạm vi hoạt động riêng với đầy đủ ý nghĩa là một tổ chức

và có tƣ cách luật pháp trong việc sát nhập, giải thể. Không bao gồm ở đây
một nhóm hoặc tập hợp một số ngƣời mang tính chất tạm thời và không có
một cơ cấu tổ chức thực sự”. Đặc biệt, ở đây bao gồm cả các tổ chức không
chính thức, tức là các tổ chức không thật sự đầy đủ tƣ cách pháp nhân tuy
nhiên chúng lại có cơ cấu tổ chức nội bộ và mang tính bền vững và đƣợc xã
hội thừa nhận.
341


b/ Không vì mục đích lợi nhuận đƣợc hiểu là các đơn vị không vì lợi là
những tổ chức có hoạt động, mục đích chính không vì lợi nhuận, dù là trực
tiếp hay gián tiếp, không vì các mục đích thƣơng mại hay mục đích lợi
nhuận. Các đơn vị không vì lợi này có thể kiếm đƣợc giá trị thặng dƣ trong
quá trình hoạt động của nó, tuy nhiên, tất cả các khoản thặng dƣ này đều
đƣợc tái đầu tƣ vào các hoạt động của đơn vị, chứ không phân bổ cho các tổ
chức, ngƣời sở hữu, thành viên, ngƣời sáng lập hay hội đồng quản lý của đơn
vị. Điều này không ngụ ý rằng một đơn vị không vì lợi không thể có giá trị
thặng dƣ trong quá trình hoạt động”.
c/ Sự tách biệt về mặt thể chế đối với chính phủ, điều này có nghĩa là
các tổ chức này không phải là các cơ quan chính phủ, nó không có trách
nhiệm thực hiện các chức năng của cơ quan chính phủ. Tổ chức này có thể
nhận đƣợc những hỗ trợ quan trọng từ phía chính phủ, và ban điều hành của
nó có thể có ngƣời của chính phủ, tuy nhiên, nó có quyền tự chủ cả về hoạt
động sản xuất cũng nhƣ sử dụng nguồn tài chính của mình do vậy các hoạt
động của nó không nhất thiết phải tuân theo các qui định về tài chính của
chính phủ. “Điểm quan trọng mấu chốt ở đây là tổ chức này có định chế riêng
tách biệt so với chính phủ, có nghĩa là nó không phải là một công cụ của đơn
vị nhà nƣớc, bất cứ ở mức độ quốc gia hay cấp tỉnh, do vậy nó không thực
hiện các chức năng của một cơ quan nhà nƣớc”.
d/ Độc lập đƣợc hiểu là các đơn vị có khả năng tự chủ về các hoạt động

của mình và nó không chịu ảnh hƣởng từ bất cứ một đơn vị nào khác. Có thể
nói, thực ra không có một tổ chức nào là hoàn toàn độc lập. Tuy nhiên, để có
thể đƣợc xem nhƣ là một đơn vị độc lập thì đơn vị đó phải tự chủ trong quản
lý cũng nhƣ trong việc tiến hành các hoạt động quan trọng của mình, ngoài ra
nó phải đƣợc quyền tự chủ điều hành về các quy chế nội bộ và thực sự độc
lập với đầy đủ ý nghĩa của nó.
e/ Hoạt động dưới hình thức tự nguyện là các đơn vị mà yêu cầu về tƣ
cách hội viên, yêu cầu về thời gian và đóng góp về kinh phí không bị bắt
buộc do luật pháp hoặc yêu cầu phải có quyền công dân. Nhƣ đã nói ở trên,
các tổ chức không vì lợi có thể thực hiện các chức năng cụ thể nhằm giúp cho
thành viên của nó có đủ tƣ cách để tiến hành hoạt động nghề nghiệp…
Lƣu ý, “Khu vực vô vị lợi” nhƣ xác định ở trên bao gồm tất cả các đơn
vị thoả mãn 5 đặc tính đã nêu, tuy nhiên, đây chỉ là các tiêu chí mà thống kê
Liên hiệp quốc muốn làm rõ hơn trong việc xác định một đơn vị là đơn vị
không vì lợi. Để có thể xây dựng đƣợc một khu vực không vì lợi đầy đủ thì
cần phải đƣa thêm vào đây các đơn vị không vì lợi theo nhƣ kiến nghị của
342


SNA 93, cụ thể: bao gồm các đơn vị không vì lợi là các nhà sản xuất thị
trƣờng, có nghĩa là các đơn vị này có thể bán sản phẩm là các hàng hoá và
dịch vụ ra thị trƣờng với giá thu lời. Các đơn vị loại này có thể tìm thấy trong
khu vực phi tài chính hay khu vực tài chính trong SNA 93, tuỳ vào các hoạt
động chính của chúng là gì. Ngoài ra, còn bao gồm các đơn vị trong khu vực
chính phủ nhƣ trong SNA 93, đó là các đơn vị độc lập và tách riêng ra từ
chính phủ, thậm chí họ đƣợc tài trợ chủ yếu từ chính phủ có đại diện của
chính phủ trong ban giám đốc của đơn vị. Cuối cùng, các đơn vị không vì lợi
nhận đƣợc phần lớn đóng góp từ các hộ gia đình, các đơn vị này có thể tìm
thấy trong khu vực hộ gia đình hay khu vực không vì lợi phục vụ hộ gia đình
trong SNA 93 cũng đƣợc xếp vào khu vực không vì lợi.

II. Đặc tính, mục đích và loại hình hoạt động của các đơn vị không vì lợi
1. Các đặc tính cơ bản của đơn vị không vì lợi
1.1. Phần lớn đƣợc thành lập theo luật mà sự tồn tại của chúng là độc lập
với các đối tƣợng (ngƣời, doanh nghiệp hoặc chính phủ), quản lý và cung cấp
tài chính cho chúng. Đặc biệt ở các nƣớc đang phát triển, nhiều đơn vị không
vì lợi đƣợc xã hội, cộng đồng thành lập do vậy chúng không có tƣ cách pháp
nhân và đƣợc tạo ra với mục đích cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phi thị
trƣờng cho đối tƣợng dân cƣ, hộ gia đình.
1.2. Nhiều đơn vị không vì lợi đƣợc quản lý bởi một tổ chức mà trong tổ
chức này các thành viên của nó là hoàn toàn bình đẳng.
1.3. Các thành viên trong tổ chức không đƣợc phép sử dụng những lợi
nhuận do các đơn vị không vì lợi có đƣợc, những lợi nhuận đó đƣợc giữ lại
tại đơn vị để phục vụ cho các hoạt động của đơn vị trong tƣơng lai.
1.4. Khái niệm “không vì lợi” bắt nguồn từ qui định (3) ở trên, tuy nhiên
điều đó không ngụ ý rằng các đơn vị không vì lợi không thể kiếm đƣợc lợi
nhuận từ các hoạt động của mình.
2. Mục đích và các loại hình hoạt động của các đơn vị không vì lợi
2.1. Các đơn vị không vì lợi được thành lập với nhiều mục đích khác nhau:
- Một số đơn vị không vì lợi đƣợc thành lập để cung cấp các dịch vụ vì
lợi ích của cá nhân các đơn vị thành viên hay của đơn vị quản lý hoặc cấp
kinh phí cho chúng (đơn vị chủ quản, có thể là doanh nghiệp).
- Một số đơn vị không vì lợi đƣợc thành lập vì mục đích từ thiện, nhân
đạo nhằm cung cấp sản phẩm vật chất hay dịch vụ cho các hộ gia đình gặp
khó khăn trong cuộc sống.
343


- Một số đơn vị đƣợc thành lập để cung cấp dịch vụ giáo dục hoặc y tế
không thu tiền.
- Một số đơn vị không vì lợi đƣợc thành lập để bảo vệ ích lợi của tập thể

trong kinh doanh hay trong chính trị, v.v...
Hầu hết các đơn vị không vì lợi có tƣ cách pháp nhân. Các đơn vị này
đƣợc quản lý bởi một hiệp hội mà hội viên của nó thƣờng có quyền bình đẳng
nhƣ nhau. Không có cổ đông, quyền quản lý đƣợc trao cho một nhóm ngƣời.
Các đơn vị không vì lợi có thể tạo ra thặng dƣ hay lợi nhuận từ hoạt động sản
xuất của mình.
2.2. Loại hình hoạt động của các đơn vị không vì lợi được thể hiện như sau:
Các đơn vị không vì lợi (NPIs)

Các đơn vị không vì lợi
mang tính thị trƣờng

Các đơn vị không vì lợi
phi thị trƣờng

Các đơn vị không vì lợi
trong KV hộ gia đình

Các đơn vị không
vì lợi hoạt động
trong KV tài chính

Các đơn vị
không vì lợi hoạt
động trong KV
phi tài chính

Các đơn vị không vì lợi
trong KV chính phủ
Các đơn vị không vì lợi

phục vụ hộ gia đình
(NPISHs)

Trong SNA năm1993 đã phân biệt hai nhóm loại hình hoạt động của các
đơn vị không vì lợi khác nhau, đó là:
a. Đơn vị không vì lợi có tính chất thị trường
Các đơn vị không vì lợi thuộc nhóm này bán hầu hết hoặc tất cả sản
lƣợng của mình cho ngƣời tiêu dùng với giá có ý nghĩa kinh tế, tức là, với giá
dự tính là có ảnh hƣởng đáng kể cả về số lƣợng đƣợc cung lẫn số lƣợng đƣợc
cầu, có thể lãi hoặc bị lỗ. Song về nguyên tắc, giá trị thặng dƣ (khoản lãi)
đƣợc giữ lại làm vốn của đơn vị, không đƣợc phân chia cho những ngƣời
điều hành đơn vị nhƣ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác. Đơn vị
không vì lợi có tính chất thị trƣờng gồm hai loại sau:
344


a.1) Đơn vị không vì lợi có tính thị trƣờng liên quan tới sản xuất
Các đơn vị không vì lợi có tính thị trƣờng liên quan tới sản xuất là các
đơn vị có sản phẩm sản xuất đƣợc đem bán trên thị trƣờng, theo giá thị
trƣờng để nhằm thu đƣợc giá trị thặng dƣ. Tuy nhiên, do tính chất không vì
lợi, giá trị thặng dƣ sẽ đƣợc giữ lại chứ không phân chia cho các thành viên
của đơn vị. Nguồn vốn chủ yếu để các đơn vị này chủ yếu là do khách hàng
chi trả (tiền học phí, tiền viện phí, tiền vé xem biểu diễn nghệ thuật...), ngoài
ra do chức năng hoạt động, đơn vị cũng có thể huy động các nguồn vốn bổ
xung từ các nhà tài trợ khác. Đơn vị không vì lợi liên quan tới sản xuất có
tính thị trƣờng thƣờng gặp trong thực tế là các đơn vị hoạt động trong các
lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế...
a.2) Đơn vị không vì lợi có tính thị trƣờng phục vụ kinh doanh
Các đơn vị này do các hiệp hội kinh doanh thành lập với mục đích phát
triển và bảo vệ lợi ích kinh doanh nhƣ: các hiệp hội thủy sản, hiệp hội mía

đƣờng, trung tâm nghiên cứu và phát triển... Hoạt động của các đơn vị này
phục vụ lợi ích của các thành viên trong hiệp hội và lợi ích của đơn vị chủ
quản, đó là các đơn vị quản lý và cung cấp tài chính cho hiệp hội. Hoạt động
của các đơn vị không vì lợi có tính thị trƣờng phục vụ kinh doanh thƣờng liên
quan đến những hoạt động nhƣ: quảng bá sản phẩm; vận động chính trị cho
nhóm kinh doanh; tƣ vấn cho các thành viên... Nguồn vốn chủ yếu để hoạt
động của các đơn vị không vì lợi có tính thị trƣờng phục vụ kinh doanh là do
đóng góp, hội phí từ các đơn vị thành viên và từ đơn vị chủ quản.
b. Đơn vị không vì lợi phi thị trường
Phần lớn các đơn vị không vì lợi ở các quốc gia là các đơn vị không vì
lợi phi thị trƣờng. Kết quả sản xuất của các đơn vị này đƣợc cung cấp miễn
phí, hay đƣợc bán với giá bằng hoặc thấp hơn giá thành sản xuất. Do vậy,
nguồn kinh phí chủ yếu để hoạt động của các đơn vị này là do các thành viên
của đơn vị đóng góp, do các khoản biếu tặng, tài trợ từ bên ngoài. Đơn vị
không vì lợi phi thị trƣờng gồm hai loại sau:
b.1) Đơn vị không vì lợi phi thị trƣờng do Nhà nƣớc quản lý và cấp kinh phí
Là những thực thể do Chính Phủ thành lập một cách hợp pháp và tồn tại
độc lập tách biệt với chính phủ. Hoạt động của các đơn vị không vì lợi này
chủ yếu trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển nhằm mục đích bảo vệ lợi ích
của doanh nghiệp nhƣ phòng thƣơng mại, hoặc liên quan tới việc thiết lập,
345


duy trì chuẩn mực chất lƣợng trong một số lĩnh vực nhƣ: y tế, bảo vệ môi
trƣờng, giáo dục, kế toán, tài chính... cho cả doanh nghiệp (ngƣời sản xuất)
và hộ gia đình (ngƣời tiêu dùng). Nguồn kinh phí cho các đơn vị hoạt động
chủ yếu lấy từ ngân sách Nhà nƣớc.
b.2) Đơn vị không vì lợi phi thị trƣờng phục vụ trực tiếp hộ gia đình (Khu
vực thể chế không vì lợi phục vụ hộ gia đình - NPISHs)
Khu vực thể chế không vì lợi phục vụ hộ gia đình bao gồm tất cả các

đơn vị thể chế thƣờng trú không vì lợi phi thị trƣờng (trừ những đơn vị chịu
sự quản lý và kinh phí do Chính phủ cấp).
Khu vực không vì lợi phục vụ hộ gia đình phi lợi nhuận đƣợc phân
thành 2 nhóm chính nhƣ sau:
(1) Nhóm thứ nhất: Các đơn vị không vì lợi phục vụ hội viên
Bao gồm các tổ chức, hiệp hội đƣợc thành lập từ các đơn vị thành viên
cung cấp sản phẩm vật chất và dịch vụ gắn với lợi ích của từng thành viên.
Các dịch vụ này cung cấp miễn phí và đƣợc tổ chức sản xuất dựa trên nguồn
tài chính đóng góp thƣờng xuyên hoặc tiền hội phí của các hội viên.
(2) Nhóm thứ hai: Các đơn vị không vì lợi làm công tác từ thiện
Bao gồm các tổ chức hiệp hội từ thiện, cứu trợ đƣợc thành lập với mục
đích nhân đạo; không phục vụ lợi ích cá nhân của các thành viên trong tổ
chức hiệp hội. Các tổ chức không vì lợi nhuận này cung cấp sản phẩm vật
chất và dịch vụ cho các hộ gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn do thiên tai, bão
lụt, đói nghèo... Nguồn tài chính và hàng hoá cứu trợ của các tổ chức này dựa
vào sự đóng góp, viện trợ của các tổ chức, doanh nghiệp, của Chính phủ và
của các cá nhân dân cƣ trong và ngoài nƣớc.
PHẦN II
NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP TÍNH GIÁ TRỊ SẢN XUẤT,
CHI PHÍ TRUNG GIAN, GIÁ TRỊ TĂNG THÊM CỦA CÁC ĐƠN VỊ HOẠT
ĐỘNG KHÔNG VÌ LỢI THUỘC CÁC NHÓM NGÀNH KINH TẾ Ở VIỆT NAM
A. Đơn vị và phạm vi hoạt động của các đơn vị không vì lợi thuộc nhóm
ngành kinh tế
1. Đơn vị không vì lợi
Đơn vị không vì lợi trong các nhóm ngành: giáo dục, đào tạo, nghiên
cứu khoa học công nghệ; văn hoá thể thao, vui chơi giải tri; y tế cứu trợ xã
346


hội, vệ sinh môi truờng, dịch vụ nhà ở, dịch vụ pháp lý - chính sách, hiệp hội

và tổ chức tôn giáo... Là các thực thể có tƣ cách pháp nhân hay đƣợc xã hội
thừa nhận, nó đƣợc thành lập nhằm mục đích hoạt động không vì lợi nhuận,
cung cấp các dịch vụ đem lại lợi ích cho một nhóm ngƣời, cho doanh nghiệp
hoặc các tổ chức quản lý trực tiếp và cung cấp tài chính cho chúng hoặc vì
mục đích từ thiện, phúc lợi. Hoạt động mang tính độc lập, tự nguyện không
phụ thuộc vào sự chi phối của bất cứ đơn vị nào khác; tách biệt về mặt thể
chế với Chính phủ (nghĩa là không thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc).
Những hàng hoá và dịch vụ do các đơn vị giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa
học, công nghệ; văn hoá thể thao, vui chơi giải tri; y tế cứu trợ xã hội,vệ sinh
môi truờng, dịch vụ nhà ở, dịch vụ pháp lý - chính sách, hiệp hội và tổ chức
tôn giáo... cung cấp các dịch vụ miễn phí hoặc với mức thấp hơn so với mức
giá thị trƣờng cho các đối tƣợng cần cung cấp và trợ giúp.
2. Phạm vi hoạt động của các đơn vị không vì lợi thuộc các nhóm ngành
2.1. Giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học công nghệ mang tính chất
không vì lợi đƣợc thực hiện trong các lĩnh vực:
- Hoạt động nhà trẻ và giáo dục mầm non; giáo dục tiểu học; giáo dục trung
học; giáo dục và đào tạo trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại
học; bổ túc văn hoá, giáo dục và đào tạo khác không vì mục đích lợi nhuận.
- Hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ không vì lợi.
2.2. Hoạt động văn hoá, thể thao, vui chơi giải trí mang tính chất không
vì lợi đƣợc thực hiện trong các lĩnh vực sau:
+ Sản xuất và phát hành phim điện ảnh, video, chiếu phim điện ảnh và
video, phát thanh và truyền hình, hoạt động nghệ thuật sân khấu, âm nhạc và
các hoạt động giải trí khác nhƣ: xiếc, múa rối, thêu vẽ, vui chơi ca hát, v.v…;
+ Hoạt động thông tấn xã và các tổ chức cung cấp tin tức cho các bản
tin, đài phát thanh truyền hình, báo và tạp chí;
+ Hoạt động thƣ viện và lƣu trữ;
+ Hoạt động bảo tồn, bảo tàng;
+ Hoạt động của các vƣờn bách thảo, bách thú và khu bảo tồn thiên nhiên;
+ Hoạt động thể thao, thể hình, huấn luyện vận động viên;

+ Các hoạt động vui chơi giải trí khác.
347


2.3. Hoạt động y tế cứu trợ xã hội và vệ sinh môi trƣờng mang tính
không vì lợi đƣợc thực hiện trên các lĩnh vực và loại hình:
- Hoạt động y tế và chăm sóc sức khoẻ
- Hoạt động thú y
- Hoạt động cứu trợ xã hội
- Hoạt động vệ sinh và bảo vệ môi trƣờng
2.4. hoạt động dịch vụ nhà ở là những hoạt động tƣ vấn, sở hữu, quản lý
và phát triển quỹ nhà ở (thuộc nhà trung cƣ, nhà tập thể, nhà trọ, nhà từ thiện
vv…) để cho hộ gia đình và cá nhân dân cƣ sử dụng làm nơi ở hoặc làm nơi
hoạt động mang tính chất từ thiện, cho các đơn vị và tổ chức hoạt động không
vì lợi khác sử dụng, với hai loại hình thức cung ứng dịch vụ sử dụng cho tiêu
dùng cuối cùng của hộ gia đình hoặc phục vụ cho tổ chức và đơn vị khác mà
không thu lợi nhuận, cụ thể là:
+ Cho mƣợn hoặc cho thuê hoặc tƣ vấn nhà ở với giá không có lợi
nhuận, tức là với giá chỉ đủ chi phí quản lý cho hoạt động dịch vụ đó mà
không có giá trị thặng dƣ sản xuất.
+ Cho các hộ gia đình hoặc tổ chức không vì lợi khác sử dụng không
phải chi trả một khoản chi phí nào cả - tức là hộ gia đình đƣợc hƣởng thụ
hoặc tổ chức không vì lợi khác sử dụng mà không mất tiền thuê.
- Đối với dịch vụ tƣ vấn pháp lý và nghiên cứu chính sách gồm các hoạt
động mang tính tự nguyện phục vụ do cá nhân dân cƣ, hộ gia đình và các tổ
chức về:
+ Tƣ vấn và giúp đỡ thực hiện các văn bản pháp qui và các chính sách
chế độ của nhà nƣớc; dịch vụ luật sƣ, biện hộ, giám hộ bảo vệ quyền công
dân, quyền con ngƣời, thám tử điều tra thu thập chứng cứ liên qan đến bảo vệ
quyền và nghĩa vụ công dân…Những dịch vụ này hộ gia đình, cá nhân, dân

cƣ hoặc tổ chức phải trả một khoản dịch vụ với giá không có lợi nhuận, tức là
với giá chỉ đủ cho chi phí quản lý của đơn vị hoạt động hoặc đƣợc hƣởng
không (không phải chi trả chi phí dịch vụ nào cho các đơn vị dịch vụ pháp lý
và chính sách).
- Hoạt động của các hiệp hội nhƣ: hiệp hội phục vụ kinh doanh và hiệp
hội ngƣời tiêu dùng, ngƣời cao tuổi, các câu lạc bộ dƣỡng sinh… nhằm cung
cấp các dịch vụ cho các hội viên, các hộ gia đình và tổ chức dân cƣ với giá
348


thấp hoặc cho không (nghĩa là hoạt động không nhằm mục đích thu lợi
nhuận, không đem lại giá trị thặng dƣ, nếu có giá trị thặng dƣ rất nhỏ thì cũng
không phân chia cho bất cứ ai).
- Hoạt động của các tổ chức tôn giáo thuộc các tổ chức công giáo, đạo tin
lành, phật giáo, hồi giáo, cao đài, hoà hảo… mà biểu hiện trực tiếp cho các
hoạt động này: hoạt động lễ hội, cúng bái định kỳ của các nhà thờ, các nhà
chùa, các đền thờ miếu mạo, các nơi thờ cúng của các tổ chức và cộng đồng
dân cƣ (nhƣ thứ bảy, chủ nhật hàng tuần, ngày Noen, ngày lễ phục sinh, ngày
phật đản, ngày mùng một và ngày rằm hàng tháng, tết dƣơng lịch, tết nguyên
đán, ngày lễ hội của các đình đền thờ...)…; không định kỳ (ngày rƣớc vong
linh của ngƣời thân lên chùa, ngày tổ chức tang lễ ở nhà thờ, ngày cƣới, cầu
duyên trong các nhà thờ…). Các chi phí hoạt động của các tổ chức tôn giáo đó
(nhƣ chi phí điện, nƣớc, văn phòng phẩm, quần áo đồng phục lễ hội, các đồ vật
cúng lễ…) của nhà thờ, nhà chùa, các đền đài thánh thất…do các đơn vị tôn
giáo đó tự bỏ tiền chi trả từ các nguồn đóng góp tự nguyện của cá nhân và tổ
chức. Dân cƣ tận hƣởng các dịch vụ tôn giáo (lễ hội, cúng bái, cầu hôn…)
không phải trả tiền dịch vụ hoặc trả với những khoản chi phí rất thấp mang
tính tự tâm, tự nguyện để cho công việc hành lễ đƣợc tốt hơn. Tuy nhiên từ
trong lòng hảo tâm, công đức, cúng tiễn tự nguyện của những cá nhân tổ chức
cho nhà thờ, nhà chùa, cho các đền đài, thánh thất…một khoản tiền hay những

đồ vật có giá trị …thì các khoản đó không coi là chi phí cho dịch vụ tôn giáo
mà là hình thức chuyển nhƣợng hiện hành không có điều kiện.
3. Giá trị sản xuất, chi phí trung gian và giá trị tăng thêm của hoạt động
giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học công nghệ đƣợc tính theo hai loại
giá: giá thực tế và giá so sánh.
B. Nội dung, phƣơng pháp tính giá trị sản xuất, chi phí trung gian và giá
trị tăng thêm
1. Theo giá thực tế
1.1. Giá trị sản xuất
Do đặc thù và tính chất khác nhau về điều kiện và nhiệm vụ hoạt động
của các đơn vị hoạt động không vì lợi nên giá trị sản xuất đƣợc tính theo các
phƣơng pháp sau:
a. Đối với các đơn vị hoạt động hoạt động không vì lợi mang tính chất
thị trƣờng:
349


Giá trị sản xuất (theo giá cơ
=
bản hay giá sản xuất) trong kỳ

Doanh thu tiêu thụ thuần hoặc doanh thu tiêu
thụ sản phẩm dịch vụ của đơn vị hoạt động
không vì lợi mang tính thị trƣờng trong kỳ

b. Đối với các đơn vị không vì lợi hoạt động mang tính chất phi thị
trƣờng đƣợc dựa trên chi phí cho hoạt động sản xuất trong kỳ của đơn vị để
tính:
=


Tổng chi phí thƣờng xuyên cho hoạt động của đơn vị

-

(trừ) Chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ cho hoạt
động của đơn vị

-

(trừ) Các khoản chi chuyển nhƣợng thƣờng xuyên (nhƣ:
phúc lợi tập thể, chi công tác xã hội, từ thiện, hỗ trợ giúp đỡ
các tổ chức, đơn vị khác và dân cƣ, v.v…

+

(cộng) Phần hao mòn TSCĐ trong năm của đơn vị

Giá trị sản xuất

c. Đối với phần giá trị công lao động tình nguyện (không phải trả công
lao động) cho hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học:
Ở nhiều ngành các đơn vị không vì lợi sử dụng lao động có trả lƣơng và
lao động tình nguyện không trả lƣơng, thông thƣờng sử dụng lao động tình
nguyện không trả lƣơng có xu hƣớng tăng lên, nhiều loại hình hoạt động,
nhiều đơn vị sử dụng một lƣợng lớn lao động tình nguyện. Tuy nhiên phƣơng
pháp tính, phạm vi thu thập thông tin và chất lƣợng về lao động và công việc
tình nguyện còn hạn chế so với việc có trả lƣơng. Đối với những loại sản
phẩm hàng hoá và dịch vụ do các đơn vị không vì lợi tạo ra mang tính thị
trƣờng thì việc đo lƣờng kết quả đầu ra nhƣ giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm,
v.v… mang tính đầy đủ hơn có nghĩa là có trả lƣơng hay không trả lƣơng (lao

động tình nguyện) đều đƣợc thể hiện trong giá trị sản phẩm hàng hoá và dịch
vụ. Nhƣng đối với những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ các đơn vị không vì
lợi, không mang tính thị trƣờng lại gặp khó khăn, nhất là lao động tình
nguyện không trả lƣơng chƣa đƣợc thể hiện trong chi phí hoạt động sản xuất
của đơn vị, v.v… Do đó chƣa đánh gia đúng kết quả dịch vụ đã đƣợc tạo ra,
vì vậy theo Sổ tay về các đơn vị không vì lợi trong Tài khoản quốc gia của
thống kê Liên hợp quốc và trƣờng đại hoc Jóhn Hopkins đã đƣa ra khuyến
nghị giá trị dịch vụ từ kết quả lao động tình nguyện đƣợc đánh giá bằng giá
trị ngày công (hay giờ công lao động tình nguyện).

350


Giá trị công
lao động
tình nguyện
trong kỳ

Tổng số ngày công hoặc giờ
công lao động tình nguyện
=
trong kỳ (chia theo loại hình,
nhóm ngành hoạt động…)

x

Mức lƣơng hoặc thù lao lao động bình
quân cho 1 ngày công hoặc giờ công
của loại công việc tƣơng ứng có trả
lƣơng hoặc trả công của loại hình,

nhóm ngành… hoạt động trong kỳ

d. Tổng Giá trị sản xuất của hoạt động không vì lợi = (bằng) phần giá trị
sản xuất của các đơn vị không vì lợi mang tính chất thị trƣờng + (cộng) phần
Giá trị sản xuất của các đơn vị không vì lợi mang tính chất phi thị trƣờng +
(cộng) phần giá trị công lao động tình nguyện (không phải trả công) phục vụ
cho hoạt động không vì lợi.
1.2. Chi phí trung gian
Chi phí trung gian của hoạt động không vì lợi bao gồm chi phí vật chất
và chi phí dịch vụ phục vụ cho hoạt động thƣờng xuyên trong kỳ của các đơn
vị hoạt động trong khu vực không vì lợi.
a. Đối với những đơn vị không vì lợi thực hiện chế độ hạch toán thu chi
đầy đủ, chi phí trung gian trong kỳ bao gồm các yếu tố sau:
i. Chi phí vật chất gồm:
- Chi thanh toán tiền điện nƣớc
- Chi tiền nhiên liệu
- Chi vật tƣ, văn phòng phẩm
- Chi mua phim ảnh, sách, báo (tạp chí, thƣ viện, v.v…) phục vụ cho
hoạt động sản xuất của đơn vị
- Chi mua trang thiết bị, dụng cụ chuyên dùng không phải tài sản cố định
- Chi mua đồ dùng, dụng cụ bảo hộ lao động
- Các chi phí vật chất khác phục vụ cho hoạt động thƣờng xuyên của đơn vị.
ii. Chi phí dịch vụ:
- Chi thanh toán tiền vệ sinh, môi trƣờng và các dịch vụ liên quan đến vệ
sinh môi trƣờng và dịch vụ công cộng
- Chi cƣớc phí điện thoại, trong và ngoài nƣớc, cƣớc phí bƣu chính, fax,
thuê bao kênh vệ tinh, truyền hình, quảng cáo, internet, website, v.v…

351



- Chi phí hội nghị, tập huấn nghiệp vụ, v.v… (không kể tiền bồi dƣỡng
giảng viên, báo cáo viên)
- Chi công tác phí (không kể tiền phụ cấp công tác phí)
- Chi cho đoàn ra và đoàn vào (không kể: tiền ăn, tiền tiêu vặt và phụ
cấp công tác phí)
- Chi sửa chữa thƣờng xuyên TSCĐ
- Chi thanh toán hợp đồng với bên ngoài về thuê điều tra, khảo sát, thăm
dò dƣ luận, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi kỷ niệm những ngày lễ lớn, v.v…
b. Đối với những đơn vị không vì lợi chƣa thực hiện chế độ hạch toán
thu chi đầy đủ
Chi phí trung gian của
đơn vị hoạt động không
vì lợi chƣa thực hiện chế
độ hạch toán thu chi đầy
đủ trong kỳ

Giá trị sản xuất của các
Tỉ lệ chi phí trung
đơn vị hoạt động không
gian so với Giá trị
=
vì lợi chƣa thực hiện
x sản xuất của các
chế độ hạch toán thu chi
đơn vị điều tra
trong kỳ
mẫu trong kỳ

1.3. Giá trị tăng thêm

Có hai phƣơng pháp đƣợc vận dụng để tính giá trị tăng thêm của loại
hình hoạt động này nhƣ sau:
i. Theo phƣơng pháp sản xuất: Giá trị tăng thêm = Giá trị sản xuất – Chi
phí trung gian
ii. Theo phƣơng pháp thu nhập: Giá trị tăng thêm bằng tổng các yếu tố sau:
- Thu của ngƣời lao động
- Khấu hao TSCĐ (số trích khấu hao TSCĐ trong năm)
- Thuế sản xuất (nếu có)
- Giá trị thặng dƣ (nếu có)
- Giá trị ngày công lao động tình nguyện (chƣa đƣợc tính trong phần giá
trị thặng dƣ và phần thu của ngƣời lao động).
2. Theo giá so sánh
a. Giá trị sản xuất theo giá so sánh

GOt ,to ( kvl)
352

GOt ,t ( kvl)
I ppt ,to ( kvl)


Trong đó:
+ GOt,to(kvl): Giá trị sản xuất của hoạt động không vì lợi năm cần nghiên
cứu t, tính theo giá năm gốc so sánh to
+ GOt,t(kvl): Giá trị sản xuất của hoạt động không vì lợi của năm cần
nghiên cứu t theo giá thực tế năm t.
Ippt,to(kvl): Chỉ số giá sản xuất cho hoạt động dịch vụ (theo nhóm ngành
tƣơng ứng) của năm cần nghiên cứu t so với năm gốc so sánh to. Trong thực
tế hiện nay một số ngành chƣa có chỉ số giá tƣơng thích cho từng loại hoạt
động để áp dụng theo cách tính trên, ta có thể sử dụng phƣơng pháp ngoại

suy theo chỉ số khối lƣợng để tính Giá trị sản xuất theo giá so sánh năm gốc.
Ví dụ đối với ngành giáo dục đào tạo:

GOt,to(GD)

Giá trị sản xuất của hoạt
= động giáo dục đào tạo của x Iqt,to(DVGD)
năm gốc theo giá so sánh

Trong đó:

Iqt,to(DVGD) =

Số lƣợng học sinh, sinh viên, học viên thuộc
khu vực không vì lợi của năm cần nghiên cứu t
Số lƣợng học sinh, sinh viên, học viên thuộc
khu vực không vì lợi của năm gốc so sánh to

(Lƣu ý: chỉ số khối lƣợng (Iqt,to) có thể tính riêng cho từng cấp học, bậc
học nhƣ: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung học
chuyên nghiệp, cao đẳng đại học và trên đại học).
b. Chi phí trung gian theo giá so sánh
Chi phí trung gian theo giá so sánh năm to của hoạt động không vì lợi
đƣợc tính theo công thức sau:
ICt ,to ( kvl)

ICt ,t ( kvl)
I pvt,to

Trong đó:

+ ICt,to(kvl): chi phí trung gian của hoạt động không vì lợi của năm cần
nghiên cứu t, theo giá so sánh năm gốc to.
+ ICt,t(kvl): chi phí trung gian của hoạt động không vì lợi của năm cần
nghiên cứu t, theo giá thực tế năm t.
353


+ Ipvt, to: chỉ số giá chi phí đầu vào cho hoạt động dịch vụ không vì lợi, hoặc
chỉ số giá tiêu dùng nhóm vật tƣ, nhiên liệu, thiết bị, động lực, dịch vụ cho
nhóm ngành không vì lợi bình quân năm cần nghiên cứu t so với năm gốc to.
c. Giá trị tăng thêm theo giá so sánh
Giá trị tăng thêm của hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa
học không vì lợi theo giá so sánh năm gốc đƣợc tính nhƣ sau:
Theo phƣơng pháp giảm phát kép:
VAt,t0(kvl) = GOt,t0(kvl) – ICt,t0 (kvl)
Hoặc có thể tính theo phƣơng pháp giảm phát đơn nhƣ sau:

VAt ,to ( kvl) GOt ,to ( kvl) x

VAt ,t ( kvl)
GOt ,t ( kvl)

Trong đó:
+ VAt,to(kvl): Giá trị tăng thêm của hoạt động không vì lợi của năm cần
nghiên cứu t tính theo giá so sánh năm to.
+ VAt,t(kvl): giá trị tăng thêm hoạt động không vì lợi của năm nghiên cứu
t theo giá thực tế năm t.
+ GOt,t(kvl): Giá trị sản xuất hoạt động không vì lợi của năm nghiên cứu t
theo giá thực tế năm t.
PHẦN III

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ÁP DỤNG
TÍNH NHỮNG CHỈ TIÊU TỔNG HỢP CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG
KHÔNG VÌ LỢI Ở VIỆT NAM
1. Một số kiến nghị hƣớng triển khai áp dụng tính các chỉ tiêu tổng hợp
của khu vực không vì lợi ở Việt Nam
Để đáp ứng đƣợc các yêu cầu đang đặt ra nhƣ trên phải tiến hành thực
thi một số đề suất sau:
* Thứ nhất: Sớm triển khai áp dụng tính các chỉ tiêu thống kê về khu
vực không vì lợ.i
* Thứ hai: Quan tâm và đầu tƣ thích đáng cho việc nghiên cứu, tính toán
và lập các tài khoản vệ tinh của khu vực không vì lợi.

354


* Thứ ba: Nghiên cứu ứng dụng lập tài khoản vệ tinh của khu vực không
vì lợi của Liên hợp quốc vào điều kiện Việt Nam.
* Thứ tƣ: Hợp tác và trao đổi, hoc tập kinh nghiệm đối với các tổ chức
quốc tế và các nƣớc khu vực về việc áp dụng tính và lập tài khoản khu vực
không vì lợi.
2. Những giải pháp thực hiện
Để giải quyết đƣợc các vấn đề trên cần thực hiện các giải pháp sau:
1. Xây dựng danh mục các đơn vị không vì lợi và được cập nhật thường
xuyên hàng năm
Để làm cơ sở cho việc điều tra, thu thập thông tin thống kê nhằm đáp
ứng yêu cầu tính các chỉ tiêu tổng hợp nhƣ: giá trị sản xuất, chi phí trung
gian, giá trị tăng thêm…Và tiến tới lập tài khoản vệ tinh của khu vực không
vì lợi, phải xây dựng đƣợc danh mục các đơn vị hoạt động không vì lợi, dữ
liệu này phải đƣợc phân tổ, phân loại một cách có hệ thống và toàn diện và
thƣờng xuyên đƣợc cập nhật hàng năm.

2. Xây dựng các nguồn số liệu phục vụ yêu cầu thực hiện các chỉ tiêu thống
kê về khu vực không vì lợi trên cơ sở kết hợpcác nguồn số liệu sẵn có và
nguồn số liệu mới được bổ sung
Các nguồn số liệu phục vụ cho lập các chỉ tiêu khu vực không vì lợi
thƣờng bao gồm các kênh thông tin chủ yếu sau:
a. Từ các nguồn số liệu thống kê tổng hợp sẵn có thuộc các thống kê
chuyên ngành và thống kê tài khoản quốc gia.
b. Từ chế độ báo cáo thống kê và kế toán hàng quý, năm của các đơn vị
và tổ chức hoạt động không vì lợi.
c. Từ các nguồn số liệu đƣợc lồng ghép liên quan đến hoạt động không
vì lợi trong các cuộc tổng điều tra.
d. Từ hồ sơ hành chính của các cơ quan bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan
hành chính nhƣ: văn phòng chủ tịch nƣớc, văn phòng Quốc hội; cơ quan
chuyên môn thuộc Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm soát nhân
dân tối cao; các tổ chức chính trị; tổ chức chính trị xã hội; tổ chức xã hội
nghề nghiệp và các tổ chức xã hội khác…

355


đ. Từ kết quả của các cuộc điều tra theo định kỳ hoặc chuyên đề hàng
năm nhằm thu nhập thông tin cơ bản phục vụ cho việc lập các chỉ tiêu tổng
hợp của khu vực không vì lợi.
Trên cơ sở từ kết quả của Tổng điều tra cơ sở kinh tế và hành chính sự
nghiệp tiến hành khảo sát và điều tra bổ sung thêm những thông tin còn thiếu
để phục vụ cho việc xây dựng một cách đầy đủ bảng danh mục các đơn vị và
tổ chức không vì lợi.
3. Tiến hành tổ chức một số cuộc điều tra chuyên sâu về hoạt động
không vì lợi
Tiến hành tổ chức điều tra mẫu (đảm bảo tính đại diện cho các ngành,

lĩnh vực các loại hình các khu vực cũng nhƣ các loại hình vùng, lãnh thổ về
các điều kiện hoạt động (kể cả lao động), tài sản, cơ sở vật chât, chi phí sản
xuất và kết quả hoạt động sản xuất và dịch vụ của các đơn vị và tổ chức
không vì lợi mà các nguồn thông tin từ chế độ báo cáo, hồ sơ hành chính và
các cuộc điều tra thống kê định kỳ và thƣờng xuyên chƣa bao quát hết, trên
cơ sở đó tính các hệ số cơ bản phục vụ cho việc biên soạn các chỉ tiêu chủ
yếu của các khu vực không vì lợi cũng nhƣ các chỉ tiêu thuộc hệ thống tài
khoản quốc gia theo ku vực thể chế.
4. Tiến hành nghiên cứu và tổ chức thu thập thông tin phục vụ cho việc
đánh giá lao động tình nguyện phù hợp với điều kiện Việt Nam
4.1. Thông thường việc thu thập thông tin về lao động tình nguyện thông qua
các hình thức sau:
- Lồng nghép và kết hợp trong các cuộc điều tra
- Tiến hành điều tra trực tiếp từ các đơn vị và tổ chức không vì lợi.
4.2. Để tính toán giá trị quy đổi của lao động tình nguyện người ta cần quan
tâm đến các chỉ tiêu sau:
- Số lƣợng tình nguyện viên phân theo ngành và loại hình hoạt động
- Số lƣợng giờ làm công việc tình nguyện cho mỗi tình nguyện viên.
Giá trị ngày công hoặc giờ công trung bình của mỗi tình nguyện viên
(theo ngành và loại hình hoạt động). Giá trị ngày công hoặc giờ công lao
động tình nguyện đƣợc quy ƣớc bằng mức tiền lƣơng hoặc tiền công trung
bình của những loại lao động và công việc tƣơng tự của đơn vị có trả lƣơng
và trả công.
356



×