Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Tiểu luận: Tiểu thuyết “Người tình” của Marguerite Duras dưới góc nhìn diễn ngôn phái nữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.68 KB, 19 trang )

TÓM TẮT:
Là một tác phẩm của một tác gia nước ngoài nhưng lại lấy bối cảnh  ở  một 
nước thuộc địa Đông Dương, “ Người tình” của Marguerite Duras lại không bàn về 
vấn đề chính trị  rối ren hay đời sống nhân dân lầm than, nó dường như đi một lối 
khác, theo trào lưu tiểu thuyết mới, lại mang hơi hướng tự  truyện, kể  về  câu  
chuyện tuổi trẻ gắn với gia đình và tình nhân. Bởi nhận thấy sự biến chuyển của  
những người phụ nữ trong tác phẩm trước một xã hội nam quyền đầy định kiến,  
đặc biệt là nhân vật “tôi”, trong cô ẩn chứa tinh thần phản kháng và bản chất nữ 
giới vô cùng độc đáo, chúng tôi sẽ đi sâu vào tác phẩm mà phân tích diễn ngôn phái  
nữ  của những nhân vật nữ  theo chủ  nghĩa phê bình nữ  quyền. Từ  đó rút ra kết 
luận, tác phẩm “Người tình” đã tập trung khám phá thế giới bên trong vốn bất định 
và mơ hồ của người phụ nữ thay vì châm ngòi cho cuộc chiến khốc liệt giữa thế 
giới nam quyền và người phụ nữ. 
DẪN NHẬP:
1. Lí do chọn đề tài:
“Người tình” là một tiểu thuyết mang hơi hướng tự  truyện, kể  về  cuộc đời 
tuổi trẻ của một cô gái mười lăm tuổi trước sóng gió tình yêu đã phá vỡ những rào  
cản của gia đình và xã hội để  bắt đầu một mối quan hệ  cấm đoán với sự  biết  
trước sẽ  chẳng có tương lai. Những dòng văn trong tác phẩm là sự  trở  đi trở  của  
dòng ý thức của nhân vật “tôi” trong hiện tại và quá khứ  về  mỗi nhân vật: người  
anh trai độc ác, người mẹ nửa điên nửa tỉnh, người anh út yếu đuối, yểu mệnh và  
người tình giàu có, yêu cô da diết. Một tác phẩm nằm trong trào lưu tiểu thuyết  
mới song lại trở nên khác biệt bởi những hình tượng người phụ nữ khác biệt. 
Trên mảnh đất “Người tình” này, đã có không ít “cày cuốc” trong những khía 
cạnh từ  hình tượng nhân vật được giải mã cùng những  ẩn  ức tính dục của chủ 
nghĩa phê bình phân tâm học, đến nghệ thuật trần thuật trong ngôi kể và điểm nhìn  
linh hoạt, song vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào phân tích tác phẩm nói  
chung, diễn ngôn phái nữ  của những người phụ  nữ  nói riêng qua phê bình nữ 
quyền để khám phá sâu sắc hơn thế giới nữ giới trong tiểu thuyết.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng: Tiểu thuyết “Người tình” của Marguerite Duras dưới góc nhìn diễn  


ngôn phái nữ
3. Phương pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu về tiểu thuyết này, dưới góc nhìn 
diễn ngôn phái nữ, chúng tôi sử  dụng những phương pháp: trình bày, phân tích,  
tổng hợp, bình luận. 
MỞ ĐẦU:
Lí thuyết chung:
Là một trào lưu phê bình nổi lên trong những năm 60­70 của thế kỉ trước,  Một 
điều hiển nhiên là phong trào phụ nữ thập niên 1960 không phải là điểm khởi phát 
cho phong trào nữ quyền. Thậm chí, nó còn làm sống lại của những quan niệm cũ 
và những hành động mà được xem là thuộc về  vấn đề  bất bình đẳng của phụ  nữ 
đã từng được đề cập trong các quyển sách kinh điển, một vài trường hợp đã được  
đề  xuất phương án giải quyết. Một số  tác phẩm như:  Một minh chứng cho các 
quyền của phụ  nữ của Mary Woll­stonecraft (1972) hoặc trong một số  bài thảo 
luận của các tác giả  nam giới như Milton, Pope, và Rousseau; tác phẩm Phụ nữ và 
A.
1.


lao   động của   Olive   Schreiner   (1911);   tác   phẩm Căn   phòng   riêng Viginia   Woolf 
(1929), là bức tranh sinh động về những bất công dành cho phụ nữ trên con đường  
học vấn và trong vấn đề  hôn nhân và làm mẹ; và Simone de Beauvoir với tác 
phẩm Giới tính thứ hai (1949) là một phần quan trọng trong bức tranh sinh động về 
phụ  nữ  trong tiểu thuyết của D.H.Lawrence. Nam giới cũng góp phần tạo nên lối 
viết nữ  như  cách thể  hiện của một số  tác giả  nam giới trong các tác phẩm: Sự 
khuất phục của đàn bà của John Stuart Mill (1869) và tác phẩm Nguồn gốc của gia 
đình của Friedrich Engels (1884). 
Phê bình nữ  quyền từ  những năm 1970 đã đạt được một vị  trí đáng kể  bởi  
những tồn tại bên trong nó. Cuộc tranh luận và những ý kiến bất đồng tập trung 
vào ba vấn đề được quan tâm nhất: 1. Vai trò của học thuyết; 2. Bản chất của ngôn 
ngữ; 3. Giá trị  hoặc các lĩnh vực khác của phân tâm học.  Những cuộc tranh luận 

vẫn diễn ra không hồi kết.
Trong tiểu luận trên, chúng tôi xin tập trung vào những diễn ngôn phái nữ­ một 
phần chính trong lí thuyết của chủ nghĩa trên, để phân tích tác phẩm “Người tình”.
2. Các thuật ngữ:
Trước khi đi vào tìm hiểu diễn ngôn phái nữ  và sự  biến chuyển của nó trong 
tiểu thuyết “Người tình” của Marguerite Duras, ta cần nằm được khái niệm của  
“diễn ngôn” và “diễn ngôn phái nữ”. 
 “Diễn ngôn” là một thuật ngữ được hiểu dưới nhiều cách khác nhau, theo 
M. Foucault có ba cách hiểu chính, nhưng theo bài tiểu luận “ Dẫn nhập lí thuyết 
diễn ngôn của M. Foucault và nghiên cứu văn học” của Trần Văn Toàn, “ Nghiên 
cứu diễn ngôn nữ quyền – một diễn ngôn cụ thể ­  một cách tự nhiên gắn liền với 
định nghĩa thứ hai”, “Định nghĩa thứ hai của Foucault về diễn ngôn hình dung diễn 
ngôn như là “một nhóm các nhận định được cá thể  hóa”. Đây là định nghĩa thường 
được Foucault sử dụng để nhận dạng các diễn ngôn cụ thể. Diễn ngôn trong cách  
sử  dụng này là một nhóm những nhận định được tổ  chức theo một cách thức nào 
đó và có một mạch lạc và một hiệu lực chung. Theo đó, người ta có thể  nói đến  
chẳng hạn: diễn ngôn nữ  quyền, diễn ngôn thuộc địa, diễn ngôn nam tính, diễn 
ngôn nữ  tính, diễn ngôn y học, diễn ngôn phân tâm học…Diễn ngôn trong cách  
hiểu này vì thế  được dùng  ở  số  nhiều (discourses) ”. Nghĩa là diễn ngôn là tất cả 
thuộc về  ngôn ngữ  mang tính tập thể, cộng đồng, như  trong tiểu luận này, “diễn 
ngôn phái nữ” là những phát ngôn, hành động ngôn ngữ thuộc về nữ giới.
B. NỘI DUNG:
1. … Từ tấn công những phiên bản nam tính của thế giới:
Trong cuốn giáo trình “Beginning theory, an introduction to literary and cultural 
theory”, Peter Barry, Manchester university Press, 1995,  (tạm dịch:  Nhập môn về 
văn   học   và   lí   thuyết   văn   hóa),  bản   dịch   lưu   hành   nội   bộ   của   khoa   Ngữ   văn, 
ĐHSPHN của Nguyễn Thị  Ngọc Minh, Lương Thị  Hiền, Lộ   Đức Anh, Nguyễn 
Diệu Linh, phê bình nữ quyền được nhắc đến trong luận điểm: “Những giai đoạn 
khác biệt với những mối bận tâm và những động thái riêng dường như là đặc điểm  
của phê bình nữ quyền”, và biểu hiện đầu tiên gắn với “việc lột trần cái mà ta có  

thể gọi là những cơ chế của chế độ gia trưởng, “những tư tưởng, thái độ” văn hóa 
ở  đàn ông và phụ  nữ  giúp duy trình sự  bất bình đẳng giới”­ nghĩa là tấn công vào 
giới tính nam cùng những bất công với phụ nữ gây ra bởi chế độ nam quyền. 
Trong tiểu thuyết “Người tình”, Marguerite Duras đã xây dựng nên hai tuyến  
nhân vật theo giới tính: Một là những người phụ nữ như nhân vật “tôi” chính là sự 


phóng chiếu của tác giả trong cuốn tiểu thuyết mang màu sắc tự truyện này, nhân  
vật bà mẹ là hiệu trưởng của một trường nữ sinh ở Sa Đéc, Helene Lagonelle một 
cô gái mười bảy tuổi xinh đẹp tuyệt trần nhưng chưa và cũng không muốn trưởng  
thành cùng vô số những người phụ nữ khác được nhắc đến trong truyện một cách 
tưởng chừng bâng quơ, ngẫu nhiên song lại  ẩn chứa dụng ý của nhà văn. Hai là  
những người đàn ông bắt đầu từ  người anh cả  mà nhân vật “tôi” hận đến tận  
xương tủy, chỉ mong anh ta sớm chết đi, để người anh út của cô có một cuộc sống 
bình yên, không phải thấp thỏm trong nỗi sợ mà anh ta đem lại; quan trọng hơn hết 
đó chính là người tình của cô bé xuất hiện như  một biến cố, bước vào cuộc sống 
của cô như một điều diệu kì và ra đi như một hồi ức đẹp và những người đàn ông  
khác cũng được nhắc đến trong truyện đi liền với những phụ nữ xa lạ trên.
Vậy trước khi đi tìm hiểu sự phản kháng của phái nữ với phái tính còn lại của 
thế giới, ta cần thấy được phái nam được hiện lên như thế nào trong tác phẩm?
1.1. Hình tượng thế giới đàn ông:
Thế  giới đàn ông là bức tranh muôn màu với mỗi người đàn ông lại làm nên 
một màu sắc riêng, từ đó tạo nên một phức cảm kì lạ đối với những người phụ nữ, 
người con gái trong truyện.
Là mảnh ghép đầu tiên, người anh cả hiện lên trong nỗi ám ảnh của nhân vật  
“tôi”, anh “nghiện thuốc phiện”, “cờ  bạc”, anh ta là kẻ  lục lọi tủ  đồ  để  kiếm  
những đồng tiền tích cóp của người mẹ, lấy trộm cả của cải của người làm, anh 
hành hạ, dọa nạt đứa em trai và áp đặt cô em gái, hơn hết mọi hành động của anh 
đều được “hợp pháp hóa” bởi người mẹ mà theo lời kể, là “đứa con duy nhất được  
mẹ tôi gọi là: con tôi”. Không những thế, anh ta chính là người đề những thứ “luật 

lệ” và cưỡng chế hai người em phải phục tùng. Đặc biệt trong chi tiết “một bữa ăn 
ở  Sa Đéc”, “ba chúng tôi ngồi ăn”, “anh ta bảo anh út phải chú ý, không được ăn  
nhiều như  vậy”, “ anh ta nhắc nhở rằng những miếng thịt to là phần của anh ta”,  
“anh ta đợi xem anh út có dám nói một tiếng nào không, chỉ một tiếng thôi, hai nắm  
đấm của anh ta đã đặt sẵn trên mặt bàn để  đập nát mặt anh út”. Anh là đại diện 
cho sự  thống trị, áp bức của người anh trưởng trong xã hội nam quyền, là nỗi sợ 
luôn thường trực trong cuộc sống của nhân vật “tôi” và người anh út, sở  hữu một  
quyền lực mà có lúc đã khiến người em gái thật sự  bị tuân phục: “ham muốn của 
tôi đã phục tùng anh cả, chối bỏ người tình của tôi”, song cũng ẩn chứa những gì là  
xấu xa, bỉ ổi nhất. 
Và rồi “sau khi mẹ  tôi chết anh ta đơn độc… Đó chỉ  là một tên lưu manh,  
những thứ  mà anh ta theo đuổi thật nhỏ  mọn. Anh ta gây khiếp sợ  xung quanh 
mình, không ngoài phạm vi đó, Với chúng tôi anh ta đã mất đi sự thống trị thực sự 
của mình”. Vậy hóa ra ngay từ ban đầu, quyền lực của anh ta chỉ dựa trên sự dung  
túng của người mẹ, anh ta chỉ có giá trị khi người mẹ còn sống. Vị thế cùng quyền  
lực tối thượng mà anh ta có được phải chăng cũng chỉ  có thời hạn, đó là đến khi 
người mẹ nhắm mắt xuôi tay?   
Tiếp theo là người anh út, dưới sự áp bức của người anh cả, anh bao giờ cũng 
trở  nên bé nhỏ, khúm núm đến đáng thương. Anh thường “không nói gì hết”, để 
mặc cho anh cả  tự  độc thoại trong cơn cáu giận của mình, rồi “giữa hai hàng mi 
của anh nước mắt bắt đầu trào ra”, anh khóc trong bữa ăn ở  Sa Đéc, chắc bữa ăn  
ấy không chỉ có một lần mà dường như nó đã lặp đi lặp lại như một cơn ác mộng  
đời anh. Anh không dám cất tiếng phản kháng lại sự  đe dọa của anh trai mà phải  
để người em gái bênh vực. Nếu như anh cả đại diện cho mặt dữ tợn, hung tàn thì 


người anh út dường như lại là biểu tượng cho sự bạc nhược, yếu đuối của người 
đàn ông. 
Song anh út liệu có phải luôn núp sau bóng người em gái bé bỏng của mình để 
mãi mãi lẩn trốn khỏi những đớn đau, đe dọa? Không, đến khi mạng sống của 

người đồng minh duy nhất của anh bị  đe dọa, là lúc “bà mẹ  lấy hết sức ra để 
đánh”, mà bà cho rằng sẽ giúp người con gái ấy “khỏi lầm đường lạc lối”, “anh út  
thét lên bảo mẹ để cho em gái yên”, mặc dù sau đó, “anh đi ra vườn, anh lẩn trốn,  
anh sợ  là tôi bị  giết, anh khiếp sợ, anh luôn sợ  cái kẻ  xa lạ  này, gã anh cả  của  
chúng tôi”. Tinh thần phản kháng ấy của anh như thứ tàn lửa, tưởng chừng sẽ mãi  
bị vùi lấp trong tấn tro xám cuộc đời chứa đựng nỗi sợ đến ngây ngốc trước kẻ xa  
lạ độc ác kia nhưng giờ đây lại được thổi bùng lên bởi ngọn lửa tình yêu, trong vô 
thức, dành cho người em gái mạnh mẽ song cũng thật đáng thương, như anh, bị bà 
mẹ coi nhẹ, lãng quên. Vị thế của anh út từ một người không nắm trong tay quyền  
lực, đối diện với mọi sự ngược đãi chỉ biết run sợ, khóc lóc, nay hình tượng lại trở 
nên lớn lao, mạnh mẽ lạ thường. Chính nội lực ấy của anh đã khiến “ mẹ tôi bình  
tĩnh lại”, điều đó cũng đồng nghĩa đập tan được “ý đồ  đen tối, kinh khủng” của  
người anh cả là sự đau đớn, cái chết bị thảm của đứa em gái “đã bị ô danh”, không 
đáng giá bằng một con chó cái. 
Nếu như khi phân tích hai người anh trai của nhân vật “tôi”, ta đặc biệt chú ý  
đến vị thế cùng quyền lực của họ trong gia đình bởi họ cũng tồn tại trong một môi 
trường xã hội thu nhỏ ấy thì đến người nhân vật nam chính trong truyện, anh chàng 
“người tình” gốc Hoa vốn nằm trong một môi trường lớn hơn­ xã hội Việt Nam  
trong thời kì Pháp thuộc, anh không chỉ  có quyền lực đối với người con gái của  
mình mà còn có vị thế  cao trong xã hội. “Anh ta thuộc về một số ít nhà tư  bản tài 
chính gốc Hoa, những người nắm giữ  toàn bộ  bất động sản của giới bình dân  ở 
thuộc địa”. Những cuộc nói chuyện hẳn hoi ít  ỏi giữa anh và nhân tình chỉ  xung 
quanh viêc bố anh có bao nhiêu tài sản: “Tất cả đã bắt đầu ở Chợ Lớn, với những  
gian nhà liền vách dành cho dân bản xứ. Ông ây đã cho xây ba trăm gian như vậy..”.  
Song kì lạ thay, thứ làm nên sức hút khó cưỡng cùng quyền lực khủng khiêp ấy ở 
anh, anh lại “chán ngán”. Với người con gái anh yêu, với gia đình cô, anh chưa bao 
giờ tỏ ra mình là người bề trên, thậm chí, anh còn cảm nhận được sự  khinh bỉ  từ 
phía gia đình nhà cô vì anh là người da màu, nhưng đáp lại chỉ là sự nhẫn nhịn, chịu  
đựng. Song dường như dáng vẻ của anh lại không tương xứng với quyền lực của  
anh, “làn da êm ái một cách choáng ngợp. Thân hình gầy gò, không sức lực, không  

cơ bắp, có thể anh đã từng bị ốm, đang trong thời kì phục hồi, không có gì nam tính 
ngoài bộ  phận sinh dục, anh rất yếu  ớt..”, cơ thể của anh chỉ sinh ra để  làm một 
việc mà đến suốt cuộc đời anh vẫn chỉ  làm được việc đó­ đó chính là “yêu”. Anh 
được nuông chiều như một hoàng tử, không phải va chạm gì với đời, yếu mà ốm,  
khác với cái “gầy gò” của cô bé nhân tình mười lăm tuôi rưỡi, yếu vì nghèo hèn.
Không  những   thế,   bắt   đầu  từ   giây   phút   anh   nhìn  thấy   nhân   vật   “tôi”   trên  
chuyến phà qua Sài Gòn, anh đã đánh dấu khoảnh khắc mất vị thế cùng quyền lực 
của anh, đâu chỉ với cô bé ấy, mà còn với gia đình cô và người bố của anh.  
Thứ  nhất, với cô bé, ngay từ  lúc nhìn cô, “anh chậm rãi tiến về  phía cô. Rõ 
ràng, anh e ngại. Anh không mỉm cười lúc thoạt đầu. Thoạt đầu anh mời cô một  
điếu thuốc lá. Tay anh run run”. Bản thân nỗi sợ này đã được giải thích trong chính  
tác phẩm “ có sự  khác biệt về  chủng tộc, anh không phải là người da trắng, anh  
cần phải vượt qua sự khác biệt này”. Nhưng nó cũng như một điềm báo về nỗi sợ 
mà anh sẽ  phải chịu, khi trong anh, một người giàu có, đứng trên đỉnh cao của  


quyền lực, lại phải e dè về một cô bé nghèo hèn, không có cái gì trong tay­ nỗi sợ 
trong tình yêu. Quả nhiên, khi anh choáng ngợp trước vẻ đẹp của cô, anh đã cho cô 
cái quyền: “Cô xinh đẹp thế, cô có thể  làm gì cũng được”, anh chấp nhận một sự 
thật nghiệt ngã: cô đến với anh chỉ vì tiền. 
Đạt được sự  chấp thuận của cô, vào một buổi chiều thứ  năm, anh đưa cô về 
căn phòng độc thân của anh  ở  một con phố   ở  Chợ  Lớn trên chiếc oto đen quen 
thuộc, đáng lí ra người sợ  phải là cô gái trẻ  chưa đến tuổi thành niên  ấy, nhưng 
ngược lại, “anh thì run rẩy”, “anh nhìn cô như chờ đợi cô nói nhưng cô không nói.  
Vậy là anh cũng không nhúc nhích, anh không cởi quần áo cô ra, anh nói rằng anh  
yêu cô như điên dại, anh nói câu đó thật khẽ”. Vì sao khi đối diện cô, anh lại luôn  
run rẩy, khẽ khàng đến vậy? Anh sợ cô sẽ  không yêu anh, hay sợ anh sẽ  làm tổn  
thương cô? Anh không sợ bị cô chê cười khi bày tỏ trước mặc dù đáp lại tình yêu  
thiết tha  ấy, cô chỉ  im lặng, thậm chí “cô nói với anh: em muốn anh đừng yêu em 
thì hơn. Thậm chí nếu anh yêu em, em vẫn muốn anh cứ làm như  cách thường lệ 

với đàn bà”. Cái cô mong chờ không phải tình yêu, mà đầu tiên là sự thỏa mãn thói  
tò mò của những cô gái tuổi dậy thì  ẩn chứa trong mình những khao khát thể xác. 
Anh “bắt đầu đau khổ  từ  lúc đó, trong căn phòng này, lần đầu tiên, anh không nói 
dối về điều này nữa. Anh nói với cô rằng, anh đã biết là cô sẽ  chẳng bao giờ yêu  
anh”. Lần đầu tiên, anh cảm nhận thấy anh đang đau khổ, anh chưa bao giờ  đau 
khổ  khi yêu  ư? Hay thực chất những mối tình choáng váng  ở  thủ  đô Paris hoa lệ 
chưa bao giờ là tình yêu thật sự với anh? Và trong giây phút, cô “chạm vào sự êm ái 
của bộ phận sinh dục, của làn da”, “anh rên rỉ, khóc lóc”, “anh chìm trong một tình 
yêu thảm hại”, “vừa khóc anh vừa làm chuyện đó”. 
Tiếp đến, anh ghen, anh sợ cô sẽ  có người đàn ông khác, anh điên cuồng cắn 
xé cô, anh nói “anh đã biết ngay lập tức, từ lúc qua sông, rằng tôi sẽ bám lấy người  
tình đầu tiên của tôi như  thế  này, rằng tôi sẽ  thích yêu đương, anh nói là anh đã  
biết rằng tôi sẽ sẽ lừa dôi anh và tôi cũng sẽ lừa dối tất cả những người đàn ông  
mà tôi sẽ cặp đôi cùng”. 
Cho đến khi, anh yêu cô đến độ, anh muốn chống lại quyền kiểm soát của cha  
anh, dù anh van xin muốn dành một năm cho cô, muốn lấy cô làm vợ, nhưng câu trả 
lời từ cha anh vẫn là không, “anh thường khóc vì anh không có sức lực để yêu vượt  
lên trên nỗi sợ”. Kết lại “sự  dũng cảm của anh là tôi, sự  hèn nhát của anh là tiền  
bạc của cha anh”. Tiền bạc ban đầu là cái cớ, giờ đây lại là thứ  cản trở cuộc tình  
này đến với bến bờ hạnh phúc. 
Cuối cùng, khi cuộc tình trong một thời gian ngắn phải đi đến hồi kết, anh vừa  
phải đối diện với sự  cấm cản của cha anh, sự  ham lợi của gia đình cô vừa phải  
chứng kiến sự thờ  ơ vừa đáng hận vừa đáng thương của cô khi cô quyết định rời  
bỏ chốn thuộc địa để về Pháp, “thân thể anh không còn muốn nữa cái kẻ sắp ra đi,  
phản bội”, “anh bảo là anh đã chết”. Suốt mấy chục năm cuộc đời, anh chưa phải  
đau khổ bao giờ mà đến khi gặp anh, anh phải trải qua thứ đớn đau đến chết này. 
Anh không muốn có quan hệ  thể  xác với cô nữa không vì anh đã hết yêu cô, bởi  
đến cuối cuốn tiểu thuyết, qua cuộc điện thoại sau nhiều năm chiến tranh, những  
cuộc hôn nhân, những đứa con, những cuộc li dị, “anh nói rằng mọi sự  vẫn như 
trước, anh vẫn yêu cô, rằng anh sẽ không bao giờ ngừng yêu cô được, rằng anh sẽ 

yêu cô cho đến chết” mà bởi tình yêu quá lớn làm anh thấy thất vọng về bản thân  
anh, về cô, về mọi thứ, cảm giác mà anh chưa từng có trong đời. Có lẽ, nỗi sợ của 
anh với cô từ lúc anh run rẩy trong lần gặp gỡ đầu, đến những giọt nước mắt trong 
lần anh và cô làm tình lần đầu đã là cảm thức đầu tiên của anh để  rồi về  sau anh 


mới nhận thức sâu sắc rằng tình yêu đầu đời của anh là một cuộc tình “không có 
tương lai”, “bị cấm đoán”. Nói tóm lại, trước cô, vị thế cao cao tại thượng của anh  
đã biến mất, anh luôn đau khổ, day dứt trong thứ tình yêu đáng thương giữa anh và  
cô. 
Thứ hai, với cha anh, anh là đứa con trai độc nhất, sẽ là người thừa kế mọi gia  
sản của ông. Ông đã chẳng quan tâm đến những cuộc vui đàng điếm với “các cô 
gái Paris dễ thương, những cuộc ăn chơi, những chầu nhậu nhẹt, ái chà chà, ở  La  
Coupole..”, nhưng ông sẽ  không để  anh cưới cô, anh phải kết hôn với một người  
con gái đã đính  ước với anh từ  nhỏ, giàu có, thân thể  đầy những vàng bạc, kim  
cương để  làm tăng giá trị  cùng quyền lực của anh và gia tộc. Dù anh đã cố  phản  
kháng, cố van xin, nhưng  cô vẫn “phát hiện ra là anh không đủ sức để yêu tôi trái ý  
cha anh, để giành lấy tôi, để mang tôi đi”. Trước người cha đầy quyền lực ấy, anh 
thật sự chẳng có chút tiếng nói nào, anh không thể  bảo vệ  tình yêu chân thật của  
mình mà thay vào đó lại phải nhận lại một cuộc hôn nhân kinh tế. 
Thứ ba, trước gia đình nhà cô, cùng với anh cả, anh út và mẹ cô, anh cũng mất  
đi chỗ đứng, quyền lực của mình trong những bữa ăn thịnh soạn ở Chợ Lớn. “Các  
anh trai tôi ăn ngấu nghiến, không bao giờ  nói với anh. Họ  cũng chẳng nhìn anh 
nữa. Họ không thể  nhìn anh”, “ trong những bữa ăn này, chỉ  có mẹ  tôi nói, bà nói 
rất ít” , “ về phần anh, hai lần đầu anh đã đánh liều, anh thử kể về những kì công 
của anh ở Paris nhưng vô ích”, “cố gắng của anh chìm trong im lặng”. Dường như 
cả gia đình cô, vì thái độ miệt thị chủng tộc, đã khước từ giao tiếp với anh. Cái họ 
cần duy nhất ở anh, là tiền, cho những bữa ăn sang chảnh, cuộc vui chơi nhảy múa 
ở  tiệm Source. Nhưng đến gần cuối truyện, bà mẹ  đã phải thay đổi cái nhìn về 
“người tình” của con gái mình, vì anh đã bỏ  tiền ra để  lo cho chuyến đi về  Pháp  

của anh cả. Song thực chất, vị thế và giá trị của anh với gia đình cô, chỉ được định 
đoạt bởi tài sản của anh. Anh nhẫn nhịn trong bữa ăn, để rồi sau đó trút giận lên cô, 
nhưng phải chăng là vì tình yêu mà anh dành cho cô? Để cô có thể tiếp tục đóng cái  
vai “con điếm, đồ  kinh tởm”, lại chính là “tình yêu duy nhất của anh”, anh bằng 
lòng tự  hạ  vị  thế  của mình xuống dưới những con người thuộc tầng lớp dưới,  
nghèo hèn và vật vã trong cuộc sống khổ sở của họ. 
Tiểu kết: 
Cùng với anh cả, anh út, anh chàng nhân tình giàu có đã tạo nên một bức tranh  
tương đối hoàn thiện về  thế  giới đàn ông. Sự  chuyển biến trong vị  thế  và quyền  
lực của họ đối với phái nữ thực chất liên quan trực tiếp đến sự thay đổi trong đời  
sống nội tâm. Đối với người anh cả, sống dựa vào tình yêu thương của người mẹ,  
và khi chỗ dựa duy nhất ấy mất đi, anh ta lạc lỗng, mất phương hướng, rồi đi đến 
bờ  vực của sự nhục nhã, đau khổ. Với anh út, từ  một người không nắm trong tay 
quyền lực, nhưng chỉ  cần người em gái nguy hiểm, anh bỗng vùng dậy một cách  
mạnh mẽ, đòi lại sự công bằng cho người em. Còn nhân tình, từ  một người đứng 
đầu về quyền lực được xây dựng bởi tiền tài, sau khi yêu cô, bắt đầu một tình yêu  
đích thực của mình, anh phải chịu nỗi đau đớn đầu tiên trong đơi, vì tình yêu mà  
mất dần quyền lực, nhún nhường cô và gia đình. 
Hơn nữa, vị thế cùng quyền lực cũng sợ  biến mất khi họ tồn tại nỗi sợ, như 
anh cả sợ cô đơn khi không còn mẹ, anh út sợ xiềng xích, áp bực của người anh xa 
lạ và anh nhân tình sợ chính nhân vật “tôi”, gia đình cô và người cha già quyết liệt.
Tồn tại trong tiểu thuyết “Người tình” còn một số  hình  ảnh người đàn ông  
khác, nhưng họ  đều là những đàn ông lụy tình, vì tình mà có thể  tự  tử, hy sinh  


mạng sống của mình khi tình yêu bị  nhân tình chối từ. Quyền lực của họ cũng bị 
tình yêu làm lung lạc, hạ bệ. 
1.2. Sự phản kháng phân biệt giới tính:
Qua việc khắc họa thế  giới phái nam trong cuốn tiểu thuyết, ta thấy  được 
những nhân vật nam luôn tồn tại trong thế đối ngược phái nữ, đối với người phụ 

này, họ là người nắm quyền, nhưng đối với người con gái khác, họ  lại mất hoàn  
toàn vị  thế  cùng sức mạnh của mình. Vậy giây phút mà họ  mất đi vị  thế  cùng  
quyền lực của mình cũng chính là lúc mà tinh thần phản kháng của phái tính nữ 
xuất hiện, làm chủ tình thế.
Trước hết, tinh thần phản kháng được thể  hiện qua diện mạo cùng cách lựa 
chọn trang phục của những nhân vật nữ, chúng tôi xin tập trung vào phân tích vào 
nhân vật nữ  chính vì chỉ  có cô mới được tác giả  khắc họa tỉ  mỉ, cụ  thể   ở  ngoại  
hình.
Ở cái ngày định mệnh mà cô gặp tình yêu đầu tiên của đời mình, cô đã đi “đôi 
giày cao gót dát kim tuyến vàng đáng nhớ  ấy”­ “thứ đồ hạ  giá bán tháo mà mẹ  tôi  
đã mua cho tôi”. “được trang trí bằng những họa tiết lóng lánh”, nó là một đôi giày 
đẹp nhất, làm cho tất cả những dôi giày bình dị trước đó của cô bị lu mờ, trở thành 
nhạt nhẽo. Đôi giày làm tôn lên nét nữ  tính nhưng vô cùng quyến rũ của cô, chứ 
không phải nét nữ  tính ngây thơ  thuộc về  lứa tuổi vị thành niên. Nhưng chính đôi  
giày nữ  tính  ấy càng làm nổi bật một thứ  phụ kiện khác của cô, đó là “chiếc mũ  
đàn ông vành phăng” mà chính cô cũng cảm nhận lờ mờ “sự mơ hồ có tính quyết  
định của hình ảnh nằm ở chiếc mũ này”. Mới đầu khi mua chiếc mũ, “là tôi đội thử 
chiếc mũ phớt cho vui thôi, tôi soi vào tấm gương của người bán hàng và tôi thấy: 
dưới chiếc mũ đàn ông, cái dáng vẻ  mảnh khảnh, cái nhược điểm trẻ  con  ấy, đã 
trở nên khác hẳn. Nó không còn là cứ liệu tàn nhẫn, tiền định của tạo hóa”… Hóa 
ra chỉ  là một thứ  phụ  kiện trang trí lại  ẩn chứa cái sức mạnh làm thay đổi vẻ  bề 
ngoài của một con người. Phải chăng sức mạnh  ấy nằm  ở cụm từ “chiếc mũ đàn  
ông”, nó là thứ vốn thuộc về đàn ông, chỉ dành cho đàn ông nay lại được một cô bé  
mới lớn đổi trong vẻ  thích thú và hãnh diện? Nó át chế  đi những gì nhỏ  bé, yếu 
đuối của cô, biến cô trở nên mạnh mẽ “ngược ý tạo hóa”, mà không phải là sự  áp 
đặt của một người đàn ông nào mà lại là“một sự lựa chọn của tinh thần”. Chính cô 
muốn đặt mình cao hơn vị thế cô đang đứng, cô không còn là cô bé trẻ tuổi non nớt,  
bị áp chế bởi người anh tàn bạo, người mẹ nghiêm khắc, xã hội nam quyền, cô là  
người con gái bình đẳng, độc lập và tự chủ với cuộc sống của bản thân. “Đôi giày  
đối lập với chiếc mũ, giống như chiếc mũ đối lập với tấm thân gầy còm, vậy là nó 

hợp với tôi”. Sự  đối lập không làm cho bản thân nhân vật mâu thuẫn, trái lại nó  
còn như  một biểu tượng cho một tương lai đầy những trái ngang, day dứt và đau  
đớn, nó mới “hợp” với cô, nó mới là cô thực sự, đó là vì sao cô nghĩ “chiếc mũ biến 
tôi trọn vẹn thành riêng của nó  ấy, tôi không rời xa nó nữa”. Thậm chí vẻ  ngoài  
vừa nữ  tính vừa lại mạnh mẽ  này lại trở  thành điểm thu hút của cô đối với anh  
chàng người Hoa: “anh bảo cô rằng chiếc mũ hợp với cô, rất hợp là đằng khác, 
rằng thật là… độc đáo… một chiếc mũ đàn ông, tại sao lại không nhỉ?”, ngoại hình  
đặc biệt đã làm anh phải khuất phục trước cô ngay từ  ánh nhìn đầu tiên. Nói tóm 
lại, ngay từ ngoại hình, hay nói đúng hơn là cách lựa chọn thể hiện bản thân mình  
qua ngoại hiện đã là bước đầu để  cô thể  hiện tinh thần phản kháng phái nam nói  
riêng, thế giới nam quyền nói chung. 


Song ngoại hình chỉ  là một biểu hiện nhỏ, xuyên suốt trong cuốn tiểu thuyết  
mang màu sắc hồi kí này, sự chống lại phái tính nam còn thể hiện trong hành động  
trước những nhân vật nam: người anh cả, anh út và nhân tình của cô.
Đầu tiên, với người anh cả, chưa bao giờ tắt đi trong cô, thứ lửa hận thù ngùn 
ngụt trong người em gái đáng thương luôn bị chèn ép, “tôi muốn giết, anh cả tôi, tôi 
muốn thắng được anh ta một lần, một lần duy nhất thôi và nhìn thấy anh ta chết”.  
coi những thứ luật lệ trong gia đình được quy định bởi người anh cả là “thứ luật lệ 
súc sinh”. Mong ước anh ta chết tưởng chừng như khao khát cả đời của cô, chỉ anh 
ta không còn làm tổn thương được người anh út tội nghiệp của cô nữa. Nó có thể 
là tội ác khi một người nguyền rủa cái chết đến nhanh hơn với người nào đó, cũng 
là sự  vô tâm khi nghe tin anh chết, cô vẫn cảm thấy cái chết đến quá muộn, bởi  
người anh cả  chết rất lâu sau khi anh út qua đời. Cái chết của kẻ  đã hành hạ  hai  
đứa em nhỏ  chẳng đủ  để  bù đắp cho nỗi đau, nỗi ám  ảnh suốt quãng đời ngắn 
ngủi của anh út, của người em gái, để đến mức, trong truyện, cứ thỉnh thoảng nỗi  
ám ảnh bùng lên rất ngẫu nhiên trong dòng văn phi tuyến tính của bà. Không những 
thế, sự  phản kháng với người anh trai còn được thể  hiện trong nhiều cuộc nói 
chuyện: trong bữa ăn ở Sa Đéc, để bảo vệ cho anh út, cô phải thét lên: Sao mọi thứ 

lại là của anh? Sao anh không chết đi? , hay trong lúc cô tự phân trần để  phủ định  
đi cái ô danh mà cô sẽ  mang lại cho gia đình nếu như  có một nhân tình mà lại là 
một nhân tình da màu, gốc Hoa. Tất cả những nỗ lực của cô nhằm chống lại người  
anh cả, muốn quên đi dòng máu chung của cô với anh ta lại không thể  vượt qua 
được sự thương hại khi anh ta sắp đến bờ vực của thảm hại, của cái chết. Và rồi  
lại để  anh ta lấy hết gia sản của người mẹ già để  lại, vào nhà cô trộm hết đi số 
tiền tiết kiệm của cô. Đến đây, sự  phản kháng lại gặp một bức tường ngăn trở,  
bức tường yêu thương, tinh thần phản kháng đã yếu dân, mất đi nội lực của nó.
Tiếp đến, với người anh út vốn không phải là mối đe dọa của cô, cô không thể 
hiện sự  phản kháng của mình với anh mà cô vì anh mà phản kháng lại những lực  
lượng đại diện cho áp đặt nam quyền. Cô biến sự  phản kháng thế  giới tính nam  
thành sức mạnh để bảo vệ người cô yêu thương, vậy cuối cùng điểm xuất phát và  
đích đến cũng là tình yêu và sự khao khát tình yêu của cô với anh trai, với người mẹ 
để dành lấy tình yêu bình đẳng giữa những đứa con.
Cuối cùng là trong mối quan hệ với người tình, bước vào bể tình bì bõm trong 
đầm lầy dục vọng và ham muốn, dù là người thiếu kinh nghiệm hơn nhưng luôn 
muốn dẫn trước, là người điều khiển mọi động thái của anh. Đặc biệt là trong lần 
giao hoan đầu đời, khi nhân tình vì dành tình yêu chân thành cho cô nên muốn giữ 
gìn trinh tiết để  cô có thể  lấy anh, hay thậm chí có thể  lấy những người đàn ông 
nào tốt đẹp mà cô có thể gặp, nhưng cô lại là người đề nghị “em vẫn muốn anh cứ 
làm như cách thường lệ với đàn bà”. Hơn thế, trước sự ngập ngừng và run rẩy của 
anh, “cô, chậm rãi, kiên nhẫn, cô kéo anh lại về phía mình rồi cô bắt đầu cởi quần 
áo anh. Nhắm mắt lại, cô làm việc đó. Chậm rãi. Anh có những cử chỉ để giúp cô. 
Cô bảo anh đừng đụng đậy, cứ để  em…Khi cô yêu cầu, anh dịch người vào trong  
giường…”. Không những mọi hành động cô muốn tự  mình làm mà còn làm trong 
một trạng thái vô cùng thư  thả  và bình tĩnh. Có lẽ  trong giây phút  ấy là khoảnh 
khắc đầu tiên cô được yêu cầu ai, ra lệnh ai, cô “nhắm mắt” đâu chỉ  để  hòa vào  
không khí đầy ái muội  ấy, cô còn sống trong, hưởng nó như  nó vốn thuộc về  cô,  
về giới tính mà luôn bị quy xét cho vai bị động trong mọi cuộc tình. Con gái phải là  
người chờ  đợi, đón đợi chứ  không phải là người tiến tới, dẫn đầu, cô đã phá tan 

những định kiến ấy trong tình yêu lẫn đời sống tình dục. 


Bên cạnh đó, cô còn đánh mạnh vào tâm lí anh, khiến anh không ngừng đau khổ 
và kiệt quệ bởi sự vô tâm trước câu hỏi mà anh đã biết trước câu trả  lời: Liệu cô 
có yêu anh? ­ cô trả  lời “không biết”, bởi ham muốn xác thịt vốn tồn tại trong cô  
như  một nỗi khát khao chỉ  chờ  anh đáp  ứng “ tôi nhận thấy tôi thèm muốn anh”,  
“tôi bảo anh làm chuyện ấy thêm và thêm nữa” mà không gắn với tình yêu, và cũng 
bởi nguyên do cô đến với anh, như  tất cả  những người phụ  nữ  khác, nhưng lại  
khiến anh đau xót vô cùng: cô chỉ  đến với anh vì tiền. Rồi cô bỏ  đi như  một kẻ 
phản bội, rời xa anh, để  anh chết đi ham muốn của mình mãi mãi mà không thừa  
nhận tình cảm của mình.
Nhưng liệu sức mạnh phản kháng lại anh có luôn đủ mạnh mẽ để nâng vị thế 
của cô hơn anh? Không, đã có lúc cô phải van xin anh tiếp tục “yêu” cô, có khi “tôi  
trở  thành đứa con của anh”, chịu tuân phục anh, để  anh làm tình mỗi tối. Quan 
trọng hơn là cô phải thừa nhận rằng trong cuộc chia li với anh, “cô đã khóc mà 
không đẻ lộ nước mắt”, “không để  lộ cho mẹ và anh út biết là cô đau khổ” và khi 
nghe được một điệu valse của Chopin, “cô gái đứng thẳng dậy như  để  đến lượt  
mình tự  sát, đến lượt mình lao người xuống biển và sau đó cô đã khóc vì cô nghĩ 
đến người đàn ông Chợ  Lớn  ấy, và đột nhiên cô không dám chắc là cô đã từng  
không yêu anh bằng một tình yêu mà cô không nhận thấy bởi vì nó lẫn vào trong 
câu chuyện như nước thấm vào cát và chỉ đến bây giờ cô mới tìm lại được nó vào 
cái khoảnh khắc này khi tiếng nhac tuôn ra xuyên qua biển cả”. Phải chăng chính  
sự thức tỉnh ý thức về tình yêu mơ hồ mà sâu đậm của cô dành cho anh tự khi nào 
đã trở thành “bằng chứng” chống lại sự phản kháng của cô trước anh? Không phải 
cô không đủ sức chống lại anh mà là cô không đủ sức chống lại mị lực của tình yêu 
nam nữ bình dị song thiêng liêng. 
Tiểu kết:
Sự  phản kháng lại phiên bản nam tính của thế  giới không chỉ  là sự  đấu tranh  
với những người đàn ông đang áp đặt, đè nén nên những người phụ  nữ, hay nói 

chính xác hơn là nhân vật “tôi” trong truyện mà còn là sự tàn phá sự thành kiến của 
xã hội nam quyền về người phụ nữ yếu  ớt và thụ  động. Phụ  nữ  đấu tranh không 
phải để dành phần hơn thua, bởi cuối cùng, họ vẫn phải chịu thua, trước sức mạnh 
của tình yêu mà thôi. Họ đấu tranh vì muốn được công nhận, muốn được đối xử 
công bằng, muốn yêu thương và được yêu thương. Đó mới chính là lí do họ đứng 
lên phản kháng lại thế giới của phái nam, hay thế giới ủng hộ đàn ông một cách dĩ  
nhiên và hiển nhiên.
… Đến khám phá bản chất của giới nữ:
Chính vì tấn công những phiên bản nam tính của thế giới cũng chẳng đem lại  
một cuộc sống tốt đẹp hơn, không khổ đau, thiệt thòi cho phụ nữ, hơn nữa với sự 
hòa giải với chủ  nghĩa phê bình phân tâm học từ  Freud tới Lacan, phê bình nữ 
quyền đã mở ra một bước đi mới. Sự kết hợp với phân tâm học Lacan đã đưa chủ 
nghĩa này đến một cái đích cao hơn, tiến bộ hơn, là “khám phá bản chất của giới  
nữ  như  thế  giới quan của phụ  nữ  và tái tạo những ghi chép về  kinh nghiệm của  
phụ  nữ  đã bị  thất lạc hay bị tẩy xóa trong lịch sử”, bản chất nằm trong cả ý thức 
lẫn tầng sâu kín của tiềm thức và vô thức của họ.
2.1. Ý thức: sự tồn tại của bản thân:
“Tồn tại”, tại sao nó lại trở  thành nỗi ám  ảnh đối người phụ  nữ  có lẽ  cũng 
không phải điều gì khó lí giải. Đã từ  lâu khi thời kì mẫu hệ  kết thúc, xã hội phụ 
quyền bắt đầu khởi sinh ra những luật lệ khiến người phụ nữ bị kìm kẹp, áp chế 
2.


ngược lại, họ không có quyền được làm gì họ  thích, không có quyền yêu và được 
yêu, họ mất dần dấu  ấn của bản thân bởi cái bóng phái nam luôn có xu hướng đè  
nén. Và ý thức về  sự tồn tại của bản thân được biểu hiện dưới nhiều khía cạnh,  
một trong số đó là ý thức về vẻ đẹp ngoại hiện của người phụ nữ.
Chẳng biết từ bao giờ, trong văn chương, chúng ta luôn ca ngợi những vẻ đẹp 
nội tâm, vẻ đẹp bên trong khó nhìn thấy mà quên đi rằng có một vẻ đẹp bên ngoài, 
luôn thu hút những ánh nhìn mà lại bị  chúng ta quên đi như  cách ta đề  cao những  

điều cao cả của ý thức, lương tâm mà bỏ rơi những tiếng kêu yếu ớt từ phần tiềm  
thức, vô thức vỗn bị coi là xấu xa, dâm dục. 
Trong cuốn tiểu thuyết của phái nữ, cho phái nữ, vì phái nữ  này, họ  thật sự 
được khám phá từ  ngoài vào trong. Họ  không chỉ  tự  khám phá bản thân mình mà  
còn khám phá vẻ đẹp hình thể của nhau. 
Đầu tiên, nhân vật “tôi” luôn để  ý đến vẻ  đẹp ngoại hình của mình, cố  gắng  
trở  nên xinh đẹp hơn nhờ  những thứ  phụ  kiện bên ngoài như  từ  đôi giày dát kim 
tuyến hay cái váy được sửa những váy cũ kĩ của mẹ  cô bằng đôi tay khéo léo của 
chị Đô­ người giúp việc nhà cô đến màu son đỏ đậm mang thứ phong vị của người 
phụ  trưởng thành, quyến rũ mà cô được Helene Lagonelle trộm của mẹ  cho. Cô  
cũng không ngừng cảm nhận được ánh nhìn từ  những người xung quanh: “tôi có  
thể  lầm, cứ tưởng mình đẹp như  những người phụ  nữ đẹp, những người phụ  nữ 
hay được nhìn, bởi vì quả  thực là người ta hay nhìn tôi”. Song kì lạ  thay, cô phát 
hiện ra vẻ  đẹp của mình nói riêng, của những người phụ  nữ  nói chung, để  được  
mọi người “ngắm nhìn”, “tôi biết một điều gì đó. Tôi biết rằng không phải quần  
áo là thứ  làm cho phụ  nữ  trở  nên đẹp nhiều hay ít, cũng không phải là các đồ  mĩ 
phẩm, cũng không phải là giá của các loại kem bôi, cũng không phải là những của  
hiếm lạ..”, cô mơ hồ nhận thấy “tôi biết rằng vấn đề nằm ở chỗ khác. Tôi không 
biết nó  ở  đâu. Tôi chỉ  biết rằng nó không ở  chỗ  mà phụ  nữ  vẫn tưởng”. Có lẽ  đó 
chính là “hương vị” tính nữ toát ra từ cái hào quang phái nữ­ “aura”­  có lẽ  chính là  
từ  mang thuộc tính nữ  rất rõ. Và “hương vị” này đến từ  “dục vọng” tồn tại trong  
chính mỗi người phụ nữ, “ nó đã có ngay từ cái nhìn đầu tiên hoặc nó chẳng tồn tại 
bao giờ”. Cũng như những người đàn bà, có người không bao giờ thu hút ánh nhìn  
đàn ông nhưng có người, dù  ở  bất kì lứa tuổi nào, thậm chí là mới mười lăm tuổi 
rưỡi­ nhân vật “tôi”, cũng có thể làm đàn ông chú ý, yêu thích. Càng sớm ý thức về 
vẻ đẹp ngoại hình của bản thân được toát ra từ sự quyến rũ từ  bên trong, cô càng  
sớm tiên đoán trước được cuộc đời đầy những sóng gió của mình, bởi chính cái  
“biển cả” lạc thú trong cô. 
Tiếp đến, nhân vật “tôi” trong tác phẩm còn khám phá mà khao khát vẻ  đẹp 
hình thể  của những người phụ  nữ  khác, điển hình là nhân vật người bạn thân 

Helene Lagonelle. “Tôi bủn rủn người vì vẻ đẹp của thân thể của Helene Lagonelle 
đang ngả  dựa vào tôi. Tấm thân  ấy đẹp tuyệt vời, thoải mái dưới lớp váy, ngay 
trong tầm tay… Cô không biết ngại ngùng, cô không nhận thức được điều ấy, cô 
thường trần truồng đi lại trong phòng ngủ. Thứ  đẹp nhất trong tất cả  những thứ 
mà Thượng Đế  ban phát, đó là tấm thân  ấy của Helene Lagonelle, không gì sánh 
được…” Vẻ đẹp thân thể của Helene đánh mạnh vào giác quan của nhân vật “tôi”, 
dù đồng giới song cô cũng không thể  nào cưỡng lại được cái đẹp tuyệt đích của 
tạo hóa này, vừa trong trắng, trinh nguyên lại vừa quyến rũ, kích dục qua những 
hình ảnh “bộ ngực” hay cơ thể trần truồng của cô gái. Hơn thế nữa, đặt trong thế 
đối nghịch với vẻ  đẹp của đàn ông mà đại diện là người anh út mảnh khảnh và  
yếu đuối “ngay cả  tấm thân giống như  một gã cu li bé nhỏ  của anh út tôi cũng 


không có nghĩa lí gì trước sắp đẹp lộng lẫy này. Thân thể đàn ông có những đường  
nét hà tiện, khép kín. Chúng cũng không bị  hư  hại đi như  những đường nét của  
Helene Lagonelle, những đường nét chẳng bao giờ  lâu bền được..”, nét đẹp của  
Helene không phải là một nét đẹp trường tồn mà nó mong manh, dễ tàn phai, nhưng 
chính vì sự mong manh ấy, nó mới thật sự là một cái đẹp cần được nâng niu, trân 
trọng. Hơn thế, cái đẹp trong hình thể này còn dấy lên trong nhân vật “tôi” một nỗi  
ham muốn đến “bủn rủn cả  người” và muốn trao Helene cho người đàn ông của  
cô, để anh ta dẫn người bạn của mình vào mê lộ khoái lạc, người chứng kiến là cô  
“có thể  chết đi được về  điều đó” trước sự  thăng hoa của một cái đẹp mà những 
tưởng không thể bám bụi phàm được. Cái đẹp ấy không chỉ là đối tượng để chiêm  
ngưỡng, hưởng thụ mà còn để hâm mộ, ngợi ca. 
Vẻ  đẹp hình thể  vốn là một nét đẹp vô cùng chân chính, cũng đã xuất hiện  
nhiều trong những trang truyện của những nhà văn khác, thậm chí là những nam tác 
giả, song ý thức về  ngoại hình cùng sức hút không thể  chối từ  thuộc về  phái nữ,  
cái mà chúng tôi tạm gọi là “hương vị” tính nữ, xuất phát từ  bên trong mỗi một 
người con gái thì không phải ai cũng cảm mà viết được. Bên cạnh đó, sức mạnh kì  
diệu làm thức dậy mọi ham muốn dục tính trong mỗi con người, bất kể giới tính, 

độ tuổi, của một thân thể tuyệt mĩ của người con gái đẹp cũng là điều mới mẻ mà 
không mấy nhà văn dám viết và biết viết.
Ý thức về nét đẹp trong ngoại hình là một biểu hiện đầu tiên của ý thức về sự 
tồn tại song có lẽ  chưa đủ, hay nói đúng hơn là trong cuốn tiểu thuyết này, nhân  
vật “tôi” còn biết khẳng định dấu ấn của mình và phái nữ qua khía cạnh khác. Một 
trong đó là khao khát “tái tạo những ghi chép về  kinh nghiệm của phụ  nữ  “ của 
chính mình qua tác phẩm nghệ  thuật. Đã hơn một lần­ nói chính xác là năm lần,  
nhân vật “tôi” đã khẳng định đi khẳng định lại về đam mê của mình, không phải là  
học Thạc sĩ Toán mà “điều tôi muốn hơn hết là viết, không phải là điều gì khác  
cả” và đề  tài trong cuốn sách của cô là “những người trong gia đình tôi”. Phải  
chăng đối với cô, choán lấy phần lớn cuộc sống của cô là ám ảnh về  gia đình, cái 
gia đình có một bà mẹ  yêu anh trai cả  cô hơn mạng sống trong khi anh ta lại như 
một “kẻ săn lùng” hai đứa em nhỏ hơn, ép chúng vào đường chết? Cô đã từng thừa  
nhận “không có chuyện về  đời tôi. Không có. Không bao giờ có tâm điểm. Không  
có đường, không có tuyến”, nhưng “câu chuyện về một phần rất nhỏ trong tuổi trẻ 
của tôi thì tôi đã từng viết ít nhiều, tức là viết ở mức có thể thấy đươc đôi điều gì  
đó”, đấy là câu chuyện về cuộc tình choáng váng của cô và người tình gốc Hoa ấy.  
Có lẽ, mối tình ấy cũng đã tạo mơ  hồ tạo nên một cái gì sâu đậm trong cô, để  từ 
đó cô giãi bày về  kinh nghiệm của mình, về  lí tưởng, về  tình yêu, về  tình dục và  
về  hạnh phúc. Từ  một cuốn tiểu thuyết mới mang hơi hướng tự  truyện, “Người  
tình” lại trở thành kim chỉ nan về cách sống của những người con gái ngoại quốc  
sống  ở  vùng đất thuộc địa hay cả  tất cả  những phụ  nữ  đứng trước tình yêu nói  
chung. 
Bên cạnh đó, nhân vật nữ  chính còn chú ý đến dấu  ấn của phái tính nữ  nói 
chung. Cô chứng kiến những người phụ  nữ  “họ  chờ  đợi”, “họ  tự  ngắm mình”, 
“một vài phụ nữ bị bỏ rơi vì một cô gia nhân trẻ trung kín tiếng”, “một vài phụ nữ 
đã tự sát”, họ sống như thể họ chỉ là một vật trang trí nên họ cần đẹp, phải đẹp, là  
một cái bao cát để  những người đàn ông của họ trút giận và rồi họ  ra đi bi thảm,  
không để  lại một vết tích gì. “Việc chính phụ  nữ  tự  bỏ  quên mình như  vậy, đối  
với tôi bao giờ  cũng giống một sai lầm”. Là một người con gái chưa đến tuổi  

trưởng thành, nhân vật “tôi” đã dám cất lên tiếng nói vừa thương cảm vừa cảnh 


báo những người phụ nữ đang dần đánh mất bản thể của mình trước vòng xoáy xã  
hội nam quyền, cũng giống như  một luận điểm được nhắc đến trong tác phẩm  
“Giới tính thứ hai” (1949) của Simone de Beauvoir : “ Đàn bà bị tạo thành những kẻ 
dưới và sự áp bức được phức hợp bởi niềm tin của đàn ông rằng đàn bà là những  
kẻ­dưới­bởi­bản­tính”. Phải phá tan những định kiến trong xã hội là điều kiện đủ 
song điều kiện cần trước hết phải là chính người phụ  nữ  phải xóa đi những mặc  
cảm của mình bị  gây ra bởi thế  giới bên ngoài về  phẩm chất cần có của mình.  
Nhưng nói là vậy, dù họ có nỗ lực khẳng định bản thân mình thì cuối cùng họ cũng  
chỉ còn lưu lại trong tâm trí những đời như những điều tiếng tai hại. Không chỉ  cô 
mà những người phụ nữ được nhắc đến trong truyện, điển hình là bà lớn, họ đều 
“bị  ngăn cách với những người khác trong vùng bởi cùng một sự  khác biệt”, họ 
“đơn độc như  những bà hoàng”. Tiếng nói của họ  không sức mạnh để  át lại dư 
luận thời bấy giờ, họ  phải làm quen với cuộc sống và ghi lại nó trong trang văn 
của mình. 
Tiểu kết: 
Khẳng định sự tồn tại của bản thân là một bước đầu tiên trong cuộc hành trình  
khám phá bản chất của nữ giới, không chỉ  bởi tầm quan trọng của nó mà còn bởi 
nó thuộc về tầng đầu tiên, tầng ý thức của người phụ nữ bước đầu muốn có một 
cuộc sống đích thực trong xã hội bình đẳng giữa những phái tính khác nhau. Nó 
chính là bước mở  đầu để  diễn vào tầng sâu hơn trong bản chất của họ  là tầng 
tiềm thức và vô thức thường bị chôn vùi trong những tác phẩm ủng hộ nam quyền, 
hoặc bị biến trở thành thứ gì đó xấu xa, đen tối.
2.2. Tiềm thức: nỗi hoang mang phái tính: 
  Ẩn trong một cái gì đó mơ  hồ, khi sợ  lúc buồn, phái tính nữ  ngàn đời luôn  
khiến phái nam khó hiểu trước những thái độ  cùng hành động bất thường của 
mình. Nhiều khi chính họ  cũng chẳng thể  giải mã những cảm xúc, suy nghĩ của 
mình, có lẽ  chúng đang nằm trong tầng tiềm thức, họ  biết nó đang diễn ra song  

không thể  nào kiểm soát được nó, chúng tôi đưa ra một khái niệm khá mới­ “nỗi 
hoang mang” phái tính. Trong tiểu thuyết này, nỗi hoang mang  ấy được thể  hiện 
trong sự  giẳng co giữa những đối cực trái ngược nhau: lúc sợ  mọi thứ  khi lại có 
thể mạnh mẽ đến ngạc nhiên; khao khát được sống trong giàu có, hạnh phúc có khi  
lại bị ước muốn được cô đơn, được chết chặn lại; trạng thái lúc tỉnh lúc điên, khi  
yêu khi hận… Tất cả những phức cảm  ấy đã không còn gì là xa lạ  nữa nhưng để 
tạo nên một loạt hình tượng những người phụ đang điên cuồng, hoang mang tột độ 
trong vòng quanh cuộc sống của chính họ thì không phải một nhà văn nào cũng có 
thể làm được điều đó.   
Trước hết, nỗi sợ  luôn tồn tại trong mọi người phụ  nữ  trong tiểu thuyết,  
nhưng đặc biệt là trong nhân vật “tôi”: “Tôi sợ chính mình, tôi sợ Thượng Đê”, “lúc 
nào tôi cũng sợ, tôi sợ  dây chằng bị  đứt”. Nỗi sợ   ở  đây có nét tương đồng với  
chứng “bách hại cuồng” được nhắc đến trong sáng tác của Lỗ Tấn, hay nỗi sợ của 
con người “trong bao” bởi nó luôn thường trực, quanh quẩn và có thể xuất hiện bất  
cứ lúc nào. Phải chăng nỗi sợ này được sinh ra bởi sự yếu đuối cố hữu của đàn bà? 
Vậy hóa ra người phụ nữ thật sự bé nhỏ đến thế nên họ cần được đàn ông bảo vệ 
nhưng cũng là định đoạt cuộc đời họ chăng? Không, nỗi sợ từ xưa đến nay, không  
phải là xúc cảm chỉ thuộc về duy nhất phái nữ. Sự  yếu đuối, lo sợ  chẳng phải là  
xuất phát từ Adam khi Eva đã dám vượt qua sự cấm đoán để khám phá ra trái cấm  
đó sao? Và chính người anh út, người tình thậm chí người anh cả của cô cũng tồn  
tại nỗi sợ. Nỗi sợ không phải cố  hữu của tính nữ  nhưng nó lại thể  hiện một nét 


rất sự  đặc biệt trong nhân vật “tôi”. Tại sao cô sợ? Có lẽ  cô có thể  mơ  hồ  cảm  
nhận những thế lực sẽ làm hại, sẽ hạ bệ cô, mà đáng sợ nhất đó chính là bản thân  
cô­ phần đầy bản năng của cô khó bị kiểm soát bởi ý thức. Nỗi sợ chính là phương 
thức mà Cái Siêu Tôi (phần lương tâm) nhắc nhở Cái Tôi (ý thức) rằng Cái Nó (vô 
thức) đang sắp vượt thoát ra khỏi ra khỏi vùng biên của nó. Nỗi sợ mơ hồ này nằm 
trong vùng tiềm thức giữa vô thức và ý thức là vì lí do đó. Nhưng rồi mặc kệ nỗi  
sợ như một hồi chuông cảnh báo, cô vẫn vượt biên, “đi đến tận cùng ý tưởng” bởi  

nguồn “sức lực để  đi ngược lại sự  cấm đoán của mẹ”. Và rồi cuối cùng còn lại  
trong cô là nỗi hoang mang vô hạn về  dư  luận, về  gia đình, về  kết cục của mối  
tình cấm đoán này.
Tiếp đó là sự va đập của khao khát sống trong hạnh phúc, giàu sang bên người 
tình và  ước muốn được cô đơn, được chết trong nhân vật “tôi”. Dường như  biểu 
hiện này có thể liên tưởng đến mối quan hệ đối lập giữa hai bản năng theo thuyết 
phân tâm học của Freud: bản năng sống (bao gồm bản năng tính dục) và bản năng 
chết, luôn kéo con người về trạng thái tĩnh lặng trước khi sinh ra, khiến con người  
luôn trong trạng thái đấu tranh quyết liệt. Ban đầu khi đến với nhân tình, dù không 
nói về tương lai, nhưng trong tâm khảm, cô vẫn mong có thể ở bên anh mãi mãi khi  
cô quấn lấy anh trong những cuộc giao hoan. Song trong những đêm trằn trọc bên 
Helene, cô đã từng “ước muốn được chết”, “ước muốn được đơn độc”, để  hoàn 
toàn chìm vào sự  tĩnh lặng của đời người. Sau quá trình đấu tránh lẫn nhau, cảm  
thức hoang mang vẫn ở lại khi cô ngỡ ngàng khi nhận ra tình cảm thật sự của mình 
dành cho người tình và bỗng dưng bật khóc khi nghe thấy tiếng đàn phát ra từ 
boong tàu. 
Không những thế, trạng thái khi điên khi tỉnh của bà mẹ  còn là một khía cạnh  
phức tạp của “nỗi hoang mang” này. Dưới sức ép của người con trai không ngừng 
đốt tiền của bà vào những cuộc chơi, thuốc phiện, bà vẫn yêu người con trai cả 
bằng một tình yêu tha thiết nhất đến mức bà không hiểu sao bà lại có thể yêu anh  
ta đến vậy. Nhưng hậu quả  của những việc mà anh ta gây ra chính là đói nghèo  
tiếp đói nghèo khi cha qua đời. Bà ám ảnh về đồng tiền lại càng ám ảnh vì đàn con 
yếu đuối và tội lỗi. “Bà đã là người điên. Từ khi sinh ra. Từ trong máu. Bà không bị 
bệnh điên, bà sống với sự điên rồ như thể đó là sức khỏe”. Vậy điên ở đây là một  
trạng thái không bình thường của tâm lí chứ không phải là một căn bệnh. Nhưng có  
lúc bà mẹ  lại tỉnh táo, tỉnh táo hơn người bình thường trong sự kiên cường chống  
đỡ  cái gia đình mục ruỗng  ấy trước  ảnh nhìn, những câu nói của người đời mà 
chính nhân vật “tôi” còn phải thốt lên rằng “chính trong sự kiên cường như thế này, 
một sự  kiên cường phi lí, mà tôi thấy một ân huệ  sâu sắc”, bà đã đưa cô thoát ra  
khỏi sự hoang mang giữa tình yêu đầy nhục dục, cám dỗ của mình. Song đến chết,  

bà vẫn không ngừng lo lắng về đứa con trai của mình, nỗi hoang mang kéo dài đến 
tận khi bà nhắm mắt xuôi tay.
Cảm thức nửa hận nửa yêu cũng bộc lộ  “nỗi hoang mang phái tính”  ấy. Đặc  
biệt thái độ  vừa hận vừa yêu của nhân vật “tôi” lại dành cho người mẹ, là người  
quan trọng nhất của đời cô. “Tôi nghĩ đã nói về tình yêu thương của chúng tôi đối  
với mẹ, nhưng tôi không biết tôi đã nói về sự thù hân mà chúng tôi cũng có đối với  
bà chưa, và cả về yêu thương mà chúng tôi dành cho nhau và về sự thù hận nữa, sự 
thù hận khủng khiếp trong câu chuyện chung hoang tàn và chết chóc của cái gia 
đình này,  ở  mọi lúc, khi yêu thương cũng như  khi thù hận, và là câu chuyện vẫn  
vượt ra khỏi lí trí của tôi, vẫn không thể  thấu hiểu được, đối với tôi, nó ẩn giấu  
sâu trong da thịt tôi… tôi chẳng bao giờ yêu, mà cứ tưởng mình yêu, tôi chẳng bao  


giờ làm gì cả ngoài việc đợi chờ trước cảnh cửa đóng kín”… Là nạn nhân, cũng là 
hung thủ  gây nên bi kịch của nhau, mẹ  và cô luôn giằng co trong những khoảnh  
khắc khi thì nghẹn ngào tâm sự, lúc lại tranh luận gay gắt, thậm chí là ren đe, đánh  
đập. Chính cảm thức yêu hận chống chéo đã gây nên một sự  trống vắng, một sự 
đợi chờ bâng quơ, một nỗi hoang mang mà lí trí không kiểm soát được, ngẫu nhiên 
mà tất yếu. Phải chăng nỗi hoang mang  ấy đã đưa họ  vào “mê cung” trong chính  
họ, họ lạc lối và cũng làm cho người ta lạc lối khi cố gắng khám phá thế giới bên  
trong họ? Phải chăng bản chất giới nữ  như  một hố  đen, không điểm đầu, không  
điểm cuối, vô định, vô bờ?
Tiểu kết:
Khám phá bản chất giới nữ, ta không chỉ  tìm ra ý thức về  sự  tồn tại của bản  
thân mà ở  tầng sâu kín, tầng tiềm thức, là ranh giới giữa ý thức và vô thức, ta còn  
thấy được một “nỗi hoang mang phái tính”. Không phải cảm thức này không xuất 
hiện ở phái nam, nhưng có lẽ nguồn gốc của cảm giác ấy luôn tới từ giới nữ, tạo  
nên sự  bất định, khó nắm bắt trong tâm lí của họ. Tiềm thức về  nỗi hoang mang  
này dường như chính là cánh cửa mở lỗi “mê cung” vô thức chứa những bản năng 
nhục dục cùng vô vàn những ẩn ức sâu kín nhất của người phụ nữ. 

2.3. Vô thức: dục tính nữ:
Trong bài tiểu luận “Tiếng cười của nàng Medusa”,một tiểu luận tiêu biểu 
của chủ nghĩa phê bình nữ quyền, lí thuyết gia Pháp Helene Cixous kết luận, trong 
hệ  thống dương­vật­lời­nói­tâm­điểm  (nghĩa là trong thế  giới lấy nam giới làm 
trung tâm),  “không có cái gì tự nó là tính dục nữ–dục tính nữ vẫn là dục tính được  
định nghĩa bằng sự  hiện diện của một cái dương vật, và không bằng một thứ  gì 
vốn dĩ liên quan đến thân thể  hay khoái cảm của phái nữ”, đồng nghĩa với việc 
những ham muốn nhục dục của giới nữ  phụ  nữ  hoàn toàn đến từ  đàn ông, họ 
không hề  tồn tại dục tính riêng của mình.  Liệu điều này có đúng với tiểu thuyết  
mới “Người tình” này không? 
Không thể phủ nhận, ham muốn của phụ nữ gắn với đàn ông, chính xác hơn là 
thể xác của giới nam với “làn da êm ái”, “thân hình gầy gò, không sức lực” và “bộ 
phận sinh dục. Hình  ảnh “bộ  phận sinh dục” được lặp đi lặp lại trong truyện,  
trong những dòng văn phi tuyến tính như tâm trí hỗn loạn của nhân vật “tôi” là ám  
ảnh về thế giới nam tính, về người tình của cô. Mỗi khi nhắc đến thân thể của anh 
ta trong suy nghĩ hay trong những lần làm tình của hai người, dòng thác của dục 
vọng lại cuồn cuộn chảy trong cô, khiến cô “bảo anh làm chuyện ấy thêm và thêm 
nữa. Làm chuyện ấy cho tôi. Anh đã làm… Và chuyện đó thực sự đã diễn ra như là  
để  chết.  Và cho đến chết”. Ham muốn tính dục của cô mỗi khi gặp anh lại ngày  
một bùng nổ, đến mãi, khi cả  hai người mất đi lí trí, quên đi cả  tương lai không  
tưởng sau này, yêu chỉ vì yêu. 
Song nếu nói dục tính nữ xuất phát từ người đàn ông thì điều này có hoàn toàn  
đúng? Bởi hai lí do sau: thứ nhất, trong tác phẩm, chính nhân vật “tôi” đã từng cho 
rằng: “Dục vọng có trong người đàn bà khiêu gợi nó hoặc là nó không tồn tại”,  
nghĩa là chẳng cần phải chờ  một người đàn ông nào đem lại ham muốn mà tính 
dục vốn nó đã tồn tại như một bản năng, với người phụ nữ luôn khao khát chuyện 
ấy. Thứ hai, bộ phận sinh dục hay thể xác của người nam cũng không phải thứ duy 
nhất làm phụ nữ dấy lên bản năng tính dục. Họ còn có khao khát muốn chiếm hữu  
thể xác của chính họ, phái nữ. “Tôi bủn rủn người vì thèm muốn Helene Lagonelle.  
Tôi bủn rủn người vì thèm muôn”, đó là suy nghĩ của nhân vật “tôi” đối với người  

bạn cùng phòng cùng là người bạn thân nhất của cô ở  trường nội trú. Vậy hóa ra 


dục tính của người nữ lại không hoàn toàn xuất phát từ người nam, như Cixous cho  
rằng: “Nếu đàn bà có thể cho đàn ông thấy khoái cảm thật sự của họ, thân thể thật  
sự của họ–bằng viết ra chúng trong dạng không biểu hiện–Cixous nói, đàn ông sẽ 
hiểu là thân thể  phụ  nữ, tính dục nữ, không liên hệ  gì đến dương vật (quá ít hay 
quá nhiều)”. Qua tiểu thuyết “Người tình”, ta có thể  đồng tình với quan điểm khi  
đưa ra thuật ngữ  “dục tính nữ” và khẳng định nói độc lập với “dục tính nam” và 
“dục tính” nói chung, nó tồn tại như một phần trong vô thức tâm tưởng người phụ 
nữ, họ  không thể  nhìn thấy nhưng có thể  cảm nhận được nó.  Chính nó là nguồn  
sức mạnh khiến họ vượt biên, quên đi lương tâm dẫn đường, làm lơ  ý thức mách  
bảo và bước vào mê lộ nhục dục không lối thoát.
Tiểu kết: 
Cùng với những khám phá về vùng ý thức, tiềm thức, vô thức về  dục tính nữ 
đã hoàn thiện phần nào bản chất giới nữ theo từng tầng bậc của tâm lí. Song như 
chúng tôi đã trình bày, bản chất nữ giới như một mê cung, hay hố đen vô hạn, mỗi  
một người phụ nữ lại có những tầng tâm lí với những biểu hiện và nguyên do khác  
nhau, từ nhân vật “tôi”­ một người con gái sớm đã nhận thức đầy đủ về những bất 
an của cuộc đời mình  ở  lứa tuổi mười lăm tuổi rưỡi, đến người mẹ  trước vòng  
xoáy cuộc đời mà hoang mang nửa điên nửa tỉnh, và tất cả  những người phụ  nữ 
khác trong truyện, sống một cuộc đời trầm lặng nhưng sau họ  vẫn là những mâu  
thuẫn, lo sợ và khao khát. 
Quá trình chuyển biến đối tượng, mối quan tâm của chủ  nghĩa phê bình sinh  
thái đã cho ta thấy được một bước tiến trong cách mạng nữ  giới. Chống lại nam 
giới, xã hội phụ quyền chỉ là tạm thời, bởi nền móng của nó đã được hình thành từ 
lâu, trở  nên quá chắc chắn, khiến trong chính người phụ  nữ  tồn tại thứ mặc cảm 
phái tính; điều cần thay đổi đó là giúp họ  nhận thức và bộc lộ  ra được bản chất  
của mình một cách tự  nhiên mà mãnh mẽ, đó có lẽ mới chính là ưu điểm của chủ 
nghĩa này so với cách phê bình xã hội học.

3. … Qua “lối viết nữ” phá vỡ những chuẩn mực của lối viết nam:
Là một thuật ngữ  của lí thuyết gia Pháp Helene Cixous, từ  tiểu luận “Tiếng  
cười của Medusa”, “lối viết nữ” được “gắn với giới nữ và mở ra sự chơi tự do của  
ý nghĩa trong khuôn khổ của các cấu trúc ngữ pháp được nới lỏng. Không thể định  
một thực hành viết lách của giới nữ, nó sẽ  luôn vượt hơn cái diễn ngôn quy định 
hệ  thống lấy nam giới làm trung tâm…”, đó phải là một diễn ngôn có sức mạnh 
“quét sạch cú pháp, ngắt đứt cái sợi chỉ nổi tiếng mà với đàn ông nó có vai trò như 
một sợi dây rốn biểu tượng”. Hay nói đơn giản, đó là diễn ngôn phá tan những gì  
vốn có trong diễn ngôn văn học đã được tạo nên trong những trước tác của giới 
nam nhà văn, từ  từ  ngữ  đến cú pháp và quan trọng là những biểu tượng, tượng 
trưng vốn xuất hiện như những cố hữu được định đoạt bởi “thẩm quyền, trật tư, 
người cha, sự trấn áp và kiểm soát” mà thay vào đó là những kí hiệu mang bản chất 
ngẫu nhiên, lỏng lẻo hơn, không ngừng “trượt”, “thế chỗ”. Chính vì thế, “lối viết  
nữ” có thể  ra vô hạn về không gian, thời gian thực lẫn hư­ trong tâm tưởng. Như 
quan   điểm   của  Elaine   Showalter  trong  “Một   nền   văn   học   riêng   của   họ”   (A 
Literature of Their Own, 1986), bà cũng hợp lí hoá cho vấn đề  về  “những sự  tuôn 
trào chẳng nên hình dạng” của phụ nữ bằng cách vạch ra một lí thuyết mà đã xem  
sự  chẳng nên hình dạng như  biểu hiện tự  nhiên của đồng cảm phái nữ, và khuôn  
thức như  kí hiệu về  tính một chiều của đàn ông. Bà cố  gắng tự  giác để  tạo ra 
những câu tỉnh lược và phân mảnh để mà truyền đạt điều bà cứu xét là hình dạng  
và kết thức của tâm trí đàn bà. Trong tiểu luận này, chúng tôi không chỉ  tập trung  


vào nghiên cứu từ  ngữ chứa đựng những kí hiệu “trượt” và cú pháp “phân mảnh”  
như  các nhà nghiên cứu phê bình nữ  quyền đưa ra mà còn bước đầu tìm hiểu sự 
“trượt” và “phân mảnh” trong chính mối quan hệ giữa tác giả  cuốn tiểu thuyết tự 
truyện và nhân vật “tôi” là trung tâm của truyện. 
Trước hết, tính kí hiệu được ẩn chứa trong những từ ngữ được lặp đi lặp lại,  
như  một dấu hiệu đặc biệt, nhưng lại không mang ý nghĩa biểu tượng như  nó đã 
từng xuất hiện trong tất cả các tác phẩm trước của tác giả nam giới. Nó không chỉ 

không cố  định, trở  thành biểu mẫu mà nó trượt trên các trường nghĩa khác nhau. 
Như hình ảnh “chiếc mũ vành phẳng”, “đôi giày dát kim tuyến vàng”,  trong trường 
nghĩa đồ vật, chúng đơn thuần chỉ là phụ kiện, vật trang trí, tôn lên vẻ đẹp nữ tính 
mà cá tính của cô gái da trắng trẻ  tuổi đất thuộc địa. Nhưng vượt thoát ra khỏi 
trường ban đầu của nó, “chiếc mũ” gắn với tính chất “đàn ông” tạo nên “sự mơ hồ 
có tính quyết định”, nó không chỉ  là thứ  đại diện cho cái mạnh mẽ  của người đàn  
ông, át đi nét yếu ớt, trẻ con trong cô mà còn kí hiệu cho “lựa chọn của tinh thần”,  
“ngược ý tạo hóa”, lời tiên tri cho một hành động sẽ phá vỡ những rào cản, thành  
kiến về  vị  thế và vai trò của người phụ  nữ  trong tương lai. Nét nghĩa này đã đẩy 
hình ảnh vốn vô tri ấy sang một trường nghĩa thể hiện sự thách thức vị thế cao cả 
thuộc về đàn ông của người phụ nữ. Đặt cạnh với hình ành “đôi giày dát kim tuyến 
vàng”, hai hình ảnh tạo nên một sự sánh đôi phức hợp giữa cảm giác vừa muốn tỏ 
ra nữ  tính, thu hút phái nam, vừa muốn chống đối lại bản thể  nam của thế  giới.  
Hay hình ảnh ước muốn duy nhất của nhân vật “tôi” là “viết văn”, những câu văn  
nhắc đến công việc này được xuất hiện nhiều lần có lẽ  không chỉ nói về  đam mê  
với nghiệp viết của cô, nó được đặt cạnh những hình ảnh về cuộc sống gia đình,  
người mẹ, những người anh, nó như  một sự giãi bày về  thể  nghiệm đời sống, về 
mong muốn sáng tạo nghệ  thuật, thể  hiện sự  tồn tại cùng tài năng của bản thân.  
Từ trường nghĩa chỉ nghề nghiệp, những câu văn  chuyển sang quan niệm của mọi  
người về mối quan hệ giữa nghề cầm bút và phụ nữ. Liệu đàn bà có đủ tư cách trở 
thành người nghệ sĩ? Đó là câu hỏi đặt ra ngay từ đầu truyện và  đến cuối đã được  
trả lời bằng sự nổi tiếng của nhân vật “tôi”. Và hàng loạt những từ ngữ ấn chứa kí 
hiệu, không cố  định, không ngừng trượt trong vỏ  ngôn ngữ  tạo nên bức tranh 3D 
liên tục biến đổi về nghĩa, bức tranh về thế giới phụ nữ khi nằm ở thế đối lập lúc  
lại song hành với đàn ông. 
Tiếp đó, để  tạo nên một “lối viết nữ” đầy khác biệt, khác với “một thứ  văn 
xuôi tự nhiên, nhanh nhạy nhưng không nhếch nhác, diễn cảm nhưng không cầu kì, 
nhuốm vẻ  riêng của họ  mà vẫn không ngừng trở  thành thứ  tài sản chung” (Căn 
phòng riêng­ Virginia Woolf), đặc trưng của một “câu văn nữ” là “các mệnh đề 
được kết nối theo trật tự lỏng leo hơn, thay vì được cân đối và điểm tô cẩn thận  

như  tỏng văn xuôi của nam giới”, ngắn gọn hơn là một cấu trúc “phân mảnh”, 
không tuân theo một quy luật tuyến tính nhất định nào. Mạch văn bị  chuyển đổi  
liên tục, đứt đoạn, dòng thời gian cũng bị bóp méo khi hiện tại, lúc quá khứ nhưng  
vẫn xoay quanh một câu chuyện “câu chuyện về một phần rất nhỏ trong tuổi trẻ”.  
Sự  hỗn loạn trong mạch văn có lẽ  cũng là sự  hỗn loạn trong tâm trạng, cảm xúc, 
bởi tính tự truyện của tiểu thuyết mới, như một cuốn nhật kí viết về gia đình, tuổi  
thơ. Song còn một cách lí giải khác đó là sự pha trộn hoàn toàn trong văn xuôi của  
Marguerite Duras giữa ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ điện ảnh. Những đoạn dừng 
đột ngột, những khúc quay cận cảnh giây phút hoan lạc hay toàn cảnh khoảnh khắc 
nhân vật “tôi” và người tình chia tay trong bí mật,… Sự phi tuyến tính của nó dựa 
theo sự hợp lí về mặt chi tiết, hình ảnh, nó tập trung vào những hình tượng mang 


tính quyết định đến cuộc đời sau này của nhân vật “tôi”: lần đầu làm tình, cuộc nói  
chuyện cụt ngủn về  gia sản, cảnh anh cả  chèn ép hai đứa em và sự  chia li vĩnh 
viễn,… 
Song có phải sự  phân mảnh, lỏng lẻo này chỉ  có  ở  “lối viết nữ”? Sự  thật là 
tiểu thuyết mới bị ảnh hưởng khá nhiều bởi thủ pháp dòng ý thức mà những người 
tiên phong là những nam tác giả:  Laurence Sterne và  Lev Nikolayevich Tolstoy có 
thể coi là mốc đánh dấu một giai đoạn mới trong việc hoàn thiện các phương thức  
phân tích tâm lý này. Vậy có phải khiên cưỡng nếu nói chỉ có “lối viết nữ” sở hữu  
cú pháp đứt đoạn, hỗn loạn này? Chẳng lẽ  người đàn ông lại không thể  tồn tại 
trạng thái tâm lí phức tạp, rối loạn như vây? Thế đâu còn tồn tại một “lối viết nữ”  
nào ở đây? Theo chúng tôi, sự khác biệt giữa “lối viết nữ” và thủ pháp dòng ý thức  
là sự  tự  ý thức của người làm nghệ  thuật. Nếu như  với thủ  pháp dòng ý thức là 
một thủ  pháp yêu cầu một liên kết chặt chẽ giữa cái chi tiết để  bộc lộ  tâm lí sâu  
kín   nhất   của   con   người   thì   “lối   viết   nữ”   mang   tính   bản   năng   hơn,   vì   theo  
Cixous :“phái nữ và ngôn ngữ  của họ–uyển chuyển hơn, lưu loát hơn, ít cố  định  
hơn phái nam”, cũng phụ  thuộc vào bản chất sinh lí nữ. Điều đó làm nên sự  khác 
biệt giữa “lối viết nữ” và thủ pháp dòng ý thức tưởng chừng có nhiều mối liên hệ.

Không chỉ thế, tính chất “phân mảnh” còn nằm trong mối quan hệ giữa tác giả 
cuốn tiểu thuyết tự  truyện và nhân vật “tôi” là trung tâm của truyện, nó gần với  
một khái niệm “Cái khác” (Otherness). Qua  việc phân tích cách thức Duras vận 
dụng giọng (voice) và các đại từ  nhân xưng (pronouns) ngôi thứ  nhất và ngôi thứ 
ba, chúng tôi sẽ  chứng minh trong một số  trường hợp, chính nhân vật nữ  chính  
tưởng chừng là sự  phóng chiếu của nhà văn hóa ra lại bị phân tách. Mở đầu cuốn 
tiểu thuyết, nhân vật xưng “tôi”, nhưng lại không phải là cô gái mười lăm tuổi 
rưỡi kia, mà lại là một người phụ nữ trung niên kể về cuộc đời tuổi trẻ của mình:  
“Một hôm, khi tôi đã luống tuổi…”. Sự phân tách ngay từ đầu giữa một người phụ 
nữ đã luống tuổi và cô bé chưa trưởng thành đã báo hiệu một sự phẩn mảnh trong 
mối quan hệ  gắn bó của tác giả  và nhân vật tiểu thuyết. Rồi câu chuyện bị  thay 
đổi mạch khi nhân vật “tôi” lại trở về quá khứ, thời niên thiếu của mình để kể lại 
câu chuyện  ấy, lúc xưng “tôi” từ  điểm nhìn bên trong, ngôi thứ  nhất, đến “cô” từ 
điểm nhìn bên ngoài , ngôn thứ ba. Sự phân thân còn tiếp diễn và lên đỉnh điểm khi 
nhà văn khi gọi bản thân mình trong tác phẩm là “cô  ấy”, “cô bé da trắng”. Phải  
chăng sự phân thân ấy cũng là một biểu hiện của sự hỗn loạn trong cấu trúc tâm lí  
của người con gái kia, lúc nằm trong ý thức về “tôi” bản thân, khi lại hoang mang 
trước phần tiềm thức, vô thức của mình để  rồi khi nhìn lại, lại thấy nó như  một 
kẻ khác? 
Tiểu kết:
Qua “lối viết nữ” chỉ  có thể  được viết và viết hay bởi người phụ  nữ, cho  
người phụ nữ, về người phụ nữ, Marguerite Duras đã cho ta thấy những diễn ngôn  
phái nữ và sự biến chuyển của nó qua tiếng nói của những người phụ nữ trong cả 
tác phẩm. Từ  những từ  ngữ  mang bản chất kí hiệu, cú pháp phân mảnh đến sự 
phân tách trong chính mối quan hệ  giữa tác giả  và nhân vật tiểu thuyết tự  truyện 
được phóng chiếu từ chính tác giả, ta đã thấy được bản chất thế giới phức tạp của 
giới nữ trong ba tầng cấu trúc tâm lí: ý thức, tiềm thức và vô thức
KẾT LUẬN:
Bằng phương pháp trình bày, phân tích, tổng hợp, bình luận, theo chủ  nghĩa 
phê bình nữ quyền, tiểu thuyết mới “Người tình” của Marguerite Duras đã thể hiện  



được diễn ngôn và sự  biến đổi trong diễn ngôn: từ  tấn công phiên bản nam giới  
đến khám phá bản chất giới nữ, qua một “lối viết nữ” phá tan những truyền thống  
ngôn ngữ  của phái nam. Song trong hai thời kì của chủ  nghĩa, tác phẩm “Người  
tình” đã tập trung khám phá thế  giới bên trong vốn bất định và mơ  hồ  của người 
phụ  nữ  thay vì châm ngòi cho cuộc chiến khốc liệt giữa thế  giới nam quyền và  
người phụ nữ. Họ cần sống cho bản thân, dám bôc lộ những khao khát, ham muốn  
của mình về  tình yêu, hạnh phúc. Là một tác phẩm viết bởi phụ  nữ, về  phụ  nữ,  
cho phụ nữ, “Người tình” đã thật sự hoàn thành được sứ mệnh cứu rỗi thân phận  
người phụ nữ, đặc biệt là người phụ  nữ trong xã hội nam quyền  ở một đất nước 
thuộc địa nhiều hủ tục và định kiến


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Peter Barry, Beginning theory, an introduction to literary and cultural 
theory”, Peter Barry, Manchester university Press, 1995, (tạm dịch: Nhập môn về 
văn học và lí thuyết văn hóa), bản dịch lưu hành nội bộ của khoa Ngữ văn, 
ĐHSPHN của Nguyễn Thị Ngọc Minh, Lương Thị Hiền, Lộ Đức Anh, Nguyễn 
Diệu Linh
2. Mary Klages, Tiếng cười nàng Medusa, Hồ Như chuyển ngữ:
/>3.

Raman Selden, Phê bình nữ quyền, Hồ Liễu dịch

Trần Văn Toàn, Dẫn nhập lí thuyết diễn ngôn của M. Foucault và nghiên 
cứu văn học:
4.

/>/Default.aspx

5. Peter Barry, Beginning theory, an introduction to literary and cultural 
theory”, Peter Barry, Manchester university Press, 1995, Cao Hạnh Thủy dịch, Tạp 
chí Đại học Sài Gòn, Bình luận văn học, Niên san 2013: 
Chương VI: Feminist criticism:
http://khoavanhoc­ngonngu.edu.vn/nghien­cuu/ly­luan­va­phe­binh­van­hoc/6671­ph
%C3%AA­b%C3%ACnh­n%E1%BB%AF­quy%E1%BB%81n­2.html



×