Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Bài tập cá nhân Hành vi tổ chức: Thực hành các phương pháp nghiên cứu hành vi cá nhân trong tổ chức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 14 trang )

HÀNH VI TỔ CHỨC­ KÌ II NĂM HỌC 2018­2019
ĐẠI HỌC KINH TẾ ­ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA DU LỊCH
­­­­­­­­

HÀNH VI TỔ CHỨC
Thực hành các phương pháp nghiên cứu
hành vi cá nhân trong tổ chức

Tên: Trần Hiền Tân
Lớp: 43K03.2
Mã sinh viên: 171121703236
GVHD: Cao Trí Dũng

Đà Nẵng, ngày 7 tháng 4 năm 2019

1


HÀNH VI TỔ CHỨC­ KÌ II NĂM HỌC 2018­2019

A.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Mối quan hệ với sinh viên thực hiện bài tập: Giáo viên dạy kèm tiếng Nhật
Tên: Bùi Nguyên Minh Hằng
Tuổi: 24
Nghề nghiệp: Giáo viên tiếng Nhật tự do.

B. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Sử  dụng kết hợp có hiệu quả  cả  ba phương pháp nghiên cứu chính của hành vi tổ 
chức :
Phương pháp Quan sát 
Nghiên cứu tương quan (bảng hỏi, phỏng vấn …)
Nghiên cứu thực nghiệm

2


HÀNH VI TỔ CHỨC­ KÌ II NĂM HỌC 2018­2019
C.
I.

NỘI DUNG
THÁI ĐỘ VÀ SỰ HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆC:

1.

Quan sát để  phát hiện các thành tố  của thái độ  đối với cá nhân được  
nghiên cứu:

­

Quan sát thái độ của chị Hằng về công việc hiện tại

­

Khi được hỏi về công việc hiện tại thì chị trả lời: “Công việc tuy không ổn định 
về mặt thu nhập, tuy nhiên, do chị lựa chọn làm công việc tự do, cụ thể ở đây là 
tự mở  lớp dạy ở nhà, cho nên thời gian rất linh hoạt, không mấy áp lực nhiều vì 

những lớp này là chị  tự  mở, tự  điều tiết số  lượng học viên và sắp xếp chương 
trình học cho phù hợp với trình độ học sinh, chị nghĩ chị sẽ tiếp tục làm công việc  
này một cách lâu dài và nghiêm túc”. 

­

Câu phát biểu của chị Hằng như vậy cho thấy thái độ  của chị  đối với công việc  
hiện tại. Trong đó thể hiện rất rõ ràng, ba thành phần của thái độ. 
 Thành phần nhận thức : “Công việc tuy không  ổn định về  mặt thu nhập’’ ­  

thành phần thể hiện quan điểm hoặc niềm tin của thái độ. 
 Thành phần cảm xúc: “cho nên thời gian rất linh hoạt, không mấy áp lực  

nhiều” ­ thành phần thể hiện cảm xúc hoặc cảm giác của thái độ.
 Thành phần hành vi: “chị nghĩ chị sẽ tiếp tục làm công việc này một cách lâu  

dài và nghiêm túc” ­ ý định cư xử với ai hoặc việc gì theo một cách nhất định.
2. Sử dụng bảng câu hỏi để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong  

công việc của chị Hằng:
­

Phán đoán trước các yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến sự hài lòng trong câu việc, 
sau đó lên bảng câu hỏi, rồi từ đó lọc ra các yếu tố  thật sự ảnh hưởng để  vẽ  sơ 
đồ các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc. Sử dụng thang đo likert  
gồm 5 điểm đi từ Hoàn toàn không đồng ý, Không đồng ý, Bình thường, Đồng ý  
và Hoàn toàn đồng ý.

­


Bảng câu hỏi sẽ gồm các yếu tố  được dự  đoán là : Tiền lương, Công việc, Đào  
tạo và thăng tiến, Điều kiện làm việc. 

3


HÀNH VI TỔ CHỨC­ KÌ II NĂM HỌC 2018­2019
Hoàn 
NHÂN  toàn 
Không 
Bình 
TỐ
không 
đồng ý
thường
đồng ý
Lương cơ bản phù hợp với tính 
chất công việc;
Tiền  Yên tâm với mức lương hiện 
lương tại
Tiền lương tương xứng với 
mức độ đóng góp
Công việc thể hiện vị trí xã hội
Công việc cho phép sử dụng tốt 
các năng lực cá nhân
Công việc phù hợp với học vấn 
và trình độ chuyên môn
Công việc tạo điều kiện cải 
Công  thiện kỹ năng và kiến thức
việc

Áp lực công việc
Nhân viên được đào tạo cho 
công việc và phát triển nghề 
Đào  nghiệp
tạo và  Nhân viên được hỗ trợ về thời 
thăng  gian và chi phí đi học nâng cao 
tiến trình độ
Cơ hội thăng tiến của nhân 
viên
Thời gian làm việc hợp lý
Điều 
Cơ sở vật chất nơi làm việc tốt
kiện 
Môi trường làm việc an toàn, 
làm 
thoải mái; địa điểm thuận lợi 
việc
để di chuyển.
­

Đồng ý

Hoàn toàn đồng ý

X
X
X
X
X
X

X
X
X
X
X
X
X
X

(Do công việc của chị đặc thù là freelance) Qua câu trả lời, có thể rút ra được sơ 
đồ các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của chị là:
Tiền lương
Điều kiện làm việc
Đào tạo vằ thăng tiến
Công việc
4


HÀNH VI TỔ CHỨC­ KÌ II NĂM HỌC 2018­2019
TÍNH CÁCH VÀ GIÁ TRỊ:

II.

1. Cách nghiên cứu tính cách của chị Hằng:
­

Sử dụng mô hình tính cách MBTI gồm 50 câu hỏi, gửi form cho chị Hằng trả lời  
để có cơ sở chắc chắn về tính cách, bảng câu hỏi được chia thành 2 phần và sau  
đây là bảng câu hỏi, câu trả lời và kết quả nhận lại được.


5


HÀNH VI TỔ CHỨC­ KÌ II NĂM HỌC 2018­2019

6


HÀNH VI TỔ CHỨC­ KÌ II NĂM HỌC 2018­2019

7


HÀNH VI TỔ CHỨC­ KÌ II NĂM HỌC 2018­2019

kết quả bài test MBTI
Chị Hằng thuộc nhóm tính cách: INTP
I (Hướng nội hơn Hướng ngoại): INTPs thường có xu hướng thích yên 
tĩnh, dè dặt. Họ thích tương tác với một vài người bạn hơn quan hệ xã hội 
rộng rãi.
N (Trực giác hơn Cảm nhận): INTPs thường có xu hướng trừu tượng. 
Họ tập trung vào tổng thể hơn là chi tiết, quan tâm đến những điều sẽ xảy 
ra hơn là hiện tại.
T (Lý trí hơn Tình cảm): INTPs khi đưa ra quyết định thường chú ý đến 
logic, tính hợp lý. Đặt những mục tiêu có giá trị lên trên sở thích cá nhân.
P (Linh hoạt hơn Nguyên tắc): INTPs không thích các nguyên tắc logic, 
khi giải quyết vấn đề họ rất linh hoạt, thường có xu hướng trì hoãn đưa ra 
các quyết định quan trọng. Họ thích các "lựa chọn mở" có thể thay đổi dễ 
dàng tùy hoàn cảnh.
8



HÀNH VI TỔ CHỨC­ KÌ II NĂM HỌC 2018­2019

INTP là những cá nhân trầm tính, chu đáo, có niềm đam mê mãnh liệt với phân 
tích logic, hệ thống phức tạp và thiết kế. Họ thường tò mò và thích tìm hiểu 
về các hệ thống, lý thuyết phức tạp và cách mọi thứ hoạt động. INTP thông 
thường không phải kiểu người truyền thống, họ có những suy nghĩ riêng và 
không chạy theo đám đông. Do tính chất độc lập nên họ thích làm việc tách 
biệt hơn là trong một nhóm, tuy nhiên họ có thể thể hiện kỹ năng vượt trội 
trong việc giải thích các khái niệm, ý tưởng phức tạp cho người khác. 
Những người thuộc nhóm INTP thường có lối sống chủ đạo tư duy hướng nội, 
nghĩa là họ thường giải quyết vấn đề bằng lý trí và logic. Ngoài ra, nhóm 
INTP còn có lối sống nữa là thiên về trực giác hướng ngoại, họ thường nắm 
bắt mọi thứ thông qua trực giác của chính mình.
Nhóm INTP thường có một vài nét đặc trưng sau:
­  Yêu thích lý thuyết và ý tưởng trừu tượng.
­  Người đi tìm kiếm sự thật : Họ luôn muốn hiểu rõ vấn đề bằng biện 
pháp phân tích các nguyên tắc và cấu trúc ở bên trong.
­  Xem trọng kiến thức và năng lực hơn những thứ còn lại.
­  Họ có tiêu chuẩn rất cao về hiệu suất làm việc, điều mà họ luôn áp 
dụng cho chính bản thân mình.
­  Độc lập và lập dị, cũng có thể gọi là khác người.
­  Hiệu quả tốt nhất khi họ được làm việc một mình và rất coi trọng tự 
do.
­  Không có muốn làm lãnh đạo hay đi theo những người khác.
­  Không thích các chi tiết nhàm chán.
­  Đặc biệt không quan tâm tới các ứng dụng thực tế của những sáng tạo 
của chính họ.
­  Sáng tạo và thật sâu sắc.

­  Luôn hướng đến tương lai.
­  Họ thường thông minh và mưu trí.
­  Tin vào sự sáng suốt và ý kiến của chính mình là trên hết.
­  Sống nội tâm, dường như tách biệt và không muốn liên can đến những 
người xung quanh.

9


HÀNH VI TỔ CHỨC­ KÌ II NĂM HỌC 2018­2019

Nhận xét:  Sau một khoảng thời gian tiếp xúc với chị  Hằng (qua việc học 
kèm trực tiếp môn Tiếng Nhật) em nhận thấy chị là một người khá tận tâm  
trong công việc giảng dạy. Bình thường, chị  khá dễ  tính với những người 
nhỏ tuổi hơn mình, có lòng trắc ẩn và luôn quan tâm, thông cảm cho học trò, 
ít khi khắt khe với học trò. Tuy vậy, những lúc học trò ồn, cầm điện thoại 
chơi game, lướt facebook, không chịu học từ  vựng, nghỉ học quá nhiều, chị 
vẫn nhắc nhở  rất nghiêm khắc, ít nhưng đúng lúc. Chị  cũng cho rằng bản 
thân còn cứng nhắc trong một vài chuyện như: nấu ăn phải đúng các quy 
trình, quy tắc, học bài phải đi từ  từ  vựng đến ngữ  pháp đến nghe nói. Nếu 
không làm đúng những quy trình trên thì chị thường không ăn những món ăn  
đó, hoặc nhất quyết không dạy những bài tiếp theo nếu chưa học thuộc  
thực sự những từ vựng hay cấu trúc trước đó.
2. Giá trị:
Sử dụng bảng khảo sát giá trị của Rockeach, chị Hằng chọn lựa:
­

Đối với  GIÁ TRỊ  TỚI HẠN,  xếp theo thứ  tự  là (xếp theo thứ  tự   ưu tiên ­1 là  
quan trọng nhất):


1. Một cuộc sống thoải mái (một cuộc sống thịnh vượng)
2. An ninh cho gia đình (chăm sóc những người thân)
3. Tự do (độc lập, tự do lựa chọn)
4. Hạnh phúc (sự mãn nguyện)
5. Tự tôn (lòng tự trọng)

­

Đối với GIÁ TRỊ PHƯƠNG TIỆN, xếp theo thứ tự là:

1.

Có khả năng (tài năng, có hiệu quả)

2.

Đầu óc rộng mở (cởi mở)

3.

Sạch sẽ (gọn gàng, ngăn nắp)

4.

Trung thực (chân thành, trung thực)

5.

Dũng cảm (đứng lên cho niềm tin của bạn)


10


HÀNH VI TỔ CHỨC­ KÌ II NĂM HỌC 2018­2019

11


HÀNH VI TỔ CHỨC­ KÌ II NĂM HỌC 2018­2019
III.

NHẬN THỨC VÀ RA QUYẾT ĐỊNH CÁ NHÂN:
Trong hầu hết các trường hợp, chị Hằng cho biết chị hay sử dụng MÔ HÌNH TRỰC 
GIÁC hoặc sử dụng kết hợp MÔ HÌNH TRỰC GIÁC với mô hình lý tính để ra quyết 
định cá nhân: vì hầu hết chị ra quyết định dựa trên những kinh nghiệm. Quy trình này 
rất nhanh, giống như khi chị ra quyết định nào thì rất quyết đoán, nhanh gọn, hiếm 
khi thay đổi khi đã chọn lựa. Nó dựa trên những suy xét toàn diện, tổng thể hoàn cảnh 
vấn đề lúc đó, hay là liên kết giữa các loại thông tin khác nhau, những quyết định của 
chị thường chịu tác động của cảm xúc, kéo theo cảm xúc của lúc gặp tình huống đó.

IV.

ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC:
theo tháp nhu cầu Maslow:

 Nhu cầu sinh học: Chị có gia đình gồm ba mẹ và anh trai, cuộc sống đầy đủ, 

ấm no, hạnh phúc; có người yêu nghề nghiệp ổn định, chuẩn bị có kế hoạch 
đám cưới trong 6 tháng tới đây, anh trai đã đi làm ­ có công ăn việc làm ổn 
định, sống với gia đình nhưng chưa chưa lập gia đình riêng. Ba mẹ đã về hưu, 

vẫn còn khả năng lao động nhưng chủ yếu làm những công việc nhà nhẹ 

12


HÀNH VI TỔ CHỨC­ KÌ II NĂM HỌC 2018­2019
nhàng, hàng tháng có tiền lương hưu chu cấp đầy đủ, không lo về tài chính, chị 
không bị áp lực phải chu cấp hay phải chăm sóc cho bất cứ ai trong gia đình.
 Nhu cầu an toàn: Có xe máy riêng nhưng ít/ không dùng, do tính chất công việc 

là làm việc tại nhà, thỉnh thoảng đi chơi với bạn bè đã có bạn bè, người thân, 
người yêu chở đi; tích lũy được một số tiền kha khá trong tài khoản; …
 Nhu cầu xã hội: Mặc dù làm việc tại nhà nhưng chị có mối quan hệ bạn bè 

khá rộng từ những người nhỏ tuổi hơn đến những người lớn tuổi và có vai vế 
trong xã hội như thầy giáo tại trường đại học, cô giáo cấp 3, bạn bè mở cửa 
hàng…, mối quan hệ với họ hàng trong gia tộc cũng rất tốt, thể hiện ở chỗ 
thường xuyên qua lại, lui tới hỏi thăm khi chị gặp phải vấn đề. Học trò luôn 
hỏi thăm, nhắn tin, gọi điện thể hiện sự quan tâm.
 Nhu cầu được tôn trọng:Nhận được sự tôn trọng cũng như ngưỡng mộ từ mọi 

người vì với tuổi còn trẻ nhưng khá thành công trong sự nghiệp, hiện nay chị 
giảng dạy cho tầm 80 học trò từ lớp 6 đến lớp 12, học sinh chủ yếu của chị là 
cấp 3, ít nhất là học sinh thuộc cấp bậc đại học và học sinh thi chọn trường 
đại học.
 Nhu cầu tự hoàn thiện: Do công việc dạy thêm tiếng nhật ở nhà là tự phát. 

Hiện nay, không có ai san sẻ, không có đồng nghiệp để chia bớt khối lượng, 
tần suất các lớp học ra, hay chủ nhật cũng phải dạy dựa trên yêu cầu của học 
sinh, nên hầu hết chị không có thời gian ban ngày, chủ yếu thời gian rảnh là 

buổi tối, nên không có thời gian làm những công việc cần thời gian dài liên tục 
trong vòng 2­3 ngày. Sắp tới đây chị mong muốn đi du lịch nước ngoài để mở 
mang thêm đầu óc, tư duy vì chị chưa bao giờ đi du lịch nước ngoài. Ngoài ra, 
chị đang học thạc sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế tại Trường Đại Học Duy 
Tân Đà Nẵng vào các buổi tối trong tuần và cả ngày thứ 7, Chủ nhật hàng tuần 
để mở mang thêm kiến thức.

V.

TÀI LIỆU TRÍCH DẪN
1.   />2. />3. />4. Slide môn hành vi tổ chức trên elearning
13


HÀNH VI TỔ CHỨC­ KÌ II NĂM HỌC 2018­2019
5. Một số phần trích dẫn sách giáo trình Hành vi tổ chức của Stephen P.Robbins.

Hết

14



×