Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT CÂU HỎI GIỮA BÀI MÔN ĐỊA LÝ THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.05 KB, 11 trang )


PHƯƠNG THỨCGIẢI QUYẾT
CÂU HỎI GIỮA BÀI & CUỐI BÀI
MÔN ĐỊA LÝ Ở BẬC THCS
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ .
Trong thời gian qua , chúng ta tiến hành thực hiện hoàn thành việc thay sách
giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học bậc THCS nói chung và bộ môn Đòa lý
nói riêng . Thành công về việc thay sách và đổi mới phương pháp dạy học trong
những năm qua là nhằm mục tiêu thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo
tinh thần : Phát huy tính tích cực học tập của học sinh “lấy học sinh làm trung tâm
“, người Thầy với vai trò là người tổ chức hướng dẫn cho học sinh hoạt động . Về
sách giáo khoa tinh lược những kiến thức cơ bản cần đạt, giảm bớt nhưng kiến
thức lý thuyết mang tính hàn lâm . Nội dung SGK được trình bày với dạng “mở".
Với những đònh hướng đó hướng đó buộc học sinh phải suy nghó phải làm việc
thực sự . Từ đó tư duy của học sinh được kích thích phát triển. Môn đòa lý là một
trong những môn thể hiện cấu trúc đó : Các đơn vò kiến thức đựợc biểu hiện trong
SGK qua kênh hình, kênh chữ được thiết lập hợp lý theo từng đơn vò kiến thức.
Để phát huy tư duy sáng tạo tìm tòi kiến thức mới của học sinh ,trong từng bài học
đã được xây dựng theo cấu trúc chặt chẽ, mỗi mục đều có các câu hỏi mà ta gọi
là hệ thống câu hỏi giữa bài, Sau mỗi bài học lại đươcï xây dựng một hệ thống câu
hỏi củng cố kiến thức được sắp xếp theo từng mức độ tư duy từ nhận biết đến rèn
luyện kỹ năng và kỹ xảo. Trong nhưng năm qua việc đổi mới phương pháp dạy
học và thay sách giáo đến nay đã tạm ổn, nhưng để khai thác có hiệu quả nhằm
từng bứớc năng cao chất lượng giảng dạy môn đòa lý ở bậc THCS theo đúng tinh
thần đổi mới trên .Trong việc soạn giảng mỗi GV cần xác đònh được phương thức
hoạt động để khắc sâu kiến thức trọng tâm của bài dạy. Vấn đề này được đònh
hướng thông qua hệ thống câu hỏi giữa bài và cuôí bài . Người học dựa vào những
câu hỏi giữa bài và cuối bài để tìm hiểu khám phá bằng cách soạn bài trước ở nhà,
thông qua việc hướng dẫn của thầy. Với kinh nghiệm giảng dạy trong những năm
qua, tôi xin giới thiệu đến quý đồng nghiệp một vài phương thức giải quyết
những câu hỏi giữa bài , cuối bài thuộc môn Đòa lý bậc THCS. Trong khuân khổ


thời gian hạn hẹp, bài viết chỉ dừng lại ở mức độ khái quát hoá. Nó chỉ là những
gợi ý đònh hướng hay nói cách khác bài viết này chỉ là những trao đổi kinh nghiệm
với các đồng nghiệp ,rất mong được sự trao đổi xây dựng .
/var/www/html/tailieu/data_temp/document/phuong-an-giai-quyet-cau-hoi-giua-bai--
13793694227011/gqn1372537200.doc
1
II/ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1/ vai trò của hệ thống câu hỏi giữa bài và cuối bài .
a/ Câu hỏi giữa bài :
+ câu hỏi gợi ý cho GV hướng dẫn học sinh khai thác lónh hội kiễn thức
+ Tạo điều kiện cho HS tự lực tiếp cận, kích thích tìm tòi, sáng tạo
nhằm khai thác, khám phá kiến thức mới qua việc trả lời câu hỏi, đồng thời
khắc sâu kiến thức trọng tâm của bài dạy .
a/ Câu hỏi cuối bài :
+ Công cụ để GV củng cố kiến thức cho học sinh .
+ Nếu các HS trả lời được các câu hỏi đó có nghóa là các em đã năm
vững được yêu cầu kiễn thức cần đạt của bài .
2/ Tác động cúa hệ thống câu hỏi giữa bài và cuối bài đối với việc dạy và học
đòa lý
a/ Đối với GV
Để có 1 tiết lên lớp có hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải đầu tư thời gian
soạn giảng. Tìm hướng để giải quyết các các đơn vò kiến thức của hệ thông câu
hỏi giữa bài và cuối bài bằng cách chọn hình thức tổ chức các phương tiện dạy học
phù hợp ,để khai thác hợp lý . Như vậy theo cách thiết kế và phương pháp giảng
dạy mới đòi hỏi giáo viên phải có thời gian chuẩn bò kỹ thì mới có thể thực hiện
thành công tiết dạy .
b/ Đối với HSø .
Việc học là quá trình phát triển bản thân , thông qua hệ thống câu hỏi
học sinh lónh hội kiến thức bằng cách tự khám phá, tự phát hiện, tự tìm đến kiến
thức mới . Để có một tiết học tốt , điều quan trọng là học sinh phải có sự chuẩn

bò trước đó là việc sọan bài ở nhà, dựa trên các câu hỏi giữa bài để tạo đònh
hướng cho việc tiếp cận kiễn thức mới dưới sự hướng dẫn của Thầy,Cô giáo.
3/ Các dạng câu hỏi :
a/ Dạng câu hỏi ở giữa bài :
- Xác đònh vò trí đòa lý của một đối tượng nào đó trên bản đồ .
- Giải thích một hiện tượng đòa lý .
- Trình đặc điểm của một đối tượng nào đó
- Nhận xét , so sánh giữa các đối tượng đòa lý với nhau .
b/ Dạng câu hỏi ở cuối bài :
- Lý thuyết.
- Bài tập .
3/ Những vấn đề cần lưu ý khi chon phương án giải quyết , thiết kế các hoạt động
và sử dụng các phương tiện thiết bò dạy học
/var/www/html/tailieu/data_temp/document/phuong-an-giai-quyet-cau-hoi-giua-bai--
13793694227011/gqn1372537200.doc
2
- Khi lựa chọn phương án giải quyết từng câu hỏi, GV phải đăït câu
hỏi : Làm thế nào để học sinh tích cực học tập ?
- Khi thiết kế các hoạt động, GV cần cân nhắc kó :
+ Hình thức tổ chức hoạt động nào ?
+Mục đòch cần đạt là gì ?
+Nhiệm vụ của GV và HS phải làm gì ?
+ Quy trình thực hiện như thế nào ?
+Sử dụng phương tiện , thiết bò gì ?
- Khi sử dụng các phương tiện, thiết bò cần chú ý :
+Phải phù hợp với hình thức tổ chức và nội dung yêu cầu của
từng câu hỏi .
+Phải bảo đảm tính chính xác, khoa học .
+Tập trung vào sử dụng thiết bò dạy học, mà nó được coi là một
nguồn kiến thức đòa lý . Hạn chế tối đa việc sử dụng các thiết bò

minh hoạ .
+Sử dụng đúng lúc và đúng quy trình .
- Tăng cường sử dụng PPDH tích cực theo tinh thần đổi mới. Kết hợp
nhuần nhuyễn giữa các PPDH truyền thống và PPDH hiện đại .
4/ Các bước tiến hành giải quyết một câu hỏi
- GV đóng vai trò người tổ chức , điều khiển học sinh làm việc .
- HS là ngườichủ động tích cực khám phá kiến thức dưới sự hướng dẫn
củaGV
*Bước 1 :
+GV xây dựng nội dung yêu cầu của câu hỏi ,từ đó đònh hướng, lập trình giải
quyết vấn đề cầu đạt .
+ Hướng dẫn học sinh làm việc
*Bước 2 .
+HS làm việc theo nhóm hoặc cá nhân (Tuỳ theo mức độ yêu cầu của câu
hỏi)
+ Dựa vào sự hướng dẫn,gợi ý của GV để làm rõ nội dung yêu cầu của câu
hỏi
* Bước 3 .
+Học sinh :
Đại diện trình bày kết quả làm việc theo trình tự nội dung yêu cầu .
Các học sinh khác góp ý bổ sung .
* Bước 4 :
+ GV :
/var/www/html/tailieu/data_temp/document/phuong-an-giai-quyet-cau-hoi-giua-bai--
13793694227011/gqn1372537200.doc
3
Nhận xét và làm rõ những phần nội dung khó .
Chuẩn xác kiến thức và củng cố cách giải quyết vấn đề .
Trong quá trình làm việc, GV phải chủ động tạo ra “ Bầu không khí học tập
thoải mái” để gây hướng thú học tập cho học sinh ; không được mạt sát học sinh

hoặc không gây không khí căng thẳng .
III/ NỘI DUNG PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT CỤTHỂ CHO CÁC DẠNG
CÂU HỎI GIỮA BÀI VÀ CUỐI BÀI .

1/ Dạng câu hỏi ở giữa bài .
a/ Dạng câu hỏi xác đònh vò trí đòa lý của một đối tượng nào đó trên
bản đồ .
Quan sát hình 42.1 cho biết
+ Trung mỹ có các kiểu khí hậu nào ?
+ Sự khác nhau giức khí hậu Nam mỹ với khí hậu Trung Mỹ và quần
đảo ng – ti .
( Bài 42 Thiên nhiên trung và nam Mỹ - Mục 2 sự phân hoá tự nhiên (Tr 128
&129 ) . )
Bước 1 :
- GV Đònh hướng nội dung cần giải quyết .
+ Xác đònh các kiểu khí hậu ở Trung mó .
+ Tìm ra sự khác biệt giữa khí hậu lục đòa Nam Mó , TrungMó , Quần
đảo ng –ti .
+Phương tiện : lược đồ Khí hậu trung và Nam Mó .
Bước 2 :
+HS : Làm việc theo nhóm
+GV : Hướng dẫn :
Căn cứ vào thang màu trong phần chú giải – Hình 42.1 - để xác
đònh các kiểu khí hậu .( nhiệt độ ,chế độ mưa , và độ ẩm )
Căn cứ vào bề mặt lục đòa Nam mỹ : phân hoá của đòa hình , từ
đông sang tây . từ thấp lên cao , từ bắc xuống nam . Để tìm ra sự khác biệt của khí
hậu .
Bước 3 :
+ HS trình bày kết quả làm việc
+ HS góp ý bổ sung .

Bước 4 :
GV Nhận xét và làm rõ những phàn nội dung khó .
GV chuẩn xác kiến thức :
/var/www/html/tailieu/data_temp/document/phuong-an-giai-quyet-cau-hoi-giua-bai--
13793694227011/gqn1372537200.doc
4
• Sự khác nhau giữa khí hậu lục đòa Nam mó với khí hậu Trung
Mó và và quần đảo Ăng ti là :
- Trung Mó và quần đảo ng ti : Chủ yếu là khí hậu nhiệt đới với
nhiệt độ cao, có chế độ mưa và ẩm theo mùa khô kéo dài
- Nam mó : Có gần đủ các kiểu khí hậu, với sự phân hoá từ bắc
xuống nam .

b/ Dạng câu hỏi giải thích một hiện tượng đòa lý
- Cách nhận biết đối với dạng câu hỏi này trước nói thường có Vì sao,tại
sao
Ví Dụ : Vì sao cây cà phê được trồng nhiều nhất ở tây nguyên ?
(Bài 29 : Vùng Tây nguyên (TT) Tr.106 )
- Để giải quyết được câu hỏi này buộc chúng ta phải sử dụng mối quan hệ
nhân quả giữa các yếu tố tự nhiên . Có nghóa là chúng ta dựa vào các yếu
tố đòa hình thổ nhưỡng khí hậu để giải quyết .
+Tiến trình hoạt động:
+Bước 1 Giáo viên hướng dẫn lập trình , đònh hướng giải quyết
vấn đề . ( Vẽ sẵn một sơ đồ mối quan hệ tự nhiên .)
Đòa hình khoáng
sản
Đất
Vò trí ,đòa lý Khí hậu Cảnh quan tự
nhiên
Thuỷ văn Sinh vật


Nguyên nhân Hệ quả

* Bước 2 :
Học sinh dựa vào sở trên và hình 29.1 để tìm ra nội dung cần đạt
là : Như thế nào là nhiều ? . Điều kiện nào dẫn đế cây cà phê phát triền
mạnh ở tây nguyên mà không phát triển tâïp trung ở những vùng khác
/var/www/html/tailieu/data_temp/document/phuong-an-giai-quyet-cau-hoi-giua-bai--
13793694227011/gqn1372537200.doc
5

×