Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về chi ngân sách tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.82 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN HỮU TRUNG

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHI NGÂN SÁCH TẠI
HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ KINH TẾ

Mã số: 60 34 04 10

Đà Nẵng – Năm 2019


Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. VÕ XUÂN TIẾN

Phản biện 1: TS. LÊ DÂN
Phản biện 2: TS. HOÀNG VĂN LONG

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà
Nẵng ngày 24 tháng 02 năm 2019

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đài học Kinh tế, ĐHĐN




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tại nước ta, tổ chức hệ thống NSNN gắn bó chặt chẽ với việc
tổ chức bộ máy nhà nước và vai trò, vị trí của bộ máy đó trong quá
trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước theo hiến pháp. Mỗi cấp
chính quyền có một cấp ngân sách riêng cung cấp phương tiện vật
chất cho cấp chính quyền đó thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
mình trên vùng lãnh thổ. Ngân sách cấp huyện là một trong 4 cấp
ngân sách cấu thành hệ thống NSNN.
Đại Lộc là 01 trong 18 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
Quảng Nam. Đại Lộc đang phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh
tế cao và bền vững, hoàn thiện kết cấu hạ tầng, tập trung xây dựng
Đại Lộc thành huyện nông thôn mới. Để góp phần đạt được mục tiêu
này cần thực hiện quản lý chi NSNN huyện theo hướng đổi mới, tiết
kiệm, hiệu quả.
Hiện tại, công tác quản lý chi NSNN tại huyện Đại Lộc vẫn
còn nhiều hạn chế, tồn tại xuất hiện trong các bước lập dự toán, chấp
hành dự toán, quyết toán và thanh tra, kiểm tra mà đến nay vẫn chưa
có nghiên cứu nào đầy đủ về vấn đề này.
Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước về chi ngân sách
tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam” để nghiên cứu luận văn thạc sĩ
để đánh giá rõ thực trạng, tìm ra giải pháp nhằm góp phần tăng
cường công tác quản lý chi ngân sách trên địa bàn huyện.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống cơ sở lý luận về quản lý chi NSNN.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi ngân sách nhà
nước trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân
sách nhà nước trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.


2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn liên
quan đến ngân sách nhà nước cấp huyện và việc quản lý chi NSNN
trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Nội dung: Hoạt động quản lý chi NSNN cấp huyện.
+ Không gian: Nội dung liên quan đến chi NSNN trong phạm
vi huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
+ Thời gian : Công tác quản lý chi NSNN từ năm 2013 – 2017
tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp thực chứng
- Phương pháp chuẩn tắc
- Phương pháp phân tích thống kê
- Phương pháp so sánh
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
viết tắt, … luận văn gồm có 03 chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý chi NSNN
cấp huyện
Chương 2: Thực trạng quản lý chi NSNN huyện Đại Lộc, tỉnh
Quảng Nam.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý chi NSNN huyện Đại
Lộc, tỉnh Quảng Nam.

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu


3
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ
CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP HUYỆN
1.1. NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC VÀ QUẢN LÝ CHI NGÂN
SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP HUYỆN
1.1.1. Một số khái niệm
Ngân sách nhà nước (NSNN) là toàn bộ các khoản thu, chi
của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian
nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo
đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối và sử dụng quỹ
ngân sách nhằm thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước trong từng
thời kỳ. Nội dung chi NSNN rất đa dạng, điều này xuất phát từ vai
trò quản lý vĩ mô của nhà nước trong việc phát triển kinh tế - xã hội,
đảm bảo quốc phòng an ninh, đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà
nước; chi trả nợ nhà nước, chi viện trợ và các khoản chi khác theo
quy định của pháp luật.”
Quản lý chi NSNN là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền sử dụng các phương pháp và công cụ chuyên ngành để tác động
đến quá trình chi NSNN nhằm đảm bảo các khoản chi NSNN được
thực hiện theo đúng chế độ chính sách đã được Nhà nước quy định,
phục vụ tốt nhất chức năng và nhiệm vụ Nhà nước trong từng thời kỳ”.
1.1.2. Vai trò của quản lý chi NSNN
Thứ nhất, Quản lý chi NSNN giúp cho ngân sách được sử
dụng minh bạch, tạo cơ sở để xây dựng hệ thống bộ máy hành chính
trong sạch. Thứ hai, Quản lý chi NSNN giúp điều tiết vĩ mô nền kinh

tế hiệu quả. Thứ ba, Quản lý chi ngân sách là yếu tố góp phần, điều
tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội giúp đất nước phát triển
bền vững.


4
1.1.3. Nguyên tắc quản lý chi NSNN
Một là, dựa trên cơ sở nguồn thu để bố trí các khoản chi.
Hai là, đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả trong việc bố trí
các khoản chi tiêu ngân sách nhà nước.
Ba là, việc bố trí các khoản chi cần tập trung và có trọng điểm.
Bốn là, phân biệt rõ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của
các cấp chính quyền theo luật định để bố trí các khoản chi cho thích
hợp.
Năm là, tổ chức chi NSNN trong sự phối hợp chặc chẽ với tình
hình lưu thông tiền tệ, lãi suất, tỷ giá hối đoái để tạo nên công cụ
tổng hợp cùng tác động đến các vấn đề của nền kinh tế vĩ mô.
1.1.4. Các tiêu chí đánh giá quản lý chi NSNN
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
CẤP HUYỆN
1.2.1. Lập dự toán chi NSNN cấp huyện
Lập dự toán NSNN cấp huyện là một bộ phận cấu thành của
lập dự toán ngân sách Nhà nước. Đây là quá trình xây dựng dự toán
ngân sách Nhà nước. Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ
thu, chi ngân sách của uỷ ban nhân dân cấp trên, uỷ ban nhân dân
trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự toán ngân sách địa
phương và phương án bổ sung dự toán ngân sách cấp mình, bảo đảm
dự toán ngân sách cấp xã được quyết định trước ngày 31 tháng 12
năm trước
Mục đích của lập dự toán chi ngân sách nhà nước nhằm đảm

bảo tính đúng đắn của chi NSNN, có căn cứ khoa học và căn cứ thực
tiễn các chỉ tiêu chi NSNN trong kỳ kế hoạch.
Yêu cầu lập dự toán chi ngân sách nhà nước: Dự toán chi ngân
sách địa phương tổng hợp theo cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi
thường xuyên chi tiết theo từng lĩnh vực, chi trả nợ lãi các khoản do


5
chính quyền địa phương vay, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự
phòng ngân sách.
Căn cứ lập dự toán chi NSNN: Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Chính sách, chế độ
thu ngân sách nhà nước, định mức phân bổ ngân sách và chế độ, tiêu
chuẩn, định mức chi ngân sách. Kế hoạch tài chính 05 năm địa
phương; kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương. Tình
hình thực hiện ngân sách địa phương năm hiện hành. Nhiệm vụ thu,
chi ngân sách cấp trên giao.Các căn cứ khác theo quy định tại Luật
ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật ngân
sách nhà nước.
1.2.2. Chấp hành dự toán chi NSNN cấp huyện
- Chấp hành dự toán chi NSNN cấp huyện là quá trình thực hiện
dự toán ngân sách nhà nước đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Bản chất của việc quản lý chấp hành dự toán ngân sách nhà nước cấp
huyện là quản lý việc sử dụng kinh phí theo dự toán phê duyệt. Trên cơ
sở các chế độ, chính sách, các tiêu chuẩn, định mức chi NSNN việc
quản lý chấp hành dự toán ngân sách nhà nước cấp huyện cần đảm bảo
kinh phí cho bộ máy nhà nước cấp huyện thực hiện tốt các chức năng,
nhiệm vụ được giao.
- Nội dung chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước cấp huyện
có 3 nội dung cơ bản gồm: Phân bổ và giao dự toán chi NSNN, quản lý

chấp hành dự toán chi thường xuyên NSNN cấp huyện, quản lý chấp
hành dự toán chi đầu tư phát triển NSNN cấp huyện.
- Mục tiêu chấp hành dự toán chi NSNN cấp huyện
+ Triển khai các nhiệm vụ để biến các chỉ tiêu ghi trong dự toán
năm của đơn vị từ khả năng, dự kiến thành hiện thực.
+ Thông qua việc thực hiện dự toán của các cơ quan, đơn vị tiến
hành kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định


6
mức về kinh tế tài chính của Nhà nước.
+ Bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ chi ngân sách được giao, thực
hiện tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng; chấp hành nghiêm
kỷ cương, kỷ luật tài chính. Mọi cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân phải
sử dụng kinh phí ngân sách đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu
quả.
1.2.3. Quyết toán chi NSNN cấp huyện
Quyết toán NSNN là phản ánh cuối cùng về tình hình thực
hiện thu, chi theo dự toán hàng năm, cũng là sự phản ánh tập trung
về tài chính kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân và
xã hội Quyết toán là khâu cuối cùng của chu trình quản lý NSNN,
nhằm đánh giá lại toàn bộ NSNN sau một năm thực hiện, từ khâu lập
dự toán, khâu phân bổ cũng như chấp hành và điều hành NSNN. Từ
số liệu quyết toán NSNN, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành
phân tích, đánh giá tình hình chấp hành dự toán trong năm, từ đó rút
ra bài học kinh nghiệm và đề ra những giải pháp quản lý tối ưu
nguồn tài chính – ngân sách trong giai đoạn tiếp theo.
Nội dung quyết toán chi ngân sách nhà nước: Quyết toán
NSNN phải đảm bảo thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, kiểm toán, báo
cáo kế toán, quyết toán NSNN theo luật định. Các đơn vị dự toán, cơ

quan Tài chính, Thuế các cấp và Kho bạc Nhà nước phải tổ chức
công tác kế toán, quyết toán NS theo quy định của pháp luật về kế
toán.
Yêu cầu quyết toán chi ngân sách nhà nước
- Số liệu quyết toán ngân sách nhà nước phải chính xác, trung
thực, đầy đủ.
- Số quyết toán chi ngân sách nhà nước là số chi đã thực thanh
toán và số chi đã hạch toán chi ngân sách nhà nước theo quy định.
- Số liệu quyết toán ngân sách của đơn vị sử dụng ngân sách,


7
của chủ đầu tư và của ngân sách các cấp phải được đối chiếu, xác
nhận với kho bạc nhà nước nơi giao dịch.
- Nội dung báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước phải theo
đúng các nội dung ghi trong dự toán ngân sách nhà nước được giao
và theo mục lục ngân sách nhà nước.
- Báo cáo quyết toán của ngân sách cấp huyện, cấp xã không
được quyết toán chi ngân sách lớn hơn thu ngân sách.
- Báo cáo quyết toán của đơn vị sử dụng ngân sách, đơn vị dự
toán cấp trên, ngân sách các cấp phải kèm theo thuyết minh đánh giá
kết quả, hiệu quả chi ngân sách gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ
của đơn vị, địa phương, lĩnh vực, chương trình, mục tiêu được giao
phụ trách.
- Báo cáo quyết toán của các quỹ tài chính nhà nước ngoài
ngân sách phải kèm theo thuyết minh đánh giá kết quả, hiệu quả thực
hiện nhiệm vụ của quỹ.
- Những khoản chi ngân sách nhà nước không đúng với quy
định của pháp luật phải được thu hồi đủ cho ngân sách.
1.2.4. Thanh tra, kiểm tra công tác chi NSNN cấp huyện

Thanh tra, kiểm tra công tác chi NSNN
- Thanh tra nhà nước cấp huyện có nhiệm vụ và quyền hạn tổ
chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các chế độ chính sách của
NS cấp dưới và các đơn vị trực thuộc. Việc thanh tra được thực hiện
trong tất cả các khâu của chu trình quản lý chi NSNN bao gồm các
khâu lập, phân bổ, giao dự toán, việc chấp hành và quyết toán chi
NSNN.
- Thanh tra, kiểm tra phải đánh giá được ưu, khuyết điểm của
đối tượng thanh tra trong việc triển khai các chế độ chính sách liên
quan đến tài chính, NS; đánh giá những ưu, nhược điểm của các
khâu trong chu trình NS. Qua kiểm tra phải đề xuất những kiến nghị


8
về chấn chỉnh, xử lý sai phạm, yếu kém. Kết quả kiểm tra cũng là
căn cứ để sửa đổi, thay đổi các chế độ, chính sách, định mức chi
chưa phù hợp; ban hành chế độ, chính sách, những quy định về quản
lý tài chính mới, nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách. Khi quyết
định thanh tra, kiểm tra phải xác định rõ phạm vi, đối tượng và nội
dung thanh tra, kiểm tra, tránh chống chéo về nội dung cũng như gây
phiền hà đối tượng bị thanh tra.
Nguyên tắc thanh tra, kiểm tra chi NSNN
- Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung
thực, công khai, dân chủ, kịp thời.
- Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian
thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm
cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối
tượng thanh tra.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ CHI
NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN

Quá trình quản lý chi NSNN thường chịu ảnh hưởng của các
nhân tố như:
- Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện kinh tế - xã hội
- Chính sách và thể chế chung của nhà nước
- Tổ chức bộ máy và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý cấp
huyện
- Các nhân tố khác: Các yếu tố vĩ mô; Đặc thù các khoản chi
ngân sách cũng đòi hỏi có những phương pháp và cách thức quản lý
khác nhau. Khoa học công nghệ ngày càng tác động sâu rộng trong
tất cả các lĩnh vực quản lý.


9
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH
NHÀ NƢỚC HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TỔ
CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CHI NSNN HUYỆN ĐẠI LỘC,
TỈNH QUẢNG NAM
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Đại Lộc là huyện vừa có đồng bằng, vừa có miền núi, thuộc về
phía Bắc tỉnh Quảng Nam, cách tỉnh lỵ Tam Kỳ khoảng 70km theo
đường bộ. Phía Đông giáp thị xã Điện Bàn, phía Nam và phía Tây
giáp 2 huyện Duy Xuyên và Nông Sơn, phía Tây và Tây Bắc giáp 2
huyện Nam Giang, Đông Giang; phía Bắc giáp huyện Hòa Vang
(thành phố Đà Nẵng).
Diện tích tự nhiên toàn huyện hiện nay là 579,06 km2. Chiều
dài và chiều rộng trung bình 36 km và 16 km. Xã có diện tích lớn

nhất Đại Hưng 92,91 km2, xã có diện tích nhỏ nhất Đại An 6,11 km2.
b. Tài nguyên, khí hậu, thủy văn
Đại Lộc có diện tích gò, đồi, rừng chiếm 3/4 diện tích tự
nhiên. Núi rừng Đại Lộc có một thảm thực vật rất đa dang và phong
phú. Đồng bằng có hai loại đất chính: Đất cát và đất phù sa.
Khí hậu Đại Lộc là khí hậu nhiệt đới gió mùa, hằng năm có
hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.
Đại Lộc có 2 dòng sông lớn chảy qua là Thu Bồn và Vu Gia.
2.1.2. Đặc điểm về xã hội
- Dân số: Năm 2017, dân số trung bình toàn huyện là 153.142
người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn huyện là 1,015%. Mật độ dân
số 264,5 người/km2.
- Lao động: Năm 2017, lao động lĩnh vực Nông lâm thủy sản


10
54.459 người chiếm 57%, lĩnh vực Công nghiệp – Xây dựng 23.592
người chiếm 25%, lĩnh vực Thương mại – Dịch vụ 16.942 người
chiếm 18%.
Toàn huyện có 65 trường học. Trong đó: có 4 trường trung học
phổ thông, có 17 trường trung học cơ sở, có 25 trường tiểu học, có
19 trường mẫu giáo.
Toàn huyện có 1 Trung tâm y tế, 18 trạm y tế xã, thị trấn, 115
giường bệnh, 121 cán bộ ngành y và 14 cán bộ ngành dược, 14 cơ sở
khám chữa bệnh Đông y, 95 cơ sở kinh doanh dược phẩm.
2.1.3. Đặc điểm về kinh tế
Năm 2017, giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Đại Lộc đạt
9.352 tỷ đồng. Trong đó, ngành Nông lâm thủy sản 1.256 tỷ đồng,
ngành Công nghiệp – Xây dựng 5.725 tỷ đồng, ngành Dịch vụ 1.812
tỷ đồng. Đây là một trong các huyện có giá trị sản xuất cao nhất tỉnh

Quảng Nam. Giá trị sản xuất huyện Đại Lộc tăng liên tục trong giai
đoạn 2013 – 2017, tốc độ tăng trường bình quân là 15,4% mỗi năm.
Cơ cấu giá trị sản xuất huyện Đại Lộc đang chuyển dịch theo
chiều hướng tốt. Tỷ lệ đóng góp vào tổng giá trị sản xuất của ngành
Nông lâm thủy sản giảm và tỷ lệ đóng góp của ngành Công nghiệp –
Xây dựng và Dịch vụ tăng lên. Cụ thể, năm 2013 tỷ lệ đóng góp của
ngành Nông lâm thủy sản là 20,07% thì đến năm 2017 tỉ lệ đóng góp
của ngành này chỉ còn 13,43%; năm 2013 tỷ lệ đóng góp của ngành
Công nghiệp – Xây dựng là 54,83% thì đến năm 2017 tăng lên đến
61,21%; tỷ lệ đóng góp của ngành Dịch vụ không thay đổi đáng kể.
2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN huyện Đại Lộc
- Tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN huyện cơ bản gồm
HĐND, UBND huyện, các cơ quan tham mưu và các đơn vị thụ
hưởng NSNN.


11
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH HUYỆN ĐẠI
LỘC, TỈNH QUẢNG NAM
2.2.1. Thực trạng lập dự toán chi NSNN huyện Đại Lộc
Bảng 2.9 Tình hình xây dựng dự toán chi NSNN
giai đoạn 2013 – 2017
Đơn vị tính:tỷ đồng
Stt

Chỉ tiêu

Năm
2013


Năm

Năm

Năm

Năm

2014

2015

2016

2017

Tổng chi NSĐP 380,875 421,932 465,965 594,384 662,172
A
I

Chi trong cân
376,375 415,677 460,810 501,975 654,672
đối NS
Chi đầu tư
phát triển

59,546

38,021


54,775

68,972 81,968

II

Chi thường
xuyên

III

Dự phòng NS

6,987

7,035

8,718

8,718

9,084

B

Chi lại nguồn
thu để lại QL

4,500


6,255

5,155

92,409

7,500

309,842 370,621 397,317 424,285 563,620

qua NS
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Đại Lộc
Tổng dự toán chi NSĐP huyện Đại Lộc giai đoạn 2013 – 2017
là 2.525,328 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân là 14,82%. Trong
giai đoạn này, dự toán chi NSĐP tăng gấp đôi, năm 2013 là 380,875
tỷ đồng thì lên đến năm 2017 là 662,172 tỷ đồng. Chi cân đối ngân
sách giai đoạn này là 2.409,509 tỷ đồng, chiếm 95,41%, chi lại
nguồn thu để lại quản lý qua ngân sách là 115,819 tỷ đồng, chiếm


12
4,59% tổng dự toán chi NSĐP.
Trong giai đoạn 2013 – 2017, dự toán chi cân đối ngân sách
huyện chủ yếu dành cho chi thường xuyên với 2,065.685 tỷ đồng
chiếm 85,73%, chi đầu tư phát triển ở con số khiêm tốn với 303,282
tỷ đồng chiếm 12,59%, còn lại chi dự phòng 40,542 tỷ đồng chiếm
1,68%.
2.2.2. Thực trạng chấp hành dự toán chi NSNN huyện Đại Lộc
Bảng 2.12 Chi ngân sách huyện Đại Lộc giai đoạn 2013 – 2017
phân theo nội dung chi

Đơn vị tính:tỷ đồng
Stt

Năm
2013

Nội dung
Tổng chi
NSĐP

Năm
2014

Năm
2015

Năm
2016

Năm
2017

638,098 678,581 734,316 754,128 902,874

A

Chi trong cân
634.676 673.036 726.866 743.094 873.558
đối NS


I

Chi đầu tư
phát triển

151,687 170,908 181,891 125,480 216,854

II

Chi thường
xuyên

406,548 431,828 488,183 534,839 582,248

III

Chi chuyển
nguồn NS

75,843

70,300

50,782

82,775

74,456

IV


Chi nộp NS
cấp trên

598

0

6,010

0

0

3,422

5,545

7,450

11,034

29,316

B

Chi lại nguồn
thu để lại QL
qua NS


Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Đại Lộc


13
Trong cơ cấu chi cân đối ngân sách huyện được phân thành 4
nội dung, giai đoạn 2013 – 2017 tổng chi của các nội dung lần lượt
là: chi đầu tư phát triển 846,820 tỷ đổng, chiếm 20%; chi thường
xuyên 2.443,646 tỷ đồng chiếm 58%; chi chuyển nguồn ngân sách
354,156 tỷ đồng, chiếm 14%; chi nộp ngân sách cấp trên 6,608 tỷ
đồng, chiếm 8%.
Trong chi cân đối ngân sách huyện thì 2 nội dung chi chiếm tỷ
trọng lớn và được quan tâm nhất là chi thường xuyên và chi đầu tư
phát triển. Tốc độ tăng trưởng của chi thường xuyên là đều qua các
năm. Vì đây là nguồn chi theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn
định mức cụ thể về thu, chi tài chính nhà nước; các Quyết định của
UBND tỉnh về phân cấp nhiệm vụ chi; Quyết định giao biên chế
hàng năm của UBND tỉnh nên khá ổn định qua các năm. Tốc độ tăng
trưởng của chi đầu tư phát triển là biến động qua các năm. Vì căn cứ
của nguồn chi xuất phát từ tình hình phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương và cũng như tính cấp thiết của các công trình xây dựng
cơ bản. Sự biến động của tốc độ tăng trưởng chi đầu tư phát triển là
nguyên nhân dẫn đến sự biến động tăng trưởng của chi cân đối ngân
sách huyện.
2.2.3. Thực trạng quyết toán chi NSNN huyện Đại Lộc
Quyết toán chi NSNN huyện gồm có: Phòng tài chính, Kho
bạc nhà nước và đơn vị sử dụng ngân sách phải thực hiện công tác
quyết toán chi NSNS huyện theo quy định của pháp luật.
Từ bảng 2.17 có thể đánh giá quyết toán chi NSNN huyện
trong giai đoạn 2013 – 2017 lớn hơn dự toán nhiều. Đối với dự toán
tổng chi cân đối ngân sách giao động từ mức 133,43% đến 168,63%.

Dự toán chi thường xuyên giao động trong mức từ 103.26% đến
131.21%. Dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản giao động mức từ
181.93% đến 420.32%. Nguồn thu tăng đến từ bổ sung ngân sách


14
cấp trên và tăng thu ngân sách trên địa bàn vào lĩnh lực xây dựng cơ
bản đã làm cho số quyết toán tăng cao hơn nhiều so với dự toán.
Bảng 2.17 So sánh quyết toán và dự toán chi ngân sách nhà nước
huyện Đại Lộc giai đoạn 2013 – 2017
Đơn vị tính: %
STT

Chỉ tiêu

Tổng chi NSĐP

Năm
2013

Năm
2014

Năm
2015

Năm
2016

Năm

2017

167.53 160.83 157.59 126.88 136.35

I

Chi trong cân
đối NS

1

Chi đầu tư phát
254.74 449.51 332.07 181.93 264.56
triển

168.63 161.91 157.74 148.03 133.43

Trong đó: chi
ĐTXDCB

249.81 420.32 303.24 181.93 264.56

2

Chi thường
xuyên

131.21 116.51 122.87 126.06 103.62

3


Chi chuyển
nguồn NS

-

-

-

-

-

4

Chi dự phòng

-

-

-

-

-

II


Chi lại nguồn
thu để lại QL
qua NS

11.94

390.88

76.04 88.649 144.52

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Đại Lộc
2.2.4. Thực trạng thanh tra, kiểm tra công tác chi NSNN
huyện Đại Lộc
Bảng 2.18 cho thấy, trong giai đoạn 2013 – 2017, huyện đã tổ
chức 102 cuộc thanh tra đến các đơn vị sử dụng ngân sách trên địa


15
bàn huyện, phạt hiện sai phạm với số tiền là 1.565 triệu đồng, kiến
nghị thu hồi 1.154 triệu đồng và kiến nghị xử lý khác 411 triệu đồng.
Công tác thanh tra, kiểm tra việc công tác chi ngân sách nhà nước
huyện đã được các cấp quản lý quan tâm, chú trọng, thực hiện có
hiệu quả. Qua kiểm tra hoạt động chi thường xuyên ngân sách nhà
nước đã kịp thời chấn chỉnh những sai sót, yếu kém và kiến nghị xử
lý đối với các cá nhân sai phạm.
Bảng 2.18 Kết quả thanh tra, kiểm tra chi thường xuyên
huyện Đại Lộc giai đoạn 2013 - 2017
Đơn vị tính:triệu đồng
Năm
2013


Năm
2014

Năm
2015

Năm
2016

Năm
2017

17

20

19

21

25

Tổng số tiền sai phạm
(triệu đồng)

320

425


220

370

230

Kiến nghị thu hồi (triệu
đồng)

270

332

115

242

195

50

93

105

128

45

Nội dung

Số cuộc thanh tra, kiểm
tra (cuộc)

Kiến nghị xử lý
khác(triệu đồng)

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN
LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI HUYỆN ĐẠI LỘC,
TỈNH QUẢNG NAM
2.3.1. Những thành công trong công tác quản lý chi NSNN
- Ý thức tuân thủ quy định pháp luật và các văn bản quy định
về công tác quản lý chi NSNN được đề cao.


16
- Công tác quản lý chi NSNN từng bước được chủ động, linh
hoạt hơn. Các tác động tích cực của chi NS vào phát triển kinh tế - xã
hội ngày càng rõ nét: phát triển nông nghiệp – nông thôn, xóa đói
giảm nghèo, bảo vệ môi trường, tăng chi cơ sở hạ tầng … Năng lực
quản lý chi NS ngày càng được nâng cao.
2.3.2. Những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý chi
NSNN
- Chỉ chủ động được trong việc lập dự toán chi thường xuyên.
Việc phân bổ dự toán còn tính hình thức.
- Còn có các chế độ, tiêu chuẩn, định mức không phù hợp với
thực tế chậm được rà soát, bổ sung, sửa đổi gây lúng túng, khó khăn
cho các đơn vị sử dụng ngân sách.
- Các khoản chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chưa được
xuất toán triệt để.

- Việc thanh tra còn chồng chéo, gây phiền hà cho hoạt động
của đơn vị trong năm.
- Việc phân cấp, phân quyền trong quản lý chi NSNN đã được
thực hiện nhưng còn hạn chế, chưa phát huy tốt tính tự chủ, sáng tạo
của đơn vị sử dụng ngân sách.
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại
- Vai trò lãnh đạo, điều hành và tổ chức thực hiện của các cơ
quan, đơn vị trên một số lĩnh vực còn hạn chế, chưa đạt yêu cầu đề
ra. Năng lực chuyên môn của cán bộ tham mưu ở một số bộ phận còn
yếu kém.
- Việc hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN chưa được quan
tâm đúng mức nên công tác kiểm điểm rút kinh nghiệm chưa được
chú trọng. Hầu hết các đơn vị đều quan tâm đến việc phân bổ nguồn
vốn đầu tư phát triển.


17
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ
NƢỚC HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM
3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, ĐỊNH HƢỚNG VỀ QUẢN LÝ
CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH
QUẢNG NAM
3.1.1. Quan điểm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN
Cơ cấu lại ngân sách nhà nước phải đặt trong tổng thể cơ cấu
lại nền kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm hiệu
quả, toàn diện, công bằng, bền vững, động viên hợp lý các nguồn
lực. Thực hành triệt để tiết kiệm, chống lãng phí; xác định tiết kiệm
là quốc sách hàng đầu; chỉ chi trong khả năng của nền kinh tế và chỉ
vay trong khả năng trả nợ. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính ngân sách nhà nước, tăng cường công khai, minh bạch và trách

nhiệm giải trình của các cấp về thu, chi ngân sách nhà nước, sử dụng
vốn vay và xử lý nợ công, hạn chế và tiến tới xóa bỏ cơ chế "xin cho".
3.1.2. Mục tiêu hoàn thiện quản lý chi NSNN
Nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công cụ NSNN. Tăng cường
kỷ luật, kỷ cương NSNN. Huy động, quản lý, phân bổ và sử dụng các
nguồn lực tài chính trong xã hội hiệu quả, công bằng; phân cấp phù
hợp giữa các cấp ngân sách huyện và ngân sách xã, đảm bảo vai trò
chủ đạo của ngân sách tỉnh. Đảm bảo giữa chi thường xuyên và chi
đầu tư phát triển hợp lý trong tổng chi NSNN và trong từng lĩnh vực,
vừa đảm bảo yêu cầu đầu tư phát triển con người, vừa đáp ứng nhu
cầu đầu tư phát triển. Tiếp tục đổi mới khu vực sự nghiệp công lập,
khuyến khích xã hội hóa các dịch vụ công.
Cơ cấu lại NSNN; thực hành triệt để tiết kiệm, chống lãng phí,
chi trong khả năng ngân sách; tăng cường công tác công khai, minh


18
bạch và trách nhiệm giải trình của các cấp về thu, chi NSNN, trong
sử dụng cho vay vốn và quản lý nợ công; hạn chế và tiến tới xóa bỏ
cơ chế “xin – cho”.
3.1.3. Định hƣớng hoàn thiện quản lý chi NSNN
Lập và quyết định dự toán chi ngân sách nhà nước hằng năm
theo thẩm quyền phải bám sát mục tiêu, định hướng, yêu cầu của kế
hoạch tài chính - ngân sách nhà nước.
Thực hiện phân bổ, giao dự toán chi ngân sách nhà nước đúng
thời hạn, nội dung, đối tượng, lĩnh vực theo quy định.
Điều hành, quản lý chi trong phạm vi dự toán được giao, đúng
tiêu chuẩn, định mức, chế độ quy định; triệt để tiết kiệm, nâng cao
hiệu quả sử dụng ngân sách.
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH

NHÀ NƢỚC HUYỆN HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM
3.2.1. Hoàn thiện công tác lập dự toán chi NSNN
- Tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác lập dự
toán chi NSNN. Cần có sự chỉ đạo thống nhất để đảm bảo sự phối
hợp có hiệu quả của các đơn vị dự toán. Đặc biệt, cần có sự phối hợp
tốt của các cơ quan: Phòng Tài chính – Kế hoạch, Phòng Kinh tế Hạ
tầng, Kho bạc nhà nước, Chi cục Thuế.
- Nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong công tác lập dự toán. Quán
triệt, chấn chỉnh tư tưởng xem nhẹ tính quan trọng của việc lập dự
toán đến thủ trưởng các cơ quan, đơn vị.
- Hoàn thiện quy trình lập dự toán NSNN huyện
- Tránh việc áp đặt chủ quan của cơ quan có thẩm quyền đối
với đơn vị dự toán. Việc xây dựng dự toán của các đơn vị cần làm tốt
công tác dự báo, phân tích tình hình tài chính ngân sách, sát với thực
tiễn tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Xây dựng cơ cấu, định mức chi phù hợp với khả năng ngân


19
sách, đảm bảo hợp lý, công bằng giữa các cơ quan,ban, ngành, đoàn
thể, địa phương.
- Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cơ quan, cán bộ chuyên
môn thực hiện yêu cầu lập dự toán ngân sách đúng biểu mẫu, thời
hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Tổ chức tập huấn,
hướng dẫn lập dự toán hằng năm cho lãnh đạo và cán bộ xây dựng
dự toán.
- Chủ động sắp xếp thứ tự ưu tiên các nhiệm vụ chi theo mức
độ cấp thiết để bố trí kinh phí ngân sách thực hiện trong năm NS,
quán triệt chủ trương triệt để tiết kiệm ngay từ khâu lập dự toán.
- Đối với dự toán chi đầu tư phát triển phải căn cứ vào cơ sở

quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt và khả năng cân đối các nguồn lực trong năm dự
toán;
- Dự toán chi thường xuyên lập đúng với chế độ, tiêu chuẩn,
định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định phù hợp
với nhiệm vụ được giao.
3.2.2. Hoàn thiện công tác chấp hành dự toán chi NSNN
- Thực hiện phân bổ, giao dự toán NS phải căn cứ pháp lý,
nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị trên cơ sở nguyên tắc, tiêu
chí và định mức phân bổ ngân sách địa phương và chế độ, tiêu
chuẩn, định mức chi ngân sách được cấp có thẩm quyền quyết định.
- Đối với chi đầu tư phát triển:
+ Quán triệt, chỉ đạo thường xuyên về việc nghiêm túc chấp
hành các quy định của pháp luật về đầu tư XDCB.
+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát
hiện những thiếu sót, sai phạm để có biện pháp chấn chỉnh, xử lý phù
hợp.
+ Tổ chức công tác đánh giá, giám sát đầu tư đúng theo quy


20
định.
+ Chú trọng công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch bố trí vốn
khoa học, hợp lý, bám sát yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa
phương.
+ Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tích cực chống tham
nhũng, lãng phí, cằn cựa, gây phiền hà cho doanh nghiệp.
+ Nghiêm túc chấp hành việc công khai trên lĩnh đầu tư
XDCB.
- Đối với chi thường xuyên:

+ Đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối
với các đơn vị sử dụng ngân sách. Gắn trách nhiệm của chủ tài khoản
với hiệu lực hiệu quả quản lý tài chính của đơn vị.
+ Tằng cường kỷ luật, kỷ cương quản lý chi NSNN, nghiêm
túc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Các đơn vị sử dụng ngân
sách xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đúng với quy định và hướng
dẫn của cấp trên, tiết kiệm, phù hợp với thực tế của đơn vị.
+ Tăng cường khả năng tự chủ về ngân sách cho các đơn vị sự
nghiệp, hướng đến việc đưa các đơn vị này ra ngoài đối tưởng thụ
hưởng ngân sách.
+ Tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất, xử lý nghiêm các
trường hợp vi phạm nguyên tắc kế toán – tài chính.
+ Quán triệt, nâng cao ý thức của cán bộ, công chức, viên chức
về việc tuân thủ các nguyên tắctài chính.
+ Tổng kết, phân tích, đánh giá hiệu quả chấp hành chi NSNN
của các đơn vị để kịp thời khen thưởng, biểu dương. Đối với các
sáng kiến, cách làm hay cần nhân rộng, phổ biến đến các đơn vị.
- Đối với việc kiểm soát, thanh toán các khoản chi:
+ Căn cứ vào các văn bản cấp trên, huyện cần xây dựng hướng
dẫn chi tiết đối với việc kiểm soát, thanh toán các khoản chi trên địa


21
bàn huyện để làm cơ sở cho các đơn vị sử dụng ngân sách nghiên
cứu, áp dụng. Công bố hướng dẫn chi tiết này đến các đơn vị, cá
nhân liên quan làm căn cứ thực hiện.
+ Thực hiện tốt việc công khai, niêm yết thủ tục hành chính
trong việc kiểm soát, thanh toán các khoản chi, đảm bảo các tổ chức,
cá nhân giao dịch với Kho bạc nhà nước huyện thuận lợi, đúng quy
định. Không để xảy ra tình trạng gây phiền hà, quan liêu, tiêu cực.

+ Nâng cao chất lượng kiểm soát chi của Kho bạc nhà nước.
Kiên quyết từ chối thanh toán đối với các hồ sơ chưa hợp lệ, triển
khai không đúng tiến độ, vi phạm chế độ quản lý đầu tư XDCB.
+ Chi thường xuyên cần tuân thủ nguyên tắc chi trực tiếp qua
Kho bạc nhà nước.
+ Kiểm tra trước, trong, và sau quá trình cấp phát thanh toán,
đảm bảo hội đủ các điều kiện theo quy định.
+ Kiểm tra đầy đủ các yêu cầu đối với chứng từ, thủ tục, trình
tự chi thường xuyên.
3.2.3. Hoàn thiện công tác quyết toán chi NSNN
a. Đối với quyết toán chi đầu tư phát triển
- Quyết toán chi đầu tư XDCB phải đảm bảo chính xác, đầy đủ
tổng mức vốn đầu tư đã được thực hiện.
- Tăng cường vai trò, trách nhiệm của Chủ đầu tư, Ban quản lý
dự án, Kho bạc nhà nước huyện, đặc biệt là trách nhiệm của người
đứng đầu trong công tác quyết toán chi đầu tư XDCB. Có quy định
rõ về trách nhiệm và nguyên tắc phối hợp của các cơ quan này.
- Thực hiện phân tích, đánh giá hiệu lực, hiệu quả của các
khoản chi NSNN đối với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương từ
đó đề xuất các giải pháp, chính sách mới.
- Xử lý kiên quyết, kịp thời đối với các công trình quyết toán
chậm


22
b. Đối với quyết toán chi thường xuyên
- Kiểm soát, nâng cao vai trò trách nhiệm của các đơn vị dự
toán, đơn vị sử dụng ngân sách và Kho bạc nhà nước huyện trong
quyết toán chi thường xuyên.
- Triển khai thực hiện tốt việc xét duyệt các báo cáo quyết toán

năm .
+ Kiểm tra dự toán chi ngân sách được giao trong năm, bảo
đảm khớp đúng với dự toán được cấp có thẩm quyền giao (bao gồm
dự toán giao đầu năm, dự toán bổ sung, điều chỉnh trong năm) về
tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực chi.
+ Kiểm tra số liệu quyết toán chi, làm rõ nguyên nhân tăng,
giảm so với dự toán được cấp có thẩm quyền giao; xem xét các điều
kiện chi theo quy định; chỉ xét duyệt số liệu quyết toán chi ngân sách
trong phạm vi dự toán được giao trong năm và đã thanh toán thực chi
với Kho bạc Nhà nước.
3.2.4. Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra chi NSNN
- Xây dựng công tác phối hợp, phân định rõ trách nhiệm và
quyền hạn của các cơ quan tham gia vào quá trình thanh tra, kiểm tra
chi NSNN.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra cần có hướng dẫn cụ thể, chặt
chẽ, khách quan hướng đến sự đồng thuận của các bên liên quan.
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các chế độ, chính sách,
tiêu chuẩn, định mức chi phải thường xuyên, có chấn chỉnh kịp thời.
- Thực hiện xử lý nghiêm minh đối với các đơn vị sai phạm và
khen thưởng kịp thời đối với đơn vị hoàn thành xuất sắc yêu cầu đặt
ra.
- Chú trọng hiểu quả tiết kiệm chi ngân NSNN.
- Thường xuyên theo dõi, tổng hợp những bất hợp lý của các
chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức chi để có đề xuất điều chỉnh


23
với cơ quan có thẩm quyền.
3.2.5. Giải pháp khác
a. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng đội

ngũ cán bộ, công chức quản lý chi NSNN
- Làm tốt công tác đánh giá và phân loại cán bộ, công chức
trong thực hiện nhiệm vụ quản lý chi NSNN để có cơ sở quy hoạch,
đào tạo, bố trí, luân chuyển cán bộ hợp lý. Cán bộ phải ngang tầm
với nhiệm vụ, đặc biệt là đội ngủ cán bộ lãnh đạo.
- Chú trọng công tác bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, công
chức.
b. Hoàn thiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các
cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập
- Tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm bằng việc tăng nguồn
kinh phí tự chủ cho các đơn vị.
c. Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa Phòng Tài chính – Kế
hoạch, Chi cục Thuế và Kho bạc Nhà nước
- Cần xây dựng quy chế phối hợp giữa Phòng Tài chính – Kế
hoạch, Chi cục Thuế và Kho bạc Nhà nước. Hằng năm, UBND
huyện cần chủ trì, tổ chức đánh giá, làm sáng tỏ những hạn chế, tồn
tại trong công tác phối hợp để hoàn thiện quy chế.
d. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý chi
NSNN
- Triển khai và thường xuyên nâng cấp các phần mềm quản lý
chi NSNN của huyện và xã, thị trấn. Tổ chức tập huấn sử dụng phần
mềm cho cán bộ, công chức. Chú trọng viêc bảo mật thông tin.
- Đầu tư xây dựng phần mềm thống nhất quản lý các bước lập
dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán chi NSNN trên toàn huyện.
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.1. Kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ


×