Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu mức sẵn lòng chi trả của người dân nhằm cải thiện chất lượng nước bị ô nhiễm ở các làng nghề tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (741.19 KB, 27 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ THỊ PHƯƠNG DUNG

NGHIÊN CỨU MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ CỦA NGƯỜI DÂN
NHẰM CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
Ở CÁC LÀNG NGHỀ TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành:

Kinh tế phát triển

Mã số:

9 31 01 05

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


Công trình hoàn thành tại:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Hữu Đạt

Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh
Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường


Phản biện 2: PGS.TS. Lê Thu Hoa
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Phản biện 3: TS. Nguyễn Quốc Chỉnh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng Đánh giá luận án cấp Học viện họp tại:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Vào hồi...giờ...phút, ngày... tháng... năm 2019

Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Quốc gia Việt Nam
Thư viện Lương Định Của - Học viện Nông nghiệp Việt Nam


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Toàn tỉnh Bắc Ninh có 62 làng nghề, trong đó có 31 làng nghề truyền thống.
Sự phát triển của các làng nghề tỉnh Bắc Ninh đã thu hút lực lượng lao động lớn ở
nông thôn, tạo ra một lượng hàng hóa đáng kể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong
nước, cũng như xuất khẩu và góp phần quan trọng nâng cao thu nhập cho người
dân ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, sự phát triển của các làng nghề kéo theo
những hệ lụy về môi trường nghiêm trọng. Tại Bắc Ninh, chất lượng nước ở các
làng nghề đang bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Ô nhiễm môi trường đất, môi
trường nước, môi trường không khí gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người dân.
Mặc dù chính quyền các cấp cùng với các cơ quan chức năng liên quan đã
có nhiều chính sách, các biện pháp nhằm cải thiện chất lượng môi trường nói
chung và chất lượng môi trường nước của khu vực làng nghề của Bắc Ninh; nhưng
đến nay các chính sách và biện pháp được thực thi chưa hiệu quả, thực tế thể hiện
chất lượng môi trường nước vẫn ô nhiễm nghiêm trọng, mức ô nhiễm cao gấp

nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Bên cạnh đó, nhiều nhà máy xử lý nước thải tại các
làng nghề sau quá trình đưa vào sử dụng đã không thể hoạt động do thiếu kinh phí
và kỹ thuật lạc hậu. Vấn đề cấp bách của thực tiễn đặt ra một khoảng trống và yêu
cầu cần thiết có một nghiên cứu toàn diện nhằm tìm hiểu, phân tích, đánh giá,
nguyên nhân ảnh cơ bản vì sao nhiều chính sách, công cụ quản lý môi trường được
thực thi mà chưa hiệu quả, quan điểm, nhận thức, ý thức của người dân đối với vấn
đề môi trường ra sao, làm thế nào để huy động sự đóng góp của người dân, lượng
đóng góp về tài chính được bao nhiêu để cùng với chính quyền địa phương và các
cơ quan chức năng quản lý môi trường liên quan đầu tư cải thiện chất lượng môi
trường khu vực cho khu vực làng nghề nói riêng và cho tỉnh Bắc Ninh nói chung.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng
trả của người dân tỉnh Bắc Ninh nhằm cải thiện môi trường nước tại các làng nghề;
từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao nhận thức và huy động người dân đóng góp
tài chính nhằm cải thiện môi trường nước của các làng nghề tỉnh Bắc Ninh thời
gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn về sự thay đổi phúc lợi,
sẵn lòng chi trả của người dân nhằm cải thiện chất lượng môi trường nước bị ô nhiễm
1


ở các làng nghề;
- Đánh giá thực trạng nhận thức và quan điểm của người dân về tính nguy
hại và vai trò của việc cải thiện chất lượng môi trường nước ở các làng nghề tỉnh
Bắc Ninh;
- Ước tính và phân tích mức sẵn lòng chi trả của người dân tại các làng nghề
tỉnh Bắc Ninh nhằm cải thiện chất lượng môi trường nước;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới mức sẵn lòng chi trả của người dân nhằm

cải thiện chất lượng môi trường nước ở các làng nghề của tỉnh Bắc Ninh;
- Đề xuất các giải pháp nâng cao nhận thức của người dân và thu hút người
dân đóng góp tài chính nhằm cải thiện môi trường nước của các làng nghề ở Bắc
Ninh.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về sự thay
đổi phúc lợi khi môi trường thay đổi, sẵn lòng chi trả và thực trạng mức sẵn lòng
chi trả của người dân trong khu vực các làng nghề tỉnh Bắc Ninh để cải thiện chất
lượng môi trường nước.
Để tiến hành nghiên cứu toàn diện và đầy đủ các mục tiêu đã đặt ra đối
tượng điều tra bao gồm:
(1) Các hộ dân (đại diện là chủ hộ) có đặc điểm kinh tế - xã hội khác nhau;
(2) Các cơ quan thực thi chính sách về bảo vệ môi trường;
(3) Các cơ quan hoạch định chính sách;
(4) Cơ chế, chính sách (Luật, nghị định, thông tư...).
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Những vấn để lý luận và thực tiễn liên quan đến thay đổi
phúc lợi, sẵn lòng trả, ứng xử, nhận thức và quan điểm của người dân, sự sẵn lòng
chi trả và các yếu tố ảnh hưởng tới mức sẵn lòng chi trả của người dân nhằm cải
thiện chất lượng môi trường nước ở các làng nghề tỉnh Bắc Ninh.
Phạm vi không gian:Trên địa bàn của tỉnh Bắc Ninh, tập trung chủ yếu vào
khu vực các làng nghề đang gây ô nhiễm môi trường nước.
Phạm vi thời gian: Từ năm 2015 tới năm 2018.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Về lý luận: Khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới mức sẵn lòng chi trả của
người dân để cải thiện chất lượng nước, các yếu tố ngoại sinh nên được bổ sung
nghiên cứu, bao gồm: khoảng cách hộ tới nguồn nước, mức độ tiếp cận truyền
thông, quan điểm của người dân về cải thiện chất lượng nước, nguồn nước sử
dụng.

2


Về thực tiễn: Cung cấp đánh giá của người dân về nguồn gây ô nhiễm môi
trường nước trong các làng nghề; nhận thức, quan điểm của người dân về cải thiện
chất lượng nước. Kết quả nghiên cứu là tài liệu để xem xét chi phí thiệt hại môi
trường trong các làng nghề tỉnh Bắc Ninh, có thể sử dụng làm đầu vào cho các chính
sách liên quan tới môi trường, đặc biệt để xác định mức phí người dân phải nộp để cải
thiện chất lượng môi trường nước và là nguồn tài liệu phục vụ cho giảng dạy và
nghiên cứu tại các Trường Đại học, Cao đẳng, các Viện nghiên cứu.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Về lý luận, bên cạnh kết quả đóng góp vào việc hệ thống và làm rõ các vấn
đề lý luận và thực tiễn liên quan đến sự thay đổi phúc lợi của người dân và sẵn
lòng chi trả để cải thiện chất lượng môi trường nước; luận án còn trình bày cơ sở
khoa học của phương pháp ước tính mức sẵn lòng chi trả trung bình theo cả hai mô
hình “tham số” và “phi tham số”. Luận án cũng gắn kết các lý thuyết về mức sẵn
lòng chi trả để đưa ra ý nghĩa của việc nghiên cứu mức sẵn lòng chi trả. Ngoài ra,
luận án đã xây dựng khung phân tích và đưa ra chi tiết các bước, cách thức đặt câu
hỏi cũng như phân tích phản ứng của người được phỏng vấn trong phương pháp
phỏng vấn chọn ngẫu nhiên lặp.
Về thực tiễn, luận án đề ra các giải pháp để nâng cao nhận thức của người dân
thông qua công tác truyền thông; các chính sách khuyến khích tăng thu nhập gắn
liền với chính sách bảo vệ môi trường như: tăng khả năng tiếp cận với các nguồn
vốn, thị trường mới, giảm lãi suất cho các cơ sở sản xuất có áp dụng các biện pháp
xử lý nước thải; xây dựng nhà máy xử lý nước thải; khuyến khích cơ sở sản xuất di
chuyển ra các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; giải pháp tài chính như tập trung
thu phí các cơ sở sản xuất, đơn giản hóa các văn bản chính sách. Luận án cũng mở
ra một hướng nghiên cứu mới về mức ô nhiễm tối ưu tại các làng nghề.
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SẴN LÒNG

CHI TRẢ ĐỂ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC
BỊ Ô NHIỄM Ở CÁC LÀNG NGHỀ
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẴN LÒNG CHI TRẢ ĐỂ CẢI THIỆN CHẤT
LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
2.1.1. Một số khái niệm về ô nhiễm môi trường nước ở làng nghề
2.1.1.1. Khái niệm về ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không
phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh
hưởng xấu đến con người và sinh vật.
3


2.1.1.2. Khái niệm làng nghề
a. Khái niệm làng nghề
Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, sóc
hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn xã, thị trấn, có các hoạt động ngành
nghề nông thôn,sản xuất ra một hoặc nhiều sản phẩm khác nhau.
Tiêu chí công nhận làng nghề bao gồm: i) Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên
địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn; ii) Hoạt động sản xuất kinh
doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận; iii) Chấp
hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.
b. Đặc trưng ô nhiễm nguồn nước ở các làng nghề
- Đặc trưng nước thải ở các làng nghề
Đặc tính ô nhiễm và nồng độ của nước thải rất khác nhau, phụ thuộc vào loại
hình công nghiệp và chế độ công nghệ lựa chọn.
- Đặc trưng ô nhiễm nước mặt sông, hồ ở các làng nghề
Nước mặt ở các sông, hồ địa phương bị ô nhiễm do chịu tác động trực tiếp
của nước thải sản xuất. Ô nhiễm nước mặt đặc biệt nghiêm trọng ở các làng nghề
chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi giết mổ gia súc, gia cầm.
- Đặc trưng ô nhiễm nước dưới đất tầng nông ở các làng nghề

Ô nhiễm nước dưới đất tầng nông mới xuất hiện dấu hiệu ở một số làng
nghề chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm và làng nghề ươm tơ, dệt vải, thuộc da.
2.1.1.3. Mối quan hệ giữa phát triển làng nghề với ô nhiễm môi trường nước
Sự gia tăng về số lượng làng nghề, các cơ sở sản xuất và dân số, lao động
trong các làng nghề gây nên sức ép lớn lên môi trường nước.
Hoạt động sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu, nước thải không được xử lý mà
xả trực tiếp ra môi trường khiến tình trạng ô nhiễm ngày càng nặng nề.
Công tác quản lý môi trường nước và những giải pháp bảo vệ môi trường
chưa được quan tâm đúng mức khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường nước vẫn
tiếp diễn trên khắp các làng nghề.
2.1.1.4. Cải thiện chất lượng nước bị ô nhiễm ở các làng nghề
Cải thiện chất lượng nước bị ô nhiễm là một loạt các hành động làm cho
chất lượng nước đang bị ô nhiễm có sự chuyển biến tốt hơn.
2.1.2. Cơ sở lý luận về sẵn lòng chi trả
2.1.2.1. Khái niệm sẵn lòng chi trả
Sẵn lòng chi trả (Willingness to Pay – WTP) hay “Reservation price” là số
tiền tối đa mà một người mua chấp nhận trả cho một số lượng hàng hóa hoặc dịch
vụ nhất định.
4


2.1.2.2. Bản chất của mức sẵn lòng chi trả để cải thiện chất lượng môi trường
Mức sẵn lòng chi trả nhằm cải thiện môi trường phụ thuộc hoàn toàn vào
quyền sở hữu tài nguyên và môi trường. Về mặt lý thuyết, người bị ô nhiễm muốn
“mua” lấy sự trong sạch về môi trường hơn so với tình trạng không có quyền sở
hữu ở khu vực thải thì họ phải trả một khoản tiền nhất định.
2.1.2.3. Các phương pháp ước lượng sẵn lòng chi trả
Việc đo lường WTP có thể dựa trên việc nghiên cứu sự ưa thích thực tế
(revealed preference) hoặc sự ưa thích lý thuyết (stated preference).
Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên hay tạo dựng thị trường (Contingent

Valuation Method – CVM) là một kỹ thuật nằm trong phương pháp đo lường WTP
dựa trên sự ưa thích lý thuyết (Stated Preference) nhằm khảo sát để gợi ra trực tiếp
sở thích, khả năng và ý kiến từ người tiêu dùng. Với ý tưởng đơn giản là nếu bạn
muốn biết giá sẵn lòng trả của một người cho tính chất nào đó của môi trường, bạn
hãy hỏi họ. Một thị trường giả định được xây dựng và người tiêu dùng được hỏi về
mức bằng lòng trả cho sự cải thiện chất lượng môi trường. Câu hỏi phỏng vấn đặc
biệt được quan tâm ở đây là: anh (chị), ông (bà) bằng lòng trả bao nhiêu tiền cho
việc cải thiện chất lượng môi trường, chất lượng không khí, chất lượng nước…?
2.1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu sẵn lòng chi trả khi chất lượng nước thay đổi
2.1.3.1. Mức sẵn lòng trả đo lường sự thay đổi phúc lợi của người dân khi chất
lượng nước thay đổi
Nếu chúng ta giả định là người tiêu dùng chỉ muốn đạt được lượng thỏa
dụng như ban đầu, nhưng trong trường hợp là giá đã giảm (chất lượng môi trường
tăng). Lượng thu nhập người tiêu dùng được dôi ra chính là sự thay đổi bổ sung CV. Hay nói một cách khác đó là phần sẵn lòng chi trả của người dân (WTP) để
đạt được sự cải thiện về chất lượng môi trường.
Nếu chúng ta giả định trong trường hợp giá hàng hoá dịch vụ tăng lên (chất
lượng môi trường giảm), nếu người tiêu dùng muốn đạt được lượng thỏa dụng như
ban đầu; Như vậy, lượng thu nhập của người tiêu dùng phải thay đổi tương đương
một lượng là thay đổi tương đương - EV. EV tương đương với mức sẵn lòng trả
của người dân nhằm tránh chất lượng môi trường kém hơn (WTP to avoid).
2.1.3.2. Mức sẵn lòng trả và vấn đề định giá tài nguyên môi trường khi ra quyết
định về chính sách môi trường
Nhiệm vụ chính của định giá tài nguyên môi trường là tìm ra phần sẵn lòng
trả của con người cho tài nguyên đó. Những kết quả từ nghiên cứu này sẽ đưa ra
5


được những đánh giá ban đầu về giá trị tài nguyên nước đem lại cho người dân
sinh sống trong khu vực, đồng thời ước lượng được lợi ích của con người khi có sự
cải thiện của chất lượng môi trường nước đang bị ô nhiễm nghiêm trọng như hiện

tại và là đầu vào cho các quyết định về chính sách liên quan tới môi trường nước
của các làng nghề nói riêng và tỉnh Bắc Ninh nói chung.
2.1.4. Nội dung nghiên cứu mức sẵn lòng chi trả của người dân để cải thiện
chất lượng môi trường nước tại các làng nghề
Nội dung nghiên cứu của luận án tập trung vào các vấn đề: i) quan điểm,
nhận thức của người dân về ô nhiễm môi trường nước và cải thiện chất lượng môi
trường nước; ii) thực trạng mức sẵn lòng chi trả của người dân để cải thiện chất
lượng môi trường nước và dự báo nguồn quỹ có thể thu được trong dân để cải thiện
chất lượng môi trường nước.
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới sẵn lòng trả của người dân để cải thiện chất
lượng môi trường nước
Các yếu tố được xác định dựa trên lý thuyết cầu trong Kinh tế học, bao gồm:
Giá của hàng hóa (mức giá BID đưa ra cho người dân), thu nhập của người tiêu dùng,
giá cả và tính sẵn có của hàng hóa liên quan, đặc điểm kinh tế xã hội của người được
phỏng vấn và các yếu tố khác như: quy mô thị trường, thị hiếu hoặc sự lựa chọn của
người tiêu dùng, kỳ vọng, chính sách quản lý môi trường của Nhà nước.
2.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU SẴN LÒNG CHI TRẢ CỦA NGƯỜI DÂN
ĐỂ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC
Các nghiên cứu về sẵn lòng chi trả của người dân để cải thiện chất lượng
môi trường nước thường tập trung nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố tới sẵn
lòng chi trả của người dân, đo lường mức độ nhạy cảm của mức sẵn lòng chi trả
với các yếu tố này. Ngoài ra, các ước lượng về mức sẵn lòng chi trả trung bình, kỳ
vọng mức sẵn lòng chi trả, tổng mức sẵn lòng chi trả cũng được các nhà kinh tế
quan tâm nghiên cứu. Bên cạnh đó, những đề xuất để cải thiện tính xác thực, giảm
thiểu những sai lệch của phương pháp CVM cũng được các nhà nghiên cứu đưa ra.
Qua hệ thống, làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến thay đổi phúc lợi và sẵn
lòng trả cũng như tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề này, đề
tài luận án đã rút ra được bài học cho nghiên cứu và cho tỉnh Bắc Ninh.
6



PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Bắc Ninh là tỉnh nằm trong vùng châu thổ Sông Hồng, thuộc khu vực đồng
bằng Bắc Bộ. Làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh hình thành và phát triển lâu đời, với
13.171 hộ làm nghề, chiếm 3,87% số hộ của tỉnh; 43.094 lao động làm nghề,
chiếm 8,74% tổng dân số tại các làng nghề; tổng giá trị sản xuất của làng nghề đạt
7.629,4 tỷ đồng, bằng 7,78% tổng thu nhập của tỉnh. Các doanh nghiệp sản xuất
trong các làng nghề cơ bản vẫn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghệ sản xuất lạc
hậu, không đầu tư hệ thống xử lý nước thải.
3.2. KHUNG PHÂN TÍCH VÀ CÁCH TIẾP CẬN
3.2.1. Khung phân tích của luận án
Khung phân tích cho luận án được xây dựng dựa trên lý thuyết về hành vi
ứng xử của người tiêu dùng.

Hình 3.1. Khung phân tích của luận án
7


3.2.2. Cách tiếp cận của luận án

3.2.2.1. Tiếp cận theo cầu hàng hóa dịch vụ về cải thiện chất lượng hàng hóa
dịch vụ
Cách tiếp cận này cho rằng người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng chất lượng
hàng hóa, dịch vụ với chất lượng cao hơn, như vậy cần phải am hiểu hành vi ứng
xử của người tiêu dùng cũng như khả năng và mức sẵn lòng chi trả của họ để cải
thiện chất lượng hàng hóa và dịch vụ.

3.2.2.2. Tiếp cận theo quyền sở hữu và nguồn gây ô nhiễm môi trường
Sở hữu chung và không xác định được chính xác nguồn gây ô nhiễm khiến

cho không thể nội hóa sự ô nhiễm. Nguyên lý “người gây ô nhiễm và người sử
dụng môi trường phải trả tiền” và “người hưởng lợi từ môi trường cũng phải trả”.
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
3.3.1. Chọn điểm nghiên cứu
Lựa chọn 5 làng nghề nghiên cứu bao gồm: làng nghề đúc đồng Đại Bái;
làng nghề giấy Phong Khê; chế biến nông sản Yên Phụ; làng nghề sắt thép Đa Hội;
làng nghề làm bún Khắc Niệm.
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu
3.3.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp (Số liệu đã công bố)
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các công trình khoa học, sách, báo, tạp chí
khoa học, tài liệu từ các cơ quan chức năng liên quan của tỉnh Bắc Ninh, các Bộ
ban ngành và tiếp thu những đóng góp của đội ngũ chuyên gia.
3.3.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra trực tiếp 1000 hộ gia đình,
đối tượng phỏng vấn là các chủ hộ, sử dụng bảng hỏi, phương pháp đánh giá ngẫu
nhiên CVM.
Kịch bản: Người được phỏng vấn được mô tả về tình trạng ô nhiễm môi
trường nước tại khu vực họ sinh sống và tác động của ô nhiễm nước tới con người.
Để giải quyết vấn đề này, chính quyền và các cơ quan chức năng cần có một nguồn
ngân sách để xây dựng nhà máy xử lý nước thải, hệ thống đường ống dẫn nước thải
cho các làng nghề. nguồn nước thải ô nhiễm sẽ được xử lý, cải thiện, dần sẽ đáp
ứng tiêu chuẩn chất lượng nước Việt Nam, nguồn nước mặt có thể dùng cho bơi lội
hoặc giặt giũ. Vậy “ông/bà có sẵn lòng chi trả số lượng tiền… để cải thiện chất
lượng môi trường nước bị ô nhiễm cho khu vực không?”.
8


Một tình huống về một dự án cải thiện chất lượng nước được mô tả cẩn thận
tạo rõ được viễn cảnh của chất lượng môi trường nước và kết quả của việc chi trả
của người dân. Người được phỏng vấn rút thăm ngẫu nhiên trong các mức giá

được đưa ra. Sau đó, người được phỏng vấn được hỏi có sẵn lòng chi trả cho việc
cải thiện chất lượng môi trường nước hay không. Miền giá được đưa ra từ 150.000850.000 VNĐ/hộ/năm và được chia làm 5 mức giá (150.000 - 325.000 - 500.000 675.000 - 850.000). Miền giá này là kết quả của việc phỏng vấn chuyên gia, thảo
luận nhóm và điều tra thử (các hộ đã được tra thử để đưa ra miền giá này được loại
ra khỏi danh sách điều tra chính thức).

Phương pháp và cách thức thể hiện câu hỏi: Phương pháp phỏng vấn chọn
ngẫu nhiên lặp (Double bounded dichotomous choice - DBDC) cho một đối tượng
được phỏng vấn được sử dụng.
$Bi
Mức giá đầu

$Biu

$BiL
Mức giá thứ hai

Không

Mô hình 1DC



Không

Không






Mô hình 2DC

Mức giá cuối
$ ________

Hình 3.2. Quá trình ra quyết định chi trả
3.3.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Số liệu thu được sau quá trình điều tra sẽ đưa vào xử lý trong phần mềm
Excel, SPSS để phân tích. Các phương pháp như thống kê mô tả, phương pháp so
sánh, phương pháp kinh tế lượng, phương pháp kiểm định Chi_square được sử
dụng trong nghiên cứu.
Mô hình binary logistic và mô hình hồi quy được sử dụng để phân tích các
yếu tố ảnh hưởng tới mức sẵn lòng chi trả. Các biến được đưa vào mô hình bao
gồm: mức giá (BID) và các đặc điểm kinh tế - xã hội của đối tượng điều tra (tuổi,
giới tính, trình độ học vấn, nơi sống,…).
Để ước tính mức sẵn lòng chi trả trung bình Mean WTP, nghiên cứu sử dụng
cả hai cách tiếp cận tham số và phi tham số.
Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu trong luận án bao gồm: nhóm chỉ tiêu thực
trạng ô nhiễm môi trường, nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng nhận thức, quan điểm
của người dân về ô nhiễm môi trường nước, chỉ tiêu mức sẵn lòng chi trả trung
bình, tổng quỹ có thể thu được.
9


PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG QUAN ĐIỂM, NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ Ô
NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG MÔI
TRƯỜNG NƯỚC
4.1.1. Tình hình ô nhiễm môi trường nước ở các làng nghề tỉnh Bắc Ninh
Nước thải ở các làng nghề chế biến, bảo quản nông sản Yên Phụ, Khắc

Niệm có mức độ ô nhiễm các chất hữu cơ rất cao. Tại các làng nghề sản xuất thép,
đúc đồng nhôm như Đại Bái, Đa Hội, nước thải chứa nhiều bụi kim loại, gỉ sắt, dầu
mỡ và hóa chất. Tại làng nghề giấy Phong Khê hàm lượng BOD5 (200C) trong
mẫu nước thải ở làng nghề giấy Phong Khê vượt quy chuẩn cho phép lần lượt là
27,6 lần, hàm lượng COD vượt quy chuẩn là 30,96 lần, hàm lượng TSS vượt quy
chuẩn cho phép là 51 lần. So sánh với số liệu quan trắc năm 2016 cho thấy nguồn
nước thải của làng nghề giấy ô nhiễm ngày càng nặng hơn.
Tại các làng nghề sản xuất đồng, nhôm, sắt thép, nước thải sản xuất, nước
cuốn trôi bề mặt đều được thải theo cống thải chung của thôn và đổ vào sông hồ,
kênh, mương, hoàn toàn chưa qua hệ thống xử lý khiến cho chất lượng nước ao, hồ
ngày càng xuống cấp.
4.1.2. Đánh giá của người dân về ô nhiễm môi trường
Kết quả điều tra cho thấy có khoảng 35,6% người được phỏng vấn đã nghe
về các vấn đề môi trường nhiều lần trong năm. Tỷ lệ người nghe về vấn đề môi
trường nhiều lần hoặc một vài lần đánh giá môi trường nước tại địa phương họ
đang sinh sống tệ hơn trong năm năm gần đây cao hơn nhiều so với người được
phỏng vấn chưa bao giờ nghe về vấn đề môi trường. Điều này thể hiện phần nào sự
ảnh hưởng của truyền thông tới ý kiến của người dân về hiện trạng chất lượng
nước của làng nghề. Với 96,8% người dân đánh giá ô nhiễm môi trường nước đang
là vấn đề của địa phương có thể đưa ra nhận định rằng ô nhiễm môi trường nước
đang ngày càng trở thành vấn đề bức xúc, nó xảy ra không chỉ ở địa bàn nghiên
cứu mà ở khắp các làng nghề của tỉnh Bắc Ninh.
4.1.3. Nhận thức của người dân về sự nguy hại do ô nhiễm môi trường nước
gây ra
Trên 96% người được phỏng vấn trả lời rằng ô nhiễm nước ảnh hưởng tới
sức khỏe của gia đình họ; ngoài ra một tỷ lệ lớn nhận định hoạt động sinh hoạt, sản
xuất nghề, tưới tiêu, nuôi trồng thủy sản của gia đình bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm
nước. Nước thải từ hoạt động sản xuất nghề được người dân coi là nguyên nhân
chính gây nên ô nhiễm môi trường nước. 86,4% hộ không có biện pháp nào để xử
lý nước thải trước khi xả ra môi trường. Một tỷ lệ nhỏ các hộ (khoảng 13,4%) ở

làng nghề chế biến nông sản sử dụng các biện pháp như tái sử dụng chất thải sản
xuất cho hoạt động nông nghiệp.
Như vậy, người dân tại các làng nghề đều xác định, nhận thức được các tác
nhân gây nên ô nhiễm môi trường nước. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất nghề đã có
10


từ hàng chục năm đến hàng trăm năm nay, là một phần vô cùng quan trọng trong
truyền thống văn hóa, góp phần lớn vào kinh tế của người dân làng nghề khiến cho
người dân ở đây coi vấn đề ô nhiễm là tất yếu của sản xuất nghề và chấp nhận sống
cùng ô nhiễm.
4.1.4. Quan điểm của người dân về sự cần thiết cải thiện chất lượng môi
trường nước tại các làng nghề tỉnh Bắc Ninh
Những người có trình độ học vấn cao có ý thức về cải thiện chất lượng môi
trường nước hơn những người có trình độ học vấn thấp. Hầu hết những người này
không đánh đổi giữa môi trường và phát triển kinh tế, họ đánh giá việc xử lý nước
thải là rất quan trọng và sẵn sàng đóng góp tài chính cho việc cải thiện chất lượng
nước. Phân tích quan điểm của người dân về các chính sách cho thấy: hầu hết
người được phỏng vấn cho rằng các hộ sản xuất nên trả phí cao hơn; Các chính
sách nên từ tỉnh, huyện ban hành; Việc thu phí nên thuận tiện cho người dân thông
qua các loại hóa đơn tiền điện hoặc nước.
4.1.5. Tình hình thu, nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp
Việc thu, nộp phí bảo vệ môi trường (BVMT) đối với nước thải công nghiệp
mới chỉ được thực hiện trên các doanh nghiệp đóng tại các khu công nghiệp, cụm
công nghiệp; các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ trong làng nghề chưa thực hiện hoạt động
này. Tỷ lệ doanh nghiệp nộp phí chỉ chiếm khoảng 30% trong tổng số doanh
nghiệp kê khai. Mức độ hoàn thành phí thấp do nhiều nguyên nhân, từ phía doanh
nghiệp và phía Nhà nước.
4.2. ĐÁNH GIÁ MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ CỦA NGƯỜI DÂN NHẰM
CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG NƯỚC BỊ Ô NHIỄM Ở CÁC LÀNG NGHỀ

TỈNH BẮC NINH
4.2.1. Kết quả của phương pháp single-bounded dichotomous choice (1DC)
Phản ứng của người được phỏng vấn đối với mức giá ban đầu nhận được thể
hiện trong bảng 4.1.
Bảng 4.1. Xác suất trả lời “Có-không” đối với các mức giá theo
phương pháp 1DC
BID
(1000VND)

“Có”
Số lượng
(hộ)

“Không”
Tỷ lệ(%)

Số lượng
(hộ)

Tỷ lệ(%)

150

187

89,05

23

10,95


325

164

73,21

60

26,79

500

131

65,83

68

34,17

675

105

60,34

69

39,66


850

60

31,09

133

69,91

Tổng

647

64,7

353

35,3

11


Phân tích sẵn lòng trả theo phương pháp 1DC là việc phân tích phản ứng của
hộ dân đối với mức giá ban đầu họ rút được. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi mức
giá tăng thì tỷ lệ sẵn lòng trả tương ứng với mức giá đó sẽ giảm. Kết quả này là sự
thể hiện luật cầu của thị trường hàng hóa dịch vụ.
4.2.2. Phương pháp chọn ngẫu nhiên lặp (double-bounded dichotomous choice 2DC)
Đối với phương pháp này, người được phỏng vấn được tiếp tục hỏi liệu có

hay không đồng ý với mức giá họ vừa bốc được. Tỷ lệ đồng ý chi trả ở cả hai mức
giá (mức giá ban đầu đưa ra và mức giá cao hơn) giảm khi mức giá ban đầu đưa ra
tăng. Điều này cho thấy sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng tuân theo luật Cầu
trong kinh tế học.
Những nguyên nhân từ chối chi trả mà người được phỏng vấn đưa ra bao
gồm: Họ thấy chất lượng nước tại làng nghề của họ không cần thiết phải cải thiện;
Không có tiền để trả do thu nhập thấp; Việc cải thiện chất lượng môi trường nước
không phải là trách nhiệm của họ mà là của chính quyền hoặc người gây ra ô
nhiễm.
Bảng 4.2. Xác suất trả lời “Có-Không” đối với các mức giá đề xuất theo
phương pháp 2DC
1st Bid
(nghìn
đồng)

2nd Bid nd
2 Bid
(cao
(thấp
hơn)
hơn)
(nghìn
(nghìn
đồng)
đồng)

150

225


75

325

487

163

500

750

250

675

1012

338

850

1275

425

Có/Có
(hộ)

Có/Không

(hộ)

Không/Có
(hộ)

Không/Không
(hộ)

Tổng
(hộ)

173

14

10

13

210

(82,38%)

(6,67%)

(4,76%)

(6,19%)

(100%)


124

40

35

25

224

(55,36%)

(17,86%)

(15,63%)

(11,16%)

(100%)

92

39

43

25

199


(46,23%)

(19,60%)

(21,61%)

(12,56%)

(100%)

20

85

52

17

174

(11,49%)

(48,85%)

(29,89%)

(9,77%)

(100%)


10

50

61

72

193

(5,18%)

(25,9%)

(31,61%)

(37,31%)

(100%)

4.2.3. Phân tích mức sẵn lòng chi trả theo các đặc điểm nhân khẩu của hộ

4.2.3.1. Sẵn lòng trả của người dân theo địa bàn nghiên cứu
Yên Phụ và Khắc Niệm là hai làng nghề chế biến nông sản có thu nhập thấp
12


hơn so với các làng nghề điều tra khác, đây là hai làng nghề có tỷ lệ từ chối chi trả
cao hơn các làng còn lại. Điều này cho thấy, sẵn lòng trả của người dân phụ thuộc

nhiều vào thu nhập của các hộ.
Phong
Khê
Đa Hội

18,9

18,9

26,4

Đại Bái

13,6

25,8

39,4

28,7

16,8

14,4

Yên Phụ

13,9
18,8
16,6


53,3

Khắc
Niệm

29
0

20

40

0
150
325
12,4
8,9
500
7,0 4,5 3,5 675
15,1
850
11,9

12,5

17,5

18


60

6,1 2,0

13,1

10,0

17,5

5,5

80

100

Hình 4.1. Mức sẵn lòng trả của người dân để cải thiện chất lượng môi trường
nước theo địa bàn nghiên cứu
4.2.3.2. Sẵn lòng trả của người dân theo loại hộ
Tỷ lệ nhóm hộ thuần nông từ chối chi trả là 41,7% cao hơn tỷ lệ hộ sản xuất
trong các làng nghề từ chối chi trả (32,7%). Khi mức giá đưa ra tăng thì tỷ lệ nhóm
hộ sản xuất đồng ý chi trả cao hơn tỷ lệ hộ thuần nông. Như vậy các hộ sản xuất
thường là nhóm hộ gây ô nhiễm nhiều hơn (từ quá trình sản xuất) đã ý thức được
trách nhiệm của mình trong việc gây ra ô nhiễm môi trường nước do hoạt động sản
xuất nghề gây nên.
0

nghề

thuần nông


32,7

150

325

500

19,0

41,7

675

850

16,8

17,9

13,5

15,5

11,1

12,1

6,9


9,0 3,8

Hình 4.2. Mức sẵn lòng chi trả của người dân phân theo loại hộ
4.2.3.3. Sẵn lòng trả của người dân theo trình độ học vấn
Tỷ lệ người được phỏng vấn có trình độ dưới THPT và THPT từ chối chi
trả cho chương trình cải thiện ô nhiễm nước cao hơn tỷ lệ người được phỏng vấn
có trình độ học vấn trung cấp/cao đẳng và đại học/trên đại học. Kết quả này cho
thấy vai trò quan trọng của nâng cao học vấn, dân trí của người dân là một hướng
gián tiếp quan trọng cải thiện chất lượng môi trường nói chung và môi trường
nước nói riêng.
13


ĐH/trên ĐH

25,00

15,00

15,00

15,00

20,00

10,00
0

TC/CĐ


27,87

18,03

9,84

18,03

16,39

150

9,84

325
THPT

35,83

16,61

17,59

14,66

9,45 5,86

500
675

850

Dưới THPT

36,89
0,00

20,28

20,00

17,31

40,00

60,00

10,84 9,44 5,24
80,00

100,00

Hình 4.3. Mức sẵn lòng trả của người dân để cải thiện chất lượng môi trường
nước phân theo trình độ học vấn
4.2.3.4. Sẵn lòng trả của người dân theo thu nhập
Tỷ lệ hộ được phỏng vấn có thu nhập dưới 10 triệu/tháng từ chối chi trả cao
hơn rất nhiều so với hộ có thu nhập cao. Bên cạnh đó, khi mức giá rút được cao, tỷ
lệ hộ có thu nhập cao sẵn lòng chi trả cao hơn so với hộ có thu nhập thấp. Kết quả
này thể hiện một hàm ý về chính sách, cần phải gắn kết các chính sách về tăng thu
nhập và các chính sách về môi trường nhằm cải thiện chất lượng môi trường.

>40

12,50

30-40

22,50

14,29

22,50

17,86

17,50

25,00

12,50

17,86

12,50

10,71

0

14,29


150
20-30

28,43

21,57

14,71

14,71

10,78

9,80

325
500

10-20

26,46

22,28

16,43

16,43

12,53


5,85

675
850

< 10

46,79
0%

10%

20%

14,96
30%

40%

50%

60%

15,81
70%

9,40
80%

8,76 4,27

90%

100%

Hình 4.4. Mức sẵn lòng trả của người dân để cải thiện chất lượng môi trường
nước phân theo thu nhập
4.2.4. Mức sẵn lòng trả trung bình (Mean WTP)
Tiếp cận tham số cho phép kết hợp phân tích, gắn kết các đặc điểm của
người được phỏng vấn để tính toán Mean WTP.

14


400000
350000
300000

2758
16

3558
21

450000
400000
350000
300000
250000
200000
150000

100000
50000
0

250000
200000
150000
100000
50000
0
1DC

2DC

4149
41
2687
83

1DC

a) Mô hình Binary logistic

Tổng quát

b) Mô hình hồi quy tuyến tính

Hình 4.5. Mức sẵn lòng trả trung bình (Mean WTP) ước tính dựa trên
phương pháp tham số
Kết quả từ mô hình này có giá trị cho những nhà hoạch định chính sách

trong việc ra quyết định liên quan tới đặc điểm kinh tế-xã hội-môi trường, phong
tục tập quán của các khu vực dân cư. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với vùng đất
Kinh Bắc, cái nôi của điệu hát Quan họ và ứng xử tôn trọng quan hệ dòng họ, gia
đình.Bên cạnh những ưu điểm, ước lượng Mean WTP phụ thuộc rất nhiều vào mô
hình tham số. Vì vậy mô hình tham số cần phải được xử lý tốt, bên cạnh biến nội
sinh là đặc điểm kinh tế - xã hội của người được phỏng vấn chúng ta nhất định phải
có biến ngoại sinh phù hợp. Trong khi đó chúng ta có ít lý thuyết cung cấp hướng
dẫn về các biến ngoại sinh phù hợp.
800000
700000
600000

693671
611155

590792

500000

596489

402292

400000
300000
200000
100000
0
Khắc Niệm


Yên Phụ

Đại Bái

Đa Hội

Phong Khê

Hình 4.6. Mức sẵn lòng trả trung bình (Mean WTP) ước tính dựa trên
phương pháp phi tham số cho các làng nghề
15


Nhằm khắc phục hạn chế lớn nhất của cách tiếp cận tham số, các nhà nghiên
cứu thường tính mức sẵn lòng trả trung bình (Mean WTP) theo cách tiếp cận phi
tham số. Mean WTP của từng làng nghề được ước tính trong hình 4.6 dưới đây:
Có thể nhận thấy các làng nghề tái chế sắt thép, đúc đồng nhôm như Đại
Bái, Đa Hội, đây cũng là những làng nghề phát triển, mức sống dân cư cao có
Mean WTP cao hơn các làng nghề chế biến nông sản.
So sánh giá trị WTP trung bình của các hộ nhận thấy, các hộ làm nghề có
mức WTP trung bình cao hơn so với các hộ thuần nông. Điều này không chỉ thể
hiện ảnh hưởng của mức thu nhập như đã phân tích ở trên, mà còn thể hiện trách
nhiệm về ô nhiễm môi trường nước của những người sản xuất gây ô nhiễm cao hơn
so với những người sinh hoạt gây ô nhiễm nguồn nước (hộ thuần nông).
Phương pháp tiếp cận phi tham số thường bỏ qua các tác động của các biến,
các ảnh hưởng của các điều kiện kinh tế-xã hội khác tới mức sẵn lòng chi trả trung
bình; nhưng nó đơn giản hơn và có thể thực hiện trên mọi loại mẫu điều tra.
580000

562006


560000
536905

540000
520000
500000
480000

476591

460000
440000
420000
Thuần nông

Nghề

Toàn bộ mẫu điều tra

Hình 4.7. Mức sẵn lòng trả trung bình (Mean WTP) ước tính dựa trên
phương pháp phi tham số cho loại hộ
4.2.5. Tổng quỹ có thể thu được để cải tạo chất lượng môi trường nước của
tỉnh Bắc Ninh
Quỹ thực tế được ước lượng dựa trên tỷ lệ người đồng ý chi trả, quỹ tiềm
năng được ước tính trên toàn bộ tỉnh.

16



Bảng 4.3. Tổng quỹ có thể thu được từ trong dân của tỉnh Bắc Ninh
ĐVT: triệu đồng
Tiêu chí

Quỹ thực tế

Quỹ tiềm năng

1. Dựa trên mô hình phi tham số
Làng nghề
-

Khắc Niệm

418,2

589,02

-

Yên Phụ

502,37

1.075,73

-

Đaị Bái


745,58

832,41

-

Đa Hội

612,65

832,41

-

Phong Khê

1.011,4

1.668,98

Loại hộ
-

Thuần nông

26.789,4

45.951

-


Nghề

4.981,7

7.402,2

31.771,1

53.353,2

29.420,5

45.472,1

Toàn bộ làng nghề tỉnh Bắc Ninh
2. Dựa trên mô hình tham số
Toàn bộ làng nghề tỉnh Bắc Ninh

Đây là những thông tin tài chính định hướng quan trọng, cần thiết cho các
cấp chính quyền địa phương, các nhà hoạch định chính sách, cơ quan chức năng
làm căn cứ xây dựng kế hoạch tài chính và khả năng xã hội hóa nguồn tài chính
cũng như xây dựng, quản lý và cải tạo chất lượng môi trường nước ở các làng nghề
tại Bắc Ninh.
4.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SẴN LÒNG CHI TRẢ CỦA NGƯỜI
DÂN NHẰM CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC
4.3.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của người được phỏng vấn
Độ tuổi trung bình của người được phỏng vấn là 46, với 65,1% là đàn ông.
Người được phỏng vấn có trình độ học vấn dưới trung học phổ thông (THPT) và
THPT chiếm chủ yếu. Quy mô trung bình của hộ là 5 người/hộ. Thu nhập bình

quân của các hộ được điều tra là 15,4 triệu đồng/tháng.
4.3.2. Lượng hóa các nguyên nhân ảnh hưởng tới sẵn lòng chi trả của người
dân nhằm cải thiện chất lượng môi trường nước
Phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố tới việc “Có” hay “Không” sẵn lòng
chi trả của người dân để cải thiện chất lượng nước cho thấy: Các hộ sản xuất nghề,
hộ có thu nhập cao, hộ sử dụng nước máy, hộ sống càng gần với nguồn nước bị ô
nhiễm, hộ không đồng ý đánh đổi giữa phát triển kinh tế với môi trường sẽ có xu
hướng sẵn lòng chi trả để cải thiện môi trường nước. Người được phỏng vấn tuổi
càng cao, ít tiếp xúc với truyền thông và mức giá rút được càng cao sẽ có xu hướng
từ chối chi trả.
17


Bảng 4.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới sẵn lòng chi trả của người dân. Mô hình I
sử dụng hàm binary logistic
1DC
Biến
Age
Edu
Gender
HHsize
HH type
HHapr
HH trade-off
Income
WaS
Village
BID1
BID2
BID2mh

Constant
N
-2log likehood
Pseudo R2
LR chi2
Prob>chi2

Hệ số
-0,011
0,37
0,175
0,01
0,518***
-0,403***
0,189
0,581***
2,124***
-0,930***
-0,004***
3,912***

2DC
Sai số
chuẩn
0,008
0,108
0,175
0,056
0,183
0,133

0,190
0,105
0,360
0,124
0,000

-0,03
0,118
0,018
0,125**
0,18
-0,362**
-0,289
0,281***
1,036**
-0,510***

Sai số
chuẩn
0,07
0,102
0,168
0,055
0,176
0,128
0,181
0,083
0,343
0,116


-0,003***

0,000

2,625***

0,660
997
1102,650
0,241
192,094
0,000

Hệ số

0,713
997
1015,564
0,336
279,180
0,000

Mô hình tổng quát
Sai số
Hệ số
chuẩn
-0,035**
0,17
0,282
0,233

0,133
0,376
0,224*
0,121
-0,484
0,391
-0,577*
0,301
-0,725*
0,421
0,160
0,233
5,418***
1,014
-3,398***
0,426
-0,004***
0,001
21,731
12,179***

1,255E3
2,119
997
248,626
0,754
515,685
0,000

*có ý nghĩa tại 10%.

**có ý nghĩa tại 5%.
***có ý nghĩa tại 1%.

Hàm hồi quy tuyến tính được sử dụng cho mô hình 1DC và mô hình tổng
quát trong nghiên cứu này để phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố tới mức tiền
mà người dân sẵn lòng trả.
Bảng 4.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới sẵn lòng trả của người dân để cải thiện
chất lượng môi trường nước. Mô hình II sử dùng hàm hồi quy tuyến tính
Biến
Age
Edu
Gender
HHsize
HH type
HHapr
HH trade-off
Income
WaS
Village
Constant
N
R2
Adjusted R2
F
Sig.

1DC
Hệ số
-0,874
19,024*

-1,303
5,073
42,952**
-38,843***
46,580*
38,092***
230,372***
-91,800***
346,819***

Sai số chuẩn
0,808
11,053
18,623
5,881
19,671
14,060
20,211
8,135
36,320
12,006
69,178
997
0,110
0,101
12,136
0,000

*có ý nghĩa tại 10%.
**có ý nghĩa tại 5%.

***có ý nghĩa tại 1%.

18

Tổng quát
Hệ số
Sai số chuẩn
-1,041
0,928
25,033**
12,694
-2,578
21,387
9,251
6,754
***
64,709
22,592
-46,5658**
16,147
31,741
23,212
45,623***
9,343
***
294,830
41,712
-118,443***
13,788
501,452***

79,447
997
0,128
0,119
14,503
0,000


Chủ hộ có trình độ học vấn cao, hộ sản xuất nghề, hộ có thu nhập cao và hộ
sử dụng nước máy có mức sẵn lòng trả cao hơn so với những hộ khác. Hộ ít tiếp
cận truyền thông, hộ sống xa nguồn nước ô nhiễm có xu hướng trả thấp hơn những
hộ còn lại.
4.4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI
CHÍNH CHO CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở CÁC
LÀNG NGHỀ TỈNH BẮC NINH
4.4.1. Định hướng giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước ở các làng nghề tỉnh
Bắc Ninh
Những định hướng cơ bản của tỉnh Bắc Ninh bao gồm: Đến năm 2020, cơ
bản ngăn chặn mức độ gia tăng ô nhiễm, phục hồi suy thoái; 80% cơ sở SXKD
được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Chứng chỉ ISO 14001;
100% đô thị, KCN, CCN và làng nghề truyền thống có hệ thống xử lý nước thải
tập trung đạt quy chuẩn môi trường; 100% dân số đô thị, 95% dân số nông thôn
được sử dụng nước sạch; 100% sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và 50% hàng hóa
tiêu dùng trong tỉnh được ghi nhãn môi trường kèm tiêu chuẩn ISO 14021.
Định hướng quy hoạch làng nghề tỉnh Bắc Ninh gồm các nội dung chủ yếu:
Khuyến khích đầu tư máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất hiện đại; Di chuyển
các cơ sở sản xuất ra KCN, CCN; Áp dụng các biện pháp mạnh đối với doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường; Phát triển các vùng nguyên liệu tại
địa phương phục vụ cho công nghiệp chế biến; Mở rộng các nghề truyền thống.
Trong thời gian qua, quy hoạch làng nghề tỉnh Bắc Ninh vẫn tồn tại một số

điểm bất cập như: Thiếu các công trình xử lý nước thải trong các cụm công
nghiệp; Hạ tầng kỹ thuật chắp vá, thiếu đồng bộ; Chưa thực hiện tốt công tác
quản lý Nhà nước.
4.4.2. Công tác bảo vệ môi trường nước tại các làng nghề trong thời gian qua
4.4.2.1. Xây dựng và ban hành các văn bản
Những văn bản nổi bật như: Quyết định số 249/2014/QĐ-UBND về việc ban
hành Quy chế Bảo vệ môi trường làng nghề, cụm công nghiệp, khu dân cư trên địa
bàn tỉnh; Kế hoạch số 22/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Đề án tổng thể
bảo vệ môi trường làng nghề tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 và định hướng đến
2030; Quyết định số 133/QĐ-UB về việc thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối
với nước thải công nghiệp.
4.4.2.2. Công tác tuyên truyền về môi trường
Công tác thông tin, truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức về môi
19


trường đã từng bước đi vào nề nếp và được tổ chức thường xuyên thông qua các cơ
quan truyền thông: Báo Bắc Ninh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh.
4.4.2.3. Công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường
Hàng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường có xây dựng kế hoạch thanh tra,
kiểm tra, trong đó có các cơ sở sản xuất trong các làng nghề.
4.4.2.4. Triển khai các đề án, dự án về bảo vệ môi trường làng nghề
Một số đề án, dự án nổi bật: Đề án Xử lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường
làng nghề tỉnh Bắc Ninh; Đề án đánh giá ảnh hưởng của hoạt động làng nghề đến sức
khoẻ con người; Đề án Chính sách hỗ trợ hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý
rác thải sinh hoạt khu vực nông thôn; Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước
thải tập trung làng nghề sản xuất giấy Phong Khê.
4.4.3. Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước ở các làng nghề tỉnh
Bắc Ninh
4.4.3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

1) Căn cứ vào quy hoạch làng nghề và định hướng và các hành động giảm
thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở các làng nghề của tỉnh Bắc Ninh.
2) Căn cứ vào kết quả nghiên cứu về tình trạng ô nhiễm môi trường nước tại
các làng nghề, thực trạng nhận thức, quan điểm của người dân về vấn đề ô nhiễm
môi trường nước.
3) Căn cứ vào các kết quả nghiên cứu về mức sẵn lòng chi trả và phân tích
các yếu tố ảnh hưởng.
4.4.3.2. Các giải pháp thu hút người dân tham gia bảo vệ môi trường và cải
thiện chất lượng môi trường
a. Nâng cao nhận thức của người dân về ô nhiễm môi trường nước
Kết quả của các mô hình kinh tế đưa ra kết luận những người ít tiếp cận
với truyền thông có xu hướng từ chối chi trả để cải thiện chất lượng nước;
những người có quan điểm không đồng ý đánh đổi giữa phát triển kinh tế và môi
trường sẵn lòng trả cho dự án cải thiện nguồn nước. Tỷ lệ người có trình độ học
vấn cao đồng ý chi trả cao hơn tỷ lệ người có trình độ học vấn từ THPT trở
xuống sẵn lòng trả. Như vậy, bằng việc nâng cao nhận thức của người dân sẽ
giúp giảm thiểu các hoạt động gây ô nhiễm môi trường nước. Các giải pháp cụ
thể được đưa ra bao gồm: tăng cường truyền thông qua các phương tiện thông
tin đại chúng, đặc biệt qua đài Phát thanh tỉnh; Tổ chức tập huấn phân loại rác,
bố trí nhiều thùng rác trên đường làng, hình thành các nhóm nòng cốt, thông qua
các tổ chức xã hội, trường học để tuyên truyền vận động người dân có ý thức
hơn trong giữ gìn vệ sinh. Đặc biệt lưu ý tới công tác truyền thông tại làng nghề
20


Yên Phụ, nơi có tỷ lệ hộ chưa nghe về vấn đề ô nhiễm môi trường bao giờ lên
tới 56,8%.
b. Khuyến khích tăng thu nhập đi kèm với ban hành các chính sách môi trường hợp lý
Thu nhập là yếu tố ảnh hưởng quan trọng ảnh hưởng tới quyết định “Có”
hay “Không” sẵn lòng chi trả để cải thiện chất lượng nước của người dân. Khi

thu nhập tăng, người dân có nhu cầu hưởng thụ chất lượng cuộc sống tốt hơn,
nhưng sự phát triển về kinh tế cũng kéo theo những hệ lụy về môi trường. Do
đó, các chính sách khuyến khích tăng thu nhập cho người dân phải đi kèm với
chính sách môi trường. Các chính sách có thể là: hỗ trợ các cơ sở sản xuất tiếp
cận các nguồn vốn từ Quỹ bảo vệ môi trường; giảm lãi suất cho vay hoặc giảm
thuế đối với các cơ sở đầu tư hệ thống xử lý nước thải; tăng cường xúc tiến
thương mại và tiếp cận với thị trường Mỹ, EU, các thị trường đòi hỏi trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
4.4.3.3. Xây dựng các nhà máy xử lý nước thải tại các làng nghề
Xây dựng các nhà máy xử lý nước thải tại các làng nghề có thể coi là giải
pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nước. để xây dựng và duy
trì hiệu quả hoạt động của các nhà máy xử lý nước thải bên cạnh những vấn đề kỹ
thuật, cần có những hoạt động điều tra, khảo sát xã hội học, tham vấn cộng đồng
đánh giá tình trạng mức sống, khả năng và sự sẵn sàng đầu nối, thực hiện nghĩa vụ
chi trả chi phí dịch vụ thoát nước đồng thời công bố thông tin về dự án, chất lượng
dịch vụ sau khi dự án hoàn thành. Thực hiện đồng bộ xây dựng nhà máy xử lý,
mạng lưới thu gom, lựa chọn phương án kỹ thuật. Trong quá trình vận hành, cần
tuân thủ các quy trình quản lý, vận hành đã được phê duyệt.
4.4.3.4. Các giải pháp về chính sách và thực thi chính sách
a. Khuyến khích di chuyển các cơ sở sản xuất ra khu công nghiệp, cụm công
nghiệp đi kèm với các chính sách hỗ trợ.
Từ định hướng quy hoạch làng nghề của tỉnh Bắc Ninh, những tồn tại trong
quá trình quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh và
qua kết quả nghiên cứu có tới 86,4% hộ không có biện pháp nào để xử lý nước thải
trước khi xả ra môi trường,chính sách quy hoạch làng nghề cần có những hộ trợ
kèm theo. Khuyến khích các cơ sở sản xuất di chuyển ra các cụm công nghiệp làng
nghề bằng chính sách giảm lãi suất, thuế, hỗ trợ vay vốn. Kiên quyết xử lý nghiêm
đối với những cơ sở vi phạm Luật Bảo vệ môi trường bằng các hình thức:phạt tiền;
tạm đình chỉ hoạt động sản xuất; buộc di dời, cấm hoạt động. Các chủ đầu tư phải
đồng bộ cơ sở hạ tầng trước khi cho thuê mặt bằng, đặc biệt phải có hệ thống xử lý

nước thải tập trung. Phân cấp rõ trách nhiệm quản lý đối với các CCN làng nghề
của các cơ quan Nhà nước.
21


b. Chính sách tài chính phù hợp, xã hội hóa nguồn lực để xử lý nước thải, bảo vệ
mội trường các làng nghề
Thực trạng nhiều doanh nghiệp trốn tránh kê khai nộp phí nước thải và quan
điểm đầu tư của tỉnh cho thấy sự cần thiết phải có nguồn vốn để xây dựng và duy
trì hệ thống xử lý nước thải. Chính sách thu phí trước tiên nên tập trung vào các
đối tượng sản xuất; Lồng ghép các quy định về thu phí đối với nước thải của các cơ
sở sản xuất vào trong hương ước làng, xã; Xử phạt nghiêm, tăng mức phạt đối với
các cơ sở sản xuất chậm kê khai hoặc không nộp phí; Có cơ chế, chính sách ưu đãi,
khuyến khích để huy động, thu hút vốn đầu tư từ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước cho công tác bảo vệ môi trường, xây dựng nhà máy xử lý
nước thải.
c. Đơn giản, làm dễ hiểu hoá các văn bản chính sách; đồng thời ban hành cách
thông tư, hướng dẫn dưới luật nhằm cụ thể hoá, đơn giản hoá các quy định, chính
sách của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, của UBND tỉnh Bắc Ninh.
Cơ quan chủ thể để thực hiện giải pháp này phải là Sở Tài nguyên và Môi
trường, các Phòng Tài nguyên và Môi trường của các huyện, và người phụ trách
vấn đề Tài nguyên và môi trường của các xã. Sau khi đơn giản hoá, cụ thể hoá các
chính sách, pháp luật có tầm vĩ mô, các bộ phận trên cần hướng dẫn thực hiện các
chính sách này cho cán bộ liên quan các cấp, thông qua tập huấn, thông qua các hội
tại địa phương, thông qua các phương tiện truyền thông tại địa phương bằng hình
thức “hỏi” “đáp” thực hiện, thực thi chính sách môi trường.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
1) Luận án trình bày khái niệm, bản chất, phương pháp đo lường mức sẵn
lòng chi trả để cải thiện chất lượng môi trường nước đặc biệt tập trung làm rõ

phương pháp CVM được sử dụng để điều tra mức sẵn lòng chi trả. Từ những lý
luận đó, luận án đưa ra ý nghĩa của việc nghiên cứu mức sẵn lòng chi trả trong việc
đo lường sự thay đổi phúc lợi của người dân khi chất lượng nước thay đổi và trong
vấn đề định giá tài nguyên môi trường cũng như hoạch định chính sách.
2) Phân tích nhận thức của người dân về ô nhiễm môi trường nước ở các làng
nghề tỉnh Bắc Ninh cho kết quả nổi bật sau:
Số lượng người được phỏng vấn chưa bao giờ được nghe, đọc về vấn đề ô
nhiễm môi trường chiếm khoảng 11,4% tập trung chủ yếu tại làng nghề Yên Phụ.
Tỷ lệ nhận định môi trường nước đang dần tệ hơn giảm xuống khi số lần tiếp cận
truyền thông giảm. Hầu hết người dân đánh giá ô nhiễm môi trường nước là vấn đề
nghiêm trọng của địa phương và ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt, sản xuất, kinh
22


tế của gia đình. Phân tích quan điểm của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường
nước cho thấy những người có trình độ học vấn cao có ý thức, trách nhiệm trong
vấn đề này hơn những người có trình độ học vấn thấp.
3) Nghiên cứu mức sẵn lòng chi trả của người dân nhằm cải thiện chất lượng
môi trường nước ở các làng nghề tỉnh Bắc Ninh thấy được:
Phản ứng của người dân trước các mức giá ban đầu họ rút được. Ở mức giá
thấp nhất là 150.000VNĐ có 89,05% chủ hộ đồng ý chi trả. Tỷ lệ hộ đồng ý trả
giảm dần khi mức giá rút được tăng, tới nhóm giá cao nhất (850 – 1275) tỷ lệ này
chỉ còn 5,18%. Như vậy có thể thấy, mức sẵn lòng chi trả tuân theo luật cầu: khi
giá tăng thì cầu giảm.
Phân tích mối quan hệ của sẵn lòng chi trả với các đặc điểm kinh tế - xã hội
của người được phỏng vấn cho một số kết luận nổi bật sau: Tỷ lệ chủ hộ có trình
độ học vấn dưới THPT từ chối chi trả cao hơn so với tỷ lệ hộ có trình độ học vấn
cao từ chối trả. Tỷ lệ hộ có thu nhập ở mức dưới 10 triệu/tháng từ chối chi trả cao
hơn so với tỷ lệ hộ có thu nhập ở mức trên 30 triệu đồng/tháng.
Kết quả Mean WTP từ các mô hình được xác định, trong đó có những kết

quả nổi bật như: hộ sản xuất nghề có Mean WTP là 562.006VNĐ cao hơn so với
hộ thuần nông (476.591VNĐ). Tổng quỹ thực tế ước tính dựa trên tỷ lệ hộ sẵn
lòng chi trả, có thể đạt đến 29,420 tỷ đồng; tổng quỹ tiềm năng ước tính trên
toàn bộ số hộ của tỉnh Bắc Ninh và có thể lên tới 45,472 tỷ đồng.
4) Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả của người
dân nhằm cải thiện chất lượng môi trường nước tại các làng nghề tỉnh Bắc Ninh
cho thấy.
Các yếu tố ảnh hưởng tới sẵn lòng chi trả của người dân được xác định bao
gồm: hộ ít tiếp cận với truyền thông, hộ rút được mức giá cao, người được phỏng
vấn có độ tuổi càng lớn, hộ đồng ý với quan điểm đánh đổi môi trường với phát
triển kinh tế có xu hướng từ chối chi trả và chi trả ở mức thấp hơn các hộ khác. Hộ
sản xuất nghề, hộ sống gần nguồn nước bị ô nhiễm, hộ sử dụng nước máy, hộ có
thu nhập cao, hộ có nhiều thành viên có xu hướng trả lời “Có” với mức giá được
đưa ra và đồng ý chi trả ở mức cao hơn so với các hộ còn lại. Những kết quả này
tương đồng với các nghiên cứu trước đó đã được thực hiện.
5) Từ những kết quả đạt được, một số giải pháp được đề xuất nhằm giảm thiểu
ô nhiễm môi trường nước và đóng góp tài chính cho cải thiện chất lượng môi
trường nước tại các làng nghề ở Bắc Ninh, bao gồm: 1) Giải pháp để nâng cao
nhận thức của người dân thông qua các kênh truyền thông và tổ chức xã hội. 2)
Giải pháp tăng thu nhập gắn liền với chính sách bảo vệ môi trường. 3) Giải pháp
xây dựng các nhà máy xử lý nước thải. 4)Khuyến khích di chuyển các cơ sở sản
xuất ra các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; 5) Chính sách tài chính tập trung
23


×