Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện hương sơn – hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.89 KB, 55 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã
nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể, cá nhân trong và ngoài nhà
trường.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy, cô giáo Khoa Sinh – Hóa –
Môi Trường, Trường Cao Đẳng Công Nghệ Bắc Hà đã giúp đỡ tôi hoàn thành quá
trình thực tập tốt nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.S Nguyễn Thị Nguyệt Quế cùng
các anh chị công tác trong Phòng Tài Nguyên – Môi Trường huyện Hương Sơn, những
người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Cuối cùng , tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, người thân và bạn bè
đã khích lệ tôi hoàn thành báo cáo tốt nghiệp.
Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, do còn thiếu nhiều kinh nghiệm và hạn
chế về thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thực tế nên chất lượng báo cáo thực tập còn hạn
chế. Tôi rất mong các thầy, cô chỉ bảo thêm giúp tôi hoàn thành và đạt kết quả tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên:
Hồ Thị Nhâm

1


MỤC LỤC
Tra
ng

2


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT


Viết tắt
BVMT
CBCV
CNH
CTR
HĐH
HTX
RTSH
UBND
TCVN
T.T
TN - MT
KT - XH
WHO
3R

Tiếng anh

World Health Organization
(reduce - reuse - recycle)

Tiếng việt
Bảo vệ môi trường
Cán bộ chuyên viên
Công nghiệp hóa
Chất thải rắn
Hiện đại hóa
Hợp tác xã
Rác thải sinh hoạt
Ủy ban nhân dân

Tiêu chuẩn Việt Nam
Thị trấn
Tài Nguyên – Môi Trường
Kinh Tế - Xã Hội
Tổ chức y tế thế giới
(giảm thiểu - tái sử dụng - tái chế)

3


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Loại chất thải rắn theo các nguồn phát sinh khác nhau
Bảng 2.2: Nguồn gốc các loại chất thải
Bảng 2.3: Diện tích và cơ cấu các loại đất
Bảng 3.1: Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện.
Bảng 3.2: Thành phần rác của các xã, thị trấn của huyện Hương Sơn.
Bảng 3.3: Khối lượng rác thải sinh hoạt của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện
Bảng 3.4: Khối lượng RTSH phát sinh theo tính chất vùng miền của huyện.
Bảng 3.5: Dự báo về dân số và khối lượng RTSH phát sinh đến năm 2020
Bảng 3.6: Danh mục các phương tiện thu gom và vận chuyển rác
Bảng 3.7: Khối lượng rác thu gom từ các khu vực

Trang
9
10
14
29
31
33

34
35
41
42

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Phòng Tài Nguyên – Môi Trường
huyện Hương Sơn.
Hình 2.1. Sơ đồ nguồn phát sinh chất thải
Hình 2.2. Mối liên hệ giữa các thành phần trong hệ thống quản lý CTR
Hình 3.1. Sơ đồ hệ thống quản lý RTSH tại địa bàn huyện Hương Sơn.
Hình 3.2. Công nhân đang thu gom rác trên địa bàn thị trấn.
Hình 3.3. Sơ đồ thu gom rác thải sinh hoạt tại các xã, thị trấn.
Hình 3.4. Sơ đồ thu gom rác về khu xử lý rác của huyện
Hình 3.5. Bãi rác Khối 10 – T.T Phố Châu
Hình 3.6. RTSH gây ô nhiễm nguồn nước

02
08
23
36
37
38
39
40
44

4



MỞ ĐẦU
ÔNMT đang là một trong những vấn đề rất nan giải không chỉ ở Việt Nam mà
là vấn đề của toàn cầu. Đó còn là tiếng chuông báo động cho toàn thể con người trên
trái đất phải thay đổi thái độ đối với môi trường sống xung quanh. Đặc biệt là khu vực châu
Á Thái Bình Dương , Việt Nam đang có một nền kinh tế chuyển hướng mạnh mẽ sang nền
kinh tế thị trường cùng với sự mở mang khu đô thị, khu công nghiệp và sự gia tăng dân số ở
các thành phố thì vấn đề ô nhiễm môi trường không thể không xảy ra.
Hương Sơn là một huyện nằm ở thị trấn phố Châu thuộc thành phố Hà Tĩnh,tuy
là một huyện miền núi nghèo nhưng nhìn chung vẫn bắt kịp nhịp độ đô thị hoá của đất
nước. Các khu chợ, nhà hàng, bến tàu, bến xe và đặc biệt là các nghành sản xuất kinh
doanh dịch vụ đua nhau phát triển, do đó lượng chất thải rắn ngày càng lớn. Dân số
trong huyện tăng lên nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng tăng theo. Các chợ, quán
xá, các dịch vụ phục vụ người dân cũng ngày càng phong phú và đa dạng, dẫn đến
lượng rác thải tăng lên rất nhiều.
Tuy nhiên, điều đáng quan tâm ở đây là chưa có một giải pháp cụ thể nào về
việc xử lý các nguồn rác thải phát sinh này. Hoặc nếu có thì cũng chỉ là rác thải được
thu gom tập trung ở một bãi rác lộ thiên, không tiến hành xử lý, chôn lấp, làm mất vệ
sinh công cộng, mất mỹ quan môi trường, gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không
khí. Đặc biệt, những bãi rác này còn là nguy cơ gây bệnh dịch, nguy hại đến sức khoẻ
con người.
Xuất phát từ thực trạng trên, nhằm tìm ra biện pháp quản lý phù hợp góp phần
giảm thiểu ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt, em đã tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt
trên địa bàn huyện Hương Sơn – Hà Tĩnh”.

1


CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU CHUNG

1.Giới thiệu về cơ sở thực tập
Phòng Tài Nguyên – Môi Trường huyện Hương Sơn nằm ở trung tâm của
huyện thuộc Khối 3 - thị trấn Phố Châu. Được thành lập vào ngày 20/4/2005 tiền thân
là phòng Địa Chính Nông Nghiệp huyện. Là cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân
dân huyện Hương Sơn có chức năng tham mưu, giúp ủy ban nhân dân cấp huyện quản
lý nhà nước về: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và môi trường: định
giá đất hàng năm, thẩm định phương án bồi thường.
Đây là phòng có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng: chịu sự chỉ
đạo quản lý về tổ chức biên chế công tác của ủy ban nhân dân huyện Hương Sơn đồng
thời chịu sự chỉ dẫn kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài Nguyên – Môi
Trường tỉnh Hà Tĩnh.
- Cơ cấu nhân lực của bộ máy tổ chức công tác quản lý Phòng Tài Nguyên – Môi
Trường huyện Hương Sơn với tổng số là 10 người, trong đó có: 1 trưởng phòng; 2 phó
phòng; 2 cán bộ chuyên viên và 5 nhân viên.
Trưởng phòng
phòng
Phó phòng

Phó phòng

CBCV

Nhân viên

Nhân viên

CBCV

Nhân viên


Nhân viên

Nhân viên

Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Phòng Tài Nguyên – Môi Trường huyện
Hương Sơn

2


Phòng Tài Nguyên – Môi Trường huyện Hương Sơn với nhiệm vụ và quyền
hạn như sau:
- Trình ủy ban nhân dân huyện Hương Sơn ban hành các văn bản hướng dẫn
việc thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật của nhà nước về quản lý
tài nguyên và môi trường: kiểm tra việc thực hiện sau khi ủy ban nhân dân huyện ban
hành.
- Lập quy hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp
huyện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt thẩm định quy hoạch, kế hoạch, sử
dụng đất cấp xã.
- Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền ủy
ban nhân dân huyện.
- Theo dõi biến động về đất đai: cập nhật, chỉnh lý các tài liệu và bản đồ về đất
đai, quản lý hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện thu phân cấp
của ủy ban nhân dân huyện hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện thống kê, kiểm kê, đăng
ký đất đai đối với công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường ở xã, thị trấn;
thực hiện việc lập và quản lý hồ sơ địa chính, xây dựng hệ thống thông tin đất đai cấp
huyện.
- Thực hiện chỉ đạo của Sở Tài Nguyên – Môi Trường tỉnh Hà Tĩnh và phối hợp

với các cơ quan có liên quan trong việc xác định giá đất hàng năm, mức thu tiền quyền
sử dụng đất, tiền thuê đất của địa phương; thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư theo quy định của pháp luật thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư trình ủy ban nhân dân huyện phê duyệt theo thẩm quyền được quy định.
- Thực hiện tổ chức các quy định của pháp luật và sự chỉ đạo của ủy ban nhân
dân huyện về bảo vệ tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản…
- Tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra thực hiện cam kết BVMT và đề án
BVMT trên địa bàn. Lập báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ; đề xuất các giải
pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, các cụm công nghiệp, khu du lịch trên địa

3


bàn; thu thập, quản lý , dữ liệu và tài nguyên nước và bồi thường trên địa bàn; tạo điều
kiện tổ chức tự quản về BVMT hoạt động có hiệu quả.

1.2 . Giới thiệu về đề tài nghiên cứu
1.2.1.Mục đích nghiên cứu của đề tài
+ Điều tra số lượng, thành phần của rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện. Để từ
đó thấy được hiện trạng môi trường của huyện
+ Điều tra công tác quản lý, vận chuyển, thu gom, công tác tuyên truyền vệ sinh
môi trường và nhận thức của người dân về rác thải sinh hoạt.
+ Đề xuất một số biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt nhằm góp phần giảm
thiểu ô nhiễm môi trường.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
+ Xác định được khối lượng và thành phần rác thải sinh hoạt hộ gia đình, lượng rác
thải bình quân trên đầu người ( kg/người/ngày ) trên địa bàn huyện.
+ Thống kê lượng rác thải sinh hoạt trung bình theo ngày (tấn/ ngày ) ở từng xã
trên địa bàn huyện
+ Đề xuất được các biện pháp quản lý rác thải để đạt được hiệu quả tốt nhất.

1.2.3.Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa thực tiễn:
Đề xuất những biện pháp khả thi với mục đích lượng rác thải thu gom và xử lý.
Đánh giá được lượng rác thải phát sinh và tình hình quản lý chất thải rắn của
huyện Hương Sơn.
* Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục vụ cho
công tác sau này.
Vận dụng và phát sinh được những kiến thức đã học.
1.2.4 Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: RTSH: nghiên cứu về hiện trạng rác thải sinh hoạt trên
địa bàn huyện Hương Sơn (nguồn phát sinh, thành phần, khối lượng rác) và hiện trạng
quản lý rác thải tại đây.
- Phạm vi nghiên cứu: huyện Hương Sơn – Hà Tĩnh

4


- Phương pháp nghiên cứu:
+ Thu thập, tổng hợp tài liệu có liên quan như: điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
của địa phương; hiện trạng rác thải sinh hoạt, công tác thu gom, vận chuyển thông qua
các cơ quan của huyện Hương Sơn.
+ Các số liệu thu thập tại phòng TNMT huyện.
+ Tìm hiểu qua sách báo, mạng internet…
+ Phương pháp khảo sát thực địa để thấy được tình hình chung về rác thải trên
địa bàn. Qua đó có thể ghi lại được một số hình ảnh thực phản ánh về hiện trạng rác
thải sinh hoạt hiện nay trên địa bàn huyện.
+ Phỏng vấn bằng phiếu điều tra nhằm thu thập ý kiến của các hộ gia đình về
tình hình quản lý rác thải sinh hoạt tại địa phương.
+ Xử lý số liệu bằng excel.


5


CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận của chuyên đề:
2.1.1. Các khái niệm liên quan tới chuyên đề:
2.1.1.1 Khái niệm rác thải
Rác thải là những vật chất ở dạng rắn do các hoạt động của con người và động
vật tạo ra. Những “sản phẩm” này thường ít được sử dụng hoặc ít có ít, do đó nó là
“sản phẩm” ngoài ý muốn của con người. Rác thải có thể ở dạng thành phẩm, được tạo
ra trong hầu hết các giai đoạn sản xuất và trong tiêu dùng.
2.1.1.2 Rác thải sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt là những chất thải có liên quan đến các hoạt động của con
người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung
tâm dịch vụ, thương mại. Rác thải sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ,
thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử
dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà, lông vịt, vải, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ
rau quả v.v…
2.1.1.3 Quản lý chất thải
Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử
dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải.
2.1.1.4 Quản lý môi trường
Quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội, có tác động
điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ
năng điều phối thông tin đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con người,
xuất phát từ quan điểm định hướng, hướng tới phát triển bền vững và sử dụng hợp lý
tài nguyên.
Bản chất của việc quản lý môi trường là hạn chế hành vi vô ý thức hoặc có ý
thức của con người trong quá trình sống , sản xuất - kinh doanh gây tác động đến môi

trường chủ yếu (các hành vi có tác động xấu đến môi trường ) để tạo ra được môi
trường ổn định, luôn ở trạng thái cân bằng.

6


Các hành vi vô ý thức là các hoạt động do không nhận thức và không nắm bắt
được các quy luật của tự nhiên, xã hội và của bộ phận dị dưỡng trong hệ sinh thái (các
sinh vật lớn tiêu thụ - các sinh vật ăn sinh vật, mà chủ yếu là con người) gây ra. Chính
các hành vi vô ý thức này đã phá vỡ trạng thái nội cân bằng của môi trường hoặc đẩy
xa môi trường ra ngoài trạng thái nội cân bằng đó.
Các hành vi có ý thức là các hoạt động có chủ đích của con người vì lợi ích cá
nhân, cục bộ, nhất thời gây ra làm đảo lộn trạng thái nội cân bằng của hệ môi trường
(nguồn nước, nguồn ánh sáng, đất đai, thảm thực vật, chỉ số đa dạng của các loài, chỉ
số âm thanh, khí hậu, v.v…).
2.1.1.5 Khái niệm về chất thải rắn
Chất thải rắn (CTR) được hiểu là tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt động
của con người và động vật tồn tại ở dạng rắn, được thải bỏ khi không còn hữu dụng
hay khi không muốn dùng nữa. CTR ở quá trình sản xuất này có thể là nguyện liệu của
quá trình sản xuất tiếp theo. Chất thải không dùng được gọi là chất thải bỏ đi.
2.1.1.5.a Nguồn phát sinh chất thải rắn
Nguồn gốc, thành phần, tính chất cũng như tốc độ phát sinh của chất thải rắn là
cơ sở quan trọng trong thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý và đề xuất các chương trình
quản lý chất thải rắn thích hợp có nhiều cách phân loại nguồn gốc phát sinh chất thải
rắn khác nhau nhưng phân loại theo cách thông thường nhất là:
- Khu dân cư
- Khu thương mại (nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ…)
- Cơ quan, công sở (trường học, trung tâm và viện nghiên cứu, bệnh viện…)
- Khu xây dựng và phá hủy các công trình xây dựng
- Khu công cộng (nhà ga, bến tàu, sân bay, công viên, khu vui chơi, đường phố…)

- Nhà máy xử lý chất thải
- Công nghiệp

7


- Nông nghiệp

Nhà dân, khu
dân cư.

Cơ quan
trường học

Nơi vui chơi,
giải trí

Chợ, bến xe,
nhà ga

Rác thải

Bệnh viện, cơ
sở y tế

Giao thông,
xây dựng

Chính quyền
địa phương


Khu công
nghiệp, nhà
máy, xí nghiệp

Hình 2.2 Sơ đồ nguồn phát sinh chất thải
Chất thải đô thị có thể xem như chất thải công cộng, ngoại trừ các chất thải từ quá
trình chế biến tại các khu công nghiệp và chất thải nông nghiệp.
Chất thải rắn phát sinh từ những nguồn gốc khác nhau, căn cứ vào đặc điểm chất
thải có thể phân chia thành 3 nhóm lớn: chất thải đô thị, chất thải công nghiệp và chất
thải nguy hại. Nguồn thải của rác thải đô thị rất khó quản lý tại các nơi đất trống, bởi vì
tại các vị trí này sự phát sinh các nguồn chất thải là một quá trình phân tán.

8


Bảng 2.1: Loại chất thải rắn theo các nguồn phát sinh khác nhau
Nguồn phát sinh
Hộ gia đình

Loại chất thải
Rác thực phẩm, giấy, carton, nhựa, túi nylon, vải, da, rác vườn,
gỗ, thủy tinh, lon thiếc, nhôm, kim loại, tro, lá cây, chất thải

Khu thương mại

đặc biệt như pin, dầu nhớt xe, lốp xe, ruột xe, sơn thừa, …
Giấy, carton, nhựa, túi nylon, gỗ, rác thực phẩm, thủy tinh, kin
loại, chất thải đặc biệt như vật dụng gia đình hư hỏng ( kệ
sách, đèn, tủ, …), đồ điện tử hư hỏng ( máy radio, tivi, …), tủ


Công sở

lạnh, máy giặt hỏng, pin, dầu nhớt xe, săm lốp, sơn thừa, …
Giấy, carton, nhựa, túi nylon, gỗ, rác thực phẩm, thủy tinh,
kim loại, chất thải đặc biệt như kệ sách, đèn, tủ hỏng, pin, dầu

nhớt xe, săm lốp, sơn thừa, …
Xây dựng
Gỗ thép, pê tông, đất, cát,…
Khu công cộng
Giấy, túi nylon, lá cây,…
Trạm xử lý nước Bùn, tro, …
thải
Công nghiệp

Chất thải do quá trình chế biến công nghiệp, phế liệu,

Nông nghiệp

và các rác thải sinh hoạt
Thực phẩm bị thối rửa, sản phẩm nông nghiệp thừa, rác, chất
độc hại.
(Nguồn: Nguyễn Hữu Phước, Quản lý, xử lý CTR)

2.1.1.5.b Thành phần chất thải rắn
Thành phần của chất thải rắn biểu hiện sự đóng góp và phân phối của các phần
riêng biệt mà từ đó tạo nên dòng chất thải, thông thường được tính bằng phần trăm
khối lượng. giá và lựa chọn những thiết bị thich hợp để xử lý, các quá trình xử lý cũng
như việc hoạch định các hệ thống, chương trình và kế hoạch quản lý chất thải rắn.


9


Bảng 2.2: Nguồn gốc các loại chất thải.
Nguồn phát sinh
Khu dân cư

Nơi phát sinh
Hộ gia đình, biệt thự, chung cư.

Các dạng chất rắn
Thực phẩm dư thừa, giấy,
can nhựa, thủy tinh, can

Khu thương mại

thiếc, nhôm.
Nhà kho, nhà hàng, chợ, khách Giấy, nhựa, thực phẩm
sạn, nhà trọ, các trạm sữa chữa thừa, thủy tinh, kim loại,

Cơ quan, công sở

và dịch vụ.
Trường
học,

bệnh

chất thải nguy hại.

viện, Giấy, nhựa, thực phẩm

văn phòng, công sở nhà nước.
Công trình xây dựng Khu
và phá huỷ

nhà xây

dựng

thừa, thủy tinh, kim loại,

chất thải nguy hại.
mới, Gạch,
bê tông,

thép,

sửa chữa nâng cấp mở rộng gỗ, thạch cao, bụi…
đường phố, cao ốc, san nền xây

Khu công cộng

dựng.
Đường phố, công viên, khu vui Rác
chơi giải trí, bãi tắm.

vườn,

cành


cây

cắt tỉa, chất thải chung
tại các khu vui chơi, giải

trí.
Nhà máy xử lý chất Nhà máy xử lý nước cấp, nước Bùn, tro
thải đô thị

thải và các quá trình xử lý chất

Công nghiệp

thải công nghiệp khác.
Công
nghiệp xây
chế

dựng, Chất thải do quá trình

tạo, công nghiệp nặng, chế biến

nhẹ, lọc dầu, hoá chất, nhiệt phế liệu,
Nông nghiệp

điện.
Đồng

cỏ, đồng


công nghiệp,


các

rác

thải sinh hoạt
ruộng, Thực phẩm bị thối rửa, sản

vườn cây ăn quả, nông trại.
phẩm nông nghiệp thừa…..
(Nguồn: Nguyễn Hữu Phước, Quản lý, xử lý CTR)
2.1.2. Cơ sở pháp lý:
Được dựa trên các nghị định, chỉ thị, luật như sau:

10


Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý CTR.
Nghị định số 41/NĐ-TW ngày 15/11/2004 của bộ máy chính trị về BVMT trong
thời kỳ CNH-HĐH đất nước.
Luật BVMT năm 2005 ngày 29/11/2005.
Chỉ thị số 199-CT/TTg ngày 03/4/1997 của Thủ tướng Chính phủ về những
biện pháp cấp bách trong công tác quản lý CTRĐT và KCN.
Chỉ thị số 32-CT/TU ngày 25/5/2005 của tỉnh uỷ Lào Cai về việc triển khai
thực hiện nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về BVMT trong

thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước.
Thông tư liên tịch số 1590/1997/TTLT-BXD ngày 17/10/1997 hướng dẫn thi
hành chỉ thị số 199/1997/TTg ngày 03/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ về những biện
pháp cấp bách trong công tác quản lý CTRĐT và KCN.
Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ về
phê duyệt chiến lược quản lý CTR ở các đô thị và KCN Việt Nam đến năm 2020.
2.1.2a. Cơ sở khoa học công nghệ:
Vấn đề môi trường thông thường khá phức tạp, liên quan đến nhiều nghành
khoa học tự nhiên và xã hội nên không thể giải quyết bằng một nghành khoa học nào
đó, do vậy, QLMT với tư cách là một lĩnh vực khoa học ứng dụng có chức năng phân
tích, đánh giá và áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, quản lý xã hội để giải
quyết tổng thể các vấn đề môi trường do phát triển đặt ra.
Sự phát triển công nghệ môi trường trong lĩnh vực xử lý chất thải (rắn, lỏng,
khí) đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tiềm lực về khoa học công nghệ ngày nay cho
phép xử lý lượng lớn rác thải phát sinh từ hoạt động sản xuất.
Sự phát triển nhanh chóng từ kỹ thuật máy móc xử lý, đo đạc và các thông tin
dự báo môi trường như: GIS, mô hình hoá quy hoạch, kiểm toán môi trường cho thấy
rằng ngày nay QLMT là một trong những nghành khoa học môi trường có chức năng
quản lý tổng hợp các hoạt động phát triển đảm bảo duy trì chất lượng môi trường xanh
- sạch - đẹp.

11


2.1.2.b: Cơ sở kinh tế:
Cơ sở kinh tế của QLMT được hình thành trong bối cảnh của nền kinh tế thị
trường, các hoạt động có ảnh hưởng đến môi trường được điều tiết thông qua các công
cụ kinh tế. vì vậy, chúng ta cần phải điều khiển các hoạt động sản xuất qua các công cụ
kinh tế trong QLMT.
Các công cụ BVMT và quản lý TNTN.

Quyền sở hữu: quyền sở hữu và quyền sử dụng.
Quyền tư pháp: Thuế ÔNMT, thuế sản phẩm, thuế đầu ra, thuế xuất nhập khẩu,
thuế sử dụng đất…
Tạo ra thị trường: Giấy phép thải thương mại, cota phát triển thương mại.
Hệ thống phí: Phí ô nhiễm, phí sử dụng.
2.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Hương Sơn.
2.2.1 Điều kiện tự nhiên
2.2.1.a Về vị trí địa lý
Hương Sơn là huyện trung du nằm ở phía Đông dãy Trường Sơn, có địa hình
hẹp, dốc nghiêng dần từ Tây sang Đông, đồi núi chiếm 80% tổng diện tích tự nhiên.
Huyện có diện tích là 110.414,78 ha. Với 32 đơn vị hành chính, trong đó có 2 thị trấn
và 30 xã.
Phía Đông giáp huyện Đức Thọ.
Phía Tây giáp với tỉnh Bô-li-khăm-xay của Lào.
Phía Nam giáp huyện Vũ Quang .
Phía Bắc giáp huyện Thanh Chương và Nam Đàn (tỉnh Nghệ An).
2.2.1.b Đặc điểm khí hậu
Hương Sơn cũng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung
bình hàng năm là 200C – 300C, nóng nhất vào các tháng 5,6,7,8 và lạnh nhất vào các
tháng 12, 1, 2. Lượng mưa trung bình là 2.500 mm.

12


2.2.1.c Đặc điểm thổ nhưỡng
Huyện Hương Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên là 110.414,78 ha với 9 loại đất
chính (theo phân hạng đất phục vụ sản xuất nông nghiệp). Cơ cấu từng loại đất như sau:
- Đất nông nghiệp: 66.248 ha chiếm 60 %.
- Đất phi nông nghiệp: 27.604 ha chiếm 25 %.
- Đất chưa sử dụng: 1.657 chiếm 15 %.

- Theo thống kê cuối năm 2010 có 119.240 người.
- Bình quân diện tích đất tự nhiên:1.083 m 2/người, trong đó đất nông nghiệp: 707
m2/người.
Trong các loại đất thì nhóm đất phù sa chiếm 32,8% tổng diện tích đất tự nhiên,
được phân bố ở hầu hết các xã trong huyện. Đặc tính đất giàu chất dinh dưỡng, chất
đạm phù hợp với diện tích cây lúa và hoa màu.
Nhóm đất bạc màu là loại đất có diện tích lớn nhất, khoảng 7.637 ha được phân
bố hầu hết ở các xã giữa huyện và các xã phía Tây. Đất này được hình thành trên mẫu
phù sa cổ ở địa hình cao, thoát nước. Đặc điểm của loại đất này là có phản ứng chua,
đặc tính tơi xốp, giàu kali và thoát nước tốt, chủ yếu nằm trên chân đất vàng nên phù
hợp với các loại cây khoai lang, khoai tây, khoai sọ…Tại những chân đất chủ động
nước đã được nhân dân khai thác trồng lúa, màu…
Bảng 2.3: Diện tích và cơ cấu các loại đất
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Loại đất
Tổng diện tích tự nhiên
Đất phù sa bồi hàng năm
Đất phù sa không bồi

Đất phù sa không bồi có tầng loang lổ
Đất phù sa úng nước
Đất phù sa xám bạc
Đất vàng nhạt trên đá cát
Đất nâu vàng trên phù sa cổ
Đất đỏ vàng do biến đổi trồng lúa
Đất xói mòn
Đất không điều tra

Diện tích
110.414,78
2.462
3.555
28.155
49.929
7.589.3
713
211
25
1.023
1.916,48

Cơ cấu (%)
100,00
2,23
3,22
25,55
44,55
4,16
1,23

0,13
5,97
11,17
1,18

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát trển kinh tế xã hội huyện Hương Sơn giai đoạn 2005 – 2010).

13


Nhóm phù sa úng nước chủ yếu là các loại ao hồ nằm rải rác trên địa bàn huyện.
Một số diện tích được tận dụng để cấy lúa nước, phần diện tích còn lại để nuôi trồng
thủy sản, chủ yếu là thả cá, baba, ếch…
Đất xói mòn trơ sỏi đá trên đồi núi thấp có độ dốc lớn, thảm che phủ ít nên bị xói
mòn, rửa trôi trong mùa mưa. Hiện nay, trên loại đất này, một số xã đã đưa vào sử
dụng trồng rừng để tái tạo lại thảm thực vật, phần diện tích còn lại để trống, không sử
dụng được.
Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng diện tích
toàn huyện phân bố rải rác ở các xã vùng đồi. Loại đất này có thành phần cơ giới từ
thịt nhẹ đến trung bình, mùn nghèo, đạm tổng số nghèo đến trung bình, kali trung
bình. Hiện nay, người dân trong huyện thường trồng hai vụ lúa và một vụ mùa trên loại
đất này.
Nhìn chung tài nguyên đất ở Hương Sơn rất đa dạng, thích nghi nhiều loại cây
trồng như lúa, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, lâm nghiệp. Tuy nhiên, lượng
kali, lân, khoáng ở một số diện tích còn nghèo, vì vậy cần phải có biện pháp cải tạo,
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng cường đầu tư theo chiều sâu, đem lại hiệu quả kinh
tế cao hơn.
2.2.1.d Đặc điểm thủy văn
Huyện Hương Sơn có hệ thống sông, suối khá dày đặc, nhưng nhìn
chung là chiều dài của các con suối ngắn, lưu lượng nhỏ, suối có dốc và tốc độ

dòng chảy lớn, chủ yếu về mùa mưa lũ. Mật độ sông suối phân bố tương đối
đồng đều khắp trên địa bàn với mật độ trung bình là 1,1 km 2, thậm chí có nơi
đạt 2,2km/km2.
Các con sông đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn nơi có địa hình hiểm trở,
cây cối rậm rạp. Do đặc điểm địa hình nên sông suối thường chảy ngoằn ngèo,
khúc khuỷu, độ dốc tương đối lớn. Trong đó, sông Ngàn phố là một trong
những dòng sông có lưu lượng lớn nhất của hệ thống sông Cả. Tổng lượng
nước bình quân nhiều năm tính tới cửa sông là 6,15km 3, ứng với lưu lượng
trung bình năm 195m3/s.
2.2 .1.e Tài nguyên rừng

14


Hương Sơn có diện tích rừng tự nhiên tương đối lớn. Hiện nay, toàn huyện có
hơn 4.618,4 ha đất rừng gồm: 4.304,85ha diện tích rừng sản xuất và 314,4 ha diện tích
rưng đặc dụng. Diện tích rừng hàng năm không ngừng nhân rộng và phát triển, phòng
trào trồng cây phủ xanh đồi núi trọc được đẩy mạnh. Diện tích rừng trồng sinh trưởng
và phát triển tốt, vì vậy diện tích đất trống đồi trọc đã giảm dần. Việc sử dụng đất trên
địa bàn huyện tiết kiệm và hợp lý hơn.
2.2.1.f Tài nguyên khoáng sản
Hương Sơn là huyện có trữ lượng khoáng sản tương đối lớn như sắt (sơn trường) đất
sét (sơn bình) đá (sơn thủy,sơn giang…)….. Ngoài ra, huyện có Sông Ngàn Phố chảy
qua đã cung cấp một phần lượng cát, sỏi làm nguyên liệu cho xây dựng nhà cửa và các
công trình khác.
2.2.1.g Tài nguyên khác
Huyện Hương Sơn có 18 di tích lịch sử văn hóa Hương Sơn cũng là quê hương của rất
nhiều danh nhân nỗi tiếng như Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác, Nguyễn Tuấn
Thiện , danh tướng Cao Thắng. Và nơi đây cũng có khu nghỉ mát Nước Sốt ở xã Sơn
Kim, Sài Phố……với các lễ hội như : Hội chợ Tết (chợ Trâu và chợ Bò) ở chợ Bè

(làng Thịnh Xá- tổng Yên Ấp nay là xã Sơn Hòa) và ở chợ Choi (nay thuộc xã Sơn
Hà) vào ngày 19,20 tháng 12.
Nếu được đầu tư, kiến tạo đúng hướng thì huyện sẽ trở thành điểm tham quan du
lịch hấp dẫn thu hút khách trong và ngoài tỉnh đến tìm hiểu nét văn hóa nơi đây…Từ
đó có thế giải quyết một phần nhu cầu việc làm và tăng thu nhập cho người dân trong
huyện trong những năm tới.
2.2.2 Điều kiện Kinh tế - Xã hội
Với vị trí tương đối thuận lợi trong giao lưu và phát triển kinh tế - xã hội. Là nơi
giao thoa của 2 nền văn hóa của Việt Nam với nước bạn Lào đã tạo điều kiện cho
huyện phát triển nền văn hóa cũng như về kinh tế. Mặt khác tiềm năng về tài nguyên
thiên nhiên, nguồn nhân lực rất lớn, thuận tiện cho việc phát triển các khu công nghiệp
của tỉnh, cụm công nghiệp của huyện. Trong 5 năm qua tốc độ tăng trưởng bình quân
của huyện đạt ở mức cao, cơ cấu kinh tế được xác định và đầu tư có trọng điểm, cơ sở
vật chất kỹ thuật đầu tư, tình hình an ninh chính trị ổn định. Đây là những nhân tố tích
cực tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

15


2.2.2.a Về dân số và lao động:
Tổng số dân trên địa bàn huyện là 119.240 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là
1,17 %, thấp hơn so với mức chung toàn tỉnh. Tỷ lệ tăng tự nhiên của tỉnh là 1,18%,
Hiện nay huyện Hương Sơn có 80.060 lao động, chiếm 67,14% tổng số dân toàn
huyện. Trong đó lao động nữ là 43.162 người, lao động nam là 36.898 người. Số lao
động nam và nữ tương đối cân bằng nên phù hợp cho việc phân bổ lao động. Nhìn
chung nguồn lao động trên địa bàn huyện tương đối dồi dào, cân đối, nhạy bén với tiến
bộ khoa học kỹ thuật, thị trường là một trong những điều kiện quan trọng để huyện
phát triển toàn diện nền kinh tế - xã hội một cách thuận lợi.
2.2.2.b Về hiện trạng công nghiệp:
Là một huyện miền núi nên việc phát triển về cây ăn quả và chè, cây công nghệp lâu

năm…rất có triển vọng. Hiện nay,ở trên địa bàn huyện cũng đã có các dự án nhân
giống và phát triển cây cam Bù. Ở xã Sơn Kim 1 đang xây dựng khu công nghiệp Đại
Kim về lắp ráp các thiết bị điện tử ,xe đạp điện , xe máy…
Vì Vậy, trong tương lai, huyện phải chuyển một phần lớn diện tích đất từ sản xuất
nông nghiệp sang xây dựng các khu, cụm công nghiệp và mục đích sử dụng công cộng
khác nên diện tích bình quân đất nông nghiệp trên đầu người có xu hướng giảm. Mặt
khác, dân số và nguồn lao động ngày càng tăng nên việc đào tạo nguồn nhân lực để có
sự di chuyển lao động nông nghiệp sang các nghành khác đòi hỏi cấp bách.
2.2.2.c Về nông nghiệp:
Nông nghiệp vốn được coi là thế mạnh của huyện trong nhiều năm nay với nhiều
kết quả thu được đáng khích lệ. Cùng với việc xây dựng được một số vùng sản xuất
chuyên canh về cây công nghiệp, cây thực phẩm và cây lương thực, các xã trong
huyện đã xây dựng được 65 cánh đồng cho thu nhập từ 50 triệu đồng/ha/năm trở lên,
với tổng diện tích gần 400 ha. Phần lớn nông dân ở các xã đã được tiếp cận với
phương thức canh tác mới, phát triển lúa hàng hóa, thâm canh cây công nghiệp, khoai
tây sạch bệnh, từng bước xây dựng vùng rau an toàn và rau chế biến. Toàn huyện hiện
cũng đã phát triển về nghề chăn nuôi như nuôi bò,lợn, gà và đặc biệt là nuôi
hươu.Hươu đang được xem là con có tiềm năng phát triển nhất ở trên địa bàn, với số

16


lượng không hề nhỏ hơn 19000 con. Cơ sở hạ tầng nông thôn tương đối phát triển,
giao thông thuận lợi, người dân trong huyện dễ dàng vận chuyển, trao đổi hàng hóa.
Tuy vậy sản xuất nông nghiệp của huyện vẫn chưa thoát khỏi tình trạng manh
mún, nhỏ lẻ, năng suất cây trồng, vật nuôi, năng suất lao động chưa cao. Tỷ lệ hộ
nghèo của huyện còn cao. Mặt khác diện tích đất nông nghiệp đang giảm dần nhường
chỗ cho việc xây dựng phát triển các khu, cụm công nghiệp và phát triển vào mục đích
phi nông nghiệp khác dẫn đến nông sản hàng hóa đáp ứng nhu cầu cho xã hội và nhân
dân trong huyện đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Việc rà soát, điều chỉnh lại

quỹ đất bố trí sản xuất nông nghiệp để phát triển nông nghiệp một cách toàn diện, hình
thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp chế biến cần được
chú trọng phát triển. Việc áp dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp còn chậm,
nhất là công nghệ sau thu hoạch. Vệ sinh thực phẩm chưa được đảm bảo, môi trường
ngày càng bị ô nhiễm, phế thải sinh hoạt sản xuất chưa được xử lý tốt…
Với những yếu tố trên có thể khẳng định Hương Sơn là một huyện có nhiều
thuận lợi về phát triển kinh tế - xã hội, đa dạng hóa các nghành nghề như công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ…Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất
nước hiện nay.
2.3. Tác động của chất thải rắn đến môi trường
2.3.1 Tác động đến môi trường đất
+ Rác thải sinh hoạt nằm rải rác khắp nơi không được thu gom đều được lưu giữ lại
trong đất, một số loại chất thải khó phân hủy như túi nilon, vỏ lon, hydrocacbon…
nằm lại trong đất làm ảnh hưởng tới môi trường đất: thay đổi cơ cấu đât, đất trở nên
khô cằn, các vi sinh vật trong đất có thể bị chết.
+ Nhiều loại chất thải như xỉ than, vôi vữa… đổ xuống đất làm cho đất bị đóng cứng,
khả năng thấm nước, hút nước kém, đất bị thoái hóa.
2.3.2 Tác động đến môi trường nước
+ Lượng rác thải rơi vãi nhiều, ứ đọng lâu ngày, khi gặp mưa rác rơi vãi sẽ theo dòng
nước chảy, các chất độc hòa tan trong nước, qua cống rãnh, ra ao hồ, sông ngòi, gây ô
nhiễm nguồn nước mặt tiếp nhận.

17


+ Rác thải không thu gom hết ứ đọng trong các ao, hồ là nguyên nhân gây mất vệ sinh
và ô nhiễm các thủy vực. Khi các thủy vực bị ô nhiễm hoặc chứa nhiều rác thì có nguy
cơ ảnh hưởng đến các loài thủy sinh vật, do hàm lượng oxy hòa tan trong nước giảm,
khả năng nhận ánh sáng của các tầng nước cũng giảm, dẫn đến ảnh hưởng tới khả năng
quang hợp của thực vật thủy sinh và làm giảm sinh khối của các thủy vực.;

+ Ở các bãi chôn lấp rác chất ô nhiễm trong nước rác là tác nhân gây ô nhiễm nguồn
nước ngầm trong khu vực và các nguồn nước ao hồ, sông suối lân cận. Tại các bãi rác,
nếu không tạo được lớp phủ bảo đảm hạn chế tối đa nước mưa thấm qua thì cũng có
thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
2.3.3 Tác động đến môi trường không khí
+ Tại các trạm, bãi trung chuyển rác xen kẽ khu vực dân cư là nguồn gây ô nhiễm môi
trường không khí do mùi hôi từ rác, bụi cuốn lên khi xúc rác, bụi khói, tiếng ồn và các
khí thải độc hại từ các xe thu gom, vận chuyển rác.
+ Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn vấn đề ảnh hưởng đến môi trường khí là mùi hôi
thối, mùi khí metan, các khí độc hại từ các chất thải nguy hại.
2.3.4 Tác động đến cảnh quan và sức khỏe cộng đồng
- Rác thải sinh hoạt nếu không được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý, thu gom
không hết, vận chuyển rơi vãi dọc đường, tồn tại các bãi rác nhỏ lộ thiên… đều là
những hình ảnh gây mất vệ sinh môi trường và làm ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan đường
phố, thôn xóm.
- Một nguyên nhân nữa là do ý thức của người dân chưa cao. Tình trạng người dân đổ
rác bừa bãi ra lòng lề đường và mương rãnh vẫn còn rất phổ biến, đặc biệt là ở khu vực
nông thôn nơi mà công tác quản lý và thu gom vẫn chưa được tiến hành chặt chẽ.
- Tác hại của rác thải lên sức khỏe con người thông qua ảnh hưởng của chúng lên các
thành phần môi trường. Môi trường bị ô nhiễm tất yếu sẽ tác động đến sức khỏe con
người thông qua chuỗi thức ăn.
- Tại các bãi rác, nếu không áp dụng các kỹ thuật chôn lấp và xử lý thích hợp, cứ đổ
dồn rồi san ủi, chôn lấp thông thường, không có lớp lót, lớp phủ thì bãi rác trở thành
nơi phát sinh ruồi, muỗi, là mầm mống lan truyền dịch bệnh, chưa kể đến chất thải độc

18


hại tại các bãi rác có nguy cơ gây các bệnh hiểm nghèo đối với cơ thể người khi tiếp
xúc, đe dọa đến sức khỏe cộng đồng xung quanh.

- Rác thải còn tồn đọng ở các khu vực, ở các bãi rác không hợp vệ sinh là nguyên nhân
dẫn đến phát sinh các ổ dịch bệnh, là nguy cơ đe dọa đến sức khỏe con người. Theo
nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới (WHO), tỷ lệ người mắc bệnh ung thư ở các khu
vực gần bãi chôn lấp rác thải chiếm tới 15,25 % dân số. Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh ngoại
khoa, bệnh viêm nhiễm ở phụ nữ do nguồn nước ô nhiễm chiếm tới 25 %.
2.4 Khái quát về hiện trạng hệ thống quản lý chất thải rắn
CTR xuất hiện từ khi con người có mặt trên trái đất. Con người đã khai thác và
sử dụng các nguồn tài nguyên trên trái đất để phụq1c vụ cho đời sống của mình, đồng
thời thải ra CTR. Khi đó, sự thải bỏ các chất từ hoạt động của con người không gây ra
các vấn đề ô nhiễm môi trường trầm trọng do số lượng dân cư còn thấp. Đồng thời,
diện tích đất tự nhiên còn rộng lớn, nên có khả năng đồng hóa CTR tốt, do đó không
gây tổn hại đến môi trường.
Khi xã hội phát triển, con người sống tập hợp thành các nhóm, bộ lạc, cụm dân
cư thì sự tích lũy CTR trở thành một trong những vấn đề nghiêm trọng đối với cuộc
sống của con người. Thực phẩm thừa và các loại chất thải khác bị thải bỏ bừa bãi khắp
nơi trong các thị trấn, trên các đường phố, trục lộ giao thông, các khu đất trống, … đã
tạo môi trường thuận lợi cho sự sinh sản và phát triển của các loài gặm nhấm như
chuột…
Các loại gặm nhấm là điểm tựa cho các sinh vật ký sinh, như bọ chét sinh sống
và phát triển. Chúng là nguyên nhân gây nên bệnh dịch hạch. Do không có kế hoạch
quản lý nên các mầm bệnh phát sinh từ CTR đã lan truyền trầm trọng ở Châu Âu vào
giữa thế kỷ 14.
Mãi đến thế kỷ 19, việc kiểm soát dịch bệnh nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng
mới được quan tâm. Người ta nhận thấy rằng CTR, như thực phẩm thừa… phải được
thu gom và tiêu hủy hợp vệ sinh thì mới có thể kiểm soát các loài côn trùng gây bệnh.
Mối quan hệ giữa sức khỏe cộng đồng cới việc lưu trữ, thu gom và vận chuyển
các chất thải không hợp lý đã thể hiện rõ ràng. Có nhiều bằng chứng cho thấy các bãi
rác không hợp vệ sinh, các căn nhà ổ chuột, các nơi chứa thực phẩm thừa… là môi

19



trường thuận lợi cho chuột, ruồi, muỗi và các vi sinh vật truyền bệnh sinh sản, phát
triển.
Thực tế cho thấy, việc quản lý CTR không hợp lý là một trong những nguyên
nhân chính gây ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí…). Ví dụ, các bãi rác không
hợp vệ sinh đã gây nhiễm bẩn các nguồn nước mặt, nước ngầm (nước rỉ rác) và gây ô
nhiễm không khí (mùi hôi). Kết quả nghiên cứu khoa học trên thế giới đã cho thấy, gần
22 căn bệnh của con người phát sinh do môi trường bị ô nhiễm, là kết quả của việc
quản lý CTR không hợp lý.
Các phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để xử lý CTR từ đầu thế kỷ 20 là:
+ Thải bỏ trên các khu đất trống.
+ Thải bỏ vào môi trường nước (sông, hồ, biển …).
+ Chôn lấp.
+ Giảm thiểu và đốt.
Hiện nay, hệ thống quản lý CTR không ngừng phát triển, đặc biệt là ở Mỹ và các
nước công nghiệp tiên tiến. Nhiều hệ thống quản lý CTR đạt hiệu quả cao nhờ sự kết
hợp đúng đắn giữa các thành phần sau đây:
+ Luật pháp và quy định quản lý CTR.
+ Hệ thống tổ chức quản lý.
+ Quy hoạch quản lý.
+ Công nghệ xử lý.
Sự hình thành các luật lệ và quy định về quản lý CTR ngay càng chặt chẽ đã góp
phần nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý CTR hiện nay.
Nguyên tắc chung của hệ thống quản lý tổng hợp CTR là ưu tiên các biện pháp
giảm thiểu tại nguồn, sau đó mới đến các biện pháp khác. Với việc ưu tiên giảm thiểu
tại nguồn, lợi nhuận thu được tăng lên trên từng tấn chất thải được giảm thiểu thông
qua việc giảm chi phí vận chuyển, giảm chi phí xử lý và giảm tác động xấu đến môi
trường.
Thứ bậc hành động ưu tiên trong quản lý tổng hợp CTR là:

+ Giảm thiểu tại nguồn
+ Tái chế

20


+ Chế biến chất thải: sản xuất phân bón, khí sinh học, đốt tận dụng nhiệt, tiêu hủy.
+ Chôn lấp hợp vệ sinh.
Hệ thống quản lý tổng hợp CTR bao gồm:cơ cấu chính sách, cơ cấu luật, cơ cấu
hành chính, giáo dục cộng đồng, cơ cấu kinh tế, hệ thống kỹ thuật, thị trường và tiếp
thị các sản phẩm tái chế, hệ thống thông tin chất thải.
Hệ thống quản lý CTR đô thị là thiết yếu, có vai trò kiểm soát các vấn đề liên
quan đến CTR bao gồm: 1) Sự phát sinh; 2) Thu gom, lưu trữ và phân loại tại nguồn;
3) Thu gom tập trung; 4) Trung chuyển và vận chuyển; 5) Phân loại, xử lý và chế biến;
6) Thải bỏ CTR, một cách hợp lý dựa trên các nguyên tắc cơ bản về bảo vệ sức khỏe
cộng đồng, kinh tế, kỹ thuật, bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan, các vấn đề môi trường và
dựa trên thái độ của cộng đồng.
Nguồn phát sinh chất thải

Phân loại, lưu trữ, tái sử dụng tại
nguồn
Thu gom tập trung
Phân loại, xử lý và tái chế CTR

Trung chuyển và vận chuyển

Thải bỏ
Hình 2.3: Mối liên hệ giữa các thành phần trong hệ thống quản lý CTR

Quản lý CTR đô thị liên quan đến các vấn đề như quản lý hành chính, tài chính,

luật lệ, quy hoạch và kỹ thuật. Để giải quyết vấn đề liên quan đến CTR, cần phải có sự
phối hợp hoàn chỉnh giữa các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, quy hoạch vùng – thành phố,
địa lý, sức khỏe cộng đồng, xã hội học, kỹ thuật, khoa học và các vấn đề khác.

21


×