Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

NGHIÊN cứu các GIẢI PHÁP bảo tồn và PHÁT TRIỂN GIỐNG dê cỏ tại HUYỆN HOA lư TỈNH NINH BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (809.51 KB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

NGÔ TÔN QUYỀN

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN
GIỐNG DÊ CỎ TẠI HUYỆN HOA LƯ TỈNH NINH BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI – 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

NGÔ TÔN QUYỀN

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN
GIỐNG DÊ CỎ TẠI HUYỆN HOA LƯ TỈNH NINH BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ

: 60.62.01.15

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN HỮU NGOAN

HÀ NỘI – 2013



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội
dung nghiên cứu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được công bố cho việc bảo vệ một luận văn nào. Tôi xin cam đoan những mục
trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng 10 năm 2013

Tác giả luận văn

Ngô Tôn Quyền

i


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm
giúp đỡ tận tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước tiên, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu trường
Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.Nguyễn Hữu
Ngoan đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi
thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn UBND huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
đã tạo điều kiện, giúp đỡ, cung cấp số liệu, tư liệu khách quan giúp tôi hoàn

thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp, người thân
đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong quá trình thực
hiện đề tài nghiên cứu.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Ngô Tôn Quyền

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................ii
MỤC LỤC...............................................................................................................iii
MỤC LỤC.............................................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...............................................................................iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG..............................................................................................................v
DANH MỤC SƠ ĐỒ.............................................................................................vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ...........................................................................................................vii
PHẦN I: MỞ ĐẦU.................................................................................................................1
1.1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài....................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung...............................................................................................2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể...............................................................................................3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................................3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................4
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN....................................................................5
2.1. Cơ sở lý luận............................................................................................................5
2.1.1. Khái niệm về bảo tồn và phát triển.................................................................5
2.1.2. Nguồn gốc và đặc điểm sinh học của Dê.......................................................8
2.1.3. Giống dê cỏ bản địa......................................................................................11
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu sinh sản của Dê cỏ..........................................13
2.1.4. Vai trò của bảo tồn và phát triển giống dê cỏ...............................................14
2.1.5.1. Những yếu tố tự nhiên...............................................................................15
2.2. Cơ sở thực tiễn.......................................................................................................18
2.2.1. Tình hình chăn nuôi dê và kinh nghiệm bảo tồn, phát triển giống dê ở một
số nước trên thế giới...............................................................................................18
Bảng 2.2. Số lượng dê trên thế giới và khu vực từ 2007 – 2010.............19
Bảng 2.3. Sản lượng thịt và sữa dê trên thế giới năm 2007 – 2010........20
PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................29
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu..................................................................................29
3.1.1 Điều kiện tự nhiên.........................................................................................29
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội................................................................................32
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu.............................................................37
3.2.3 Phương pháp tính toán và tổng hợp số liệu...................................................38
3.2.4 Phương pháp phân tích..................................................................................39
3.2.5 Phương pháp ma trận SWOT........................................................................39
3.2.6 Phương pháp chuyên gia, tham khảo............................................................40
3.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu............................................................................41
..............................................................................................................................................41


iii


PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...................................................42
4.1. Thực trạng chăn nuôi dê cỏ ở huyện Hoa Lư.........................................................42
4.1.1. Tình hình chung về chăn nuôi dê cỏ của huyện...........................................42
Bảng 4.1. Số lượng đàn dê cỏ bản địa của các xã, thị trấn huyện Hoa Lư
...............................................................................................................42
(Nguồn: số liệu thống kê huyện Hoa Lư)...............................................42
Bảng 4.2 Hình thức chăn thả và cơ cấu giống Dê cỏ năm 2012.............44
4.1.2. Tình hình chăn nuôi dê trong các hộ nông dân............................................46
Bảng 4.7 Giá trị kinh tế của chăn nuôi Dê cỏ bản địa trong tổng thu nhập
của hộ nông dân.....................................................................................52
4.2.3. Cơ hội và thách thức trong bảo tồn và phát triển dê cỏ ở huyện Hoa Lư.....60
Bảng 4.10 Phân tích SWOT trong bảo tồn và phát triển dê cỏ bản địa...62
4.3. Định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm bảo tồn và phát triển giống dê cỏ
bản địa...........................................................................................................................63
4.3.1 Định hướng bảo tồn và phát triển giống dê cỏ..............................................63
4.3.2 Giải pháp chủ yếu nhằm bảo tồn và phát triển giống dê cỏ bản địa..............65
4.3.2.4 Giải pháp về vốn.........................................................................................68
4.3.2.5 Giải pháp về kết cấu hạ tầng......................................................................69
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................74
Nếu có, đó là những trợ giúp gì ?.............................................................................80
Lĩnh vực trợ giúp....................................................................................81

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

iv



DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu sinh sản của Dê cỏ.........Error: Reference source not
found
Bảng 2.2. Số lượng dê trên thế giới và khu vực từ 2007 – 2010...............Error:
Reference source not found
Bảng 2.3. Sản lượng thịt và sữa dê trên thế giới năm 2007 – 2010...........Error:
Reference source not found
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện qua 3 năm 2010-2012.....Error:
Reference source not found
Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của huyện Hoa Lư qua 3 năm 20092011..............................................................Error: Reference source not found
Bảng 3.3 Tình hình sản xuất kinh doanh huyện Hoa Lư qua 3 năm 2010-2012..Error:
Reference source not found
Bảng 4.1. Số lượng đàn dê cỏ bản địa của các xã, thị trấn huyện Hoa Lư Error:
Reference source not found
Bảng 4.2 Hình thức chăn thả và cơ cấu giống Dê cỏ năm 2012................Error:
Reference source not found
Bảng 4.3. Tình hình chung về các hộ chăn nuôi dê năm 2012. Error: Reference
source not found
Bảng 4.4. Quy mô chăn nuôi dê cỏ của các hộ năm 2012........Error: Reference
source not found
Bảng 4.5. Chi phí cho chăn nuôi dê của nhóm hộ điều tra.......Error: Reference
source not found


v


Bảng 4.6. Kết quả và hiệu quả chăn nuôi dê của nhóm hộ khảo sát theo quy
mô hộ năm 2012...........................................Error: Reference source not found
Bảng 4.7 Giá trị kinh tế của chăn nuôi Dê cỏ bản địa trong tổng thu nhập của
hộ nông dân..................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.8. Những khó khăn trong công tác bảo tồn và phát triển dê cỏ.....Error:
Reference source not found
Bảng 4.9. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến bảo tồn và phát
triển giống dê cỏ...........................................Error: Reference source not found
Bảng 4.10. Phân tích SWOT trong bảo tồn và phát triển dê cỏ bản địa....Error:
Reference source not found

vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT

Tên sơ đồ

Trang

Sơ đồ 1: Kênh tiêu thụ thịt dê cỏ..................Error: Reference source not found
Sơ đồ 2: Vai trò của các bên tham gia bảo tồn giống dê cỏ......Error: Reference
source not found

vii



PHẦN I: MỞ ĐẦU

1.1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài
Tỉnh Ninh Bình nằm ở vị trí ranh giới ba khu vực địa lý: Tây Bắc, châu
thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ, giữa ba vùng kinh tế: vùng Hà Nội, vùng
duyên hải Bắc Bộ và vùng duyên hải miền Trung. Ninh Bình bao gồm cả ba
loại địa hình: vùng đồi núi bán sơn địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng
chiêm trũng chuyển tiếp. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Ninh Bình không
chỉ phát triển tốt về nông nghiệp, du lịch mà còn lợi thế về chăn nuôi, trong
đó nuôi dê trở thành thế mạnh, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ
nông dân.
Hoa Lư là huyện có nhiều diện tích đồi núi bán sơn địa, có nhiều cây
lùm bụi phát triển thích hợp cho việc chăn nuôi dê. Huyện Hoa Lư có nhiều
địa điểm du lịch và di tích lịch sử nổi tiếng, hàng năm thu hút hàng triệu lượt
khách đến thăm quan, cùng với đó là nhu cầu thưởng thức thịt dê cỏ cũng sẽ
ngày càng tăng cao.
Giống dê cỏ địa phương có đặc điểm là thành thục sớm, mắn đẻ, phàm
ăn, dễ nuôi, chống chịu bệnh tật và ngoại cảnh tốt, có khả năng thích nghi với
kiểu chăn thả trên đồi núi. Do dê cỏ địa phương chịu kham khổ, leo trèo giỏi
trên các quả núi hiểm trở, ăn được nhiều các loại cây lá quý, trong đó có các
loại cây là các vị thuốc nên thịt rất thơm ngon và hầu như không có lượng mỡ
thừa. Tuy nhiên, hạn chế của giống dê cỏ địa phương là khối lượng nhỏ và tỷ
lệ thịt xẻ thấp.
Hiện nay, tổng đàn dê trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng trên 22 nghìn
con. Tốc độ tăng trưởng bình quân từ 1,8 - 2%/năm. Trong đó, giống dê cỏ
được nuôi chủ yếu tại huyện Hoa Lư khoảng hơn 5 nghìn con...Song đến thời
điểm hiện nay, đàn dê cỏ trên địa bàn huyện đang giảm xuống do nhu cầu
1



cung cấp dê thịt cho các nhà hàng, khách sạn phục vụ khách du lịch đến thăm
quan tăng đột biến. Điều đó cho thấy, đàn dê địa phương mặc dù được đầu tư
phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng và chưa đáp ứng được nhu
cầu của thị trường. Bởi việc chăn nuôi từ trước đến nay đều do các hộ chăn
nuôi tự phát nuôi thả tự nhiên, tự cung tự cấp giống và tự tiêu thụ sản phẩm.
Vì vậy, người nuôi dê đã gặp không ít khó khăn, thách thức.
Trước hết là khó khăn về bãi chăn thả. Đàn dê muốn phát triển, chất
lượng thịt tốt phải được chăn thả tự nhiên ở những vùng đồi, núi rộng, có
nhiều cây cỏ làm thức ăn.Thế nhưng hiện nay, đồi núi tự nhiên để chăn thả dê
đã bị thu hẹp dần do diện tích đồi rừng đã được giao khoán cho các hộ dân
quản lý, một số đã được đưa vào phục vụ các khu du lịch sinh thái. Mặt khác,
vì điều kiện chăn thả khắc nghiệt như mưa nắng, bãi chăn thả xa nhà, thu
nhập thấp hơn so với làm những công việc khác, do vậy nhiều lao động không
thiết tha, hào hứng với nghề nuôi dê. Chính điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ
đến việc đầu tư phát triển quy mô đàn. Thông thường, mỗi hộ chỉ nuôi thả từ
15 - 20 con, những hộ nuôi từ 50 - 70 con rất ít.
Dựa trên tình hình thực tế hiện nay về chăn nuôi dê cỏ của địa phương,
những khó khăn, thách thức mà người nuôi dê gặp phải, với mục tiêu duy trì,
bảo tồn phát triển đàn dê cỏ, đảm bảo về số lượng đàn và chất lượng thịt, tận
dụng được tiềm năng, thế mạnh sẵn có của địa phương, chúng tôi lựa chọn
nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu các giải pháp bảo tồn và phát triển giống dê
cỏ tại huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình".
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu những đặc tính tốt và tính hiệu quả cảu chăn
nuôi dê cỏ, đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển giống dê cỏ tại
huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

2



1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo tồn và phát triển vật
nuôi nói chung và nói riêng đối với giống dê cỏ.
- Đánh giá thực trạng bảo tồn và phát triển giống dê cỏ (quy hoạch,
cộng đồng bảo tồn, hoạt động chăn nuôi, thị trường tiêu thụ...), phân tích các
yếu tố ảnh hưởng tới quá trình bảo tồn và phát triển giống dê cỏ bản địa tại
huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
- Đề ra định hướng và các giải pháp bảo tồn, phát triển giống dê cỏ bản
địa.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Chăn nuôi giống dê cỏ của hộ nông dân huyện Hoa Lư có những đặc
thù gì ?
- Thực trạng phát triển chăn nuôi giống dê cỏ ở Hoa Lư như thế nào
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến bảo tồn và phát triển giống dê cỏ tại
huyện Hoa Lư ?
- Công tác bảo tồn và phát triển giống dê cỏ ở huyện Hoa Lư nói riêng
và ở tỉnh Ninh Bình nói chung gặp những khó khăn, thách thức gì ?
- Làm thế nào để nâng cao hiệu quả của việc bảo tồn và phát triển
giống dê cỏ của hộ nông dân huyện Hoa Lư ?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo tồn và phát triển chăn nuôi
giống dê cỏ
Đối tượng khảo sát: các hộ dân, trang trại, doanh nghiệp và các tổ chức
tham gia vào quá trình chăn nuôi và tiêu thụ giống dê cỏ.
Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo tồn và phát triển giống dê cỏ huyện Hoa Lư

3



1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu các yếu tố về kinh tế-tổ chức như:
+ Thực trạng chăn nuôi, công tác quy hoạch, hình thành cộng đồng bảo
tồn, hoạt động tập huấn, cơ chế chính sách khuyến khích bảo tồn, chế biến và
tiêu thụ sản phẩm thịt dê cỏ bản địa.
+ Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác bảo tồn và phát triển giống dê cỏ
bản địa
+ Vai trò của Nhà nước, chính quyền địa phương, của doanh nghiệp và
của người dân trong công tác bảo tồn và phát triển giống dê cỏ bản địa.
- Phạm vi về không gian
Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh
Bình.
- Phạm vi về thời gian
Nguồn số liệu phục vụ đề tài nghiên cứu chủ yếu được tiến hành thu
thập từ năm 2006-2011, số liệu sơ cấp được thu thập trong 3 năm 2010-2012.

4


PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm về bảo tồn và phát triển
2.1.1.1. Khái niệm bảo tồn
Hiện nay, có nhiều quan niệm về bảo tồn, là cụm từ dùng để chỉ sự duy
trì những sản phẩm hữu hình hoặc vô hình có giá trị lịch sử, mang trong mình
yếu tố văn hóa sâu sắc. Theo từ điển tiếng Việt (1999), Nhà xuất bản Thanh
Hóa: “Bảo tồn là giữ lại không để cho mất đi”.

Theo định nghĩa của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) năm
1991: “Bảo tồn là sự quản lý, sử dụng của con người về sinh quyển nhằm thu
được lợi nhuận bền vững cho thế hệ hiện tại trong khi vẫn duy trì tiềm năng
để đáp ứng những yêu cầu và nguyện vọng của thế hệ tương lai”.
Khái niệm Bảo tồn sinh học (Biological Conservation) là biện pháp đặc
biệt để duy trì và bảo vệ động thực vật quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng.
Hiện có hai phương pháp bảo tồn sinh học đang được sử dụng là: Bảo tồn tại
chỗ (in-situ convervation) là khoanh vùng bảo tồn động thực vật tại nơi gốc
mà chúng sinh sống. Đây được coi là phương pháp ưu tiên và tốt nhất để bảo
tồn động thực vật quý hiếm; Bảo tồn chuyển vị (ex-situ convervation) là biện
pháp di chuyển động thực vật từ nơi nguyên gốc mà chúng đã và đang sống
đến nơi khác để gìn giữ bảo vệ, kể cả gìn giữ hay bảo quản toàn bộ hoặc một
phần động thực vật trong điều kiện đông lạnh (cryo-reservation) ở trong
phòng thí nghiệm. Biện pháp này được áp dụng khá phổ biến, đặc biệt trong
trường hợp nơi ở nguyên gốc của động thực vật bị thu hẹp hoặc bị đe dọa
khác cần phải di chuyển động thực vật để bảo vệ, nhân nuôi và thả lại tự
nhiên hoặc phục vụ nghiên cứu, đào tạo, du lịch…”

5


Bên cạnh đó Luật Đa dạng sinh học được Quốc Hội Nước cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008, quy định:
Bảo tồn đa dạng sinh học là việc bảo vệ sự phong phú hệ sinh thái của tự
nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại điện; bảo vệ môi trường sống, tự nhiên thường
xuyên theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự
nhiên: nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm, được
ưu tiên, bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền.
Bảo tồn tại chỗ là bảo tồn loài hoang dã trong môi trường sống tự nhiên
của chúng; bảo tồn loài cây trồng, vật nuôi đặc hữu, có giá trị trong môi

trường sống, nơi hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trưng của chúng.
Bảo tồn chuyển chỗ là bảo tồn loài hoang dã ngoài môi trường sống tự
nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của chúng; bảo tồn loài cây trồng, vật
nuôi đặc hữu, có giá trị ngoài môi trường sống, nơi hình thành và phát triển
các đặc điểm đặc trưng của chúng; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di
truyền trong các cơ sở khoa học và công nghệ hoặc cơ sở lưu giữ, bảo quản
nguồn gen và mẫu vật di truyền.
Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học là cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, cứu hộ,
nhân giống loài hoang dã, cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu có
giá trị: lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền phục vụ mục đích
bảo tồn và phát triển đa dang sinh học.
2.1.1.2. Khái niệm phát triển
Có nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển, mỗi định nghĩa phản ánh
một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau.
Theo Ngân hàng thế giới (WB): phát triển trước hết là sự tăng trưởng
về kinh tế, nó còn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên quan khác,
đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do
của con người (World Bank, 1992).

6


Theo MalcomGills – Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương:
phát triển bao gồm sự tăng trưởng và thay đổi cơ bản trong cơ cấu của nền
kinh tế , sự tăng lên của sản phẩm quốc dân do ngành công nghiệp tạo ra, sự
đô thị hoá, sự tham gia của các dân tộc của một quốc gia trong quá trình tạo ra
các thay đổi trên.
Theo tác giả Raaman Weitz: “Phát triển là một quá trình thay đổi liên
tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những
thành quả tăng trưởng trong xã hội”.

Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển, nhưng các ý kiến đều
cho rằng đó là phạm trù vật chất, phạm trù tinh thần, phạm trù về hệ thống giá
trị trong cuộc sống con người. Mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các
quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và quyền tự do công dân của
mọi người dân
2.1.1.3. Khái niệm phát triển bền vững
Khái niệm "phát triển bền vững" xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi
trường từ những năm đầu của thập niên 70 của thế kỷ 20. Năm 1987, trong
Báo cáo "Tương lai chung của chúng ta" của Hội đồng Thế giới về Môi
trường và Phát triển (WCED) của Liên hợp quốc, "phát triển bền vững" được
định nghĩa "là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng
không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau" [7].
Hội nghị thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở
Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992 đã đưa ra định nghĩa vắn tắt về phát triển
bền vững: “Phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ ngày nay mà không
làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”.
Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến
trình phát triển của xã hội loài người, vì vậy đã được các quốc gia trên thế
giới đồng thuận xây dựng thành Chương trình nghị sự cho từng thời kỳ phát

7


triển của lịch sử. Tại hội nghị thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát
triển được tổ chức năm 1992 ở Rio de Janeiro (Braxin), 179 nước tham gia
Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Rio de Janeiro về môi trường và phát triển
bao gồm 27 nguyên tắc cơ bản và Chương trình nghị sự 21 ss(Agenda 21) về
các giải pháp phát triển bền vững chung cho toàn thế giới trong thế kỷ 21. Hội
nghị khuyến nghị từng nước căn cứ vào điều kiện và đặc điểm cụ thể để xây
dựng Chương trình nghị sự 21 ở cấp quốc gia, cấp ngành và địa phương.

Mười năm sau, tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ
chức năm 2002 ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi), 166 nước tham gia Hội
nghị đã thông qua Bản Tuyên bố Johannesburg và Bản Kế hoạch thực hiện về
phát triển bền vững. Hội nghị đã khẳng định lại các nguyên tắc đã đề ra trước
đây và tiếp tục cam kết thực hiện đầy đủ Chương trình nghị sự 21 về phát
triển bền vững
Nhà nước ta đã đưa ra quan niệm chính thức về phát triển bền vững là
thỏa mãn nhu cầu vật chất, tinh thần, văn hóa cho thế hệ hiện tại và tương lai
của Việt Nam thông qua quản lý một cách khôn khéo tài nguyên thiên nhiên,
xây dựng và thực hiện các chính sách, kế hoạch hoạt động, cơ chế tổ chức
nhằm đảm bảo cho khả năng sử dụng các tài nguyên thiên nhiên được nhất thể
hóa và liên kết chặt chẽ với tất cả các khía cạnh cảu quá trình phát triển kinh
tế xã hội của đất nước.
2.1.2. Nguồn gốc và đặc điểm sinh học của Dê
2.1.2.1 Nguồn gốc của dê
Theo các nhà khảo cổ học, dê là một trong những con vật được thuần
hóa sớm nhất. Theo phân loại động vật thì dê thuộc lớp động vật có
vú (Mammalia), bộ móng chãn (Artiodactyla), bộ phụ nhai lại (Ruminantia),
họ sừng rỗng (Bovidae), họ phụ dê cừu (Capra rovanae), Đinh Văn Bình
(1994). Dê hoang (Capra hircus) trên thế giới được chia thành 3 nhóm: nhóm
Aegagrus, hai nhóm khác là Ibex và Falconeri. Aegragrus là tổ tiên của dê
8


ngày nay (Trần Đình Miên, 2000). Đã có trên 350 giống dê được ghi nhận và
cũng đã có nhiều nghiên cứu khác nhau về nguồn gốc dê nhà. Cũng giống như
các vật nuôi khác sau khi thuần hóa, đầu tiên dê được nuôi để lấy thịt, sau đó
được nuôi để lấy sữa.
Dê được con người nuôi cách đây hơn 2 vạn năm. Các nước Trung
Ðông, Ấn Độ nuôi sớm nhất rồi tới Ai Cập, sau đó tới các nước châu Âu, châu

Á, châu Phi. Hiện nay người ta cho rằng dê được thuần hóa từ 3 trung tâm.
Trung tâm cổ nhất là Cận Á, Ấn Độ, dê có sừng xoắn, hiện còn sống ở
Himalaya giống dê này có sừng xoắn hướng lên phía trên. Trung tâm Ðông
Nam Á là trung tâm mới nhất bắt đầu nuôi dê từ thời đồ đồng. Giống dê này sau
khi được thuần hóa thì được phổ biến rộng rãi ở châu Âu, châu Á và châu Phi.
2.1.2.2 Đặc điểm sinh học của dê
a. Đặc điểm về sinh trưởng, phát triển
Theo Sharma (1993), dê là loại gia súc có thể sống trong những điều
kiện khắc nghiệt và có khả năng thích nghi với nhiều vùng khí hậu khác nhau.
Chúng sống trong những vùng sa mạc khô cằn như sa mạc Thar, Sahel hoặc
những vùng có độ cao so với mặt biển 2.500m như vùng Hindu – Kush,
Himalaya nhiệt độ 0-530C) cho tới những vùng rừng rậm nhiệt đới có nhiệt
độ, độ ẩm cao và lượng mưa lớn (3.000-5.500mm/năm).
Dê có thể ăn nhiều loại cỏ, cây, củ, hạt, leo trèo giỏi, nhanh nhẹn dẻo
dai và linh hoạt hơn nhiều loại gia súc khác. Dê sinh sản nhanh và có khả
năng thích nghi được với những môi trường khắc nghiệt. Với sự khéo léo,
chúng có thể di chuyển trên những mỏm núi đá cao mà trâu, bò không thể tới
được. Dê ưa sống ở những nơi vùng núi đá cao, khô ráo, sạch sẽ, thức ăn
không dập nát. Khả năng tiêu hóa chất xơ của dê lên tới 64% và chúng có thể
ăn được nhiều loại thực vật khác nhau, trong đó có nhiều loại thực vật là cây
thuốc, cây nhiều chất Tanin nên tạo cho dê khả năng chống bệnh tốt, ít mắc

9


bệnh hơn những gia súc khác (Nguyễn Đình Rao và cộng sự, 1979). Do có
đặc điểm ưu việt hơn nhiều gia súc khác nên con dê ngày càng được nhiều
người quan tâm và đầu tư phát triển, đặc biệt ở những nước đang phát triển.
Sinh trưởng phát triển của dê cũng tuân theo quy luật giai đoạn và phụ
thuộc vào giống, tuổi, tính biệt, điều kiện nuôi dưỡng, môi trường sống. Khối

lượng của dê thay đổi tùy theo giống: Khối lượng của dê sơ sinh trong khoảng
từ 1,6 – 3,5kg, 3 tháng tuổi đạt 6 – 12kg, 6 tháng tuổi đạt 10 – 21kg, 12 tháng
tuổi đạt 17 – 30kg. Dê đực thường lớn nhanh hơn dê cái. Giai đoạn từ sơ sinh
đến 3 tháng tuổi dê có cường độ sinh trưởng tuyệt đối và tương đối là lớn nhất
và sau đó giảm dần, tới tuổi trưởng thành (24 - 36 tháng tuổi) cường độ sinh
trưởng giảm hẳn và thay đổi không rõ rệt nữa.
Để đánh giá khả năng sinh trưởng của dê người ta dùng phương pháp
cân đo từng thời điểm (thường từ sơ sinh đến 36 tháng tuổi), khi con vật
trưởng thành kết hợp cân đo với giám định. Sau đó kết quả được biểu diễn
bằng đồ thị, biểu đồ để đánh giá con vật qua sinh trưởng tích luỹ, cường độ
sinh trưởng tương đối, tuyệt đối và kích thước một số chiều đo cơ bản.
b. Đặc điểm sinh sản
Về tuổi động dục lần đầu của dê, tùy theo giống, vùng sinh thái, mức
độ nuôi dưỡng, chế độ chăm sóc…mà tuổi động dục lần đầu của dê có sự thay
đổi. Theo Devendra và cộng sự (1984) tuổi thành thục về tính trung bình của
dê: 4 – 12 tháng tuổi, khác nhau theo giống và chế độ nuôi dưỡng. Theo Đinh
Văn Bình (1994) tuổi động dục lần đầu của dê Bách Thảo: từ 135 ngày đến
246 ngày, theo Nguyễn Bá Mùi (2006) tuổi động dục lần đầu của dê Babari là
224 ngày, ngắn hơn dê Beetal và Jumnapari (403 và 378 ngày). Tuổi đưa vào
sử dụng phối giống thường đến muộn hơn, khi đó cơ thể con vật đã phát triển
khá đầy đủ và có khả năng sinh sản, nhân giống được. Trong thực tế sản xuất
ở những nơi nuôi dê chăn thả chung đực cái lẫn lộn chúng có thể giao phối

10


ngay lần động dục đầu tiên nhưng kết quả đậu thai ít mà phải chờ 1 – 2 chu kỳ
sau mới có kết quả. Tuổi phối giống lần đầu của dê Bách Thảo tập trung vào
lúc 7 – 8 tháng tuổi, tức là sau lần động dục đầu tiên 1 – 2 tháng, Đinh Văn
Bình (1994).

Theo Nguyễn Thiện (2008), chu kỳ động dục của dê rất khác nhau, từ
chu kỳ cực ngắn (3 ngày) tời chu kỳ dài (62 ngày). Tuy nhiên chu kỳ động
dục của dê vào khoảng 19 – 22 ngày, trung bình 21 ngày. Thời gian động dục
phụ thuộc vào giống, ngoại cảnh, mùa vụ, thời tiết khí hậu, tháng tuổi… thời
gian động dục trung bình là 36 giờ, có giống kéo dài tới 60 giờ.
Cũng theo Nguyễn Thiện (2008), dê nuôi ở các nước ôn đới thường
biểu hiện rõ nét về mùa sinh sản. Thời gian kéo dài của mùa sinh sản phụ thuộc
vào kiểu di truyền và sự tương tác với ngoại cảnh. Ở các nước nhiệt đới như nước
ta, hoạt động sinh sản theo mùa của dê thể hiện không rõ nét, dê cái động dục và
sinh đẻ quanh năm. Tuy nhiên vào mùa hè, cường độ chiếu sáng mạnh và thời
gian chiếu sáng dài đã làm giảm khả năng hoạt động sinh dục ở dê cái. Do đó dê
thường giao phối trong mùa thu, kéo dài 30 – 45 ngày. Để dê hoạt động đều,
thường xuyên trong năm, đặc biệt là vào mùa hè, người ta thường giảm bới thời
gian chăn thả, dê được nhốt nhiều hơn trong chuồng, hoặc nơi mát, thoáng thậm
chí hơi tối để giảm thời gian và hàm lượng chiếu sáng trong ngày.
2.1.3. Giống dê cỏ bản địa
2.1.3.1 Đặc điểm ngoại hình
Dê cỏ địa phương có màu lông không thuần nhất: loang vá song có một
số màu chính: đen, vàng tro, cánh gián. Một số con vùng mặt hai sọc nâu đen.
Dọc lưng từ đầu đến khấu đuôi có một dải lông đen, bốn chân có đốm đen,
chân chắc khỏe, vận động linh hoạt. Cả đực và cái đều có sừng và râu, nhưng
con đực thì trông thô hơn, có tầm vóc to hơn và thường có lông bờm ở gáy và
ở bốn chân. Sừng dê dài vừa phải, chĩa ra hai bên và hơi chếch về phía sau.

11


Dê cỏ có tầm vóc nhỏ, khối lượng cơ thể lúc trưởng thành ở con đực
khoảng 30 - 35 kg, chiều cao vây 60-70 cm; con cái nặng 20 - 25 kg, chiều
cao vây khoảng 50-60 cm.

Dê cỏ có 8 răng cửa hàm dưới và răng hàm, không có răng cửa hàm
trên. Dê con sau khi đẻ 5-10 ngày đã có 4 răng cửa sữa, sau 3-4 tháng thì có
đủ 8 răng cửa sữa. Răng sữa nhỏ hơn răng vĩnh viễn và trắng, nhẵn, răng vĩnh
viễn có thể to gấp rưỡi hoặc gấp đôi răng sữa, màu hơi vàng và có những vạch
đen ở mặt trước. (Nguyễn Thiện và Đinh Văn Hiến, 1999).
Ken Nozawa và CS (1998) nghiên cứu cấu trúc gen của dê cỏ cho thấy
dê cỏ Việt Nam thuộc nhóm dê lùn của Đông Nam châu Á
2.1.3.2 Đặc điểm sinh học
Dê cỏ là gia súc nhỏ nhai lại hay gia súc nhỏ có sừng, dê cỏ có ưu điểm
là không cạnh tranh lương thực với con người, thức ăn chủ yếu là các loại lá
cây cỏ, thậm chí rơm rạ và các phế phụ phẩm nông nghiệp khác. Nhờ cấu tạo
dạ dày 4 túi, hệ vi sinh vật dạ cỏ và đặc điểm tiêu hoá riêng của loài nhai lại
mà dê có khả năng tận dụng thức ăn thô xanh tốt chuyển hoá thành sản phẩm
có giá trị và hiệu quả kinh tế cao.
Dê cỏ có khả năng chịu đựng kham khổ và chống đỡ bệnh tật tốt, dễ
nuôi, có thể chăn thả tự do tự tìm kiếm thu nhặt thức ăn, không cần phải bổ
sung thêm, ít ốm đau, ít mắc bệnh, thích ứng rộng rãi trong nhiều vùng có
điều kiện chăn nuôi khác nhau trong tỉnh như vùng đồi núi cao, bán sơn địa và
đồng bằng. Đầu tư cho nuôi dê không lớn, quay vòng vốn nhanh, tận dụng
được lao động phụ, thích hợp với điều kiện của người nông dân nghèo.
2.1.3.3 Khả năng sinh trưởng
Tốc độ tăng trọng cao nhất là giai đoạn từ sơ sinh đến 2-3 tháng tuổi, sau
đó giảm một chút do thời kỳ này sữa dê mẹ cạn, dê con phải cai sữa và đến 6-7
tháng tuổi tăng trọng lại cao hơn và bắt đầu giảm lúc dê đạt khoảng 1 năm tuổi.

12


2.1.3.4 Khả năng sinh sản
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu sinh sản của Dê cỏ

Chỉ tiêu
Tuổi thành thục về tính của dê đực
Khối lượng lúc thành thục
Tuổi đưa vào sử dụng phối giống
Khối lượng khi sử dụng phối giống
Tuổi động dục lần đầu của dê cái
Khối lượng lúc động dục lần đầu
Tuổi phối giống lần đầu
Khối lượng lúc phối giống lần đầu
Tuổi đẻ lứa đầu
Chu kỳ động dục
Thời gian động dục
Thời gian mang thai
Thời gian đẻ
Số con đẻ ra/lứa
Thời gian động dục lại sau đẻ
Khoảng cách hai lứa đẻ

Đơn vị
Tháng
Kg
Tháng
Kg
Tháng
Kg
Tháng
Kg
Ngày
Ngày
Giờ

Ngày
Phút
Con
Ngày
Ngày

Trung bình
7-8
17-19
7-11
18,55
6-7
14-15
8-10
17,35
358-420
16-26
16-36
142-150
47,6
1,6
68
225

(Nguồn: Nguyễn Bá Mùi và Đặng Thái Hải, trường đại học Nông nghiệp Hà Nội)

Dê đực có tuổi thành thục về tính lúc 7 - 8 tháng tuổi, lúc này tầm vóc
cơ thể còn nhỏ (khoảng 17 -19 kg).
Dê cái có tuổi thành thục sinh dục sớm hơn dê đực, tuổi động dục lần
đầu 6 - 7 tháng, lúc này khối lượng cơ thể còn nhỏ 14 - 15 kg, tuổi cho phối

giống thích hợp thường là 8 - 10 tháng tuổi khi khối lượng cơ thể đạt 18 –
19kg. Thời gian động dục trở lại sau khi đẻ trung bình là 58 - 61 ngày, thời
gian mang thai trung bình khoảng 142-150 ngày, số con sinh ra/lứa trung bình
là 1,53 con, cá biệt có trường hợp sinh 3 con.
2.1.3.5 Khả năng chống chịu bệnh tật
Dê cỏ có khả năng chịu đựng kham khổ và chống đỡ bệnh tật tốt, dễ
nuôi, có thể chăn thả tự do tự tìm kiếm thu nhặt thức ăn, không cần phải bổ
sung thêm, ít mắc bệnh, thích ứng rộng rãi trong nhiều vùng kể cả ở những
nơi điều kiện khó khăn như vùng núi cao, xa xôi. Đầu tư cho nuôi dê không
13


lớn, quay vòng vốn nhanh, tận dụng được lao động phụ, thích hợp với điều
kiện của người nông dân nghèo. Tuy nhiên cần có chế độ chăn thả và nuôi
dưỡng tốt hơn để nuôi dê chóng lớn lại không phá hoại hoa màu rừng cây.
2.1.4. Vai trò của bảo tồn và phát triển giống dê cỏ
Dê cỏ Ninh Bình được người dân chăn nuôi trên núi, được ví như một
món ăn đặc sản của địa phương. Hiện đã trở thành món ăn được nhiều người
biết đến và đã trở thành một sản phẩm mang tính chất thương mại hóa. Nhu
cầu được dùng sản phẩm của các du khách đến du lịch ngày càng nhiều hơn,
điều đó cũng đồng nghĩa với việc đàn Dê cỏ địa phương ngày càng ít đi, với
tình trạng các giống Dê lai ngày càng được nhập vào Ninh Bình không có sự
kiểm soát và ý thức của người chăn nuôi chạy theo lợi nhuận, nguy cơ giống
Dê cỏ địa phương bị tuyệt chủng là rất cao. Để phục vụ cho những khách có
nhu cầu cần sản phẩm thịt có chất lượng cao, vì vậy công tác bảo tồn và phát
triển sản xuất Dê cỏ có một ý nghĩa rất lớn đối với người dân vùng đất cố đô
Hoa Lư nói riêng và với người dân Ninh Bình nói chung:
- Công tác bảo tồn và phát triển sản xuất Dê cỏ sẽ đảm bảo an toàn sinh
trưởng và phát triển của giống Dê cỏ, tránh nguy cơ khai thác cạn kiện do nhu
cầu của thị trường làm mất đi giống Dê cỏ đặc trưng của vùng núi đá Ninh Bình.

- Hoa Lư là địa điểm du lịch nổi tiếng, có nhiều di tích lịch sử và danh lam
thắng cảnh, hàng năm thu hút hàng ngàn khách lượt khách du lịch trong và ngoài
nước. Chính vì vậy, vệc bảo tồn và phát triển sản xuất Dê cỏ nhằm phục vụ cho nhu
cầu của khách du lịch muốn thưởng thức món thịt dê núi đặc trưng của Ninh Bình.
- Bảo tồn và phát triển giống Dê cỏ là góp phần bảo tồn đa dạng sinh
học của các loài.
- Công tác bảo tồn và phát triển Dê cỏ không thể tách rời cộng đồng địa
phương, bảo tồn giống Dê cỏ là bảo tồn tại chỗ, bảo tồn giữ nguyên kết hợp
với việc phối giống nhân đàn ra diện rộng, công tác này cần có dự tham gia

14


của người dân địa phương. Người dân khi tham gia vào việc chăn nuôi giống
Dê cỏ sẽ tăng thêm thu nhập của mình, góp phần vào công tác xóa đói giảm
nghèo ở địa phương.
2.1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến bảo tồn và phát triển vật nuôi
2.1.5.1. Những yếu tố tự nhiên
Đối với ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi dê cỏ chịu ảnh hưởng lớn
bởi thời tiết, khí hậu, vì có tác động trực tiếp và gián tiếp tới vật nuôi.
- Nếu nhiệt đội quá cao có tác động tới trao đổi chất của dê như: kém
ăn, ăn không ngon vì thế ảnh hưởng đến tăng trọng và sức khỏe con vật. Nếu
nhiệt độ quá thấp làm cho dê mất thân nhiệt cũng ảnh hưởng tới sinh trưởng
và phát triển của đàn dê.
- Độ ẩm cao cũng cản trở sự thoát hơi nước từ hệ thống hô hấp của dê
vì vậy càng làm tăng thân nhiệt cũng như sự phát triển của dê. Vì là loại động
vật không ưa độ ẩm cao nên chuồng trại cho dê cần phải đảm bảo sạch sẽ,
thông thoáng, tránh nắng nóng và ẩm ướt.
- Đất đai là yếu tố quan trọng để phát triển đàn dê, vì dê được nuôi theo
hình thức chăn thả khá phổ biến. Do đó đất đai là khâu then chốt cho sự phát

triển quy mô đàn dê.
2.1.5.2 Nhận thức của người dân
Trong công tác bảo tồn và phát triển giống Dê cỏ thì nhận thức của
người dân là vô cùng quan trọng, chỉ khi nào người dân nhận thức được đầy
đủ của bảo tồn thì lúc đó họ mới có những hành động đúng đắn và thiết thực
trong hoạt động bảo tồn và phát triển sản xuất Dê cỏ địa phương. Thực tế cho
thấy việc bảo tồn các tài nguyên không thể chỉ dựa vào chính quyền địa
phương, các tổ chức hay ban quản lý dự án mà phần lớn phải dựa vào cộng
đồng dân cư địa phương vì người dân là người gắn bó với con nuôi và hưởng
lợi từ khai thác các sản phẩm do mình gìn giữ bảo tồn. Do vậy vấn đề đặt ra là
Nhà nước và chính quyền địa phương cũng như các tổ chức đoàn thể, cần có
15


những biện pháp tích cực trong việc nâng cao nhận thức người dân đối với
công tác bảo tồn dê cỏ, các biện pháp có thể là:
- Tăng cường thông tin tuyên truyền tới người dân, phân tích để họ thấy
rõ giá trị truyền thống, giá trị về du lịch của việc bảo tồn giống Dê cỏ.
- Tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn người dân
nhân rộng và phát triển đàn Dê cỏ.
- Tỉnh cần có những chính sách khuyến khích người dân tham gia công
tác bảo tồn như: hỗ trợ giống, hướng dẫn phương pháp, kỹ thuật nuôi, hỗ trợ
về khai thác bền vững có hiệu quả...
- Nhà nước và chính quyền địa phương cần chú ý hỗ trợ phát triển kinh
tế địa phương, nâng cao thu nhập, giảm thời gian nông nhàn, từ dó giảm áp
lực vào việc phát triển sản xuất đàn dê; bảo vệ nghiêm giống dê cỏ tránh cho
lai tạo hoặc chuyển sang nuôi các loài dê bách thảo.
- Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, bảo vệ
bệnh tật cho dê, giúp dê phát triển nhanh, ổn định từ đó phổ biến, nhân rộng
ra cho các hộ nuôi dê trên địa bàn.

2.1.5.3. Tập quán chăm sóc
Tập quán, truyền thống chăn nuôi dê của các hộ gia đình ảnh hưởng rất
lớn tới công tác bảo tồn và phát triển giống dê. Bởi lẽ tập quán, truyền thông
chăn nuôi quy mô nhỏ có từ lâu đời, thói quen này đã đi sâu vào người dân.
Vì vậy việ phát triển với quy mô lớn là khó khăn, do tập quán của truyền
thống chăn nuôi dê trong các hộ gia đình là tận dụng thức ăn của ngành trồng
trọt hoặc thức ăn tự nhiên là chính.
2.1.5.3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Trong nền kinh tế thị trường, yếu tô cầu – cung là yếu tố quyết định đến
sự ra đời và phát triển một ngàn sản xuất, hay một hàng hóa, dịch vụ nào đó.
Người sản xuất chỉ sản xuất những hàng hóa, dịch vụ mà thị trường có nhu
cầu và xác định khả năng của mình khi đầu tư vào lĩnh vực, hàng hóa, dịch vụ

16


×