Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Tình hình mắc trị hội chứng tiêu chảy trên đàn lợn con sau cai sữa tại trang trại lợn thanh xuân, xã nghĩa trụ – văn giang hưng yên và thử nghiệm một số phác đồ điều trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (798.85 KB, 65 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được đề tài này trước hết tôi xin chân thành cảm ơn toàn
thể các thầy, cô trong Khoa Thú y - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã
trang bị cho tôi những kiến thức chuyên ngành bổ ích và quý báu trong suốt quá
trình học tập vừa qua.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn THs. Đàm Văn Phải, Bộ môn Nội –
Chẩn – Dược Độc Chất, Khoa Thú Y - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã
hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực tập và báo cáo
tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng toàn thể công nhân Trang
trại sinh thái Thanh Xuân, Đại Tài – Nghĩa Trụ – Văn Giang – Hưng Yên đã tạo
điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề tài
thực tập tốt nghiệp của mình.
Cuối cùng tôi xin chúc toàn thể các thầy cô giáo trong Khoa Thú Y Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Ban lãnh đạo cùng toàn thể anh chị em
công nhân Trang trại sinh thái Thanh Xuân, Đại Tài – Nghĩa Trụ – Văn Giang –
Hưng Yên, cùng gia đình và bạn bè sức khỏe, đạt được nhiều thành tích cao
trong công tác.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Sinh viên

Ngô Lương Sơn

1


MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU.................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................1


1.2 MỤC ĐÍCH.....................................................................................................2
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN..............................................................................3
2.1. MỘT VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ TIÊU HÓA HẤP
THU Ở LỢN..........................................................................................................3
2.1.1. Tiêu hóa ở miệng.........................................................................................3
2.1.2. Tiêu hóa ở dạ dày........................................................................................3
2.1.3. Tiêu hóa ở ruột............................................................................................5
2.2. HỆ VI KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT CỦA LỢN................................................6
2.2.1. Nhóm vi khuẩn đường ruột.........................................................................6
2.2.2 Nhóm vi khuẩn vãng lai...............................................................................8
2.3. NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở LỢN..................10
2.3.1. Khái niệm tiêu chảy...................................................................................10
2.3.2. Nguyên nhân..............................................................................................10
2.3.3. Cơ chế gây bệnh........................................................................................18
2.3.4. Phòng – trị bệnh........................................................................................18
2.4. MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ MỘT SỐ THUỐC KHÁNG SINH DÙNG Ở
TRẠI....................................................................................................................19
2.4.1. Thuốc kháng sinh điều trị bệnh tiêu chảy ở lợn........................................19
2.4.2. Các thuốc, chế phẩm, hóa chất khác dung ở trại.......................................21
PHẦN III: ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................22
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU......................................................................22
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU........................................................................22

2


3.3. NGUYÊN LIỆU...........................................................................................22
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................23
3.5. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI.......................24

3.6. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU............................................................25
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................26
4.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI LỢN CỦA TRẠI.............................................26
4.1.1 Vài nét về cơ sở thực tập............................................................................26
4.1.2. Cơ cấu đàn lợn của trại..............................................................................27
4.1.3 Tình hình chăn nuôi và công tác phòng bệnh của trại................................29
4.2. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CỦA TRẠI.......................................................35
4.2.1. Tình hình dịch bệnh xảy ra trên đàn lợn con sau cai sữa của trại.................35
4.2.2. Tình hình mắc hội chứng tiêu chảy trên đàn lợn con sau cai sữa qua các
tháng....................................................................................................................36
4.2.3. Tình hình lợn con sau cai sữa mắc hội chứng tiêu chảy theo các lứa tuổi.....39
4.2.3. Ảnh hưởng của lứa đẻ đến tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con........41
4.2.4. Triệu chứng lâm sàng của lợn sau cai sữa mắc hội chứng tiêu chảy.........43
4.3. SO SÁNH HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG
TIÊU CHẢY TRÊN ĐÀN LỢN CON SAU CAI SỮA......................................44
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..............................................................49
5.1. KẾT LUẬN..................................................................................................49
5.2 TỒN TẠI – ĐỀ NGHỊ...................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................51

3


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm so sánh hiệu quả của một số phác đồ điều trị
hội chứng tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa...........................................................23
Bảng 4.1. Cơ cấu đàn lợn tại trại sinh thái Thanh Xuân 2009 – 2012................28
Bảng 4.2: Lịch tiêm phòng một số bệnh tại trại lợn Thanh Xuân.......................34
Bảng 4.3. Một số bệnh thường gặp trên toàn đàn lợn tại trại từ năm 2009 – tháng
5 năm 2012..........................................................................................................35

Bảng 4.4: Tình hình mắc hội chứng tiêu chảy trên đàn lợn con sau cai sữa qua
các tháng..............................................................................................................37
Bảng 4.5: Kết quả điều tra lợn con sau cai sữa mắc hội chứng tiêu chảy theo các
lứa tuổi.................................................................................................................39
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của số lứa đẻ đến tỷ lệ mắc HCTC ở lợn con sau cai sữa41
Bảng 4.7. Kết quả theo dõi triệu chứng lâm sàng của lợn con mắc Hội chứng
tiêu chảy..............................................................................................................43
Bảng 4.8: Kết quả điều trị thực nghiệm hội chứng tiêu chảy trên đàn lợn sau cai
sữa.......................................................................................................................45

4


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ lợn con mắc hội chứng tiêu chảy và tử vong qua các tháng
theo dõi................................................................................................................38
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ lợn con mắc hội chứng tiêu chảy theo các lứa tuổi...............40
Biểu đồ 4.3: Kết quả điều tra ảnh hưởng của số lứa đẻ đến tỷ lệ lợn con mắc hội
chứng tiêu chảy qua thời gian theo dõi:..............................................................42
Biểu đồ 4.4: So sánh hiệu quả điều trị của 3 phác đồ ở lợn con sau cai sữa.......46

5


PHẦN 1I

: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đềĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam ngành chăn nuôi lợn đóng vai trò rất quan trọng trong kinh tế
hộ gia đình ở nhiều vùng nông thôn. Hình ảnh con lợn gắn liền với đời sống của

người dân từ lâu đời nay. Con lợn được coi là cái quỹ tiết kiệm, góp vốn lâu dài
cho người dân. Hơn thế nữa, hình thức chăn nuôi lợn truyền thống của nhân dân
còn là hình thức tận dụng nguồn lao động phụ ở mọi gia đình (trẻ em, người già,
phụ nữ…), cũng chính vì thế mà thịt lợn đã từ lâu là nguồn thực phẩm quen
thuộc của nhân dân ta.
Song trong nền kinh tế hiện nay với trình độ khoa học kĩ thuật phát triển
với xu thế hội nhập thì nhu cầu thịt lợn ngày một tăng, đặc biệt là thịt lợn hướng
nạc có hàm lượng dinh dưỡng cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. sự
cạnh tranh về giá cả ở trong nước cũng như xuất khẩu cũng ngày càng gay gắt
hơn. Chăn nuôi lợn theo phương thức truyền thống không còn phù hợp nữa, mà
dần dần được thay thế bằng các hình thức chăn nuôi theo hướng công nghiệp,
tập trung tại các trang trại có sự đầu tư thỏa đáng về trang thiết bị, chuồng trại,
con giống và thú y.
Ở nước ta hiện nay, phát triển chăn nuôi lợn theo hình thức trang trại cũng
đã và đang phát triển nhanh chóng. Khi hình thức chăn nuôi trang trại phát
triển, thì cơ cấu con giống càng đa dạng do việc nhập các giống lợn ngoại về,
kéo theo đó là công tác thú y càng khó kiểm soát hơn. Những giống lợn ngoại có
khả năng sinh trưởng, phát triển nhanh nhưng khả năng thích nghi với điều kiện
ngoại cảnh và chống chịu bệnh tật kém. Đấy là vấn đề khó khăn mà các trang
trại chăn nuôi thường gặp phải. Trước tình hình đó, yêu cấu các trang trại chăn
nuôi phải có quy trình tiêm phòng, vệ sinh phòng bệnh chặt chẽ và kết hợp với
điều trị bệnh hiệu quả.

1


Lợn con sau khi ra đời chịu nhiều thử thách của ngoại cảnh. Đặc biệt, các
giống lợn nhập ngoại rất dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa và hô hấp. Quan trọng
nhất là hội chứng tiêu chảy, hội chứng này đã gây tổn thất nghiêm trọng trong
chăn nuôi lợn. Đến nay hội chứng tiêu chảy phổ biến xảy ra đối với lợn từ sơ

sinh đến 63 ngày tuổi, hội chứng xảy ra phổ biến ở nước ta và nhiều nước trên
thế giới với tỷ lệ mắc cao, từ 70% - 80% có khi tới 100%, tỷ lệ chết tới 18% 20%. Ở Việt Nam do có nhiều yếu tố tác động như thời tiết, tập quán chăn nuôi,
điều kiện dinh dưỡng, môi trường sống và trình độ kĩ thuật nên hội chứng tiêu
chảy càng chiếm một tỷ lệ cao.
Xuất phát từ vấn đề trên và nhằm xác định tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy ở
đàn lợn con đồng thời đánh giá hiệu quả điều trị của một số phác đồ trong điều
trị hội chứng tiêu chảy của lợn con sau cai sữa, chúng tôi tiến hành đề tài: “Tình
hình mắc trị hội chứng tiêu chảy trên đàn lợn con sau cai sữa tại Trang trại
lợn Thanh Xuân, xã Nghĩa Trụ – Văn Giang - Hưng Yên và thử nghiệm
một số phác đồ điều trị”.
1.2 Mục đích:MỤC ĐÍCH
- Thực hành thú y tại cơ sở.
- Nắm được thực trạng chăn nuôi, dịch bệnh trên đàn lợn của Trại lợn
Thanh Xuân, xã Nghĩa Trụ – Văn Giang - Hưng Yên.
- Nắm được thực trạng tình hình mắc hội chứng tiêu chảy trên đàn lợn con
sau cai sữa của trại.
- Xây dựng được phác đồ đạt hiệu quả điều trị cao cho hội chứng tiêu chảy
trên đàn lợn của trại.

2


PHẦN II2

CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. MỘT VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ TIÊU HÓA
HẤP THU Ở LỢN
Một vài nét khái quát về đặc điểm sinh lý tiêu hóa hấp thu ở lợn
2.1.1. Tiêu hóa ở miệng
Ở miệng chủ yếu xảy ra quá trình tiêu hóa cơ học, thức ăn được xé nhỏ,

nghiền nát, tẩm ướt cùng với nước bọt tạo điều kiện tốt cho việc nuốt thức ăn, do
đó khi nhai còn có tác dụng vị giác làm tăng tính thèm ăn. Nước bọt có vai trò
rất lớn trong quá trình tiêu hóa ở miệng, ngoài việc làm tẩm ướt thức ăn cho con
vật dễ nuốt, nước bọt còn có tác dụng làm trơn thức ăn, tránh xây xát cơ giới bảo
vệ màng nhày trong miệng nhờ chất Muxin.Ngoài ra nó còn có tác dụng phân
giải tinh bột biến thành đường Mantoza do tác dụng của men Amilaza có trong
nước bọt. Song ở miệng không có sự hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn ở
xoang miệng không lâu.
Tinh bột

α- Amylaza

Mantoza + Dextrin

Mantoza

2 Glucoza

Sau đó: Mantoza

Ngoài ra, nước bọt hòa tan một số thành phần thức ăn như : muối,
đường... làm hưng phấn vị giác, kích thích thèm ăn.
2.1.2. Tiêu hóa ở dạ dày
Tiêu hóa ở dạ dày diễn ra đồng thời quá trình tiêu hóa cơ học và tiêu hóa
hóa học. Dưới sự co bóp của dạ dày, thức ăn được nhào trộn đồng thời dạ dày
tiết ra một số men tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn. Cấu tạo màng nhầy của dạ dày

3



lợn gồm các vùng tiêu hóa sau: thực quản, thượng vị, thân vị và hạ vị. Vùng
thực quản không có tuyến tiêu hóa, vùng thượng vị có tuyến tiết ra dịch nhầy
trong đó có men Pepxin và axit HCl. Tuyến thân vị và hạ vị tiết ra dịch gồm:
HCl, Pepxin, men Kimoza, men Lipaza… hoạt tính men và độ toan của chất
chứa trong dạ dày ở các lớp thức ăn không giống nhau. Dạ dày tiết dịch liên tục,
khi ăn no dịch được tiết nhiều hơn làm thấm ướt thức ăn. Thức ăn không được
giữ lâu ở dạ dày mà được đẩy xuống ruột trong hoặc ngay sau khi ăn. Đối với
lợn con mới sinh ra thức ăn chủ yếu là sữa mẹ, sau khi cai sữa phải sống tự lập
nên phải trải qua một quá trình thay đổi không ngừng về hình thái cấu tạo và
hoạt động của ống tiêu hóa để thích nghi với điều kiện mới. Sự tiêu hóa trong dạ
dày có các đặc điểm sau:
Lợn con trước một tháng tuổi trong dịch vị không có HCl tự do vì lúc này
lượng HCl tiết ra ít và sau khi HCl tiết ra sẽ kết hợp nhanh với dịch nhầy
Muxin. Vì thiếu HCl tự do trong dịch vị nên vi sinh vật có hại trong đường tiêu
hóa có điều kiện phát triển gây bệnh ở dạ dày, ruột của lợn con, điển hình gặp
trong bệnh phân trắng lợn con.
Enzym trong dịch vị có từ khi lợn con mới đẻ, nhưng trước 20 ngày tuổi
chưa thấy khả năng tiêu hóa thực tế vì trong dịch vị thiếu HCl. Hoạt lực của men
Pepxin tăng lên theo tuổi một cách rõ ràng:
 Co bóp của dạ dày lợn trước 10 ngày tuổi là liên tục không có thời gian
nghỉ. Sau 10 ngày thời gian co bóp dài, thời gian nghỉ ngắn. Càng về sau, thời
gian co bóp ngắn hơn, thời gian nghỉ dài hơn. Vì thế trong quá trình nuôi dưỡng
lợn con cần chú ý:
Lợn sơ sinh (1- 10 ngày tuổi) là thời ký bú sữa đầu, nên cần cho lợn con
bú sữa đầu càng sớm càng tốt vì trong sữa đầu có nhiều kháng thể, khoáng,
vitamin…
20 ngày sau khi đẻ lượng sữa mẹ giảm dần nhưng nhu cầu dinh dưỡng và
thức ăn với lợn con lại tăng lên, có thể nói đây là giai đoạn khủng hoảng thứ

4



nhất, sau cai sữa lợn con lại rơi vào giai đoạn khủng hoảng thứ 2. Để khắc phục
tình trạng khủng hoảng này chúng ta cần phải cho lợn con tập ăn sớm, vừa có tác
dụng bổ sung dinh dưỡng, tăng tiết dịch vị, tăng hàm lượng HCl, kích thích sự phát
triển của dạ dày – ruột để thích ứng kịp thời với chế độ dinh dưỡng sau cai sữa.
2.1.3. Tiêu hóa ở ruột
Sau khi ở dạ dày, thức ăn tiếp tục được đưa xuống ruột. Tại đây thức ăn
chịu tác dụng của dịch mật, dịch tụy và dịch ruột. Quá trình tiêu hóa hấp thu các
chất dinh dưỡng xảy ra chủ yếu ở ruột non.
Dịch mật: Sinh ra ở gan và tích trữ ở túi mật, nó được đổ vào tá tràng
thông qua ống Choledoque. Dịch mật có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của
dung dịch và nhũ hóa mỡ, làm tăng tác dụng của men Lipaza, Proteaza của dịch
tụy và dịch ruột. Axit mật còn có tác dụng với axit béo tạo thành phức chất được
hóa tan và hấp thu ở ruột.
Dịch tụy: Do tuyến tụy tiết ra theo ống tụy (Wirsung) đổ vào tá tràng.
Dịch tụy chứa các men: Tripxin, Mantaza, Lactoza, Lipaza… Vì vậy tuyến tụy
có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa, nó phân giải 60 – 80% protein,
gluxit và lipid của thức ăn.
Dịch ruột: Do các tuyến Lieberkun trên màng nhầy ruột non, tuyến Bruner
ở tá tràng tiết ra theo lỗ đổ vào tá tràng. Các tuyến này tiết ra dịch với độ kiềm
cao (pH: 8,4 – 8,9). Lượng dịch ruột tiết ra ở tá tràng lợn khoảng 15,8 – 17,3
ml/giờ (Floray và Lium, 1940). Trong dịch ruột chứa các dịch nhày, hạt lơ lửng
và các enzym: Peptidaza, Mantaza, Lactoza, Enterokinaza (Enterokinaza có tác
dụng hoạt hóa men Tripsin tuyến tụy vì Tripsin được tiết ra ở dạng không hoạt
động Tripsinogen)… Dịch này cùng với dịch tụy và dịch mật giúp cho quá trình
trung hòa nhũ chất xuống từ dạ dày, như vậy nó giúp cho việc bảo vệ thành của
ruột từ các chất chứa của dạ dày có độ axit cao. Phần lớn các chất dinh dưỡng
cho cơ thể được hấp thu ở ruột non, những chất còn lại được nhu động ruột đẩy
xuống ruột già qua van hồi manh tràng.


5


Tiêu hóa ở ruột già xảy ra yếu hơn ở dạ dày và ruột non. Do các tuyến tiêu
hóa ở ruột già tiết ra ít nên quá trình tiêu hóa ở đây chủ yếu nhờ men tiêu hóa
của ruột non chuyển xuống, men có sẵn trong thức ăn và cả men do vi sinh vật
khu trú trong ruột già tiết ra. Dưỡng chất dừng lại ở ruột già 18 -20 giờ để diễn
ra quá trình tái hấp thu các chất dinh dưỡng mà ruột non chưa hấp thu hết, chủ
yếu là nước và axit béo bay hơi. Những chất không được hấp thu cùng chất cặn
bã được tích lại ở trực tràng rồi bị tống ra ngoài qua lỗ hậu môn.
2.2. HỆ VI KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT CỦA LỢN
Hệ vi khuẩn đường ruột của lợn
Theo Vũ Văn Ngữ và cộng sự (1979): vi sinh vật sống cộng sinh trong
đường tiêu hóa cùng với vật chủ hình thành hệ thống sinh thái, mà sự cân bằng
này cần thiết cho sức khỏe của vật chủ.
Nguyễn Vĩnh Phước (1970), Nguyễn Tài Lương (1981), và Trần Cừ
(1987): số lượng và thành phần các loại vi khuẩn đường ruột tăng dần từ tá tràng
đến trực tràng.
Hệ vi khuẩn đường ruột bao gồm hai nhóm vi khuẩn lớn:


Nhóm

vi

khuẩn

thuộc




vi

khuẩn

đường

ruột

“Emterobacteriaceae” chúng sống hoại sinh trong đường tiêu hóa. Các vi khuẩn
đường ruột cộng sinh nội bào, một số laoif có giáp mô, vỏ nhầy có thể quan sát
bằng kính hiển vi thông thường (klebsiela).


Nhóm vi khuẩn vãng lai: chúng theo thức ăn, nước uống và hệ tiêu

hóa, gồm: Staphylococcus, Streptococcus,… Ngoài ra trong đường tiêu hóa của
lợn còn có trực khuẩn yếm khí gây thối rữa: Clostridium perfringens, Bacillus
sporogens, Bacillus fusobacterium nucleatum,…
2.2.1. Nhóm vi khuẩn đường ruột
Enterobacteriaceae là một họ lớn bao gồm các trực khuẩn Gram âm sống
ở ống tiêu hóa của người và động vật, tồn tại trong: phân, rác, nước tiểu, đất và
trong thực vật.

6


 Vi khuẩn Escherichia Coli (E.coli): Theo Nguyễn Vĩnh Phước
(1976), Nguyễn Lân Dũng (1976): trực khuẩn ruột già E.coli có tên khoa học là

Bacterium coli commune hoặc Bacillus coli communis được phân lập từ phân trẻ
em bị tiêu chảy năm 1885.
Cấu trúc kháng nguyên của E.coli rất phức tạp, có đủ ba loại kháng
nguyên. Kháng nguyên K cũng có nhiều loại như: L, A, B. Dựa vào cấu trúc
kháng nguyên người ta chia E.coli ra làm các Serotyp khác nhau. Dựa vào cấu
trúc kháng nguyên người ta đã xác định được 170 kháng nguyên: 80 kháng
nguyên K, 56 kháng nguyên H và một số quyết định kháng nguyên F.
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1978) và Nguyễn Như Thanh (1997), bình
thường E.coli cư trú ở phần sau của ruột ít khi thấy ở dạ dày và phần trước của
ruột non. Chỉ khi nào sức đề kháng của con vật suy yếu thì E.coli mới phát triển
mạnh và cường độc gây độc cho cơ thể.
 Vi khuẩn Salmonella được phát hiện năm 1885 do D.S. Salmon cùng
T. Smith từ lợn trong một vụ dịch tả lợn đó chính là Salmonella Cholerae suis.
Theo Bergey (1957): Salmonella là vi khuẩn Gram âm hai đầu tròn, kích
thước nhỏ, có lông, có khả năng di động trừ Salmonella galliuarum pullorum.
Cấu tạo kháng nguyên của Salmonella hết sức phức tạp, bao gồm 3 loại:
kháng nguyên O, kháng nguyên H, kháng nguyên K.
Salmonella có hai loại độc tố: nội độc tố và ngoại độc tố. Trong đó nội
độc tố rất nguy hiểm, gây độc thần kinh, hôn mê, co giật, gây phù nề mảng
payer, hoại tử ruột.
Theo Nguyễn Như Thanh (1997) ở lợn Salmonella cholerae suis gây bệnh
phó thương hàn cấp, chủng Kunzendoz và gây bệnh mạn tính là Salmonella
typhimurium, chủng Voldagsen. Do vậy, việc chẩn đoán chính xác các loại trực
khuẩn Salmonella là hết sức quan trọng.

7


 Shigella: là trực khuẩn gram âm, không di động, lên men đường
Glucoza, không lên men đường Lactoza và là tác nhân gây bệnh viêm dạ dày –

ruột, nó cư trú ở phần ruột già của gia súc.
 Clostridium perfringens Là trực khuẩn yếm khí Gram âm, hai đầu
tròn, không có lông, hình thành giáp mô trong cơ thể động vật, hình thành nha
bào trong môi trường trung tính hay kiềm, nha bào to hơn vi khuẩn, hình trứng,
ở giữa hay lệnh về một phía. Vi khuẩn mọc tốt trong môi trường yếm khí bình
thường, tốt nhất trên môi trường yếm khí bổ sung Glucoza và máu bò. Trên môi
trường thạch thường có máu và 2% Glucoza, vi khuẩn hình thành khuẩn lạc mà
xung quanh có vòng dung huyết đôi đặc trưng. Vong ngoài tan máu không hoàn
toàn, lên men đường Glucoza, Mantoza, Lactoza,… Không lên men đường
Mannitol, Dulcitol. Vi khuẩn sinh H 2 S, NH 3 , axit acetic, nha bào của nó bị phá
hủy ở nhiệt độ cao (100◦C/15 phút).
2.2.2 Nhóm vi khuẩn vãng lai
Trong đường tiêu hóa của lợn, ngoài những vi khuẩn thuộc họ
Enterobacteriacae ra còn có nhiều loại vi khuẩn khác sống hoại sinh trong đường
tiêu hóa. Bình thường chũng không có khả năng gây bệnh mà chỉ là bạn đồng
hành cùng thức ăn, nước uống vào đường tiêu hóa. Trong những điều kiện bất
lợi, sức đề kháng của cơ thể giảm sút, chúng góp phần tạo nên quá trình loạn
khuẩn trong đường tiêu hóa, làm mất trạng thái cân bằng giữa hệ vi khuẩn
đường ruột với cơ thể gia súc. Các vi khuẩn thuộc nhóm này bao gồm:
 Staphylococcus (Tụ cầu khuẩn)
Tụ cầu khuẩn là những vi khuẩn hình cầu, tụ lại thành từng đám hình chùm
nho. Theo Hội nghị quốc tế về xếp loại vi khuẩn Micrococcus (Warsaw,1975) thì
Staphylococcus bao gồm 3 loại: Stphylococcus aureus, Stphylococcus
epidermidis, Staphylococcus saprophyticus.

8


Trong đó Staphylococcus aureus là loại gây bệnh hay gặp nhất, gây ra
nhiễm trùng ở các loại gia súc, gia cầm.

Theo Nguyễn Như Thanh và cộng sự (2001): Staphylococcus aureus còn có
khả năng hình thành độc tố ruột trong thực phẩm. Do đó có thể gây nên chứng
nhiễm độc.
Theo Bergey (1986) thì phản ứng Coagulaz (đông vón huyết tương) và khả
năng chuyển hóa đường Mannit là hai tiêu chuẩn quan trong để xác định loại
Staphylococcus. Trong đó Staphylococcus aureus có khả năng chuyển hóa
đường Mannit và phản ứng Coagulaz (+), còn Staphylococcus epidermidis và
Staphylococcus saprophyticus không có khả năng chuyển hóa đường Mannit và
phản ứng Coagulaz (-).
 Streptococcus (Liên cầu khuẩn)
Streptococcus là những vi khuẩn hình cầu xếp thành chuỗi, uốn khúc dài
ngắn khác nhau. Liên cầu có mặt ở khắp nơi trong tự nhiên: Đất, nước, không
khí, trong cơ thể động vật và người… Một số Streptococcus kí sinh trên da,
niêm mạc đường tiêu hóa, hô hấp và không gây bệnh. Một số loại có khả năng
gây bệnh.
Liên cầu lợn có kháng nguyên vỏ có cấu trúc polychaccarides, kháng
nguyên này đóng vai trò quan trọng trong khả năng gây bệnh của vi khuẩn, dựa
vào kháng nguyên này người ta chia Liên cầu khuẩn ra thành 35 typ huyết thanh,
trong đó các typ 1 và 2 thường gây bệnh cho lợn và có khả năng lây sang người.
Yếu tố độc lực của vi khuẩn có liên hệ tới khả năng sinh độc tố, khả năng
bám dính của vi khuẩn. Bằng kỹ thuật Elisa người ta có thể xác định hai yếu tố
độc lực của vi khuẩn, đó là MRP (Muramidase – related protein) và EF
(extracellular protein factor). Những vi khuẩn có các yếu tố này mới có khả
năng gây bệnh.

9


Streptococcus có khả năng sinh dung huyết tố “Streptolizin” và men có
tác dụng làm tan tơ huyết “Streptokilaza”, men có tác dụng thủy phân axit

Hyalurolidaza…
2.3. NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở LỢN
Những hiểu biết về hội chứng tiêu chảy ở lợn.
2.3.1. Khái niệm tiêu chảy
Tiêu chảy là triệu chứng lâm sàng của quá trình bệnh lý đặc thù ở đường
tiêu hóa. Hiện tượng lâm sàng này tùy theo đặc điểm, tính chất, độ tuổi mắc
bệnh, tùy theo yếu tố nào được xem là yếu tố chính và nó được gọi với những
cái tên khác nhau: bệnh phân trắng lợn con, hội chứng khó tiêu, tiêu chảy sau cai
sữa, hội chứng rối loạn tiêu hóa, Colibacillocis, Salmonellocis… Tiêu chảy là
triệu chứng thường gặp ở nhiều bệnh kí sinh trùng, bệnh do virus, bệnh do vi
khuẩn…
2.3.2. Nguyên nhân
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về nguyên nhân gây nên hội chứng
tiêu chảy, có thể nguyên nhân thể nguyên phát hay thứ phát. Dưới đây là một số
nguyên nhân cơ bản.
a. Ảnh hưởng của môi trường
Khi thời tiết thay đổi đột ngột, nhiệt độ môi trường không thích hợp đặc
biệt là lạnh. Do ảnh hưởng của lạnh, nhiệt độ cơ thể giảm xuống làm cho mạch
máu ngoại vi co lại dồn máu vào cơ quan phủ tạng. Khi đó, mạch máu thành
ruột bị sung huyết làm trở ngại đến tiêu hóa, thức ăn bị đình trệ tạo điều kiện
cho các vi sinh vật sinh sôi phát triển, đặc biệt là quá trình lên men tạo ra các sản
phẩm độc, các chất độc này kích thích vào nội thụ cảm thần kinh ruột gây hưng
phấn làm cho ruột co bóp mạnh và nhiều lần, đầy thức ăn ra ngoài. Đồng thời do
hiện tượng xung huyết làm cho tính thấm thành mạch tăng lên, đẩy thức ăn ra
ngoài gây tiêu chảy.

10


Ngoài ra, nước ta là một nước nhiệt đới, khí hậu quá nóng, quá lạnh, mưa

gió, độ ẩm cao, kết hợp với các điều kiện vệ sinh chuồng trại không hợp lý,
không thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông... đều là các tác nhân stress
bất lợi dẫn tới viêm dạ dày – ruột, dẫn đến tiêu chảy.
Hồ Văn Nam, Trương Quang và cộng sự,1997 cho biết: Khi gia súc tiếp
xúc với điều kiện ẩm ướt, bị nhiễm lạnh kéo dài sẽ làm giảm khả năng phản ứng
miễn dịch, giảm tác dụng thực bào, do đó gia súc dễ bị các vi khuẩn cường độc
gây bệnh, đặc biệt với lợn sơ sinh và lợn sau cai sữa ít ngày vì các phản ứng
thích nghi bảo vệ của lợn con lúc này là chưa hoàn thiện. Vì vậy việc đảm bảo
nhiệt độ và độ ẩm thích hợp cho tiểu khí hậu chuồng nuôi là rất cần thiết.
b. Nguyên nhân về thức ăn – nước uống
Thức ăn là nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng cho cơ thể tồn tại và
phát triển. Nhưng trong nhiều ca ỉa chảy, nguyên nhân là do sự sai sót trong kĩ
thuật chăn nuôi... Theo nhận xét về nguyên nhân gây viêm ruột ỉa chảy ở vật
nuôi nước ta, Hồ Văn Nam và cộng sự,1997, đều cho rằng thức ăn kém phẩm
chất (bẩn, mốc...), khẩu phần ăn không thích hợp, nuôi dưỡng không đúng,... là
nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa, viêm ruột ỉa chảy.
Chúng ta đều biết nước là yếu tố quan trọng trong cơ thể gia súc nhất là gia
súc non. Nếu mất nước 10% ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng sinh lý, mất
20% gia súc non sẽ chết. Lợn con thiếu nước uống, uống nước bẩn ở nền chuồng,
hố rãnh dễ bị nhiễm khuẩn, gây viêm ruột ỉa chảy (Đào Trọng Đạt,1996).
c. Nguyên nhân do vi khuẩn
Hầu hết các tác giả nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy của lợn đều kết
luận rằng trong bất kỳ trường hợp nào cũng có vai trò tác động của vi khuẩn.
Hồ Văn Nam, Trương Quang và cộng sự (1997) cho biết: “Có những tác
nhân đầu tiên gây viêm ruột như virus, vi khuẩn, thức ăn, … gây rối loạn hấp
thu và nhu động ruột. Hậu quả không tránh khỏi là viêm ruột, các vi khuẩn
đường ruột tiếp tục tác động làm cho bệnh nặng thêm”. Theo Vũ Văn Ngữ

11



(1997) do một nguyên nhân nào đó, trạng thái cân bằng các khu hệ vi sinh vật
trong đường ruột bị phá vỡ, tất cả hoặc chỉ một loại nào đó sinh sản quá nhiều sẽ
gây hiện tượng loạn khuẩn. Sự thay đổi hoặc biến động này có thể xảy ra ở các
nhóm vi khuẩn hoặc họ vi khuẩn đường ruột cũng như nhóm vi khuẩn vãng lai,
có thể biến đổi cả về số lượng lẫn chất lượng (bội nhiễm và tăng lực). Thường là
các vi khuẩn gây bệnh thừa cơ tăng sinh và tăng lực, các vi khuẩn có lợi cho quá
trình tiêu hóa do không cạnh tranh được bị giảm đi. Loạn khuẩn đường ruột là
nguyên nhân chủ yếu gây bệnh ở đường tiêu hóa, đặc biệt là gây tiêu chảy.
Nguyễn Vĩnh Phước và cộng sự (1978) cho biết: Khi sức đề kháng của cơ
thể bị giảm sút, vi khuẩn gây thối là nguồn gây bệnh đường ruột. Vi khuẩn gây
thối hoạt động, phân giải các chất đường ruột sinh ra CO 2, H2S, NH3, CH4... hợp
chất phenol, indol, scatol... làm biểu mô niêm mạc đường tiêu hoá bị tổn thương,
tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập và gây bệnh.
Theo Trịnh Văn Thịnh,1985, tác nhân chủ yếu gây HCTCcủa lợn con là
E.coli, nhiều loại Salmonella (Salmonella cholaraesuis, S.typhisuis) và đóng vai
trò phụ là Proteus, trực trùng sinh mủ và song cầu khuẩn, liên cầu khuẩn.
Để xác định vai trò của E.coli và Salmonella trong phân lợn mắc hội
chứng tiêu chảy, Tạ Thị Vinh và Đặng Khánh Vân(1996) đã tiến hành nghiên
cứu ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam và kết luận như sau: Vi khuẩn E.Coli và
Salmonella đều thấy trong phân lợn bệnh cao hơn trong phân lợn bình thường.Tỷ lệ
nhiễm Salmonella cao ở lợn tiêu chảy thuộc lứa tuổi 22 – 60 ngày tuổi.
Nguyễn Thị Nội, Nguyễn Ngọc Nhiên, Cù Hữu Phú, Nguyễn Thị Sở,Trần
Thị Thu Hà (1989), còn phát hiện thêm vai trò của Clostridium perfringens
trong hội chứng tiêu chảy của lợn.
Nguyễn Bá Hiên (2001): Ở gia súc non mắc hội chứng tiêu chảy số lượng
vi khuẩn là Salmonella, E.Coli và Cl.Perfringens tăng lên từ 2 – 10 lần so với
bình thường. Mặt khác, tỷ lệ các chủng mang yếu tố gây bệnh và sản sinh độc tố
cũng tăng cao.


12


 E.coli
Vi khuẩn E.coli được Escherich phân lập năm 1985 từ phân trẻ em. E.coli
luôn có sẵn trong đường ruột của động vật, nhưng chỉ gây bệnh khi sứ đè kháng
của động vật bị giảm sút do chăm sóc nuôi dưỡng kém, cảm lạnh, cảm nóng...
E.coli là một vi khuẩn chiếm nhiều nhất trong số các vi khuẩn hiếu khí
sống trong đường tiêu hoá động vật.
Đào Trọng Đạt và cộng sự (1996), nghiên cứu bệnh lợn con phân trắng
cho biết, khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút, E.coli thường xuyên cư trú trong
đường ruột của lợn thừa cơ sinh sản rất nhanh và gây nên sự mát cân bằng hệ vi
khuẩn đường ruột.
* Sức đề kháng: E.coli bị diệt ở 550C trong vòng 1h, ở 600C trong thời
gian 15 - 30 phút, đun sôi 1000C chết ngay. Các chất sát trùng thông thường như
axit phenic, biclorua thuỷ ngân, Fomol, hydropexyt 1‰ có thể diệt vi khuẩn
trong 5 phút. Tuy nhiên, ở môi trường bên ngoài, các chủng E.coli độc có thể tồn
tại đến 4 tháng.
* Các yếu tố gây bệnh của E.coli.
- Khả năng bám dính: Đây là yếu tố gây bệnh quan trọng, thực hiện bước
đầu tiên của quá trình gây bệnh. Quá trình bám dính thực hiện nhờ một hay
nhiều yếu tố bám dính, các yếu tố bám dính quan trọng là F4 (K88), F5 (K99),
F6 (987p) và F41.
- Khả năng xâm nhập: Chính là quá trình mà chúng vượt qua hàng rào bảo
vệ của lớp mucosa trên bề mặt niêm mạc ruột để xâm nhập vào tế bào epitel, sinh
sản và phát triển trong đó, tránh được các đại thực bào của lớp hạ niêm mạc.
- Khả năng dung huyết: Một số chủng E.coli có khả năng sản sinh ra men
haemolysin có tác dụng dung giải hồng cầu. Khả năng gây dung huyết là yếu tố
độc lực quan trọng của vi khuẩn E.coli gây bệnh đường tiết niệu và E.coli phân
lập từ cơ quan cảm nhiễm ngoài đường ruột thường có khả năng gây dung huyết


13


cao hơn E.coli phân lập từ phân (49% so với 8 - 18%). Có 4 kiểu dung huyết
nhưng quan trọng nhất là hai kiểu  và .
- Yếu tố kháng khuẩn (Colicin V): Để tạo thuận lợi cho quá trình phát
triển của mình và trở thành vi khuẩn chiếm ưu thế trong đường ruột, E.coli
thường sản sinh ra một loại chất kháng khuẩn có khả năng ức chế và tiêu diệt
các loại vi khuẩn khác, đó là Colicin V. E.coli sản sinh Colicin V thông qua
plasmid col. Colicin V được coi là bacteriocin, có tác dụng độc đối với các loại
vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriacae.
Có khoảng 40% các chủng E.coli của người và động vật có đặc tính sản
sinh Colicingenic hay còn gọi là các E.coli col. Hầu hết các chủng E.coli gây
bệnh đều chứa các gen mã hoá cho Colicin V nằm trên plasmid.
- Độc tố đường ruột: Vi khuẩn E.coli có khả năng sản sinh ra độc tố
đường ruột. Độc tố này gồm độc tố chịu nhiệt và độc tố không chịu nhiệt.
+ Độc tố chịu nhiệt ST(Stabile toxin): Độc tố ST chịu nhiệt chịu được nhiệt
độ 1210C/5 phút, dựa vào đặc tính hoà tan trong Methanol và hoạt tính sinh học
chia độc tố ST thành 2 nhóm là STa vá STb. Trong đó STa là một protein không có
tính kháng nguyên, STb là một protein có tính kháng nguyên yếu.
+ Độc tố chịu nhiệt LT(Labile toxin): Độc tố này bị vô hoạt ở nhiệt độ
600C/5 phút. Độc tố LT có phân tử lượng lớn, có hai tiểu phần A và B. Trong đó
tiểu phần B có 5 phần nhỏ, tiểu phần này có khả năng gắn với thụ thể của tế bào
biểu mô ruột. Tiểu phần A mới mang hoạt tính sinh học. Tiểu phần A và B được
tổng hợp trong tế bào, di chuyển đến gần màng tế bào vi khuẩn, chúng kết hợp với
nhau để tạo thành độc tố hoàn chỉnh và được tiết ra bên ngoài.
Khi tác động vào tế bào, tiểu phần B sẽ gắn vào Receptor của tế bào biểu
mô ruột, tiểu phần A sẽ hoạt hoá enzym Adenylate Cyclaza để chuyển ATP thành
cAMP tăng cao sẽ gây hiện tượng tăng bài xuất nước và các chất điện giải từ mô


14


bào vào xoang ruột, cản trở sự hấp thu nước từ xoang ruột vào mô bào, làm cho
nước trong xoang ruột tăng cao và từ đó gây ỉa chảy.
- Tính kháng kháng sinh của E.coli: Phạm Khắc Hiếu, Bùi Thị Tho và
cộng sự (1996) nghiên cứu tính mẫn cảm và tính kháng thuốc của E.coli phân
lập được từ lợn mắc bệnh phân trắng lợn con đã kết luận có 40% đa kháng với 5
loại thuốc, 10% đa kháng với 4 loại và 6% đa kháng với 3 loại.
Theo Phạm Khắc Hiếu, Bùi Thị Tho và cộng sự (1996), khi sử dụng
kháng sinh hay hoá trị liệu điều trị bệnh E.coli trong một thời gian dài thì vi
khuẩn sẽ có tính kháng thuốc, có thể là đa kháng hay đơn kháng, tính kháng
thuốc của E.coli ngày càng tăng.
 Salmonella
Vi khuẩn salmonella lần đầu tiên được phat hiện bởi D.E Salmon và Smith.
Theo Đỗ Trung Cứ, Trần Thị Hạnh, Nguyễn Quang Tuyên (2003), hiện
nay người ta đã phân lập được trên 2300 chủng Salmonella, nhưng chỉ có
khoảng 5% trong số đó là gây bệnh. Salmonella thường gây bệnh cho lợn lứa
tuổi 45 - 90 ngày tuổi. Lợn ở các lứa tuổi khác cũng mắc nhưng ít hơn.
- Các yếu tố gây bệnh của Salmonella: Quá trình gây bệnh cảu
Salmonella có sự tham gia của độc tố và các yếu tố không phải là độc tố. Kháng
nguyên O, yếu tố bám dính, Khả năng xâm nhập, được coi là các yếu tố không
phải là độc tố, là yếu tố gây bệnh gián tiếp. Một mặt chúng tác động gây bất lợi
cho vật chủ, một mặt chúng tạo điều kiện cho vi khuẩn tác động gây bệnh.
Độc tố của Salmonella gồm nội độc tố và ngoại độc tố, trong đó nội độc tố
đóng vai trò quan trọng trong quá trình gây bệnh. Nội độc tố(Endotoxin) thường là
Lipoposaccharide (LPS) được giải phóng từ vách tế bào vi khuẩn bị dung giải.
Độc tố của vi khuẩn Salmonells gồm hai thành phần là độc tố thẩm xuất
nhanh (Rapid permeabity Factor viết tắt là RPF) và độc tố thẩm xuất chậm


15


(Delaye permeabity Factor viết tắt là DPF). Độc tố RPF giúp Salmonella xâm
nhập vào tế bào biểu mô ruột, nó có cấu trúc và thành phần giống độc tố chịu
nhiệt E.coli và được gọi là độc tố chịu nhiệt Salmonella. Độc tố DPF có thành
phần giống độc tố không chịu nhiệt của E.coli, nên gọi là độc tố không chịu
nhiệt của Samonella.
 Clostridium perfringens
Clostridium perfringens là thành viên điển hình của họ Clostridium, đòi
hỏi điều kiện yếm khí tuyệt đối cho quá trình phát triển. Clostridium perfringens
có khả năng sản sinh nha bào, Gram(+), catalaza (-).
Hiện tại, người ta đã phát hiện Clostridium perfringens có 5 type là A, B,
C, D và E. Chúng được phân chia theo các dạng độc tố gây chết mà chúng sản
sinh (alpha,beta, epsilon, iota).
Clostridium perfringens type A đã được phân lập từ ruột lợn nhiều năm và
được xem như một trong những vi sinh vật bình thường trong đường tiêu hoá
của người và động vật.
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1978); Nguyễn Như Thanh, Trần Thị Lan
Hương (2001), Clostridium perfringens type A thường gây viêm ruột cho bê, thỏ.
Type D và E gây nhiễm độc cừu ở mọi lứa tuổi. Chúng cũng gây bệnh ở
Dê, trâu bò và có thể ở người. Công thức kháng nguyên của type D là , , , ,
, , , ,  và ; type E có công thức kháng nguyên là , , , ,  và 
(Nguyễn Vĩnh Phước, 1978).
Trong số 5 type huyết thanh của Clostridium perfringens, type C là type
phân bố rộng rãi và quan trọng nhất, đặc biệt ở lợn. Clostridium perfringens type
C có thể phân lập được trong chất chứa đường ruột của động vật khoẻ. Viêm
ruột hoại tử ở lợn con do Clostridium perfringens type C được coi là một bệnh ở
lợn con từ năm 1995, khi những trường hợp bệnh đầu tiên được mô tả ở Anh và

Hungari (Nguyễn Bá Hiên (2001)).

16


Clostridium perfringens sản sinh ra 12 loại độc tố khác nhau, một trong số
các độc đặc biệt quan trọng, gây ra những tình trạng bệnh lý đặc trưng và gây
chết con vật, các độc tố , , ,  là các độc tố gây chết chủ yếu. mặt khác, mỗi
loại độc tố có vai trò quan trọng trong việc nhận biết các chủng gây bệnh khác
nhau của Clostridium perfringens (Nguyễn Vĩnh Phước (1976).
d. Nguyên nhân do virus
Ngoài sự có mặt của các vi khuẩn người ta cũng chứng minh được virus
cũng là một tác nhân gây tiêu chảy. Theo tài liệu của Bergeland, 1980, trong số
những mầm bệnh thường gặp ở lợn trước và sau cai sữa bị bệnh tiêu chảy có
nhiều loại virus trong đó có 20,90% lợn bệnh phân lập được Rotavirus, 11,20%
có TGEV (Transmissble – Gastro – Enteritisvirus), 2% có Enterovirus và 0,7%
có Parvovirus.
Các nghiên cứu về nguyên nhân hội chứng tiêu chảy ở lợn con trên thế
giới đã chỉ ra 2 nhóm virus chủ yếu (thuộc họ Corona viridae và Rota viridae)
gây bệnh tiêu chảy ở lợn, đặc biệt là lợn con. Trong nhóm Corona viridae có 2
đại diện chính gây bệnh tiêu chảy ở lợn là Transmissble – Gastro – Enteritisvirus
(TGEV) và Poreine – Epidemic – Diarrhea virus (PEDV). Ngoài ra còn có
Porcine – Hemagglutinnatinl – Encephalomyelitis virus và Porcine –
Respiratory – Corna virus, những virus này ít khi gây bệnh ở đường tiêu hóa của
lợn. Còn trong nhóm Rotaviridae có Rotavirus (RV) gây bệnh tiêu chảy ở lợn.
Khi bị nhiễm, virus sinh sản theo đường tuần hoàn, virus phá hủy thành
mạch máu, gây viêm tụ máu, xuất huyết làm cho niêm mạc bị tụ máu dày lên,
thấm huyết tương và hình thành màng giả từ dịch rỉ, huyết tương hỗn hợp với
những mảng biểu mô, khi tróc ra để lại những vết lõm không đều. Viêm loét rải
rác trong đường tiêu hóa: miệng, dạ dày, ruột, trực tràng. Vết loét sâu, rộng nếu

có các vi khuẩn kết hợp tác động. Đặc biệt virus làm trỗi dậy những vi khuẩn kết
hợp làm cho bệnh trở nên nặng và phức tạp hơn.
e. Nguyên nhân do ký sinh trùng

17


Ký sinh trùng nói chung và ký sinh trùng đường tiêu hóa nói riêng là một
trong những nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn cũng như một số gia súc khác. Tác
hại do chúng gây ra không chỉ cướp chất dinh dưỡng của vật chủ mà còn tác
động lên vật chủ thông qua nội, ngoại độc tố do chúng tiết ra, làm giảm sức đề
kháng, gây trúng độc, tạo điều kiện cho những bệnh khác phát sinh. Ngoài ra ký
sinh trùng còn gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, gây viêm ruột ỉa chảy.
f. Một số nguyên nhân khác
Gia súc ăn phải thức ăn có tác dụng kích thích, các loại thuốc tẩy ký sinh
trùng, dị vật hay các axit, kiềm... Đây cũng là nguyên nhân gây bệnh vì khi đó
niêm mạc dạ dày, ruột bị kích thích làm trở ngại nghiêm trọng tới cơ năng vận
động và tiết dịch gây rối loạn tiêu hóa.
2.3.3. Cơ chế gây bệnh
Do một số tác nhân nào đó, trạng thái cân bằng của khu hệ vi sinh vật
đường ruột bị phá vỡ, tất cả hay chỉ một lọa vi sinh vật nào đó sản sinh lên quá
nhiều sẽ gây hiện tượng loạn khuẩn. Thường các loại vi khuẩn gây bệnh thừa cơ
tăng sinh, cường độc, các vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa không cạnh tranh
được sẽ bị giảm đi làm cho hệ vi khuẩn chính đường ruột bị rối loạn gây tiêu
chảy.
Tiêu chảy là phản ứng tự vệ của cơ thể nhằm loại bỏ các tác nhân gây
bệnh ra ngoài đường tiêu hóa mà đặc điểm là nhu động mạnh làm tăng tiết dịch
vị, các chất điện giải, đồng thời giảm hấp thu. Khi các nguyên nhân gây bệnh tác
động mạnh làm cho tiêu hóa rối loạn, thức ăn không tiêu hóa được, tạo điều kiện
cho các vi sinh vật gây thối rữa phát triển, quá trình lên men tạo ra các chất độc,

kích thích thần kinh thành ruột gây hưng phấn,làm cho ruột co bóp đẩy chất
chứa ra ngoài cùng với dịch thẩm xuất gây nên hiện tượng tiêu chảy.
2.3.4. Phòng – trị bệnh
a. Thức ăn – dinh dưỡng

18


- Thức ăn cho lợn phải đầy đủ và phù hợp dinh dưỡng, không bị ẩm mốc.
Khi thay đổi khẩu phần thức ăn từ lợn tập ăn theo mẹ sang thức ăn sau cai sữa
phải thay đổi từ từ cho lợn con quen dần.

b. Vệ sinh chăm sóc
- Chuồng trại phải khô ráo, sạch sẽ. Cho lợn con ăn thức ăn vừa đủ, phần
thức ăn thừa phải bỏ đi.
- Thường xuyên tiêu độc sát trùng chuồng trại để tiêu diệt mầm bệnh.
c. Phòng bệnh bằng vacxin
Các bệnh truyền nhiễm do virus như dịch tả lợn phải tiêm phòng nghiêm
ngặt. Ngoài ra nếu có điều kiện nên tiêm phòng các bệnh khác T.G.E, P.E.D, Phó
thương hàn lợn, E.coli.
d. Trị bệnh
- Dùng kháng sinh diệt mầm bệnh: tùy nguyên nhân gây bệnh. Bệnh do
nhiễm khuẩn tùy theo sự mẫn cảm của vi khuẩn mà chọn kháng sinh phù hợp.
- Dùng các thuốc trợ sức, trợ lực kết hợp với bổ sung nước, điện giải và
men tiêu hóa cho lợn bệnh.
2.54. MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ MỘT SỐ THUỐC KHÁNG SINH DÙNG Ở
TRẠI
Một số hiểu biết về một số thuốc kháng sinh dùng ở trại
2.54.1. Thuốc kháng sinh điều trị bệnh tiêu chảy ở lợn
Thuốc điều trị thử nghiệm: Hamcoli – S, Norfacoli và Dufafloxacin.

Hamcoli – S
 Là hỗn hợp tiêm có tác dụng hiệp đồng của Amoxycillin và Colistin tạo
chế phẩm có phổ tác dụng rộng. Đây là thuốc chủ trị các bệnh ỉa chảy do nhiễm
khuẩn: phân trắng, phân xanh, phân lẫn máu, viêm ruột, thương hàn... Thuốc

19


dạng tiêm, đóng chai với thể tích 100ml. Thuốc do công ty cổ phần và vật tư
Thú y sản xuất.
 Thành phần trong 100ml chứa:
- Amoxycillin trihydrate

10000 mg

- Colistin sulfate

25000000 UI

- Dexamethason acetate

25 mg

- Tá dược vừa đủ

100 ml

 Liều điều trị: 1ml/10kg P.
 Amoxycillin là một kháng sinh phổ rộng, có tác dụng cả với vi khuẩn
Gram (+), Gram (-), còn có tác dụng với cả Pseudomonas cũng như các chủng vi

khuẩn tụ, liên cầu đã kháng lại Penicillin tự nhiên.
 Colistin sulfate là kháng sinh thuộc nhóm Dapeptid. Thuốc không có
tác dụng với vi khuẩn Gram (+). Các vi khuẩn Gram (-) mẫn cảm với thuốc
gồm: E.coli, Haemophilus, Salmonella.
 Sự kết hợp của Amoxycillin và Colistin tạo nên thuốc Hamcoli – S có
phổ tác dụng mạnh, có tác dụng tốt với các vi khuẩn Gram (-), do vậy để điều trị
các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa là rất tốt. Không những thể, thuốc còn
dùng để điều trị các bệnh: viêm đường hô hấp, tụ huyết trùng, đóng dấu, hội
chứng viêm vú, dạ con, nhiễm khuẩn đường tiết niệu sinh dục.
Norfacoli
 Là thuốc đặc trị viêm ruột, ỉa chảy và nhiễm khuẩn đường tiêu hóa: ỉa
phân xanh, phân trắng, lẫn máu... thuốc dạng tiêm, đóng chai 100ml. Thuốc do
công ty cổ phần và vật tư thú y sản xuất.
 Thành phần trong 100ml thuốc có chứa:
- Norfloxacin HCl

10 g

- Tá dược vừa đủ

100 ml

 Liều điều trị với lợn: 1ml/20kg P.

20


×