Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Nâng cao năng suất lao động của một doanh nghiệp thương mại dịch vụ công ty vinamilk.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.84 KB, 15 trang )

Đại Học Thương Mại
ĐỀ TÀI: NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA MỘT DOANH
NGHIỆP THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ MÀ NHÓM BIẾT.
Doanh nghiệp nhóm chọn công ty Vinamilk
1. Lý luận về năng suất lao động
1.1 Khái niệm
Năng suất lao động thể hiện sức sản suất của lao động và được đo
lường số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc
là lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một sản phẩm.
Khác với các ngành sản xuất vật chất, đối tượng lao động của lao động
thương mại là sản phẩm hàng hóa đã hoàn chỉnh. Mục đích lao động của
nhân viên thương mại là đưa hàng hóa từ lĩnh vực sản xuất đến lĩnh vực
tiêu dùng một cách nhanh nhất và với chi phí thấp nhất. Bởi vậy sức sản
xuất của lao động thương mại được biểu hiện thông qua khối lượng hàng
hóa tiêu thụ được trong một thời gian nhất định hoặc là thời gian lao động
cần thiết để thực hiện một đơn vị giá trị hàng hóa tiêu thụ.
Cũng như trong các ngành sản xuất, năng suất lao động trong thương mại
được biểu hiện bằng hiện vật hoặc bằng giá trị, nhưng vì hàng hóa kinh
doanh bao gồm nhiều chủng loại, kiểu cỡ khác nhau nên phần lớn phải
dùng giá trị mới khái quát được chỉ tiêu này.
Từ đó ta có khái niệm : Năng suất lao động trong doanh nghiệp thương mại
là mức tiêu thụ hàng hóa trong một đơn vị thời gian.
Tăng năng suất lao động trong thương mại là tăng sức tiêu thụ hàng hóa
bình quân của một nhân viên bán hàng trong một đơn vị thời gian, hoặc
giảm thời gian lao động cần thiết để thực hiện một đơn vị giá trị hàng hóa
tiêu thụ. Đơn vị giá trị hàng hóa tiêu thụ ở đây có thể là 1.000 đồng hoặc
100.000 đồng. Như vậy tăng năng suất lao động luôn luôn gắn liền với
giảm hao phí lao động, giảm giá thành sản xuất kinh doanh. Đó chính là sự
khác biệt giữa tăng năng suất lao động với tăng cường độ lao động.
Thực hiện: Nhóm 5 Trang
1


Đại Học Thương Mại
1.2 Ý nghĩa của việc tăng năng suất lao động
Tăng năng suất lao động trong các doanh nghiệp thương mại có ý nghĩa
kinh tế rất quan trọng.
- Tăng năng suất lao động trong doanh nghiệp thương mại là một yếu tố
để không ngừng mở rộng tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp, tạo điều
kiện phục tốt khách hàng.
- Góp phần tiết kiện lao động đầu tư cho lưu thông hàng hóa tạo điều kiện
tăng lao động cho các ngành sản xuất vật chất của nền kinh tế quốc dân.
- Rút ngắn thời gian hàng hóa dừng lại trong khâu lưu thông, thúc đẩy
nhanh quá trình tái sản xuất xã hội.
- Tăng năng suất lao động là điều kiện để các doanh nghiệp tiết kiệm hao
phí lao động, tiết kiệm chi phí, tăng tích lũy cho doanh nghiệp và cho xã
hội, cải thiện đời sống cho người lao động trong doanh nghiệp.
Việc tăng năng suất lao động có tác động rất lớn đến cơ cấu lại nền kinh tế,
thúc đẩy nhanh quá trình đổi mới quản lý nền kinh tế và thực hiện những
chính sách an sinh xã hội. Chính vì vậy mà tăng năng xuất lao động là yêu
cầu thường xuyên và cấp thiết để nền kinh tế của các quốc gia phát triển
nhanh và bền vững. Như Lê-nin từng chỉ rõ: Suy cho cùng thì năng suất lao
động là cái bảo đảm chắc chắn nhất cho chế độ xã hội này chiến thắng chế
độ xã hội khác.
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng
Tăng năng suất lao động có ý nghĩa cực kì to lớn, nó là chỉ tiêu chất
lượng phản ánh hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả xử dụng lao động
nói riêng của các doanh nghiệp thương mại. Song như ta đã đề cập ở trên
năng suất lao động của nhân viên thương mại có ảnh hưởng trực tiếp đến
năng suất lao động xã hội, bởi vậy để có những biện pháp thúc đẩy năng
suất lao động hợp lí cho mỗi doanh nghiệp chúng ta phải nghiên cứu
những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động.
Thực hiện: Nhóm 5 Trang

2
Đại Học Thương Mại
1.3.1 Nhóm các nhân tố liên quan đến người lao động
- Trình độ giác ngộ về chính trị tư tưởng, trình độ chuyên môn : Cũng
như mọi ngành nghề của nền kinh tế quốc dân, muốn thúc đẩy năng suất
lao động trong thương mại trước hết phải dựa trên cơ sở sự giác ngộ
chính trị, sự hiểu biết về xã hội, tinh thần thái độ lao động, đạo đức kinh
doanh của người lao động càng cao, càng phù hợp với thực tế thì năng
suất lao động càng cao và ngược lại.
Sự giác ngộ ở đây trước hết phải nói đến sự giác ngộ về nghề nghiệp, yêu
nghề làm việc hết mình vì nghề nghiệp, coi doanh nghiệp là nhà. Mặt khác
công tác kinh doanh thương mại mang tính chất tổng hợp cả về kinh tế và
kĩ thuật nên với sự giác ngộ về nghề nghiệp kết hợp với trình độ chuyên
môn cao, tay nghề giỏi sẽ là tiền đề để năng cao năng suất lao động.
- Trình độ tổ chức lao động của các doanh nghiệp thương mại : Phân
công và bố trí người lao động vào những công việc phù hợp với trình độ
chuyên môn của họ mới phát huy được năng lực và sở trường của người
lao động, đảm bảo hiệu quả công tác. Phân công phải gắn liền với hợp
tác và vận dụng tốt các biện pháp quản lí lao động sẽ thúc đẩy nâng cao
năng suất lao động.
- Tiền lương tiền thưởng và các kích thích kinh tế khác là nhân tố xô cùng
quan trọng. Xét cho cùng người lao động làm việc vì lợi ích bản thân và
gia đình họ thông qua thu nhập mà họ được hưởng. Do vậy sự kết hợp
hài hòa các lợi ích trong doanh nghiệp thông qua phân phối thu nhập là
yếu tố vô cùng quan trọng. Phải làm sao để cho người lao động vì lợi
ích của bản thân và gia đình mình mà quan tâm đến lao động với năng
suất, chất lượng và hiệu quả cao. Làm cho người lao động thấy muốn có
thu nhập cao, doanh nghiệp phải đạt kết quả cao. Mặt khác doanh muốn
phát triển phải có sự đóng góp của người lao động trên cơ sở thưởng
phạt thích đáng.

1.3.2 Nhóm các nhân tố liên quan đến công cụ lao động
Thực hiện: Nhóm 5 Trang
3
Đại Học Thương Mại
- Quy mô, cơ cấu, chất lượng và sự phân bố mạng lưới các cửa hàng,
quầy hàng và ki ốt bán hàng của doanh nghiệp, mạng lưới kho hàng và
sự phối hợp chật chẽ giữa kho hàng, cửa hàng và phương tiện vận
chuyển.
- Số lượng, chất lượng và cơ cấu của trang thiết bị kinh doanh. Sự bố trí
và sắp xếp các phương tiện lao động trong các cửa hàng, kho hàng.
- Đổi mới quy trình công nghệ, tổ chức lao động phù hợp với tư liệu lao
động.
1.3.3 Nhóm các nhân tố liên quan đến đối tượng lao động
- Kết cấu hàng hóa kinh doanh ảnh hưởng đến năng suất lao động của
doanh nghiệp thương mại được biểu hiện ở hai phương diện trái ngược
nhau. Một mặt nếu hàng hóa có chất lượng cao, kết cấu hàng hóa kinh
doanh phù hợp với kết cấu của tiêu dùng thì các doanh nghiệp có điều
kiện để tăng khối lượng hàng hóa tiêu thụ do đó tăng năng suất lao
động. Mặt khác khi kết cấu hàng hóa kinh doanh thay đổi làm cho năng
suất lao động biểu hiện bằng tiền của người lao động thay đổi. Như ta
đã biết hàng hóa kinh doanh của thương mại có nhiều chủng loại. Có
mặt hàng, Nhóm hàng giá trị thấp nhưng trong kinh doanh đòi hỏi hao
phí lao động cao, ngược lại có mặt hàng, nhóm hàng có giá trị rất cao
nhưng hao phí lao động lại thấp. Bởi vậy khi những mặt hàng có giá trị
thấp, hao phí lao động cao tăng lên thì năng suất lao động tăng lên
nhưng sự biểu hiện bằng tiền của nó lại giảm xuống và ngược lại. Để
đánh giá đúng thực chất năng suất lao động của nhân viên thương mại,
đặc biệt là của nhân viên bán hàng ta phải loại trừ ảnh hưởng của nhân
tố này.
- Điều kiện cung ứng hàng hóa : Hàng hóa được cung ứng đều đặn, đảm

bảo thường xuyên có hàng, khắc phục tình trạng gián đoạn trong kinh
doanh do không có hàng bán.
Thực hiện: Nhóm 5 Trang
4
Đại Học Thương Mại
- Các phương thức và hình thức kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa, phuc vụ
người tiêu dùng.
Từ sự phân tích trên đây ta thấy để thúc đẩy tăng năng suất lao động trong
thương mại đòi hỏi phải áp dụng hàng loạt các biện pháp quan trọng như tổ
chức lao động một cách hợp lý và khoa học, năng cao trình độ lành nghề
của người lao động, xác định đúng đắn phương hướng sản xuất kinh doanh,
cải thiện công tác quản lý kinh tế, tăng cường công tác tư tưởng và công tác
tổ chức đời sống cho người lao động nhằm động viên mọi người hăng say
lao động.
1.4 Giải pháp tăng năng suất lao động
- Để năng suất lao động tăng tốc hơn nữa, một vấn đề có ý nghĩa tiên
quyết là nhận thức đầy đủ vai trò của năng suất lao động trong điều kiện
mới. Năng suất lao động là nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh quốc gia
trong thời kỳ dài, chứ không chỉ trong ngắn hạn. Suốt mấy thập kỷ qua, nền
kinh tế nước ta chủ yếu phát triển theo chiều rộng, dựa trên khai thác lao
động giá rẻ và tài nguyên thiên nhiên, tăng cường độ lao động và tăng vốn
đầu tư chứ chưa thật sự tính toán đầy đủ đến những hệ luỵ cùng những hạn
chế nên năng suất lao động tăng không ổn định, dẫn đến năng lực cạnh
tranh quốc gia ở mức thấp.
- Từ những thay đổi nhận thức này chúng ta cần phải thay đổi những
chính sách để cho nền kinh tế phát triển theo chiều sâu và bền vững.
Phải cơ cấu lại kinh tế của từng ngành và toàn bộ nền kinh tế, thay đổi
cơ cấu đầu tư và chính sách sử dụng nguồn nhân lực cũng như thay đổi
một cách căn bản để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu
Thực hiện: Nhóm 5 Trang

5
Đại Học Thương Mại
cầu phát triển kinh tế đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá và kinh tế trí
thức, hội nhập, tham gia tích cực quá trình toàn cầu hoá.
- Hiện nay, việc cơ cấu lại nền kinh tế đặt ra rất bức thiết vì sau cuộc
khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu, xuất khẩu hàng hoá
đang gặp khó khăn. Do vậy phải đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế trong các
ngành kinh tế, nghề, sản phẩm, thành phần kinh tế, vùng kinh tế và cả
về mô hình phát triển kinh tế theo hướng đáp ứng yêu cầu tiêu dùng cho
sản xuất, tiêu dùng của dân cư và tiêu dùng của Nhà nước ngày một
tăng trong nước và nhu cầu xuất khẩu. Việc tái cơ cấu kinh tế cần xuất
phát từ lợi thế có tầm dài hạn, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đóng
góp nhiều cho xã hội, tăng thu nhập cho người lao động để tái sản xuất
sức lao động.
Trong bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nhà nước, các ngành chức năng cần
nghiên cứu để bổ sung những chính sách, luật pháp liên quan đến người lao
động ở mọi thành phần kinh tế, nhất là kinh tế ngoài nhà nước nhằm bảo vệ
lợi ích chính đáng của người lao động cũng như lợi ích hợp pháp của
những chủ sở hữu. Những chính sách phù hợp có tác dụng khuyến khích
người lao động làm việc có năng suất cao, có thêm thu nhập, hạn chế được
đình công và cũng động viên những chủ sở hữu đầu tư máy móc và công
nghệ để làm ra các sản phẩm mới có chất lượng.
- Vì vậy, để thúc đẩy tăng năng suất lao động trong thương mại đòi hỏi
phải áp dụng nhiều biện pháp quan trọng như: tổ chức lao động một
cách hợp lý và khoa học, nâng cao trình độ lành nghề của người lao
động, xác định đúng đắn phương hướng sản xuất kinh doanh, cải tiến
công tác quản lý kinh tế, tăng cường công tác tư tưởng và công tác tổ
chức đời sống cho người lao động nhằm động viên mọi người hăng say
lao động.
Thực hiện: Nhóm 5 Trang

6

×