VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
MAI THỊ HẠNH LÊ
TƯ TƯỞNG TỰ DO TINH THẦN CỦA F.M.
DOSTOIEVSKI VÀ GIÁ TRỊ CỦA NÓ
Ngành: Triết học
Mã số: 9.22.90.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Văn Huyên
HÀ NỘI- 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các dữ liệu nêu trong luận án là trung thực, những kết luận của luận văn
chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào.
Tác giả
DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TẮT
CNCS:
Chủ nghĩa cộng sản
CNTD:
Chủ nghĩa tự do
CNXHKT:
Chú nghĩa xã hội không tưởng
Nxb:
Nhà xuất bản
TDTT:
Tự do tinh thần
MỤC LỤC
Trang
1
MỞ ĐẦU
Chương 1:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
7
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
ĐỐI VỚI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu về sự hình thành tư tưởng tự do tinh thần của
7
F.M.Dostoievski
1.2. Tình hình nghiên cứu về nội dung tư tưởng tự do tinh thần của
15
F.M.Dostoievski
1.3.Tình hình nghiên cứu về giá trị của tư tưởng tự do tinh thần của
23
F.M.Dostoievski
1.4. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra đối với luận
29
án
Chương 2:
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ HÌNH
33
THÀNH TƯ TƯỞNG TỰ DO TINH THẦN CỦA
F.M.DOSTOIEVSKI
2.1. Những yếu tố lịch sử- xã hội đương thời ảnh hưởng tới sự hình
33
thành tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski
2.2. Những yếu tố lý luận ảnh hưởng tới sự hình thành tư tưởng tự do
43
tinh thần của F.M.Dostoievski
2.3. Nhân tố chủ quan tác động đến sự hình thành tư tưởng tự do tinh
57
thần của F.M.Dostoievski
Chương 3: MỘT SỐ NỘI DUNG CHỦ YẾU TRONG TƯ TƯỞNG
67
TỰ DO TINH THẦN CỦA F.M.DOSTOIEVSKI
3.1. Quan niệm về tự do tinh thần của F.M.Dostoievski
67
3.2. Tự do tinh thần chứa đựng khát vọng con người được là chính mình
72
3.3. Tự do tinh thần là thể phức hợp của chứa đựng sự “giằng xé” giữa
83
các yếu tố nội tâm
3.4. Sự lựa chọn các giá trị của chủ thể hiện sinh để đạt được tự do tinh
88
thần
3.5. Tư tưởng về con đường đạt tới tự do tinh thần
Chương 4: GIÁ TRỊ CỦA TƯ TƯỞNG TỰ DO TINH THẦN CỦA
96
107
F.M.DOSTOIEVSKI
4.1. Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski góp phần phát triển
107
nhận thức về tự do
4.2. Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski góp phần phát triển
115
xã hội Nga thông qua lựa chọn các giá trị
4.3. Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski góp phần phát triển
127
nghệ thuật
4.4. Một số hạn chế trong tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski
139
KẾT LUẬN
146
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở bất kỳ thời đại nào, tự do tinh thần (TDTT) và vấn đề TDTT của con người,
của xã hội cũng là vấn đề cốt lõi và bức thiết. Nhận thức về vai trò của tinh thần
trong xã hội hiện đại càng là vấn đề quan trọng và bức thiết, đặc biệt nhu cầu kinh
tế và điều kiện vật chất lấn át đời sống tinh thần, trở thành nhân tố trực tiếp dẫn đến
sự khủng hoảng về đời sống tinh thần của con người, của mỗi cộng đồng và của cả
nhân loại.
Trong thế kỷ XXI, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, đặc biệt là cuộc
cách mạng công nghệ 4.0, một mặt nâng cao các điều kiện vật chất, tinh thần của
con người, song đồng thời nó cũng làm thay đổi, thậm chí xáo trộn đời sống hoạt
động của tư duy con người. Hệ giá trị sống được thiết lập mới, nhiều xu hướng giá
trị của con người được hình thành. Giá trị vật chất và giá trị tinh thần nhiều khi khó
phân biệt. Lựa chọn giá trị đúng đắn và phù hợp với thời đại của mỗi cá nhân là vấn
đề hết sức quan trọng đối với hiện tại và tương lai. Nghiên cứu để hiểu đúng bản
chất và tầm quan trọng của TDTT vì vậy không chỉ có ý nghĩa lý luận mà cả ý nghĩa
thực tiễn của mỗi con người nói riêng, xã hội nói chung.
Ở Việt Nam, nghiên cứu tư tưởng triết học về tự do và TDTT đã đạt những
thành tựu đáng kể. Tuy vậy, nhận thức, quan niệm về TDTT cho đến nay vẫn chưa
thống nhất, nghiên cứu về TDTT nhiều khi còn dè dặt, chưa thật sự đi vào thực tiễn
của vấn đề, còn tư duy giản đơn hoặc một chiều, chưa dám nhìn thẳng vào vào sự
thật có tính mẫu thuẫn triết học của đời sống tinh thần con người. Điều đó hạn chế
rất lớn đến nhận thức và thực tiễn xây dựng đời sống tinh thần của xã hội xã hội chủ
nghĩa của chúng ta hiện nay. Nghiên cứu về tự do và TDTT đúng với triết học
macxit, cùng với đó là nghiên cứu TDTT trong nhiều trường phái triết học khác
nhau trong lịch sử tư tưởng nhân loại, góp phần xóa bỏ sự nghèo nàn trong quan
niệm về văn hóa tinh thần và gợi mở, thu hút các nguồn lực tinh thần phát triển đất
nước, con người Việt Nam hiện nay.
1
Trong bối cảnh xây dựng đất nước, thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay,
việc nghiên cứu vấn đề TDTT có lúc bị hiểu nhầm, do sự xuyên tạc, lợi dụng TDTT
như là một công cụ, phương cách thực hiện “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù
địch. Vì vậy, để thực hiện định hướng tiến bộ của Đảng ta về xây dựng nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc cần phải nhận thức đúng đắn và phân
tích vấn đề TDTT giúp cho sự lựa chọn những giá trị tích cực và tư tưởng của nhân
loại bồi đắp và làm phong phú hệ giá trị tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Fiodos Mikhailovich Dostoievski (1821-1881) nhà văn, nhà triết học hiện sinh
Nga thế kỷ XIX- người khai sáng những tư tưởng cho chủ nghĩa hiện sinh tại Nga.
Tuy vậy, việc nghiên cứu về Dostoievski ở Việt Nam trên phương diện triết học,
nhất là sự đánh giá những đóng góp về tư tưởng triết học, trong đó có tư tưởng
TDTT của ông còn chưa thật thỏa đáng. Việc nâng cao chất lượng khoa học trong
nghiên cứu triết học ở nước ta đòi hỏi nghiên cứu một cách có hệ thống trên tinh
thần khoa học nhằm tiếp thu tinh hoa triết học nhân loại, trong đó có tư tưởng
TDTT của Dostoievski.
Tiếp thu tư tưởng của Dostoievski phù hợp với triết học mac xit, với quan
điểm của Đảng về nắm bắt cái mới, có thái độ đúng mực với sự sáng tạo, độc đáo
trong mỗi sáng kiến của cá nhân. Tư tưởng của Dostoievski có điểm rất gần gũi với
một số ngành như tâm lý học lâm sàng, giáo dục học. Vì vậy, nghiên cứu tư tưởng
TDTT của Dostoievski không chỉ góp phần làm rõ giá trị tư tưởng của ông trong
triết học mà còn cả trong sự phát triển của các khoa học liên ngành.
Việc xây dựng và phát triển con người Việt Nam, nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần, bảo tồn, phát huy và phát triển các giá trị tinh thần cho họ là một
nhiệm vụ cấp thiết. Bởi vậy, việc nghiên cứu, đánh giá đúng tư tưởng TDTT của
Dostoievski sẽ góp phần vào sự nghiệp xây dựng các hệ giá trị con người và văn
hóa dân tộc, vào sự nghiệp phát triển văn hóa của dân tộc, đồng thời góp phần phát
triển tư tưởng triết học mang tính nhân văn ở Việt Nam.
Từ những lý do có tính thiết thực và cấp bách trên, nghiên cứu sinh chọn đề
tài: “Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị của nó” để làm luận
án tiến sĩ triết học của mình.
2
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích
Luận án nghiên cứu, phân tích và khái quát một số nội dung chủ yếu của tư
tưởng TDTTtừ góc độ triết học của Dostoievski, trên cơ sở đó phân tích để rút ra
những giá trị của tư tưởng TDTT của ông.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt mục đích trên, luận án sẽ giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau:
Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và xác định những vấn đề
đặt ra đối với luận án.
Phân tích, làm rõ nhữngyếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự hình thành tư tưởng
TDTT của Dostoievski.
Phân tích khái quát những nội dung chủ yếu trong tư tưởng TDTT của
Dostoievski.
- Rút ra những giá trị cơ bản của tư tưởng TDTT của Dostoievski.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1.Đối tượng nghiên cứu
Tư tưởng của Dostoievski là rất phong phú được thể hiện ở nhiều khía cạnh
và nội dung khác nhau, luận án tập trung nghiên cứu tư tưởng TDTT từ dóc độ triết
học của ông.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tư tưởng của Dostoievski được thể hiện ở nhiều lĩnh vực như văn học, tâm lý
học, văn hóa học. Luận án chỉ nghiên cứu tư tưởng TDTT của Dostoievski từ góc
độ triết học, qua các tác phẩm văn chương và tài liệu về tiểu sử của ông.
Các tác phẩm được nghiên cứu sinh lựa chọn để hoàn thành luận án là các tác
phẩm tiêu biểu của ông, thể hiện tư tưởng TDTT của Dostoievski: “Bút ký dưới
hầm” (truyện vừa, trích trong tập “Trái tim yếu mềm”), “Lũ người quỷ ám”, “Anh
em nhà Caramazov”, “Đầu xanh tuổi trẻ”, “Gã khờ”, “Con bạc”.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đời sống tinh thần của
3
con người, về văn hóa. Luận án cũng sử dụng những thành quả lý luận của các công
trình khoa học nghiên cứu về tư tưởng triết học của Dostoievski trên thế giới.
4.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:
Phương pháp liên ngành (văn- sử- triết): đối tượng nghiên cứu của luận án là
tư tưởng triết học qua các tác phẩm văn học của một nhà văn trong lịch sử. Phương
pháp liên ngành văn- sử - triết sẽ đem lại hiệu quả cao.
Phương pháp văn học:thông qua văn bản của các tác phẩm tiêu biểu của
Dostoievski (tiểu thuyết, bút ký, truyện ngắn...) phân tích hình tượng nhân vật, từ đó
khái quát những tư tưởng và TDTT của ông.
Phương pháp lịch sử: nghiên cứu từ góc độ văn học sử- lịch sử ra đời của tác
phẩm gắn với bối cảnh văn học đương thời (thế kỷ XIX), từ đó khái quát có căn cứ
lý luận và thực tiễn những nội dung trong TDTT của đại văn hào Dostoievski.
Phương pháp triết học: trên cơ sở cứ liệu lịch sử và văn học của nước Nga thế
kỷ XIX, bằng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, NCS xác
định được ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị, tôn giáo đối với sự
hình thành tư tưởng TDTT của Dostoievski, nhận định các nội dung triết học trong
tác phẩm, tìm ra trong các tầng ngữ nghĩa của tác phẩm hàm ý tư tưởng sâu xa của
Dostoievski gửi gắm nhân loại thông qua các hình tượng nhân vật.
Trong phương pháp triết học, luận án sử dụng phương pháp cụ thể: lịch sửlogic, phân tích-tổng hợp, so sánh khái quát hóa.
Phương pháp lịch sử và logic: có vai trò hữu hiệu trong việc khái quát những
vấn đề, những nội dung trong tư tưởng TDTT của nhà văn, sự hình thành và nội
dung của các tư tưởng đó chỉ được khái quát có căn cứ và thuyết phục trên cơ sở cứ
liệu lịch sử và phân tích khách quan của sự vận động logic.
Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp phân tích sẽ làm rõ chiều
sâu các khía cạnh của nội dung tư tưởng TDTT của Dostoievski. Sự khái quát nội
4
dung tư tưởng đó chỉ được thực hiện bằng sự tổng hợp những kết luận chính xác và
thuyết phục khi đã phân tích các sự kiện, hiện tượng, suy nghĩ và hành vi của đối
tượng nghiên cứu.
Phương pháp so sánh: dùng để so sánh, đối chiếu tư tưởng của Dostoievski
với tư tưởng TDTT của các nhà tư tưởng trong quá khứ, bằng phương pháp so sánh,
những căn cứ, những giá trị sáng tạo của Dostoievski mới hiện diện rõ ràng và
thuyết phục.
Phương pháp khái quát hóa: Các kết quả của phân tích và tổng hợp, nghiên
cứu sinh sẽ được khái quát hóa để xác định các nội dung đặc sắc trong tư tưởng
TDTT cũng như giá trị thời đại của tư tưởng TDTT của Dostoievski.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án đã phân tích, làm rõ những yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành tư
tưởng TDTT của Dostoievski, đó là yếu tố lịch sử- xã hội Nga thế kỷ XIX, yếu tố tư
tưởng lý luận đương thời như chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp, triết học Khai
sáng Anh, Kito giáo Nga; đặc biệt nhân tố chủ quan của bản thân Dostoievski.
- Luận án đã phân tích và khái quát được một số nội dung chủ yếu của tư
tưởng TDTT của Dostoievski, quan niệm triết học về TDTT, TDTT là một thể phức
hợp của sự giằng xé, tư tưởng về sự lựa chọn các giá trị và con đường đạt tới TDTT.
- Luận án đã rút ra được một số giá trị quan trọng của tư tưởng TDTT của
Dostoievski như: góp phần phát triển nhận thức về tự do; góp phần vào sự tiến bộ
xã hội Nga và sự phát triển nghệ thuật; bên cạnh đó nêu được những hạn chế của tư
tưởng đó.
6. Ý nghĩa của luận án
- Ý nghĩa lý luận
Với những kết quảcó được, luận án đã làm rõ, sâu sắc hơn và phong phú thêm
tư tưởng triết học của nhà văn- nhà tư tưởng lỗi lạc Nga thế kỷ XIX; cụ thể trong đã
từ góc độ triết học đi sâu vào bản chất và khái quát được nội dung cốt lõi của tư
tưởng TDTT; làm phong phú và sâu sắc thêm tư tưởng triết học của Dostoievski;
khẳng định giá trị tư tưởng đặc sắc của ông về mặt triết học.
5
Luận án góp phần bổ sung nhận thức về con đường phát triển đời sống tinh
thần Nga, đồng thời gợi mở về mặt phương pháp luận cho việc nghiên cứu con
đường phát triển tinh thần Nga trong thế kỷ mới.
- Ý nghĩa thực tiễn
Luận án có thể được sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo cho công tác
nghiên cứu, giảng dạy, học tập ở các cơ quan nghiên cứu, giảng dạy, sáng tạo.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết
cấu thành 4 chương, với 16 tiết.
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu về sự hình thành tư tưởng tự do tinh thần của
F.M.Dostoievski
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về ảnh hưởng của yếu tố lịch sử- xã hội đến sự
hình thành tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski
Dostoievski là nhà văn hiện thực đồng thời là một nhà tư tưởng, nhà triết học
hiện sinh, tư tưởng của ông không tách khỏi bối cảnh xã hội nước Nga thế kỷ XIX.
Nghiên cứu về điều kiện lịch sử- xã hội ảnh hưởng tới sự hình thành tư tưởng
TDTT của Dostoievski cần phải nói đến các công trình sau:
- Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Tại Nga. năm 1883, sau 2 năm ngày mất của Dostoievski Vladiamir Soloviev
đã viết bài“Ba diễn từ tưởng niệm Dostoievski”, về sau, bài này được in trong cuốn
sách “Siêu lý tình yêu” (tập 3), (Phạm Vĩnh Cư dịch và tổng hợp, Nxb Tri thức, 2011,
tr.81-117). Bài viết thể hiện nhận thức sâu sắc về tư tưởng Dostoievski, chỉ ra đặc
điểm tinh thần của nước Nga trong thời đại Alexandre đệ nhị, đó là việc tạo ra “ngoại
hình tự nhiên của nước Nga, sự định hình thân thể của nó và, trong đau đớn và bệnh
hoạn, bắt đầu một quá trình sinh nở tinh thần” [88, tr.102]. Trong công trình này
Soloviev đã chỉ ra rằng, điều kiện địa lý tự nhiên rộng lớn, lịch sử chinh phạt của
nước Nga đã ảnh hưởng đến tư tưởng người Nga nói chung, tư tưởng của Dostoievski
nói riêng về tự do.
Tại Nga, trong những năm đầu thế kỷ XX, Leonid Grossman đã công bố công
trình nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Dostoievski có tên“ĐôxtôiepskiCuộc đời và sự nghiệp”. Sau này cuốn sách được in ra và dịch ra tiếng Việt,
(L.Grôxman, Nxb Văn hóa, 2007), với hơn 700 trang của cuốn sách, Grossman đã
dành phần lớn cho việc chỉ ra điều kiện lịch sử - xã hội dẫn đến sự xuất hiện tư
tưởng tự do của Dostoievski. Đây là công trình đề cập đến những lĩnh vực liên quan
7
đến sự xuất hiện tư tưởng tự do của Dostoievski. Tiếp đó, có nhiều công trình bàn
đến nhân tố lịch sử- xã hội ảnh hưởng tới sự hình thành tư tưởng TDTT của
Dostoievski của hàng loạt các nhà nghiên cứu Nga và Việt Nam trong thế kỷ XX.
Cuốn “Đôxtôiepski- Cuộc đời và sự nghiệp” là công trình tiêu biểu, đã chứa
đựng nhiều tư liệu quý hiếm về Dostoievski được Grossman truyền tải thông tin về
bối cảnh xã hội, gia đình, môi trường mà Dostoievski làm việc, họat động sau này.
Công trình này đã gián tiếp chỉ ra đặc điểm của xã hội Nga thế kỷ XIX, xu hướng
sản xuất của phương thức sản xuất phong kiến biến đổi, xuất hiện khuynh hướng
sản xuất tư bản, mâu thuẫn giai cấp giữa tư sản và vô sản, giữa địa chủ và nông nô,
nông dân Nga ngày càng sâu sắc. Công trình phân tích xu hướng vận động, phát
triển của xã hội Nga cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX về biến đổi lực lượng sản xuất
vật chất, tồn tại xã hội Nga dẫn đến những biến đổi lớn trong đời sống tinh thần của
con người, của xã hội Nga đương thời. Chính sách của Sa hoàng đã tác động mạnh
đến sự biến đổi trong đời sống tinh thần của dân chúng Nga. Bối cảnh lịch sử trên
và những sự kiện trọng đại trong cuộc đời Dostoievski như ông hội văn chương, hội
tuyên truyền, những năm ông bị lưu đày đã ảnh hưởng đến sự hình thành tư tưởng
TDTT. Cuốn “Đôxtôiepski- Cuộc đời và sự nghiệp” của Leonid Grossman là công
trình chi tiết nhất về hoàn cảnh môi trường sống và tư tưởng ảnh hưởng đối với sự
hình thành tư tưởng tự do của Dostoievski.
Năm 1923, N.A.Berdyaev (1874-1948) xuất bản cuốn sách viết về Dostoievski
tại Pragne (dẫn theo Nguyễn Hữu Hiệu) [15, tr.761]. Cuốn sách sau này được dịch
tại Việt Nam bởi Nguyễn Văn Trọng, với tên là: “Thế giới quan của Dostoevsky”
của N.A.Berdyaev (Nxb Tri thức, 2017). Đây là công trình nghiên cứu sự vận động
về tư tưởng của Dostoievski. Trong công trình này, do mục đích của Berdyaev là
phân tích bản chất sự vận động của tư tưởng về tự do của Dostoievski nên ông chỉ
đưa ra một vài trình bày về hoàn cảnh sống của Dostoievski. Berdyaev thấy được sự
chấn động của Dostoievski sau khi ông được thay hình phạt tử hình bằng án khổ sai.
Vì vậy, tác giả cho rằng đây là bước ngoặt nhận thức của Dostoievski dần thay đổi,
để rồi sau này ông đề cao Kito giáo.
8
Tập tiểu luận “Về trí thức Nga” của tập thể tác giả (Nxb Tri thức, 2014), là công
trình xoay quanh những dữ kiện của lịch sử Nga cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Công trình đánh dấu bước nghiên cứu rõ nét hơn về xã hội Nga, nhất là thông qua
nghiên cứu một nhóm người- trí thức Nga, các tác giả đã phân tích tư tưởng của trí
thức Nga dưới ảnh hưởng của biến đổi xã hội, tham chiếu tư tưởng của Dostoievski
với trí thức Nga thế kỷ XIX. Từ đó, các tác giả đã đánh giá mức độ phản ánh thời đại
của Dostoievski trên những chân dung tinh thần của trí thức Nga.
- Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam:
Cuốn “Lịch sử văn học Nga thế kỷ XIX”, (Nguyễn Hải Hà, chủ biên) xuất bản
lần đầu tiên năm 1978 tại Nxb Giáo dục, (có bản tái bản của Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2002), đã nghiên cứu rất nhiều vấn đề về lịch sử văn học Nga phản ánh lối
sống và tư tưởng dân tộc Nga trong đó chỉ ảnh hưởng của thời đại đến tư tưởng của
các nhà văn Nga thế kỷ XIX nói chung và tư tưởng của Dostoievski nói riêng.
Cuốn sách của nhà nghiên cứu Nguyễn Trường Lịch với chủ đề: “Khái quát
văn học Nga và Lep Tônxtôi” (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1986) đã phân tích
làm rõ bối cảnh văn học Nga trong thế kỷ XIX tác động tới sự nghiệp văn chương
của Dostoievski. Công trình chỉ ra sự phức tạp về bối cảnh xã hội Nga tạo ra sự
phức tạp về tinh thần, tư tưởng ở nước Nga. Trong đó có sự phức tạp, đa chiều
trong tư tưởng của Dostoievski.
Trong cuốn sách“Diện mạo triết học phương Tây hiện đại” (2006, Nxb Hà
Nội), tác giả Đỗ Minh Hợp đã mô tả nhiều trường phái triết học, nhiều nhà triết học
phương Tây hiện đại, trong đó có bàn đến triết học Dostoievski. Về Dostoievski, tác
giả đã khái quát điều kiện lịch sử- xã hội dẫn đến sự phát triển của luồng tư tưởng tự
do hiện sinh nói chung và tư tưởng triết học của Dostoievski nói riêng.
Công trình lớn của nhiều nhà nghiên cứu là cuốn “Lịch sử văn học Nga”,
(đồng tác giả Nguyễn Kim Đính, Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Hải Hà, Hoàng Ngọc
Hiến, Nguyễn Trường Lịch, Huy Liên, Nxb Giáo dục, 2006), xuất bản lần đầu năm
1997 và tái bản nhiều lần. Đây là công trình nghiên cứu sự vận động của các tư
tưởng trong văn học Nga. Tại công trình này, tác giả Nguyễn Kim Đính dành trọn
32 trang viết về Dostoievski đã giới thiệu các điều kiện hình thành, nội dung tư
9
tưởng của Dostoievski [11, tr.355-386]. Bài viết của Nguyễn Kim Đính đã chỉ ra
giai đoạn vận động lịch sử mà Dostoievski đang sống, đồng thời những biến đổi của
tình hình cách mạng tại châu Âu, phong trào đấu tranh của nhân dân Nga đã thúc
đẩy khuynh hướng nhận thức về tự do của Dostoievski.
Công trình “Đại cương lịch sử triết học phương Tây hiện đại cuối thế kỷ XIX
nửa đầu thế kỷ XX” của nhóm tác giả Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn
Thanh, (Nxb Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh, 2008), phân tích cho rằng tư tưởng TDTT
của Dostoievski như một vấn đề tiềm năng của triết học hiện sinh. Công trình đã giới
thiệu giúp cho giới nghiên cứu nắm bắt một cách tổng thể xã hội phương Tây cuối
thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đồng thời phân tích sâu sắc ảnh hưởng của xã hội đối
với triết học hiện sinh nói chung, tư tưởng TDTT của Dostoievski nói riêng.
Bài nghiên cứu của Phạm Vĩnh Cư với tựa đề: “Dostoievski- sự nghiệp và di
sản”, (Tạp chí Văn học nước ngoài, số 6, 2001), đã luận giải các yếu tố tương tác
dẫn đến sự xuất hiện tư tưởng tự do của Dostoievski. Công trình chỉ ra rằng, xu
hướng mất tự do, dân chủ của đa số nhân dân Nga ở thế kỷ XIX là điều kiện để
Dostoievski bàn tới tự do. Tại trang 145, tác giả viết: “sau này, nhiều năm sống ở
Tây Âu, quan sát tận mắt hiện thực xã hội ở những nước đã làm cách mạng tư sản,
Dostoievski nhận thấy lý tưởng tự do công bằng bác ái ở đây bị phản bội, quyền lợi
của con người lao động không được tôn trọng, các đảng phái chính trị lợi dụng sự
tín nhiệm của nhân dân theo đuổi những mục tiêu vị kỷ hẹp hòi của họ” [13,tr.145].
Đặc biệt, công trình này đã lý giải hai lý do làm cho việc Dostoievski thay đổi
lập trường chính trị, đó là chính sách mới của AlexandreII và thời gian bị cầm tù ở
Syberi giúp Dostoievski hiểu biết, yêu mến quần chúng lao động Nga. Công trình
bước đầu lý giải được bản chất của tự do mà Dostoievski đưa ra ở hai giai đoạn
(trước và sau những năm 60 của thế kỷ XIX) là khác nhau.
Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu lịch sử nước Nga
vào cuối thế kỷ XIX đã chỉ ra bản chất giả tạo của cuộc cải cách nông nô dẫn tới
xuất hiện luồng tư tưởng cấp tiến tại Nga, trong đó có tư tưởng về tự do của
Dostoievski. Các công trình đều phân tích và thống nhất đánh giá rằng, những chính
sách cai trị của Sa hoàng là kết hợp cải cách và trấn áp. Năm 1825, Nikolai I lên nối
10
ngôi thay Hoàng đế Aleksander I đã phải đối phó với các cuộc nổi dậy. Tiêu biểu là
nhóm nhỏ quý tộc và sĩ quan quân đội theo đường lối tự do muốn đưa em trai của
Nikolai I, vốn là người theo chủ thuyết dân chủ và ôn hòa, lên làm hoàng đế lập hiến.
Lúc này Nikolai I trở nên chuyên chế hơn, trấn áp các cuộc khởi nghĩa. Sự trấn áp của
Nikolai I đối với phong trào tự do lại có tác dụng trở lại, kích thích tinh thần tự do
của nhân dân Nga trỗi dậy. Trong nhiều nhóm tham gia vào phong trào tự do, nhóm
Petrashshevski của Plekhanov đã khiến Dostoievski chịu ảnh hưởng mạnh mẽ và tin
theo. Thời kỳ đầu, tư tưởng tự do của Dostoievski mang khuynh hướng tự do chính
trị, ông còn tham gia tổ chức đấu tranh đòi tự do, chống lại Sa hoàng.
Các công trình trên đã phân tích sự phát triển của chủ nghĩa tư bản nửa cuối
thế kỷ XIX, khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy mạnh mẽ điều kiện vật chất, kinh tế Nga
phát triển về cơ cấu ngành, số lượng hàng hóa làm nảy sinh nhiều nhu cầu về vật
chất và tinh thần ở mức độ cao hơn. Các công trình đã chỉ ra tác động của điều kiện
lịch sử- xã hội dẫn đến sự phân hóa trong triết học, sự xuất hiện các nhánh hiện sinh
và kỹ trị, nhánh kỹ trị luôn tiếp cận vấn đề trên dòng thác của khoa học kỹ thuật,
còn nhánh hiện sinh tiếp cận vấn đề từ những biến đổi đa chiều của đời sống con
người, đặc biệt là cái bản ngã. Các công trình này đã phân tích điều kiện kinh tế- xã
hội mà Dostoievski sống, từ đó chỉ ra rằng: những hạn chế và sự kìm kẹp của chuyên
chế phong kiến hay tính lợi ích trong chủ nghĩa tư bản theo khuynh hướng độc quyền
đã kích thích tư tưởng tự do và hành động nhằm đạt tới tự do của nhân dân. Một số
công trình liên quan đã lý giải sự thay đổi chính sách cai trị của Nga hoàng, biến cố
cuộc đời của Dostoievski đã ảnh hưởng tới luồng tư tưởng của ông. Nhiều công trình
khác đóng góp quan trọng vào việc luận chứng các điều kiện khách quan và nhân tố
chủ quan tới sự hình thành tư tưởng TDTT của Dostoievski.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về ảnh hưởng của các tư tưởng dẫn đến sự
hình thành tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski
Nghiên cứu về khía cạnh này chủ yếu là các công trình của các học giả nước
ngoài, tiêu biểu như L.Grossman, Berdyaev, Soloviev, Bakhtin. Công trình đồ sộ
của L.Grossman đã phân tích sâu xu hướng ảnh hưởng Kito giáo của Dostoievski;
công trình tiêu biểu của Berdyaev đã tập trung đánh giá những tư tưởng ảnh hưởng
11
tới tư tưởng tự do của Dostoievski; một số công trình của Soloviev quan tâm đến
hầu hết sự vận động tư tưởng của Dostoievski.
- Các công trình nghiên cứu tiêu biểu ở nước ngoài:
Cuốn “Triết học của tự do” của N.A.Berdyaev xuất bản lần đầu tiên tại Nxb
Con đường ở Nga, năm 1911( bản tiếng Việt tại Việt Nam do Đỗ Minh Hợp dịch,
Nguyễn Trọng Chuẩn hiệu đính, Nxb Tri thức, 2015) được giới nghiên cứu ở Việt
Nam mới đây đón nhận. Đây là một trong những công trình khảo cứu về bản diện cá
nhân và TDTT của chủ nghĩa hiện sinh. Trong công trình này, Berdyaev chỉ ra sự
ảnh hưởng của Kito giáo đối với sự hình thành tư tưởng tự do của Dostoievski.
Berdyaev đã luận giải sự ảnh hưởng đặc biệt của Kito giáo đối với đời sống tinh
thần, khát vọng vươn tới TDTT của con người. Ông cho rằng, giữa lúc mà con
người muốn tự do về vật chất và thỏa mãn điều kiện vật chất thì con người vẫn khát
khao tự do của Chúa, tự do theo tinh thần Kito giáo. Dostoievski nhận thấy khoa học
tạo ra và nhận thức được các dạng vật chất mới, nhưng theo ông, khoa học tự nhiên
vẫn còn bất lực trong khi giải thích sáng tỏ thế giới, chưa tạo được niềm tin trấn an
con người. Công trình chịu ảnh hưởng nặng nề của lập trường duy tâm tôn giáo nên
chưa chỉ ra được đầy đủ nội hàm khái niệm TDTT mà Dostoievski đã đưa ra.
Cuốn “Thế giới quan của Dostoevsky” của N.A.Berdyaev, (Nxb Tri thức,
2017) là một trong những cuốn sách có giá trị và được viết sớm về vai trò của Kito
giáo đối với sự hình thành tư tưởng tự do và TDTT của Dostoievski.
Cuốn “Đôxtôiepxki- Cuộc đời và sự nghiệp” của L.Grossman (đã giới thiệu ở
trên) đã phân tích, chứng minh một cách tỉ mỉ những thay đổi trong đời sống tinh
thần của Dostoievski. Trong cuốn này, Grossman đã sử dụng nhiều tư liệu quý để
minh chứng, luận giải từ cuốn “Hồi ức về F.M.Dostoievski của Soloviev”, xuất bản
năm 1881. Công trình cũng đã nêu ảnh hưởng của tư tưởng XHCNKT và Kito giáo
đối với Dostoievski. Công trình dẫn nhập nhiều tư liệu quý về ảnh hưởng tư tưởng
XHCN đối với Dostoievski. Trong 68 trang của công trình, (từ trang 103 đến trang
171), Grossman đã chỉ ra sự chuyển hướng tư tưởng của Dostoievski vào khoảng
những năm 40 của thế kỷ XIX. Dostoievski gặp gỡ Belinski, tìm hiểu tư tưởng dân
chủ và xã hội, theo nhóm Petrashshevski, chịu ảnh hưởng của CNXHKT mà Fuorier
12
xây dựng nên. Tuy nhiên, công trình này chỉ dừng ở việc phân tích giai đoạn đầu
hình thành tư duy về tự do của Dostoievski, chưa chú ý đến tư duy về tự do của
Dostoievski ở giai đoạn sau. Trong khi, ở giai đoạn sau (tức là từ thập niên 60 trở
đi) những biến cố cuộc đời khiến Dostoievski chịu ảnh hưởng Kito giáo sâu sắc,
đấy mới là giai đoạn thể hiện rõ nhất tư tưởng TDTT của Dostoievski.
Trong thập niên đầu thế kỷ XX, L.Shestov đã có bài đầu tiên chỉ ra ảnh hưởng
của Kito giáo đối với Dostoievski, đó là bài: “Dostoievski và Nietzsch”, (dẫn theo
Nguyễn Hữu Hiệu), [15, tr.777].
Hai công trình lớn và tiêu biểu của L.Grossman và N.A.Berdyaev có cách tiếp
cận vấn đề khác nhau. Nếu như Grossman nhận thấy vai trò của Fuorier và các nhà
CNXHKT thì Berdyaev nhận thấy ảnh hưởng của Kito giáo đối với sự xuất hiện tư
tưởng TDTT của Dostoievski. Grossman liệt kê hầu hết các sự kiện về cuộc đời của
Dostoievski trong những năm 40, 50 của thế kỷ XIX, để nói rõ sức ảnh hưởng của
trào lưu CNXHKT đối với Dostoievski, còn Berdyaev chú trọng đến mức độ ảnh
hưởng của Kito giáo đối với Dostoievski.
- Các công trình tiêu biểu ở trong nước:
Công trình “Triết học hiện sinh” của tác giả Trần Thái Đỉnh xuất bản lần đầu
tiên tại Nxb Thời mới ở Sài Gòn năm 1967, bản tái bản của Nxb Tri thức, 2008).
Tác giả chú trọng làm rõ hơn vấn đề hiện sinh, ông cho rằng, sự hình thành tư duy
tự do hiện sinh chính là khởi nguồn từ Kant với những tri thức tiên nghiệm. Tuy
nhiên, tác giả chưa làm rõ quan điểm này ở trường hợp của Dostoievski.
Trong cuốn sách: “Lịch sử văn học Nga”, (đã giới thiệu trên) có một phần
trình bày về Dostoievski của Nguyễn Kim Đính. Tác giả Nguyễn Kim Đính đã chỉ
ra rằng, Dostoievski ảnh hưởng tư tưởng của các bậc tiền bối vốn là những nhà văn,
nhà thơ lớn như: W.Shakespear (1564-1616), A.S.Pushkin (1799-1837), N.V.Gogol
(1809-1852), H.Balzac (1799-1850), V.Hugo (1802-1885). Tài liệu này là cơ sở để
tác giả luận án vận dụng đối sánh bước phát triển về tư tưởng triết học của
Dostoievski trong giới văn sĩ.
13
Trong các công trình nghiên cứu về tiền đề tư tưởng đối với sự hình thành tư
tưởng TDTT của Dostoievski, cuốn “Thế giới quan của Dostoevsky”, (Nxb Tri
thức, 2017), của Berdyaev là công trình phân tích chi tiết và sâu sắc về ảnh hưởng
của chính thống giáo đối với Dostoievski; ở đây tác giả đưa ra những đánh giá
thuyết phục về sự kế thừa tư tưởng của Dostoievski từ chính thống giáo Nga.
Các công trình nghiên cứu trên đã phân tích bước ngoặt quan trọng trong tư
tưởng TDTT của Dostoievski, từ tự do chính trị, Dostoievski đã chuyển sang coi tự
do tinh thần Kito.Tuy nhiên, các công trình kể trên chưa làm rõ được bản chất và
nguyên nhân sự chuyển biến tư tưởng tự do của Dostoievski, từ chỗ mong ước xây
dựng một xã hội lý tưởng với nhiều phúc lợi về vật chất, đến tư tưởng TDTT, đề
cao lối sống hiện sinh, ngầm phê phán những lối tư duy, phi nhân tính, phi thực tế.
1.1.3. Tình hình nghiên cứu về nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới sự hình
thành tư tưởng tự do tinh thần của Dostoievski
- Các công trình ở nước ngoài:
Cuốn “Thế giới quan của Dostoevsky” được Berdyaev xuất bản từ năm 1923
tại Nga và mới xuất bản lần đầu bằng tiếng Việt tại Việt Nam (Nxb Tri thức, 2017)
đã chỉ ra một số nét về sự khác biệt của nhân cách Dostoievski, căn bệnh của ông,
lòng tốt và cả thói phiêu lưu mạo hiểm của ông đã ảnh hưởng tới sự hình thành tư
tưởng TDTT của ông ra sao.
Trong cuốn: “Dostoievski- những tiếp cận từ nhiều phía” (Trung tâm khoa
học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện thông tin KHXH, (1998) có bài viết:
“Dostoievski và số phận nước Nga” của Volgin [96,tr.62-68]. Bài viết phân tích
nhân tố chủ quan của Dostoievski đối với sự hình thành tư tưởng của ông. Một số
bài viết trích từ cuốn sách trên là những công trình chỉ ra sự vận động trong tư
tưởng của Dostoievski nói chung, tư tưởng TDTT của ông nói riêng.
Cuốn “Đốtxtôiepxki- Cuộc đời và sự nghiệp, ( Leonid Grossman, Nxb Văn
hóa, 2007) đã chuyển tải nhiều tư liệu quý hiếm về gia đình của Dostoievski. Công
trình chỉ ra những áp lực trong môi trường gia đình, chủ yếu là sự thô lỗ, tàn bạo
của người cha đã tạo nên tính cách cậu bé Dostoievski ít nói, nhút nhát. Tác giả của
14
công trình này đã liệt kê các chi tiết quan trọng như: Dostoievski từng bị thay thế
bản án tử hình bằng việc đi đày, ông bị bệnh động kinh nên sống biệt lập, thường
suy tưởng, chiêm nghiệm, chịu đựng giày vò. Tuy vậy, cuốn sách này còn hạn chế
khi luận chứng cho tư tưởng tự do, phần lớn được viết dưới dạng liệt kê, kể lại toàn
bộ cuộc đời và sự nghiệp của Dostoievski.
- Một số công trình ở Việt Nam:
Bài viết “Dostoievski- sự nghiệp và di sản” của Phạm Vĩnh Cư, (Tạp chí Văn
học nước ngoài, số 6, 2001) đã trình bày khái quát những nhân tố tác động đến sự
hình thành tư tưởng của Dostoievski như hoàn cảnh gia đình, nhân tố chủ quan của
Dostoievski. Công trình cũng chỉ ra hai lý do dẫn đến sự thay đổi thế giới quan của
Dostoievski vào những năm sáu mươi của thế kỷ XIX đó là bệnh tật và việc ông trải
nghiệm cuộc sống tử tù.
Những nghiên cứu về cuộc đời của Dostoievski đã chỉ ra những ảnh hưởng
đến sự hình thành tư tưởng TDTT của ông, đặc biệt là các cuộc chơi bạc và tình yêu
của Dostoievski dành cho cô thư ký Anna. Những nghiên cứu trên đây mới chỉ
mang tính gợi mở, mới chỉ thấy được một góc độ ảnh hưởng nào đó của tư tưởng
nhân loại đối với tư tưởng Dostoievski, chưa làm rõ được hết mức độ ảnh hưởng đối
với sự ra đời tư tưởng TDTT trong hệ thống các tác phầm của F.M.Dostoievski.
1.2. Tình hình nghiên cứu về nội dung tư tưởng tự do tinh thần của
Dostoievski
Cho đến nay có rất nhiều các công trình bàn đến tự do. Bởi vì, tự do là khát
vọng của loài người. Triết học lấy con người làm đối tượng nghiên cứu nên trong
lịch sử triết học nhiều tác giả bàn về tự do như: E. Kant, Hegel, F.Engels, C.Marx
và rất nhiều chính trị gia khác cũng bàn về vấn đề này. Cùng và sau Dostoievski có
thể kể đến một số công trình mới, nổi bật bàn về tự do.
- Những nghiên cứu về vấn đề tự do, TDTT:
Trong số rất nhiều công trình bàn về tự do, có công trình nổi bật của John
Stuart Mill là “Bàn về tự do”, xuất bản bằng lần đầu bằng tiếng Anh năm 1859, (
Nxb Tri thức, 2005) là công trình được nhiều người đọc quan tâm, nghiên cứu và
15
đối sánh nhất. Trong công trình này, J.S.Mill đã trình bày khái niệm tự do như là
một thành tố của an sinh. Mill chú trọng làm rõ tự do tư tưởng và tự do thảo luận.
J.S.Mill đã giải thích về chân lý trong mối quan hệ với các yếu tố: lòng tin chung
chung, lòng tin tôn giáo. Tư tưởng của J.S.Mill có nhiều nét đối lập với Dostoievski
trong khi bàn về tự do tư tưởng, TDTT về đối tượng và phương cách tiếp cận.
Trong những năm 30 của thế kỷ XX, I.Berlin xuất bản cuốn “Bốn tiểu luận
về tự do”, (sau này xuất bản bằng tiếng Việt tại Việt Nam, Nxb Tri thức, 2015).
Berlin cho rằng, tự do thuộc phạm trù đạo đức của mỗi người, tự do là đạt được
mục đích của mình. Nhưng ông cũng chỉ ra rằng đạt đến tự do triệt để không có
nghĩa là đạt đến bình đẳng triệt để. Về tính chất, đây là công trình bàn về tự do có
điểm tương đồng với quan điểm tự do của Dostoievski ở giai đoạn trước năm1860.
Một công trình tiêu biểu khác đó là cuốn sách “Chủ nghĩa tự do truyền thống”
của Ludwig von Mises xuất bản lần đầu bằng tiếng Đức, năm 1927, (sau này bản in
tiếng Việt tại Việt Nam, Nxb Tri thức, 2015). Công trình đã trình bày quan điểm về
tự do, chủ nghĩa tự do (CNTD) dựa trên căn cứ là mối quan hệ với tư liệu sản xuất.
L.V.Mises cho rằng, CNTD không phải là một học thuyết hoàn chỉnh hay một giáo
điều, bất di bất dịch. Ngược lại, đây chính là áp dụng lý thuyết khoa học và đời sống
xã hội của con người. Công trình này đã trình bày các nội dung về ảnh hưởng của
các thiết chế đối với sự xuất hiện tự do, đó là nhà nước, đảng chính trị, giới hạn của
nhà nước; đồng thờì công trình này cũng chỉ ra một số phương diện tự do như tự do
đi lại, tự do thương mại.
Các công trình kể trên đã chỉ ra những cơ sở của tự do công dân. Tuy nhiên,
những nghiên cứu này chỉ có ý nghĩa tham khảo để tác giả đề tài tiếp tục đi sâu
nghiên cứu tư tưởng TDTT của Dostoievski. Các công trình trên đã tập trung nghiên
cứu về CNTD truyền thống, như: tự do thể xác, tự do công dân. Trong đó, quan
điểm của Mill đã trình bày về tự do tư tưởng, nhưng cũng chỉ ở phạm vi liên quan
đến quy tắc xã hội. Chỉ có quan điểm của I.Berlin là trình bày về tự do mang tính
khoan dung, tự do của tư tưởng, tinh thần. Tuy nhiên các công trình này chưa làm
rõ được khái niệm tinh thần và bản chất của TDTT.
16
Đóng vai trò là cơ sở để tác giả nghiên cứu tư tưởng TDTT là khái niệm tinh
thần được trình bày trong cuốn “Từ điển triết học”, (Nxb Tiến bộ, Matxcova, 1986)
đã xác định: theo nghĩa hẹp thì tinh thần рồng nghĩa với tэ duy, theo nghĩa rộng thì
tinh thần đồng nghĩa với ý thức. “Cái tinh thần là chức năng của vật chất có tổ chức
cao, là kết quả của thực tiễn vật chất, lịch sử xã hội của con người. Đời sống tinh
thần của xã hội- ý thức xã hội- phản ánh tồn tại xã hội.1”
Matsuhita Konosuke đã viết cuốn “Mạn đàm nhân sinh” (Nxb Hà Nội, 2008),
tập trung luận giải vấn đề con người, xã hội. Công trình chỉ ra được yếu tố tinh thần
là điều quan trọng của xã hội loài người.
Tại công trình “Con người trong thế giới tinh thần” (Nxb Tri thức, 2015),
Berdyaev đưa quan niệm TDTT là tự do lựa chọn. Công trình “Thuyết hiện sinh là
một thuyết nhân bản”, (Jean Paul Satre, Nxb Tri thức, 2015), đã phân tích, luận giải
về mối quan hệ của con người với đời sống tinh thần của mình.
- Những nghiên cứu quan điểm của Dostoievski về TDTT:
+ Các tài liệu nước ngoài tiêu biểu là:
Nghiên cứu về Dostoievski tuy không rộng rãi, nhưng những công trình bàn
về tư tưởng của ông mang khuynh hướng phân cực. Các công trình chủ yếu là:
Công trình đầu tiên và nổi bật bàn về vấn đề này là bài viết: “Ba diễn từ tưởng
niệm Dostoievski” (năm 1883), sau này in trong cuốn sách “Siêu lý tình yêu” (tập 3)
của Vladiamir Soloviev, (Nxb Tri thức, 2011, Phạm Vĩnh Cư dịch) có nêu lên tư
tưởng tự do tôn giáo của Dostoievski. Tác giả đã chỉ ra điểm nổi bật trong tư tưởng
của Dostoievski là tinh thần đoàn kết, bác ái của tôn giáo mang đến niềm tin của nhân
dân Nga. Soloviev đánh giá tư tưởng của Dostoievski trên phương diện đấu tranh vì
tự do ở Nga cuối thế kỷ XIX. Dù bàn về lĩnh vực này không nhiều, nhưng Soloviev
cực kỳ sâu sắc khi lựa chọn những chi tiết quan trọng nhất trong cuộc đời, sự nghiệp
của Dostoievski và bối cảnh xã hội, từ đó liên hệ với tư tưởng tự do của Dostoievski.
Cuốn “Sáng tác của Dostoievski- những tiếp cận từ nhiều phía”, (Trung tâm
khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện thông tin KHXH, 1998), tập hợp từ
1
Từ điển triết học,(1986), Nxb Tiến bộ Matxcova.
17
nhiều bài viết của nhiều tác giả. Các bài viết: “Sáng tác của Dostoievski trong sự
đánh giá của giới phê bình tôn giáo- triết học Nga”, Mizannishkova, [96, tr.9-tr.61] ,
“Quan điểm về sự cứu rỗi” của Irving Howe, [96;tr.116-tr.135] đã tập trung phân
tích về tư tưởng tự do của Dostoievski. Bài viết “Dostoievski và số phận nước Nga”
của Volgin [96;tr.62-68] chỉ ra hướng lựa chọn con đường tới tự do của
Dostoievski. Các bài viết khác như: bài của M.Khrapchenko với tựa đề “Dostoevski
và di sản văn học của ông”, bài viết của Iring Home “Quan điểm về sự cứu rỗi”, bài
“Những bài học của Dostoevski” của D.Granin, bài “Người uy tụ trái tim Nga” của
Andregide là những bài viết chỉ ra xu hướng TDTT thông qua sự phân đôi tâm lý,
phân cực của nhân cách con người.
Trong cuốn “Con người trong thế giới tinh thần” (Nxb Tri thức, 2015)
Berdyaev cũng trình bày về đặc điểm đời sống của con người, gồm có đời sống vật
chất và đời sống tinh thần. Công trình khảo cứu về lĩnh vực tinh thần của con người.
Berdyaev nói đến đời sống tinh thần như một bản diện của con người. Bên cạnh đời
sống vật chất đáp ứng nhu cầu bản năng của con người thì đời sống tinh thần mới là
cơ sở bộc lộ tính người - bản diện cá nhân. Tinh thần là khái niệm chỉ yếu tố bên
trong của con người, trong đó có nhiều mâu thuẫn và phản cực, nó tạo ra những liên
kết nội tại của tư duy. Tuy thế, Berdyaev đã thấy được tinh thần có ảnh hưởng lớn
như thế nào đến thể xác, chính tinh thần tạo ra gương mặt hiện hữu, bản diện của cá
nhân. “Tinh thần bao gồm trong nó cả thể xác, nó tinh thần hóa thể xác, truyền cho
thể xác một phẩm chất khác” [3, tr.53]. Tác giả cũng chỉ ra đó là “xung đột của tình
yêu đối với thế giới cao cả, đối với đỉnh cao, và lòng thương xót đối với thế giới
thấp hèn, đối với thế giới đau khổ” [3, tr.24]. Trong công trình này N.A.Berdyaev
đã quan niệm TDTT là tự do lựa chọn. Nhận thức của Berdyaev về Dostoievski thể
hiện trong cuốn sách này là tự do gắn với một tồn tại xã hội, đặc biệt là một tồn tại
nhà nước cụ thể nhất định; tự do được tham chiếu trong mối quan hệ với thượng đế,
tự nhiên, xã hội và văn minh; bản diện cá nhân và tự do trong chủ nghĩa hiện sinh,
công trình này chỉ ra được phát hiện của Dostoievski về khởi nguyên bi thảm trong
con người và tính mâu thuẫn trong bản chất của nó, bản chất con người với tự do [3,
18
tr.294]. Berdyaev cho rằng, tư tưởng của Dostoievski gắn với sự đau khổ và giày vò
ở con người [3, tr.38], xu hướng tự do gắn với nổi loạn, con đường đến TDTT cũng
là con đường theo đuổi hài hòa (tại trang 79,114,122,123,124). Trong công trình
này, Berdyaev đã có sự khái quát, so sánh tư tưởng tự do của Dostoievski gần gũi
với của Kierkegaard, Nietzsche và liên hệ với một số tư tưởng khác.
Công trình “Triết học của tự do” của N.A.Berdyaev, (Nxb Tri thức, 2015) (Đỗ
Minh Hợp dịch, Nguyễn Trọng Chuẩn hiệu đính) nghiên cứu sâu về vấn đề tự do
nói chung và cho rằng TDTT của Dostoievski là bản chất của con người. Tại các
trang 241, 254, 284 tác giả Berdyaev đã nhận thấy sự khác biệt về tư tưởng tự do
của Dostoievski khác lý tưởng tự do cơ giới ở châu Âu, nó tiêu biểu cho chủ nghĩa
Slavo, chủ nghĩa phi chính phủ, khát vọng tự do. Tuy nhiên, những vấn đề này
trong tác phẩm chỉ được Berdyaev chỉ ra một cách khái lược, còn thiếu sự phân tích,
minh chứng từ các tác phẩm của Dostoievski. Công trình của N.A.Berdyaev đã
dành nhiều trang chỉ ra đặc điểm tư tưởng của Dostoievski: cơ sở của tư tưởng tự do
của Dostoievski là tư duy của E.Kant [4, tr.42]. Dostoievski kế thừa nhận thức về tự
do có thành tố niềm tin, tuy nhiên vấn đề tự do của Kant còn chung chung, không
giới hạn về mặt tinh thần. Berdyaev đã thấy được TDTT của Dostoievski có đề cao
tự do triết học, liên quan đến Kito giáo [4, tr.32]. Là một công trình đặc sắc khi bàn
về tự do, tuy nhiên, công trình này mới chỉ điểm đến tư tưởng TDTT của
Dostoievski về tự do, cái ác...[4, tr.172] và trách nhiệm [4, tr.244].
Nét đặc sắc trong công trình kể trên của Berdyaev là trình bày được mối quan
hệ giữa tinh thần của các cuộc cách mạng với tinh thần của con người. Ông đồng
nhất các phong trào cách mạng, kể cả “cuộc cách mạng lớn thứ hai của Nga”2.
Tư duy về tinh thần của Berdyaev là cơ sở để bổ sung nhận thức về triết lý của
Dostoievski. Bên cạnh những ưu điểm trên, công trình có hạn chế ở chỗ còn
mang tính kinh nghiệm, là những tri thức tư biện nên còn thiếu cái nhìn khách
quan về xã hội.
19
Trong cuốn “Thế giới quan của Dostoevsky”, (Nxb Tri thức, 2017), Berdyaev
đã dày công nghiên cứu, với 369 trang, kết cấu 9 chương, gồm các vấn đề: hình
tượng tinh thần của Dostoievski; con người; tự do; cái ác; tình yêu; cách mạng
XHCN; nước Nga; Viên Đại pháp quan, thần -Nhân và Nhân- thần; Dostoievski và
chúng ta. Cả 9 chương đều chú trọng đến những gì liên quan đến TDTT. Đặc biệt,
tại chương thứ ba (Tự do, tr.107-142) chủ yếu TDTT được nhận diện rằng: tự do
gắn với Kito, con đường tự do sẽ trải qua bi kịch.Trong cuốn sách này, tác giả
Berdyaev cho rằng tư tưởng TDTT có tính biện chứng về mặt xã hội con người và
về mặt thần học. Xu hướng đạt TDTT của Dostoievski là xu hướng đạt đến sự hòa
ái xã hội từ trong tâm, trong bản diện mỗi người.
Một số ít công trình tìm ra sự riêng biệt của Dostoievki so với các nhà tư
tưởng khác. Các nhà nghiên cứu đã so sánh Dostoievski với một số nhà tư tưởng
khác như Belinski, Lev Tolstoi, để thấy được bản chất trong tư duy triết học của
ông. Cuốn biên khảo nổi tiếng của Georges Steiner viết năm 1959 có tựa đề:
"Tolstoi hay Dostoievski” có viết: "Tolstoi, tinh thần bị ám ảnh bởi lý trí và sự kiện;
Dostoievski kẻ miệt thị chủ nghĩa duy lý, người vô cùng yêu chuộng sự nghịch lý,
Dostoievski thích thà chống lại chân lý còn hơn chống lại đấng Chúa, coi thường
cái gì hoàn toàn dễ hiểu và chủ thuyết huyền bí” (dẫn theo Nguyễn Hữu Hiệu, giới
thiệu về Dostoievski) [15, tr.802].
Merezhkovsky, tác giả bài viết “L.Tolstoi và Dostoievski” đã khẳng định ở
Dostoievski có tư tưởng tự do, đấu tranh chống chủ nghĩa duy lý (dẫn theo
Berdyaev) [5, tr.96].
Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu về vai trò của Chúa trong thế giới
tinh thần của Dostoievski, đã đưa ra những phát hiện về ảnh hưởng của Chúa đối
với con người, việc Chúa đón nhận người tự do, mở ra mảnh đất tôn giáo cho loài
người yêu mến tự do, phê phán những tư tưởng đạt đến tự do bằng cưỡng chế. Theo
Dostoievski, con người cần phải gánh vác gánh nặng của tự do để được cứu độ.
Các công trình trên cũng chỉ ra được rằng, bản chất của TDTT là tự do lựa
chọn, tự do tư duy của cá thể, không phải là của tập thể. TDTT đã biểu đạt giá trị
sống của cá thể hiện sinh.
20