Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.63 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN TẤN MINH

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN SA THẦY, TỈNH KON TUM

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60.34.04.10

Đà Nẵng - 2019


Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. Nguyễn Thị Bích Thủy

Phản biện 1: GS.TS. Trương Bá Thanh
Phản biện 2: PGS.TS. Phạm Bảo Dương

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà
Nẵng vào ngày 9 tháng 3 năm 2019

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề “Nghèo” luôn là một vấn đề mang tính cấp thiết và có sự
quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia. Nhưng trong xã hội phát triển
như ngày nay thì thì việc tạo nên khoảng cách giàu nghèo là điều tất
yếu. Có thể khẳng định chắc chắn rằng, nghèo chính là một rào cản
lớn thực hiện tiến bộ xã hội, là nguyên nhân của tình trạng thất học,
dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, sự ra tăng các loại tệ nạn xã hội và
mất ổn định anh ninh chính trị. Vì vậy, thực hiện giảm nghèo bền
vững là một nhiệm vụ kinh tế - chính trị trọng tâm của tất cả các
quốc gia, nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người
nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, hướng tới việc thực hiện
công bằng và tiến bộ xã hội.
Huyện Sa Thầy (xã Biên Giới) với tổng số hộ là 12607 hộ, trong
đó số hộ nghèo là 3382 hộ chiếm tỉ lệ 26,83% so với tổng số hộ dân
toàn huyện, trong đó có 3083 hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm
43,11% so với tổng số dân tộc thiểu số toàn huyện, trong những năm
gần đây được sự quan tâm đầu tư của Tỉnh Kon Tum, sự nỗ lực cố
gắng của lãnh đạo và nhân dân toàn huyện nên tình hình kinh tế - xã
hội đã có những bước chuyển biến tích cực, sản xuất phát triển, đời
sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, Sa Thầy vẫn là
huyện nghèo, có tỷ lệ hộ nghèo cao và tỷ lệ tái nghèo vẫn còn tiếp
diễn. Điều này là do trong việc quản lý nhà nước về giảm nghèo của
huyện còn nhiều hạn chế và một số bất cập; Đó cũng là vấn đề rất
bức thiết đối với huyện Sa Thầy cần sớm được nghiên cứu giải
quyết, để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo bền
vững, từng bước ổn định đời sống của các hộ nghèo, từ đó tạo những
điều kiện, tiền đề thuận lợi để các hộ vươn lên thoát nghèo thoát



2
nghèo bền vững, xuất phát từ thực tiễn đó tôi chọn đề tài nghiên cứu:
“Quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo trên địa bàn huyện Sa Thầy,
tỉnh Kon Tum"
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý Nhà
nước về giảm nghèo.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước về giảm
nghèo tại địa bàn huyện Sa Thầy, Tỉnh Kon Tum
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và tăng cường công tác
quản lý Nhà nước về giảm nghèo nhằm giải quyết triệt để nghèo tại huyện
Sa Thầy
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Huyện Sa thầy đã thực hiện quản lý nhà nước về giảm
nghèo như thế nào? Còn tồn tại những hạn chế nào và nguyên nhân
do đâu?
- Cần có những giải pháp gì để hoàn thiện công tác quản lý nhà
nước về giảm nghèo tại huyện Sa Thầy?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Các hoạt động về quản lý nhà nước về giảm
nghèo tại huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.
Phạm vị nghiên cứu: Các giải pháp được đề xuất trong luận văn
có ý nghĩa đến năm 2020.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Dữ liệu thu thập: Dữ liệu đề tài thu thập từ 2 nguồn: thứ cấp
bao gồm: Số liệu từ nguồn niên giám thống kê cục thống kê huyện
Sa Thầy; Báo cáo của Phòng lao động và thương binh xã hội, UBND
huyện Sa Thầy và sơ cấp gồm các ý kiến của các cán bộ làm công tác

quản lý nhà nước trên địa bàn huyện Sa Thầy.


3
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu, tài liệu trong luận văn được thu thập chủ yếu từ nguồn
niên giám thống kê cục thống kê huyện Sa Thầy; phòng Lao động Thương binh và xã hội huyện Sa Thầy; UBND huyện Sa Thầy…
nhằm phân tích thực trạng công tác Quản lý Nhà nước về giảm
nghèo trên địa bàn huyện Sa Thầy.
-

Phương pháp thu thập sô liệu sơ cấp:

+ Phương pháp phỏng vấn: Để có thể hiểu sâu hơn về quá trình
thực hiện công tác giảm nghèo ở huyện trong thời gian vừa qua, tôi
đã sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên sâu trong quá trình
nghiên cứu. - Về phía cán bộ phụ trách chuyên môn ở huyện.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Thiết kế kịch bản phỏng vấn: Nghiên cứu sơ sở lý
thuyết, văn bản pháp luật( Quyết định số 09/2011/ QĐ-TTg ngày
30/1/2011 về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng
giai đoạn 2011 - 2015; Quyết định số 59/2015/ QĐ-TTg ngày
19/11/2015 về việc ban hành nghèo tiếp cận nghèo đa chiều áp dụng
giai đoạn 2016 – 2020,…) kịch bản phỏng vấn bao gồm các câu hỏi
mở, dự kiến các tình huống hỏi tiếp theo dựa trên câu trả lời từ các
câu hỏi.
Bước 2: Tiến hành phỏng vấn: Thực hiện phỏng vấn trực tiếp 17
công chức làm công tác giảm nghèo tại huyện Sa Thầy (10 xã và 1
trấn, cán bộ phòng NN&PTNT, phòng TN&MT, phòng LĐ&TBXH, Phòng TC-KH, cácn bộ văn phòng UBND huyện phụ trách
theo dõi về giảm nghèo, Phó chue tịch huyện Sa Thầy phụ trách

mãng kinh tế xã hội.
Bước 3: Phân tích kết quả điều tra: Dựa trên dữ liệu định tính thu
thập được qua các câu hỏi mở, nhóm gộp những câu trả lời có nội dung


4
tương tự nhau để sử dụng biể đồ tương đồng, từ đó đánh giá tình hình
thực hiện công tác QLNN về giảm nghèo trên địa bàn huyện Sa
Thầy.
- Phương pháp phân tích:
+ Phương pháp thống kê mô tả:
Dựa trên các Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Chương trình
mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2011 – 2015, mục tiêu và các giải
pháp thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 2020 của Huyện Sa Thầy; Chương trình mục tiêu giảm nghèo huyện
Sa Thầy giai đoạn 2016 – 2020; Báo cáo kết quả điều tra, rà soát hộ
nghèo hàng năm; Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế -xã hội huyện Sa
Thầy hằng năm tiến hành đánh giá, mô tả thực trạng về tình hình
giảm nghèo trên địa bàn huyện Sa Thầy để đưa ra những định hướng
về các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giảm
nghèo ở địa phương.
+ Phương pháp phân tích hệ thống:
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và nhiều tiêu thức đánh
giá khác nhau, từ các số liệu, tài liệu đã thu thập được thông qua các
dữ liệu sơ cấp và thứ cấp để đánh giá quản lý giảm nghèo theo từng
giai đoạn và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý phù
hợp với tình hình thực tế tại huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa thực tiễn Với đề tài “Công tác giảm nghèo ở huyện Sa
Thầy, tỉnh Kon Tum” Thông qua các số liệu cụ thể đã được thống kê
có sẵn tại địa phương và số liệu tự thu thập. Từ đó, được sự nỗ lực của

Đảng, Nhà Nước trong việc đề ra các giải pháp để giúp họ thoát nghèo
bền vững; Đồng thời, những giải pháp này còn có thể được áp dụng
vào những địa phương có điều kiện tương tự trong phạm vi cả nước. Ở


5
một chừng mực nhất định, đề tài cũng có thể được dùng làm tài liệu
tham khảo cho những ai quan tâm tới vấn đề này.
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
8. Kết cấu của đề tài
Gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận Quản lý nhà nước về giảm nghèo.
Chương 2: Thực trạng Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa
bàn huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
Chương 3: Giải pháp quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa
bàn huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum


6
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO
1.1. TỔNG QUAN VỀ GIẢM NGHÈO
1.1.1 Khái niệm về nghèo
Nghèo là khái niệm chỉ tình trạng mà thu nhập thực tế của người
dân dành toàn bộ cho ăn, thậm chí không đủ cho cho bữa ăn, phần
tích lũy gần như không có. Các nhu cầu tối thiểu ngoài ăn ra thì các
nhu cầu khác như: ở, mặc, giáo dục, y tế, đi lại, giao tiếp chỉ đáp
ứng một phần không đáng kể. Hay nói cách khác nghèo là tình trạng
một bộ phận dân cư chỉ có thể thõa mãn được một phần nhỏ nhu cầu
của cuộc sống.

1.1.2 Khái niệm về chuẩn nghèo
1.1.3 Khái niệm về giảm nghèo
Giảm nghèo là làm cho một bộ phận dân cư nghèo nâng cao
mức sống, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo. Nó biẻu hiện số
phần trăm số lượng người nghèo được giảm xuống. Hay nói cách
khác, Giảm nghèo là quá trình chuyển một bộ phận dân cư nghèo lên
mức sống cao hơn.
1.2 QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO:
1.2.1 Khái niệm chung về quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo.
Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính
quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật để điều chỉnh hành vi của
các nhân, tổ chức trên tất cả các mặt đời sống xã hội do cá cơ quan
trong bộ máy hành chính nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân
dân, đảm bảo sự ổn định và phát triển của toàn xã hội. [23]
1.2.2 Đặc điểm của quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo:
+ Đối tượng của Quản lý nhà nước về giảm nghèo là các hoạt
động giúp cho một bộ phận dân cư thoát nghèo bền vững mà là các


7
chủ thể tham gia vào các hoạt động đó như đội ngũ cán bộ công chức
làm việc liên quan đến giảm nghèo ở các cấp từ trung ương đến địa
phương, bao gồm việc ban hành chính sách và chương trình dự án
đó, Tổ chức thanh tra, kiểm tra giám sát việc thực hiện dự án.
- Hoạt động Quản lý Nhà nước về giảm nghèo cần có tính chủ
động và sáng tạo..
- Tính không vụ lợi: Quản lý nhà nước về giảm nghèo cần phải
coi việc phục vụ lợi ích công làm động cơ và mục đích của hoạt động.
Quản lý Nhà nước không phải vì lợi ích thù lao, càng không theo đuổi
mục đích kinh doanh lợi nhuận.

1.2.3 Vai trò của quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo
Quản lý nhà nước về giảm nghèo có vai trò nhất định đối với
quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Thông qua việc xây dựng và ban
hành các chính sách, cơ chế phù hợp như tạo việc làm, dạy nghề, hỗ
trợ tài chính, đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đào tạo cho
đội ngũ lao động nghèo trở thành lực lượng lao động có chuyên môn,
tay nghề, kỹ năng lao động, sản xuất, bổ sung vào nguồn lực của mỗi
quốc gia, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng
cuộc sống cho bộ phận dân cư nghèo, bảo đảm cho nền kinh tế ổn
định và phát triển trên diện rộng với chất lượng cao hơn.
1.3 NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO:
1.3.1. Xây dựng, chƣơng trình, kế hoạch giảm nghèo:
Chương trình giảm nghèo là: một hệ thống các giải pháp xác
định rõ vai trò của Nhà nước, của các tổ chức trong xã hội, trong việc
phân phối hợp lý các hành động của mình để nâng cao mức sống cho
người nghèo, tạo cho hộ những cơ hội phát triển trong đời
sống cộng đồng bằng chính lao động của bản thân.


8
Kế hoạch giảm nghèo là một công cụ quản lý của nhà nước theo
mục tiêu, được thể hiện bằng những mục tiêu định hướng giảm
nghèo phải đạt được trong một khoảng thời gian nhất định ở một địa
phương, đồng thời đưa ra những giải pháp, hoạt động cần thực hiện
để đạt được những mục tiêu đó một cách có hiệu quả nhất.
1.3.2 Tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực làm công tác giảm
nghèo
QLNN về công tác giảm nghèo bền vững cơ quan nhà nước,
được chia thành bốn cấp, thống nhất quản lý từ Trung ương đến địa
phương, cụ thể:

1.3.3. Triển khai thực hiện các chính sách về giảm nghèo
Hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề:
Hỗ trợ về giáo dục và đào tạo
Hỗ trợ y tế và dinh dưỡng: [15]
Hỗ trợ về nhà ở: Hỗ trợ cho gười nghèo, cận nghèo gặp khó
khăn về nhà ở nhằm hướng tới việc xóa nhà tạm bợ để các hộ nghèo
yên tâm ổn định cuộc sống.
Hỗ trợ pháp lý cho người nghèo
1.3.4. Công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, xữ lý các vi
phạm trong công tác giảm nghèo
Việc tổ chức kiểm tra, giám sát nhằm bảo đảm các mục tiêu đề
ra với tiến độ, thời gian và nguồn lực đã dự kiến. Trên cơ sở đánh giá
tổng quan tình hình thực hiện và kết quả đạt được, tìm ra những bất
hợp lý trong hệ thống các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển
ngành, phát triển từng lĩnh vực để có sự điều chỉnh, bổ sung chính
sách một cách hợp lý nhất. Qua quá trình thực hiện bộc lộ những bất
cập sẽ được xử lý thích hợp, có những điều chỉnh tổng kết kịp thời để


9
bổ sung cho giai đoạn sau những bài học, kinh nghiệm quý định
hướng cho các chính sách đi đúng hướng.
Các vi phạm trong công tác QLNN về giảm nghèo hiện nay chủ
yếu là vi phạm trong sử dụng nguồn vốn từ các chương trình, dự án
giảm nghèo.
Việc xử lý vi phạm phải mang tính kịp thời xử theo quy định của
pháp luật, nhằm đảm bảo mọi đối tượng phải thực thi pháp luật
nghiêm túc, có tính răng đe và đảm bảo sự bình đẳng giữa những đối
tượng được hưởng các chính sách giảm nghèo và các cơ quan quản
lý của Nhà nước.

1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC GIẢM
NGHÈO HUYỆN SA THẦY
1.4.1 Điều kiện tự nhiên
1.4.2 Các nguồn lực thực hiện giảm nghèo
1.4.3 Ý thức vƣơn lên của bản thân hộ nghèo:
1.4.4 Trình độ dân trí và phong tục tập quán:
1.5. KINH NGHIỆM GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CỦA DỰ ÁN
GIẢM NGHÈO KHU VỰC TÂY NGUYÊN HUYỆN SA THẦY
Dự án giảm nghèo khu vực tây nguyên đã bắt đầu triển khai trên
địa bàn huyện Sa Thầy gồm 5 xã: Ya Xiêr, Ya Ly, Ya Tăng, Mô Rai
và Rờ Kơi. Dự án có 4 hợp phần và có sự phân công một cách rỏ
ràng từng vị trí các cán bộ chuyên môn về từng lĩnh vực mà mình
phụ trách cụ thể; hợp phần 1 về phát triển cơ sở hạ tầng cấp thôn
bản: thực hiện đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng do cấp xã làm chủ
đầu tư; Hợp phần 2: Phát triển sinh kế bền vững: ở hợp phần này dự
án tập trung hỗ trợ cho các hộ nghèo về mô hình sinh kế như chăn
nuôi, trồng trọt dưới hai hình thức là đa dạng hóa sinh kế và An ninh
lương thực và hỗ trợ dinh dưỡng.


10
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SA
THẦY, TỈNH KON TUM
2.1. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN SA THẦY, TỈNH KON TUM
2.1.1. Vị trí địa lý
Sa Thầy là huyện biên giới nằm phía Tây Nam, cách tỉnh Kon
Tum gần 30km; sau khi tách và thành lập huyện mới Ia H’Drai, Sa
Thầy có tổng diện tích tự nhiên 143.522,3ha, chiếm 14,83% tổng
diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Huyện có 11 xã và thị trấn. Phía Bắc

giáp huyện Ngọc Hồi. Phía Đông Bắc giáp huyện Đắk Tô, phía Đông
(từ Bắc xuống Nam) lần lượt giáp huyện Đắk Hà và thành phố Kon
Tum. Phía Nam huyện giáp huyện Ia H'Drai của tỉnh Kon Tum và
tỉnh Gia Lai, ranh giới là thượng nguồn sông Sê San. Phía Tây của
huyện Sa Thầy là biên giới Việt Nam - Campuchia.
2.1.2. Địa hình
2.1.3. Khí hậu, thủy văn
Nhìn chung, các yếu tố khí hậu thời tiết và thủy văn cơ bản
thuận lợi cho cây công nghiệp sinh trưởng và phát triển, cho phép bố
trí đa dạng hoá cây công nghiệp. Đồng thời có nhiều thuận lợi trong
việc thu hoạch, phơi sấy, bảo quản sản phẩm, giảm tỷ lệ thất thoát.
Tuy nhiên, tình trạng thiếu nước cho sản xuất và đời sống của nhân
dân trong mùa khô và lũ lụt gây xói mòn đất trong mùa mưa ảnh
hưởng rất lớn đối với phát triển kinh tế – xã hội của Huyện.
2.1.4. Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 143.522,3ha. Trên địa
bàn huyện có 4 nhóm đất chính. Do các điều kiện hình thành đất
khác nhau tạo nên những đặc tính riêng biệt trong mỗi nhóm đất,
cũng như khả năng sử dụng đối với mục đích nông nghiệp:


11
a. Đất Feralít mùn vàng nhạt
b. Đất feralít núi thấp
c. Đất feralít đồi
c. Tổ hợp đất thung lũng
2.2. THỰC TRẠNG NGHÈO CỦA HUYỆN SA THẦY TRONG
THỜI GIAN QUA
Số hộ nghèo, cận nghèo từ 2016 - 2018 của 11 xã, Thị trấn, các
đơn vị đã triển thực hiện công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo

đã thực hiện đúng qui trình điều tra rà soát hộ nghèo, cận nghèo đươc
qui định tại Quyết định số 59/QĐ-TTg ngày 19/11/ 2015 của Thủ
tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận nghèo đa chiều áp
dụng cho giai đoạn 2016 -2020 và Thông tư số 17/TBLĐTBXH ngày
28 tháng 6 năm 2016 của Bộ LĐTBXH hướng dẫn quy trình rà soát hộ
nghèo, cận nghèo. Kết quả cụ thể như sau:
2.2.1. Hộ nghèo
- Tổng số hộ dân năm 2016 là 12.123 hộ. Hộ nghèo đầu năm
2016 là 4.658 hộ chiếm tỷ lệ 40,30%. Hộ nghèo cuối năm 2016 là
3.986 hộ chiếm tỷ lệ 32,88%; trong đó: hộ nghèo được bảo trợ xã hội
là 389 hộ; hộ nghèo thuộc chính sách ưu đãi người có công là 44 hộ;
hộ nghèo DTTS là 3.627 hộ.
- Tổng số hộ dân năm 2017 là 12.607 hộ. Hộ nghèo đầu năm
2017 là 3.986 hộ chiếm tỷ lệ 32.88 %. Hộ nghèo cuối năm 2017 là
3.382 hộ chiếm tỷ lệ 26,83%; trong đó: hộ nghèo được bảo trợ xã hội
là 359 hộ; hộ nghèo thuộc chính sách ưu đãi người có công là 30 hộ;
hộ nghèo DTTS là 3.083 hộ.
Tổng số hộ dân năm 2018 là 12.494 hộ. Hộ nghèo đầu năm 2018
là 3.381 hộ chiếm tỷ lệ 32.88 %. Hộ nghèo cuối năm 2018 là 2976 hộ
chiếm tỷ lệ 26,83%; trong đó: hộ nghèo được bảo trợ xã hội là 359


12
hộ; hộ nghèo thuộc chính sách ưu đãi người có công là 30 hộ; hộ
nghèo DTTS là 3.149 hộ.
2.2.2. Hộ cận nghèo
- Hộ cận nghèo đầu năm 2016 là 983 hộ chiếm tỷ lệ 8,50%. Hộ
cận nghèo cuối năm 2016 là 1.176 hộ, chiếm tỷ lệ 9,70%; trong đó:
hộ cận nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội là 26 hộ; hộ cận nghèo
thuộc chính sách ưu đãi người có công là 25 hộ; hộ cận nghèo DTTS

là 946 hộ.
- Hộ cận nghèo đầu năm 2017 là 1.176 hộ chiếm tỷ lệ 9,70%. Hộ
cận nghèo cuối năm 2017 là 1.049 hộ chiếm tỷ lệ 8,32%; trong đó:
hộ cận nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội là 22 hộ; hộ cận nghèo
thuộc chính sách ưu đãi người có công là 13 hộ; hộ cận nghèo DTTS
là 866 hộ.
2.2.3. Hộ mới thoát nghèo
- Hộ mới thoát nghèo cuối năm 2016 là 856 hộ; trong đó: hộ mới
thoát nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội là 66 hộ; hộ mới thoát
nghèo thuộc chính sách ưu đãi người có công là 06 hộ; hộ mới thoát
nghèo DTTS là 718 hộ.
- Hộ mới thoát nghèo cuối năm 2017 là 824 hộ; trong đó: hộ mới
thoát nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội là 46 hộ; hộ mới thoát
nghèo thuộc chính sách ưu đãi người có công là 08 hộ; hộ mới thoát
nghèo DTTS là 569 hộ.
Hộ mới thoát nghèo cuối năm 2018 là 624 hộ; trong đó: hộ mới
thoát nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội là 15 hộ; hộ mới thoát
nghèo thuộc chính sách ưu đãi người có công là 08 hộ; hộ mới thoát
nghèo DTTS là 455 hộ.
* Đánh giá mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản ở
10 chỉ số:


13
Qua hằng năm rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo thì chỉ số 8 (Hố
xí, nhà tiêu hợp vệ sinh) chiếm tỷ lệ cao nhất và là một trong chỉ số
khó thực hiện nhất, đặc biệt ở các xã vùng sâu, vùng biên giới, cụ
thể: năm 2016 là 3.200 hộ (chiếm tỷ lệ 80,28% so với tổng số hộ
nghèo); năm 2017 là 2.790 hộ (chiếm tỷ lệ 82,5% so với tổng số hộ
nghèo năm 2018 là 2.913 hộ (chiếm tỷ lệ 86,2% so với tổng số hộ

nghèo). Do ảnh hưởng phong tục tập quán sinh hoạt lâu đời của
người dân và phụ thuộc vào ý thức của người dân.
2.2.4. Về nguyên nhân dẫn đến nghèo:
2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SA THẦY
2.3.1 Thực trạng về xây dựng kế hoạch quản lý nhà nƣớc về
giảm nghèo trên địa bàn huyện Sa Thầy
UBND huyện Sa Thầy đã triển khai nhiều kế hoạch cụ thể về
giảm nghèo: Lồng ghép kế hoạch giảm nghèo vào các chương trình
của Quốc gia (Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo theo
QĐ số 1489/QĐ – TTg; Quyết định 102/2009/QĐ - TTg); Nghị
quyết số 09/ 2017/NQ – HĐND huyện Sa Thầy về thông qua kế
hoạch giảm nghèo thông qua phương pháp tiếp cận đa chiều trên địa
bàn huyện Sa Thầy giai đoạn 2016-2020; Bên cạnh đó huyện cũng đã
xây dựng và triển khai các kế hoạch giảm nghèo hang năm.
Quyết định số 334/QĐ-UBND ngày 21/2/2017 của Uỷ ban nhân
dân huyện Sa Thầy về việc thành lập ban chỉ đạo các chương trình
mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 2637/QĐ –
UBND ngày 31 tháng 11 năm 2018 về phê duyệt điều chỉnh cục bộ
đề án quy hoạch chung xây dựng Nông thôn mới huyện Sa Thầy giai
đoạn 2010 – 2020; Quyết định số 1243/QĐ – UBND ngày 31 tháng
11 năm 2018 về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch thực hiện dự án


14
hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình
giảm nghèo thuộc chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm
nghèo bền vững năm 2018; Tờ trình số 127/TTr- UBND, ngày
27/6/2017 về việc Về việc đề nghị thông qua kế hoạch giảm nghèo
theo phương pháp tiếp cận đa chiều huyện Sa Thầy giai đoạn 2016 2020; ban hành các văn bản chỉ đạo UBND các xã, thị trấn xây dựng

kế hoạch thực hiện giảm nghèo hàng năm để đạt được các mục tiêu
giảm nghèo đề ra.
- Kế hoạch về giảm nghèo không phải là xây dựng kế hoạch từ
việc lấy ý kiến, tâm tư nguyện vọng từ người dân. Chính vì vậy mà
kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo không được hiệu quả. Điều
này cung thể hiện ở chỗ có nhiều chương trình hỗ trợ cho hộ nghèo
mà hộ nghèo không muốn nhận dẫn đến hiệu quả của các chương
trình hỗ trợ không cao.
2.3.2 Thực trạng Cơ cấu tổ chức quản lý nhà nƣớc về giảm
nghèo huyện Sa Thầy.
Theo quyết định số 334/QĐ-UBND ngày 21/2/2017 của Uỷ
ban nhân dân huyện Sa Thầy về việc thành lập ban chỉ đạo các
chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020. Chủ tịch huyện
làm trưởng ban, Phó chủ tịch huyện phụ trách lĩnh vực Văn hóa- Xã
hội (phụ trách Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền
vững); Các Ủy viên thường trực là Phòng Tài chính kế hoạch, Phòng
Lao động và thương binh xã hôi và phòng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn huyện và các ủy viên khác:
2.3.3 Thực trạng thực hiện các chính sách về giảm nghèo
trên địa bàn huyện Sa Thầy
Trong thời gian qua huyện Sa Thầy đã triển khai rất nhiều các
chính sách về giảm nghèo trên địa bàn huyện Sa Thầy đã mang lại rất


15
nhiều kết quả tốt và được chia theo thừng nhóm chính sách như:
a) Nhóm chính sách hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề:
Chính sách tín dụng cho vay vốn:
Trong năm đã giải quyết được 5.799 hộ vay vốn gồm các nhóm
hộ với tổng kinh phí cho vay 130.665 triệu đồng.

Chính sách vay vốn phụ nữ nghèo:
Trong năm Hội Liên hiệp phụ nữ huyện đã phối hợp với phòng
giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện giải quyết cho 1.581 hộ
phụ nữ nghèo vay vốn 27.981.964 đồng.
Đề án chính sách hỗ trợ phát triển cao su tiểu điền:
Trong các năm 2016 – 2017, Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo
phòng chuyên môn phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã, Thị trấn
triển khai hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho 284 hộ dân
tham gia Đề án Chính sách hỗ trợ phát triển Cao su tiểu điền trên địa
bàn huyện Sa Thầy với tổng số tiền 642,553 triệu đồng. Trong đó
năm 2016 hỗ trợ cho 159 hộ với tổng số tiền là 250,476 triệu đồng và
năm 2017 hỗ trợ cho 125 hộ với tổng số tiền là 392,077 triệu đồng.
Công tác dạy nghề cho lao động nông thôn theo quyết định
1956:
Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của huyện phối hợp với
UBND các xã Thị trấn triển khai công tác đào tạo nghề 2016 – 2017,
đã đào tạo 481 lao động với tổng kinh phí 994.670 triệu đồng. Trong
năm 2018 đã đào tạo 198 học viên với tổng kinh phí đào tạo là 458
triệu đồng.
b) Các chính sách hỗ trợ về Y tế:
Chính sách chăm sóc sức khỏe:
Chính sách cấp thẻ BHYT cho người nghèo, cận nghèo, người
DTTS


16
c) Chính sách nhà ở cho người nghèo:
d) Hỗ trợ người nghèo về giáo dục theo Nghị định 86/NĐ-CP:
đ) Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo:
Chính sách cấp Giấy chứng nhận QSDĐ:

2.3.4 Thực trạng kiểm tra, giám sát công tác giảm nghèo
trên địa bàn huyện Sa Thầy
Hàng năm UBND huyện chỉ đạo phòng thanh tra và tiến hành
thanh tra tại các địa phương trong toàn huyện về hồ sơ, chứng từ khi
thực hiện các chế độ cho hộ nghèo đã triển khai trong năm.
Quá trình thanh tra trên địa bàn huyện được triển khai đúng quy
định của pháp luật, mặc dù vần còn một số ý kiến cho rằng việc
thanh tra, kiểm tra vẫn còn mang tính nể nang. Đa số ý kiến đồng ý
rằng cán bộ thanh tra, kiểm tra, giám sát có năng lực và trình độ
chuyên môn cũng như đạo đức, thái độ của CB thanh tra, kiểm tra,
giám sát đáng tin cậy, nhận thức được công tác QLNN đối với hoạt
động quản lý nhà nước về giảm nghèo. Bên canh đó thì việc đưa ra
các chế tài xử lý vi phạm chưa cụ thể chính vì vậy huyện Sa Thầy
cần phải xây dựng được một chế tài cụ thể để xử lý vi phạm trong
hoạt động quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện trong
thời gian tới.
2.4. ĐÁNH GIÁ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VÊ GIẢM NGHÈO
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SA THẦY
2.4.1. Ƣu điểm
2.4.2. Tồn tại
2.4.3. Nguyên nhân
a. Nguyên nhân khách quan
b. Nguyên nhân chủ quan


17
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SA
THẦY, TỈNH KON TUM
3.1. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TIỀN ĐỀ ĐƢA RA CÁC

GIẢI PHÁP VỀ GIẢM NGHÈO HUYỆN SA THẦY
3.1.1. Mục tiêu của huyện Sa Thầy
Để đạt được mục tiêu Nghị quyết của tỉnh giao, Ủy ban nhân
dân huyện xây dựng mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2016 đến năm
2020 số hộ nghèo giảm là 3.345 hộ, đến cuối năm 2020 còn lại 1.313
hộ, chiếm tỷ lệ 10,30%
- Hộ cận nghèo đầu năm 2016là 983 hộ,tỷ lệ 8,50% cuối năm
giảm còn 4,37%
- Phấn đấu đến cuối năm 2020 có 2 xã: Sa Bình, Hơ Moong
thoát khỏi xã đặc biệt khó khăn.
3.1.2. Các nguồn lực thực hiện giảm nghèo của huyện Sa
Thầy
Thu hút và tạo điều kiện các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần
kinh tế trên địa bàn tham gia giúp đỡ xã nghèo tăng cường cơ sở hạ
tầng thiết yếu, hỗ trợ liên kết phát triển sản xuất, chuyển giao kỹ
thuật; đào tạo nghề miễn phí và nhận lao động nghèo vào làm việc
Thực hiện xã hội hóa các nguồn vốn huy động đặc biệt là các
doanh ghiệp tư nhân vào việc tham gia đấu tư xây dựng các công
trình công cộng phục vụ các nhu cầu thiết yếu của xã hội.

3.1.3. Ý thức vƣơn lên của bản thân các hộ nghèo
tại huyện Sa Thầy
3.1.4. Trình độ dân trí và phong tục tập quán tại huyện Sa
Thầy


18
3.2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN
THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM
NGHÈO TẠI HUYỆN SA THẦY

3.2.1 Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch về quản lý nhà
nƣớc về giảm nghèo trên địa bàn huyện Sa Thầy
Những văn bản quy phạm pháp luật, những chính sách, chương
trình, kế hoạch, dự án giảm nghèo là cơ sở, nền tảng của hoạt động
giảm nghèo bền vững. Đề hoàn thiện hơn nữa việc ban hành, hướng
dẫn, tổ chức và thực thi các văn bản quy phạm pháp luật về giảm
nghèo, cần chú ý một số vấn đề sau:
Việc ban hành các chính sách, văn bản hướng dẫn cần phải có tính
ứng dụng vào thực tế cao, dựa theo các văn bản chỉ đạo cũng như các văn
bản hướng dẫn của cấp trên.
Cần phải điều tra kỹ và phân loại các đối tượng nghèo trên địa
bàn huyện, đồng thời tìm hiều các tâm tư nguyện vọng của bà con về
các cách thức nhằm cải thiện sinh kế của bà con, Thông qua các nhu
cầu của bà con Thì UBND huyện giao cho phòng nông nghiệp
nghiên cứu các đề xuất của bà con để tham mưu UBND huyện đề
xuất kế hoạch hỗ trợ cho các hộ nghèo một cách có hiệu quả nhất.
Triển khai thực hiện các chính sách; chính sách cho vay vốn hỗ trợ
sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số; chính sách hỗ trợ học sinh trung
học phổ thông ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn,
đồng thời, tham mưu rà soát các đối tượng hộ mới thoát nghèo tham
gia BHYT; chỉ đạo triển khai thực hiện kịp thời một số chính sách
như: chính sách miễn, giảm học phí; chính sách hỗ trợ đất sản xuất,
chuyển đổi ngành nghề và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc
thiểu số nghèo; chính sách xóa nhà tạm cho hộ nghèo tại khu vực
nông thôn; ban hành chính sách khuyên khích phát triển kinh tế trang


19
trại; chính sách khuyến khích phát triển làng nghề,...
Thường xuyên cập nhật tình trạng nghèo của địa phương, cập

nhật nhu cầu mong muốn nhu cầu hỗ trợ cuẩ các hộ nghèo hàng năm,
để từ đó kịp thời có những văn bản bổ sung, điều chỉnh phù hợp.
UBND huyện thường xuyên tổ chức quán triệt, triển khai các
văn bản chỉ đạo của Chính phủ, bộ ngành, Thường vụ Tỉnh ủy, kế
hoạch của UBND tỉnh, các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của Sở
LĐTB&XH về chương trình mục tiêu XĐGN đến các xã, thị trấn.
Trong việc thực thi các văn bản chính sách cần xây dựng cơ chế phối
hợp thực hiện cụ thể. Tùy từng nội dung cụ thể mà có cơ chế phối
hợp giữa các cơ quan chủ trì với các cơ quan, đơn vị liên quan cho
phù hợp.
Thường xuyên kiểm tra, đánh giá và tổng kết quá trình thực hiện
các văn bản, chính sách, chương trình, kế hoạch, dự án về giảm
nghèo, từ đó có những điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hợp lý.
Đơn giản hóa thủ tục hồ sơ để người nghèo dễ dàng tiếp cận với
nguồn vốn ưu đãi phục vụ sản xuất đối với các hộ nghèo. Phổ biến
quy trình vay vốn để các hộ nghèo mạnh dạn vay vốn nếu có đủ điều
kiện để vương lên thoát nghèo bền vững. Các thủ tục hồ sơ cần phải
niêm yết và công bố rộng rãi để người dân có thể dễ dàng tiếp cập và
sử dụng.
3.2.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy thực hiện công tác giảm
nghèo
Tiếp tục kiện toàn Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững, xây dựng
quy chế hoạt động; phân công trách nhiệm và địa bàn theo dõi từ cấp
huyện đến cơ sở; giám sát chịu trách nhiệm toàn diện về công tác giảm
nghèo ở địa bàn được phân công, tổ chức bộ máy hoạt động thông
suốt, nhịp nhàng và có hiệu quả.


20
- Cần phải đẩy mạnh cải cách về tiền lương cho các cán bộ làn

công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo. Vì đơn giản nếu chỉ bắt họ
làm việc kiêm nhiệm mà phần kinh phí hỗ trợ thấp hoạc không xứng
đáng thì họ không thể toàn tâm toàn ý cho những công việc kiêm
nhiệm được; Bên canh đó để hoàn tốt công việc về giảm nghèo thì
các cán bộ cần phải có thời gian nghiên cứu tài liệu, các mô hình ứng
dụng hay để áp dụng trên địa bàn huyện, nếu không có cơ chế
khuyến khích, khan thưởng cho phù hợp, tiền lường hoặc phụ cấp
của họ không đủ để đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình mỗi
cán bộ thì sẽ dẫn đến hiệu quả hoạt động giảm nghèo còn thấp và có
thể nãy sinh nhiều tiêu cực.
- Xây dựng đội ngũ điều tra viên chuyên nghiệp phục vụ thực
hiện tốt công tác điều tra xác định hộ nghèo, cận nghèo đảm bảo
chính xác, công bằng, không bỏ sót đối tượng, hoạt động thông suốt,
hiệu quả, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo điều hành các chính sách
giảm nghèo một cách tập trung nhất, xác định nghèo là do nguyên
nhân gì để có giải pháp phù hợp.
- Thường xuyên tập huấn, hội thảo về công tác giảm nghèo để
nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo cho
cấp xã, thị trấn, đặc biệt nên tập huấn và bồi dưỡng thêm cho cán bộ
điều tra viên ở xã; đồng thời quy hoạch, sử dụng, bố trí hợp lý, ổn
định đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo, nâng cao năng lực làm
việc, đạo đức nghề nghiệp và hiệu suất công tác. Thực hiện chính
sách luân chuyển cán bộ, tăng cường đãi ngộ cán bộ, nhất là luân
chuyển, tăng cường cán bộ chủ chốt, tri thức trẻ tại cơ sở.
- Tổ chức bộ máy thật đồng bộ, có cả sự tham gia của các ban
ngành của địa phương để thực hiện công tác giảm nghèo hoàn thiện
hơn trong thời gian tới. Phải có sự phân công công việc một cách rõ


21

ràng, việc ai là người làm, ai là người hỗ trợ và hỗ trợ như thế nào
không được mập mờ.
3.2.3. Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ cho
ngƣời nghèo
Cần xác định rõ các nhu cầu hỗ trợ của từng đối tượng cần hỗ
trợ. Họ thiếu gì, và cần hỗ trợ những cái gì chứ không phải là hỗ trợ
tho kiểu đại trà.
Việc hỗ thực hiện các chính sách hỗ trợ phải gắn liền với tính
bền vững và đảm bảo rằng các hộ tích cực tham gia
Cần phải kiểm tra, giám sát việc lập danh sách các hộ tham gia,
có điều kiện ràng bộc rõ ràng và có cam kết thực hiện của các hộ
tham gia.
Cần thiết kế chính sách hỗ trợ cho một đối tượng thụ hưởng
nhằm tránh sự trùng lặp trong việc hỗ trợ cho các đôi tượng hưởng
lợi.
Công bố các thủ tục, chính sách một cách rộng rãi đến từng hộ
dân để họ biết được các quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Áp dụng
them các kênh truyền thông khác như tơ rơi, apphich về các hoạt
động giảm nghèo bằng những hình ảnh thực hiện giảm nghèo tại địa
phượng; Hàng quý, năm cho các hộ nghèo đi tham gia các cuộc hội
thảo, tham qua chia sẽ kinh nghiệm trong các hoạt động giảm nghèo.
Các chính sách hỗ trợ cần phải có sự rang buộc mạnh hơn về sự
tham gia của các người dân và cần phải có sự đối ứng vốn, lao động
của người dân vào các chương trình hỗ trợ.
3.2.4. Công tác kiểm tra giám sát các hoạt động giảm nghèo
trên địa bàn huyện
- Trong Nghị quyết đại hội cần phải đưa các mục tiêu, phương
hướng và phải xây dựng được kế hoạch kiểm tra chi tiết về việc thực



22
hiện các chương trình, chính sách về giảm nghèo trên địa bàn huyện
và báo cáo kết quả thực hiện hang quý. Huy động sự giám sát của
các cơ quan, đơn vị như Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND, mặt trận và
các hội, đoàn thể ở các cấp trong việc thực hiện quản lý nhà nước về
giảm nghèo.
- Cần xây dựng bộ tiêu chí kiểm tra, giám sát riêng trong việc
thực hiện công tác Quản lý Nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn
huyện Sa Thầy.
- Áp dụng công nghệ thông tin trong việc xây đựng và quản lý
dữ liệu về giảm nghèo quản lý dữ liệu về giảm nghèo để có cơ sở
trong việc theo dõi, giám sát và đánh giá và xử lý các vi phạm trong
hoạt động quản lý nhà nước về giảm nghèo.
Đào tạo, lựa chọn đội ngũ những người làm công tác thanh tra,
kiểm tra có đủ năng lực, trình độ đáp ứng được yêu cầu của công tác
kiểm tra, giám sát trong tình hình mới.
- Tổ chức thanh tra thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất. Xây
dựng và ban hành chế tài xử lý vi phạm dành riêng cho công tác
giảm nghèo.
3.3. MỘT SỐ CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ
3.3.1. Tập huấn, nâng cao năng lực các hộ nghèo trên địa
bàn huyện về các hình thức phát triển sinh kế và tăng thu nhập
cho ngƣời dân
Khảo sát nhu cầu nâng cao năng lực của hộ nghèo để từ đó xây
dựng chương trình, bộ tài liệu tập huấn kiến thức về các hoạt động
phát triển sinh kế cho hộ nghèo trên địa bàn huyện.
Tổ chức và phổ biến kiến thức cho hộ nghèo kinh nghiệm, tấm
gương điển hình về giảm nghèo trên các trang thông tin tại xã như
loa phát thanh, đài truyền hình huyện; Đặc biệt là thông qua các hội



23
phụ nữ xã và hội nông dân là thành phần không thể thiều trong việc
nâng cao kiến thức cho bà con.
3.3.2. Tuyên truyền phổ biến nhằm nâng cao ý thức của
ngƣời dân về giảm nghèo
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.4.1. Đối với Trung ƣơng
Tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn huy động từ Ngân Hàng thế
giới đề hỗ trợ các chương trình mục tiêu giảm nghèo.
Lồng ghép các chương trình hỗ trợ cho các xã Nghèo, vùng đặc
biệt khó khăn về phát triển cơ sở hạ tầng cơ bản như điện đường,
trường trạm.
Cần phải ban hành sổ tay hướng dẫn về các hoạt động quản lý
nhà nước về giảm nghèo, càng chi tiết càng tốt để các cán bộ làm
công tác giảm nghèo từ trung ương đến địa phương hiểu, biêt rõ việc
mình cần phải làm.
3.4.2. Đối với các sở ban ngành tỉnh Kon Tum.
UBND tỉnh phân bổ vốn, sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước
một cách hiệu quả để thực hiện các cơ chế chính sách giảm nghèo
bền vững, đặc biệt là những cơ chế, chính sách riêng, đặc thù của
từng huyện trên địa bàn tỉnh.
UBND các địa phương cần chủ động xây dựng các kế hoạch
giảm nghèo mang tính bền vững theo sát nhu cầu thực tế của từng hộ
nghèo. Đồng thời huy động mọi nguồn lực của các sở ban, ngành
phối hợp chặt chẽ trong công tác hỗ trợ giảm nghèo bền vững


×