Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện đăk glei, tỉnh kon tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN VĂN VĨNH

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐĂK GLEI TỈNH KON TUM

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60.34.04.10

Đà Nẵng - Năm 2020


Cơng trình được hồn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐÀO HỮU HÒA

Phản biện 1: TS. Nguyễn Hiệp
Phản biện 2: PGS.TS. Đỗ Ngọc Mỹ

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà
Nẵng vào ngày 17 tháng 10 năm 2020

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
 Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng
 Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giảm nghèo là một vấn đề mang tính tồn cầu, khơng của
riêng một quốc gia hay vùng lãnh thổ nào.
Huyện Đăk Glei là một huyện miền núi của tỉnh Kon Tum
với số dân là vùng dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm trên 90%.
Những kết quả đạt được trong công tác giảm nghèo của
huyện Đăk Glei chỉ là bước đầu. Công tác quản lý nhà nước về giảm
nghèo của huyện Đăk Glei còn nhiều hạn chế như việc tuyên truyền,
phổ biến pháp luật về giảm nghèo chưa thường xun. Cơng tác điều
hành cịn thiếu sự phối hợp giữa các ban ngành và thiếu thống nhất
giữa các cơ chế thực hiện; hoạt động của Ban chỉ đạo giảm nghèo
bền vững từ tỉnh đến cơ sở hiệu quả chưa cao; cán bộ làm công tác
giảm nghèo ở cấp huyện, xã còn kiêm nhiệm, thường xuyên thay đổi;
trình độ chun mơn chưa đồng đều, chưa cao, chưa đáp ứng được
u cầu cơng việc. Một số chính sách triển khai đến người nghèo còn
chậm, chưa kịp thời; một số chương trình hỗ trợ ngươig nghèo cịn
chi sai đối tượng thụ hưởng; Công tác kiểm tra giám sát chưa thường
xuyên, chưa có chế tài xử lý vi phạm trong cơng tác quản lý nhà
nước về giảm nghèo,… nên tình trạng tái nghèo vẫn diễn ra, việc sử
dụng các nguồn lực trong giảm nghèo chưa đạt hiệu quả như mong
muốn,…
Vì những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài Quản lý
nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum
làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ. Qua việc nghiên cứu, tác giả
góp phần đề xuất vào các giải pháp về công tác quản lý nhà nước về


2

giảm nghèo, để địa phương nghiên cứu áp dụng một số giải pháp hữu
hiệu vào địa bàn huyện Đăk Glei.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Xác lập các tiền đề lý luận và thực tiễn vận dụng vào nghiên
cứu thực trạng và đề ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý
nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về giảm
nghèo.
- Làm rõ thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa
bàn huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý
nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đối tượng nghèo và
cận nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi nội dung: Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên
địa bàn huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum theo các nội dung chủ đạo:
xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch; tổ chức bộ
máy thực hiện; thực hiện các chính sách và giám sát, thanh tra, kiểm
tra, xử lý các vi phạm.
+ Phạm vi không gian: Huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum.
+ Phạm vi thời gian: Luận văn phân tích thực trạng quản lý
nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum


3
giai đoạn 2015 – 2019, đề xuất giải pháp đến năm 2025 và những

năm tiếp theo.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp tổng hợp, liệt kê.
5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO
1.1. TỔNG QUAN VỀ GIẢM NGHÈO VÀ QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO
1.1.1. Khái niệm nghèo và giảm nghèo
a. Khái niệm về nghèo
Nghèo có thể được hiểu là một hiện tượng đa chiều, tình
trạng nghèo cần được nhìn nhận là sự thiếu hụt/không được thỏa mãn
các nhu cầu cơ bản của con người.
b. Khái niệm về giảm nghèo
Giảm nghèo là tổng thể các biện pháp, chính sách của Nhà
nước và xã hội hay là của chính những đối tượng diện nghèo, nhằm
tạo điều kiện để họ có thể tăng thu nhập, thốt khỏi tình trạng thu
nhập khơng đáp ứng được nhu cầu tối thiểu và thỏa mãn được các
nhu cầu cơ bản khác của con người; y tế, giáo dục và điều kiện sống
trên cơ sở chuẩn nghèo được quy định theo từng địa phương, từng
khu vực và quốc gia.


4
1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo
Quản lý nhà nước về giảm nghèo có thể được hiểu là việc tác
động có tổ chức và được điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước của

các cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ trung ương đến địa phương
bằng cách xây dựng, hoạch định, ban hành và tổ chức thực hiện các
văn bản quy phạm pháp luật hay là các quyết định, quy định, các
biện pháp, phương hướng, và được cụ thể hóa trong các mục tiêu, kế
hoạch, chương trình, dự án, chính sách bằng cách huy động, điều
phối và phân bổ các nguồn lực và NSNN vào hoạt động QLNN về
giảm nghèo...
1.1.3. Đặc điểm của quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo
1.1.4. Vai trò của quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO
1.2.1. Xây dựng các chƣơng trình, kế hoạch giảm nghèo
Xây dựng các chương trình, kế hoạch giảm nghèo là bước
đầu tiên, giúp định hướng các hoạt động giảm nghèo.
Xây dựng các chương trình và kế hoạch giảm nghèo là việc
Nhà nước tìm cách thức để các chính sách này tiếp cận đến người
nghèo một cách hiệu quả nhất và phù hợp với tình hình cụ thể mỗi
địa phương [8, tr.5]. Để triển khai thực hiện các chính sách này, Nhà
nước phải tạo nên một hệ thống hành chính với cơ chế, tổ chức bộ
máy gọn nhẹ, đội ngũ cán bộ, cơng chức về cơ bản có phẩm chất,
năng lực và trình độ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế
- xã hội. Nhà nước cần kết hợp tạo cơ hội và tăng cường trao quyền
và sự tham gia cảu người nghèo.


5
1.2.2. Tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách về
giảm nghèo
Cơng tác tun truyền, phổ biến chính sách về giảm nghèo là
tập hợp các cách thức giúp đưa các chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của nhà nước về giảm nghèo đến gần với người

dân để nâng cao nhận thức của họ [16, tr.8].
Nội dung tuyên truyền gồm các chính sách, pháp luật,
chương trình, kế hoạch về giảm nghèo; hiệu quả của công tác giảm
nghèo; tầm quan trọng của các ban ngành phối hợp; các xã, thơn, bản
điển hình, tiên tiến trong cơng tác giảm nghèo; các lợi ích mà giảm
nghèo mang lại,… [18, tr.4].
Một số hình thức tuyên truyền thường được sử dụng như Tổ
chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, tọa đàm, đối thoại trực tiếp; Phối
hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí triển khai hoạt động tun
truyền thơng qua chun trang, chuyên mục, chuyên đề và các bài
viết, phóng sự; Tổ chức tuyên truyền trực quan thông qua các ấn
phẩm tuyên truyền: pano, áp phích, tờ rơi, tranh cổ động… [20,
tr.11].
1.2.3. Triển khai thực hiện các chế độ chính sách giảm
nghèo
Triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo là quá trình
biến các chính sách thành những kết quả thực tế thơng qua các hoạt
động có tổ chức trong bộ máy Nhà nước để hiện thực hóa các mục
tiêu mà chính sách đã đề ra. Nếu công tác triển khai thực hiện khơng
tốt, người dân sẽ mất lịng tin [23, tr.10].
Triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo là việc nhà
nước tìm cách thức, phương pháp để các chính sách này được tiếp


6
cận đến người nghèo, các hộ nghèo một các phù hợp nhất và phù hợp
với tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của mỗi địa phương. Tuy nhiên,
để thực hiện triển khai các chương trình này đồng bộ, có hiệu quả,
cần có một bộ máy quản lý tinh gọn, đội ngũ cán bộ, công chức đảm
nhiệm công tác giảm nghèo có trình độ, năng lực, phẩm chất, thái độ

tốt [25, tr.14]. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần đẩy mạnh tuyên
truyền, phổ biến rộng rãi các chính sách này đến người dân để họ có
thể nắm bắt và có sự phối hợp hiệu quả.
1.2.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các
chế độ, chính sách giảm nghèo
Cán bộ, ngành và cơ quan trung ương chủ trì xây dựng kế
hoạch kiểm tra, giám sát, đánh giá; phối hợp các bộ, ngành, cơ quan
trung ương tổ chức kiểm tra và giám sát, đánh giá tại các địa phương;
sau đó tổng hợp, báo cáo kết quả chung kết quả kiểm tra, giám sát và
đánh giá.
Các bộ, cơ quan chủ trì quản lý tham gia thực hiện các dự án,
tiểu dự án, hoạt động của chương trình đào tạo, hướng dẫn các địa
phương thực hiện, việc kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện chương
trình đó, cụ thể là Sở Lao động – Thương binh và Xã hội [27, tr.9].
Nội dung thanh tra, kiểm tra, giám sát gồm việc thực hiện
các chế độ, chính sách; việc cấp giấy chứng nhận hộ nghèo; việc sử
dụng các nguồn vốn trong thực hiện chương trình giảm nghèo; tiến
độ thực hiện các chương trình giảm nghèo; thái độ, năng lực của các
cán bộ đảm nhiệm công tác giảm nghèo,… [23, tr.9].


7
1.2.5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm
trong quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo
Có hai hình thức xử lý vi phạm trong cơng tác giảm nghèo
đó là xử lý vi phạm hành chính và hình sự [20, tr.8]. Tuy nhiên, trong
phạm vi của cơng tác giảm nghèo, đa số các vi phạm bị xử phạt hành
chính. Đây là q trình xem xét, giải quyết các vi phạm pháp luật xảy
ra trong lĩnh vực quản lý nhà nước thơng qua thanh tra, kiểm tra.
Khi có khiếu nại, tố cáo sai phạm về các nội dung liên quan

đến quản lý nhà nước về giảm nghèo của các cá nhân, tổ chức, chính
quyền địa phương tùy theo phân quyền sẽ quyết định thành lập đoàn
thanh tra để thanh tra, nếu có dấu hiệu vi phạm có thể chuyển cơ
quan công an điều tra…[15, tr.7]
1.2.6. Tổ chức thực hiện cơng tác giảm nghèo
Cơng tác giảm nghèo có thành công hay không phụ thuộc
nhiều vào bộ máy đảm nhiệm công tác giảm nghèo. Bộ máy này gồm
các cán bộ, công chức đảm nhiệm công tác giảm nghèo, trực tiếp
triển khai các chính sách. Do đó, muốn cơng tác có hiệu quả, cơ cấu
tổ chức của bộ máy quản lý này phải được xây dựng đảm bảo gọn
nhẹ, có sự thống nhất, phối hợp đầy đủ, nhịp nhàng giữa các bộ phận,
cơ quan của Nhà nước, đảm bảo công tác chỉ đạo, điều hành từ
Trung ương đến địa phương được thông suốt, hiệu quả [18, tr.20].
Cán bộ, công chức thực hiện QLNN về giảm nghèo trong
các cơ quan nhà nước là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm
vào các ngạch, bậc, chức danh trong các cơ quan nhà nước đảm
nhận, phụ trách các công việc về giảm nghèo theo sự phân công và
chỉ đạo của lãnh đạo và các cơ quan cấp trên (trong đó tập trung vào


8
các cơ quan hành chính) để thực thi hoạt động công vụ về giảm
nghèo và được hưởng lương và các khoản thu nhập từ NSNN.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
1.3.2. Điều kiện kinh tế
1.3.3. Điều kiện xã hội
1.3.4. Khả năng về nguồn lực của địa phƣơng
1.3.5. Nhận thức của ngƣời nghèo

CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐĂK GLEI,
TỈNH KON TUM
2.1. ĐẶC ĐIỂM ẢNH HƢỞNG TỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN ĐĂK GLEI,
TỈNH KON TUM
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Huyện Đăk Glei là một huyện của Việt Nam nằm ở phía bắc
tỉnh Kon Tum. Huyện Đăk Glei là huyện biên giới, nằm trong khu
vực có địa hình phức tạp của tỉnh Kon Tum.
2.1.2. Đặc điểm xã hội
Nhìn chung, tình hình xã hội của huyện Đăk Glei có nhiều
chuyển biến tích cực, đời sống người dân ngày càng được nâng cao,
các hoạt động văn hóa – xã hội cũng được cải thiện, góp phần đáng
kể vào cơng cuộc xóa đói giảm nghèo của huyện. Tuy nhiên, đa số
người dân của huyện Đăk Glei là người dân tộc nên trình độ học vấn


9
chưa cao, khả năng tiếp thu hạn chế, nhiều người dân không hiểu
tiếng Kinh nên ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý nhà nước về
giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Đăk Glei.
2.1.3. Đặc điểm kinh tế
Điều kiện kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần
nâng cao đời sống cho người dân, nâng cấp cơ sở hạ tầng của huyện,
tạo điều kiện đi lại cho các cán bộ đảm nhiệm công tác QLNN về
giảm nghèo cũng như giúp người dân di chuyển thuận lợi, buôn bán
kinh tế cũng thuận lợi hơn.
2.1.4. Tình hình nghèo trên địa bàn huyện Đăk Glei, tỉnh

Kon Tum
Đăk Glei là một huyện nghèo của tỉnh Kon Tum. Trong đầu
giai đoạn, huyện có tổng số hộ nghèo 4.455 hộ, chiếm 38,18% so với
tổng số hộ tồn huyện, trong đó có 4.405 hộ DTTS (chiếm tỷ lệ
43,37% so với tổng số hộ DTTS toàn huyện); tổng số hộ cận nghèo
1.127 hộ, chiếm 9,66% so với tổng số hộ tồn huyện, trong đó có
1.100 hộ DTTS (chiếm 10,83% so với tổng số hộ DTTS tồn huyện)
thì đến cuối năm 2019, tổng số hộ nghèo chung 3.416 hộ, chiếm tỷ lệ
28,54% so với tổng số hộ dân toàn huyện, trong đó có 4.064 hộ
nghèo DTTS (chiếm 39,03% so với tổng số hộ DTTS toàn huyện).
Phấn đấu cuối năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm còn dưới
20%.


10
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC
GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐĂK GLEI, TỈNH
KON TUM
2.2.1. Thực trạng xây dựng các chƣơng trình, kế hoạch
giảm nghèo
Trong giai đoạn 2016-2020, trên cơ sở các văn bản hướng dẫn
của Trung ương (Quyết định 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của
Chính phủ để tổ chức thực hiện CTMTQG GNBV giai đoạn 2016–
2020; Văn bản 2877/LĐTBXH-VP ngày 18/7/2019 về chỉ đạo xóa
nghèo cho hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng chính sách người
có công với cách mạng; Quyết định số 59/2015 QĐ-TTg ngày
19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận
đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020; Thông tư số 17/2016/TTBLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động-TBXH hướng dẫn quy
trình rà sốt hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp
cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 và Thông tư số

14/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/9/2018 của Bộ Lao động-TBXH
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BLĐ
TBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động-TBXH…), cấp tỉnh (Quyết
định số 29/QĐ-UBND ngày 16/01/2017 của UBND tỉnh Kon Tum
về việc ban hành Đề án giảm nghèo theo phương pháp tiếp cận
nghèo đa chiều tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2020) thực hiện Đề án
giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 và dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy
(Chương trình số 38-CTr/HU ngày 10/02/2017 của Huyện ủy Đăk
Glei về thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 24/8/2016 Hội nghị
lần thứ 4 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XVII về giảm nghèo
theo phương pháp tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020), HĐND


11
huyện cùng sự phối hợp của UBMTTQVN huyện, UBND huyện đã
chỉ đạo bằng nhiều văn bản đến các cơ quan chuyên môn và địa
phương, các đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao,
kế hoạch của Ban chỉ đạo cấp huyện cụ thể hóa và xây dựng kế
hoạch, các giải pháp của đơn vị phù hợp với điều kiện đặc thù và
đảm bảo hoàn thành mục tiêu được giao, cấp huyện và cấp xã đã kịp
thời kiện toàn, thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ
đạo các Chương trình MTQG giai đoạn 2016-2020 theo quy định.
Đây là cơ sở pháp lý để chỉ đạo, điều hành trong thời gian qua.
2.2.2. Thực trạng tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính
sách về giảm nghèo
Hàng năm để thực hiện chủ trương giảm nghèo, UBND
huyện ban hành kế hoạch, lồng ghép với một số nguồn vốn hợp pháp
khác giúp hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo bền vững, đồng thời là cơ
sở để đánh giá qua một năm triển khai thực hiện các chính sách giảm
nghèo.

Trong giai đoạn 2015-2019, số lượng tuyên truyền tăng và
hình thức tuyên truyền đa dạng hơn. Tuy nhiên, huyện Đăk Glei chỉ
tập trung vào một số hình thức tuyên truyền như tuyên truyền qua
Liên hiệp phụ nữ: Đài PTTH sản xuất, phát sóng phóng sự, tin bài;
Tin, bài về giảm nghèo trên website; Pa nô. Tuy nhiên, số lượng
cuộc vận động, tuyên truyền chưa thực sự nhiều và chưa đảm bảo tất
cả các hình thức.


12
2.2.3. Thực trạng thực hiện các chính sách giảm nghèo
Trên cơ sở văn bản hướng dẫn của Trung ương, cấp tỉnh thực
hiện Đề án giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 và dưới sự lãnh chỉ đạo
của Huyện ủy, cùng với phối hợp của UBMTTTQVN huyện, các
ngành đoàn thể, nhiều văn bản chỉ đạo của UBND huyện và các văn
bản chỉ đạo các đội ngũ, cán bộ thực hiện chặt chẽ, đồng bộ, lồng
ghép các nguồn lực đầu tư, đảm bảo thực hiện hiệu quả các chính
sách, chương trình giảm nghèo tại huyện Đăk Glei đã đạt được nhiều
kết quả so với mục tiêu đề ra, hạn chế thấp nhất tình trạng tái nghèo.
Bảng 2.9: Kết quả giảm nghèo tại huyện Đăk Glei giai đoạn 2015-2019

Chỉ tiêu

2015

2016

2017

2018


2019

Tổng số hộ nghèo 4.766

4.455

4.111

3.876

3.416

toàn huyện (hộ)
Tỷ lệ (%)

47,87

43,37

38,18

31,26

26,88

Nguồn: UBND huyện Đăk Glei
2.2.4. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
việc thực hiện các chế độ, chính sách giảm nghèo
Cơng tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế

độ, chính sách giảm nghèo được UBND huyện Đăk Glei quan tâm,
thường xuyên chỉ đạo thực hiện. Hàng năm, UBND huyện chỉ đạo
các cơ quan chức năng thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát để kịp
thời phát hiện những sai phạm, xử lý kịp thời, triệt để, góp phần nâng
cao hiệu quả công tác giảm nghèo. Công tác này đặc biệt được Ban
Chỉ đạo giảm nghèo của huyện chú trọng.
Trong giai đoạn 2015-2019, huyện Đăk Glei đã lãnh chỉ đạo
các cơ quan quyên môn tham mưu, xây dựng các kế hoạch và thành
lập các Đồn kiểm tra, giám sát đánh giá cơng tác triển khai thực


13
hiện Đề án giảm nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều tại
UBND các xã, thị trấn theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TTBLĐTBXH ngày 25/10/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội về hướng dẫn quy trình kiểm tra và giám sát, đánh giá thực hiện
Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.
Qua kết quả đạt được và những tồn tại hạn chế của Đoàn kiểm tra,
giám sát theo chuyên đề, Ban Chỉ đạo đã kịp thời xây dựng các giải
pháp và đề ra nhiệm vụ, giải pháp khắc phục và thực hiện những tồn
tại chưa đạt theo quy định.
2.2.5. Thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi
phạm trong quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo
Trong thời gian qua, các cấp chính quyền từ huyện đến cơ sở
chưa tiếp nhận được đơn thư khiếu nại, tố cáo cũng như chưa phát
hiện được hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức liên quan đến
công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện. Đa số các công
dân chỉ hỏi về thủ tục giảm nghèo.
Bảng 2.15: Số vụ tiếp công dân liên quan đến QLNN về giảm
nghèo tại huyện Đăk Glei, giai đoạn 2015-2019
TT


Nội dung

1

Công dân hỏi về
thủ tục giảm nghèo

2015

2016

2017

2018

2019

5

10

12

15

20

2


Đơn kiến nghị

0

0

0

0

0

3

Đơn khiếu nại

0

0

0

0

0

4

Đơn tố cáo của


0

0

0

0

0

5

10

12

15

20

cơng dân
Tổng

Nguồn: Phịng LĐTB&XH huyện Đăk Glei


14
Bảng 2.16: Số vụ vi phạm được xử lý liên quan đến QLNN về giảm
nghèo tại huyện Đăk Glei, giai đoạn 2015-2019
TT


Nội dung

Đơn

2015

2016

2017

2018

2019

5

5

3

3

2

123,5

154,2

98,4


87,4

54,2

0

0

0

0

0

vị
1

Số

vụ

vi

phạm
2
3

Vụ


Số tiền phạt

Triệu

hành chính

đồng

Số vụ đưa
ra xét xử

Vụ

hình sự
Nguồn: Phòng LĐTB&XH huyện Đăk Glei
2.2.6. Thực trạng tổ chức bộ máy thực hiện công tác giảm
nghèo
UBND huyện đã thành lập Ban chỉ đạo các Chương trình
mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 huyện Đăk Glei do Đồng chí
Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban. Để thực hiện nhiệm vụ
theo từng lĩnh vực được giao, Ban Chỉ đạo phân cơng Phịng Tài
chính - Kế hoạch tham mưu tổng hợp chung các chương trình mục
tiêu quốc gia; Phịng Nơng nghiệp & Phát triển nông thôn tham mưu
tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng
thơn mới giai đoạn 2016-2020; Phòng Lao động - Thương binh và
Xã hội tham mưu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm
nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; Phòng Dân tộc tham mưu thực
hiện dự án thành phần (Chương trình 135) thuộc Chương trình mục
tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; các phòng,
ban, đơn vị liên quan, UBND các xã tham mưu triển khai các chương



15
trình mục tiêu quốc gia thuộc đơn vị mình phụ trách. Cơ cấu tổ chức
bộ máy thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Đăk Glei
được trình bày trong Phụ lục 3.
Về nguồn nhân lực, tính đến cuối năm 2019, tổng số cán bộ
đảm nhiệm công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Đăk Glei là 121
người. Đa số cán bộ có trình độ đại học và ngày càng tăng; các cán
bộ chỉ có chun mơn ngành kinh tế. Đa số cán bộ đảm nhiệm công
tác giảm nghèo là nữ giới, cơ cấu trẻ, dưới 50 tuổi.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐĂK
GLEI, TỈNH KON TUM
2.3.1. Những thành công
- Các văn bản hướng dẫn thực hiện giảm nghèo cụ thể, kịp
thời, khi thực hiện có sự giám sát chặt chẽ của người dân, tại các
cuộc họp thôn đều tổ chức dân chủ, cơng khai từ đó tạo được sự
đồng thuận cao trong nhân dân.
- Hệ thống chính sách, cơ chế quản lý, điều hành dự án về
giảm nghèo bước đầu được hoàn thiện và đi vào cuộc sống của người
dân.
- Huyện đã chú trọng đến công tác tuyên truyền, phổ biến
pháp luật về giảm nghèo, sử dụng nhiều hình thức, nội dung tuyên
truyền để thu hút sự chú ý của người dân.
- Các dự án, chương trình giảm nghèo phát huy được tác
dụng tốt nhờ đó đã làm thay đổi diện mạo của các xã, đặc biệt là các
xã khó khăn, cơ sở hạ tầng, đời sống nhân dân được nâng cao, cải
thiện rõ rệt, giúp các hộ nghèo có nhiều cơ hội thốt nghèo bền vững.



16
- Công tác thanh tra, kiểm tra việc thức hiện các chế độ,
chính sách giảm nghèo bền vững đã thể hiện sự nghiên túc, hiệu quả
và ngày càng được nâng cao.
- Công tác xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo được
thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước.
- Các chương trình mục tiêu cho huyện nghèo, xã đặc biệt
khó khăn vẫn tiếp tục được ưu tiên hỗ trợ đầu tư đây là một trong
những điều kiện thuận lợi giúp các hộ nghèo có cơ hội sớm thoát
nghèo.
- Một số dự án đầu tư quan trọng trên địa bàn được đẩy
nhanh tiến độ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giải
quyết việc làm, tạo thu nhập cho người dân góp phần trong cơng tác
giảm nghèo của địa phương.
2.3.2. Những hạn chế
- Công tác chỉ đạo điều hành cơng tác giảm nghèo mang tính
chất liên ngành dẫn đến việc phối hợp, thống nhất cơ chế quản lý
thực hiện gặp khó khăn, nhất là việc ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật phải xin ý kiến nhiều sở, ban, ngành nên mất nhiều thời
gian.
- Hoạt động của Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững từ tỉnh
đến cơ sở hiệu quả chưa cao.
- Công tác tuyên truyền về Chương trình chưa thường xuyên,
hình thức tuyên truyền chưa phong phú và cụ thể về nội dung, do vậy
nhân dân chưa nắm rõ để thực hiện vai trị chủ thể của mình và gia
đình trong việc tham gia xây dựng Chương trình.


17

- Cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cấp huyện, cấp xã chủ
yếu là kiêm nhiệm, thường xuyên thay đổi. Trình độ của các cán bộ
này chưa cao và chưa đồng đều.
- Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá chương trình có lúc
cịn hình thức, chưa được tiến hành thường xuyên, chất lượng chưa
cao nên vẫn còn sai sót trong thống kê, xác nhận, cấp phát chế độ hỗ
trợ người nghèo;
- Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm
trong quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện
có lúc chưa thật sự nghiêm túc và quyết liệt, có dấu hiệu bỏ sót sai
phạm hoặc xí xóa…
2.3.3. Ngun nhân của những hạn chế
a. Nguyên nhân chủ quan
Nhận thức của chính quyền, nhất là cấp cơ sở nói chung cịn
yếu kém.
Việc phối hợp phổ biến tuyên truyền nâng cao nhận thức cho
hộ nghèo từ các ngành, các cấp triển khai chưa thường xuyên và sâu
rộng và chưa đổi mới mạnh trong cơng tác tun truyền.
Một số chính sách hỗ trợ cho người nghèo với định mức còn
thấp chưa tác động và góp phần nâng cao thu nhập cho người nghèo,
vì vậy việc tái nghèo có thể sẽ diễn ra.
Cán bộ ở cấp huyện và cấp cơ sở còn thiếu và yếu về năng
lực. Cán bộ cấp cơ sở không được đào tạo bài bản, chun nghiệp,
một số cán bộ khơng có bằng cấp chuyên môn.
Các ngành và các xã, thị trấn chưa thực hiện đầy đủ, kịp thời
nhiệm vụ được phân công trong kế hoạch thực hiện Đề án.
b. Nguyên nhân khách quan


18

Trình độ nhận thức của người dân cịn hạn chế, đặc biệt là
người dân nghèo, vì vậy ảnh hưởng đến cơng tác tun truyền chính
sách đến với người nghèo. Vẫn cịn một số bộ phân ỷ lại trơng chờ
của người dân vào chế độ, chính sách Nhà nước, tư tưởng khơng
muốn thốt nghèo, chưa phát huy hết nội lực trong Nhân dân và tiềm
năng thế mạnh của địa phương.
Trình độ văn hóa của người nghèo thấp, khó tiếp thu khoa
học kỹ thuật, chậm đổi mới tư duy trong thay đổi cách phát triển kinh
tế.
Cơ sở hạ tầng còn thiếu và chưa đồng bộ, lực lượng lao động
giản đơn, tình trạng dân nhập cư từ các nơi khác đến làm việc nhiều
kéo theo những bất cập, khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu việc
làm, y tế, giáo dục.


19
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM
NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐĂK GLEI, TỈNH KON
TUM
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
3.1.1. Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về giảm
nghèo trên địa bàn huyện Đăk Glei
3.1.2 Phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về
giảm nghèo trên địa bàn huyện Đăk Glei
3.1.3. Mục tiêu về giảm nghèo trên địa bàn huyện Đăk
Glei
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐĂK GLEI, TỈNH KON TUM

3.2.1. Hồn thiện cơng tác xây dựng và ban hành chƣơng
trình, kế hoạch giảm nghèo
- Tiếp tục cụ thể hoá các mục tiêu, giải pháp giảm nghèo bền
vững vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các
Nghị quyết chuyên đề của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
- Khuyến khích, tạo mơi trường thuận lợi để phát triển đa
dạng các mơ hình, các hoạt động từ thiện, tình nguyện dựa vào sự
tham gia của cộng đồng các đồn thể địa phương, các nhóm sở thích,
nghiệp đồn, gia đình, dịng họ, cá nhân...
- Triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách, dự án,
chương trình hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.


20
3.2.2. Đa dạng hóa các hình thức và nội dung tuyên
truyền, phổ biến pháp luật về giảm nghèo
- Đa dạng về hình thức và nội dung tuyên truyền trên các
phương tiện thông tin đại chúng, bản tin điện tử về chủ trương, chính
sách giảm nghèo.
- Xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình thơng tin và
truyền thơng về giảm nghèo.
- Phát triển mạng lưới cán bộ tuyên truyền viên, báo cáo viên
về giảm nghèo từ Trung ương tới địa phương, cơ sở.
- Tổ chức các hoạt động đối thoại chính sách về giảm nghèo
định kỳ ở các cấp, các ngành, nhất là cơ sở.
- Tổ chức các hoạt động truyền thơng giảm nghèo theo hình
thức sân khấu hóa để thúc dẩy giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa các
xã, địa phương thực hiện chương trình.
3.2.3. Hồn thiện cơng tác tổ chức thực hiện các chế độ
chính sách giảm nghèo

a. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo
- Xác định trọng tâm, trọng điểm để ra Nghị quyết, chủ
trương đúng đắn về xóa đói, giảm nghèo.
- Chỉ đạo các xã cụ thể hố Nghị quyết của huyện về thực
hiện cơng tác xố đói, giảm nghèo.
- Đẩy mạnh cơng tác sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm.
- Tăng cường vai trò quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân
huyện, Phòng Tư pháp đối với công tác phối hợp thực hiện trợ giúp
pháp lý ở địa phương, tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý công
tác trợ giúp pháp lý.
b. Đa dạng hóa các nguồn lực để giảm nghèo


21
- Thực hiện đa dạng hóa huy động nguồn lực, lồng ghép các
nguồn vốn, nhất là nguồn lực của nhân dân để thực hiện việc đầu tư
xây dựng nông thôn mới.
- Vận động nhân dân tự nguyện hiến đất, hiến cây trồng và
tích cực tham gia đóng góp tiền của, ngày cơng để thực hiện các
cơng trình như đường giao thông nông thôn, kênh mương thủy lợi,
trường học, nhà văn hóa, nhà Rơng, khu thể thao thơn và xã.
- Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện cần đặc biệt
ưu tiên bố trí ngân sách để đảm bảo thực hiện mục tiêu giảm nghèo
bền vững theo chương trình, kế hoạch đã đề ra.
3.2.4. Tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực
hiện chế độ, chính sách về giảm nghèo
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát tình hình triển
khai thực hiện chương trình, chính sách, đề án giảm nghèo để phát
hiện và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển
khai thực hiện.

- Thường xuyên chỉ đạo triển khai tổ chức thành lập Đoàn
kiểm tra, giám sát các cấp, tổ chức đối thoại chính sách giảm nghèo.
- Phải có sự tham gia của đại diện các tổ chức đoàn thể ở địa
phương đặc biệt là sự tham gia của đại diện người dân như: Già làng,
trưởng bản hoặc đại diện người nghèo, hộ nghèo.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý dữ liệu về
giảm nghèo từ huyện đến cơ sở thuận tiện cho việc theo dõi, giám sát
và đánh giá thực hiện mục tiêu giảm nghèo.


22
3.2.5. Cải tiến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và
tăng cƣờng tính nghiên minh khi xử lý các vi phạm trong giảm
nghèo
- Khuyến khích người dân, các tổ chức đoàn thể xã hội tham
gia giám sát nhằm sớm phát hiện sai phạm
- Có cơ chế khuyến khích cho các tổ chức, cá nhân tố cáo
đúng các sai phạm của các cá nhân, tổ chức trong quá trình thực hiện
công tác giảm nghèo.
- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng để
đảm bảo tính pháp lý, hiệu quả và minh bạch trong giải quyết các thủ
tục hành chính, giảm phiền hà trong q trình thực hiện chính sách
giảm nghèo.
- Chính quyền các cấp thường xuyên chỉ đạo, tổ chức kiểm
tra, giám sát để kịp thời phát hiện ra các sai phạm, lệch lạc trong quá
trình tổ chức thực hiện cơng tác giảm nghèo.
3.2.6. Hồn thiện bộ máy thực hiện cơng tác giảm nghèo
- Củng cố, kiện tồn Ban chỉ đạo giảm nghèo ở các cấp, duy
trì hoạt động thường xuyên của Ban chỉ đạo.
- Định kỳ hàng tháng tổ chức họp giao ban, đánh giá những

việc làm được, chưa làm được, những nhiệm vụ cần đặt ra trong
tháng tiếp theo.
- Giao trách nhiệm cho Phòng Lao động – Thương binh và
Xã hội thường xuyên theo dõi, đôn đốc và tổng hợp tình hình, kịp
thời đề xuất, kiến nghị, tham mưu Ban chỉ đạo điều phối các hoạt
động của Chương trình.


23
- Củng cố, kiện toàn cơ quan giúp việc Ban chỉ đạo giảm
nghèo các cấp theo hướng có bộ máy chuyên trách làm giảm nghèo
nhưng không tăng biên chế được giao ở các cấp.
3.2.7. Các giải pháp hỗ trợ khác
a. Tín dụng cho người nghèo
b. Chính sách y tế, dân số và kế hoạch hóa gia đình
c. Tăng cường đào tạo nghề cho người nghèo
KẾT LUẬN
Nghèo đói đã và đang tác động trực tiếp đối với quá trình phát
triển kinh tế - xã hội của huyện Đăk Glei trong những năm qua. Dù
công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện đã thu được những kết quả
tích cực nhất định và góp phần thực hiện thành cơng các mục tiêu,
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh trật tự, chính
trị nhưng cơng tác QLNN về giảm nghèo trên địa bàn huyện Đăk
Glei vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Với mong muốn góp phần vào
cơng cuộc phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tác giả đã lựa chọn
đề tài nghiên cứu về vấn đề QLNN về giảm nghèo trên địa bàn huyện
Đăk Glei.
Đối chiếu với mục tiêu nghiên cứu của đề tài, Luận văn đã
đạt được những kết quả sau:
Thứ nhất, luận văn đã tổng hợp theo logic hệ thống, có chọn

lọc những lý luận cơ bản về đề tài nghiên cứu, bằng việc khái qt
hóa cơng tác QLNN về giảm nghèo trên địa bàn huyện Đăk Glei,
luận văn đã nêu lên được tổng quan về giảm nghèo và QLNN về
giảm nghèo; nội dung QLNN về giảm nghèo và luận văn cũng phân


×