Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp chỉ đạo thực hiện xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, trong giai đoạn 3 năm ( 2008 – 2011), tại trường mầm non Nga Mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.92 KB, 23 trang )

     A.                                            ĐẶT VẤN ĐỀ

I. LỜI MỞ ĐẦU.

Phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực là phong 
trào lớn được phát động toàn ngành, trong các năm học từ 2008 đến nay. Xây dựng 
trường học thân thiện học sinh tích cực là chủ  trương đúng đắn, nhằm huy động  
sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, xây dựng môi trường giáo dục trong các nhà  
trường an toàn, lành mạnh, có tác động hiệu quả đến các hoạt động giáo dục trong  
các nhà trường. Tạo mối quan hệ thân thiện rộng rãi, đặc biệt là học sinh yêu quý 
trường lớp, thầy cô của mình; Đồng thời phát huy truyền thống hiếu học của dân 
tộc, bản sắc văn hoá của mỗi địa phương. Xây dựng trường học thân thiện học  
sinh tích cực, còn nhằm phát huy tính sáng tạo trong quản lý, giảng dạy của cán bộ 
giáo viên; Phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập vui  
chơi và sinh hoạt; rèn kỹ  năng sống cho học sinh. Tạo cơ sở vững chắc cho việc  
nâng cao chất lượng toàn diện trong các nhà trường. 
Nhận thức về  ý nghĩa đó của phong trào xây dựng trường học thân thiện, học  
sinh tích cực; từ năm học đầu tiên thực hiện phong trào, tôi đã xác định, hưởng ứng  
thực hiện tích cực, có hiệu quả  phong trào, là một nhiệm vụ  lớn và chính là giải  
pháp hiệu quả  nhất để  thực hiện nâng cao chất lượng toàn diện của nhà trường.  
Và cũng ngay từ năm đầu chỉ đạo thực hiện, tôi đã có ý tưởng nghiên cứu công tác 
chỉ đạo thực hiện xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực làm đề tài sáng 
kiến trong công tác quản lý của mình. 
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1. Thực trạng.
 *Về thuận lợi: Trường Mầm non Nga Mỹ là trường đã đạt chuẩn quốc gia mức  
độ I theo quyết định 36/QĐ­BGD&ĐT ngày 16 tháng 7 năm 2008. Vì vậy các điều 
kiện về  tổ  chức bộ  máy, cơ  sở  vật chất, chất lượng… cơ  bản đảm bảo để  thực  

1



hiện phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực có nhiều thuận 
lợi. 
* Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, vẫn còn không ít khó khăn để thực 
hiện thành công các tiêu chí của trường học thân thiện học sinh tích cực. Đó là khi 
trường vẫn đang còn thiếu 1 số  hạng mục cở  vật chất. Thiết bị  chuẩn để  thực  
hiện chương trình giáo dục mầm non mới. Một số  cán bộ  giáo viên về  năng lực 
nghiệp vụ giảng dạy theo đổi mới phương pháp còn hạn chế. Điều kiện đời sống  
kinh tế văn hoá của phụ huynh học sinh thuộc vùng nông thôn nông nghiệp là chủ 
yếu, nên vẫn còn nhiều khó khăn về  kinh tế  và hạn chế  nhất định về  nhận thức. 
Đời sống giáo viên mầm  non hợp đồng còn quá khó khăn... Vì vậy đã ảnh hưởng  
không nhỏ  trong việc huy động đóng góp, và công tác phối hợp  ủng hộ   cho thực  
hiện các hoạt động giáo dục của nhà trường từ  phụ  huynh nói chung, cũng như 
thực hiện phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực nói riêng. 
2. Kết quả hiệu quả của thực trạng. 
Với thực tế  điều kiện thực trạng trên, Tiến hành chỉ  đạo thực hiện phong 
trào, cũng như thực hiện ý tưởng nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm trong lĩnh vực  
công việc này cho 3 năm, tôi đã tiến hành đánh giá khảo sát thực trạng kết quả nhà  
trường với một số nội dung trọng tâm, theo tiêu chí về hướng dẫn đánh giá  trường 
học thân thiện học sinh tích cực, số 1741 của bộ giáo dục và đào tạo. kết quả khảo 
sát cho thấy:  
  Nội dung 1: Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn;  Đạt 16,5điểm/20  
điểm.
 Nội dung 2: Giáo viên thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ có hiệu quả, 
phù hợp với đặc điểm tâm lý trẻ mầm non: Đạt 13/20điểm.
 Nội dung 3: Trẻ hoạt động tích cực trong môi trường thân thiện: Đạt 13/20 điểm.

2



 Nội dung 4: Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh:  Đạt 4 điểm/10  
điểm.
 Nội dung 5: Huy động sự tham gia của cộng đồng: Đạt 12,5 điểm/15 điểm.
 Nội dung 6: Về tính sáng tạo trong việc chỉ đạo phong trào và mức độ tiến bộ của 
trường trong thời gian qua: ( Không đánh giá khảo sát; lấy điểm trung bình của  
điểm chuẩn) = 7,5điểm/15 điểm.
Từ  công việc khảo sát tổng thể, kết luận kết quả  thực trạng theo 2 nội  
dung: 
­  Kết quả những nội dung đạt được:  Nhà trường đã cơ  bản đạt được một  
số tiêu chí của trường học thân thiện học sinh tích cực đó là:
+ Về nội dung xây dựng trường lớp xanh sạch đẹp:  Thực tế đã cơ  bản đạt 
yêu cầu về  cơ sở vật chất, gồm diện tích trường lớp, khuôn viên, đủ phòng nhóm  
lớp học; một số phòng chức năng.
 

+ Về tổ chức các hoạt động: Đã cơ bản thực hiện các yêu cầu chăm sóc nuôi  

dưỡng, giáo dục trẻ theo yêu cầu.
+ Đã huy động sự  tham gia của cộng đồng cho hoạt động giáo dục của nhà 
trường khá tốt.
­  Những nội dung  chưa đạt yêu cầu: Thể hiện ở chất lượng nhiều các hoạt 
động của nhà trường đang  ở  mức độ  thấp, chưa toàn diện như: xây dựng môi 
trường chưa đạt yêu cầu môi trường thân thiện; Chất lượng tổ chức các hoạt động 
chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ chưa cao; chưa quan tâm tổ chức các hoạt động 
vui tươi lành mạnh giáo dục truyền thống và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. 
Từ kết quả đó có thể rút ra một số nội dung xem là  trọng  tâm trong cần tìm  
giải pháp chỉ đạo  thực hiện: 
          + Xây dựng môi trường thân thiện trong trường mầm non.
+ Tổ chức các hoạt động vui tươi lành mạnh. 
+Giáo dục truyền thống cho trẻ.

3


+ Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Từ  nhận thức và thực trạng trên; với mục mục tiêu nâng cao chất lượng toàn 
diện nhà trường và định hướng mục tiêu kế  hoạch đạt ra: Thực hiện đạt trường  
học thân thiện, học sinh tích cực  trong thời gian là 3 năm ­ giai đoạn 2008 ­2011. 
Sau 3 năm chỉ đạo thực hiện phong trào tại nhà trường, đến nay kết quả cho thấy, 
nhà trường đã cơ  bản hoàn thành các tiêu chí trường học thân thiện học sinh tích 
cực. Đặc biệt là kết quả  về  chất lượng toàn diện nhà trường đã được nâng lên 
đáng kể.
 Vì vậy, tôi có thể xem đó là một chút thành công nhỏ trong công tác quản lý chỉ 
đạo thực hiện phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong 
3 năm qua, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện nhà trường. Tôi muốn chia sẻ 
cùng các bạn đồng nghiệp,  qua đề tài sáng kiến “ Biện pháp chỉ đạo thực hiện xây 
dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, trong giai đoạn 3 năm ( 2008 – 2011),  
tại trường mầm non Nga Mỹ”. 
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
1. Chỉ đạo công tác tuyên truyền nhận thức về phong trào xây dựng trường học  
thân thiện học sinh tích cực.
2. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện phong trào phù hợp với điều kiện nhà  
trường.
3. lựa chọn và chỉ  đạo thực hiện các nội dung là điểm nhấn của phong trào  
xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, các nội dung phù hợp với  
điều kiện thực tế nhà trường, thực tế yêu cầu ngành học mầm non.
II. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1.chỉ đạo công tác tuyên truyền nhận thức về phong trào xây dựng trường học  
thân thiện, học sinh tích cực.
4



 Với các phong trào mang tính xã hội, biện pháp tuyên truyền nhằm xã hội hoá 
hoạt động, để huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia vào thực hiện 
mục tiêu của hoạt động là hết sức cần thiết. Hai mục tiêu lớn của phong trào đạt 
ra  đó là:  Huy  động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà 
trường, để xây dựng mục tiêu giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả; phù hợp với 
các điều kiện của địa phương và đáp  ứng yêu cầu xã hội. Phát huy tính tích cực, 
chủ  động sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách 
phù hợp, hiệu quả.
Như vậy, đó chính là định hướng mục tiêu cho các nhà trường thực hiện. Tuyên 
truyền được xem là một giải pháp quan trọng. Một số vấn đề  đạt ra để thực hiện  
công tác tuyên truyền, đó là:  
­ Tuyên truyền những nội dung gì?
­ Đối tượng làm nồng cốt công tác tuyên truyền là ai?
­ Cần tuyên truyền đến những đối tượng nào?
­ Những hình thức tuyên truyền nào đạt hiệu quả?
* Trả lời cho vấn đề tuyên truyền những nội dung gì? Tôi xác định, nội dung tuyên 
truyền quan trọng  ở  đây là tuyên truyền các chỉ  thị, văn bản về  thực hiện phong  
trào. Cụ  thể  hoá  ý nghĩa, mục tiêu của các chỉ  thị, văn bản hướng dẫn thực hiện 
phong trào, kế hoạch thực hiện của nhà trường, đến rộng rãi các thành phần trong 
cộng đồng. triển khai quán triệt đến cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường. Tham  
mưu tuyên truyền đến lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, các ban ngành 
đoàn thể  về  tính hiệu lực pháp lý cũng như  nội dung yêu cầu cụ  thể  của  phong  
trào. với mục tiêu huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài  
nhà trường tham gia xây dựng môi trường  giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, 
phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp  ứng nhu cầu xã hội. Phát huy tính 
tích cực chủ  động, sáng tạo củacán bộ  giáo viên trong giảng dạy, học tập và các  
hoạt động một cách phù hợp và hiệu quả.
5



Các nội dung tuyên truyền cần dựa trên các nội dung yêu cầu thực hiện của 
phong trào. Từ  đó cụ  thể  hoá, phù hợp với lứa tuổi mầm non; Phù hợp với điều 
kiện địa phương, điều kiện thực tế  nhà trường. Các nội dung cần  được tuyên  
truyền đến từng lực lượng có ảnh hưởng phù hợp. Tất cả các lực lượng cần được 
hiểu rõ về  nội dung xây dựng trường học thân thiện tại nhà trường là làm những 
gì. Từ đó có ý thức trách nhiệm tham gia thực hiện.
Ví du: Giáo viên xác định mình cần phải thực hiện nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng,  
giáo dục trẻ có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi mầm non với  
rất nhiều nội dung cụ thể cần thực hiện; tích cực chủ động, đỏi mới phương pháp  
tổ chức hoạt động cho trẻ.
Với phụ  huynh, cộng đồng cần xác định được phải có trách nhiệm hưởng 
ứng, đóng góp trí lực, vật lực, phối hợp thực hiện phong trào cùng với nhà trường. 
Các cấp lãnh đạo Đảng, Chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể 
cần nhận thức và có trách nhiệm lãnh chỉ đạo, đầu tư cơ sở vật chất cho thực hiện  
phong trào.
* Trả lời cho  vấn đề những ai là đối tượng nồng cốt làm công tác tuyên truyền?
­ Trước hết là Ban giám hiệu nhà trường. Tiếp thu các văn bản chỉ  thị; hiểu  
sâu sắc ý nghĩa, mục tiêu, nội dung cần thực hiện của phong trào. Xác định đúng 
trách nhiệm của quản lý nhà trường, có nhiệt huyết trong việc chỉ  đạo thực hiện 
phong trào.  Lên kế hoạch chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền; trực  
tiếp làm công tác tham mưu, tuyên truyền đến các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền  
địa phương; phối hợp với các ban ngành đoàn thể  về thực hiện kế hoạch của nhà  
trường.  
­ Cán bộ  giáo viên nhân viên nhà trường cần được xác định là đối tượng 
chính trong lực lượng làm công tác tuyên truyền . Cán bộ  giáo viên công nhân viên 
là lực lượng   trực tiếp tiếp thu cũng như  thực hiện các nội dung kế  hoạch. Có  
nhiệm vụ tuyên truyền trực tiếp đến các bậc phụ huynh học sinh.
6



* Các lực lượng cần tuyên truyền, giáo dục nhận thức?
­ Cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường; Các cháu học sinh trong trường.
 Các cấp lãnh đạo địa phương, các ban ngành đoàn thể; Các bậc phụ huynh.
­ Cán bộ  đảng viên và nhân dân trong toàn xã; Các tổ  chức, cá nhân có lòng 
hảo tâm, có tâm huyết với giáo dục trong và ngoài nhà trường.
 mục tiêu của công tác tuyên truyền là mọi lực lượng này nhận thức được 
mục tiêu ý nghĩa của việc xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, là 
phong trào được phát động rộng rãi trong toàn ngành giáo dục. Xây dựng trường  
học thân thiện học sinh tích cực là huy động sức mạnh tổng hợp để  xây dựng các 
nhà trường phát triển toàn diện. Đối với trường mầm non, nhằm nâng cao đầu tư 
cơ sở vật chất trang thiết bị, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, phù hợp với  
hoạt động của trẻ mầm non. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả chăm 
sóc nuôi dưỡng giáo dục trong nhà trường. Xây dựng trường học thân thiện ở mỗi 
nhà trường là trách nhiệm của toàn xã hội, đặc biệt là trách nhiệm của gia đình, 
nhà trường, các cấp ngành  đoàn thể, các cấp lãnh  đạo  Đảng, chính quyền  địa 
phương. Để đạt được mục tiêu của công tác tuyên truyền đã nêu. Một đòi hỏi cần  
phải xác định các hình thức tuyên truyền dành cho từng đối tượng phù hợp là cần 
thiết. 
* Các hình thức tuyên truyền nào hiệu quả: 
­ Đối với đối tượng là cán bội giáo viên:   Hình thức tuyên truyền là việc 
triển khai trực tiếp các văn bản chỉ thị, các quy định, kế  hoạch của các cấp ngành  
cũng như  nhà trường. Quán triệt thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ  của mỗi cán bộ 
giáo viên, nhân viên theo yêu cầu chỉ đạo.
­ Đối với lãnh đạo địa phương: Cần áp dụng hình thức tuyên truyền báo báo 
bằng văn bản cụ thể có tính pháp lý; bằng trao đỏi đề xuất trực tiếp; bằng ý kiến  
đề   xuất   gián   tiếp   qua   các   hội   nghị   địa   phương;   bằng   tham   mưu   đưa   vào   các 
chương trình kế hoạch địa phương.
7



­ Với cộng đồng tuyên truyền bằng hình thức phối hợp với đài truyền thanh, 
thông tin phát thanh để  truyền bá rộng rãi; hình thức phối hợp với các ban ngành 
đoàn thể tuyên truyền trong các đoàn thể.
­ Với phụ huynh, ngoài các hình thức tuyên truyền qua thông tin truyền thanh,  
truyền hinhg  chung  với   nhiều lực  lượng, thì   cần  áp  dụng các  hình  thức  tuyên 
truyền trực tiếp cụ thể hơn như: Thông qua các cuộc họp phụ  huynh, nhà trường 
đưa ra kế hoạch tuyên truyền, bàn bạc các nhiệm vụ, trách nhiệm  cụ thể để  phụ 
huynh cùng thực hiện; bằng trao đổi trrực tiếp qua giờ đón trẻ trả trẻ thông qua cán 
bộ  giáo viên làm công tác phụ  trách lớp. Xây dựng góc tuyên truyền tại các nhóm  
lớp... giúp phụ huynh hiểu về mục đích, nội dung, các hoạt động cần sự phối hợp  
của phụ huynh trong từng thời điểm cụ thể. Từ đó phụ huynh có thái độ đúng đắn, 
thống  nhất   với   nhà  trường,   với   giáo  viên...Đồng   thời   giáo  viên   vận  động  phụ 
huynh đóng góp kinh phí, trí tuệ cho xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích 
cực.
­ Đối với các lực lượng là các cá nhân, tổ chức hảo tâm; quản lý nhà trường  
cần báo cáo phối hợp sự  hỗ  trợ  của lãnh đạo địa phương, cùng gặp gỡ  trao đổi 
trực tiếp, đề xuất mong muốn của nhà trường. Hoặc dùng biện pháp tác động của  
lãnh đạo để đề  xuất mong muốn được giúp đỡ  của nhà trường đối với tổ  chức cá 
nhân hảo tâm, trong mối quan hệ làm việc trên địa bàn.
­ Đối với các cháu học sinh, là đối tượng chủ thể thực hiện một số nội dung  
của trường học thân thiện học sinh tích cực, cần được giáo viên tuyên truyền bằng 
tổ chức các hoạt động giáo dục cụ  thể. Giúp trẻ  hiểu được các nội dung phù hợp  
với nhận thức của trẻ, như:  giáo dục trẻ  cần phải nhận thức biết thân thiện với  
bạn bè, cô giáo là người yêu thương trẻ, trẻ  phải biết yêu quý cô, lễ  phép với  
người lớn, tích cực hoạt động, học tập.
­ Để  công tác tuyên truyền đạt hiệu quả  cũng cần phải có kế  hoạch thực  
hiện công tác tuyên truyền xuyên suốt trong cả quá trình. Mục tiêu, nội dung  tuyên 
8



truyền được xây dựng phù hợp với từng giai đoạn , từng năm học cụ  thể  theo lộ 
trình mục tiêu kế hoạch đã đề  ra. Quản lý nhà trường phải theo giõi chỉ  đạo thực  
hiện nghiêm túc.Có đánh giá rút kinh nghiệm kết quả  công  tác tuyên truyền từng  
giai đoạn cụ thể, để đề ra mục tiêu giải pháp phù hợp cho giai đoạn tiếp theo. Cần 
chú trọng các vấn đề  tuyên truyền vận động phụ huynh tham gia, luôn phải là các 
hoạt động mang lại quyền lợi dành cho trẻ.
2. Xây dựng kế  hoạch chỉ  đạo thực hiện phong trào phù hợp với điều 
kiện nhà trường.
2.1. Yêu cầu xây dựng kế hoạch. 
­  Xây dựng kế  hoạch chỉ  đạo tổng thể  trong giai đoạn 5 năm 2008 – 2013;  
Kế hoạch chỉ đạo 3 năm ( 2008 ­2011);  Kế hoạch chỉ đạo cụ thể tưng năm  
học.
2.2.  Căn cứ xây dựng kế hoạch.
­ Chỉ  thị  về  việc phát động phong trào thi đua xây dựng trường học thân  
thiện học sinh tích cực giai đoạc 2008 – 2013.
­  Quy  định xây  dựng trường  học  thân  thiện,  học sinh  tích  cực trong các 
trường học, ban hành kèm theo quy định số 443/2008.QĐ/SGD&ĐT thanh hoá.
­ Hướng dẫn của ban chỉ đạo huyện về hướng dẫn thực hiện phong trào. 
2.3. Đánh giá thực trạng của nhà trường.
­ về cơ sở vật chất.
­ Về  thực trạng kết quả  chăm sóc giáo dục; việc tổ  chức các hoạt động 
trong nhà trường. 
2.4. Mục tiêu: 
­ Chỉ đạo thực hiện trong giai đoạn 3 năm 2008 ­2013, xây dựng trường đạt 
trường học thân thiện học sinh tích cực, đạt mức độ   xuất sắc, theo tiêu chí đánh 
giá quy định với các nội dung cụ thể:
9



+ Xây dựng trường lớp xanh sạch đep.
+ Giáo viên tổ  chức các hoạt động chăm sóc trẻ  đạt hiệu quả  phù hợp với 
đặc diểm lưa tuổi.
+ Trẻ được hoạt động tích cực trong môi trường giáo dục.
+ Tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh.
+ Huy động sự tham gia đóng góp của cộng đồng.
+ Đánh gía sự sáng tạo trong chỉ đạo thực hiện phong trào của nhà trường.
2.5. Xây dựng các nội dung thực hiện phù  hợp với điều kiện thực tế  nhà  
trường và địa phương để chỉ đạo thực hiện. 
 Nội dung bao gồm các các yêu cầu trọng tâm của phong trào, cụ thể hoá phù 
hợp với yêu cầu hoạt động trong trường mầm non. 
­ Các nội dung là   những vấn đề    qua thực trạng các tiêu chí trường chưa 
thực hiện được và thực hiện chưa hiệu quả.
­ Xây dụng nội dung căn cứ  vào yêu cầu các nội dung tiêu chí của trường 
học thân thiện trong trường mầm non theo hướng dấn đánh giá trường học thân 
thiện học sinh tích cực số  1741 của BGD&ĐT; các yêu cầu giáo dục mầm non,  
điều kiện thực tế của nhà trường, cụ thể hoá các nội dung thực hiện phù hợp, đáp 
ứng yêu cầu xây dựng được môi trường thân thiện, học sinh tích cực, yêu cầu nâng 
cao chất lượng toàn diện.
2.6. Các giải pháp chỉ  đ ạo và Tổ chức thực hiên.
­ Quan tâm tìm các giải pháp thực hiện các nội dung cụ thể, phù hợp mà thực 
tế nhà trường chưa đạt được, đang đạt ra mục tiêu thực hiện.
­  Triển khai quán triệt nghiêm túc các Chỉ thị, văn bản, nội dung, kế hoạch,  
biện pháp tổ chức thi đua thực hiện phong trào.
­ Thành lập ban chỉ  đạo tại trường, gồm các thành phần: Hiệu trưởng làm  
trưởng ban ­ phụ trách chung. Phó hiệu trưởng nhà trường làm phó ban ­ phụ trách 
các nội dung liên quan các hoạt động chăm sóc giáo dục chất lượng. 
10



­ Đại diện ban chấp hành công đoàn ­ ban viên ­ phụ  trách khối cán bộ  giáo 
viên công nhân viên.
­ Đai diện đoàn thanh niên, tổ  trưởng chuyên môn phụ  trách các mặt hoạt  
động: Tổ  chức điều phối các hoạt động; tổng hợp thi đua, quản lý nề  nếp tác 
phong.
­ Xây dựng kế  hoạch thực hiện trong giai  đoạn 5 năm( 2008 ­2013); Kế 
hoạch chỉ đạo 3 năm ( 2008 ­2­11); Kế hoạch chỉ đạo cụ thể từng năm học.
­ Xây dựng kế  hoạch và chỉ đạo thực hiện công tác tuyên truyền. xác định rõ 
tác  động lớn của công tác tuyên truyền đối với hiệu quả  thực hiện kế  hoạch 
chung.
­ Chỉ  đạo các tổ  chuyên môn, các tổ  chức trong nhà trường đang ký thực  
hiện. Đưa hiệu quả thực hiện các nội dung chỉ  đạo thực hiện phong trào vào tiêu 
chí thi đua chuyên môn và có kế  hoạch thi đua khen thưởng thực hiện phong trào 
cho các tổ, các cá nhân phấn đáu thực hiện.
­ Chỉ  đạo thực hiện cụ  thể hoá các nội dung thực hiện phong trào vào hoạt  
động chuyên môn của nhà trường.
­ Có kế hoạch tranh thủ sự hướng dẫn, chỉ đạo của ban chỉ đạo cấp trên để 
nhà trường thực hiện phong trào luôn đúng yêu cầu, phù hợp với các yêu cầu hoạt 
động chuyên môn cập nhật mới.
­ Ban chỉ  đạo theo giõi kiểm tra thường xuyên, đôn đốc nhắc nhở  việc thực 
hiện trong nhà trường. Đánh giá sơ  kết, tổng kết tiến độ  quá trình thực hiện; rút  
kinh nghiệm và đề  ra phương hướng phù hợp cho từng giai đoạn: Học kỳ, năm 
học. Giai đoạn 3 năm, giai đoạn 5 năm. 
+ Hằng năm có sự  phối kết hợp với các cấp uỷ  Đảng, chính quyền, ban 
ngành đoàn thể địa phương, ban đại diện phụ huynh, gắn trách nhiệm đánh giá kết 
quả từng năm, thống nhất các mục tiêu thực hiện phong trào cho năm tiếp theo. 

11



­ Cập nhật, lưu trữ hồ sơ, báo cáo tiến độ cho các cấp ngành có liên quan về 
thực hiện phong trào, theo đúng yêu cầu chỉ  đạo và có tính sáng tạo phù hợp với  
điều kiện nhà trường.
Biểu dương khen thưởng kịp thời các cá nhân, tập thể  thực hiện tốt phong  
trào thường xuyên để khuyến khích động viên; Đánh gía khen thưởng theo học kỳ,  
năm học và các giai đoạn 3 năm, 5 năm.
3.Giải pháp lựa chọn và chỉ đạo thực hiện các nội dung là điểm nhấn của  
phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, các nội dung 
phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường, thực tế yêu cầu ngành học mầm 
non.
  3.1.   Biện   pháp   Chỉ   đạo   thực   hiện   xây   dựng   môi   trường   thân   thiện   trong  
trường mầm non. 
 *  Biện pháp nghiên cứu lựa chọn nội dung thực hiện.
Nghiên cứu lựa chọn các nội dung thực hiện phù hợp là yêu cầu cần thiết. 
Yêu cầu quản lý nhà trường cần phải đầu nghiên cứu và chỉ  đạo cán bộ  giáo viên 
nghiên cứu lựa chọn các nội dung phù hợp, dựa trên việc nghiên cứu yêu cầu chung  
của phong trào, căn cứ vào kết quả thực trạng nhà trường, yêu cầu càn đạt của các  
độ  tuổi Mầm non. Xây dựng môi trường thân thiện, có tác động giúp trẻ   trẻ  yêu 
trường lớp, tự tin, chủ động tích cực hoạt động.
Một số  nội dung cụ  thể  cần chỉ  đạo đạt môi trường thân thiện bao gồm:  
Môi trường tâm lý xã hội; Môi trường thiên nhiên và Môi trường vật chất.
 Trong đó môi trường tâm lý xã hội là quan trọng và mang yếu tố quyết định. 
Chỉ đạo cán bộ giáo viên nhà trường tập trung thực hiện thường xuyên trong hoạt 
động chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày các nội dung môi trường thân thiện.
* Xây dựng Môi Trường tâm lý xã hội: Đó là xây dựng các mối quan hệ  có 
liên quan hỗ  trợ  nhau, tạo bầu không khí  ấm cúng, thoải mái cho các thành viên, 
12



đặc biệt là trẻ. Môi trường tâm lý xã hội lành mạnh có tác dụng tạo động lực thúc 
đẩy mọi hoạt động tích cực của trẻ. Bao gồm các mối quan hệ: trẻ với trẻ; cô với  
trẻ; giáo viên với giáo viên; phụ huynh với giáo viên; Cán bội quản lý với giáo viên 
nhân viên.
 

Cần bắt đầu tạo mối quan hệ tình cảm thân thiện giữa giáo viên với trẻ, từ 

đó tạo ra mối quan hệ lành mạnh giữa trẻ với nhau. đảm bảo các yêu cầu:
+ Mọi trẻ  cần được cô yêu thương và được đối xử  công bằng  là nền tảng 
cho việc tạo ra mối quan hệ tốt, tránh sự thiên vị.
+ Tạo tâm lý tin cậy, mong muốn chia sẻ, gần gũi, giữa giáo viên với trẻ: Cô 
là người mẹ hiền thứ 2 của trẻ, luôn cư xử với thái độ  ân cần niềm nở, biết cách 
lắng nghe trẻ, luôn gọi tên trẻ khi  giao tiếp.
+ Tạo mối thân thiện giữa trẻ với nhau thông qua tổ chức hoạt động tập thể,  
trò chuyện, thảo luận, vui chơi theo đội, chia sẻ  cảm xúc kinh nghiệm, trưng bày 
sản phẩm, chia sẻ ý tưởng của trẻ.
Chú trọng phát triển các kỹ năng xã hội trong các hoạt động nhóm (Chờ đến lượt,  
phân công hợp tác chia sẻ, giải quyết xung đột, biết kiềm chế...)
+ Khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ và tự tin diễn đạt chúng bằng lời 
nói.
+Dạy trẻ thoải mái, tự tin trước đám đông ( Trình diễn trên sân khấu, trước  
ban bè, người lạ.
+Tôn trọng sự  phát triển tự  nhiên, đặc điểm tâm lý lứa tuổ, đặc điểm cá  
nhân,( Năng lưc, khó khăn trong giao tiếp, ngôn ngữ). Chấp nhận trẻ học bằng cách 
thử ­ sai. Cho phép trẻ được làm sai trước khi làm đúng. Không cần thiết chỉnh sửa  
quá nhiều.
+ Động viên sự lạc quan, tự tin vào bản thân “” Không sao đâu”. “ Làm lại đi  
nào”, “ Từ từ thôi”, “ Con sắp làm được rồi”... khi trẻ gặp thất bại.


13


+ Kiên nhẫn với trẻ, Tránh thúc ép, căng thẳng khi luyện tập các kỹ năng cho  
trẻ, Biết chờ đợi.
+ Chấp nhận sự khác biệt( Sự khác biệt đem lại tính phong phú). Tôn trọng ý  
kiến các nhân trẻ( dạy trẻ  phát biểu ý kiến). Tránh áp đạt, từ  đó hình thành thói  
quen độc lập.
+ Không định kiến với trẻ.
+ Chỉ cấm đoán những việc không an toàn.
+ Hạn chế mệnh lệnh, tăng cường khích lệ.
+ Không nên nói” Không được làm thế này” Mà nói, “ con nên làm thế này”. 
Ví dụ: Nối nhẹ hnàng, thay vì “ không la hét”; “ đi từ từ” thay cho “ không xô đảy”.
+ Rất cẩn trọng trong việc đánh gia trẻ. Nên đánh giá sự tiến bộ của mỗi trẻ 
so với bản thân và đối chiếu với yêu cầu chung của lứa tuổi. Đánh giá với mục  
đích giúp đỡ trẻ phát triển tốt hơn. tránh việc so sánh trẻ với nhau. Luôn nhìn nhận, 
khen ngợi bất cứ sự tiến bộ nào của trẻ, dù là nhỏ nhất và của những trẻ khó dạy 
nhất.
+ Tạo cơ  hội trong mọi thời điểm sinh hoạt cho trẻ  tự  phục vụ  và giúp đỡ 
nhau những gì phù hợp với khă năng. Dạy trẻ quan tâm giúp đỡ trẻ hoà nhập trong 
lớp.
+ Lấy trẻ  làm trung tâm thực sự  là phương pháp dạy học “thân thiện” với 
trẻ. Mà  ở đó giáo viên là người quan sát, xây dựng nội dung giáo dục phù hợp; tổ 
chức quan sát, điều chỉnh.
Không cần can thiệp quá nhiều vào quá trình trẻ  chơi. nếu không cân thiết ( thiên 
về quan sát , khơi gợi, giải quyết xung đột giữa trẻ).
+ Tăng cường lấy ý tưởng dạy học từ  trẻ. Tổ  chức cho trẻ tự làm đồ  chơi 
tham chí đồ dùng dạy học, tích cực tham dự vào xây dựng mổitường lớp học.
+ Cân bằng giữa hoạt động tự do và hoạt động có chủ đích.
+ Không bắt trẻ xếp hăng, nếu không cần thiết( ra chơi, biểu diễn)

14


+Tránh gây đột ngột( đón trẻ  mới, chuyển hoạt động..) tổ  chức đón trả  trẻ 
linh hoạt.
+ Không hù doạ, chê bai, trách mắng trẻ ( Thậm chí nhắc nhở quá nhiều) . + 
Không được đánh trẻ.
+ Không được cấm trẻ đi cầu trong lớp, hoạc dặn trẻ đi cầu ở nhà.
­ Tao mối quan hệ đồng nghiệp thân thiện giữa giáo viên công nhân viên.
+ Tạo bầu không khí tâm lý thân ái giữa giáo viên có nhiều thuận lợi trong 
hiệu quả chăm sóc giáo dục nhà trường.
+ Tôn trọng nhau.
+ Công bằng với mọi thành viên.
+ Hỗ trợ, hợp tác, phân công trách nhiệm hợp lý, rõ ràng.
+ Quan tâm đến nhau là bạn tốt nếu có thể.
+ Cư xử lịc sự trước mặt trẻ( nói chuyên, xưng hô).
+ Giải quyết mâu thuẫn ngay khi mới xuất hiện.
+ Nên thẳng thắn một cách lịc sự, tránh nói xấu nhau.
+ Thường xuyên trao đổi ý kiến khi có thể  (không nhất thiết vào các cuộc 
họp). 
­  Tạo dựng mối quan hệ thân thiết với cha mẹ trẻ. 
+ Thông tin thường xuyên, kịp thời cho cha mẹ. Phối hợp để  tạo sự  thống  
nhất trong chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
+ Rèn kỹ năng thông tin đến cha mẹ trẻ. Giải thích, thuết phục cha mẹ thay  
cho ra lệnh.
+ Tìm hiểu thông tin về  trẻ. Tạo mối quan hệ  thân tình giữa giáo viên với 
cha mẹ trẻ. Tạo sự an tâm cho cha mẹ trẻ, mà vai trò dẫn dát là giáo viên.
+ Tổ  chức các hoạt động chung mới phụ  huynh dự  để  tăng thêm hiểu biết 
trong công tác phối hợp.


15


+ Thu hút, mở  rộng sự tham gia của phụ huynh vào quá trình giáo dục, khai 
thác tiềm năng đóng góp của họ.
+ Thường xuyên tổ chức cho cha mẹ thăm quan hoạt động giáo dục ở lớp.
+ Không nhận xét tiêu cực về  trẻ  với cha mẹ. Thông báo tình hình nên có 
giải pháp, lời khuyên tích cực.
­ Tạo Mối quan hệ tốt giữa cấp trên và cấp dưới.
Đây là mối quan hệ nhạy cảm nhất; vai trò thuộc về cấp trên. Tạo ra hay phá 
vỡ  sự  đoàn kết trong nhà trường, nâng cao hay hạ  thấp tinh thần, sự  nhiệt tình 
cộng tác của mọi thành viên.
Cấp trên cần tạo ra uy tín thực; tránh dùng uy quyền để tạo ra sự sợ hãi, áp  
lực cho cấp dưới. đồng thời phải gương mẫu, biết nhận trách nhiệm và luôn cầu 
tiến. Công bằng, không thiên vị, định kiến,sẽ góp phần tạo nên bầu không khí yên 
tâm, tin tưởng nhau.
Thực hiện bình đẳng trong thu nhập, cơ  hội thăng tiến, khen thưởng, kỷ 
luật; Thực hiện dân chủ trường học.
Ảnh hưởng gián tiếp đến đến việc giáo dục trẻ  thông qua tạo điều kiên 
thuận lợi về  chế  độ  chính sách cho giáo viên, cơ  sở  vật chất cho việc thực hiện  
chương trình.
* Môi Trường thiên nhiên.
 Việc tạo ra không gian sống thân thiện, tiếp xúc gần gũi, trực tiếp với thiên 
nhiên. Có ý nghĩa quan trọng cảm giác được sông trong môi trường thế nào sẽ  tác  
động mạnh mẽ đến cảm xúc, nhận thức, sau đó là hành vi hàng ngày của trẻ.
Sử dụng tối đa nguyên vật liệu thiên nhiên( Cây, gỗ, lá , phế thải không độc  
hại..)
 

Trong việc xây dựng, trang bị  coq sở  vật chất, đồ  dùng để  tạo sự  ấm cúng  


am tâm; Giảm tiếng ồn.

16


Chú trọng các yêu cầu về  môi trường sống cho trẻ  như: Lớp học đủ  ánh 
sáng, không khí trong lành, sắp xếp phòng nhóm thoáng mát,; hạn chế  tối đa việc 
sử  dụng đèn, quạt, tận dụng thiện nhiên. Thông thoáng phòng thường xuyên hạn 
chế tối đa hoá chất tẩy rửa.
Duy trì việc thực hiện chuyên đề  vườn cây của bé. Phù hợp với điều kiện  
thực tế  nhà trường, nhưng đáp  ứng yêu cầu giáo dục. Đa dạng chủng loại môi 
trường sống, guíp trẻ quan sát, phát hiện; thực hành cham sóc bảo vệ môi trường,  
khám pha thử  nghiệm liên quan đến cây xanh và tạo mỹ  quan thân thiện trong  
trường. Khu vực thuận lợi, đầu tư  các dụng cụ  thực hành làm vườn, vệ  sinh sân  
vườn cho trẻ trải nghiệm thực hành.
Trồng các loại cây trong sân vườn hợp lý chống bê tông hoá sân vườn. 
Cho trẻ  hoạt động ngoài trời càng nhiều càng tốt: Đón, trả, vận động, thể 
dục, vẽ, đọc…
Ngày hội phụ  huynh đóng góp cây xanh, tham gia làm vườn, tổng vệ  sinh 
trường lớp; cải tạo môit trường với sự giúp đỡ của phụ huynh.
* xây dựng Môi trường vật chất. 
  ­   Sân chơi ngoài trời: Thoả  mãn nhu cầu vận động bản của trẻ  như  chạỵ,  
nhảy, trườn, bò trèo... theo yêu cầu chương trình. Vì vậy phải đảm bảo đủ  diện  
tích, đủ  đồ  chơi ngoài trời. Có khu thực hành an toàn giao thông, thiết kế  lắp đặt  
thẩm mỹ, an toàn; vệ sinh sạch sẽ; tránh bê tông hoá, tránh trang trí bố trí mang tính  
chất chỉ  để  trang trí tốn kém, kém hiệu quả  giáo dục. Xây dựng khu chơi với cát 
nước cho trẻ  trải nghiệm học tập và làm giảm căng thẳng cho trẻ  khi hoạt động 
các hoạt động khác căng thẳng.
­  Trong lớp: Thực hiện yêu cầu này, cần chỉ đạo giáo viên phụ trách lớp giũ vai  

trò chủ động, quyết định trong thực hiện đạt các yêu cầu sau:
+ Đảm bảo vệ sinh, an toàn theo yêu cầu về lớp học, đồ dùng đồ chơi.

17


+ Góc chơi đảm bảo phục vụ  cho hoạt động học tập của trẻ, không phải để 
trang trí. Xây dựng theo nhu cầu hứng thú của trẻ, theo sự kiện trẻ quan tâm (Chủ 
đề, lễ hội..). Xây dựng góc chơi đảm bảo 2 mục đích: trẻ tự học theo hứng thú cá 
nhân và phục vụ hoạt động vui chơi.
+ Trẻ có cơ hội lựa chọn trò chơi theo ý thích.
+ Có thể  tự  hoạt động mà không cần, hoạc cần rất ít sự  hướng dẫn của giáo 
viên. Chỉ hướng dẫn bằng ký hiệu, chữ viết…
+ Sắp đặt thuận lợi cho việc lấy cất của trẻ; xa  ồn ào, ô nhiễm và an toàn cho  
trẻ.
+ Đảm bảo bố trí các góc phù hợp, đủ đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động. 
­  Nhà vệ  sinh: Đã đảm bảo theo yêu cầu chuẩn. Chỉ  đạo thường xuyên thực 
hiện vệ sinh sạch sẽ, an toàn.
4. Chỉ đạo thực hiện rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ.
 Trước hết bồi dưỡng nhận thức cho cán bộ  giáo viên nắm vững nội dung yêu 
cầu về rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non là những kỹ năng gì?
­ Kỹ năng cần cung cấp, rèn luyện cho trẻ đó là:
+ Hình thành và rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử lễ phép, tự tin, linh họat và 
thân thiện trong mọi tình huống;
+ kỹ năng tự phụ vụ, chăm sóc vệ sinh lao động vừa sức; hoạt động theo nhóm.
Thực hiện nội dung này, quản lý nhà trường phải quan tâm đưa vào kế  hoạch 
nâng cao chất lượng trên trẻ mục tiêu cần đạt về các kỹ năng theo yêu cầu phù hợp 
từng độ  tuổi. Chỉ  đạo cán bộ  giáo viên thực hiện lồng ghép thông qua mọi hoạt 
động: Vui chơi, học tập, ăn...thông qua các hoạt động trò chuyện giao tiếp với trẻ 
ở  mọi lúc mọi nơi. Chỉ  đạo đưa các yêu cầu giáo dục kỹ  năng cho trẻ  trong từng 

hoạt động cụ  thể. Giáo viên quan tâm đến giáo dục trẻ  theo nhóm và giáo dục cá 
biệt, giáo dục tất cả  các kỹ  năng cho trẻ   ở  mọi lúc mọi nơi.Thực hiện việc phối  
hợp thường xuyên với cha mẹ trẻ để giáo dục trẻ từng kỹ năng cụ thể. 
18


Để Giáo viên thực hiện có hiệu quả cao về hình thành  giáo dục kỹ năng cho  
trẻ, thì việc kiểm tra đánh giá thường xuyên các kỹ  năng cho trẻ  hằng ngày, từng  
chủ đề, từng kỳ năm học, thông qua hoạt động kiểm tra chuyên môn, đánh giá chất  
lượng trên trẻ, cần phải được quan tâm thực hiện. Đặc biệt là kiểm tra thường  
xuyên để nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ giáo viên thực hiện giáo dục kỹ 
năng cho trẻ hàng ngày.
5. Chỉ đạo thực hiện nội dung giáo dục truyền thống cho trẻ.
­ Những nội dung xá định cần giáo dục truyền thống cho trẻ mầm non đó là:
+ giúp trẻ  tìm hiểu các trò chơi dân gian; các bài hát dân ca. Từ  đó giúp trẻ 
hiểu biết về truyền thống dân tộc qua nội dung các trò chơi, bài hát dân ca.
+ Tìm hiểu lịch sử văn hoá, tiếp xúc nghề truyền thống địa phương. bao gồm  
việc giới thiệu các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trong nước, trong tỉnh, trong  
huyện phù hợp với nhận thức của trẻ. Thăm quan, tìm hiểu nghề truyền thống...
 Ví dụ: Nga Sơn có nghề trồng cói, dệt chiếu, xe đay...
+ Giới thiệu và tìm hiểu các danh lam thắng cảnh, các di sản văn hoá địa  
phương.
  Ví dụ: Giới thiệu cho trẻ  di tích lịch sử  quê hương Nga Sơn là di tích Mai An  
Tiêm, Từ thức giáng hương, truyền thống lịch sử Ba Đình...
Thực hịên nội dung này, chỉ  đạo phát động giáo viên, phụ  huynh sưu tầm,  
sáng tác trò chơi dân gian, ca giao đồng giao, các bài hát dân ca; sưu tầm nguyên 
phế liệu, các sản phẩm truyền thống để đưa vào giáo dục trẻ và phục vụ các hoạt 
động giáo dục truyền thống cho trẻ. Giáo viên tổ chức lồng ghép các hoạt động hát 
dân ca, trò chơi dân gian, ca giao đồng giao vào chương trình giáo dục phù hợp linh  
hoạt, thường xuyên. Tổ chức hội thi hát dân ca cho trẻ tham gia; lồng ghép vào các  

ngày hội lễ. Xây dựng kế hoạch và tổ chức cho trẻ đi thăm quan du lịch, thăm các  
làng nghề  truyền thống, các danh lam thắng cảnh địa phương. các nội dung kế 
19


hoạch thực hiện  phải được ban chỉ  đạo kiểm tra đánh gíá thường xuyên về  hiệu  
quả thực hiện. 
C. K ẾT LUẬN
1. kết quả của thực trạng.
Sau 3 năm chỉ  đạo thực hiện phong trào tại nhà trường, với các giải pháp chỉ 
đạo đã triển khai. tiếp tục với bước khảo sát đánh gia đúng yêu cầu theo hướng 
dẫn số 1741/BGD&ĐT; Kết quả  ta có thể so sánh với kết quả thực trạng ban đầu: 
Nội dung 1: Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn; Đạt 19 điểm/20 điểm. 
( Tăng 2,5 điểm). 
 Nội dung 2: Giáo viên thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ có hiệu quả, 
phù  hợp  với   đặc   điểm   tâm   lý  trẻ  mầm  non:   Đạt  18,5   điểm/20điểm.(   Tăng  7 
điểm).
 Nội dung 3: Trẻ hoạt động tích cực trong môi trường thân thiện: Đạt 18 điểm/20  
điểm.( Tăng 4,5 điểm). 
 Nội dung 4: Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh: Đạt 9,5 điểm/10  
điểm.( Tăng 6 điểm). 
 Nội dung 5: Huy động sự tham gia của cộng đồng: Đạt 14,5 điểm/15 điểm.( Tăng 
3 điểm). 
 Nội dung 6: Về tính sáng tạo trong việc chỉ đạo phong trào và mức độ tiến bộ của 
trường trong thời gian qua: ( Không đánh giá khảo sát; lấy điểm trung bình của  
điểm chuẩn) = 13 điểm/15 điểm.( Tăng 5,5 điểm).
Tổng điểm đạt năm 2010 ­2011: 93 điểm; Xếp loại: xuất sắc.
Kết quả  đã đạt được cũng chính là mục tiêu trong kế  hoạch xây dựng trường 
học thân thiện trong giai đoạn 3 năm đã để ra.  Một số kết quả đạt được nổi bật:
Xây dựng môi trường giáo dục trong trường đạt môi trường thân thiện. Cơ bản 

đủ  về  cơ  sở  vật chất theo yêu cầu chuẩn; Môi trường trong ngoài lớp xanh sach 
20


đẹp, thực sự gần gũi với trẻ; là nơi trẻ được chủ động tích cực hoạt động học tập  
vui chơi. Các mối quan hệ cô với trẻ, trẻ với trẻ, quản lý với giáo viên nhân viên, 
cán bộ  giáo viên nhân viên nhà trường với phụ  huynh, công đồng xã hội thực sự 
thân thiện, thấu hiểu cởi mở  và phối hợp. Các cháu yêu trường lớp, yêu cô giáo, 
xem trường như chính ngôi nhà của bé, cô giáo như người mẹ thứ 2, người bạn mà 
bé yêu thương, quý mến.
Chất lượng tổ  chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ  được 
nâng lên rõ rệt. Trẻ trong các độ  tuổi đều có kỹ  năng đạt yêu cầu. Các hoạt động 
chơi trò chơi dân gian, hát dân ca được tổ chức thường xuyên cho trẻ tham gia. 
Trong 3 năm trường tổ chức cho các cháu đi thăm quan được 3 lần các danh lam 
thắng cảnh, di tích lịch sử  và tìm hiểu làng nghề  truyền thống địa phương, như:  
Thăm chùa kim quy, động từ  thức, Làng nghề  làm chiếu Việt Trang... được phụ 
huynh đồng tình ửng hộ. 
Kết quả huy động sự tham gia đạt kết quả khá tốt. Kết quả huy động về đóng  
góp kinh phí từ  nguồn phụ  huynh trong 3 năm cho các hoạt động chung của nhà  
trường, cũng như  thực hiện phong trào là: 257.000.000đ; từ  nguồn đầu tư  của địa  
phương là: 93.000.000; Ngân sách nhà nước cho thiết bị  đồ  chơi, nghiệp vụ  là: 
87.000.000đ; Các nhà hảo tâm: 25.000.000đ
Nhà trường có phương pháp chỉ  đạo thực hiện phong trào linh hoạt, đã thực  
hiện xã hội hoá phong trào.
 Năm học 2010 ­ 2011, trường đang hoàn thiện các điều kiện, để đề nghị ban  
chỉ đạo  thẩm định công nhận trường đạt trường học thân thiện, học sinh tích cực.
* Bài học kinh nghiệm:  Trước hết người quản lý khi chỉ  đạo thực hiện 
phong trào, phải nhận thức sâu sắc ý nghĩa của việc thực hiện phong trào với việc  
tác động nâng cao chất lượng toàn diện trong nhà trường, đây là một mục tiêu, yêu 
cầu lớn nhất của các nhà trường luôn hướng tới. 

21


người quản lý phải luôn có tâm huyết, trách nhiệm cao với công tác chỉ  đạo 
thực hiện phong trào; có khả năng đánh gíá thực tế thực trạng sát trúng, để làm cơ 
sở xây dựng kế hoạch, đề ra các giải pháp chỉ đạo có tính khả thi cao; có tầm nhìn  
vĩ mô trong công tác lãnh chỉ  đạo thực hiện các nhiệm vụ. Cũng rất cần  ở  người  
quản lý có kiến thức chuyên môn, nắm vững yêu cầu của giáo dục mầm non, để 
biết vận dụng thực hiện các yêu cầu của phong trào đáp ứng đạt mục tiêu yêu cầu 
giáo dục.
Giám nghĩ, giám làm, có năng lực tham mưu và luôn chú trọng công tác xã hội  
hoá các hoạt động giáo dục của nhà trường. 
* Kết luận: Sau 3 năm nghiên cứu và triển khai thực hiện các giải pháp, 
trong công tác chỉ đạo thực hiện xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cưc,  
tại trường. Kết  quả  tuy chưa  đạt  được những yêu cầu chuẩn của phong trào. 
Nhưng đã là một kết quả  đáng kể  đối với trường Mầm non Xã Nga Mỹ, một 
trường khu vực nông thôn, vẫn còn không ít khó khăn về nhiều mặt. Đạt được kết 
quả đó, Tôi tự cảm nhận, đó là một cố gắng và tâm huyết của cá nhân tôi, với việc 
hưởng  ứng thực hiện phong trào và trong công tác chỉ  đạo thực hiện nhiệm vụ 
nâng cao chất lượng toàn diện nhà. Kết quả  đạt được có sự  quan tâm ửng hộ của 
các cấp ngành, đoàn thể  phụ  huynh, các cá nhân hảo tâm, đặc biệt là đội ngũ cán 
bộ giáo viên, nhân viên nhà trường; Tôi xin được trân trọng cảm ơn tất cả. 
Những kết quả  đạt được của nhà về  thực hiện phong trào đến nay, tuy là 
đáng kể. Nhưng so với yêu cầu của phong trào, thì nhà trường vẫn còn phải tiếp  
tục cố  gắng nhiều hơn nữa trong giai đoạn tiếp theo để  đạt được. Một chút kinh 
nghiệm nhỏ  của bản thân, tôi mạnh dạn chia sẻ  cùng các bạn đồng nghiệp. Rất 
mong tiếp tục được đóng góp ý kiến kịp thời của các cấp lãnh đạo, từ  các bạn,  
trong công chỉ  đạo thực hiện phong trào, để  tôi tiếp tục góp phần thực hiện xây  
dựng trường mầm non xã Nga Mỹ  thành trường học thân thiện, học sinh tích cực 
ngày một vững chắc.

22


                                              
                                                           NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN
                                                                         Hoàng Thị Huệ

23



×