Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.33 KB, 22 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON
PHÂN THỨ NHÂT: PHÂN MỞ ĐÂU
1.  Lý do chọn đề tài: 
Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ  thống giáo dục quốc 
dân nó giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng 
và đào tạo thế hệ trẻ, giáo dục mầm non là giai đoạn khởi đầu đặt nền móng  
cho sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ em.
Như Bác Hồ đã nỏi: “Vì lợi ích mười năm trồng cây
  Vì lợi ích trăm năm trồng người”
Muốn cho con người phát triển toàn diện thì điều đầu tiên phải nói đến 
sức khoẻ, sức khoẻ là vốn quí nhất của con người mới tham gia vào các hoạt  
động như học tập, lao động, giao tiếp.
Để đáp ứng được nhu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay 
nhiều công trình đã chứng minh rằng “Chăm sóc nuôi dưỡng” là  một nhu cầu 
cần thiết đối với con người, nhất là đối với trẻ. Sự thành công trong học tập  
và công việc của các em sau này phụ thuộc vào sự chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở 
trường mầm non và gia đình cũng như xã hội.
Ông cha ta thường nói “Có thực mới vực được đạo” con người ta nếu 
được chăm sóc nuôi dưỡng, dạy dỗ trẻ đầy đủ, hợp lý ngày từ khi trẻ mới cất  
tiếng khóc chào đời thì bao giờ  trẻ  cũng nhanh nhẹn, hoạt bát, thân thể  khoẻ 
mạnh, cường tráng, học tập thông minh, lao động hăng say tích cực, dễ  dàng 
hoà mình vào cộng động và thiết lập mối quan hệ với mọi người xung quanh. 
Ngược lại nếu vì một cháu chăm sóc chế  độ  ăn uống mà không tốt thì  ảnh  
hưởng rất lớn đến sức khoẻ  và trí tuệ  của trẻ, trẻ  phát triển một cách hạn 
chế.
Như  chúng ta đã biết theo xu hướng phát triển của thời đại cả  nước  
đang xây dựng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đặc biết là nền khoa 
học công nghệ, khoa học thông tin đang nhảy vọt thúc đẩy nên kinh tế trí thức 
để đáp ứng với nhu cầp và xu thế phát triển của đất nước. Trong những năm 
gần đây Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến giáo dục và đào tạo. Nghị quyết  


Trung ương II khoá VIII của Đảng đã khẳng định “Giáo dục là quốc sách hàng  
đầu, đầu tư  cho giáo dục là đầu tư  cho sự  phát triển” mục tiêu của giáo dục  
mầm non là chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ vì trẻ  là hạnh phúc của gia 
đình là tương lai của đất nước là lớp người kế tục và xây dựng đất nước. Với 
lứa tuổi này vốn có một tiềm lực phát triển mạnh mẽ  nếu được chăm sóc  
nuôi dưỡng tốt tạo điều kiện cho trẻ phát triển cả  về  thể chất, trí tuệ, thẩm  
1


mỹ, đạo đức, tình cảm một cách đúng hướng. Đó là giai đoạn rất quan trọng 
trong sự hình thành nhân cách cho trẻ.
Vì  ở  độ  tuổi mầm non việc chăm sóc nuôi dưỡng có một tầm quan 
trọng đặc biệt, nó tạo điều kiện về  thể chất cho sự phát triển toàn diện của  
trẻ không những trước mắt mà còn sau này, để đảm bảo sức khoẻ tốt cần chú 
ý đến khâu nuôi dưỡng, vì dinh dưỡng và sức khoẻ  ngày nay được trở  thành 
môi quan tâm hàng đầu của mọi người, mọi nhà. Chính vì dinh dưỡng hợp lý 
đã và đang nâng cao chất lượng cho cuộc sống con người nói chung và trẻ em 
nói riêng. Trong công tác nuôi dưỡng trẻ  tại trường mầm non trong cả nước  
vẫn còn một số  hạn chế  như  tỷ  lệ  trẻ  suy dinh dưỡng còn cao, một số  trẻ 
mắc một số  bệnh thường gặp. Đó là do chăm sóc nuôi dưỡng không đúng 
cách. điều này đòi hỏi phải có sự nỗ lực của giáo viên cấp dưỡng. Đặc biết là  
năng lực quản lý trong công tác nuôi dưỡng. Song thực tế  ở các trường mầm 
non vùng nông thôn việc tổ chức cho trẻ ăn ngủ tại trường còn gặp nhiều khó  
khăn.
Ý thức được điều đó, là một cán bộ quản lý phải làm thế  nào để  quản 
lý công tác nuôi dưỡng trẻ  được tốt hơn và kịp thời khắc phục những khó 
khăn còn tồn tại đó là nguyện vọng tha thiết để  xây đắp với ngành giáo dục 
trong việc hình thành và phát triển toàn diện cho trẻ trong cả nước và trong địa  
phương   nói   riêng.   Để   nâng   cao   chất   lượng   chăm   sóc   nuôi   dưỡng   trẻ   tại  
trường mầm non. Từ những lý do trên mà tôi chon đề tài “Một số biện pháp 

nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ  tại trường mầm non”  để 
nghiên cứu nhằm góp phần giảm tỷ  lệ  trẻ  suy dinh dưỡng và trẻ  thấp còi 
xuống mức thấp nhất.
2. Mục đích của đề tài:
Mục đích của đề tài là nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại  
trường Mầm non Quảng Tâm đạt kết quả cao và phát triển toàn diện về mọi  
mặt.
Giúp cho đội ngũ cán bộ  giáo viên nâng cao kiến thức dinh dưỡng và 
công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non đạt kết quả cao hơn.
  PHẦN THỨ HAI:  NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.  Thực trạng 
1.1.  Cơ sở lý luận :
Việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục thế  hệ  trẻ  là trách nhiệm của  
mọi người, mọi nhà và toàn xã hội, mọi trẻ em đều có quyền được chăm sóc  
nuôi dưỡng và được học tập một cách bình đẳng không phụ thuộc hoàn cảnh 
riêng về  gia đình, dân tộc, địa phương. Đó không những là mục tiêu của cách 
2


mạng mà còn là ước mơ tha thiết của những người làm cha làm mẹ, vì trẻ em  
là niềm hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của mọi dân tộc.
Bác Hồ đã nói: “Trẻ em như búp trên cành
      Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan”
Song để cho trẻ ăn, ngủ, học hành như thế nào cho khoa học là cả một  
quá trình chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục cả gia đình, nhà trường và của toàn 
xã hội mà chiếc nôi đầu tiên của trẻ là gia đình, môi trường đầu tiên trẻ tiếp  
xúc là trường mầm non. Vì vậy người giáo viên mầm non vừa là người mẹ 
thứ hai của trẻ vừa là người nuôi trẻ, chăm sóc trẻ.
Việc chăm sóc giáo dục trẻ  là một vấn đề  rất quan trọng trong xã hội  
chúng ta. Sức khoẻ  của trẻ  có tác dụng rất lớn trong việc phát triển trí tuệ. 

phát triển đầy đủ  về  các mặt giúp trẻ  thông minh, nhanh nhẹn trong hoạt  
động hàng ngày.
Cơ thể con người có thể tồn tại hoạt động và phát triển được là nhờ ta  
đưa vào cơ  thể  các chất dinh dưỡng vì thế  mà cơ  thể  trẻ  đòi hỏi được cung 
cấp hàng ngày đầy đủ  năng lượng và các chất cần thiết  ở  mỗi thời kỳ  khác 
nhau, trẻ  có những đặc điểm tâm sinh lý khác nhau nên đòi hỏi nhu cầu dinh  
dưỡng khác nhau.
Trước kia có người từng quan niệm “trời sinh voi trời sinh cỏ” theo  
quan niệm này thì việc đứa trẻ sinh ra và lớn lên theo một cách tự  nhiên theo 
năm tháng miễn là cho trẻ ăn để nó lớn, còn ăn như  thế nào? có phu hợp với 
nhu cầu dinh dưỡng của cơ  thể  hay không? có đảm bảo thành phần dinh  
dưỡng của các chất và cân đối hợp lý khẩu phần ăn hay không thì không cần 
biết.
Nhưng ngày nay điều kiện kinh tế, xã hội, khoa học ngày càng phát 
triển, trình độ dân trí ngày càng cao. Vấn đề dinh dưỡng đối với con người là 
hết sức cần thiết. Dinh dưỡng đối với con người là cả  một công trình khoa  
học đã được nhiều nhà dinh dưỡng học trong nước và trên thế  giới nghiên  
cứu. Đặc biệt là đối với trẻ lứa tuổi mầm non, không phải chỉ cho trẻ ăn no là  
đủ mà phải cho trẻ ăn đủ chất, đủ lượng, cân đối, hợp vệ sinh có như vậy thì 
trẻ mới có đủ sức khoẻ tốt, cơ thể mới phát triển hài hoà, cân đối là nền tảng 
để trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ.
Bởi vì trẻ  nhỏ  dễ  mắc các bệnh như  bệnh đường ruột, hô hấp, còi 
xương... ở trẻ bộ máy tiêu hoá phát triển chưa hoàn thiện nên chăm sóc không 
đúng khoa học sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng. Việc phòng chống để giảm tỷ l ệ 
trẻ suy dinh dưỡng trong toàn cộng đồng đặc biệt là đối với trẻ trong trường 
mầm non nói riêng và trẻ em trong toàn xã hội nói chung là mục tiêu hàng đầu  
của ngành giáo dục.
3



Muốn giảm được tỷ  lệ  trẻ  suy dinh dưỡng trong trường mầm non thì 
đầu tiên phải nói đến việc tổ  chức cho trẻ ăn, ngủ  tại trường mầm non đầy  
đủ chế độ theo từng độ tuổi.
Muốn thực hiện những mục tiêu trên trường mầm non ngoài nhiệm vụ 
giáo dục thì nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng là khâu then chốt. Trẻ đến trường  
mầm non được chăm sóc nuôi dưỡng theo khoa học phù hợp với sự phát triển  
tâm sinh lý của trẻ qua từng giai đoạn để giúp cơ thể phát triển tốt cả về thể 
chất, trí tuệ, hành vi văn minh, những thói quen ban đầu. Trẻ tham gia vào các 
hoạt động tìm tòi, khám phá thế  giới xung quanh, phát triển trí thông minh, 
năng lực hoạt động trí tuệ, nhận thức thế giới xung quanh mình một cách đầy 
đủ hơn, hoàn thiện hơn từ đó trẻ biết yêu thích cái đẹp và mong muốn tạo ra 
cái đẹp, thái độ  hành vi đúng đắn của trẻ  giúp trẻ  hình thành và phát triển 
nhân cách toàn diện.
Nếu cho trẻ ăn thiếu chất hoặc thừa chất đều là những mầm mống gây 
bệnh tật cho trẻ. Nếu thiếu chất trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, có thể còi xương, 
dễ  mắc bệnh nhiễm khuẩn. Nếu trẻ  ăn thừa chất trẻ  sẽ  bị  béo phí và mắc  
một số bệnh về tim mạch rất nguy hiểm cho trẻ. Vì vậy nuôi dưỡng trẻ theo  
khoa học là việc làm hết sức cần thiết chiếm một vị  trí vô cùng quan trọng  
đứng vị  trí hàng đầu trong trường mầm non. Đo đó người phụ  trách chỉ  đạo  
chăm sóc nuôi dưỡng trẻ  tại trường mầm non cần phải nắm vững các đặc 
điểm tâm sinh lý và nhu cầu dinh dưỡng cần thiết của trẻ trong một ngày để 
có biện pháp chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ  chăm sóc nuôi dưỡng nhằm giúp  
trẻ  khoẻ  mạnh nhanh nhẹn, cơ  thể  phát triển hài hoà, cân đối góp phần giáo 
dục trẻ thành con người phát triển toàn diện có ích cho xã hội.
1.2.  Thực trạng :
Vài nét về địa phương:
Xã Quảng Tâm nằm phía đông bắc huyện Quảng Xương là một xã đất 
chật người đông, địa phương có nhiều cơ  quan, trường học đóng trên địa bàn 
nên có nhiều điều kiện để  phát triển kinh tế, các cấp uỷ Đảng, chính quyền,  
các đoàn thể luôn quan tâm đến công tác xã hội hoá giáo dục, tạo điều kiện tốt  

cho giáo dục xã nhà phát triển.
Tình hình nhà trường:
Trường Mầm non Quảng Tâm có bề  dầy trong việc chăm sóc giáo dục 
trẻ, ban giám hiệu và đội ngũ giáo viên luôn tiếp cận với chương trình giáo  
dục mầm non mới, không ngừng phần đấu để từng bước nâng cao chất lượng  
chăm sóc giáo dục trẻ, đã gây được uy tín và niềm tin đối với các cấp lãnh 
đạo địa phương, các bậc cha mẹ và cộng đồng, chất lượng chăm sóc giáo dục  
trẻ được tăng lên rõ rệt hầu hết trẻ đến trường đã có được nề  nếp thói quen  
4


trong giờ  ăn, giờ  ngủ, giờ  học, giờ  chơi. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ 
được nhà trường quan tâm và thường xuyên cải tạo các món ăn đáp  ứng nhu 
cầu dinh dưỡng cho trẻ tại trường.
Nhà trường luôn luôn đạt trường tiên tiến cấp huyện, cấp tỉnh. Đặc biệt 
năm học 2008 – 2009 trưởng được Bộ Giáo dục & Đào tạo tặng bằng khen.
Năm học 2009 – 2010 được Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá tặng Bằng 
khen.
Năm học 2010 – 2011 tổng số trẻ đến trương: 432
Toàn trường có 15 nhóm lớp:
Trong đó: Nhà trẻ 3 nhóm từ 18 – 36 tháng tuổi 74 trẻ
Lớp mẫu giáo từ 3 – 6 tuổi là 12 lớp: 358 trẻ
Năm học 2009 2010 công tác nuôi dưỡng bán trú chỉ  đạt được 315/400 
trẻ đạt 78.8%.
Thuân lợi:
Được  sự   quan tâm   của  Đảng,  chính quyền,  Sở  Giáo  dục&Đạo tạo, 
phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Quảng Xưởng, sự  quan tâm tạo điều kiện 
của các tổ  chức đoàn thể  và nhân dân địa phương nhà trường đã đạt chuẩn 
quốc gia mức  độ I.
Nhà trường có qui mô rộng rãi thoàng mát, môi trường xanh, sạch, đẹp 

cơ  sở  vật chất trang thiết bị  phục vụ  chuyên môn và công tác nuôi dưỡng 
tương đối đầy đủ  như  bếp một chiều, có hệ  thống  nước sạch, có vuờn rau  
sạch phục vụ trẻ ăn bán trú tại trường.
Trình  độ  chuyên môn của cán bộ  giáo viên 100%  đạt chuẩn và trên 
chuẩn, đội ngũ cán bộ  giáo viên trẻ, nhiệt tình, năng lực chuyên môn vững  
vàng, nhận thức được tầm quan trọng trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và 
giáo dục trẻ.
Nhà trường đã có hai giáo viên có bằng trung cấp dinh dưỡng trẻ em nên  
thuận lợi cho hoạt động nuôi dưỡng trẻ.
Khó khăn:
Ngoài những thuận lợi trên  nhà trường còn gặp không ít khó khăn:
Trang thiết bị phục vụ cho công tác bán trú còn hạn chế chưa đồng bộ
Điều kiện kinh tế của một số gia đình phụ huynh học sinh còn khó khăn  
do đó huy động trẻ ăn bán trú tại trường còn nhiều bất cập.
Bên cạnh còn một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc chăm 
sóc nuôi dưỡng theo khoa học của con mình ở gia đình cũng như nhà trường.
Kêt quả khảo sát :
                                             Năm học 
Năm học
Năm học
    Nội dung
2008­ 2009
 2009­ 2010
5


1. Chất lượng chăm sóc
Tổng số trẻ đến trường                            
386
Tổng số trẻ ăn  bán  trú

232  = 60,1%
Bé chăm
350 = 90,7%
Bé ngoan 
345 = 89,4%
Bé sạch 
365 = 94,6%
2. chất lượng nuôi dưỡng
Trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất 
195/232 = 845%

280/315 = 88,8%

Trẻ ăn chưa ngon miệng, chưa hết suất  37/232 – 16%

35/315 = 11,2%

400
315 = 78,8%
365 = 91,3%
362 = 90,5%
380 = 95%

Trẻ biết rửa tay trước khi ăn, sau khi đi  305/386 = 79%
334/400= 83,5%
vệ sinh bằng xà phòng .
Trẻ có nề nếp thói quen trong giờ 
298/386 = 77,2% 317/400= 79,3%
ăn,ngủ.  
Trẻ phát triển bình thường 

320/386= 82,9% 360/400= 90%
Trẻ suy dinh dưỡng
65/386= 17,1%
40/400= 10%
Trẻ thấp còi 
68/386= 17,9%
45/400= 11,3%
Từ  thực trạng chẩt lượng đội ngũ giáo viên, nhân viên cũng như  chất 
lượng chăm sóc nuôi dưỡng tôi đã không ngừng học hỏi, nghiên cứu tài liệu,  
học hỏi đồng nghiệp, nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ  để  nâng cao 
chất lương chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng 
xuống thấp nhất.
2.  Những giải pháp thực hiện 
Ngày nay đất nước chúng ta đã và đang trên đà phát triển, trẻ  em ngày 
nay càng được quan tâm nhiều hơn trong giáo dục sức khoẻ  và đặc biệt là  
dinh dưỡng. Để trẻ phát triển tốt về mặt thể chất và trí tụê chúng ta cần phải  
quan tâm đặc biệt đến chế  độ  dinh dưỡng trong từng khẩu phần ăn của trẻ 
ngay từ  nhỏ. Việc đảm bảo chế  độ  dinh dưỡng cung cấp cho trẻ   ở  trường  
mầm non vùng nông thôn gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng đảm bảo cho trẻ ăn 
bán trú phát triển tốt và đảm bảo an toàn càng khó hơn. Vì vậy mọi cán bộ 
giáo viên trong nhà trường phải nêu cao tinh thần trách nhiệm không ngừng 
nâng cao khiến thức vệ  sinh an toàn thực phẩm và công tác nuôi dưỡng cho 
đội ngũ cán bộ giáo viên. Để thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ 
bản thân đã áp dụng một số biện pháp sau:
2.1.  Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ giáo viên :
Như chúng ta đã biết muốn có trò giỏi thỉ trước tiên phải có thầy giỏi,  
muốn cho trẻ  em khoẻ  mạnh thì mọi giáo viên phải có kiến thức khoa học 

6



trong việc  chăm  sóc nuôi  dưỡng và giáo dục trẻ.  Vì  vậy việc  bồi dưỡng 
chuyên môn nghiệp vụ  kiến thức khoa học trong việc chế  biến các món ăn 
hợp khẩu vị, đủ  chất dinh dưỡng, hợp vệ  sinh an toàn thực phẩm cho trẻ 
thông qua các lớp tập huấn chuyên đề  giáo dục dinh dưỡng, vệ  sinh an toàn 
thực phẩm, mở hội thi “Bé tập làm nội trợ”, hội nghị về kiến thức chăm sóc  
nuôi dưỡng, toạ  đàm trao đổi kinh nghiệm thao diễn kỹ  thuật nuôi dưỡng tổ 
chức cho giáo viên học tập. Sắp xếp thời gian cho giáo viên và nhân viên tham 
gia các lớp học bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, lớp học chuyên đề  do Sở 
Giáo dục & Đào tạo, Phòng Giáo dục &Đào tạo huyện triển khai về nội dung  
chăm sóc trẻ tại trường mầm non, chuyên đề giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an  
toàn thực phẩm. Đặc biệt bồi dưỡng kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng cho nhân 
viên tổ nhà bếp như cách chọn mua thực phẩm, cách chế biến các món ăn cho  
trẻ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ban giám hiệu  xay dựng kế hoạch hàng tháng bồi dưỡng cách chế biến 
các món ăn đảm bảo vệ  sinh an toàn thực phẩm, cách lựa chọn thực phẩm 
tươi sống đúng hợp đồng, rẻ tiền trẻ ăn ngon miệng, hết xuất, cách lên thực  
đơn phù hợp theo mùa và kinh tế địa phương,
Đối với giáo viên đứng lớp hình thành nề nếp thói trong ăn uống như ăn  
chậm, nhai kỹ, ăn hết xuất đảm bảo vệ sinh an toàn, cách phòng và xử lý một 
số  bệnh thường gặp  ở trẻ. Hình thành nề  nếp thói quen vệ  sinh trước và vệ 
sinh trong giờ ăn, giờ ngủ, giờ học, giờ chơi cho trẻ.
 Tổ chức xây dựng lớp điểm hình thành nề  nếp thói quen cho trẻ  trong 
ăn, ngủ, vệ sinh trước và sau khi ăn, giờ học, giờ chơi, rửa tay bằng xà phòng 
cho các lớp học tập và nhân ra đại trà. Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra  
và xếp loại thi đua hàng tháng.
2.2.  Lấy chất lượng để huy động số lượng 
Trẻ đến trường  không phải chỉ cần học tập, vui chơi mà chính là phải 
được chăm sóc nuôi dưỡng theo phương pháp khoa học, nghĩa là phải được tổ 
chức tốt mọi hoạt đồng trong ngày từ  giờ  học, giờ  chơi, giờ ăn, giờ  ngủ, vệ 

sinh.
Cung cấp chất dinh dưỡng thông qua các bữa ăn hàng ngày của trẻ một  
cách khoa học là việc làm cần thiết của các trường mầm non và các bậc phụ 
huynh, các món ăn hàng ngày của trẻ phải đảm bảo vệ sinh, hợp khẩu vị, đầy 
đủ các thàng phần dinh dưỡng. Vì vậy các trường mầm non phải tổ chức thật  
tốt các bữa ăn cho trẻ đảm bảo đẩy đủ khẩu phần ăn trong ngày, chất lượng 
bữa ăn đảm bảo năng lượng, tỉ lệ cân đối giữa các chất sinh năng lượng, thực 
phẩm và chế độ ăn phù hợp với từng lứa tuổi.

7


Lượng dinh dưỡng trong ngày phải đảm bảo đối với trẻ nhà trẻ từ 12 ­  
36 tháng tuổi là 1.180 kcal/ngày ở trường mầm non cần đạt 708­826 kcal/ngày  
(60% ­ 70% nhu cầu cả ngày) năng lượng cả ngày.
Đối với trẻ  mẫu giáo từ  36­72 tháng tuổi là 1.470 kcal/ngày  ở  trường 
cần đạt 735­882 kcal/ngày (50% ­60% nhu cầu cả ngày)
Có đủ chất dinh dưỡng:
Nhà trẻ tỷ lệ các chất cung cấp năng lượng:
­ Protit cung cấp khoảng 12­15% năng lượng khẩu phần
­ Lipít cung cấp khoảng 35­40% năng lượng khẩu phần
­ Gluxit cung cấp khoảng 45­53 năng lượng khẩu phần
Mẫu giáo tỷ lệ các chất cung cấp năng lượng:
­  Protit cung cấp khoảng 12­15% năng lượng khẩu phần
­ Lipít cung cấp khoảng 20­30% năng lượng khẩu phần
Gluxit cung cấp khoảng 55­68% năng lượng khẩu phần
Qui định chế độ dinh dưỡng lứa tuổi 12­72 tháng tuổi: (nhu cầu dinh  
dưỡng khuyến nghị  dành cho người Việt Nam theo quyết định số2824/QĐ­ 
BYT ngày 30 tháng 7 năm 2007)
Để  chỉ  đạo tốt việc tổ  chức bữa ăn cho trẻ  trong việc nuôi dưỡng thì 

phải nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ 
lứa tuổi mầm non phát triển rất nhanh cả về thể lực và trí tuệ, nhưng bộ máy 
tiêu hoá, chức năng tiêu hoá và hấp thụ của trẻ chưa hoàn chỉnh, các chức năng 
hoạt động của các bộ  phận khác trong cơ  thể  hoạt động còn yếu, khả  năng 
miễn dịch của trẻ đối với bệnh tật chưa cao. nên chúng ta phải chăm sóc trẻ 
phù hợp theo lứa tuổi, thức ăn của trẻ phải ngon mắt, ngon mũi, ngon miệng,  
từ loãng đến đặc, từ bột đến cháo, đến cơm nát, đến cơm thường phải cho trẻ 
ăn đúng giờ, đủ  chất, đủ lượng đảm bảo 50% thức ăn động vật và 50% thức  
ăn thực vật, thức ăn phải nấu nhừ, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của từng độ 
tuổi, thức ăn của trẻ  mềm, sạch, an toàn, dễ  tiêu hoá, để  bữa ăn cho trẻ  đủ 
chất cần chọn và phối hợp nhiều loại thức ăn có giá trị  dinh dưỡng cao và 
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thức ăn của trẻ trong một bữa cần phôi 
hợp 4 nhóm thực phẩm chất đạm, chất béo, chất bột đường, chất vi ta min và  
muôi khoáng.
Trẻ   ở  độ  tuổi mầm non là tuổi quan trọng để  hình thành các tập quán, 
thói quen về ăn uống, do đó cần phải tôn trọng các nguyên tắc cho trẻ ăn.
Vì nhu cầu ăn uống đối với trẻ   ở  độ  tuổi mầm non rất quan trọng để 
phát triển cơ thể khoẻ  mạnh tôi đã xây dựng khẩu phẩn ăn báo cáo với đồng 
chí hiệu trưởng duyệt xong rồi tổ chức họp phụ huynh thống nhất việc đóng 
góp tiền ăn của trẻ  mức ăn là 10.000đ/ngày/trẻ. Để  khẩu phần ăn được cân 
8


đối và hợp lý, đảm bảo đầy đủ năng lượng, đầy đủ các chất dinh dưỡng cần 
thiết.
Xây dựng thực đơn một tuần mùa hè (nhóm cơm thường)
Thứ
Bữa sáng chính
Phụ xế
Bữa chiều

2
Cá thu sốt cà chua
Sữa Hà Lan
Cháo gà
Canh thịt nạc, đậu phụ, cà chua
3
Thịt, tôm rim cà chua
Sữa đậu nành Phở bò
Canh tôm rau mùng tơi, hẹ là
4
Thịt đúc trứng
Chuối chín
Cháo lươn
Canh cua rau vặt
5
Thịt bò xào rau hỗn hợp
Sữa Hà Lan
Cháo vịt
Muối lạc vừng, 
Canh tôm rau mùng tơi
6
Chả thịt sốt cà chua
sữa đậu nành Cháo   thập 
Canh tôm rau mùng tơi
cẩm
Chất lượng bữa ăn:
Việc xây dựng thực đơn khẩu phần ăn cân đối, hợp lý rất quan trọng, 
nhà trường áp dụng khoa học dinh dưỡng trong cơ cấu khẩu phần ăn các lứa  
tuổi nhà trẻ, mẫu giáo, căn cứ  vào bảng thực đơn để  đi chợ  “đặt hàng”, rồi 
chọn thực phẩm theo mùa, phối hợp nhiều loại thực phẩm sẵn có của địa 

phương bổ sung dầu, mỡ, đường, muối iốt để  đủ  chất cân đối hợp lý và phù 
hợp với tiền cha mẹ trẻ đóng góp.
Việc xây dựng thực đơn khẩu phần ăn cân đối hợp lý giúp cho việc 
nuôi trẻ  phát triển tốt làm cho công tác phòng chống suy dinh dưỡng và béo 
phì giảm tỷ lệ thấp nhất. Hàng ngày các thức ăn được lưu mẫu theo qui định, 
ngoài ra nhà trường còn kiểm tra thực phẩm khi mua về ghi vào sổ  cập nhật  
tay ba có chữ ký của ban giám hiệu, cô tiếp phẩm và cô chế biến món ăn, nhà 
trường còn lưu cả thực phẩm sống để có thể xác định được nguyên nhân gây 
ngộ độc (nếu có).
Thực phẩm được hợp đồng với người bán ký cam kết thực phẩm phải 
tươi sống đảm bảo vệ  sinh an toàn thực phẩm, nhân viên nhà bếp phải có  
trình độ  dinh dưỡng, được khám sức khoẻ  2 lần/năm, được trang bị  bảo hộ 
lao động khi làm việc (quần áo, mũ, tạp dề, khẩu trang, găng tay...).
Vệ  sinh hàng ngày đều xử  lý rác thải, khơi thông cống rãnh, không để 
nước đọng lại góc sân trường, ở  các nhóm lớp lau chuì sạch sẽ  hàng ngày và 
có thùng đựng rác có nắp đậy cuối ngày gom rác vào nơi qui định của trường.

9


Tóm lại: Việc tổ  chức cho trẻ  ăn ngủ  tại trường đảm bảo an toàn và 
hình thành nề  nếp trong ăn uống cho trẻ  tốt thì rất thuận lợi cho việc huy  
động số lượng trẻ ăn ngủ tại trường.
2.3.
 Chỉ đạo giáo viên nuôi dưỡng chế biến thực phẩm :
Chế  biến thức ăn là khâu quan trọng giúp trẻ  ăn ngon miệng, ăn hết  
xuất, đủ khẩu phần về năng lượng và các chất dinh dưỡng, khi chế biến thực 
phẩm cần đảm bảo phù hợp với đặc điểm sinh lý, phù hợp với độ tuổi và khả 
năng tiêu hoá của trẻ (các cô nuôi cần nắm vững 10 nguyên tắc vàng để đảm 
bảo an toàn thực phẩm và 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý).

Yêu cầu đối với khâu mua thực phẩm:
Chọn thực phẩm có giá trị  dinh dưỡng cao và đảm bảo vệ  sinh an toàn 
thực phẩm, thực phẩm tươi, ngon khi chế  biến thực phẩm cho trẻ nên phối 
hợp nhiều loại thực phẩm để  các loại thực phẩm bổ  sung hỗ  trợ  lẫn nhau  
trong việc tiêu hoá, hấp thụ  giúp cho khẩu phẩn ăn của trẻ  thêm hoàn chỉnh.  
Luôn thay đổi cách chế biến món ăn, món ăn để  trẻ ăn ngon miệng và ăn hết  
xuất, cùng một loại thực phẩm có thể  kho, rán, chưng, hấp, xào, hầm..., sử 
dụng đủ thực phẩm giàu vitamin A, giàu chất béo, nhất là về mùa đông.
Ví dụ: Cách chọn vịt tươi ngon: Chọn con trưởng thành và béo, mọc 
đủ lông điểm mút của 2 cánh vừa đủ chéo vào nhau.
Thịt lợn tươi ngon mặt cắt của thịt có màu hồng sáng, bì mỏng, mềm 
mại, độ  đàn hồi tốt (lấy ngón tay  ấn vào thịt, khi buông ra không để  lại vết 
lõm ngón tay), thịt cầm chắc tay, ráo, mỡ  màu sáng có độ  chắc, mùi vị  bình 
thường.
Tôm tươi ngon: Tôm tươi vỏ  có độ  bóng sáng trong xanh, trơn láng, 
cứng và dài.
Chọn trứng tươi ngon: Vỏ có một lớp màng mỏng, nổi lên những hạt 
giống như  bụi phấn (vỏ  không bóng, cầm trứng soi vào đèn hoặc ánh sáng 
mặt trời thấy lòng trắng, lòng đỏ  không phân biệt được rõ ràng. Nếu thả 
xuống chậu nước trứng tươi sẽ chìm, nằm ngang dưới đáy chậu.
Rau, quả tươi ngon sạch sẽ: Rau quả tươi ngon, sáng màu, không dập 
nát, không úa vàng, không có sâu, nên chọn rau có màu xanh non hoặc xanh  
thẩm, củ quả có màu vàng, đỏ để chế biến cho trẻ ăn.
Ngoài những qui định hợp đồng mua bán thực phẩm của nhà trường, cô 
tiếp phẩm phải nắm thực hơn hàng ngày, chuẩn bị lựa chọn thực phẩm kiểm  
tra giá chợ  trước ngày đi chợ  2 ngày để đảm bảo chất lượng và đủ  số  lượng  
trẻ ăn hoặc kịp thời thay thế thực phẩm không có trong thực đơn.
Cân, đo, đong, đếm tính giá cả theo số lượng nhận thực tế

10



Thực phẩm không đủ dinh dưỡng, kém chất lượng không nhận.
Giá cả  thay đổi không đúng dự  trù của thực đơn phải kịp thời báo cáo 
cho phó hiệu trưởng phụ trách công tác nuôi dưỡng để điều chỉnh ngay.
Cô tiếp phẩm mua thực phẩm về  phó hiệu trưởng phụ  trách công tác 
nuôi dưỡng phải kiểm tra, quyết toán ngay, thường xuyên theo dõi giá chợ, 
theo dõi việc mua thực phẩm có đúng hợp đồng không, kiểm tra ghi vào sổ 
cập nhật tay ba ban giám hiệu, cô tiếp phẩm, người chế  biến thực phẩm,  
kiểm tra công tác tiếp phẩm đảm bảo lịch sinh hoạt góp ý hàng tuần trong sổ 
nuôi, không để hiện tượng tiêu cực trong công tác tiếp phẩm. Để đảm bảo sự 
uy tín của nhà trường đối với mối hàng, phụ  huynh học sinh và các cấp lãnh 
đạo.
Tóm lại: Lựa chọn thực phẩm cho trẻ phải sạch, tươi, ngon đảm bảo 
an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo lượng dinh dưỡng.
Yêu cầu đối với khâu chế biến thực phẩm:
Dụng cụ chế biến thực phẩm đảm bảo an toàn, có ký hiệu, dùng riêng 
cho thực phẩm sống và thực phẩm chín (dao, thớt, rổ, rá, nồi, xoong...) các 
loại thực phẩm rửa sạch rồi mới thái nhỏ,  thái trên bàn sạch sẽ, dụng cụ chế 
biến thực phẩm xong phải rửa ngay, tráng nước sôi, thực phẩm đi theo một 
chiều từ thực phẩm sống, làm sạch, rửa, thái nhỏ, nấu chín, chia ăn.
Cách nấu và chế biến thực phẩm cần đảm bảo thức ăn còn đầy đủ các 
chất dinh dưỡng, không để  lại bệnh tật gì do ăn uống, đề  phòng thức ăn bị  ô 
nhiễm từ giai đoạn thức ăn sống được nấu chín và đưa đến trẻ sử dụng.
Một số nguyên tác chung:
Nấu để diệt các vi trùng gây bệnh, các vi trùng gây bệnh như  trứng ký 
sinh trùng (giun, sán...) đều bị tiêu diệt ở nhiệt độ 100oC,
Nấu còn giúp cho thức ăn dễ  tiêu hoá, hấp thụ  do làm biến đổi chất 
đạm, do sự hút nước và nở của tinh bột sự phá huỷ  màng tế bào, nhuyễn hoá  
các chất keo, đồng thời với các  ưu điểm trên trong quá trình nấu luôn gây 

những mất mát các chất dinh dưỡng, cần hạn chế  tối đa những sự  hao hụt 
này.
Cách chế biến: Các cô nuôi phải biết cách chế biến các thực phẩm sao  
cho thực phẩm phải ngon mắt, ngon mũi, ngon miệng, hấp dẫn, gây được sự 
thèm ăn của trẻ, cụ thể như sau:
Cách nấu cơm:
Vo gạo để loại bớt các tạp chất, cát, sạn là cần thiết, tuy nhiên vo gạo  
cũng làm thoát các chất dinh dưỡng B1 hao hụt từ  20­30%, chất đạm 25%.  
Chất béo 42,6%, chất bột đường 2%, muối khoáng có thể mất tới 70%.

11


Nấu cơm hạn chế  tối đa mất B1: Vo gạo bằng rá trong chậu nước, 
nhặt thóc, sạn, nước nấu sôi mới bỏ  gạo vào, cho nước vừa đủ, không chắt  
nước cơm.
Cách chế biến rau:
  Nhặt sạch rau, rửa nhẹ  nhàng, rửa dưới vòi nước sạch, khi nào nấu 
mới cắt rau và nấu liền, để  lâu sẽ  bị  mất vitamin,  khi nấu cho rau vào nước 
đã sôi nêm muối, hao hụt sẽ  ít hơn, tránh nấu   lâu, nấu xong cho trẻ  dùng 
ngay, nên cho trẻ  ăn cả  rau lẫn nước. Nấu rau cùng với thịt, cá, mỡ  giữ  các 
vitamin tốt hơn, chế biến đúng cách thì chỉ  mất khoảng 59% vitamin C, 30% 
vitaminB1, 20% vitamin B2, Nếu chế biến và nấu không đúng cách có thể mất 
hoàn toàn vitamin C.
Cách chế biến thịt, cá:
Thịt, cá rửa sạch, bỏ xương, xay nhỏ,  ướp mắm, muối sau đó phi hành  
mỡ thơm cho thịt, cá vào đảo đều vừa chín mềm, có mùi thơm ngọt cho trẻ ăn  
ngay.
Cô cấp dưỡng phải được tập huấn các lớp chế biến các món ăn cho trẻ, 
nắm vững cách chế biến các món ăn của trẻ và thực hiện đúng 10 nguyên tắc  

vàng để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ví dụ chế biến bữa phụ : Cháo thập cẩm:
Nguyên liệu cho 10 suất ăn
Gạo nếp, gạo tẻ: 500g, tôm: 100g, cua: 200g
Thịt lợn nạc vai: 100g, hành, mùi: 50g, cà rốt: 100g
Khoai tây: 200g, dầu thực vật: 100g
Mắm, muối; vừa đủ, nước sạch: 400ml
Cách làm:
Rau nhặt, rửa sạch, thái nhỏ,
Gạo vo, đãi sạn, thóc, để ráo nước
Tôm lột vỏ, bỏ  đầu, bỏ  chỉ  đen trên lưng, thái nhỏ,  ướp mắm, muối,  
hành khô.
Phi thơm hành, dầu, cho tôm vào xào chín, nêm vừa mắm, nuối
Nước đong vừa đủ 1/3 để nấu chín, 2/3 để lọc cua
Cua ngâm nước, rửa sạch đất, bỏ  mai, yếm miệng, để  ráo nước, khều 
gạch của ra bát, cho cua vào xay nhỏ, cho một ít muối, đổ nước lạnh vào bốp, 
lọc lấy nước.
Đun sôi nước cua, thả hành khô đã nướng, đập dập vào, khi cái cua nổi,  
đông chắc vớt cái cua ra bát, dầm nhỏ.
Phi thơm hành dầu, chưng gạch cua.

12


Thịt rửa sạch thái nhỏ, xay nhỏ,  ướp mắm muối chừng 15 phát, sau đó 
phi thơm hành dầu, cho thịt vào xào chín.
Cà rốt tươi, ngon, khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, thái hạt lựu, bỏ  vào nồi  
đun sôi, sau đó cho giạo vào, khi hạt gạo nở làm đôi cho nước cua đã đun sôi 
vào đun tiếp đến khi cháo nhừ, cho thịt, tôm đã xào vào đun sôi một lúc, nêm 
vừa mắm muối bắc nồi ra khỏi bếp, cho hành, mùi vào.

Yêu cầu thành phẩm:
Cháo sánh, nhừ, vừa ăn, thơm ngon, ngọt
Thức ăn nấu xong đậy kín, tránh ruổi, bụi bẩn và chia ăn ở trên bàn chia 
ăn.
2.4.
 Tổ  chức tốt bữa  ăn và hình thành nề  nếp thói quen  
trong giờ
 ăn cho trẻ tại trường:
Ăn uống hợp lý là một trong những điều kiện cơ  bản nhằm đảm bảo  
tới sự phát triển thể lực và tầm vóc của trẻ.
Việc lên thực đơn tính toán trên cơ sở  khoa học cải tiến chế biến thức 
ăn đảm bảo cho trẻ  ăn ngon, ăn bổ  và đầy đủ  cả  về  lượng và chất hấp dẫn  
đối với trẻ, giá thành rẻ là một vấn đề quan trọng không thể thiếu được trong  
việc tổ chức tốt bữa ăn cho trẻ, Thức ăn là nguồn gốc tạo năng  lượng và chất  
liệu tạo hình để  xây dựng tế  bào thần kinh não điều đó đặc biệt quan trọng  
tới sự  phát triển của cơ  thể trẻ. Trong thức ăn cần phối hợp tất cả  các chất  
cần thiết cho hoạt động  sống của cơ thể: Prôtít, lipít, gluxit, muối khoáng và 
vitamin.
Chế  biến thực phẩm cần lựa chọn thực phẩm tươi sống hợp vệ sinh  
đảm bảo các chất dinh dưỡng, các loại rau, củ, quả cho trẻ ăn phải là rau củ 
quả sạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là mối quan tâm đặc biệt của cô  
nuôi nói riêng và của toàn xã hội nói chung, để  có được nguồn thực phẩm  
đáng tin cậy như  nhà trường trồng các loại rau, củ, quả  tại trường, tuyên  
truyền vận động các bậc phụ huynh cung cấp thực phẩm sạch cho nhà trường 
như rau, củ, quả, thịt, cá, tôm, trứng....
Ngoài việc tổ chức cho trẻ có bữa ăn tốt việc hình thành cho trẻ một số 
thói quen vệ  sinh văn minh trong bữa ăn là việc làm cần thiết trước khi ăn 
phải rửa tay sạch bằng xà phòng, biết mời cô giáo, bạn, trong khi ăn không  
được nói chuyện riêng, ăn chậm, nhai kỹ, không xúc cơm của mình đổ  cho  
bạn, không làm vãi cơm ra bàn ăn, biết sử dụng một số đồ dùng ăn uống, biết  

cách ăn sạch, ăn đủ, đảm bảo vệ sinh, sau khi ăn lau miệng (đánh răng đối với 
trẻ mẫu giáo).

13


Sau khi trẻ  ăn xong cho trẻ  uống nước, tập cho trẻ  uống từ  từ  từng  
ngụm một, mùa đông cho trẻ uống nước ủ nóng.
Tổ chức cho trẻ ăn đúng giờ qui định tạo hứng thú cho trẻ trong khi ăn, 
động viên trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất.
Chỉ đạo giáo viên tổ chức bữa ăn tại lớp:
Phân công sắp xếp công việc giữa các giáo viên một cách hợp lý, cần  
tạo cho trẻ  ăn, uống hợp vệ  sinh, chuẩn bị  trước bữa ăn quét dọn phòng ăn 
sạch sẽ, bàn ghế sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, lau sạch bàn chia thức ăn, bát,  
thìa, đĩa tráng nước sôi để dùng cho bữa ăn, đồ dùng ăn uống sạch sẽ, khô ráo, 
bầy xếp đẹp mắt, sẽ  gây được phản xạ  kích thích trẻ  thèm ăn,  hứng thú ăn  
ngon miệng, ăn hết xuất, sắp xếp chỗ  ngồi ăn của trẻ  phải thoải mái, tránh 
ngồi quá chật trẻ bị gò bó, ăn mất ngon hoặc gây vướng sẽ bị đổ  cơm, bố trí  
cho trẻ có chỗ  ra vào, cô chia ăn phải rửa tay bằng xà phòng, đeo khẩu trang,  
đi găng tay, mặc tạp dề chia thức ăn, chia cơm chia xong cho trẻ ăn ngay, trẻ 
rửa tay bằng xà phòng mới vào bàn ăn.
Chăm sóc trẻ  trong bữa ăn: Cho trẻ  ăn phải thực hiện đúng gìơ, đúng 
qui định vệ  sinh, cô rửa tay bằng xã phòng trước khi chia thức ăn và cho trẻ 
ăn,  khi trẻ ăn cô đến gần trẻ nhẹ nhàng, ân cần, khéo léo giới thiệu món ăn là 
biện pháp tâm lý gây cảm giác thèm ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất.
  Cô giáo cần theo dõi sự  ăn uống của trẻ  biết được món ăn nào hợp  
khẩu vị  và đặc điểm riêng của từng trẻ, phải chú ý tìm hiểu nguyên nhân  
những trẻ  bỏ  ăn vì không hợp khẩu vị  hay trẻ  bị   ốm báo với ban giám hiệu  
nhà trường để có biện pháp giải quyết đúng.
Đối với trẻ  mẫu giáo trẻ  ăn xong đem bát thìa bỏ  vào xô, sau đó dọn  

ghế  của mình xếp vào nơi qui định, cô nhắc trẻ  rửa tay, lau miệng, uống  
nước.
Vệ sinh sau khi ăn: Trẻ ăn xong cô thu dọn bàn ghế ngay, lau bàn bằng 
khăn ướt, giặt khăn phơi ngoài nằng cho khô, lau sàn nhà sau  mỗi bữa ăn, rửa  
bát thìa bằng nước rửa bát tráng lại nước sạch sau đó tráng nước sôi hoặc 
phơi nắng cho khô rồi xếp vào nơi qui định.
Ban giám hiệu thường xuyên dự  giời chăm sóc và giáo dục dinh dưỡng 
chặt chẽ  để  kịp thời khen thưởng giáo viên và học sinh hàng tháng, học kỳ,  
nhằm nâng cao tinh thần ý thức trách nhiệm chăm sóc và giáo dục dinh dưỡng  
của giáo viên và trẻ.
Tóm lại: Việc tổ  chức ăn uống và hình thành tốt nề  nếp thói quen ăn  
uống cho trẻ  góp phần quan trọng bảo vệ, nâng cao thể  lực và giáo dục đạo 
đức, hành vi văn minh cho trẻ, ban giám hiệu nhà trường lập kế hoạch chỉ đạo 
sát sao, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện của giáo viên theo nội qui nhà trường 
14


đề ra phối hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh học sinh trong công tác chăm 
sóc và giáo dục trẻ, giáo dục những thói quen văn minh trong ăn uống, chỉ  có  
thể  đạt kết quả  vững chắc khi nó là công việc chung của nhà trường và gia 
đình.
2.5.  Giáo viên tổ chức giấc ngủ cho trẻ: 
Ngoài vấn đề  đảm bảo ăn uống thì đảm bảo giấc ngủ  cho trẻ  là một  
trong những điều kiện cần   thiết giúp sức khoẻ  trẻ  phát triển, nên tôi luôn 
nhắc nhở tổ nuôi dưỡng phải đảm bảo cho trẻ ăn đúng giờ để đảm bảo giấc 
ngủ cho trẻ.
Tuy không thuộc lĩnh vực dinh dưỡng, nhưng trẻ thiếu ngủ tiêu hoá hấp  
thụ thức ăn sẽ khó, kém, dễ gây ức chế ăn uống sẽ kém ngon, chỉ ngủ đủ giấc 
thì việc tận dụng chất dinh dưỡng để  tái tạo và sinh sản tế  bào mới tốt. Vì  
nếu ăn uống đầy đủ mà thiếu  ngủ trẻ cũng chậm lớn.

Ngược lại nếu vi phạm chế   độ  ngủ  của trẻ  sẽ  dẫn  đến trạng thái 
không cân bằng, trẻ  thay đổi tính tình, mệt mỏi, kém ăn, chất lượng chương 
trình học buổi chiều sẽ bị hạn chế. Vì vậy ở  trường mầm non cần coi trọng  
việc tổ  chức giấc ngủ  không kém gì việc tổ  chức ăn uống. Cần cho trẻ  ngủ 
đúng giờ và đủ giờ (trẻ từ 18­72 tháng ngủ 1 giấc trưa 150 phút), trẻ ngủ sâu 
để hình thành phản xạ đúng giờ cũng như thói quen ngủ nhanh chóng thì hàng 
ngày cần cho trẻ ngủ đúng giờ qui định như cho trẻ ngủ từ 11g30 phút đến 14 
giờ, sớm quá trẻ  chưa ngủ  được hình thành thói quen thao thức, nếu ngủ 
muộn quá trẻ không còn muốn ngủ nữa, cần cho trẻ ngủ đúng giờ qui định sẽ 
không ảnh hưởng đến chương trình hoạt động buổi chiều.
Làm tốt công tác vệ sinh trước khi cho trẻ ngủ. Phòng ngủ phải thoáng, 
sạch sẽ, mát về mùa hè, ấm về mua đông, phải đảm bảo đủ không khí, 
Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ rất quan trọng. Cô chuẩn bị tâm lý trước cho 
trẻ, tạo chỗ nằm cho trẻ thoải mái để trẻ dễ ngủ, quần áo hợp vệ sinh.
Những trẻ  khó ngủ  cô cần phải quan tâm gần gũi dỗ  dành, kể  chuyện  
cho trẻ  nghe hoặc hát ru cho trẻ  ngủ. Trong khi trẻ ngủ cô theo dõi, quan sát 
trẻ thường xuyên sửa tư thế nằm ngủ cho trẻ, cô không làm việc riêng, không 
nằm ngủ cùng trẻ, cô theo dõi để uốn nắn trẻ ngủ thoải mái.
Cô giáo quan tâm đặc biệt đến những trẻ đái dầm, cần nhắc trẻ đi tiểu  
tiện trước khi đi ngủ và thuyết phục làm cho trẻ tin rằng mình sẽ tỉnh dậy khi  
có nhu cầu đi tiểu. mặt khác phải tìm hiểu cuộc sống của trẻ  để  biết được  
nguyên nhân gây ra hiện tượng đó rồi cùng với cha mẹ và bác sỹ đề ra những 
biện pháp giúp đỡ trẻ.

15


Cô giáo cần tập cho trẻ  những thói quen tốt khi ngủ, ngủ  ngon là tôn  
trọng giấc ngủ của bạn, cần đề ra những qui định cần thiết và kiên trì yêu cầu  
trẻ thực hiện để trở thành thói quen tốt.

Trẻ ăn xong tự giác đi rửa tay, lau miệng uống nước và sẵn sàng chuẩn 
bị đi ngủ, cô giáo cần nhẹ nhàng bảo trẻ lên gường đi ngủ, cho trẻ nằm đúng 
chỗ, để    giầy dép đúng nơi qui định, nằm yên nhắm mắt ngủ, không nói  
chuyên riêng, không làm  ồn ào  ảnh hưởng đến các bạn, khi hết giờ  ngủ  cô 
đánh thức trẻ  nhẹ  nhàng, đối với trẻ  mẫu giáo tập cho trẻ  có thói quen gấp 
chăn, chiếu, mặc lại quần áo, ra rửa mặt súc miệng sau khi ngủ dậy.
2.6.
 Tổ chức khám sức khoẻ và vệ sinh phòng bệnh :
Bảo vệ sức khoẻ luôn đặt lên vị trí hàng đầu trong hệ thống các nhiệm 
vụ chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non. Sức khoẻ ảnh hưởng mạnh mẽ 
đến điều kiện sống, đặc biệt ở trường mầm non là nơi tập trung đông trẻ nên  
công tác vệ  sinh phòng bệnh cần được quan tâm đúng mức, việc thực hiện  
chế  độ  vệ  sinh chăm sóc trẻ, vệ  sinh phòng bệnh, vệ  sinh đồ  dùng, đồ  chơi, 
vệ sinh môi trường. Giáo viên phải thực hiện nghiêm túc, ban giám  hiệu phải 
kiểm tra thường xuyên để  đảm bảo cho trẻ  luôn sống trong môi trường sạch  
sẽ, ngăn ngừa những tác động bất lợi cho sức khoẻ của trẻ.
Để đảm bảo chế độ cân đo, khám sức khoẻ định lỳ cho trẻ, nhằm theo  
dõi sát tình hình sức khoẻ  của trẻ, phát hiện sớm bệnh tật, phối hợp nhà 
trường và gia đình tham mưu với cấp uỷ, chính quyền sở tại bố trí cán bộ y tế 
xã thường xuyên theo dõi sức khoẻ cho trẻ ở trường mầm non.
Khám sức khoẻ cho trẻ 2 lần/năm, tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin  
phòng bệnh cho trẻ. Cân đo theo dõi biểu đồ tăng trưởng 1 quí/lần.
Vệ  sinh phòng bệnh: Mỗi   trẻ  điều phải có đồ  dùng riêng có ký hiệu 
như  (quần áo, cốc, bát thìa, khăn mặt)chăn, gối, chiếu thường xuyên giặt,  
phơi nắng hàng tuần, phòng ăn, phòng ngủ  hàng ngày lau chùi, mở  cửa thông  
thoáng, đồ dùng đồ chơi của trẻ được lau chùi cọ rửa thường xuyên.
Vệ  sinh môi trường: Đảm bảo môi trường xanh sạch đẹp. Giữ  nguồn 
nước sạch, xử lý rác, chất thải, khơi thông cống rãnh, quét dọn sân vườn sạch  
sẽ, thoàng mát. Phun thuốc diệt ruồi muỗi vào buổi chiều sau khi trẻ  về với  
gia đình, hàng tuần các lớp tổng vệ sinh phòng, lớp, nhà trường, tổng vệ sinh  

trong ngoài khu vực trường đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp.
Vệ sinh cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh rửa tay cho trẻ bằng  
xà phòng. Vệ  sinh răng miệng sau khi ăn để  phòng chống sâu rằng, trẻ  mẫu 
giáo tập cho trẻ đánh răng, trẻ nhà trẻ cô cho trẻ súc miệng bằng nước muối.
Phối hợp các lực lượng hỗ trợ kết hợp:

16


Phối hợp nhà trường và gia đìnhThống nhất phương pháp chăm  
sóc giáo dục trẻ, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và giao  
dục trẻ tại trường mầm non.
Công tác tuyên truyền huy động trẻ ăn bán trú tại trường góp phần giải  
phóng sức lao động nói chung và phụ nữ nói riêng, yên tâm công tác đảm bảo 
thời gian lao động và thời gian nghỉ  ngơi, trẻ  được ăn ngủ  tại trường không  
phải đi về  mệt nhọc, vất vả, đảm bảo an toàn trên đường đi, tạo điều kiện 
cho trẻ học tập, vui chơi, tham gia vào các hoạt động được tốt hơn.
Tuyên truyền phổ  biến kiến thức cho các bậc phụ  huynh đóng vai trò 
quan trọng trong việc huy động trẻ  ăn bán trú và nâng cao chất lượng chăm 
sóc, giáo dục trẻ   ở  trường mầm non cũng như  trong cộng đồng, tôi đã thực 
hiện nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: Họp phụ  huynh, bảng thực 
đơn, trên thông tin đại chúng mỗi tháng 2 lần vào tối chủ nhật tuần 2 và tuân 4 
hàng tháng về tầm quan trọng và sự cần thiêt của việc tổ chức cho trẻ ăn ngủ 
tại trường mầm non. Để các bậc phụ huynh nắm bắt được kiến thức cơ bản  
về  dinh dưỡng và sức khoẻ  của trẻ  như  phổ  biến kiến thức nuôi con theo  
khoa học, nuôi con khoẻ dạy con ngoan, cách lựa chọn thực phẩm và kỹ thuật 
chế biến món ăn cho trẻ.
Ví dụ: Bữa ăn hợp lý thì phải ăn đúng giờ, ăn đủ các chất, hợp vệ sinh,  
cân đối 5o% đạm động vật, 50% đạm thực vật, đảm bảo 4 nhóm thực phẩm 
như chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và muối khoáng, định lượng 

calo cần cho cơ thể trẻ trong ngày trẻ từ 1 ­36 tháng tuổi năng lượng cả ngày  
là 1.180 kcal/trẻ/ngày nhu cầu năng lượng tại trường mầm non là 708­826 
kcal/trẻ/ngày,   trẻ   từ   36­72   tháng   tuổi   năng   lượng   cả   ngay   là   1.470 
kcal/trẻ/ngày,   nhu   cầu   năng   lượng   tại   trường   mầm   non   là   735­882 
kcal/trẻ/ngày.
Hướng dẫn giáo viên thông tin bảng tuyên truyền tại lớp, thông qua giờ 
đón trẻ, trả trẻ trao đổi với phụ huynh về tinh hình sức khoẻ, chế độ ăn uống,  
chăm sóc để  thống nhất phương pháp chăm sóc giáo dục, đề  phòng một số 
bệnh theo mùa, bệnh thông thường, trao đổi kinh nghiệm chăm sóc sức khoẻ 
trẻ  và hinh thành nề  nếp thói quen cho trẻ  trong ăn, ngủ, nề  nếp sinh hoạt, 
chế độ luyện tập.
Mời phụ huynh đến trường xem tổ nuôi dưỡng chế biến các món ăn, tổ 
chức bữa ăn cho trẻ, phân tích cho phụ huynh biết thức ăn chế biến phải đảm  
bảo an toàn thực phẩm, phù hợp với hệ tiêu hoá của trẻ, phù hợp với lứa tuổi,  
thức ăn của trẻ  phải thái nhỏ, nấu nhừ. Thành lập ban phụ  huynh chăm sóc 
sức khoẻ   ở  trường gồm mỗi lớp hai thành viên, ban này có thể  dự  giờ  thăm  
lớp, dự cách chế biến các món ăn theo kế hoạch tuần, tháng, đột xuất và từ đó 
17


góp ý xây dựng cho giáo viên, cho trường để  nhà trường kịp thời sửa sai và 
điều chỉnh về chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Mở hội thi cô nuôi giỏi, nhà trường 
mời phụ huynh tham dự để giúp cho sự nâng cao về nhận thức nuôi dưỡng, tổ 
chức hội thi dinh dưỡng của bé, bé tập làm nội trợ, thành phần gồm có giáo 
viên, phụ huynh, trẻ.
Kết hợp với các đoàn thể, lực lượng xã hội khác:
Kết hợp với trạm y tế xã khám sức khoẻ định kỳ trẻ 2 lân/năm để phát 
hiện trẻ  có bệnh kịp thời phối hợp cùng gia đình điều trị  cho trẻ, tiêm chủng  
các loại vắc xin phòng chống những bệnh nguy hiểm ở trẻ, tuyên truyền công 
tác sức khoẻ đến các bậc phụ huynh, học sinh.

Phối hợp cùng hội phụ  nữ, ban văn hoá xã tổ  chức tuyên truyền kiến 
thức nuôi dạy con theo khoa học đến các bậc phụ  huynh trên thông tin đại 
chúng, qua các buổi sinh hoạt, hội họp địa phương tổ chức, kết hợp cùng nhà  
trường để  tổ  chức các hội  thi cho trẻ như bé khoẻ  bé ngoan, nuôi con khoẻ,  
gia đình dinh dưỡng trẻ thơ.
PHẦN THỨ BA:
       KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
1.  Kết quả đạt được :
Trong quá trình làm công tác quản lý bản thân tôi mạnh dạn đưa ra một 
số biện pháp về công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường để đưa vào thực 
tế của trường mầm non Quảng tâm. Để khằng định các biện pháp trên có đạt  
được kết quả  chăm sóc nuôi dưỡng hay không, tiến hành đánh giá công tác 
chăm sóc nuôi dưỡng cuối năm học 2010­2011 để  so sánh và để  từ  đó rút ra  
bài học kinh nghiệm trong quả trình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường.
kết quả khảo sát:
Kết quả chăm sóc nuôi dưỡng sau khi vận dụng các biện pháp trên vào 
công tác chăm sóc nuôi dưỡng tai trường mầm non đã thu được những kêt quả 
sau.
                                           Năm học     
Năm học
Năm học
     Nội dung
 2009­ 2010
 2010­ 2011
1. Chất lượng chăn sóc
Tổng số trẻ đến trưòng
400
432
Tổng số trẻ ăn  bán  trú
315 =78,8%

398 = 92,1%
Bé chăm
365= 91,3%
405 = 93,7%
Bé ngoan 
362 = 90,5%
400 = 92.5%
Bé sạch 
380 = 95%
422 =  97,6%
18


2. Chất lượng nuôi dưỡng
Trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất 
280/315= 88,8%
371/398= 93,2%
Trẻ ăn chưa ngon miệng, chưa hết 
35/315= 11,2%
27/398 = 6,8%
suất 
Trẻ biết rửa tay trước khi ăn, sau khi  334/400= 83,5%
415/432= 96%
đi vệ sinh bằng xà phòng .
Trẻ có nề nếp thói quen trong giờ ăn,  317/400= 79,3%
417/432 = 96,5%
giờ ngủ. 
Trẻ phát triển bình thường 
360/400= 90%
420/432 =97,2%

Trẻ suy dinh dưỡng
40/400= 10%
12/432 =2,8%
Trẻ thấp còi 
45/400= 11,3%
19/432 =4,4%
So sánh kết quả  khảo sát giữa bảng một và bảng hai ta thấy việc huy  
động trẻ ăn bán trú, chất lượng chăm sóc nuôi dạy trẻ ngày càng đạt kết quả 
cao đặc biệt là năm học 2010­2011 nhà trường đã huy động trẻ ăn bán trú cao 
hơn 13.7%. Do đó kết quả chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường được nâng lên  
rõ rệt đó là: số  trẻ  phát triển binh thường 97,2%, số  trẻ  thấp còi giảm còn 
4,4%,  tẻ suy dinh dưỡng giảm xuống còn 2,8%, số trẻ mắc các bệnh  giảm rõ  
rệt, số  trẻ có nề  nếp trong ăn, ngủ, vệ sinh được nâng cao.Do đó đối với trẻ 
mầm non cần phải được chăm sóc nuôi dưỡng  chu đáo, đầy đủ để có cơ thể 
khoẻ mạnh, cân đối hài hoà, thông minh, hoạt bát và để cho trẻ có một sự phát 
triển toàn diện trong đó phát triển thể lực là yếu tố hàng đầu.
2.  Kết luận :
Trong xã hội ta hiện nay đòi hỏi con người phải có sức khoẻ  tốt để 
phục vụ  công việc được giao phó. Một xã hội phát triển đòi hỏi con người  
phải có đủ  đức, trí, thể, mĩ, đặc biết sức khoẻ và trí tuệ  luôn đi đôi với nhau 
và luôn luôn hỗ trợ cho nhau.
Đối với trường mầm non việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ  là một công  
việc khó khăn là vấn đề  thiết thực đến lợi ích trước mắt và mãi mãi về  sau  
của thế hệ trẻ, là đường lối của Đảng, là nguyện vọng thiết tha và chính đáng  
của các bậc làm cha làm mẹ. Như chúng ta đã  biết  Giáo dục mầm non là một  
bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân 
cách trẻ, ở lứa tuổi này trẻ rất hồn nhiên, ngộ nghĩnh, ngay thơ, các cháu như 
một tờ  giấy trắng. Vì vậy mà nhà trường phải nuôi dạy các cháu theo khoa  
học.
Bởi vì:     “Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan”

19


Trẻ  em như  búp măng non đang cần sự  bao bọc, che chở  của cành lá, 
các em rất cần sự quan tâm chăm sóc của gia đình, nhà trường và của toàn xã 
hội. Việc chăm sóc các cháu tốt là giúp các cháu phát triển toàn diện.
Vì vậy việc chỉ  đạo nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng là một 
việc làm thiết thực, đáp  ứng được lòng mong mỏi của Đảng, của ngành và 
của xã hội.
3. Bài học kinh nghiệm
Sau một thời gian nghiên cứu bản thân tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm  
như sau:
Một là: Người quản lý phải ý thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình 
không ngừng nghiên cứu, tìm hiều, học hỏi đồng nghiệp về  kiến thức chăm 
sóc   nuôi   dưỡng   trẻ,   học   hỏi   kinh   nghiệm   chăm   sóc   nuôi   dưỡng   qua   các 
phương tiện truyền hình, tài liệu, tạp chí, sách báo... để  đáp  ứng đầy đủ  nhu  
cầu dinh dưỡng và giáo dục trẻ.
Hai là: Giáo viên phải nắm vững kiến thức, kỹ  năng chăm sóc nuôi 
dưỡng, nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, phải có tấm lòng người mẹ 
thứ hai để chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, không ngừng nâng cao bồi dưỡng nghiệp  
vụ chăm sóc nuôi dưỡng. Đối với giái viên nuôi dưỡng luôn cập nhật hoá các 
phương pháp chế  biến món ăn, vệ  sinh an toàn thực phẩm, chế  biến thực 
phẩm đảm bảo ngon mắt, ngon mũi, ngon miệng, hợp khẩu vị, trẻ  ăn hết 
khẩu phần của mình, giúp trẻ tăng cân đều hàng tháng, luôn thay đổi cách chế 
biến các món ăn  theo mùa phù hợp với địa phương.
Ba là: Làm tốt công tác tuyên truyền đến nhân dân, các bậc phụ  huynh  
học sinh kiến thức nuôi con theo khoa học, làm cho mọi người nhận thức 
được về  vấn đề  chăm sóc nuôi dưỡng trẻ  tại trường mầm non là rất cần  

thiết. Mặt khác tạo niềm tin cho các cấp lãnh đạo địa phương, các bậc phụ 
huynh qua từng việc làm cụ thể trong nhà trường.
Bốn là:  Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục để  phát huy sức mạnh  
tổng hợp của các thành viên trong trường, tham mưu cho các cấp uỷ  Đảng,  
chính quyền, các tổ chức xã hội, các ban ngành đoàn thể để hỗ trợ kinh phí và  
tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục. Đặc 
biệt  là các bậc phụ huynh học sinh thống nhất yêu cầu, nội dung, biện pháp 
và phương pháp chăm sóc nuôi dưỡng hình thành cho trẻ những thói quen văn 
minh trong ăn uống, giao tiếp ở trường cũng như ở gia đình và ngoài xã hội.
Năm là: Ban giám hiệu có kế  hoạch  thường xuyên kiểm tra giám sát 
việc thực  hiện  công tác chăm sóc nuôi dưỡng như  chế  biến các món ăn, tổ 
chức bữa ăn, tổ chức giấc ngủ, hình thành nề nếp thói quen vệ sinh văn minh 
trong ăn uống, học tập, vui chơi đối với trẻ.
20


Sáu là: Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ  cho đội ngũ giáo 
viên về  mọi mặt phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ, hội thảo sáng 
kiến kinh nghiệm, học hỏi kinh nghiệm của các trường điểm, cung cấp tài 
liệu, tạp chí, tập san về giáo dục mầm non cho giáo viên học tập nghiên cứu,  
đặc biệt là khâu nuôi dưỡng cách chọn mua thực phẩm đúng hợp đồng tươi 
ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bảy là: Nhà trường tổ chức làm rau sạch phục vụ cho ăn bán trú, động  
viên giáo viên, phụ  huynh cung cấp lương thực, thực phẩm sạch cho nhà 
trường.
Tám là: Nhà trường phối hợp với hội phụ huynh học sinh thành lập ban  
kiểm tra để  thường xuyên theo dõi giám sát công tác chăm sóc nuôi dưỡng,  
giáo dục trẻ  tai trường, có những phản ánh kịp thời cho ban giám hiệu để  từ 
đó có những uốn nắn kịp thời.
Chín là:  Cân đo khám sức khoẻ  cho trẻ  theo định kỳ  để  báo cáo tình 

hình sức khoẻ  của trẻ  cho nhà trường và gia đình để  có biện pháp chăm sóc 
giáo dục kịp thời.
Với   những kinh nghiệm trên tôi đã thực hiện trong quá trình chỉ  đạo 
chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ  tại trường đạt được một số  kết quả  góp 
phấn nhỏ bé vào sự nghiệp giáo dục trẻ ở trường mầm non.
4. Ý kiến đề xuất:
Trong những năm gần đây ngành học mầm non đã được các cấp quan 
tâm nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn về cơ  sở vật chất, trang thiết bị dạy  
học, đồ dùng phục vụ cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng.
Đề  nghị  với các cấp lãnh đạo quan tâm hỗ  trợ  kinh phí cho các trường  
mầm non tổ chức bán trú một số đồ dùng phục vụ công tác chăm sóc bán trú.
Đề  nghị  với các cấp lãnh đạo chuyển đổi các trường mầm non vùng 
nông thôn vào công lập như các cấp học khác.
Trên   đây   là   một   số   kinh   nghiệm   nhỏ   trong   công   tác   chăm   sóc   nuôi 
dưỡng trẻ trong trường mầm non rất mong được sự  đóng góp ý kiến của hội 
đồng khoa học  các cấp để bản thân tôi rút ra được kinh nghiệm, làm tốt hơn  
nữa trong công tác chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong  
trường mầm non Quảng Tâm nói riêng và các trường mầm non trong huyện 
nói chung đạt kết quả cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn
Quảng Tâm, ngày 20 tháng 4 năm 2011
      Người viết sáng kiến

21


 Hoàng Thị Nhuần

22




×