Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

SKKN: Một số vấn đề quan trọng hiện nay trong cuộc sống và áp dụng những phương pháp dạy học hiệu quả hơn trong môn Địa lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.59 MB, 19 trang )

       Sáng kiến kinh nghiệm                                                          Năm học: 2018 ­ 2019

Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề
Một nhà văn pháp đã từng nói "Nếu không có mục đích, anh không làm  
được gì cả. Anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường". 
 
Thật vậy, chúng ta sống và luôn bắt đầu bằng một ngày mới, ngày mới 
phải có mục đích, có lý tưởng và lí tưởng sống phải chân chính, thanh cao thì  
cuộc sống mới thực sự có ý nghĩa. 
Thế  nhưng  dưới tác động của nền kinh tế  thị  trường, một bộ  phận  
thanh thiếu niên luôn thể  hiện rõ hai đặc tính quan trọng là hướng ngoại và 
năng động.   nên đã xuất hiện nhiều hiện tượng bất thường, phá cách, lệch  
chuẩn. Họ  có lối sống lệch lạc, sống thiếu lý tưởng, thiếu trách nhiệm với 
chính bản thân, gia đình và xã hội. Họ  không có động lực phấn đấu và thiếu 
nguồn năng lượng phấn đấu, thiếu niềm tin bền vững. Vì vậy phải đề cao vai  
trò của giáo dục đối với giới trẻ hiện nay.
Nói đến học sinh là nói đến lực lượng hùng hậu, có sức khỏe, có trình 
độ học vấn, có tiềm năng sáng tạo, có khả năng tiếp thu những tiến bộ của xã 
hội. Nhất là trong giai đoạn cách mạng khoa học kĩ thuật hiện nay, trong bối  
cảnh thế  giới có rất nhiều biến động phức tạp. Nói đến học sinh tức là nói  
đến thế hệ đang nắm trong tay tri thức cùng với những hiểu biết về tiến bộ xã 
hội nói chung và sự phát triển đất nước nói riêng. 
Tuy mang trên mình một sứ mệnh to lớn nhưng trong thời đại ngày nay ­  
Thời đại được gọi là văn minh thì một bộ  phận không nhỏ  học sinh, thanh 
thiếu niên vẫn còn biểu hiện tiêu cực như  trốn học, bỏ  tiết, vô lễ  với giáo 
viên.Tình trạng lười học, không có mục đích học tập đúng đắn. Biểu hiện bỏ 
học nửa chừng, bỏ  giờ  trốn tiết ngày càng gia tăng. Đa phần các em rất lười 
vận động, lười suy nghĩ, ít hào hứng khi tham gia các hoạt động ngoài giờ  lên 
lớp như chăm sóc công trình măng non, bảo vệ môi trường...Không những thế, 
các em còn thờ ơ với những vẫn đề  mà cả  xã hội đang quan tâm, dễ  dàng xả 


rác bừa bãi, vẫn thản nhiên làm bẩn môi trường của chính họ.
Mặc khác, với mục tiêu giáo dục hiện nay là đào tạo thế  hệ  trẻ  phát 
triển toàn diện về  thể  chất lẫn tinh thần thì thầy cô giáo chưa thực sự  đạt  
được yêu cầu trên. Phần lớn giáo viên khi lên lớp chỉ mãi mê dạy chữ, cố gắng  
nhồi nhét kiến thức cho học sinh, Không chú trọng đến việc giáo dục đạo đức 
và nhân cách các em ngày càng giảm sút, thái độ  học tập ngày càng thiếu đi 
tính tích cực. 
Đối với đề tài này sau hai năm học (năm 2016 ­ 2017; 2017 ­ 2018) tôi đã 
tiến hành nghiên cứu một số  vấn đề  quan trọng hiện nay trong cuộc sống và 
áp dụng những phương pháp dạy học hiệu quả hơn trong môn Địa lí, giúp học 
GV Nguyễn Thị Thanh Nga  ­ Trường THCS Lương Thế Vinh

1


       Sáng kiến kinh nghiệm                                                          Năm học: 2018 ­ 2019

sinh nâng cao nhận thức gắn liền với những hành động và việc làm tích cực 
đối với học sinh trong đơn vị.
II. Mục đích nghiên cứu
­ Tìm hiểu một số vấn đề quan trọng hiện nay trong cuộc sống như: vấn  
đề gia tăng dân số, bảo vệ môi trường, vấn đề việc làm và vấn đề tảo hôn...có 
ảnh hưởng trực tiếp đến học sinh. Đồng thời giáo dục học sinh tình yêu quê  
hương đất nước, yêu bản thân, yêu gia đình và có trách nhiệm, có ý chí vươn 
lên trong học tập và rèn luyện.
­ Rèn luyện kĩ năng xử  lý tình huống, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng trải  
nghiệm thông qua tiết học Địa lí.
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận của vấn đề
Một nhà văn, một anh hùng thời vệ quốc Xô Viết vĩ đại đã viết: “Cái quí 

nhất của con người là cuộc sống. Đời người chỉ  sống có một lần, phải sống 
sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng sống hoài sống phí”. Để  nâng  
cao tầm quan trọng của một con người ta thường nhìn vào cách sống, suy nghĩ 
và hành động của họ. Người sống có lý tưởng  sống, có suy nghĩ và hành động 
tích cực sẽ dẫn đường cho họ vượt qua mọi chông gai và can đảm chấp nhận  
mọi nghịch cảnh để hoàn thiện bản thân. 
Ngày 14 tháng 2 năm 2016 Bộ  trưởng Bộ  GD&ĐT ban hành kế  hoạch  
triển khai quyết định số 1501/QĐ­TTG phê duyệt đề án “Tăng cường giáo dục  
lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng 
giai đoạn 2015 – 2020” của Ngành giáo dục. Vì vậy giáo dục không đơn thuần 
là truyền thụ  tri thức, mà còn phải giáo dục đạo đức, lối sống để  nâng cao  
nhận thức và hành động đúng đắn cho học sinh trong thời đại ngày nay.
Ngày 17 tháng 9 năm 2018 Phòng GD và ĐT Krông Ana ban hành kế 
hoạch số 109/BC­PGDĐT trong đó có nội dung đổi mới giáo dục giáo dục phổ 
thông; đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng trong giáo 
dục phổ  thông:  Tăng cường giáo dục tư  tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ  năng 
sống, văn hóa  ứng xử  trong nhà trường; chú trọng giáo dục bản sắc văn hóa  
dân tộc; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng  
chống  bạo  lực   học   đường  hiệu   quả;   Triển   khai  thực  hiện   Quyết   định  số 
522/QĐ­TTg ngày 14/5/2018 của Thủ  tướng Chính phủ  về  Đề  án giáo dục 
hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông.
II. Thực trạng vấn đề
Xin mượn lời của một tác giả khuyết danh “Mục đích chính là dạy cho  
trẻ  biết nhiều, mà cái chính là dạy cho trẻ  biết hành động”.Chính vì vậy 
GV Nguyễn Thị Thanh Nga  ­ Trường THCS Lương Thế Vinh

2


       Sáng kiến kinh nghiệm                                                          Năm học: 2018 ­ 2019


những người làm công tác giáo dục luôn hiểu rõ nhiệm vụ  của bản thân là 
phải giáo dục cho học sinh phát triển toàn diện cả về nhận thức lẫn tinh thần.
Trường THCS Lương Thế  Vinh nằm trên địa bàn thôn Quỳnh Tân 2 
thuộc thị  trấn Buôn Trấp huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk. Trường có điều  
kiện cơ  sở  vật chất, cơ sở  hạ tầng tương đối hoàn thiện. Nhà trường là một  
khối đoàn kết, đội ngũ giáo viên có chuyên môn vững vàng, thường xuyên 
được tập huấn chuyên môn, tích cực đổi mới phương pháp. Đặc biệt trong 
những năm trở lại đây nhà trường đang tiếp cận dạy học theo mô hình trường  
học mới, là mô hình dạy học chú trọng đến việc giáo dục học sinh phát triển  
toàn diện hơn. 

Hình   ảnh hoạt   động của học sinh tại trường THCS Lương Thế  
Vinh
Nhà trường có chất lượng đầu vào khá tốt nên có điều kiện thu hút 
nguồn học sinh khá giỏi từ  các trường tiểu học trên địa bàn huyện nên khả 
năng tiếp thu kiến thức khá tốt, nhiều em nhanh nhạy trong các hoạt động 
phong trào của nhà trường.
Dưới sự quản lý chỉ đạo chặt chẽ của ban lãnh đạo nhà trường, sự phối 
kết hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và sự nổ lực của  
giáo viên và học sinh, chất lượng giáo dục của nhà trường được nâng lên rõ rệt  
qua các năm.

GV Nguyễn Thị Thanh Nga  ­ Trường THCS Lương Thế Vinh

3


       Sáng kiến kinh nghiệm                                                          Năm học: 2018 ­ 2019


Tuy nhiên, trong thời đại phát triển, sự  bùng nổ  về công nghệ  thông tin 
thì nhân cách và lối sống một số  học sinh bị  xuống cấp trầm trọng. Một bộ 
phận học sinh sống hờ  hững với những gì diễn ra xung quanh, thiếu trách  
nhiệm với chính bản thân, gia đình và xã hội. Các em có nhiều thời gian cho  
học tập, giải trí, nhưng không ít bạn dùng thời gian vào những việc vô bổ.  
Phải chăng khi đã được đáp ứng quá đầy đủ về  vật chất lẫn tinh thần thì các  
em dần trở nên ích kỷ hơn, khó bảo hơn, chỉ biết nghĩ cho riêng mình. 
Các em thản nhiên xả rác bừa bãi, vô tư làm bẩn môi trường xung quanh, 
vẫn còn đâu đó hình ảnh vứt rác, giấy loại, bao bì, vỏ  kẹo cao su xung quanh 
trường, hành lang, trong ngăn bàn, gây  ảnh hưởng đến cảnh quan khuôn viên 
trường học và làm ô nhiễm bầu không khí học tập và giảng dạy. Trong khi ở 
một số  quốc gia phát triển trên thế giới có hẳn môn học riêng về  môi trường 
để  nâng cao ý thức tự  bảo vệ  môi trường của chính học sinh của họ, thì  ở 
nước ta chỉ  được lồng ghép trong các môn học và tiết học ngoại khóa. Song  
nhìn chung, vẫn còn mang nặng tính hình thức.
Thế  hệ  học sinh hiện tại là công dân tương lai, v ới nhận thức công tác 
dân số vừa là vấn đề xã hội, vừa rất thiết thực với đời sống của mỗi gia đình 
và chính bản thân các em sau này. Liên quan đến vấn đề dân số, hiện nay nạn  
tảo hôn đang diễn ra khá phổ  biến. Nhiều học sinh lười học, chán học, nghỉ 
học sớm, thậm chí có những học sinh đang đi học cũng phải dừng mọi hi vọng  
và ước mơ để bước vào cuộc sống gia đình trẻ. 
Định hướng nghề  nghiệp không tốt cũng làm  ảnh hưởng lớn đến việc 
tiếp thu kiến thức trong quá trình học tập của các em học sinh. Vấn đề  thất 
nghiệp, thiếu việc làm của đội ngũ sinh viên khi ra trường đã tác động tiêu cực 
đến suy nghĩ của các bậc cha mẹ và học sinh hiện nay. Các em không còn thấy  
hào hứng với việc học văn hóa, thiếu đi  ước mơ  thi vào các trường đại học, 
chuyên nghiệp, Theo số liệu thống kê hàng năm cho thấy một thực trạng đáng 
báo động tại các trường học là tỉ lệ học sinh bỏ học ngày càng tăng, đặc biệt là 
học sinh lớp cuối cấp.
 Xã hội càng phát triển, công nghệ  mới ra đời thì những vấn đề  mới  

ngày càng nảy sinh. Giới trẻ nói chung và học sinh nói riêng chính là đối tượng 
chịu sự tác động mạnh mẽ của biến đổi xã hội. Dưới tác động của Internet các 
em ngày càng lười đọc, khả  năng tư  duy độc lập ngày càng hạn chế, thích 
chạy theo những giá trị ảo và càng ngày càng sống "vô cảm" hơn. Cho nên để 
chuẩn bị hành trang bước vào đời các bạn không chỉ mang theo vốn kiến thức  
mà phải có đạo đức tốt, hay nói cách khác đi là "trước khi thành tài phải thành 
nhân". Tiếp xúc với những nền văn hóa đa dạng nên nhiều học sinh sống trong  
thế giới  ảo, vô cảm trước truyền thống văn hóa dân tộc, tình yêu quê hương, 
yêu gia đình…. Chính vì thế giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho thế hệ 
trẻ luôn là việc làm cần thiết của gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
GV Nguyễn Thị Thanh Nga  ­ Trường THCS Lương Thế Vinh

4


       Sáng kiến kinh nghiệm                                                          Năm học: 2018 ­ 2019

Đứng trước những vấn đề  được đề  cập ở  trên bản tôi nhận thấy rằng:  
các thầy cô giáo hiện nay đã thực hiện đổi mới phương pháp nhưng chưa triệt 
để. Chủ  yếu chú trọng vào truyền đạt kiến thức cho các em theo sách giáo  
khoa và chuẩn kiến thức kĩ năng, chạy đua với thành tích bằng những điểm số,  
giải thưởng, kì thi mà chúng ta chưa chú trọng nhiều đến việc giáo dục nhân  
cách, nhận thức để  nâng cao lý tưởng sống tích cực giúp học sinh phát triển 
toàn diện hơn. 
Đối với học Địa lý, là một bộ  môn trong hệ  thống các môn văn hóa  ở 
trường phổ  thông nhằm cung cấp cho học sinh một số  kiến thức cơ  bản về 
trái đất, môi trường sống của con người, về thiên nhiên, các hoạt động của con  
người trên phạm vi khu vực, quốc gia, thế giới…Vì vậy hệ  thống kiến thức  
rất rộng và đa dạng. Cho nên việc tích hợp, lồng ghép giáo dục đạo đức, lối 
sống cho các em không dễ dàng, không thuận lợi như các môn khoa học xã hội 

khác. Chính vì vậy giáo viên chưa thực sự  đầu tư  vào soạn giảng theo hướng  
rèn luyện, giáo dục kĩ năng và lý tưởng, lối sống tích cực cho các em, chưa đáp 
ứng yêu cầu giáo dục hiện nay. 
Do đó yêu cầu đặt ra đối với giáo viên hiện nay là phải biết tự  tìm tòi,  
nghiên cứu chương trình, tìm hiểu nội dung và đổi mới phương pháp dạy học  
phù hợp để làm thế nào đó giúp học sinh nâng cao nhận thức và biết hành động 
đúng đắn để giải quyết một số vấn đề tiêu cực trong xã hội hiện nay trong các  
tiết dạy trong các môn học nói chung và môn Địa lí nói riêng.
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
1. Giải pháp 1. Định hướng nội dung, hình thức thực hiện để nâng 
cao hiệu quả giáo dục trong chương trình môn Địa lí 
Lần đầu tiên thực hiện việc lồng ghép nội dung để  giáo dục học sinh  
tình yêu quê hương đất nước, ý thức bảo vệ môi trường, thái độ học tập đúng 
đắn và phòng chống, bài trừ một số hũ tục lạc hậu còn tồn tại của địa phương. 
Tôi đề xuất một số định hướng trong môn địa lí khối 6,7,8,9 cụ thể như sau:
Tên bài

Lớ
p

Mục tiêu giáo dục

Hình thức 
thực hiện

­Bài 22:  Việt Nam – 
Đất nước, con người

8


Giáo   dục   học   sinh   tình   yêu  ­ Sử  dụng phim 
tư liệu
quê hương đất nước

­   Bài   33:   Đặc  điểm 
chung   của   tự   nhiên 
Việt Nam

8

­   Bài   1:  Cộng   đồng 
các   dân   tộc   Việt 

9

  Tình   yêu   quê   hương   gắn   bó 
với tình yêu gia đình, làng xóm. 
Xuất  phát từ  tình  yêu  đó   giáo 
dục   học   sinh     luôn   đóng   góp 
một   phần   công   sức   của   mình 
để   xây   dựng   quê   hương   đất 

­   Giới   thiệu 
nhân   vật   nhỏ 
tuổi   điển   hình 
về   tinh   thần 
yêu   nước   để 
giáo   dục   học 

GV Nguyễn Thị Thanh Nga  ­ Trường THCS Lương Thế Vinh


5


       Sáng kiến kinh nghiệm                                                          Năm học: 2018 ­ 2019

nước ngày càng giàu đẹp thông  sinh.
qua việc không ngừng học tập 
và rèn luyện để  trở  thành con 
ngoan   trò   giỏi.   Nêu   cao   tinh 
thần   đoàn   kết,   tạo   nên   sức 
mạnh để  xây dựng và bảo vệ 
tổ quốc. 

Nam

­ Bài 17: Lớp vỏ khí

6

­Bài   17:  Ô   nhiểm 
môi trường  ở  đới ôn 
hòa

7

  ­ Bài 39:  Đặc điểm 
sông ngòi Việt Nam

8


  ­ Bài 38:  Phát triển 
tổng hợp kinh tế  và 
bảo   vệ   tài   nguyên, 
môi   trường   biển   – 
đảo

9

Giáo   dục   học   sinh   bảo   vệ  ­ Xây dựng tình 
huống   và   giải 
môi trường
quyết   tình 
Giúp học sinh tìm hiểu nguyên 
huống   trong 
nhân và giáo dục ý thức bảo vệ 
quá   trình     dạy 
môi   trường.   Những   tình   cảm, 
học   để   giáo 
mối quan tâm của các em trong 
dục  học  sinh  ý 
việc   bảo   vệ   môi   trường   sẽ 
thức   bảo   vệ 
giúp các em có những kĩ năng 
môi trường
giải   quyết   cũng   như   cách 
thuyết phục các thành viên khác 
cùng tham gia.

 

­ Bài 10: Dân số  và 
sức   ép   của   dân   số 
tới   tài   nguyên   môi 
trường ở đới nóng

7

­   Bài   2:  Dân   số   và 
gia tăng dân số

9

 ­ Bài 7: Vùng Trung 
du và miền núi Bắc 
bộ

9

  ­ Bài 28:  Vùng Tây 
Nguyên

9

­ Bài 4: Lao động và 
việc   làm.   Chất 
lượng cuộc sống

9

Giáo dục học sinh về vấn đề  ­ Thống kê 

dân số và tình trạng tảo hôn ­ Tuyên truyền 
thông qua các 
Giúp   học   sinh   biết   được   tình 
tiết học trên 
hình dân số  nước ta hiện nay. 
lớ p
Tác   động   của   dân   số   đối   với 
một số vấn đề xã hội hiện nay, 
trong đó đáng báo động là nạn 
tảo hôn
Nhằm   hạn   chế   tác   hại   của 
một số   phong tục,  hũ tục  lạc 
hậu của một số  dân tộc thiểu 
số   ở  vùng núi, tây nguyên nói 
chung và địa phương nói riêng.
Phân   luồng   và   định   hướng  ­ Xây dựng tình 
nghề nghiệp đối với học sinh  huống
cuối cấp
­   Giải   quyết 
Hiểu   rõ   hơn   về   vấn   đề   việc  tình huống

GV Nguyễn Thị Thanh Nga  ­ Trường THCS Lương Thế Vinh

6


       Sáng kiến kinh nghiệm                                                          Năm học: 2018 ­ 2019

làm hiện nay đối với giới trẻ, 
xây   dựng   mục   tiêu   cho   bản 

thân khi đang ngồi trên ghế nhà 
trường.     Sống   tích   cực,   học 
hành nghiêm túc để  tạo ra việc 
làm  ổn định cho bản thân, góp 
phần vào sự phồn vinh của đất 
nước.

­   Tuyên   truyền 
giáo dục
­   Trải   nghiệm 
thực tế

2. Giải pháp 2. Tổ chức một sô tiết dạy có nội dung lồng ghép giáo 
dục đạo đức, nâng cao nhận thức học sinh.
2.1. Yêu cầu chung
   Để  thực hiện giảng dạy bộ  môn theo yêu cầu trên, đồng thời nâng cao 
chất lượng dạy học bộ môn, rèn luyện kĩ năng giao tiếp trong hoạt động dạy 
và học cần chú ý những nội dung sau:
+ Xác định vấn đề cần giải quyết
+ Chọn nội dung phù hợp
+ Xác định mục tiêu cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ
+ Thiết kế bài dạy
+ Thực hiện tiến trình dạy học, phân bố  thời gian hợp lý, thực hiện vào 
đầu hoặc cuối tiết học. Lưu ý phải đảm bảo thời gian, hoàn cảnh thực hiện,  
hạn chế lan man, dài dòng, lạm dụng quá nhiều thời gian làm ảnh hưởng đến 
tiết học.
­ Đối với yêu cầu này giáo viên phải xây dựng được tình huống tốt. Tình 
huống xuất phát từ thực tế và được chỉnh sửa để mang tính điển hình, phục vụ 
tốt cho mục tiêu dạy học. 
­ Thực hiện đầy đủ quy trình tiết dạy có lồng ghép nội dung giáo dục như: 

       + Bước 1: Tìm chủ đề, xác định mục tiêu của chủ đề
       + Bước 2: Lựa chọn tình huống phù hợp với nội dung của từng chủ đề, 
từng bài.
       + Bước 3: Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng học sinh
       + Bước 4: Thực hiện dạy học có nội dung xử lý tình huống theo chủ đề đã  
xây dựng.
  2.2. Ví dụ minh họa

GV Nguyễn Thị Thanh Nga  ­ Trường THCS Lương Thế Vinh

7


       Sáng kiến kinh nghiệm                                                          Năm học: 2018 ­ 2019

Ví dụ  1: Dạy học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường thông qua 
giải quyết tình huống (Phạm vi áp dụng trong các bài được minh họa ở mục 
1. Giải pháp 1)

Mục tiêu: Thông qua tình huống học sinh trình bày được nguyên nhân 
dẫn đến sự  suy giảm, cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường là do con  
người khai thác quá mức và gia tăng chất thải vào môi trường. Phương pháp  
dạy học nhẹ  nhàng, linh hoạt, dễ  dàng tạo hứng thú trong học tập bộ  môn.  
Qua đó giáo dục học sinh ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường giáo viên có  
thể chọn tình huống sau:
Trong thời gian qua em được cử đại diện tham gia hội thảo quốc gia về  
vấn đề  suy giảm, cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Các nhà khoa  
học đã phân tích nguyên nhân của hiện trạng này như sau:
"Tiến sĩ Trần Văn Chiến ­ Phó Tổng cục  
trưởng Tổng cục Dân số  cho rằng: Việt  

Nam   là   nước   đất   chật,   người   đông   với  
tổng   số   dân   và   mật   độ   ở   mức   cao   báo  
động so với tài nguyên đang có. Việc sử  
dụng   môi   trường   chưa   hợp   lý   như   hiện  
nay, tài nguyên đất, nước, không khí... của  
Việt Nam đang có nguy cơ  bị tàn phá, cạn  
kiệt. "Dân số  gắn với môi trường, trong  
đó có kinh tế, xã hội và thiên nhiên. Sinh  
càng nhiều, càng nhanh thì tài nguyên càng  
bị thu hẹp và con người càng phải đối mặt  
với nhiều thách thức. Việt Nam không nằm  
ngài quy luật đó". 
GV Nguyễn Thị Thanh Nga  ­ Trường THCS Lương Thế Vinh

8


       Sáng kiến kinh nghiệm                                                          Năm học: 2018 ­ 2019

"Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sinh ­ Chủ tịch Hội  
Bảo   vệ   thiên   nhiên   và   môi   trường   Việt  
Nam  lại  phân tích mức tăng dân số  bao  
nhiêu và mật độ  cao thế  nào không  ảnh  
hưởng tới môi trường bằng chính cách con  
người   đối   xử   với   môi   trường   sống   của  
mình.   Năm   1945,   Việt   Nam   có   20   triệu  
dân. Hiện tại, con số  này đã gấp hơn 4  
lần. Cùng với đó, chất lượng cuộc sống  
của   người   dân   được   nâng   lên,   tuổi   thọ  
người Việt cũng tăng lên gấp 2­3 lần. Như  

vậy, nếu tổ  chức tốt, biết sử dụng hợp lý  
những   gì   mình   có   thì   một   khu   vực   nhỏ  
nhiều   người   sống   vẫn   có   thể   có   môi  
trường trong lành, phát triển tốt". 
Với tư  cách là người đại diện đến lượt mình phát biểu, em sẽ  nói gì?  
Em sẽ gửi thông điệp gì đến các bạn học sinh về vấn đề bảo vệ tài nguyên và  
môi trường hiện nay?
­ Thông qua tình huống trên học sinh nắm được một số nguyên nhân làm 
ô nhiễm môi trường.
­ Nêu quan điểm của bản thân và thông điệp gửi đến các bạn học sinh 
về ý thức bảo vệ môi trường, làm tốt công tác tuyên truyền trong gia đình đến 
bên ngoài xã hội về việc thực hiện tốt vấn đề bảo vệ môi trường như:
+ Tiết kiệm điện, nước mọi lúc, mọi nơi. Khuyến khích mọi người sử 
dụng những bóng đèn tiết kiệm năng lượng, tắt điện vào giờ trái đất, tắt điện.
+ Hạn chế  sử  dụng túi nilon, xử  lí rác thải phù hợp, gom lại bán phế 
liệu để tái sử dụng, tiết kiệm được nguồn tài nguyên.
 +  Ở  những nơi công cộng, không nên tiện tay vứt rác bừa bãi ra ngoài 
đường, phải tìm nơi có thùng rác để  vứt, khi đi chơi, picnic, nên thu dọn rác  
sạch sẽ, gọn gàng và vứt đúng nơi quy định. Tránh vứt rác xuống dòng sông, 
lòng đường, hè phố.
+ Không bẻ  cành, ngắt phá cây xanh, trồng và chăm sóc cây xanh  ở  nhà 
cũng như  cơ  quan, lên án, phê phán những trường hợp không biết giữ  gìn và 
bảo vệ cây xanh nơi công cộng.
+ Tuyên truyền mọi người hạn chế đi xe máy, tăng cường đi xe đạp

GV Nguyễn Thị Thanh Nga  ­ Trường THCS Lương Thế Vinh

9



       Sáng kiến kinh nghiệm                                                          Năm học: 2018 ­ 2019

+ Hãy cùng nhau kêu gọi mọi người chung tay giữ  gìn vệ  sinh chung, 
cùng nhau bảo vệ môi trường, bảo vệ  sự  sống của chúng ta. Cụ  thể, vào các 
thành lập Đoàn thanh niên (26/3), môi trường thế giới (5/6), toàn thanh niên tổ 
chức và phát động phong trào dọn vệ sinh lòng đường, hè phố, trồng và chăm  
sóc cây xanh, tuyên truyền cho mọi người dân cùng tham gia thực hiện.

Hình ảnh học sinh chăm sóc  
công trình măng non
Ví dụ 2: Giáo dục học sinh về vấn đề dân số  và tình trạng tảo hôn 
thông qua phương pháp thống kê, tuyên truyền (Phạm vi áp dụng trong các 
bài được minh họa ở mục 1. Giải pháp 1)
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh tiến hành tìm số liệu thống kê về 
tình trạng tảo hôn  ở  các tỉnh miền núi phía bắc, tây nguyên và huyện Krông 
Ana
­ Theo thống kê năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017 toàn tỉnh Đăk Lăk có 
915 cặp vợ chồng tảo hôn. Tập trung chủ yếu  ở các huyện Krông Bông, Lắk;  
Ea Kar; Krông Ana...
­ Huyện Krông Ana hiện nay có khoảng 17 trường hợp tảo hôn; Riêng 
trường THCS Lương Thế Vinh có đến 2 trường hợp tảo hôn trong năm 2017 ­  
2018.
­ Thực trạng một số tỉnh có tỷ  lệ  kết hôn dưới 20 tuổi và dưới 18 tuổi  
cao nhất cả nước năm 2009 được minh họa ở bảng sau:

GV Nguyễn Thị Thanh Nga  ­ Trường THCS Lương Thế Vinh

10



       Sáng kiến kinh nghiệm                                                          Năm học: 2018 ­ 2019
TT

 Tỉnh/thành phố
Cả nước

Nam 15­19

      Nữ 15­19

    Nữ 15­17

2,19

8,51

3,12

1

Hà Giang

17,25

25,52

14,31

2


Cao Bằng

10,70

16,73

8,64

3

Bắc Cạn

5,49

13,08

5,86

4

Lào Cai

11,37

23,16

11,83

5


Điện Biên

14,40

27,60

17,53

6

Lai Châu

18,65

33,83

21,20

7

Sơn La

14,03

29,08

17,14

8


Yên Bái

5,16

16,11

6,15

9

Kon Tum

4,69

15,75

7,85

10

Gia Lai

5,46

17,26

7,83

Để  tuyên truyền giáo dục học sinh xóa bỏ  hũ tục lạc hậu của các dân 
tộc miền núi, tây nguyên. Hoặc tình trạng yêu đương và kết hôn quá sớm, giáo 

viên hướng dẫn cho học sinh thảo luận và trả lời một số câu hỏi sau:
   ­ Qua bảng số liệu em có nhận xét gì về  thực trạng nạn tảo hôn của các  
dân tộc miền núi nói chung và địa phương em nói riêng? 
­ Nếu được chấp nhận cho kết hôn ở tuổi 16 thì liệu rằng các em đã đủ  
chín chắn, đủ  hiểu biết để  đảm đương cho vai trò người vợ, người chồng,  
người bố, người mẹ, người con dâu rể trong gia đình chưa? 
­ Em có những đề xuất gì với các bạn trẻ hiện nay?
Ví dụ  3: Phân luồng, định hướng nghề  nghiệp và giáo dục thái độ 
học tập đối với học sinh cuối cấp.   (Phạm vi áp dụng trong các bài được 
minh họa ở mục 1. Giải pháp 1)
Mục tiêu: Suy nghĩ  về vấn đề  lao động và việc làm, đây là vấn đề  báo 
động đối với xã hội hiện nay. Giúp cho học sinh có cách nhìn nhận đúng về 
vấn đề  việc làm trong tương lai. Từ  đó có thái độ  học tập đúng đắn. Đề  ra  
một số biện pháp khắc phục, kêu gọi mọi người và chính bản thân biết nâng 
cao kĩ năng tay nghề, năng động, sáng tạo trong lao động, học tập, trau dồi 
kinh nghiệm bản thân ngay khi còn học THPT. 
Đối với nội dung này giáo viên xây dựng tình huống có vấn đề như sau:

GV Nguyễn Thị Thanh Nga  ­ Trường THCS Lương Thế Vinh

11


       Sáng kiến kinh nghiệm                                                          Năm học: 2018 ­ 2019

Trong một lần đi học về  qua một phiên chợ  nhỏ   ở  địa phương em bất  
chợt để ý đến một bé gái còm nhom, quần áo rách tươm, cáu bẩn như lâu rồi  
chưa tắm. Em đang nằm thiu đi trong một bên tay mẹ trạc khoảng 45 – 46 tuổi,  
đầu tóc bù xù ngồi bệt trên tấm vải với gương mặt nhợt nhạt. Tay kia mẹ bé  
đưa chiếc bát nứt hướng về  phía dòng người xuôi ngược với mong mỏi một  

chút tiền của người qua đường. Lòng em le lói lên cái gì đó đến nghẹn ngào  
không nói nên lời vì em không thể làm gì giúp cô. Em tự hỏi rằng tại sao cô ấy  
lại không kiếm được một công việc ổn định mà lo cho bé gái? Vì sao? Còn bao  
nhiêu mảnh đời bất hạnh cần lắm một việc làm lo cho bản thân, gia đình trong  
khi đất nước chúng ta còn chưa thực sự phát triển? bản thân em rất khúc mắc  
và trăn trở quyết định tìm hiểu để nắm bắt về vấn đề lao động và việc làm ở  
nước ta. Em rút ra bài học gì cho mình qua tình huống trên?
      

Ảnh minh họa thực trạng thiếu việc làm hiện nay (Nguồn: internet)
    ­ Qua tình huống trên giúp học sinh xác định được lao động việc làm là 
một vấn đề hết sức cần thiết giúp nâng cao kiến thức trong lao động học tập  
để  tương lai có được một công việc tốt, mức thu nhập cao có thể  trang trải  
cho cuộc sống bản thân và gia đình. Vì vậy giáo dục học sinh ngay từ bây giờ 
phải luôn trau dồi kiến thức, học tập chăm chỉ, thu lượm được những kinh 
nghiệm nhỏ nhặt, tự  tạo được cơ  hội cho bản thân phát triển, rèn luyện toàn 
diện để chuẩn bị hành trang vào đời, xác định được lí tưởng lao động làm việc  
đúng đắn, vạch ra được các kế hoạch rõ ràng cho tương lai, hành động tích cực 

GV Nguyễn Thị Thanh Nga  ­ Trường THCS Lương Thế Vinh

12


       Sáng kiến kinh nghiệm                                                          Năm học: 2018 ­ 2019

hướng đến công việc lao động mơ  ước. Tránh việc học vẹt, học đối phó với 
bố mẹ, thầy cô,... 
­ Phối hợp với nhà trường tổ chức cho học sinh đi tham quan thực tế tại  
các cơ  sở  tại địa phương như: trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, cơ  sở  làm  

nấm, trồng rau sạch; làm đồ mĩ nghệ, cơ sở sản xuất gạch...

Học sinh đang tham quan và thực hành chăm sóc vườn rau sạch tại
 địa phương (diệt sâu ăn lá bằng nước cây giã quỳ)
Ví dụ  4: Giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước cho học 
sinh bằng phương pháp nêu gương, sử  dụng công nghệ  thông tin trong  
dạy học (Phạm vi áp dụng trong các bài được minh họa ở mục 1. Giải pháp 1)
­ Giáo viên sưu tầm, lựa chọn video clip có nội dung phù hợp như: về 
khẳng định chủ quyền biển đảo, danh lam thắng cảnh đẹp của nước ta, những  
công trình kiến trúc... Giới thiệu cho học sinh vẻ đẹp của địa phương, các lễ 
hội đặc sắc mang đậm nét văn văn hóa dân tộc thông qua bài dự thi "Dư địa chí  
Việt Nam" đã được tổ chức từ các năm học trước.
­ Sưu tầm tư liệu giới thiệu những tấm gương thanh thiếu niên tiêu biểu 
trong công cuộc đấu tranh bảo vệ  tổ  quốc như: Kim Đồng; Võ Thị  Sáu; Lê  
Văn Tám để liên hệ giáo dục học sinh tinh thần nêu gương.
­ Tuyên truyền giáo dục học sinh: Biết tự hào về đất nước và con người  
Việt Nam. Niềm tự hào, tự tôn dân tộc sẽ phát triển thành tình yêu quê hương  
đất nước. Từ đó các em sẽ xác định được nhiệm vụ của bản thân để giúp quê 
hương đất nước ngày càng giàu đẹp. Biểu hiện bằng những việc làm cụ  thể 
GV Nguyễn Thị Thanh Nga  ­ Trường THCS Lương Thế Vinh

13


       Sáng kiến kinh nghiệm                                                          Năm học: 2018 ­ 2019

như: phải lên kế  hoạch học tập và rèn luyện để  có đủ  tài và sức làm những  
công việc có ích cho gia đình và xã hội. Mặt khác, các em phải tích cực tham  
gia các hoạt động xã hội chính trị, hòa nhập với cộng đồng, giúp bản thân phát 
huy những điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, vận dụng tốt những điều đã học  

vào thực tế.
IV. Tính mới của giải pháp
Trước khi thực hiện các giải pháp, như đã đề cập ở phần thực trạng của  
vấn đề, giáo viên bộ môn nói chung và giáo viên Địa lí nói riêng khi lên lớp chủ 
yếu chú trọng vào truyền đạt kiến thức cho các em theo sách giáo khoa và  
chuẩn kiến thức kĩ năng, chạy đua với thành tích bằng những điểm số, giải 
thưởng, kì thi mà chúng ta chưa chú trọng nhiều đến việc giáo dục nhân cách, 
giáo dục toàn diện cho học sinh. 
Mặc dù đã có sự  đổi mới nhất định nhưng việc vận dụng các phương 
pháp dạy học vẫn còn thụ động, máy móc, rập khuôn,  chưa phát huy khả năng  
sáng tạo và tạo hứng thú cho người học.
Sau khi áp dụng các giải pháp nêu trên tôi nhận thấy rằng: 
­ Giáo viên: 
+ Đã chủ động, linh hoạt hơn trong việc vận dụng các phương pháp dạy 
học. Đặc biệt là có khả  năng sáng tạo trong tổ  chức tiết dạy như: Tạo tình  
huống   và   giải   quyết   tình   huống,   dạy   học   gắn   liền   với   tham   quan,   thực 
địa...Nhưng không làm  ảnh hưởng đến chương trình và thời lượng của mỗi 
tiết học.
+ Giáo viên đồng thời thực hiện nhiệm vụ truyền đạt kiến thức bộ môn, 
vừa giáo dục học sinh về nhận thức và ý thức trước một số vấn đề  mà trước  
đây chưa được chú trọng, hoặc có đề cập đến nhưng chưa sâu.
­ Học sinh: 
+ Có nhận thức tốt hơn trong học tập bộ môn, không còn coi nhẹ  hoặc 
thờ   ơ  khi đến tiết học Địa lí. Đồng thời có những chuyển biến tích cực hơn 
trong nhận thức và ý thức hơn trong việc tham gia các phong trào thi đua do nhà 
trường và Liên đội pháp động.
+ Từ cách học tập thụ động, nhút nhát, ngại phát biểu thì giờ đây các em  
cảm thấy tự tin hơn, hứng thú hơn, có những trải nghiệm thú vị hơn khi được 
trực tiếp tham gia các mô hình sản xuất nông nghiệp tại địa phương.
V. Hiệu quả SKKN

Sau quá trình vận dụng các biện pháp, giải pháp như  trên, Để  đánh giá 
mức độ nhận thức của học sinh tôi tiến hành khảo sát một số nội dung sau:
­ Phiếu học tập 1: Áp dụng cho lớp 9A1
GV Nguyễn Thị Thanh Nga  ­ Trường THCS Lương Thế Vinh

14


       Sáng kiến kinh nghiệm                                                          Năm học: 2018 ­ 2019

 Sau khi học xong chương trình Địa Lý dân cư em có đồng tình với việc  
đưa nội dung giáo dục giới tính, bài trù tệ  nạn tảo hôn, yêu sớm vào chương  
trình hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh không?
Kết quả:
Tổng số học sinh 
Kết quả
tham gia khảo sát
Đồng ý
Tỉ lệ (%)
Không đồng ý
Tỉ lệ(%)
40
32
80
8
20
­ Phiếu học tập số 2: Áp dụng cho lớp 7A1
Viết một báo cáo ngắn gọn đề  xuất giải pháp của em về  bảo vệ  môi  
trường tại địa phương, gia đình, nhà trường và nơi công cộng
Kết quả:

Tổng số học 
Kết quả
sinh tham gia 
Đạt yêu cầu
Tỉ lệ (%)
Không đạt yêu  Tỉ lệ(%)
khảo sát
cầu
33

27

81.8

6

18.2

­ Phiếu học tập số 3: Áp dụng cho lớp 8A3
Vẽ một sơ đồ tư duy tóm tắt mô hình phát triển kinh tế của huyện Krông  
Ana mà em biết.
Tổng số học 
Kết quả
sinh tham gia 
Đạt yêu cầu
Tỉ lệ (%)
Không đạt yêu  Tỉ lệ(%)
khảo sát
cầu
32


25

78.1

7

21.9

Như  vậy, đối với học sinh: Nhận thức tốt hơn đối với một số  vấn đề 
mà toàn xã hội quan tâm. Có thái độ  đúng đắn trong các mối quan hệ  xã hội.  
Biết tạo cho mình một động lực, mục tiêu và lí tưởng sống. 
Biết  lên án, phê phán những biểu hiện, hành  động thiếu lành mạnh, 
thiếu ý chí.
Kết quả các em tham gia tích cực, bài viết tốt, các em cảm thấy thích thú 
khi đến tiết Địa lý. 
Các em củng cố  lại mục đích sống của bản thân, luôn kiểm soát bản  
thân trong học tập và rèn luyện, giúp các em định hình cho mình một tương lai 
tốt đẹp hơn khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Đối với giáo viên: Phương pháp dạy học ngày càng tốt kết, trình độ 
chuyên môn vững vàng, kết quả học tập bộ môn ngày càng cao hơn. Thực hiện  
tốt hơn nhiệm vụ giáo dục hiện nay. Góp phần cùng với giáo viên chủ nhiệm,  
giáo viên bộ  môn và các tổ  chức trong và ngoài nhà trường giáo dục học sinh  
trở thành con người mới, phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.
GV Nguyễn Thị Thanh Nga  ­ Trường THCS Lương Thế Vinh

15


       Sáng kiến kinh nghiệm                                                          Năm học: 2018 ­ 2019


Phần thứ ba:  KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Sự  thành công của đề  tài là nhờ  sự  đóng góp to lớn của sức mạnh tổng  
hợp giữa ban giám hiệu nhà trường, tổ  chuyên môn, các tổ  chức đoàn thể   và 
các đồng nghiệp và tất cả các em học sinh cùng với sự nhiệt tình nỗ lực và cố 
gắng của bản thân. Tôi tin tưởng rằng sự  giúp đỡ  và liên kết chặt chẽ  và có  
hiệu quả  sẽ  đem lại thành công rực rỡ  trong hoạt động giáo dục của trường  
THCS Lương Thế  Vinh nói riêng và nền giáo dục huyện nhà nói chung. Để 
góp phần vào sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ là những chủ nhân tương lai của 
đất nước ở thế kỷ 21. 
Trong quá trình thực hiện đề  tài và trình bày đề  tài cũng như những kết  
quả đã thu được chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót và chưa đáp ứng được một 
số tiêu chuẩn đề  ra. Tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp phê bình  
của các đồng nghiệp để kiến thức, phương pháp và kinh nghiệm trong công tác 
giáo dục học sinh một cách toàn diện mà đề  tài đã nêu được bổ  sung và hoàn 
thiện hơn trong những năm học tiếp theo. Xin chân thành cảm ơn!
                                               Buôn Trấp, ngày 25 tháng 4 năm 2019
                                                                    Người viết

                                                           Nguyễn Thị Thanh Nga

GV Nguyễn Thị Thanh Nga  ­ Trường THCS Lương Thế Vinh

16


       Sáng kiến kinh nghiệm                                                          Năm học: 2018 ­ 2019

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu sách giáo khoa Địa lý lớp 6,7,8,9 ­ NXB GD năm 2016


MỤC LỤC
TT

Nội dung

Trang

1

Phần thứ nhất: PHẦN MỞ ĐẦU

1

2

I. Đặt vấn đề

1

3

II. Mục đích nghiên cứu

2

4

Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ


2

5

I. Cơ sở lý luận của vấn đề

2

6

II. Thực trạng vấn đề:

3

7

III.   Các   giải   pháp   đã   tiến   hành   để   giải 

5 ­13

quyết vấn đề
8

IV. Tính mới của giải pháp:

9

V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:

10


Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

13
14­15
15

GV Nguyễn Thị Thanh Nga  ­ Trường THCS Lương Thế Vinh

17


       Sáng kiến kinh nghiệm                                                          Năm học: 2018 ­ 2019

GV Nguyễn Thị Thanh Nga  ­ Trường THCS Lương Thế Vinh

18


       Sáng kiến kinh nghiệm                                                          Năm học: 2018 ­ 2019

GV Nguyễn Thị Thanh Nga  ­ Trường THCS Lương Thế Vinh

19



×