Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao công tác chỉ đạo và quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (882.33 KB, 20 trang )

CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO VÀ QUẢN LÝ 
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lời mở đầu:
Con người đang sinh sống trong biển cả  thông tin. Có thể  khẳng định 
rằng công nghệ  thông tin đang giữ  một vai trò quan trọng trong sự  phát triển  
của loài người nói chung và sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của một đất  
nước nói riêng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xã hội lan truyền với 
tốc độ  chóng mặt cả  về  chiều rộng lẫn chiều sâu, với hơn ¼ dân số  Việt  
Nam sử dụng Internet, gần ½ số hộ gia đình có điện thoại cố định.
Tại cuộc họp “Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ  thị  58­CT/TW của Bộ 
Chính trị  về  triển khai Đề  án đưa Việt Nam sớm trở  thành nước mạnh về 
công nghệ thông tin và truyền thông” vào tháng 12 năm 2010, Phó Thủ  tướng 
Nguyễn Thiện Nhân khẳng định “ Công nghệ  thông tin không chỉ  là ngành 
công nghiệp dịch vụ phát triển với tốc độ cao, đóng góp lớn vào nguồn thu cho 
đất nước mà còn là động lực phát triển hạ  tầng quan trọng cho sự phát triển 
kinh tế, xã hội. Ngày nay không một ngành nào, lĩnh vực nào phát triển mà 
không dựa vào sự hỗ trợ của công nghệ thông tin – TT”
Đối với ngành Giáo dục, việc vận dụng công nghệ  thông tin vào quản 
lý và giảng dạy đã đem lại hiệu quả  thiết thực. Thông tin được cập nhật  
nhanh chóng và chính xác, việc quản lý nhân sự, việc gửi nhận công văn,  
thông tin báo cáo hai chiều với cơ quan quản lý cấp trên nhẹ nhàng, khoa học 
hơn.
Thực hiện Chỉ thị số 55/2008/CT­BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GDĐT về 
tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ  thông tin trong ngành 

1


giáo dục giai đoạn 2008­2012. Hoà nhập với xu thế chung của thời đại, nhằm 
thúc đẩy tiến trình đổi mới nhà trường theo hướng hội nhập, thực hiện tốt  


mục tiêu, nhiệm vụ  của năm học. Cán bộ, giáo viên, nhân viên trường Tiểu 
học Lê Tất Đắc đã áp dụng những ứng dụng của công nghệ thông tin vào quá 
trình quản lý, giảng dạy nhằm đổi mới quá trình quản lý và phương pháp dạy 
học. Góp phần vào việc hoàn thiện, nâng cao hiệu quả  chất lượng quản lý, 
giảng dạy của đơn vị.
II. Thực trạng của việc ứng dụng CNTT trong trường Tiểu học:
1/ Cơ sở lý luận:
Căn cứ vào Nghị định 64 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ  thông 
tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, các văn bản chỉ đạo của Bộ và 
các Sở  GDĐT nhằm xác định nhiệm vụ, trách nhiệm về  công nghệ  thông tin 
đối với các đơn vị, trường học và đối với mỗi cán bộ quản lý, giáo viên, nhân 
viên, mỗi bộ phận tổ chức, cá nhân trong đơn vị phải cụ thể hoá nội dung các 
văn bản trên vào các hoạt động quản lý và chuyên môn của mình.
Thực hiện tinh thần Chỉ thị số 55/2008/CT­BGDĐT ngày 30/9/2008 của 
Bộ  trưởng Bộ  GDĐT về  tăng cường giảng dạy, đào tạo và  ứng dụng công 
nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008­2012.
Thực hiện nhiệm vụ  năm học 2010 ­ 2011 với chủ  đề  mà ngành giáo dục &  
đào tạo đã xác định: “Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng  
giáo dục”. Trên cơ sở cụ thể hoá nhiệm vụ năm học, phòng Giáo dục đào tạo 
Hoằng Hoá đã phát động và triển khai sâu rộng trong toàn ngành: “Mỗi một 
cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện một nội dung đổi mới trong năm học”.
2/ Thực trạng của việc  ứng dụng công nghệ  thông tin trong trường Tiểu  
học hiện nay:

2


Kể từ thời điểm Bộ giáo dục đào tạo phát động: “Đẩy mạnh ứng dụng 
công nghệ thông tin trong hệ thống trường học” đến nay đã 3 năm từ năm học 
2008­2009. Song việc thực hiện trong hệ thống các trường Tiểu học trên địa 

bàn huyện Hoằng Hoá có lúc tưởng chừng như  ỳ  ạch, chậm chạm, chưa tập  
trung đầu tư  nhiều cho vấn đề  này …... Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân  
khách quan đem lại đó là cơ  sở  vật chất của các trường còn hạn chế, số 
lượng máy tính, thiết bị tin học chưa đáp ứng được nhu cầu của cán bộ, giáo  
viên. Nhưng xuất phát từ  thực tế  đối với công tác quản lý giáo dục tại nhà 
trường, việc vận dụng công nghệ  thông tin đã tạo ra một phương thức nhẹ 
nhàng trong việc thiết lập hồ sơ và báo cáo, thông tin liên lạc với gia đình học  
sinh. Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học nếu các thầy cô có sự cân  
nhắc và lựa chọn nội dung kiến thức cần truyền thụ cho học sinh hợp lý thì 
giáo án điện tử  là một trong những hình thức đổi mới hiệu quả  nhất. Trước 
thực trạng đó tôi đã chọn nội dung đổi mới cho bản thân và áp dụng ở đơn vị 
mình quản lý đó là nội dung “Công tác chỉ  đạo và quản lý  ứng dụng công 
nghệ thông tin trong trường Tiểu học Lê Tất Đắc”.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I/ Các giải pháp thực hiện:
1.Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và kỹ  năng công nghệ  thông tin cho  
cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên:
Ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu nhà trường đã tìm hiểu luật công  
nghệ thông tin để tuyên truyền, phổ biến luật công nghệ  thông tin, Nghị  địng 
64 của Chính phủ về   ứng dụng công nghệ  thông tin trong hoạt động của các 
cơ quan Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của Bộ và Sở GD­ĐT nhằm xác định  
nhiệm vụ, trách nhiệm về công nghệ thông tin đối với các đơn vị trường học, 
và đối với mỗi cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. đến toàn thể hội đồng nhà 
trường trong buổi học nhiệm vụ  năm học. Để  từ  đó mỗi tổ, khối, cá nhân 

3


trong trường phải tự  cụ  thể  hoá các nội dung đó để  áp dụng vào hoạt động  
quản lý và chuyên môn của mình.

Ban giám hiệu nhà trường đã mời trung tâm   IAI về  giảng dạy kiến  
thức tin học cho toàn thể hội đồng chủ yếu tập trung nhiều vào các nội dung  
(soạn thảo văn bản bằng Microsoft Office, Microsoft Power Point, Microsoft  
Excel). Qua các lớp tập huấn này, trình độ  tin học phương pháp quản lý và  
giảng dạy của đội ngũ cán bộ  giáo viên đã từng bước được nâng lên rõ rệt. 
Tất cả đều nhận thấy việc áp dụng những thành tựu công nghệ thông tin vào  
quá trình thực hiện nhiệm vụ  giáo dục là một việc làm vô cùng cần thiết và 
hợp lý.
2. Vận dụng công nghệ  thông tin vào quá trình chỉ  đạo và quản lý nhà  
trường:
Sau khi tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đã được học tập 
chương trình cơ bản về tin học, Ban giám hiệu nhà trường quán triệt tinh thần 
làm việc tới đội ngũ của mình: Mọi bộ phận cần ứng dụng những kỹ năng đã  
được tập huấn về  công nghệ  thông tin để  thực hiện hiệu quả  công tác của 
mình, bắt đầu từ cán bộ quản lý. Ngay trong các buổi họp hội đồng Ban giám 
hiệu sử  dụng hình thức trình chiếu để  triển khai những nội dung trọng tâm 
của tháng.  Các tổ  trưởng chuyên môn gửi kế  hoạch hoạt động của tổ  cho 
Ban giám hiệu duyệt đều phải thông qua địa chỉ  email sau đó ban giám hiệu 
điều chỉnh bổ sung duyệt kế hoạch và gửi trả lại các tổ để tổ chức thực hiện.
Ban giám hiệu tổ chức cuộc thi “Giáo án tốt­Giờ  học hay” tới toàn thể 
giáo viên trong nhà trường (với yêu cầu có sử  dụng phương tiện hỗ  trợ  dạy  
học trong đó có CNTT) nhân dịp chào mừng ngày nhà giáo Việt nam 20/11. 
Đồng thời khuyến khích động viên cả về tinh thần lẫn vật chất giúp cho giáo  
viên tự xây dựng bài giảng điện tử và các phần mềm giảng dạy. Qua cuộc thi  
tay nghề  của các thầy cô về việc soạn giáo án điện tử  được nâng lên rõ rệt.  

4


Kết quả BGH nhà trường đã tổ chức trao thưởng cho 1 giáo án đạt giải Nhất, 

1 giải Nhì, 2 giải Ba và 3 giải khuyến khích. cụ thể:

STT Môn học

Lớp

Mỹ thuật
Toán
Tập đọc
Khoa học
Toán
Địa lý
TNXH
Lịch sử

5A1
4A1
2A2
4A2
1A2
5A1
3A1
4A2

1
2
3
4
5
6

7
8

Tên bài
Trang trí đầu báo tường
T/C giao hoán của phép cộng
Ngôi trường mới
Không khí có những tính/c gì
Luyện tập
Giao thông vận tải
Hệ cơ
Chiến thắng Chi Lăng

Người thực 

Đạt 

hiện
Đỗ Xuân Hùng
Mai Thị Thao
Mai Thị Xuân
Nguyễn Thị Nam
Lưu Thị Hường
Lê Thị Huệ
Đỗ Thị Hạnh
Lê Thị Nguyệt

giải
Nhất
Nhì

Ba
Ba
Ba
KK
KK
KK

Chỉ đạo các tổ tổ chức các chuyên đề trong tổ, nhóm chuyên môn về đổi 
mới phương pháp giảng dạy có sử dụng công nghệ thông tin một cách hợp lý, 
nhằm nâng cao chất lượng bài giảng. 
Về quản lý nhân sự và thực hiện thông tin hai chiều:
          Hiệu trưởng luôn chỉ đạo bộ phận văn thư thu thập những thông tin về 
giáo viên để  cập nhật kịp thời vào hồ  sơ  cá nhân trong chương trình quản lý 
cán bộ. Sử  dụng những hiệu quả của chương trình để  nhanh chóng phục vụ 
công tác thống kê báo cáo theo yêu cầu của phòng GD&ĐT.
Ngoài ra bộ phận văn thư cũng thường xuyên truy cập Website của phòng giáo 
dục để  nắm bắt những văn bản chỉ  đạo, kế  hoạch hoạt động theo lịch công 
tác của phòng giáo dục để từ đó Ban giám hiệu, các tổ chuyên môn trong nhà 
trường chủ động thực hiện những công việc của mình.
Hiệu trưởng chỉ đạo các bộ phận thường xuyên truy cập mạng Internet  
để lấy những thông tin cần thiết phục vụ cho nhu cầu của nhà trường như: Ý 
nghĩa của các ngày lễ, kỷ  niệm trong tháng theo chủ  đề  của tháng mà hiệu 
5


trưởng đã lên kế  hoạch, tranh  ảnh phục vụ  cho việc tuyên truyền giáo dục  
đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, thực hiện tuyên truyền cho các 
cuộc vận động, các phong trào thi đua…
Đối với các tổ chuyên môn, các tổ chức trong nhà trường cũng phải đẩy 
mạnh việc sử  dụng công nghệ  thông tin trong quá trình thực hiện nhiệm vụ 

công việc của tổ chức mình để tiết kiệm được thời gian mà hiệu quả lại tích 
cực. (soạn thảo văn bản, kế  hoạch hoạt động, chứng từ  kế  toán…) Nhận 
thức được những tiện ích mà công nghệ  thông tin đã mạng lại trong công 
việc. Các tổ  chức như  công đoàn, chi đoàn, liên đội là những tổ  chức chủ 
động và thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình công tác và  
đã đạt được những hiệu quả nhất định.
Ví dụ: Công đoàn đã sử dụng công nghệ thông tin (sử dụng trình chiếu 
Power Point) để  tổ  chức các Hội thi, Hội thảo, truyên truyền các chính sách  
pháp luật đến đoàn viên nhân các ngày 8/3,20/10….
­ Đối với chi đoàn, Liên đội: thường xuyên truy cập mạng Internet để 
lấy những hình  ảnh và thông tin về  Bác Hồ  để  thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ 
dạy. Tìm hiểu các thông tin về gương các anh hùng qua các thời kỳ. Tổ chức 
đố vui bằng hình thức trả lời các câu hỏi trắc nghiệm thông qua các slide hay  
tham gia Hội thi “Rung chuông vàng” qua hình thức trả  lời các câu hỏi được  
trình chiếu qua các slide…nhân các ngày kỷ niệm của tổ chức mình hay ngày 
sinh nhật Bác như 26/3,15/5, 19/5…
­ Đối với Ban giám hiệu: Trong năm học này, việc tổ  chức triển khai 
hay báo các hoạt động của nhà trường trong năm đều sử  dụng công nghệ 
thông tin: Thực hiện việc lồng ghép những hình  ảnh, tư  liệu, clip…với nội  
dung báo cáo…
3. Công tác chỉ  đạo và quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng  
dạy của giáo viên:
6


Đầu năm học BGH đã tổ  chức chuyên đề  nâng cao hiệu quả  của việc  
ứng dụng công nghệ  thông tin trong giảng dạy cho toàn thể  cán bộ  giáo viên  
nhà trường. Qua chuyên đề giáo viên nòng cốt (thầy Hùng) cùng ban giám hiệu 
hướng dẫn giáo viên thực hành một số kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin  
vào giảng dạy. Giáo viên được trao đổi những kinh nghiệm về  phương pháp 

soạn giáo án điện tử. Từ đó giáo viên cùng thảo luận đi đến thống nhất cách 
soạn phải tuân thủ theo 4 bước như sau:
a. Bước 1: Chuẩn bị
+ Tải tài liệu từ mạng:
Có thể  vào Google để  tìm nội cần chọn, tuỳ  từng loại tài liệu mà có  
cách tải (Download) về  máy: 
­ Văn bản: mở  trang web có tài liệu đang cần, chọn (bôi đen) phần văn bản  
cần tải, chuột phải và copy. tiếp đó có thể  dán vào slide hoặc dán vào tệp 
Word để dùng sau. Còn cách nữa là save as toàn bộ trang web lại và làm tương 
tự.
­  Âm thanh:  vào những trang web có đăng tải nhạc như  www.nhac.vui.vn, 
www.nhacso.net, www.mp3.zing.vn... để tải.
­  Hình ảnh: Dùng trang web www.google.com.vn  để tìm hình ảnh, chọn  ảnh 
rồi lưu (save as) ảnh đó vào máy tính.
Ví dụ: tải  nhạc từ web về: 
Ở  ví dụ  này chúng ta sử  dụng trang  www.nhac.vui.vn  để  tải, quá trình theo 
hình sau: 

7


Vào trang web và nhập tên bài hát cần tìm
nhấn  chuột vào 
nút này để tải

b. Bước 2: Nhập nội dung văn  bản, chèn âm thanh, hình ảnh, hình vẽ  và các  
đối tượng khác vào các Slide

8



+ Nhập văn bản, có thể copy đoạn văn bản đã tải về từ web lúc trước, 
rồi paste vào slide.

Copy đoạn văn bản đã tải về từ mạng.

9


Paste văn bản 
vào slide

+ Chèn âm  thanh vào slide: Trong chế   độ  hiển thị  Slide, chọn Slide  
muốn chèn âm thanh.
 

­ Thực hiện lệnh Insert/ Movies and Sounds.
­   Để   chèn   âm   thanh   từ   Clipgallery,   kích   hoạt   Sound   from   clip 

Organizer, sau đó kích vào âm thanh được chọn .
­ Để  chèn âm thanh từ  tệp âm thanh tải về  từ  mạng, kích hoạt  
Insert\Movies and Sounds\Sound from file, xác định đường dẫn đến thư 
mục chứa âm thanh sau đó kích đúp chuột lên tệp âm thanh cần chọn. 
Khi đó biểu tượng âm thanh sẽ xuất hiện trên slide cần chọn.
Ví dụ:

10


+ Chèn hình  ảnh: Xác định slide cần chèn  ảnh, chọn Insert\ Picture, có thể 

chọn ảnh từ galery (Clipart) hoặc từ tệp hình ảnh đã tải về. 
Ví dụ: 

Sau đó chọn ảnh để chèn 
11


+ Vẽ hình: Sử dụng thanh Drawings: 
­ Nút Autoshapes chứa các nhóm công cụ vẽ, mỗi nhóm có nhiều hình 
cần vẽ. 
­ Chọn hình cần vẽ (nhấn chuột trái 1 lần), con trỏ lúc này thành dấu  
cộng (+), nhấn giữ chuột trái và kéo để vẽ. 
c. Bước 3: tạo hiệu ứng:     (Slide show\Custom Animation)
Với mỗi slide đều có các đối tượng. Các đối tượng đó cần phải sắp 
xếp theo 1 kịch bản. Đó là các hiệu ứng. Có 4 nhóm hiệu ứng:
Nhóm Entrance: Các  đối tượng xuất hiện dần vào slìde.
Nhóm Emphasis: Nhóm này làm nổi bật các đối tượng.
Nhóm Exit: Các đối tượng biến mất khỏi màn hình.
Nhóm Motion Paths: Nhóm này giúp các đối tượng di chuyển theo 1  
đường cong hoặc thẳng xác định.

12


Nên kết hợp các nhóm nhưng không kết hợp quá nhiều sẽ gây loạn hiệu 
ứng mà giáo viên không kiểm soát được. Nhóm Entrance nên được đặt trước, 
rồi mới đặt các nhóm khác.

       


Nhóm Entrance

                  

Nhóm Emphasis
13


       

Nhóm Exit

                  

Nhóm Motion paths

d. Bước 4: Kiểm thử và trình bày:
Sau khi hoàn tất các bước trên, việc kiểm thử bài giảng cần được tiến  
hành cẩn thận, nếu có lỗi phát sinh phải sửa ngay kể cả lỗi chính tả, lỗi kịch 
bản (thứ tự các hiệu ứng), và các lỗi khác.
Công việc cuối cùng là trình bày bài giảng, giáo viên phải chủ  động 
trong kịch bản, thuộc kịch bản.
Từ  thống nhất cơ  bản đó, mỗi giáo viên trong năm học phải soạn ít 
nhất 4 giáo án điện tử  cho mình để  góp vào kho giáo án điện tử  của nhà  
trường làm tư liệu dùng chung. Đồng thời chia sẻ kinh nghiệm với các đơn vị 
bạn.
Từ  đầu năm học đến nay, toàn trường đã thực hiện được 20 giáo án 
điện tử  giảng dạy  ở  tất cả  các khối lớp. Đa số  giáo viên đã  ứng dụng công 
14



nghệ thông tin một cách nhuần nhuyễn, các giáo án điện tử có chất lượng cao,  
góp phần tạo hứng thú học tập cho học sinh, làm tăng hiệu quả  trong hoạt  
động dạy học.
Giáo viên đã có sự lựa chọn các bài dạy với những nội dung phù hợp để  đầu 
tư  giảng dạy giáo án điện tử. Qua những tiết dạy này, giáo viên phát huy tối 
đa những ưu thế trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, tạo  
cho lớp học thật sự sinh động với những hiệu quả về âm thanh, hình ảnh, mà 
chỉ dạy bằng giáo án điện tử mới tạo được những hiệu quả tích cực này.
4. Đối với công tác bồi dưỡng học sinh sử dụng công nghệ thông tin:
Chỉ đạo cho giáo viên trực tiếp giảng dạy môn toán xây dựng kế hoạch  
bồi dưỡng cho các em học sinh có khả  năng học tốt môn toán làm quen với 
máy vi tính ngay từ đầu năm học để  các em có thể tham gia thi Giải toán qua  
mạng Internet, đồng thời chọn và thành lập đội tuyển để  bồi dưỡng trang bị 
cho các em hệ  thống kỹ  năng, kiến thức cần thiết để  tham gia hội thi do 
phòng giáo dục tổ  chức. Kết quả  nhà trường có 11 em tham gia dự thi thì cả 
11 em đạt giải, đồng đội được xếp thứ 3 toàn huyện. 
II. CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1.Thành   lập   nhóm   công   tác   phụ   trách   công   nghệ   thông   tin   của   nhà 
trường gồm 5 thành viên (Thầy Hùng, cô Thao, cô Nam, cô Huệ, cô Xuân) yêu 
cầu nhóm xây dựng được kế hoạch, cách thức tổ chức thực hiện và triển khai 
các hoạt động về công nghệ thông tin của nhà trường, đồng thời phân công cô  
Thanh – Phó hiệu trưởng nhà trường phụ trách.
2.Ban giám hiệu đầu tư  về  trang thiết bị  kỹ  thuật cao để  giáo viên có 
điều kiện thuận lợi khi soạn giảng giáo án điện tử như: 2 Máy chiếu đa năng, 

15


1 máy  ảnh kỹ  thuật số, 1 máy quét  ảnh, 1 phòng máy tính (16 máy), phần  

mềm máy tính cần thiết hỗ trợ cho hoạt động dạy ­ học.
3.Khuyến khích cả  về  tinh thần và vật chất để  giúp giáo viên tự  xây 
dựng bài giảng điện tử và các phần mềm giảng dạy. Tổ chức các cuộc thi cho 
giáo viên xây dựng bài giảng điện tử, bài giảng e­Learning trực tuyến nhằm 
xây dựng kho học liệu điện tử. Trong năm học, mỗi giáo viên có trình độ  tin  
học cơ  bản cần thực hiện ít nhất 4 bài giảng có  ứng dụng công nghệ  thông 
tin. Các bài thao giảng, thi giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện cần phải sử 
dụng phương tiện hỗ trợ dạy học trong đó có công nghệ thông tin.
4.Tổ chức các chuyên đề trong tổ chuyên môn về đổi mới phương pháp 
giảng dạy có sử  dụng công nghệ  thông tin một cách hợp lý nhằm nâng cao 
chất lượng bài giảng. Chú ý tránh hiện tượng lạm dụng phương tiện, hình 
thức hoá bài giảng, không có tác dụng trong việc đổi mới phương pháp giảng  
dạy phát huy tính tích cực của học sinh.
5.Xây dựng kho học liệu điện tử của nhà trường, tập hợp các bài giảng 
điện tử, phần mềm giảng dạy của giáo viên dùng chung trong trường. Đồng 
thời chia sẻ kinh nghiệm và tư liệu với các đơn vị bạn.
6. Khuyến khích giáo viên sử  dụng và khai thác thông tin, tư  liệu trên  
mạng Internet. Thành lập các nhóm giáo viên chuyên trách khai thác tư  liệu 
trên mạng và các nguồn khác theo từng bộ  môn để  đưa vào kho tư  liệu của  
nhà trường.  Tổ  chức tham quan, trao  đổi, học hỏi kinh nghiệm  ứng dụng  
CNTT với các đơn vị khác trong và ngoài . 
C. KẾT LUẬN:
Có thể nói từ đầu năm học đến nay, xác định mục tiêu đổi mới của bản  
thân trong công tác quản lý nhà trường. Trường Tiểu học Lê Tất Đắc đã có 

16


những bước chuyển biến khá tích cực. Việc vận dụng công nghệ  thông tin 
trong quản lý đã giúp cho Ban giám hiệu và các bộ phận trong nhà trường liên 

hệ và phối hợp nhịp nhàng với nhau hơn. Thông tin nhanh, chính xác, nguồn tài 
liệu phong phú, đa dạng đó phần nào giảm bớt cường độ lao động cho người  
quản lý và nhân viên văn phòng.
Hoạt động giảng dạy của nhà trường đều có sự  đổi mới tích cực về 
phương pháp, giáo viên chủ  động đầu tư  soạn giảng giáo  án  điện tử  với  
những tiết học thật sự  lôi cuốn học sinh. Tạo một bước đột phá trong chất  
lượng giáo dục học sinh. Cho đến cuối năm học tỷ  lệ  học sinh yếu kém của 
nhà trường giảm xuống còn 0,5%. Nhờ có việc tổ chức các tiết học thông qua 
việc ứng dụng công nghệ thông tin đã thức tỉnh tính năng ham tìm tòi, học hỏi 
của học sinh, do đó những học sinh xưa nay lười suy nghĩ, ngại học thì đến  
nay các em có ý thức tự giác hơn, tò mò để tìm hiểu kiến thức hơn, vì thế nên  
chất lượng nhà trường được nâng lên rõ rệt. Từ  việc chất lượng học sinh  
được nâng lên cũng chính là nguồn động viên cổ vũ các thầy cô say mê nghiên  
cứu đầu tư  cho soạn giảng và đổi mới phương pháp hơn. Tính đến cuối năm 
học nhà trường đã có trên 70% giáo viên sử  dụng hiệu quả  việc chuyển tải  
nội dung kiến thức đến học sinh thông qua giáo án điện tử  (so với năm học  
trước 4 đ/c = 20%) được giảng dạy trên tất cả các lớp. 
Nhờ  có việc đẩy mạnh  ứng dụng công nghệ  thông tin trong nhà trường nên  
việc tổ chức các hoạt động tập thể cũng nhẹ  nhàng, khoa học, hiệu quả hơn  
như  việc tổ  chức các phong trào thi đua, các cuộc vận động, các hội thi, hội 
thảo trong toàn trường. ..
Từ những kết quả trên tôi nhận thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin 
trong trường Tiểu học là cần thiết. Mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn trong 

17


thực hiện. Song với tinh thần và trách nhiệm của người cán bộ quản lý, chúng 
tôi đã có những giải pháp thích hợp để  khích lệ  đội ngũ giáo viên, nhân viên  
tiếp cận với những kiến thức về công nghệ  thông tin đồng thời tìm ra những  

giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục. Với những nền tảng cơ bản này,  
nhà trường chúng tôi sẽ nỗ lực không ngừng để phát huy hơn nữa vai trò của  
công nghệ  thông tin trong công tác quản lý, chỉ  đạo thực hiện nhiệm vụ  của  
toàn trường. Đồng thời chúng tôi sẽ  tiếp tục bồi dưỡng về  nhận thức tư 
tưởng, kiến thức và kỹ  năng cơ  bản về  công nghệ  thông tin cho đội ngũ để 
các bộ phận và các cá nhân có thể ứng dụng vào công việc của mình sao cho 
hiệu quả nhất.
Trong thời đại bùng nổ  thông tin như  hiện nay, việc hiểu biết và vận 
dụng công nghệ thông tin vào quản lý và giảng dạy là một việc làm cần thiết 
đem lại hiệu quả cao. Hơn lúc nào hết chúng ta cần chuẩn bị cho bản thân và 
tập thể  một ý thức cầu tiến và nhạy bén với cái mới. Vận dụng linh hoạt,  
kích thích sự năng động, sáng tạo, bồi dưỡng nhận thức đúng đắn cho đội ngũ 
trong việc  ứng dụng công nghệ  thông tin vào công tác là một thử  thách và 
nhiệm vụ  của người cán bộ  quản lý. Thực hiện tốt công tác này, chắc chắn  
sẽ  mang lại những hiệu quả  tích cực, góp phần thúc đẩy sự  phát triển bền  
vững chất lượng giáo dục của nhà trường.

Bút Sơn, ngày 15 tháng 5 năm 2011
                                                                                        NGƯỜI THỰC HIỆN

18


                                                                            Trịnh Thị Hương

                     ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG

ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA PHÒNG GD&ĐT HOẰNG HÓA

19



20



×