Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu khả năng dự báo dòng tiền hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất thực phẩm niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.54 KB, 23 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dòng tiền đối với doanh nghiệp vô cùng quan trọng như dòng
máu trong cơ thể con người. Nghiên cứu về dự báo dòng tiền nhằm
xác định được nhân tố có khả năng dự báo dòng tiền tốt nhất vì vậy rất
có ý nghĩa trên cả góc độ lý luận và thực tiễn. Báo cáo lưu chuyển tiền
tệ giúp cho các đối tượng sử dụng biết doanh nghiệp đã tạo ra tiền từ
những nguồn nào và chi tiêu tiền cho những mục đích gì.
Trong các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam thì các
doanh nghiệp sản xuất thực phẩm đang niêm yết là các doanh nghiệp
chiếm tỷ trọng lớn, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các
ngành nghề thiết yếu để tạo ra nguồn sản phẩm thiết yếu, quan trọng
và có đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng chung của thị trường chứng
khoán nói riêng và nền kinh tế nói chung. Việc nghiên cứu nhằm xác
định nhân tố có khả năng dự báo dòng tiền sẽ thực sự có ích cho các
doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm ở Việt Nam. Vì vậy,
luận văn chọn đề tài “Nghiên cứu khả năng dự báo dòng tiền hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất thực phẩm niêm yết
trên Thị trường chứng khoán Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, kiểm định mô hình dự báo dòng tiền từ dòng tiền hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất thực
phẩm niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Thứ hai, kiểm
định mô hình dự báo dòng tiền hoạt động kinh doanh trong tương lai
từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh
vực sản xuất thực phẩm niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thứ ba, kiểm định dòng tiền hoạt động kinh doanh và các yếu tố dồn
tích có khả năng dự báo dòng tiền hoạt động kinh doanh tương lai của



2
các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm niêm yết tại thị
trường chứng khoán Việt Nam.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Dòng tiền hoạt động kinh doanh trong quá khứ có
ảnh hưởng đến dòng tiền hoạt động kinh doanh trong tương lai của các
doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm niêm yết tại thị trường
chứng khoán Việt Nam không?
Câu hỏi 2: Thu nhập trong quá khứ có ảnh hưởng đến dòng tiền
hoạt động kinh doanh trong tương lai của các doanh nghiệp trong lĩnh
vực sản xuất thực phẩm niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam
không?
Câu hỏi 3: Dòng tiền hoạt động kinh doanh trong quá khứ và
các thành phần dữ liệu kế toán dồn tích có ảnh hưởng đến dòng tiền
hoạt động kinh doanh trong tương lai của các doanh nghiệp trong lĩnh
vực sản xuất thực phẩm niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam
không?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Dòng tiền của doanh nghiệp niêm yết
trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm trên thị trường chứng khoán Việt
Nam thể hiện qua Báo cáo tài chính đã được kiểm toán và công bố,
trong giai đoạn 2012-2016. Phạm vi nghiên cứu: Doanh nghiệp sản
xuất thực phẩm niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam trên cả
2 sàn giao dịch HOSE và HNX; trong thời gian 5 năm từ 2012-2016.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích hồi quy theo dữ liệu
bảng để kiểm định các giả thuyết và mô hình về dự báo dòng tiền hoạt
động kinh doanh trong tương lai trên cơ sở dòng tiền quá khứ.



3
6. Bố cục đề tài
Phần mở đầu
Chương 1 Cơ sở lý luận về khả năng dự báo dòng tiền hoạt động
kinh doanh từ dòng tiền của doanh nghiệp
Chương 2 Thiết kế nghiên cứu
Chương 3 Phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu
Chương 4 Các khuyến nghị và kết luận
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu về dự báo dòng tiền
Các nghiên cứu trên thế giới: Các nghiên cứu về dự báo dòng tiền
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường
chứng khoán đã bắt đầu từ sớm với nghiên cứu của Bowen và cộng sự
(1986) với mô hình nghiên cứu: Yi, t+1 = Xi, t đơn giản cho quan điểm
dòng tiền năm sau bằng giá trị các biến dự báo năm trước. Sau đó có
nhiều nghiên cứu kế thừa và phát triển về đề tài này như Green và cộng
sự (1986) sử dụng bộ dữ liệu 20 năm từ năm 1963 tới năm 1982 tại
Hoa Kỳ; Austin và Andrew (1989) tại Newzeland,... Các nghiên cứu
đều khẳng định lợi nhuận là nhân tố có khả năng dự báo dòng tiền hoạt
động kinh doanh trong tương lai của các doanh nghiệp và có mối quan
hệ thuận chiều trong dự báo.
Về khả năng dự báo dòng tiền hoạt động kinh doanh: các bằng
chứng thực nghiệm, các nghiên cứu trên đều nhất trí về khả năng dự
báo dòng tiền hoạt động kinh doanh trong tương lai của dòng tiền quá
khứ và kết quả nghiên cứu thống nhất mối quan hệ thuận chiều của
dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong dự báo dòng tiền.
Về kết hợp dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ với
các thành phần thông tin kế toán dồn tích cụ thể, ngoài ra cơ sở lý
thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh các nhân tố kế toán
dồn tích kết hợp dòng tiền có ý nghĩa trong dự báo dòng tiền của doanh



4
nghiệp. Hầu hết các nghiên cứu đều nhất trí cho rằng mô hình dự báo
sử dụng các nhân tố dự báo như trên có khả năng dự báo dòng tiền tốt
hơn mô hình chỉ sử dụng lợi nhuận hoặc mô hình chỉ sử dụng dòng
tiền.
Các nghiên cứu tại Việt Nam: Nguyễn Hữu Ánh (2013) đã xây
dựng mô hình dự báo dòng tiền từ HDKD trong tương lai từ các nhân
tố dự báo là lợi nhuận quá khứ và dòng tiền quá khứ có độ trễ từ 1 đến
3 năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả thông tin lợi nhuận kế toán và
dòng tiền trong quá khứ đều có khả năng dự báo dòng tiền từ hoạt
động kinh doanh trong tương lai.
Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hiếu (2015) tiếp sau và kế thừa
nghiên cứu của Nguyễn Hữu Ánh (2013) và nghiên cứu của Đỗ Thị
Hồng Nhung (2014). Kết quả của nghiên cứu là đồng nhất với nghiên
cứu của Nguyễn Hữu Ánh (2013), theo đó cả thông tin lợi nhuận kế
toán, dòng tiền và thành phần dòng tiền trong quá khứ đều có khả năng
dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong tương lai của các công
ty; các thành phần kế toán dồn tích có ảnh hưởng đến dòng tiền hoạt
động kinh doanh trong tương lai.


5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG DỰ BÁO DÒNG TIỀN
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TỪ DÒNG TIỀN CỦA DOANH
NGHIỆP
1.1. BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ VÀ VAI TRÒ DỰ BÁO
DÒNG TIỀN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG TƯƠNG
LAI

1.1.1. Đặc điểm kế toán theo cơ sở dồn tích và kế toán theo
cơ sở tiền
1.1.2. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và vai trò của báo cáo lưu
chuyển tiền tệ
1.1.3. Đặc điểm báo cáo lưu chuyển tiền tệ
1.2. CÁC MÔ HÌNH DỰ BÁO DÒNG TIỀN HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH
Đã có nhiều nghiên cứu về mô hình dự báo dòng tiền đã được
nghiên cứu trong và ngoài nước, nội dung tiếp theo của luận văn sẽ
trình bày tổng quan lại các nghiên cứu làm nền tảng cho bài nghiên
cứu của mình.
1.2.1. Mô hình của Barth và cộng sự (2001)
Mô hình nghiên cứu khả năng dự báo dòng tiền của lợi nhuận
quá khứ
CFOi,t+1= β0 + β1EARNi,t + µi,t
Mô hình nghiên cứu khả năng dự báo của các thành phần kế
toán dồn tích
CFOi,t+1 = β0+β1CFOi,t + β2∆ARt+ β3∆INVt+ β4∆APt+
β5DEPRi,t + β6OTHERi,t + µi,t
Kết quả nghiên cứu từ mô hình đầu, các tác giả đưa ra kết luận
lợi nhuận có mối quan hệ thuận chiều với dòng tiền trong dự báo dòng


6
tiền hoạt động kinh doanh trong tương lai. Kết quả nghiên cứu từ mô
hình thứ hai, các tác giả đưa ra kết luận về mối quan hệ của các nhân
tố độc lập và biến phụ thuộc dòng tiền hoạt động kinh doanh trong
tương lai. Trong đó, ∆AP có mối quan hệ ngược chiều, CFO, ∆AR,
∆AP, ∆INV. DEPR, OTHER mối quan hệ thuận chiều. Đồng thời qua
kiểm định, các tác giả cho rằng mô hình dòng tiền và các khoản dồn

tích có ý nghĩa dự báo hơn mô hình chỉ sử dụng biến lợi nhuận.
1.2.2. Mô hình của Cheng và Hollie (2007)
Mô hình nghiên cứu dự báo dòng tiền từ các thành phần dồn
tích được Cheng và Hollie (2007) đề xuất nghiên cứu:
CFOt+1 = α + βCFOt + β∆ARt + β∆APt + β∆INVt + βDEPRt +
βOTHERt + βAMORTt + µt
Kết quả nghiên cứu cho thấy các thành phần dồn tích đều cải
thiện khả năng dự báo dòng tiền hoạt động kinh doanh trong tương lai
so với dòng tiền và biến dồn tích tổng hợp. Đồng thời chỉ ra mối quan
hệ giữa các nhân tố và biến phụ thuộc: ∆AP có mối quan hệ ngược
chiều; CFO, ∆AR, ∆AP, ∆INV. DEPR, AMORT, OTHER mối quan
hệ thuận chiều trong dự báo dòng tiền hoạt động kinh doanh trong
tương lai.
1.2.3. Mô hình của Farshadfar và Monem (2012)
CFit= α0 + α1 EARNit-1 + εit
CFit= β0 + β1 CFit-1 + β2 TACit-1 +εit
CFit= δ0 + δ1 CFit-1 + δ 2 DARit-1 + δ 3 DINVit-1 + δ 4 DAPit-1 + δ
5

DEPit-1 + δ 6 TXACit-1 + δ 7 OTHACit-1 +εit
Kết quả nghiên cứu cho thấy các thành phần của dòng tiền và

các thành phần dồn tích hữu ích hơn lợi nhuận (EARN); dòng tiền
(CF) và khoản dồn tích gộp (TAC) trong việc dự báo dòng tiền hoạt
động kinh doanh trong tương lai. Kết quả này chỉ ra từng thành phần


7
của dòng tiền và từng thành phần dồn tích có vai trò đóng góp cho khả
năng dự báo thu nhập; trong đó DAP và TXAC có quan hệ ngược

chiều với biến phụ thuộc; DAR, DINV, DEP, OTHAC có mối quan
hệ cùng chiều.
1.2.4. Một số nhận xét về các nghiên cứu dự báo dòng tiền
hoạt động kinh doanh
Kết quả nghiên cứu về thành phần kế toán dồn tích tuy khác
nhau về mô hình với biến được lựa chọn nghiên cứu nhưng kết quả
đều cho thấy các thành phần dồn tích đều cải thiện khả năng dự báo
dòng tiền hoạt động kinh doanh trong tương lai so với dòng tiền và lợi
nhuận hoạt động kinh doanh trong quá khứ. Đồng thời chỉ ra mối quan
hệ giữa các nhân tố và biến phụ thuộc: khoản phải trả có mối quan hệ
ngược chiều; dòng tiền trong quá khứ, khoản phải thu, hàng tồn kho,
khấu hao, chi phí trả trước, thành phần dồn tích có mối quan hệ thuận
chiều trong dự báo dòng tiền hoạt động kinh doanh trong tương lai.
Nghiên cứu dự báo dòng tiền hoạt động kinh doanh tại Việt
Nam có những sự không thống nhất về kết quả nghiên cứu ở những
nghiên cứu việc dòng tiền hoạt động kinh doanh trong quá khứ có ảnh
hưởng đến dòng tiền tương lai hay không. Đồng thời chưa có nghiên
cứu cụ thể về dự báo dòng tiền hoạt động kinh doanh cho ngành sản
xuất thực phẩm. Do đó, thông qua tổng quan tài liệu nghiên cứu, luận
văn tìm thấy khoảng trống nghiên cứu sau:
Về không gian nghiên cứu dự báo dòng tiền: đa phần các nghiên
cứu đều thực hiện ở nước ngoài; nghiên cứu về dự báo dòng tiền của
các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam mới
xuất hiện vài năm gần đây và còn rất ít nghiên cứu.
Về thời gian nghiên cứu: các nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu khá
đa dạng ở các năm nhưng hầu hết là trước năm 2010. Trong thời đại


8
phát triển kinh tế có nhiều biến động khôn lường như hiện nay thì cũng

rất cần các nghiên cứu sử dụng số liệu thu thập trong những năm gần
đây để cung cấp thông tin phù hợp với bối cảnh kinh tế, xã hội hiện
tại.
Về nhân tố dự báo: chưa có nghiên cứu thực hiện tại thị trường
chứng khoán Việt Nam cho các doanh nghiệp ngành sản xuất thực
phẩm, do đó luận văn với mục tiêu kiểm định mô hình dự báo dòng
tiền cho khối ngành này. Từ đó cung cấp thông tin hữu ích, bổ sung
cho dự báo dòng tiền ngành sản xuất thực phẩm.


9
CHƯƠNG 2
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.1. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ NGÀNH
SẢN XUẤT THỰC PHẨM VIỆT NAM
2.1.1 Đặc điểm thị trường chứng khoán Việt Nam
Theo Báo cáo tình hình thị trường chứng khoán năm 2017 của
Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước, số lượng công ty niêm yết mới tăng
19.34% so với năm 2016. Số lượng công ty niêm yết đến 31/12/2017
là 2036 công ty. Trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô ổn định và có nhiều
cải thiện, cùng với các giải pháp tái cơ cấu nền kinh tế và tái cấu trúc
thị trường chứng khoán đã có những thành quả nhất định, thị trường
chứng khoán Việt Nam trong năm qua có sự cải thiện tích cực về nhiều
mặt.
2.1.2 Đặc điểm ngành sản xuất thức phẩm Việt Nam
Với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu sắc và môi trường
cạnh tranh ngày càng phức tạp, nhiều doanh nghiệp Việt Nam hoạt
động sản xuất, chế biến, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp thực
phẩm cũng đã nhận thức được rõ nét hơn tầm quan trọng sống còn của
việc không ngừng nâng cao nội lực, cải tiến kỹ thuật, áp dụng công

nghệ tiên tiến để đổi mới, nâng cao phẩm cấp sản phẩm để tiếp cận và
đáp ứng phù hợp hơn các nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
Từ những đặc điểm trên, các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm
ở Việt Nam cần lượng tiền mặt và tương đương tiền để duy trì thanh
khoản và đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh
doanh tuy nhiên đa số các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm lại có
nguồn vốn đầu tư thấp, đầu tư cho tài sản cố định lớn. Do đó các phân
tích về dòng tiền liên quan chủ yếu đến dòng tiền hoạt động kinh doanh
là cần thiết cho nhóm ngành này.


10
2.2. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Sau tìm hiểu các nghiên cứu trước và khoảng trống nghiên cứu
tìm thấy, luận văn đưa ra giả thuyết nghiên cứu:
Giả thuyết 1 (H1): Dòng tiền hoạt động kinh doanh trong quá
khứ có ảnh hưởng cùng chiều đến dòng tiền hoạt động kinh doanh
trong tương lai của các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất thực
phẩm niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam.
Giả thuyết 2 (H2): Lợi nhuận hoạt động trong quá khứ có ảnh
hưởng cùng chiều đến dòng tiền hoạt động kinh doanh trong tương lai
của các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm niêm yết tại
thị trường chứng khoán Việt Nam.
Giả thuyết 3 (H3): Dòng tiền hoạt động kinh doanh trong quá
khứ và các thành phần dữ liệu kế toán dồn tích có ảnh hưởng đến dòng
tiền hoạt động kinh doanh trong tương lai của các doanh nghiệp trong
lĩnh vực sản xuất thực phẩm niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt
Nam.
Để thực hiện kiểm định 3 giả thuyết trên, luận văn xây dựng mô
hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu phù hợp và sẽ được trình

bày ở mục tiếp sau.
2.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Với các nghiên cứu đã được thực nghiệm trước đây và các giả
thuyết trên, luận văn xây dựng các mô hình nghiên cứu sau
Mô hình 1: Kiểm tra khả năng dự báo của dòng tiền hoạt động
kinh doanh đối với dòng tiền hoạt động kinh doanh trong tương lai
CFit = α0 + α1CFit-j + εit (1)
Mô hình 2: Kiểm tra khả năng dự báo của lợi nhuận đối với
dòng tiền hoạt động kinh doanh trong tương lai
CFit = δ0 + δ1EARNit-j + εit (2)


11
Mô hình 3: Kiểm tra các thành phần dữ liệu kế toán dồn tích
ảnh hưởng đến dòng tiền hoạt động kinh doanh trong tương lai
CFit = β0 + β1CFit-j +β2ARit-j +β3APit-j +β4INVit-j
+β5DEPRit-j +β6AMORTit-j +β7TAXit-j +β8OTCit-j +εit (3)
2.4. BIẾN NGHIÊN CỨU
Các biến trong mô hình nghiên cứu được xây dựng và lấy số
liệu từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp, cụ thể:
- CF: dòng tiền ròng trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- EARN: lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trên báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh
- ARR: sự thay đổi khoản phải thu- chênh lệch giữa số dư cuối
kỳ và số dư đầu kỳ
- AP: sự thay đổi khoản phải trả - chênh lệch giữa số dư cuối kỳ
và số dư đầu kỳ
- INV: sự thay đổi hàng tồn kho
- TAX: thuế phải nộp trong kỳ trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- DEPR: chi phí khấu hao tài sản cố định

- AMORT: chi phí trích trước
- OTC = EARN - CF - ∆AR - ∆INV + ∆AP + DERP + AMORT
+ TAX : thành phần dồn tích khác
2.5. CHỌN MẪU VÀ THU THẬP DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
Để đảm bảo kết quả nghiên cứu, luận văn chọn ngẫu nhiên dữ
liệu của 50 công ty ngành sản xuất thực phẩm niêm yết trên cả 2 sàn
chứng khoán trong giai đoạn 5 năm 2012-2016. Báo cáo tài chính được
lập theo quyết định 15 và thông tư 200. Dữ liệu nghiên cứu của 50
doanh nghiệp trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016.
2.6. XỬ LÝ DỮ LIỆU


12
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
3.1.1. Thống kê mô tả dữ liệu
Luận văn trước hết sẽ bày thống kê mô tả về dữ liệu nghiên cứu:
giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, độ lệch chuẩn của
các biến số sử dụng trong nghiên cứu dự báo dòng tiền của doanh
nghiệp sản xuất thực phẩm niêm yết trên thi trường chứng khoán Việt
Nam.
Căn cứ vào độ lệch chuẩn của EARN, CF và các dữ liệu thành
phần kế toán dồn tích có thể nhận thấy các thành phần kế toán dồn tích
có độ lệch chuẩn thấp nhất.. Từ đó cho thấy thông tin của các thành
phần dồn tích có trong lợi nhuận ổn định hơn thông tin lợi nhuận và
hơn thông tin dòng tiền và có thể suy luận rằng các thành phần thông
tin kế toán dồn tích có trong lợi nhuận là quan trọng và ổn định cao.
Quan sát giá trị trung bình của các thành phần thông tin kế toán
dồn tích cụ thể đều có giá trị âm điều này chứng tỏ các doanh nghiệp

trong ngành sản xuất thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam đều có giá trị phải thu, phải trả, hàng tồn kho, chi phí trả
trước và chi phí khấu hao tài sản cố định cuối năm tăng giảm với đầu
năm.
3.1.2. Phân tích tương quan
Số liệu thống kê cho thấy dòng tiền tương lai và dòng tiền quá
khứ có quan hệ cùng chiều, hệ số tương quan giữa dòng tiền năm trước
và dòng tiền năm sau là dương.
Số liệu thống kê cho thấy dòng tiền tương lai và lợi nhuận có
quan hệ cùng chiều, hệ số tương quan giữa dòng tiền năm trước và lợi
nhuận năm sau là dương.


13
Bảng số liệu cho thấy dòng tiền hoạt động kinh doanh có quan
hệ cùng chiều với lợi nhuận hoạt động kinh doanh, chi phí phải trả, chi
phí khấu hao, chi phí và các khoản dồn tích khác; quan hệ ngược chiều
với các khoản phải thu, hàng tồn kho, chi phí trả trước và khoản thuế
phải trả trong năm.
3.2. KẾT QUẢ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.2.1. Kết quả mô hình dự báo của dòng tiền hoạt động kinh
doanh đối với dòng tiền hoạt động kinh doanh trong tương lai
Mô hình đơn biến, dự báo dòng tiền hoạt động kinh doanh trên
cơ sở dòng tiền hoạt động kinh doanh trong quá khứ với độ trễ 1 năm:
CFit = α0 + α1CFit-1 + εit

(1.1)

Mô hình đa biến, dự báo dòng tiền hoạt động kinh doanh trên
cơ sở dòng tiền hoạt động kinh doanh trong quá khứ với độ trễ 2 năm:

CFit = α0 + α1CFit-1 + α2CFit-2 + εit

(1.2)

Mô hình đa biến, dự báo dòng tiền hoạt động kinh doanh trên
cơ sở dòng tiền hoạt động kinh doanh trong quá khứ với độ trễ 3 năm:
CFit = α0 + α1CFit-1 + α2CFit-2 + α3CFit-3 + εit

(1.3)

Kết quả hồi quy OLS cho mô hình dòng tiền
Kết quả hồi quy FEM cho mô hình dòng tiền
Kết quả hồi quy REM cho mô hình dòng tiền
Qua kết quả chạy 3 mô hình đều cho thấy kết quả thống nhất
rằng các dòng tiền hoạt động kinh doanh trong quá khứ (độ trễ 1 năm,
2 năm, 3 năm) đều có ảnh hưởng và ảnh hưởng cùng chiều đến dòng
tiền hoạt động kinh doanh tương lai. Điều này chấp nhận giả thuyết 1
đưa ra là: Dòng tiền hoạt động kinh doanh trong quá khứ có ảnh hưởng
cùng chiều đến dòng tiền hoạt động kinh doanh trong tương lai của
các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm niêm yết tại thị
trường chứng khoán Việt Nam.


14
Theo kết quả nghiên cứu của doanh nghiệp sản xuất thực phẩm
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thì kết quả hồi quy
REM mô hình cho rằng mô hình dự báo dòng tiền từ dòng tiền hoạt
động kinh doanh là tốt nhất mô hình độ trễ 3 năm, trong khi kết quả
hồi quy OLS và hồi quy REM mô hình cho rằng mô hình dự báo dòng
tiền từ dòng tiền hoạt động kinh doanh là tốt nhất mô hình độ trễ 2

năm.
Kết quả này tương đồng với các kết quả nghiên cứu trước về sự
ảnh hưởng của dòng tiền hoạt động kinh doanh trong quá khứ đến dòng
tiền tương lai như nghiên cứu của Barth Cram và Nelson (2001), Lê
Thanh Hiếu (2015), Nguyễn Hữu Ánh (2013).
3.2.2. Kết quả mô hình dự báo của lợi nhuận đối với dòng
tiền hoạt động kinh doanh trong tương lai
Mô hình đơn biến, dự báo dòng tiền hoạt động kinh doanh trên
cơ sở lợi nhuận hoạt động kinh doanh trong quá khứ với độ trễ 1 năm:
CFit = δ0 + δ1EARNit-j + εit (2.1)
Mô hình đa biến, dự báo dòng tiền hoạt động kinh doanh trên
cơ sở lợi nhuận hoạt động kinh doanh trong quá khứ với độ trễ 2 năm:
CFit = δ 0 + δ 1EARNit-1 + δ 2EARNit-2 + εit

(2.2)

Mô hình đa biến, dự báo dòng tiền hoạt động kinh doanh trên
cơ sở lợi nhuận hoạt động kinh doanh trong quá khứ với độ trễ 3 năm:
CFit = δ 0 + δ 1EARNit-1 + δ 2EARNit-2 + δ 3EARNit-3 + εit

(2.3)

Kết quả hồi quy OLS cho mô hình dòng tiền
Kết quả hồi quy FEM cho mô hình dòng tiền
Kết quả hồi quy REM cho mô hình dòng tiền
Qua kết quả chạy 3 mô hình đều cho thấy kết quả thống nhất
rằng các lợi nhuận hoạt động kinh doanh trong quá khứ (độ trễ 1 năm,
2 năm, 3 năm) đều có ảnh hưởng và ảnh hưởng cùng chiều đến dòng



15
tiền hoạt động kinh doanh tương lai. Điều này chấp nhận giả thuyết 2
của luận văn đưa ra là: Lợi nhuận hoạt động trong quá khứ có ảnh
hưởng cùng chiều đến dòng tiền hoạt động kinh doanh trong tương lai
của các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm niêm yết tại
thị trường chứng khoán Việt Nam.
Theo kết quả nghiên cứu của doanh nghiệp sản xuất thực phẩm
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thì kết quả hồi quy
mô hình cho rằng mô hình dự báo dòng tiền từ dòng tiền hoạt động
kinh doanh là tốt nhất mô hình độ trễ 3 năm.
Kết quả này tương đồng với các kết quả nghiên cứu trước về sự
ảnh hưởng của lợi nhuận hoạt động kinh doanh trong quá khứ đến
dòng tiền tương lai như nghiên cứu của Dechow, Kothari và
Watts(1998), Barth Cram và Nelson (2001).
3.2.3. Kết quả mô hình dự báo của các thành phần dữ liệu
kế toán dồn tích ảnh hưởng đến dòng tiền hoạt động kinh doanh
trong tương lai
Mô hình đa biến, dự báo dòng tiền hoạt động kinh doanh trên
cơ sở các thành phần dữ liệu kế toán dồn tích trong quá khứ với độ trễ
1 năm:
CFit = β0 + β1CFit-1 +β2ARit-1 +β3APit-1 +β4INVit-1 +β5DEPRit1

+ β6AMORTit-1 +β7TAXit-1 +β8OTCit-1 +εit (3.1)

Mô hình đa biến, dự báo dòng tiền hoạt động kinh doanh trên
cơ sở các thành phần dữ liệu kế toán dồn tích trong quá khứ với độ trễ
2 năm:
CFit = β0 + β1CFit-1 + β2CFit-2 +β3ARit-1 + β4ARit-2 +β5APit-1
+ β6APit-2 +β7INVit-1 + β8INVit-2 +β9DEPRit-1 + β10DEPRit-2 +
β11AMORTit-1 + β12AMORTit-2 +β13TAXit-1 + β14TAXit-2

+β15OTCit-1 + β16OTCit-2 +εit (3.2)


16
Mô hình đa biến, dự báo dòng tiền hoạt động kinh doanh trên
cơ sở các thành phần dữ liệu kế toán dồn tích trong quá khứ với độ trễ
3 năm:
CFit = β0 + β1CFit-1 + β2CFit-2 + β3CFit-2 +β4ARit-1 + β5ARit-2
+ β6ARit-1 +β7APit-1 + β8APit-2 + β9APit-1 +β10INVit-1 +
β11INVit-2 + β12INVit-1 +β13DEPRit-1 + β14DEPRit-2 +
β15DEPRit-2 + β16AMORTit-1 + β17AMORTit-2 + β18AMORTit-2
+β19TAXit-1 + β20TAXit-2 + β21TAXit-1 +β22OTCit-1 + β23OTCit-2
+ β24OTCit-2 +εit (3.3)
Kết quả hồi quy OLS cho mô hình dòng tiền
Kết quả hồi quy FEM cho mô hình dòng tiền
Kết quả hồi quy REM cho mô hình dòng tiền
Qua kết quả chạy 3 mô hình đều cho thấy kết quả thống nhất
rằng dòng tiền hoạt động kinh doanh cùng với các thành phần kế toán
dồn tích trong quá khứ (độ trễ 1 năm, 2 năm, 3 năm) đều có ảnh hưởng
đến dòng tiền hoạt động kinh doanh tương lai. Điều này chấp nhận giả
thuyết 3 của luận văn đưa ra là: Dòng tiền hoạt động kinh doanh trong
quá khứ và các thành phần dữ liệu kế toán dồn tích có ảnh hưởng đến
dòng tiền hoạt động kinh doanh trong tương lai của các doanh nghiệp
trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm niêm yết tại thị trường chứng khoán
Việt Nam.
Theo kết quả nghiên cứu của doanh nghiệp sản xuất thực phẩm
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thì 3 kết quả hồi quy
OLS, REM, FEM mô hình đều cho rằng mô hình dự báo dòng tiền từ
dòng tiền hoạt động kinh doanh từ dòng tiền và các thành phần kế toán
dồn tích tốt nhất là mô hình độ trễ 3 năm.

Kết quả nàytương đồng với các kết quả nghiên cứu trước về sự
ảnh hưởng của lợi nhuận hoạt động kinh doanh trong quá khứ đến


17
dòng tiền tương lai như nghiên cứu của Dechow, Kothari và
Watts(1998), Barth Cram và Nelson (2001), Lê Thanh Hiếu (2015),
Đỗ Thị Hồng Nhung (2014)
3.3. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Căn cứ vào kết quả của kiểm định Hausman Test, hồi quy FEM
là phù hợp hơn hồi quy REM cho tất cả các mô hình dự báo dòng tiền
của các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm niêm yết trên Thị trường
chứng khoán Việt Nam do giá trị Prob bé hơn 0,05.
Để đánh giá khả năng dự báo của mô hình luận văn dựa vào giá
trị hệ số hồi quy điều chỉnh (Adjusted – R2). Kết quả hệ số hồi quy
điều chỉnh của các mô hình được tổng hợp ở Bảng 3.24
Bảng 3.24 cho thấy, nhìn chung mô hình FEM có hệ số xác định
hiệu chỉnh (Adjusted – R2) cao hơn OLS và REM ở tất cả các mô hình
dự báo dòng tiền. Theo kết quả hồi quy mô hình lợi nhuận trễ 1 năm,
hệ số xác định hiệu chỉnh của hồi quy FEM là 92.14%, trong khi hệ số
này ở hồi quy OLS là 87.83% và ở hồi quy REM là 80.92%. Do đó,
có thể nhận thấy mô hình FEM là mô hình hồi quy phù hợp nhất trong
số các mô hình OLS, FEM, REM để thảo luận.
Qua bảng 3.25 ta thấy nhận thấy: khi mô hình có sử dụng các
biến độc lập độ trễ càng nhiều thì khả năng dự báo của mô hình càng
tăng. Mô hình sử dụng các biến độc lập có độ trễ 3 năm có khả năng
dự báo cao hơn mô hình sử dụng biến độc lập có độ trễ 2 năm và 1
năm. Mô hình dòng tiền 1.1 sử dụng biến độc lập là dòng tiền hoạt
động kinh doanh trễ 1 năm để dự báo dòng tiền có hệ số xác định hiệu
chỉnh là 91.27% trong khi hệ số này ở mô hình 1.3 sử dụng biến độc

lập là dòng tiền hoạt động kinh doanh trễ lên tới 3 năm để dự báo dòng
tiền là 97.04%. Mô hình dòng tiền 2.1 sử dụng biến độc lập là lợi
nhuận trễ 1 năm để dự báo dòng tiền có hệ số xác định hiệu chỉnh là


18
92.14% trong khi hệ số này ở mô hình 2.3 sử dụng biến độc lập là lợi
nhuận trễ lên tới 3 năm để dự báo dòng tiền là 92.51%. Bảng 3.26 cung
cấp thông tin về giá trị hệ số hồi quy điều chỉnh đã được sắp xếp từ
thấp đến cao (khả năng dự báo tăng dần):
Bảng 3. 1 Giá trị hệ số hồi quy điều chỉnh (Adjusted R2) của các
mô hình FEM (Sắp xếp lại)

hình

Tên mô hình

Hệ số hồi quy
điều chỉnh

1.2

Mô hình dòng tiền (trễ 2 năm)

0.905838

1.1

Mô hình dòng tiền (trễ 1 năm)


0.912753

2.2

Mô hình lợi nhuận (trễ 2 năm)

0.917030

2.1

Mô hình lợi nhuận (trễ 1 năm)

0.921479

2.3

Mô hình lợi nhuận (trễ 3 năm)

0.925133

3.1
3.2
1.3
3.3

Mô hình các thành phần dữ liệu kế toán
dồn tích (trễ 1 năm)
Mô hình các thành phần dữ liệu kế toán
dồn tích (trễ 2 năm)
Mô hình dòng tiền (trễ 3 năm)

Mô hình các thành phần dữ liệu kế toán
dồn tích (trễ 3 năm)

0.936220
0.960893
0.970433
0.989837

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả)
Qua bảng 3.26 ta thấy mô hình dòng tiền kết hợp với các thành
phần thông tin kế toán dồn tích (ở tất cả các độ trễ của biến độc lập) là
mô hình có hệ số hồi quy điều chỉnh cao nhất vì vậy có khả năng dự
báo tốt nhất so với 2 mô hình còn lại (mô hình lợi nhuận, mô hình


19
dòng tiền). Dòng tiền hoạt động kinh doanh trong quá khứ kết hợp với
các thành phần dồn tích có trong lợi nhuận có khả năng giải thích được
từ 93% tới 98% sự thay đổi của dòng tiền thuần từ hoạt động kinh
doanh trong tương lai. Như vậy, Luận văn đã có bằng chứng kết luận
rằng mô hình dự báo dòng tiền tốt nhất chính là mô hình sử dụng dòng
tiền quá khứ kết hợp với các thành phần dồn tích có trong lợi nhuận
cụ thể (sự thay đổi hàng tồn kho, các khoản phải thu, các khoản chi
phí trả trước, các khoản phải trả, thuế đã nộp trong kì, chi phí khấu
hao TSCĐ, thành phần dồn tích khác).


20
CHƯƠNG 4
CÁC KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

4.1. CÁC KHUYẾN NGHỊ TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của luận văn đã cho thấy: bằng
sử dụng phương pháp dự báo định lượng, hồi quy FEM và hồi quy
từng bước cho các mô hình dự báo mà trong đó các thông tin sử dụng
để dự báo là thông tin kế toán lấy từ Báo cáo tài chính của doanh
nghiệp đã cho thấy các thông tin kế toán rất có ý nghĩa trong dự báo
dòng tiền tương lai, khả năng dự báo khi sử dụng các thông tin kế toán
này từ 93% tới 98%. Điều này có nghĩa là các thông tin kế toán trích
từ Báo cáo tài chính của Doanh nghiệp có thể giải thích được tới 98%
sự biến động của dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong tương lai
của doanh nghiệp. Do đó luận văn có một số khuyến nghị:
Khuyến nghị dành cho tổ chức: Các thông tin kế toán giúp ích
cho dự báo dòng tiền tương lai đó là: dòng tiền quá khứ, lợi nhuận quá
khứ, dòng tiền kết hợp với các thành phần thông tin dồn tích (chi phí
khấu hao, số chênh lệch cuối kỳ và đầu kỳ của các khoản phải thu,
hàng tồn kho, các khoản phải trả). Do đó, các nhà quản lý doanh
nghiệp cần áp dụng thêm phương pháp dự báo dòng tiền bên cạnh việc
áp dụng các phương pháp dự báo truyền thống để có thêm thông tin
trong quá trình ra quyết định.
Khuyến nghị dành cho nhà đầu tư: Nhiều doanh nghiệp cố tình
điều chỉnh lợi nhuận vì vậy các nhà đầu tư không thể biết doanh nghiệp
có dòng tiền thực hay chỉ là lãi trên sổ sách. Do đó, trong trường hợp
này, nhà đầu tư cần có cái nhìn tổng quát về kết quả kinh doanh cũng
như dòng tiền của doanh nghiệp để phân tích được khoản lãi/lỗ trong
doanh nghiệp có phát sinh dòng tiền thực hay không, nhà đầu tư cần
phải dự đoán được dòng tiền tương lai của doanh nghiệp mình đầu tư.


21
Kết quả nghiên cứu của Luận văn đã cung cấp các bằng chứng thực

nghiệm cho thấy các nhà đầu tư có thể thực hiện dự báo dòng tiền cho
mỗi doanh nghiệp chỉ dựa trên các thông tin trích từ Báo cáo tài chính
của các doanh nghiệp đó với các nhân tố được sử dụng trong mô hình
dự báo này có khả năng giải thích từ 93% tới 98% sự biến động trong
giá trị dòng tiền tương lai tùy thuộc vào thông tin sử dụng để dự báo
lấy ở độ trễ 1, 2 hay 3 năm trước khi dự báo.
4.2. ĐÓNG GÓP VÀ HẠN CHẾ CỦA LUẬN VĂN
4.2.1. Đóng góp của luận văn
Luận văn đã bổ sung mô hình dự báo dòng tiền mới cho các
doanh nghiệp sản xuất thực phẩm tại Việt Nam theo phương pháp định
lượng sử dụng các thông tin kế toán trên Báo cáo tài chính gồm dòng
tiền hoạt động kinh doanh trong quá khứ, lợi nhuận hoạt động kinh
doanh trong quá khứ, và các thành phần dồn tích cụ thể.
Kết quả bằng nghiên cứu thực nghiệm của luận văn này có thể
phục vụ cho các nghiên cứu khác ở Việt Nam trong tương lai như dự
báo dòng tiền từ các hoạt động của doanh nghiệp bao gồm cả hoạt
động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính, cho tất cả
các doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam.
4.2.2. Hạn chế của luận văn
Nghiên cứu dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp sản xuất thực phẩm niêm yết trên Thị trường chứng
khoán Việt Nam là đề tài còn mới tại Việt Nam. Do vậy, luận văn mới
chỉ đề cập được một số nội dung chính và vẫn còn một số hạn chế như
sau:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài Luận văn còn hạn chế do Luận
văn chỉ nghiên cứu dự báo dòng tiền tại các doanh nghiệp sản xuất


22

thực phẩm niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam, mà chưa
mở rộng nghiên cứu toàn bộ doanh nghiệp niêm yết trên thị trường.
Ngoài ra, đối tượng nghiên cứu tại Luận văn mới chỉ tập trung
vào dòng tiền từ hoạt động kinh doanh mà không bao quát cả dòng
tiền từ hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính của các doanh nghiệp sản
xuất thực phẩm niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thêm vào đó, các thông tin sử dụng để dự báo là các thông tin kế toán
được cung cấp trên các Báo cáo tài chính của chính các doanh nghiệp
đó mà chưa tìm hiểu các thông tin phi tài chính hoặc các thông tin kinh
tế vĩ mô có thể ảnh hưởng tới dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp.
4.3. ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU TƯƠNG LAI
Luận văn vẫn tồn tại một số vấn đề cần được các nghiên cứu
trong tương lai bổ sung hoàn thiện trong tương lai:
Thứ nhất, các nghiên cứu trong tương lai nên xem xét tất cả các
doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam để kết
quả nghiên cứu trở nên trọn vẹn hơn
Thứ hai, các nghiên cứu trong tương lai nên xem xét khả năng
của các nhân tố phi tài chính này tới dự báo dòng tiền từ hoạt động
kinh doanh trong tương lai của các doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Dòng tiền là nguồn lực vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp
sản xuất thực phẩm niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam
nói riêng và toàn bộ doanh nghiệp nói chung. Trong lĩnh vực tài chính
và quản trị tài chính thì dòng tiền đóng vai trò then chốt trong hầu hết
các quyết định của nhà quản trị và cả nhà đầu tư.
Luận văn này trước hết khái quát khái quát được tầm quan trọng
của dòng tiền và công tác dự báo dòng tiền, đồng thời tổng hợp và hệ



23
thống hóa các vấn đề lý luận về dòng tiền dự báo dòng tiền, sau đó sử
dụng các thông tin kế toán từ Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp
sản xuất thực phẩm niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam
để xây dựng mô hình dự báo dòng tiền cho các doanh nghiệp trong
ngành. Luận văn đã sử dụng các kĩ thuật hồi quy OLS, hồi quy REM,
hồi quy FEM. Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình kết hợp dòng tiền
trong quá khứ với các thông tin kế toán dồn tích tách riêng là mô hình
có khả năng dự báo dòng tiền tốt nhất. Như vậy, Luận văn đã cung cấp
bằng chứng thực nghiệm ủng hộ nhận định của Chuẩn mực Kế toán
Việt Nam số 24 “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” rằng thông tin về luồng
tiền từ hoạt động kinh doanh khi được sử dụng kết hợp với các thông
tin khác sẽ giúp người sử dụng dự đoán được luồng tiền từ hoạt động
kinh doanh trong tương lai.
Luận văn hy vọng luận văn sẽ mang lại thông tin bổ ích cho nhà
đầu tư, nhà phân tích tài chính, người cho vay, cơ quan quản lý Nhà
Nước và các đối tượng khác hiểu được tầm quan trọng của lợi nhuận,
dòng tiền quá khứ, các thành phần thông tin kế toán theo cơ sở dồn
tích đối với công tác dự báo dòng tiền.
Các nghiên cứu dự báo dòng tiền trong thời gian tới nên sử dụng
thêm các thông tin phi tài chính như chính sách quản lý, văn hóa doanh
nghiệp và các thông tin kinh tế vĩ mô để tìm hiểu khả năng của các
nhân tố này trong công tác dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh;
mặt khác các nghiên cứu trong tương lai cũng nên mở rộng nhóm
ngành nghiên cứu để đưa ra thông tin mang tính bao quát hơn cho toàn
bộ doanh nghiệp trên thị trường.




×