ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
BÀI TẬP NHÓM
TÊN ĐỀ TÀI
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
MÔN HỌC:
KINH DOANH QUỐC TẾ
GVHD:
TS. NGUYỄN VIẾT BẰNG
NHÓM THỰC HIỆN:
NGUYỄN ĐĂNG TÚ
C18608109
PHAN TRUNG ĐỨC
C18608115
Thành phố Hồ Chí Minh, 11/2019
MỤC LỤC
1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .......................................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 4
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 4
1.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................................ 5
2.1. Nghiên cứu trong nước .................................................................................... 5
2.2. Nghiên cứu ngoài nước ................................................................................. 13
3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT ............................................................. 19
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................................. 23
4.1. Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach‘s Alpha của thang đo ...................... 23
4.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA..................................................... 25
4.3. Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu ......................................... 27
5. THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ......... 29
5.1. Về thảo luận kết quả nghiên cứu ................................................................... 29
5.2. Về hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................... 29
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 30
1
1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm đầu của thập kỷ 80, Việt Nam đã từng là một trong những nước
nghèo nhất trên thế giới, đối phó với những khó khăn nội bộ như siêu lạm phát,
nghèo đói và khủng hoảng kinh tế. Để kích thích phát triển kinh tế, kiềm chế lạm
phát và bắt kịp nhanh chóng với các nước khác trong khu vực, Việt Nam bắt đầu
chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước từ năm 1986. Kể từ khi đổi mới nền kinh tế và đặc biệt với
Luật Đầu tư nước ngoài ban hành ngày 26/11/2014 đến nay, Việt Nam đã đạt được
những kết quả khá quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI. Nghiên cứu cho
thấy, việc thu hút vốn FDI Việt Nam thời gian qua đã mang lại nhiều kết quả quan
trọng. Tổng số dự án FDI đăng ký mới, bổ sung thêm vốn và các lượt góp vốn tăng
nhanh qua các năm, cả về số lượng lẫn giá trị. Kết quả này có được là do Việt Nam
đã quyết liệt thực hiện các cơ chế, chính sách mở cửa thu hút FDI trong hơn 30 năm
vừa qua. Môi trường kinh tế tăng trưởng nổi bật, với tốc độ tăng bình quân hàng
năm đạt 6%-7%; Môi trường chính trị ổn định cũng là điều kiện thuận lợi để thu hút
các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam. Lĩnh vực tham gia đầu tư của các
doanh nghiệp FDI hiện nay khá đa dạng, có đến 19/21 lĩnh vực kinh tế của Việt
Nam có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài. Điều này cũng cho thấy sự quan
tâm đẩy mạnh, thu hút vốn để phát triển nền kinh tế đa ngành của Nhà nước.
Báo cáo tình hình thu hút FDI của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư),
5 tháng đầu năm 2019, Việt Nam tiếp tục ghi dấu mốc kỷ lục mới về giá trị vốn
đăng ký đầu tư trong vòng 5 năm trở lại đây. Lũy kế đến ngày 20/05/2019, cả nước
có 28.632 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 350,5 tỷ USD. Vốn thực
hiện lũy kế của các dự án FDI đạt khoảng 198,7 tỷ USD, bằng 56,7% tổng vốn đăng
ký còn hiệu lực. Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ
thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo
chiếm tỷ trọng cao nhất, với gần 204,2 tỷ USD, chiếm 58,3% tổng vốn đầu tư. Các
lĩnh vực thu hút FDI chủ yếu là công nghiệp chế biến, chế tạo; kinh doanh bất động
sản; sản xuất, phân phối điện, khí nước…
2
Xét riêng tỉnh Bình Dương, lũy kế đến nay, Bình Dương đứng thứ 3 cả nước (sau
TPHCM và Hà Nội) về thu hút vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký
32,93 tỷ USD. Với chiến lược đột phá đổi mới thu hút đầu tư theo hướng bền vững,
tập trung vào các khu công nghiệp (KCN) và thu hút các dự án có hàm lượng công
nghệ cao, ít sử dụng lao động, có khả năng cạnh tranh lớn, tỉnh Bình Dương đang
tiếp tục thu hút hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Cụ thể như sau:
Bảng 1: Đầu tư FDI được cấp phép tại Bình Dương
giai đoạn 2010 - 2018
300
3500
250
3000
2500
200
2000
150
1500
100
1000
50
500
0
0
2010
2011
2012
2013
2014
Số dự án được cấp phép
2015
2016
2017
2018
Tổng vốn đăng ký (Triệu USD)
Nguồn: Niên giám thống kê Bình Dương 2018
Theo lĩnh vực đầu tư thì ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục thu hút được
nhiều sự quan tâm với tổng số vốn đầu tư là hơn 1,2 tỷ USD, chiếm 86,1% tổng vốn
đầu tư đăng ký. Đứng thứ 2 là lĩnh vực Thương mại dịch vụ khi có số vốn đăng ký
đạt hơn 194 triệu USD, chiếm hơn 13,8% tổng vốn đăng ký.
Bảng 2: Các quốc gia có số vốn đăng ký FDI lớn tại Bình Dương
Số quốc gia/lãnh thổ
Tổng số dự án được cấp phép Vốn đăng ký (triệu USD)
Đài Loan
760
5,067.6
Nhật Bản
255
4,599.7
Hàn Quốc
633
2,715.6
Singapore
137
2,106.7
Trung Quốc
339
1,933.3
Tổng
2,124
16,422.9
Nguồn: Niên giám thống kê Bình Dương 2018
3
Chính vì vậy, rất cần một nghiên cứu chuyên sâu bằng phương pháp định tính kết
hợp định lượng để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Việt Nam nói chung và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng
để đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm tăng cường thu hút đầu tư vào các khu
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đây chính là lý do nhóm nghiên cứu
chọn đề tài: “Các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
các khu công nghiệp tại tỉnh Bình Dương”.
4
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Nghiên cứu các Các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các
khu công nghiệp tại tỉnh Bình Dương, thông qua phân tích định tính kết hợp định
lượng.
Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất, tìm ra các yếu tố tác động đến thu hút FDI tại tỉnh Bình Dương.
Thứ hai, đánh giá mức độ tác động của các yếu tố tác động đến thu hút FDI tại
tỉnh Bình Dương.
Thứ ba, đề ra hàm ý chính sách để nâng cao thu hút FDI tại tỉnh Bình Dương.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-
Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào các khu công nghiệp tại tỉnh Bình Dương.
-
Không gian nghiên cứu: Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại địa bàn
tỉnh Bình Dương.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp định tính: sưu tầm, đọc, tra cứu, nghiên cứu tài liệu, sách báo
có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp định lượng:
o Phương pháp nghiên cứu hỗ trợ: ứng dụng các mô hình hồi quy trong
kinh tế lượng để đưa ra những yếu tố có ý nghĩa.
o Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: tiến hành khảo sát khảo sát 300
đáp viên (257 phiếu kết quả hợp lệ) là các nhà đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào tại Bình Dương theo phương pháp lấy mẫu phân tầng thuận
tiện bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp qua bảng câu hỏi để kiểm định
mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.
Về thang đo: Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô hình và thang đo từ
các nghiên cứu trước của các tác giả Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai
Trang (2009), Đinh Phi Hổ (2011).
5
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Sau đây là tổng hợp nội dung và kết quả của một số nghiên cứu trước đây về đề tài
thu hút đầu tư FDI cả trong nước và ngoài nước.
2.1. Nghiên cứu trong nước
BÀI 1: Các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các
khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Tác giả Nguyễn Viết Bằng và
cộng sự, 2016)
- Ngữ cảnh: Các yếu tố tác động đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Mô hình
Môi trường
sống (MTS)
Lợi thế
ngành đầu
tư (LTDT)
Chất lượng
dịch vụ
(CLDV)
Thương hiệu
địa phương
(THDP)
Chính sách
đầu tư
(CSDT)
Chi phí
cạnh tranh
(CPCT)
Quyết
định của
nhà đầu tư
(SAT)
Cơ sở hạ
tầng
(CSHT)
Nguồn
nhân lực
(NNL)
Hình 1. Mô hình các yếu tố tác động đến quyết định của nhà đầu tư nước ngoài
vào các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Ngoài
ra, tác giả còn sử dụng mô hình và thang đo từ các nghiên cứu trước của các tác giả
Thọ và Trang (2009), Hổ (2011).
+ Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua 01 cuộc thảo luận nhóm với 10
đáp viên trong đó có 08 nhà đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp và 02 nhà
quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
6
+ Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện với 100 đáp viên là các nhà đầu
tư trực tiếp nước ngoài vào giai đoạn 03/2015 và chính thức được thực hiện với 430
đáp viên là các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (365 phiếu trả lời hợp lệ) tại các khu
công nghiệp trong giai đoạn từ tháng 04/2015 đến 05/2015 theo phương pháp lấy
mẫu thuận tiện bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi.
- Kết quả
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 08 nhân tố đo lường mức độ ảnh hưởng đến quyết
định của nhà đầu tư vào KCN tỉnh Đồng Nai như phương trình sau:
SAT = 0,171*MTS + 0,482*CSHT + 0,206*CSDT + 0,403*NNL + 0,228*LTDT
+ 0,215*THDP + 0,143*CPCT + 0,241*CLDV
Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy trong 08 yếu tố tác động đến quyết định của
nhà đầu tư thì yếu tố cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực là các yếu tố tác động nhiều
nhất.
BÀI 2: Phân tích các yếu tố tác động đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào tỉnh Phú Thọ (NM Tuân, 2017)
- Ngữ cảnh: Phân tích các yếu tố tác động đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào tỉnh Phú Thọ
- Mô hình
Cơ sở hạ
tầng (CSHT)
Khủng hoảng
tài chính
(KH)
Xuất khẩu
(XK)
Tốc độ tăng
trưởng kinh
tế (GDPR)
LnFDI
Hội nhập
kinh tế quốc
tế (TMTG)
Hình 2. Mô hình các yếu tố tác động đến thu hút FDI vào tỉnh Phú Thọ
7
- Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu
định lượng để phân tích và kiểm định các yếu tố tác động đến thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Phú Thọ.
- Kết quả
+ Biến LnFDI, biến GDPR là chuỗi thời gian dừng với mức ý nghĩa chấp nhận được
ở 10%. Biến XK có tính dừng hợp lý ở mức ý nghĩa 1%. Riêng biến CSHT là chuỗi
thời gian không dừng, sai phân bậc một của chuỗi này cũng không dừng, nhưng
biến CSHT lại dừng với mức ý nghĩa chấp nhận được ở 5%. Từ đây, nghiên cứu sẽ
sử dụng các biến LnFDI, GDPR, XK, CSHT để kiểm định các mô hình.
+ Phương trình hồi quy như sau:
LnFDI = -1,01382 + 0,351382*GDPR - 0,000382*XK + 0,012433*CSHT +
1,178328*KH -1,543134*TMTG
BÀI 3: Nghiên cứu những yếu tố tác động đến thu hút vốn đầu tư và tỉnh Cà
Mau (Hà Nam Khánh Giao, Lê Quang Huy, Hà Kim Hồng, 2015)
- Ngữ cảnh: Nghiên cứu những nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư và tỉnh Cà
Mau (phân tích theo khu vực nông – lâm nghiệp – thủy sản; khu vực công nghiệp
– xây dựng, khu vực thương mại – dịch vụ), tác động đến việc quyết định chọn
Cà Mau là nơi đầu tư của các nhà đầu tư.
- Mô hình
Nhân tố tài
nguyên
Nhân tố
kinh tế
Nhân tố cơ sở
hạ tầng
Mức độ hấp
dẫn của
môi trường
đầu tư tại
Cà Mau (Y)
Nhân tố
chính sách
Hình 3. Sơ đồ mô hình nghiên cứu thang đo các nhóm nhân tố tác động chính
đến hoạt động đầu tư vào tỉnh Cà Mau.
8
- Phương pháp nghiên cứu
Nhóm tác giả thực hiện thông qua ba bước, (1) nghiên cứu khám phá thông qua dữ
liệu thứ cấp, (2) nghiên cứu khám phá băng phương pháp nghiên cứu định tính: thực
hiện thảo luận với các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư của Cà Mau và một số
doanh nghiệp đang đầu tư, kinh doanh tại tỉnh, (3) nghiên cứu chính thức bằng
phương pháp nghiên cứu định lượng sử dụng dữ liệu thứ cấp. Dựa vào mô hình
phân tích khám phá (EFA) và phân tích hồi quy. Mô hình nghiên cứu trên 335 đơn
vị (quan sát), được thực hiện ở cả 3 khu vực của nền kinh tế: Khu vực I (Nông –
lâm nghiệp – thủy sản), Khu vực II (công nghiệp – xây dựng), Khu vực III (Thương
mại – dịch vụ).
- Kết quả
+ Qua phân tích nhân tố khám phá (EFA), phép xoay Varimax đã gom 54 biến quan
sát thành 35 biến thuộc 13 nhóm yếu tó ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư.
Kết quả phân tích đối với Khu vực I
+ Kết quả phân tích hồi quy chỉ ra rằng có 3 yếu tố thật sự có tác động đến sự hài
lòng của nhà đầu tư theo thứ tự tầm quan trọng là
Quyết định của chính quyền địa phương và các hỗ trợ (X1), bao gồm 7 nhân
tố: Việc ra quyết định của chính quyền địa phương: Cơ chế thoáng, Việc ra
quyết định của chính quyền địa phương: Không quan liêu, Việc ra quyết định
của chính quyền địa phương: Có trách nhiệm rõ ràng, Việc ra quyết định của
chính quyền địa phương: Nhanh chóng, Chính sách khuyến nông, Các quyết
định của chính quyền địa phương là phù hợp, Chính sách hỗ trợ nông dân.
Thị trường (X8), bao gồm 3 nhân tố: Tốc độ phát triển của thị trường Cà
Mau, Quy mô thị trường Cà Mau, Khả năng mở rộng thị trường tại Cà Mau.
Vị trí địa lý (X3), gồm 4 biến quan sát: Cà Mau có vị trí thuận lợi để phát
triển nông, lâm, thủy sản; Cà Mau có vị trí thuận lợi để phát triển lĩnh vực
nuôi trồng thủy, hải sản; Nguồn thủy sản dồi dào phù hợp phát triển ngành
chế biến thủy sản; Cà Mau có vị trí thuận lợi cho hoạt động nông nghiệp.
9
+ Phương trình hồi quy thể hiện sự ảnh hưởng của các yếu tố đến mức độ hấp dẫn
của môi trường đầu tư tại Cà Mau trong khu vực I – Nông/Lâm/Ngư nghiệp như
sau::
Y = 1,067 + 0,413*X1 + 0,182*X8 + 0,163*X3
Kết quả phân tích đối với Khu vực II
+ Kết quả phân tích hồi quy chỉ ra rằng có 3 yếu tố thật sự có tác động đến sự hài
lòng của nhà đầu tư theo thứ tự tầm quan trọng là:
Chính sách đầu tư và công tác hỗ trợ (X4), bao gồm 3 biến quan sát: Công
tác hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh; Tốc độ cập nhật thông tin, chính
sách mới đến doanh nghiệp; Chính sách đầu tư.
Quyết định của chính quyền địa phương và các hỗ trợ (X1), bao gồm 5 biến
quan sát: Việc ra quyết định của chính quyền địa phương: Việc ra quyết định
của chính quyền địa phương: Không quan liêu, Việc ra quyết định của chính
quyền địa phương: Có trách nhiệm rõ ràng, Việc ra quyết định của chính
quyền địa phương: Nhanh chóng, Các quyết định của chính quyền địa
phương là phù hợp, Việc ra quyết định của chính quyền địa phương: Cơ chế
thoáng.
Thị trường (X5), gồm 3 biến quan sát: Quy mô thị trường Cà Mau, Tốc độ
phát triển của thị trường Cà Mau, Khả năng mở rộng thị trường tại Cà Mau..
+ Phương trình hồi quy thể hiện sự ảnh hưởng của các yếu tố đến mức độ hấp dẫn
của môi trường đầu tư tại Cà Mau trong khu vực II – Công nghiệp - Xây dựng như
sau:
Y = 0,666 + 0,330*X1 + 0,355*X4 + 0,191*X5
Kết quả phân tích đối với Khu vực III
+ Kết quả phân tích hồi quy chỉ ra rằng có 4 nhân tố thật sự có tác động đến sự hài
lòng của nhà đầu tư (theo phương pháp Stepwise) theo thứ tự tầm quan trọng là:
Thị trường (X4), bao gồm 4 biến quan sát: Khả năng mở rộng thị trường tại
Cà Mau; uy mô thị trường Cà Mau; Tốc độ phát triển của thị trường Cà
Mau; Hệ thống tài chính - ngân hàng
10
Chi phí đầu tư (X5), bao gồm 4 biến quan sát: Chi phí xây dựng nhà xưởng;
Chi phí vận tải tại Cà Mau; Giá mua nguyên vật liệu tại Cà Mau; Chi phí
sinh hoạt khác (nhà ở, ăn uống,...).
Vị trí thuận lợi cho hoạt động kho bãi, các khu kinh tế (X8), gồm 2 biến quan
sát: Cà Mau có vị trí thuận lợi để phát triển hoạt động kho bãi; Cà Mau có vị
trí thuận lợi để phát triển các khu kinh tế.
Đối tác tin cậy (X9), gồm 1 biến quan sát: Tìm kiếm đối tác tin cậy tại Cà
Mau.
+ Phương trình hồi quy thể hiện sự ảnh hưởng của các yếu tố đến mức độ hấp dẫn
của môi trường đầu tư tại Cà Mau trong khu vực III – Thương mại – Dịch vụ như
sau:
Y = 1,080 + 0,308*X4 + 0,170*X4 + 0,156*X8 + 0,170*X9
BÀI 4: Các nhân tố quyết định dòng vốn FDI ở các nước châu Á (Tác giả
Nguyễn Văn Bổn và Nguyễn Minh Tiến, 2013)
- Ngữ cảnh: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định dòng vốn đầu tư nước ngoài ở
các nước Châu Á.
- Mô hình
Thâm hụt ngân sách
(BUD)
Cơ sở hạ tầng
(lnTELE)
Độ mở
thương mại
(OPEN)
Lao động
(LABO)
Quy mô thị trường
(lnGDP)
Đầu tư trực tiếp
nước ngoài
(FDI)
Lạm
phát
(INF)
Hình 4. Mô hình các yếu tố quyết định dòng vốn FDI ở các nước Châu Á
11
- Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thực nghiệm (phương pháp GMM), đồng thời sử
dụng mô hình hiệu chỉnh sai số dựa trên ước lượng PMG được sử dụng trên các dữ
liệu thứ cấp thu thập được từ bộ dữ liệu thống kê hàng năm của Ngân hàng thế giới
(WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) của 11 quốc gia đang phát triển ở Châu Á bao
gồm Bangladesh, Cambodia, Trung quốc, Ấn độ, Indonesia, Malaysia, Pakistan,
Philipphines, Sri Lanka, Thái Lan, Việt Nam trong giai đoạn 1990 – 2011, riêng
Cambodia từ 1993 đến 2011.
- Kết quả
+ Thông qua phương pháp hồi qui GMM sai phân Arellano-Bond và phương pháp
ước lượng PMG, nghiên cứu phát hiện là quy mô thị trường, lực lượng lao động và
độ mở thương mại là những nhân tố quyết định có ý nghĩa dương ở cả hai phương
pháp. Ngoài ra, phương pháp ước lượng PMG còn cho thấy thâm hụt ngân sách có
tác động âm ý nghĩa lên dòng vốn FDI.
+ Phương trình hồi quy dự đoán mức độ các nhân tố quyết định dòng vốn FDI ở các
nước Châu Á như sau:
Trong ngắn hạn:
FDI = 0,037*lnGDP + 0,677*LABO + 0,091*OPEN – 0,637*BUD
Trong dài hạn:
d(FDI) = 23,209 + 0,044*d(OPEN) – 0,123*d(BUD) – 0,092*INF(-1)
BÀI 5: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đầu tư trực
tiếp nước ngoài: trường hợp nghiên cứu điển hình tại TP. Đà Nẵng (Tác giả Lê
Tấn Lộc, Nguyễn Thị Tuyết, 2013)
- Ngữ cảnh: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đầu tư trực
tiếp nước ngoài: Trường hợp nghiên cứu điển hình tại TP. Đà Nẵng
12
- Mô hình
Sự hình thành
cụm ngành
Chất lượng
nguồn nhân lực
Lợi thế về chi
phí
Công tác quản lý
và hỗ trợ của chính
quyền địa phương
Vị trí địa lý và tài
nguyên thiên nhiên
Quy mô thị trường
Cơ sở
hạ tầng
Sự hài lòng
của nhà đầu
tư nước
ngoài
Chính sách về
ưu đãi đầu tư
của địa phương
Hình 5. Mô hình các yếu tố tác động đến sự hài lòng của nhà đầu tư nước ngoài
tại TP. Đà Nẵng
- Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, tiến hành điều tra 120
doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI trên địa bàn TP Đà Nẵng nhằm thu thập và phân
tích số liệu. Dựa vào mô hình phân tích khám phá (EFA) và phân tích hồi quy bội.
- Kết quả
+ Thông qua phân tích nhân tố khám phá và kiểm định mô hình hồi quy, các biến bị
loại bỏ là quy mô thị trường, lợi thế về chi phí, chính sách về ưu đãi đầu tư của địa
phương, do không có ý nghĩa thống kê.
+ Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp
nước ngoại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng lần lượt như sau: Nhóm nhân tố cơ sở
hạ tầng, công tác quản lý và hỗ trợ của chính quyền địa phương, nhóm nhân tố về
sự hình thành và phát triển của cụm ngành; chất lượng nguồn nhân lực và cuối cùng
là vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên.
+ Phương trình hồi quy như sau:
K = 0,27 + 0,129*V + 0,196*T + 0,157*L + 0,364*I + 0,224*G
13
2.2. Nghiên cứu ngoài nước
BÀI 6: Factors affecting the satisfaction of investors in industrial zones of Thai
Nguyen province ( Tác giả Nguyen Thi Thu Ha, 2016)
- Ngữ cảnh: Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của nhà đầu tư nước ngoài khi
thực hiện đầu tư vốn vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Mô hình
Phản hồi
(F_RES)
Độ hiểu biết
(F_UND)
Đồng cảm
(F_EMP)
Hữu hình
(F_TAN)
Khả năng
phục vụ
(F_ABI)
Sự hài lòng
của nhà đầu
tư
(F_SAT)
Sự uy tín
(F_CRE)
Hình 6. Mô hình sau khi điều chỉnh các yếu tố tác động đến quyết định của nhà
đầu tư nước ngoài vào các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Nghiên được thực hiện với 82 đáp viên là các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước
ngoài đang hoạt động trong KCN và tổng số phiếu thu về hợp lệ là 236 theo phương
pháp lấy mẫu thuận tiện bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi.
- Kết quả: Kết quả cho thấy có 07 nhân tố đo lường mức độ ảnh hưởng đến quyết
định của nhà đầu tư vào KCN tỉnh Thái Nguyên như phương trình sau:
F_SAT = 0,013 + 0,0648*F_ABI + 0,262*F_TAN + 0,0889*F_RES
Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của các
nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN tỉnh Thái Nguyên được sắp xếp từ cao
xuống thấp là: Khả năng phục vụ (F_ABI), Độ Hữu hình (F_TAN) và Mức độ phản
hồi (F_RES).
14
BÀI 7: Factors affecting the satisfaction of foreign investors-quantititative
analysis and policy implications to strengthen the FDI attraction in Bac Ninh
province of Vietnam ( Tác giả Nguyen Thi Thu Ha, Nguyen Thu Ha, Hoang
Van Duc, and Dang Vu Thang, 2016)
- Ngữ cảnh: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của các nhà đầu tư nước ngoài
phân tích số lượng và chính sách thực hiện để tăng cường hiệu quả đầu tư tại
Tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam.
- Mô hình
Môi trường
sống
(WLE)
Lợi thế
ngành đầu
tư (AII)
Lợi thế lao
động địa
phương
(ALL)
Chính sách
đầu tư
(IPO)
Năng lực
lãnh đạo
địa phương
(CLL)
Chi phí
cạnh tranh
(CIC)
Sự hài lòng
của nhà đầu
tư
(SAT)
Cơ sở hạ
tầng (IFI)
Nguồn
nhân lực
(HRE)
Hình 6. Mô hình điều chỉnh sau khi thực hiện kiểm định CRONBACH ALPHA và
phân tích các yếu tố khai thác tác động đến sự hài lòng của nhà đầu tư nước
ngoài vào Tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam
- Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Ngoài
ra, tác giả còn kế thừa các lý thuyết, mô hình từ các nghiên cứu trước của các tác
giả Corin và Taylor (1992), Dunning (1977), Romer và Lucas (2007). Nghiên cứu
được thực hiện thông qua khảo sát 235 nhà đầu tư nước ngoài vào Bắc Ninh (trong
đó có 1 người quản
15
+ Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua 01 cuộc khảo sát thử nghiệm
với 15 đáp viên trong các đối tượng nghiên cứu. Thông qua kết quả khảo sát, các
thang đo và câu hỏi khảo sát được điều chỉnh cho phù hợp với địa phương.
+ Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện với 235 đáp viên là các nhà đầu
tư trực tiếp nước ngoài (235 doanh nghiệp, trong đó, phỏng vấn 1 người quản lý
trong mỗi doanh nghiệp) theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện bằng kỹ thuật phỏng
vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi.
- Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy có 08 nhân tố đo lường mức độ ảnh
hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư vào Bắc Ninh như phương trình sau:
SAT = 0,735 + 0,2*CLL + 0,151*CIC + 0,145*ALL + 0,127*IPO + 0,096*IFI +
0,067*WLE + 0,055*HRE + 0,038*AII
Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố Năng lực lãnh đạo địa phương, Chi
phí cạnh tranh và Lợi thế lao động địa phương là các yếu tố tác động nhiều nhất.
BÀI 8: Foreign direct investment attraction into the industrial zones of Vinh
Phuc province in vietnam ( Tác giả Nguyen Thi Thu Ha, 2019)
- Ngữ cảnh: Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Mô hình
Môi trường
sống
(WLE)
Lợi thế
ngành đầu tư
(AII)
Chất lượng
dịch vụ (QPS)
Thương hiệu
địa phương
(LOB)
Chính
sách đầu
tư (IPO)
Cơ sở hạ
tầng
(IFI)
Chi phí cạnh
tranh (CIC)
Quyết
định của
nhà đầu tư
(SAT)
Nguồn nhân
lực (HRE)
Hình 8. Mô hình các yếu tố tác động đến quyết định của nhà đầu tư nước ngoài
vào các KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
16
- Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Ngoài
ra, tác giả dựa trên mô hình và thang đo từ các nghiên cứu trước của các tác giả
Đinh Phi Hổ (2011).
+ Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua số liệu thứ cấp từ các báo cáo
của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, Ban Quản lý các KCN, trang web của
Tỉnh và VCCI.
+ Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện với 175 doanh nghiệp là các nhà
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Vĩnh Phúc (phỏng vấn 2 người trong mỗi doanh
nghiệp) nên chính thức được thực hiện với 350 đáp viên là các nhà đầu tư trực tiếp
nước ngoài (342 phiếu trả lời hợp lệ) tại các khu công nghiệp theo phương pháp lấy
mẫu thuận tiện bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi.
- Kết quả
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu như các nhà đầu tư nước ngoài không hài lòng
với các yếu tố tác động khi đầu tư vào các KCN tỉnh Vĩnh Phúc. Mặc dù họ đã hài
lòng với một số đặc điểm như: Cơ sở hạ tầng như giao thông thuận tiện, hệ thống
điện, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống ngân hàng (IFI); Lợi thế ngành đầu tư
như thuận lợi của thị trường tiêu thụ chính, gần nhà cung cấp và nhà phân phối
(AII); Chất lượng dịch vụ công như Thủ tục hành chính;Trung tâm xúc tiến đầu tư
và thương mại có hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp (QPS); Chi phí đầu vào cạnh tranh
như Tiền thuê đất và chi phí nhân công thấp; Giá điện, giá nước và phí vận chuyển
hợp lý; Giá dịch vụ truyền thông cạnh tranh (CIC). Nhưng chưa hài lòng với các
vấn đề như: Chính sách đầu tư (IPO), Môi trường sống (WLE), Thương hiệu địa
phương (LOB), Nguồn nhân lực (HRE).
BÀI 9: Factors affecting investors' satisfaction in industrial zones and results
in investment attraction in industrial zones in Binh Dinh province, Vietnam (
Tác giả Hoang Thi Hoai Huong và Nguyen Thi Thuy Dung, 2019)
- Ngữ cảnh: Nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào các KCN tại tỉnh Bình Định, Việt Nam.
17
- Mô hình
Phát triển cơ sở
hạ tầng xã hội
KCN (HTKH)
Lợi thế
ngành đầu
tư (LTDT)
Quản lý và
hỗ trợ của
địa phương
(CQDP)
Chi phí sử
dụng cơ sở
hạ tầng
(CPHT)
Chính sách
đầu tư
(CSDT)
Sự hài lòng
của nhà đầu
tư
(MHL)
Phát triển
cơ sở hạ
tầng KCN
(HTKT)
Nguồn nhân
lực (NNL)
Hình 9. Mô hình các yếu tố tác động đến sự hài lòng của nhà đầu tư nước ngoài
vào các KCN Tỉnh Bình Định, Việt Nam
- Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Ngoài
ra, tác giả còn kế thừa các lý thuyết, mô hình từ các nghiên cứu trước của các tác
giả Nguyễn Đình Thọ (2009), Đinh Phi Hổ (2012).
Nghiên cứu được thực hiện với 185 đáp viên là các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài,
số phiếu phản hồi 170 phiếu (156 phiếu trả lời hợp lệ) theo phương pháp lấy mẫu
thuận tiện bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi.
- Kết quả: Dựa vào kết quả kiểm tra tỷ lệ, có 8 biến độc lập như phân tích EFA đã
nêu như mô hình và 2 biến kiểm soát là Diện tích thuê đất (DTT), Quy mô lao
động (LD). Kết quả nghiên cứu sự hài lòng của nhà đầu tư vào KCN tỉnh Bình
Định như phương trình sau:
MHL = 0,93 – 0,001*DTT – 0,052*NNLA + 0,037*NNLB + 0,008*CSDT +
0,164*LTDT + 0,029*CPHT + 0,111*CQDP + 0,306*HTXH + 0,182*HTKT
Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy trong 08 yếu tố tác động đến quyết định của
nhà đầu tư thì các yếu tố nhóm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
18
BÀI 10: Factors affecting foreign direct investment in Thanh Hoa province
(Lê Hoàng Bá Huyền, 2015)
- Ngữ cảnh: Các yếu tố chính tác động đến đầu tư nước ngoài vào tỉnh Thanh
Hóa, Việt Nam.
- Mô hình
Can thiệp
của chính
phủ (X4)
Lao động
(X5)
Sự năng động
của lãnh đạo
tỉnh (X6)
Kiếm soát
tham
nhũng (X8)
Chi phí đền
bù (X3)
Tác động
môi trường
(X9)
Thời gian
đánh giá
(X2)
Thời gian giấy
phép đầu tư
(X1)
Tiếp cận của
các nhà hoạch
định chính
sách (X7)
Dòng vốn
đầu tư trực
tiếp nước
ngoài
(LFDI)
Tiếp cận thông
tin về chính
sách đầu tư
(X10)
Hình 10. Mô hình các yếu tố quyết định dòng vốn FDI vào tỉnh Thanh Hóa, Việt
Nam
- Phương pháp nghiên cứu
Bài báo sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định
lượng thông qua khảo sát 2 nhóm đối tượng mục tiêu. Nghiên cứu chính thức được
thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua khảo sát 37 đáp viên thuộc nhóm
những nhà quản lý và các cổ đông chính của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài,
việc khảo sát đã được thực hiện trên 37 đáp viên. Nhóm thứ hai là những nhân viên
trong các cơ quan nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, chức năng liên quan đến hoạt
động đầu tư nước ngoài tại tỉnh Thanh Hóa, việc khảo sát đã được thực hiện trên 80
đáp viên. Bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi
quy bội.
19
Bài viết này sử dụng dữ liệu thứ cấp từ Niên Giám Thống Kê Thanh Hóa 2013 (tần
số dữ liệu là hằng năm, từ 2001 đến 2013 cho tất cả các dự án được cấp phép tại
Tỉnh Thanh Hóa). Bên cạnh đó, bài viết còn sử dụng phương pháp nghiên cứu định
lượng dựa vào phân tích hồi quy.
- Kết quả
+ Kết quả thực nghiệm cho thấy Thời gian giấy phép đầu tư (X1) tác động tới FDI
là 85%, Thời gian đánh giá thiết kế cơ bản, quy hoạch và cấp phép xây dựng (X2)
tác động 66%, Can thiệp của chính phủ vào hoạt động của doanh nghiệp (X4) tác
động 62, Sự năng động của lãnh đạo tỉnh (X6) tác động 79% và việc Tiếp cận thông
tin về chính sách đầu tư (X10) tác động 66% là những yếu tố quyết định tiềm năng
của dòng vốn FDI vào Thanh Hóa.
3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT
Nhóm nghiên cứu quyết định kiểm định lặp lại dựa trên bài nghiên cứu “Các yếu tố
tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai“ của Tác giả Nguyễn Viết Bằng và cộng sự, 2016, bởi vì
nhóm nhận thấy tỉnh Bình Dương và Đồng Nai có nhiều điểm tương đồng như: (1)
Vị trí địa lý đều nằm tại Khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam; (2) Đều là các điểm
thu hút đầu tư FDI nhiều trên cả nước; (3) Đặc điểm kinh tế - xã hội tương tự nhau.
Xuất phát từ thực tiễn trong triển khai thu hút FDI và từ các nghiên cứu về FDI, khi
các nhà đầu tư nước ngoài quyết định bỏ vốn của mình vào các dự án ở các quốc
gia, họ thường quan tâm đến nhiều các yếu tố về kinh tế - xã hội của quốc gia và
các vùng miền, địa phương mà họ có dự định đầu tư. Để thu hút được các nhà đầu
tư, cần thiết phải làm cho họ thỏa mãn (tức là hài lòng) về công việc đầu tư của họ.
Đồng thời, sự thỏa mãn của nhà đầu tư chịu tác động của nhiều yếu tố, mà trong đó
có 8 yếu tố cơ bản sau: (1) cơ sở hạ tầng; (2) chế độ chính sách đầu tư; (3) môi
trường sống và làm việc; (4) lợi thế ngành đầu tư; (5) chất lượng dịch vụ công; (6)
thương hiệu địa phương; (7) nguồn nhân lực; (8) chi phí cạnh tranh.
20
Lợi thế ngành
đầu tư (LTDT)
Môi trường sống
(MTS)
Chất lượng
dịch vụ
(CLDV)
Thương hiệu địa
phương (THDP)
Chính sách đầu
tư (CSDT)
Chi phí cạnh
tranh (CPCT)
Quyết định của
nhà đầu tư
(SAT)
Cơ sở hạ tầng
(CSHT)
Nguồn nhân
lực (NNL)
Mô hình nghiên cứu đề xuất
SAT = β0 + β1*MTS + β2*CSHT + β3*CSDT + β4*NNL + β5*LTDT +
β6*THDP + β7*CPCT + β8*CLDV + ε
Cơ sở hạ tầng đầu tư:
Cơ sở hạ tầng là yếu tố cơ bản và cần thiết cho việc sản xuất kinh doanh của bất kỳ
công ty nào. Các yếu tố này bao gồm các yếu tố về hạ tầng cơ bản như điện, nước,
giao thông, mặt bằng và các yếu tố hạ tầng kỹ thuật như thông tin liên lạc, hệ thống
ngân hàng (Hổ, 2011). Vì vậy, cơ sở hạ tầng có tác động cùng chiều với quyết định
của các nhà đầu tư. Và tác giả đã đưa ra giả thuyết H1 như sau:
H1: Cơ sở hạ tầng có tác động cùng chiều đến quyết định của các nhà đầu tư.
Chế độ chính sách đầu tư:
Chế độ chính sách đầu tư thể hiện qua chính sách của chính quyền địa phương về
ưu đãi đối với đầu tư; tính năng động của chính quyền trong hỗ trợ doanh nghiệp
đầu tư về thủ tục hành chính, pháp lý, thuế; các văn bản, chính sách rõ ràng, minh
bạch và được triển khai nhanh đến doanh nghiệp để cán bộ công quyền không thể
trục lợi hay nhũng nhiễu doanh nghiệp (Hổ, 2011). Do vậy chế độ chính sách đầu tư
có tác động cùng chiều đến quyết định của các nhà đầu tư. iả thuyết H2 như sau:
H2: Chế độ chính sách đầu tư tác động cùng chiều đến quyết định của nhà đầu tư
21
Môi trường sống và làm việc
Môi trường sống và làm việc thể hiện qua các yếu tố về văn hoá, giáo dục, y tế,
chất lượng môi trường sống, vui chơi, sinh hoạt, sự hoà hợp và chi phí hợp lý thể
hiện một môi trường sống chất lượng và phù hợp với nhà đầu tư và người lao
động để có thể hoạt động hiệu quả và gắn bó lâu dài với địa phương (Hổ, 2011).
Do vậy, môi trường sống và làm việc có tác động cùng chiều với quyết định của
các nhà đầu tư. Vì vậy, tác giả đưa ra giả thuyết H3 như sau:
H3: Môi trường sống và làm việc có tác động cùng chiều đến quyết định của các
nhà đầu tư
Lợi thế ngành đầu tư của doanh nghiệp:
Doanh nghiệp đầu tư vào địa phương để tận dụng lợi thế của ngành. Các lợi thế đó
là gần thị trường nguyên liệu chính cho sản xuất hay gần thị trường tiêu thụ chính,
gần các doanh nghiệp bạn hàng để giảm chi phí vận chuyển, tăng tính liên kết hoặc
cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh chính để duy trì sự hiện diện, chiếm lĩnh thị phần
(Hổ, 2011). Do vậy, lợi thế ngành đầu tư của doanh nghiệp có tác động cùng chiều
với quyết định của các nhà đầu tư. Vì vậy, tác giả đưa ra giả thuyết H4 như sau:
H4: Lợi thế ngành đầu tư của doanh nghiệp có tác động cùng chiều đến quyết định
của các nhà đầu tư
Chất lượng dịch vụ công
Một địa phương có chất lượng dịch vụ công tốt nhà đầu tư có thể dễ dàng tuân thủ
theo chính sách của nhà nước, tiết kiệm thời gian và tiền bạc trong giải quyết các
thủ tục hành chính cần thiết trong hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh cũng
như hưởng lợi từ những hỗ trợ của Nhà nước ở những khu vực mà Nhà nước có lợi
thế và doanh nghiệp khó có khả năng tự tiếp cận. Để thu hút đầu tư, cần cung cấp
cho các nhà đầu tư các dịch vụ công có chất lượng như thủ tục hải quan nhanh gọn;
hỗ trợ thông tin xuất nhập khẩu, quảng cáo; sở hữu công nghiệp; xúc tiến thương
mại (Hổ, 2011). Do vậy, Chất lượng dịch vụ công tại địa phương có tác động cùng
chiều đến quyết định của các nhà đầu tư vào địa phương này. Giả thuyết H5 như sau:
H5: Chất lượng dịch vụ công tác động cùng chiều đến quyết định của nhà đầu tư.
22
Thương hiệu địa phương
Thương hiệu địa phương có thể coi là một trong những yếu tố tác động đến quyết
định của khách hàng đầu tư đối với địa phương. Doanh nghiệp quyết định đầu tư
vào địa phương khi họ hoạt động có hiệu quả tại địa phương đó. Một doanh nghiệp
có thể coi là hoạt động hiệu quả khi các mục tiêu mà nó đề ra đạt được như ý muốn.
Trong đó hai mục tiêu quan trọng nhất là tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận theo ý
muốn. Các nhà đầu tư thường tìm đến những địa phương có thương hiệu để đầu tư
vì họ có thể tiết kiệm được chi phí tìm hiểu môi trường đầu tư và tránh được rủi ro
(Hổ, 2011). Do vậy, Thương hiệu địa phương có tác động cùng chiều đến quyết
định của các nhà đầu tư. Và tác giả đã đưa ra giả thuyết H6 như sau:
H6: thương hiệu địa phương có tác động cùng chiều đến quyết định của các nhà
đầu tư
Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng mà một doanh nghiệp phải cân nhắc khi quyết
định có đầu tư vào địa phương hay không. Nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ là yếu tố
hấp dẫn để thu hút các doanh nghiệp có trình độ công nghệ không cao và thâm dụng
lao động; lao động có kỹ năng và có kỷ luật thích hợp cho những dây chuyền sản
xuất công nghiệp; và đặc biệt là lao động quản lý, lao động kỹ thuật có trình độ
ngoại ngữ làm việc cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (Hổ, 2011). Một địa
phương có nguồn nhân lực dồi dào, đa dạng luôn là yếu tố hấp dẫn các doanh
nghiệp đầu tư. Vì vậy, nguồn nhân lực sẽ có tác động cùng chiều đến quyết định của
các nhà đầu tư. Và tác giả đã đưa ra giả thuyết H7 như sau:
H7: Nguồn nhân lực có tác động cùng chiều đến quyết định của các nhà đầu tư.
Chi phí đầu vào cạnh tranh:
Chi phí đầu vào cạnh tranh là yếu tố cơ bản liên quan trực tiếp đến hiệu quả đầu tư
của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tăng tính cạnh tranh hoặc tìm kiếm
mức lợi nhuận cao hơn khi có chi phí đầu vào thấp. Một chí phí cạnh tranh bên
cạnh mức giá hợp lý còn phải luôn đi kèm với chất lượng của sản phẩm dịch vụ
23
đảm bảo (Hổ, 2011). Vì vậy, chi ph đầu vào cạnh tranh sẽ có tác động cùng chiều
đến quyết định của các nhà đầu tư. Và tác giả đã đưa ra giả thuyết H8 như sau:
H8: Chi phí đầu vào cạnh tranh có tác động cùng chiều đến quyết định của các nhà
đầu tư.
Quyết định của nhà đầu tư:
Nhà đầu tư sẽ quyết định đầu tư vào những hoạt động kinh doanh mà họ cảm thấy
được thuận lợi và tiến triển theo mong muốn. Hiệu quả trong hoạt động đầu tư cũng
thể hiện được mức độ quyết định đầu tư của nhà đầu tư. Nhà đầu tư quyết định đầu
tư vào địa phương thường có xu hướng tiếp tục đầu tư sản xuất - kinh doanh lâu dài
ở địa phương cũng như giới thiệu địa phương cho các nhà đầu tư khác (Đinh Phi
Hổ, 2011).
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach‘s Alpha của thang đo
Phân tích độ tin cậy của các khái niệm nghiên cứu thông qua hệ số Cronbach‘s
Alpha. Điều kiện để đạt độ tin cậy là hệ số Cronbach Alpha >0,6 và tương quan
biến tổng >0,3 (Nunnally & Burnstein, 1994). Kết quả kiểm định cho thấy các biến
sau bị loại:
CSHT6 (Hệ thống ngân hàng đáp ứng được yêu cầu):
0.123 < 0.3
MTS1 (Các bất đồng giữa CN và DN được giải quyết thỏa đáng):
0.261 < 0.3
MTS4 (Môi trường không bị ô nhiễm):
0.240 < 0.3
MTS5 (Điểm vui chơi giải trí hấp dẫn):
0.265 < 0.3
MTS6 (Người dân thân thiện):
0.290 < 0.3
THDP1 (Tôi đầu tư ở đây chỉ đơn giản vì muốn đầu tư vào BD):
0.219 < 0.3
NNL6 (Dễ dàng tuyển dụng cán bộ quản lý giỏi tại địa phương):
0.261 < 0.3