Tải bản đầy đủ (.docx) (98 trang)

luận văn thạc sĩ hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty TNHH hoàng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.96 KB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
----------------------------

HOÀNG TÙNG NAM

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HOÀNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


HÀ NỘI, NĂM 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
----------------------------

HOÀNG TÙNG NAM

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HOÀNG
NAM

CHUYÊN NGÀNH
MÃ SỐ

: QUẢN TRỊ KINH DOANH
: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS,TS. PHAN THỊ THU HOÀI


HÀ NỘI, NĂM 2018


1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu độc lập của riêng
tôi, không sao chép bất kỳ một công trình hay một luận văn của bất cứ tác giả nào
khác. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực. Các tài liệu trích dẫn có
nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả

Hoàng Tùng Nam


2

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS,TS. Phan Thị Thu
Hoài, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình làm luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Đại học
Thương Mại đã giảng dạy cho tôi kiến thức quý báu làm nền tăng cho tôi hoàn thiện
luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty Trách
nhiệm hữu hạn Hoàng Nam đã cung cấp thông tin và nhiệt tình hỗ trợ trong việc thu
thập số liệu và các công ty khác đã có những ý kiến đóng góp thực tế giúp tôi hoàn

thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đã luôn tạo điều
kiện, quan tâm, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành
luận văn.


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................vi
DANH SÁCH BẢNG............................................................................................vii
DANH SÁCH HÌNH VẼ.......................................................................................vii
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài................................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................5
4. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................5
6. Kết cấu nội dung của luận văn.............................................................................7
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH
DOANH TRONG DOANH NGHIỆP....................................................................9
1.1. Các khái niệm cơ bản.......................................................................................9
1.1.1. Khái niệm chiến lược.....................................................................................9
1.1.2. Khái niệm chiến lược kinh doanh................................................................10
1.1.3. Khái niệm hoạch định chiến lược kinh doanh.............................................11
1.1.4. Vai trò của hoạch định chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp........13
1.2. Các cấp độ chiến lược.....................................................................................13

1.2.1. Chiến lược cấp công ty.................................................................................14
1.2.2. Chiến lược cấp bộ phận kinh doanh............................................................14
1.2.3. Chiến lược cấp chức năng............................................................................15
1.3. Quy trình hoạch định chiến lược của doanh nghiệp....................................16
1.3.1. Đặc điểm của hoạch định chiến lược...........................................................16
1.3.2. Nội dung và trình tự hoạch định chiến lược................................................17


4

1.4. Các mô hình chiến lược..................................................................................29
1.4.1. Mô hình chiến lược tăng trưởng..................................................................29
1.4.2. Chiến lược ổn định.......................................................................................31
1.4.3. Chiến lược cắt giảm......................................................................................31
1.4.4. Chiến lược hỗn hợp......................................................................................32
1.5. Các công cụ hỗ trợ hoạch định chiến lược kinh doanh................................32
1.5.1. Ma trận các yếu tố bên trong (IFAS)...........................................................32
1.5.2. Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFAS)..........................................................33
1.5.3. Ma trận TOWS..............................................................................................35
1.5.4. Ma trận QSPM..............................................................................................36
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
KINH DOANH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HOÀNG NAM.......40
2.1. Khái quát về Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hoàng Nam...........................40
2.1.1. Giới thiệu về Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Nam...........................40
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Hoàng Nam......41
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Hoàng Nam...............43
2.2. Phân tích môi trường kinh doanh của Công ty TNHH Hoàng Nam..........44
2.2.1. Môi trường bên ngoài...................................................................................44
2.2.2. Phân tích môi trường vi mô..........................................................................49
2.2.3. Phân tích môi trường nội bộ........................................................................53

2.2.4. Nhận diện cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu của Công ty TNHH
Hoàng Nam............................................................................................................. 58
Điểm mạnh.............................................................................................................58
CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HOÀNG NAM.........................61
3.1.Định hướng kinh doanh của công ty trong thời gian tới...............................61
3.1.1. Xác định nhiệm vụ kinh doanh trong thời gian tới.....................................61
3.1.2. Mục tiêu phát triển kinh doanh của công tytrong thời gian tới..................62


5

3.1.3. Phân tích ma trận SWOT để hoạch định chiến lược kinh doanh công ty
TNHH Hoàng Nam trong thời gian tới.................................................................63
3.1.4.Lựa chọn và đánh giá chiến lược nhóm sản phẩm......................................70
3.2 Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Hoàng Nam..........73
3.2.1 Nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu thị trườngcủa công ty............73
3.2.2 Phát triển nguồn nhân lực............................................................................73
3.2.3.Phương án Marketing...................................................................................75
3.2.4. Xây dựng một số chiến lược sản xuất kinh doanh......................................77
KẾT LUẬN............................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
TNHH

IMF
UBND
CLCT
FAO
TT-BXD

ND-CP
ĐTXD
MTV
TCVN
Ma trận IFE
Ma trận EFE
Ma trận SWOT
Ma trận QSPM

Viết đầy đủ
Trách nhiệm hữu hạn
Quỹ tiền tệ quốc tế
Ủy ban nhân dân
Chất lượng công trình
Tổ chức Liên hợp quốc về lương thực và nông nghiệp
Thông tư bộ xây dựng
Quyết định
Nghị định chính phủ
Đầu tư xây dựng
Một thành viên
Tiêu chuẩn Việt Nam
Ma trận đánhgiácácyếutố bên trong
Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài
Ma trận các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ

Ma trận hoạch định chiến lược định lượng


7

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1: Ma trận IFAS..............................................................................................33
Bảng 2: Ma trận EFAS.............................................................................................34
Bảng 3: Ma trận TOWS...........................................................................................35
Bảng 4: Ma trận QSPM...........................................................................................37
Bảng 5: Kết quả doanh thu và lợi nhuận của Công ty TNHH Hoàng Nam..............43
Bảng 6: So sánh điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh................................51
Bảng 7: Mức độ gia tăng chất lượng nhóm sản phẩm chất lượng cao.....................57
Bảng 8: Vai trò của ngành thép trong nền kinh tế Việt Nam....................................61
Bảng 9: Mục tiêu sản lượng thép xuất khẩu............................................................62
Bảng 10: Ma trận SWOT của công ty TNHH Hoàng Nam......................................68
Bảng 11: Ma trận đánh giá đáp ứng của chiến lược với các yếu tốt môi trường S-O
công ty TNHH Hoàng Nam.....................................................................................70
Bảng 12: Ma trận hoạch định chiến lược nhóm S-T công ty TNHH Hoàng Nam. . .71
Bảng 13: Ma trận hoạch định chiến lược nhóm W-O công ty TNHH Hoàng Nam..71
Bảng 14: Ma trận hoạch định chiến lược nhóm W-T công ty TNN Hoàng Nam.....72

DANH SÁCH HÌNH VẼ
Hình 1: Cơ cấu lao động công tyTNHH Hoàng Nam
Hình 2 : Mô hình phân tích 5 lực lượng của M. Porter


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong tất cả các hoạt động của bất kỳ một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế
thị trường thì công tác thị trường tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quyết định đến các
hoạt động khác của doanh nghiệp. Mặt khác, môi trường kinh doanh mà doanh
nghiệp hoạt động luôn luôn biến động, thị trường luôn vận động theo những quy
luật vốn có của nó. Chính vì thế, chỉ nắm vững các xu thế vận động thị trường, đưa
ra được các quyết định sản xuất kinh doanh phù hợp với sự thay đổi của thị trường
nói riêng và của môi trường nói chung thì doanh nghiệp mới có các cơ hội để thành
công trong lĩnh vực mình hoạt động.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta rơi vào tình trạng suy thoái đặc
biệtngành xây dựng đang bị điêu đứng kéo theo việc tiêu thụ các sản phẩm dành
cho xây dựng như vật liệu xây dựng nói chung và sắt thép xây dựng nói riêng cũng
rất khó khăn. Thị trường với những đòi hỏi khắt khe và đầy rẫy sự cạnh tranh khốc
liệt đã đòi hỏi các doanh nghiệp của nước ta phải dần chuyển các phương thức cũ
sang các hình thức kinh doanh mới.Việc chiếm lĩnh thị trường giờ đây đã trở thành
một yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp.
Vì vậy, việc hoạch định chiến lược là một việc rất cần thiết đối với mỗi tổ
chức, nó là cơ sở tổ chức đề ra các chiến lược hoạt động và các mục tiêu cần hướng
đến, giúp tổ chức có định hướng phát triển đúng. Tuy nhiên, trên thực tế việc lập kế
hoạch chiến lược không phổ biến tại các doanh nghiệp, bởi các nhà quản lý thường
nghĩ mình có khả năng bao quát toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp và tình hình
thị trường biến đổi nhanh chóng nên việc sử dụng chiến lược không mang lại lợi ích
gì. Chính điều này dẫn đến sự thất bại và phá sản của không ít doanh nghiệp hoạt
động trên thị trường.
Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh trong giai
đoạn khó khăn chung của nền kinh tế, các doanh nghiệp không còn sự lựa chọn nào
khác là phải nỗ lực hết mình, lựa chon một hướng đi đúng đắn,có hiêụ quả,đồng
nghĩa với việc xác định được một chiến lược kinh doanh hợp lý và kịp thời. Với mặt


2

hàng vật liệu xây dựng thì trong giai đoạn trì trệ của ngành xây dựng nói riêng của
nền kinh tế nói chung thì việc kinh doanh mặt hằng này đang gặp nhiều khó khăn.
Xây dựng các công trình lớn của các công ty bất động sản trên thị trường đều bị
dừng lại nhưng các công trình dân dụng vẫn rất sôi động đây là thị trường tiềm năng
cần được chú trọng khai thác trong giai đoạn khó khăn này.
Công ty TNHH Hoàng Nam là một công ty mới đi vào hoạt động, bởi vậy việc
đề ra các chiến lược và lên kế hoạch tổ chức thực hiện chiến lược là rất cần thiết để
công ty có thể đứng vững trên thị trường và có kế hoạch chống lại những nguy cơ,
thách thức mà thị trường đem lại.
Với ý nghĩa muốn nghiên cứu rõ về hoạch định chiến lược, nghiên cứu các
yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Hoàng
Nam, vận dụng một số mô hình phân tích, đánh giá để lưa chọn chiến lược phát
triển cho công ty, đề xuất một số giải pháp hỗ trợ để công ty thực hiện tốt chiến
lược, tác giả đã lựa chọn đề tài: "Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty
TNHH Hoàng Nam ” là đề tài luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Các nghiên cứu về hoạch định chiến lược kinh doanh tại Việt Nam đã được
thục hiện với phạm vi và đối tượng nghiên cứu khác nhau. Tác giả đã tìm hiểu một
số công trình nghiên cứu có liên quan như:
David (2015), trong bài viết “Quản trị chiến lược: khái luận và các tình
huống” nêu lên rằng cần tạo tính chủ động và sự khác biệt trong cạnh tranh. Bằng
các hoạt động xác định mục tiêu phù hợp với khả năng hiện có và triển vọng phát
triển, kể cả tham vọng phát triển kinh doanh toàn cầu; huy động và phân bổ nguồn
lực hợp lý; tiên lượng được nhu cầu thị trường, nhận thức đầy đủ cơ hội và thách
thức, biết làm cho doanh nghiệp mình trở nên khác biệt với những ưu thế cạnh tranh
đặc biệt để có thể giành chiến thắng trong quan hệ cạnh tranh một cách chủ động.
Đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể hoàn toàn chủ động điều chỉnh chiến lược
kinh doanh của mình để đảm bảo cho nó luôn luôn phù hợp với những biến động
không ngừng của môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế.Theo nghiên cứu



3
này thì lợi ích cơ bản nhất mà công tác quản trị chiến lược đem đến là sự chủ
động, mang lại chiến thắng trong quan hệ cạnh tranh trên thị trường mục tiêu của
doanh nghiệp.
Aaker (2007), nghiên cứu về “Triển khai chiến lược kinh doanh” nhận định
muốn quản trị thành công một doanh nghiệp nhất thiết phải có chiến lược kinh
doanh. Vấn đề then chốt là đặt ra một hệ thống quản trị sao cho nhà quản trị: Có
được một tầm nhìn rõ nét về công việc của mình; Có thể bao quát và hiểu được môi
trường năng động của kinh doanh; Từ đó chọn ra những giải pháp chiến lược phù
hợp một cách sáng tạo và khôn ngoan; Để có một sách lược cạnh tranh dựa trên lợi
thế của mình. Nghiên cứu được chia thành bốn chủ đề.Chủ đề 1 là phương pháp
phân tích môi trường kinh doanh.Chủ đề 2 là chọn lợi thế cạnh tranh lâu dài, gọi tắt
là SCA.Phải chọn SCA trên cơ sở tổ chức và năng lực của doanh nghiệp. Chủ đề 3
là quyết định đầu tư. Cần phải biết chọn lựa khi nào thì đầu tư hoặc giải tư, và đầu
tư/giải tư ở mức độ nào.Chủ đề 4 là thực thi chiến lược. Muốn chiến lược thành
công nhà quản trị phải hiểu rõ cơ cấu, hệ thống, con người, nền văn hóa của tổ
chức. Phải biết thích ứng với môi trường kinh doanh, biết liên kết để giành ưu thế,
biết tiến thoái khi thị trường không chấp nhận hoặc khi bị áp lực cạnh tranh toàn
cầu.Nghiên cứu vừa là hoạch định vừa là thực hiện các chiến lược trong kinh doanh
của doanh nghiệp.
Phạm Đăng Hưng (2011), với đề tài “Xây dựng chiến lược kinh doanh của
công ty TNHH Dược phẩm An Thiên đến năm 2020” đã hệ thống hóa lý luận về
chiến lược kinh doanh, đồng thời xác định các yếu tố tác động đến môi trường hoạt
động của doanh nghiệp. Trên cơ sở lý luận được hệ thống, luận văn đã đi sâu trong
việc phân tích và đánh giá tác động từ môi trường kinh doanh đến kết quả hoạt động
của Công ty TNHH Dược phẩm An Thiên. Tác giả đã lựa chọn các chiến lược kinh
doanh phù hợp với thực trạng của Công ty TNHH Dược phẩm An Thiên, đồng thời
đề ra những giải pháp, kiến nghị giúp cho việc thực hiện có hiệu quả chiến lược
kinh doanh của công ty. Đây là đề tài có nhiều điểm chung khi thực hiện đối với

một công ty sản xuất và phân phối dược phẩm. Tuy nhiên công ty TNHH Hoàng


4
Nam thiên về sản xuất nguyên liệu hơn và sự khác nhau về các điều kiện môi
trường bên, cũng như thị trường hướng đến của mỗi doanh nghiệp nên đề tài chỉ có
đóng góp là tài liệu tham khảo.
Nguyễn Thị Mai Trâm (2013), trong nghiên cứu “Chiến lược marketing sản
phẩm thuốc Biragan tại công ty cổ phần dược phẩm Bidiphar”, nghiên cứu thực
trạng sản xuất và kinh doanh dược phẩm của công ty trên thị trường cả nước cho
thấy thị trường dược phẩm rất đa dạng: đa dạng về chủng loại, đa dạng về công ty
cạnh tranh, đa dạng về tập quán tiêu dùng… Đề tài rút ra được một số điểm sau:
công ty chưa tạo được lợi thế marketing, là một công ty lớn nhưng các hoạt động
nghiên cứu thị trường, tiếp thị, kích thích tiêu thụ…chưa có hiệu quả. Tuy nhiên đề
tài này nghiên cứu về chiến lược marketing sản phẩm thuốc, chỉ là một bộ phận của
các các chiến lược.Đề tài có tính chất tham khảo nhất định.
Các công trình nghiên cứu trên đã làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến
khái niệm về chiến lược, về quy trình xây dựng chiến lược của một tổ chức, nội
dung cơ bản của một chiến lược, các công cụ giúp phân tích sự ảnh hưởng của
các yếu tố môi trường, quá trình xây dựng các phương án chiến lược, chọn lựa
chiến lược phù hợp và cách thức triển khai có hiệu quả, chính xác chiến lược.
Các nghiên cứu đã cung cấp hệ thống lý thuyết cũng như các tình hưống trong
xây dựng và thực hiệnchiến lược kinh doanh tại các doanh nghiệp, là những cơ
sở vững chắc về lý thuyết cũng như thực tế cho luận văn này tham khảo trong
quá trình thực hiện.
Nhìn chung, các nghiên cứu trong và ngoài nước đều có mức độ liên quan
khác nhau, hỗ trợ trong quá trình nghiên cứu. Tuy nhiên đề tài của tác giả đi sâu
nghiên cứu về chiến lược của một công ty hoạt động trong một lĩnh vực mới đó là
vật liệu xây dựng, chính vì một ngành mới nên đề tài hứa hẹn sẽ có những đóng góp
mới mẻ để doanh nghiệp vững vàng hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. Cơ

sở thực hiện của nghiên cứu là thông qua việc tham khảo những lý luận từ nhiều
nguồn, từ nhiều nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện chúng phù hợp với lĩnh vực kinh
doanh của doanh nghiệp cụ thể là công ty TNHH Hoàng Nam.


5
3. Phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian và năng lực nghiên cứu nên đề tài luận văn giới hạn
phạm vi nghiên cứu như sau:
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu vào các hoạt động và nội
dung liên quan đến các bước hoạch định chiến lược kinh doanh với lĩnh vực kinh
doanh vật liệu xây dựng của Công ty TNHH Hoàng Nam.
Về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu việc hoạch định chiến lược kinh
doanh cho sản phẩm sắt thép xây dựng trên thị trường tỉnh Vĩnh Phúc bao gồm:
thành phố Phúc Yên, thành phố Vĩnh Yên, huyện Bình Xuyên, huyện Lập Thạch,
huyện Vĩnh Tường, huyện Sông Lô và huyện Yên Lạc.
Về thời gian: Nghiên cứu các dữ liệu về chiến lược kinh doanh của công ty
TNHH Hoàng Nam trong khoảng thời gian 3 năm gần đây từ năm (2015 – 2018) và
xu hướng diễn biến trong 5 năm từ (2019 tới 2024), tầm nhìn tới năm 2027.
Đề tài tập trung vàonội dung hoạch định chiến lược kinh doanh của Công Ty
TNHH Hoàng Nam.
4. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài luận văn hướng tới các mục tiêu cụ thể sau:
Một là, nghiên cứu một số vấn đề cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược kinh
doanh của công ty kinh doanh
Hai là, thông qua đánh giá thực trạng hoạch định chiến lược kinh doanh của
công ty TNHH Hoàng Nam để chỉ ra thành công, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến
thực trạng đó
Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạch định chiến lược kinh
doanh của công ty TNHH Hoàng Nam, góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh

doanh của công ty ngày càng hiệu quả hơn, đồng thời có thể nâng cao vị thế và khả
năng cạnh tranh của công ty trên thương trường.
5. Phương pháp nghiên cứu
Công ty TNHH Hoàng Nam được lựa chọn làm đơn vị điều tra, nghiên cứu
cho đề tài vì lý do:


6
Công ty Hoàng Nam là công ty có quyền phân phối bán sản phẩm sắt thép từ
tổng công ty thép Việt Nam như Tập đoàn Hoa Sen, Hòa Phát... Là đơn vị điển hình
được xây dựng với cơ sở hạ tầng, có những bước tiến đột phá trong phân phối sắt
thép trong nước.
Đối tượng khảo sát: Khảo sát các yếu tố bên trong và bên ngoài của công ty
chủ yếu là yếu tố liên quan đến thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty vào
hoạch định chiến lược kinh doanh của Công TyTNHH Hoàng Nam.
5.1. Phương pháp thu thập thông tin
Đề tài sử dụng các phương pháp thu thập thông tin để nghiên cứu:
5.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
Là thông tin có sẵn đã được tổng hợp và công bố trước đó, thông tin thứ cấp
làm cơ sở phục vụ cho đề tài nghiên cứu trước đó. Chẳng hạn như: Các thông tin và
số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm 2016 – 2018; Hệ
thống các văn bản, các chính sách đã áp dụng tại công ty trong thời gian qua; Nguồn
lực phục vụ cho hoạt động công ty nói chung và bộ phận hoạch định chiến lược
kinh doanh nói chung.
Nguồn thu thập thông tin thứ cấp
- Thu thập qua các kết quả nghiên cứu, sách báo, tạp chí, các báo cáo của
trung ương, địa phương và các website liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Các báo cáo tài chính của công ty, Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc.
5.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệusơ cấp:
Là thông tin thu thập được trong quá trình điều tra, khảo sát theo phiếu điều

tra, phỏng vấn cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp. Đây là phương pháp chủ yếu
xác định thực trang việc hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty TNHH
Hoàng Nam, qua đó thấy được những khó khăn, hạn chế và có giải pháp khắc phục,
hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty.
5.1.2.1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu
Căn cứ phạm vi nghiên cứu, tôi tiến hành chọn đại diện điển hình để tiến hành
điều tra bằng phiếu đã xây dựng trước. Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn, điều tra 3
cán bộ trong ban quản trị, 4 cán bộ làm công tác tài chính kế toán trong công ty để


7
thu thập các ý kiến đánh giá về xây dựng hoạch định chiến lược kinh doanh của
công ty trong thời gian qua và thời gian tới.
Sử dụng phỏng vấn nhanh các đối tượng tham gia phỏng vấn, mục đích là trao
đổ, tham khảo ý kiến để tìm ra những hạn chế trong công tác hoạch định chiến lược
của công ty trong những năm qua.
5.1.2.2. Nội dung câu hỏi điều tra, phỏng vấn
Thu thập ý kiến đánh giá tính hợp lý, bất hợp lý trong các quy định chính sách
của công ty.
Số lượng cán bộ chuyên trách thực hiện việc hoạch định chiến lượng.
Tình hình thực hiện chiến lược kinh doanh
Ý kiến đánh giá của cán bộ về tính hiệu quả của các chính sách đã ban hành
5.2. Phương pháp xử lý số liệu và phân tích dữ liệu
Công cụ xử lý số liệu bằng phần mềm Excel
Phương pháp xử lý thông tin thông qua việc thống kê các tiêu chí phục vụ cho
việc nghiên cứu.
Phương pháp phân tích số liệu gồm: thống kê mô tả, so sánh, tổng hợp
Phương pháp thống kê mô tả: Được sử dụng để mô tả khái quát tình hình hoạt
động kinh doanh của công ty, tình hình nguồn lực phục vụ cho công tác hoạt động
chiến lược kinh doanh.

Phương pháp so sánh, tổng hợp:Là phương pháp so sánh 1 chỉ tiêu với cơ sở
(chỉ tiêu gốc) đối với các số liệu kết quả kinh doanh, các thông số thị trường, các
chỉ tiêu bình quân, các chỉ tiêu có thể so sánh khác. Điều kiện so sánh là các số liệu
phải phù hợp về không gian, thời gian, nội dung kinh tế, đơn vị đo lường. Trên cơ sở
thống kê các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để đưa ra các chỉ tiêu phân tích
đánh giá về công tác hoạch định chiến lược kinh doanh.
6. Kết cấu nội dung của luận văn
Kết cấu nội dung của Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo
bao gồm các phần sau:


8
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược kinh doanh trong doanh
nghiệp
Chương 2: Phân tích thực trạng hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty
TNHH Hoàng Nam
Chương 3: Hoàn thiện hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty TNHH
Hoàng Nam


9
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm chiến lược
Khái niệm chiến lược đã được sử dụng rộng rãi trong kinh doanh và trong
cuộc sống.Trong đời thường, người ta hiểu chiến lược là hành động để chiến thắng
bản thân và chiến thắng đối thủ để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường đầy
biến động.Trên thực tế có rất nhiều quan điểm khác nhau về chiến lược. Tùy theo
mục đích nghiên cứu khác nhau và từng thời kỳ phát triển khác nhau mà các nhà

kinh tế cũng có những quan niệm khác nhau về chiến lược. Mỗi học giả đều đưa ra
những quan niệm khác nau về chiến lược, chú trọng đến một khía cạnh, một yếu tố,
một vai trò cụ thể nào đó của chiến lược để khái quát thành khái niệm chiến lược.
Có thể chỉ ra một số khái niệm nổi bật cho thuật ngữ này như:
Theo cách tiếp cận của Hofer và Schendel cho rằng “các đặc trưng cơ bản của
cuộc chơi mà một doanh nghiệp thực hiện trong môi trường kinh doanh của nó được
gọi là chiến lược”.
Theo Fred R.David “Chiến lược là việc xác định các mục tiêu cơ bản dài hạn
của doanh nghiệp, lựa chọn các chính sách, chương trình hành động nhằm phân bổ
nguồn lực để đạt được các mục tiêu cơ bản đó”.Khái niệm của Fred R.David khá
thuyết phục và phong phú.
Theo K.Ohmae, “Mục đích của chiến lược là mang lại những điều thuận lợi
nhất cho mọi phía, đánh giá thời điểm tấn công hay rút lui, xác định đúng ranh giới
của sự thoả hiệp” và ông nhấn mạnh “Không có đối thủ cạnh tranh thì không có
chiến lược, mục đích duy nhất của chiến lược là đảm bảo giành thắng lợi bền vững
đối với đối thủ cạnh tranh”.
Như vậy có thể coi chiến lược là phương thức mà các doanh nghiệp sử dụng
để định hướng tương lai nhằm đạt được những thành công. Chiến lược của doanh
nghiệp được hiểu là sự lựa chọn tốiưu giữa các biện pháp (sử dụng sức mạnh của


10
doanh nghiệp) với thời gian (thời cơ, thách thức) với không gian (lĩnh vực và địa
bàn hoạt động) theo sự phân tích môi trường kinh doanh và khả năng nguồn lực của
doanh nghiệp để đạt được những mục tiêu cơ bản lâu dài phù hợp với khuynh
hướng của doanh nghiệp.
1.1.2. Khái niệm chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh donh được định nghĩa theo nhiều khía cạnh qua cái nhìn đa
chiều của tác giả:
William F.Glueck xem chiến lược như là một kế hoạch thống nhất (nó liên kết

tất cả các phần của doanh nghiệp với nhau) toàn diện (nó bao phủ toàn bộ các lĩnh
vực của doanh nghiệp) và được liên kết lại (tất cả các phần của kế hoạch tương
thích với từng phần, ăn khớp với nhau) và nó được thiết thiết kế để đảm bảo các
mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp thực hiện được. Hơn nữa Glueck xác định
“Hoạch định chiến lược là lập các quyết định và hành động dẫn đến phát triển một
chiến lược có hiệu quả”.
Theo Michael E. Porter, Chiến lược kinh doanh được coi là một nghệ thuật
xây dựng các lợi thế cạnh tranh vững chắc để phòng thủ.
Từ các quan niệm khác nhau về chiến lược nêu trên và qua quá trình phát triển
và hoàn thiện khái niệm chiến lược đã có nhiều quan điểm khác nhau song cho dù
tiếp cận theo cách nào thì bản chất của chiến lược kinh doanh vẫn là phác thảo hình
ảnh tương lai của doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động và khả năng khai thác. Vì
vậy, chiến lược kinh doanh được hiểu theo ý nghĩa phổ biến nhất đó là: Xáclập mục
tiêu dài hạn của doanh nghiệp, đưa ra các chương trình hành động tổng quát, lựa
chọn các phương án hành động và triển khai phân bổ nguồn lực để thực hiện mục
tiêu đó.
Có thể có nhiều cách nhìn khác nhau về khái niệm chiến lược nhưng có
thểkhái quát lại chiến lược chính là bao hàm các nội dung sau:
- Nơi mà tổ chức cố gắng vươn tới trong dài hạn (phương hướng);
- Tổ chức phải cạnh tranh trên thị trường nào và những loại hoạt động nào
tổchức thực hiện trên thị trường đó (thị trường, quy mô);


11
- Tổ chức sẽ làm thế nào để hoạt động tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh
trên những thị trường đó (lợi thế);
- Những nguồn lực nào (kỹ năng, tài sản, tài chính, các mối quan hệ, năng lực
kỹ thuật, trang thiết bị) cần phải có để có thể cạnh tranh được (các nguồn lực);
- Những nhân tố từ môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh
của tổ chức (môi trường);

- Những giá trị và kỳ vọng nào mà những người có quyền hành trong và ngoài
tổ chức cần là gì (các nhà góp vốn).
Như vậy có thể khái quát: Chiến lược kinh doanh của tổ chức là một nghệthuật
thiết kế, tổ chức các phương tiện nhằm đạt được các mục tiêu dài hạn của tổchức
với việc phân bổ nguồn lực nhằm tạo một lợi thế cạnh tranh tốt nhất cho tổchức.
Chiến lược là những quyết định, những hành động hoặc những kế hoạch liên
kết để đề ra và thực hiện những mục tiêu của một tổ chức.Chiến lược được xem
làtập hợp những quyết định và hành động hướng mục tiêu để các năng lực và nguồn
lực của tổ chức đáp ứng được những cơ hội và thách thức từ bên ngoài.
1.1.3. Khái niệm hoạch định chiến lược kinh doanh
Hoạch định hay còn gọi là lập kế hoạch hoặc kế hoạch hóa kinh doanh gồm
nhiều quan niệm khác nhau:
Thứ nhất: Hoạch định là quá trình xác định những mục tiêu của tổ chức và
phương thức tốt nhất để đạt được những mục tiêu đó. Như vậy công tác kế hoạch
theo nghĩa trên phải bao gồm đồng thời hai quá trình xác định mục tiêu (cái gì cần
phải làm?); Xác định con đường đạt đến mục tiêu (làm cái đó như thế nào?).
Thứ hai: Hoạch định là quá trình chuẩn bị đối phó với những thay đổi và tính
không chắc chắn bằng việc trù liệu những cách thức hành động trong tương lai. Hai
nguyên nhân chính đòi hỏi các nhà quản trị phải tiến hành công việc hoạch định
xuất phát từ các nguồn tài nguyên hạn chế và sự biến động thường xuyên của môi
trường bên ngoài.
Tóm lại: Xét về mặt bản chất, hoạch định là một hoạt động chủ quan, có ý
thức, có tổ chức của con người trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật khách


12
quan nhằm xác định mục tiêu, phương án, bước đi, trình tự và cách thức tiến hành
các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Như vậy, hoạch định chiến lược là quá trình đề ra các công việc cần thực hiện
của công ty, tổ chức những nghiên cứu để chỉ rõ những nhân tố chính của môi

trường bên ngoài và bên trong doanh nghiệp, xây dựng mục tiêu dài hạn, lựa chọn
trong số những chiến lược thay thế. Đôi khi giai đoạn hoạch định chiến lược của
quản trị chiến lược còn được gọi là "lập kế hoạch chiến lược". Các hoạt động
nghiên cứu bao gồm cả việc thu thập thông tin về lĩnh vực và thị trường hiện tại của
công ty. Quá trình này còn có một tên gọi là "kiểm soát môi trường".Về phía doanh
nghiệp, các nghiên cứu được tổ chức để chỉ ra những điểm mạnh và yếu điểm chính
trong các lĩnh vực chức năng của công ty.Có rất nhiều cách để xác định các nhân tố
bên trong doanh nghiệp như tính các chỉ tiêu đánh giá mức độ trung bình trong
ngành. Nhiều hình thức tiến hành điều tra được phát triển và vận dụng để đánh giá
về các nhân tố bên trong như tinh thần làm của người lao động, hiệu quả của quá
trình sản xuất, tính hiệu quả của hoạt động quảng cáo và mức độ trung thành của
khách hàng. Có vô vàn các kỹ năng trong quản trị chiến lược cho phép các nhà
chiến lược có thể kết hợp trực giác với những phân tích để sản sinh và lựa chọn ra
chiến lược hợp lý nhất trong tập hợp các chiến lược có thể sử dụng được. Có một
thực tế là mọi doanh nghiệp đều có chung một sự hạn chế, đó là sự hạn chế về
nguồn lực. Các nhà chiến lược buộc phải lựa chọn chiến lược nào đem lại lợi ích
lớn nhất cho doanh nghiệp.Các quyết định trong giai đoạn hoạch định chiến lược đề
ra cho doanh nghiệp sự tập trung vào các sản phẩm cụ thể.Các thị trường, nguồn lực
và công nghệ trong suốt một khoảng thời gian định rõ.Các chiến lược chỉ ra những
lợi thế trong cạnh tranh dài hạn.Nó cũng có mục tiêu kéo dài những ảnh hưởng tốt
cho công ty. Những nhà chiến lược hiểu rõ nhất viễn cảnh về tương lai của công ty,
vì thế họ có thể hiểu được những quyết định phân tách trong quá trình hoạch định,
và họ được uỷ quyền trong việc điều chuyển những nguồn lực cần thiết trong quá
trình thực thi.


13
1.1.4. Vai trò của hoạch định chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh được ví như bánh lái của con tàu
để nó vượt trùng khơi về trúng đích khi mới khởi sự doanh nghiệp.

Chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp nhận rõ được mục đích hướng
đi của mình trong tương lai làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Còn đóng vai trò định hướng hoạt động trong dài hạn của doanh nghiệp, nó là cơ sở
vững chắc cho việc triển khai các hoạt động tác nghiệp. Sự thiếu vắng chiến lược
hoặc chiến lược thiết lập không rõ ràng, không có luận cứ vững chắc sẽ làm cho
hoạt động của doanh nghiệp mất phương hướng, có nhiều vấn đề nảy sinh chỉ thấy
trước mắt mà không gắn được với dài hạn hoặc chỉ thấy cục bộ mà không thấy được
vai trò của cục bộ trong toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.
Chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng các cơ hội
kinh doanh, đồng thời có biện pháp chủ động đối phó với những nguy cơ và mối đe
dọa trên thương trường kinh doanh.
Chiến lược kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực,
tăng cường vị thế của doanh nghiệp đảm bảo cho doanh nghiệpphát triển liên tục và
bền vững.
Chiến lược kinh doanh tạo ra các căn cứ vững chắc cho doanh nghiệp đề ra
cách quyết định phù hợp với sự biến động của thị trường. Nó tạo ra cơ sở vững chắc
cho các hoạt động nghiên cứu và triểnkhai, đầu tư phát triển đào tạo bồi dưỡng nhân
sự, hoạt động mở rộng thị trường và phát triển sản phẩm.Trong thực tế phần lớn các
sai lầm trong đầu tư, công nghệ,thị trường... đều xuất phát từ chỗ xây dựng chiến
lược hoặc có sự sai lệch trong xác định mục tiêu chiến lược.
1.2. Các cấp độ chiến lược
Đứng trên góc độ của một nền kinh tế quốc dân chiến lược có thể phân định
thành các cấp độ khác nhau;
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, Vùng lãnh thổ, địa
phương tỉnh, thành…
- Chiến lược phát triển ngành, chiến lược phát triển cho những lĩnh vực kinh tế xã
hội khác: Chiến lược phát triển ngành công nghiệp, ngành nông nghiệp, dịch vụ…


14

- Chiến lược phát triển doanh nghiệp hay còn gọi là chiến lược kinh doanh của
công ty.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp,
chiến lược có thể tiến hành ở 3 cấp cơ bản: Cấp Công ty, cấp đơn vị kinh doanh và
cấp bộ phận chức năng.
1.2.1. Chiến lược cấp công ty
Chiến lược cấp Doanh nghiệp bao hàm định hướng chung của doanh nghiệp
về vấn đề tăng trưởng quản lý các thành viên, phân bổ nguồn lực tài chính và các
nguồn lực khác giữa những đơn vị thành viên này; Xác định một cơ cấu mong muốn
của sản phẩm, dịch vụ, của các lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp tham gia kinh
doanh; Xác định ngành kinh doanh (hoặc các ngành kinh doanh) mà doanh nghiệp
đang hoặc sẽ phải tiến hành mỗi ngành cần được kinh doanh như thế nào (thí dụ:
liên kết với các chi nhánh khác của công ty hoặc kinh doanh độc lập...).
Chiến lược cấp công ty xác định các hoạt động kinh doanh mà trong đó công
ty sẽ cạnh tranh và phân phối các nguồn lực giữa các hoạt động kinh doanh đó trong
dài hạn nhằm hoàn thành các mục tiêu của Công ty.Ví dụ: Chiến lược tăng trưởng
tập trung (thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm mới),
chiến lược tăng trưởng đa dạng hóa (đồng tâm, hàng ngang, hỗn hợp), chiến lược
liên doanh …
1.2.2. Chiến lược cấp bộ phận kinh doanh
Chiến lược cấp kinh doanh được hoạch định nhằm xác định việc lựa chọn sản
phẩm hoặc dạng cụ thể thị trường cho hoạt động kinh doanh riêng trong nội bộ
Công ty, và nó xác định xem một Công ty sẽ cạnh tranh như thế nào với một hoạt
động kinh doanh cùng với vị trí đã biết của bản thân Công ty giữa những người
cạnh tranh của nó.
Chiến lược cấp kinh doanh trong một Công ty có thể là một ngành kinh doanh
hay một chủng loại sản phẩm. Chiến lược này nhằm định hướng phát triển từng
ngành hay từng chủng loại sản phẩm góp phần hoàn thành chiến lược cấp công ty,
phải xác định lợi thế của từng ngành so với đối thủ cạnh tranh để đưa ra chiến lược
phù hợp với chiến lược cấp Công ty.



15
1.2.3. Chiến lược cấp chức năng
Chiến lược bộ phận chức năng của tổ chức phụ thuộc vào chiến lược ở các cấp
cao hơn. Đồng thời nó đóng vai trò như yếu tốđầu vào cho chiến lược cấp đơn vị
kinh doanh và chiến lược tổng thể của doanh nghiệp. Ví dụ như việc cung cấp thông
tin về nguồn lực và các năng lực cơ bản mà chiến lược ở các cấp cao hơn cần phải
dựa vào; các thông tin về khách hàng, sản phẩm và cạnh tranh.Một khi chiến lược ở
các cấp cao hơn được thiết lập, các bộ phận chức năng sẽ triển khai đường lối này
thành các kế hoạch hành động cụ thể và thực hiện đảm bảo sự thành công của chiến
lược tổng thể.
Chiến lược của một doanh nghiệp là tập hợp các quyết định ảnh hưởng lâu dài
và sâu sắc đến vị trí của nó trong môi trường và vai trò của doanh nghiệp trong việc
kiểm soát môi trường. Chiến lược của một doanh nghiệp bao gồm nhiều chiến lược
chức năng mà P. Y Barreyre (1976) đã đưa ra sáu chiến lược chức năng trong đó
chiến lược sản xuất và thương mại đóng vai trò trung tâm, là cơ sở để xây dựng các
chiến lược chức năng khác:
Chiến lược thương mại là tập hợp các chính sách dài hạn nhằm xác định vị trí
trí của doanh nghiệp trên thị trường.
Chiến lược tài chính là tập hợp các chính sách nhằm đảm bảo sự phù hợp giữa
nhu cầu tài chính để theo đuổi các mục tiêu thương mại với những điều kiện đặt ra
bởi thị trường vốn.
Chiến lược sản xuất là tập hợp các chính sách nhằm xác định loại sản phẩm
cần sản xuất, số lượng sản phẩm từng loại và phân bổ phương tiện hay các nguồn
sản xuất để sản xuất một cách có hiệu quả sản phẩm cung cấp cho thị trường.
Chiến lược xã hội là tập hợp các chính sách xác lập hành vi của doanh nghiệp
đối với thị trường lao động, nói rộng hơn là đối với môi trường kinh tế xã hội và
văn hoá.
Chiến lược đổi mới công nghệ là tập hợp các chính sách nhằm nghiên cứu

phát triển sản phẩm mới, công nghệ mới và hoàn thiện các sản phẩm hiện hành
cũng như các phương pháp công nghệ đang sử dụng.


×