ĐỊA LÍ: (Tiết 7): MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN
I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS biết:
- Một số dân tộc Tây Nguyên
- Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, sinh hoạt, trang phục và lễ hội
của một số dân tộc sống ở Tây Nguyên.
- Có hiểu biết về nhà rông ở Tây Nguyên
- Dưa vào tranh , ảnh tiìm kiến thức .
- Yêu quý các dân tộc Tây Nguyên và có ý thức tôn trọng truyền thống văn hóa của
các dân tộc ở Tây Nguyên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh, ảnh về nhà ở , buôn làng ,các hoạt động trang phục, lễ hội của các dân tộc ở
Tây Nguyên.
- Băng hình về lễ hội đua voi , nhạc cụ của dân tộc Tây Nguyên
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
A. KHỞI ĐỘNG : Hát “ Chú voi con ’’
B. BÀI CŨ : TÂY NGUYÊN
1. Tây Nguyên gồm có các cao nguyên nào ?
Hãy chỉ vị trí các cao nguyên trên lược đồ .
- 2 HS trả lời
2. Em có nhận xét gì về khí hậu ở Tây
Nguyên ?
GV nhận xét ghi điểm
C. BÀI MỚI :
Giới thiệu vào bài :
Đất nước ta có nhiều dân tộc anh em chung
sống. Mỗi dân tộc đều có tiếng nói, phong tục
tập quán sinh hoạt khác nhau nhưng đều chung
nguyện vọng là “Xây dựng Tổ quốc Việt Nam
ngày càng giàu đẹp.’’
Hôm nay, cả lớp mình cùng cô hành trình
đến với vùng đất đỏ Tây Nguyên để tìm hiểu
về dân cư, sinh hoạt trang phục và lễ hội của
dân tộc này như thế nào nhé .
GV ghi đề bài
.
- Lắng nghe
Hoạt động 1 : Tây Nguyên – Nơi có nhiều
dân tộc chung sống.
GV cho HS xem đoạn phim tìm hiểu về dân
tộc Tây Nguyên
- HS xem phim
Yêu cầu HS đọc thầm mục 1 SGK trả lời
câu hỏi sau:
Kể tên một số dân tộc sống ở Tây Nguyên?
Trong các dân tộc trên dân tộc nào sống lâu
.
-Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng,
Kinh, Mông, Tày, Nùng,…
- Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-
1
đời ở Tây Nguyên ?
GV giới thiệu hình ảnh
Gia-rai Ê-đê Xơ -đăng
Những dân tộc nào từ nơi khác đến ?
Theo em dân cư tập trung ở Tây Nguyên
như thế nào ?
Tiếng nói, tập quán sinh hoạt của các dân tộc
Tây Nguyên như thế nào ?
Tất cả các dân tộc Tây Nguyên đều có chung
nguyện vọng gì ?
đăng..
- HS quan sát
-Kinh, Tày, Nùng, Mông,…
-Thưa dân nhất nước ta..
- HS trả lời
GV kết luận và chuyển ý : Tây Nguyên –
nơi nhiều dân tộc cùng chung sống, là nơi
thưa dân nhất nước ta,với những phong tục
tập quán riêng, đa dạng, nhưng đều vì một
mục đích chung : Xây dựng Tây Nguyên trở
nên ngày càng giàu đẹp.Vì vậy mỗi buôn ở
Tây Nguyên thường thể hiện sự giàu có và
thịnh vượng của buôn mình qua hình ảnh
nào , chúng ta cùng tìm hiểu qua HĐ 2
Hoạt động 2 : Nhà rông ở Tây Nguyên.
GV cho HS quan sát hình ảnh nhà rông
Tây Nguyên
Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, (2 phút )
-HS quan sát hình nhà rông –
Tây Nguyên
-Thảo luận cặp đôi. Đại diện
2
* Nhà rông được dùng để làm gì ?
* Sự to đến của nhà rông biểu hiện điều gì ?
GV kết luận : Mỗi dân tộc Tây Nguyên
thường có một nhà rông với những nét riêng
về hình dáng và cách trang trí nhưng đều là
ngôi nhà chung lớn nhất của cả buôn , nơi
đây thường diễn ra các buổi sinh hoạt tập thể
như hội họp, tiếp khách của cả buôn …Nhà
rông nào càng to thì chứng tỏ buôn đó càng
giàu có và thịnh vượng.
các cặp đôi trình bày ý kiến.
- HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
Chuyển ý :
Hoạt động 3 : Trang phục, lễ hội.
Người dân Tây Nguyên nam, nữ thường ăn
mặc như thế nào ?
Em có nhận xét gì về trang phục truyền
thống của các dân tộc trong các hình sau:
.- Nam thường đóng khố, nữ
thường quấn váy
- HS quan sát, nhận xét trả lời
Yêu cầu thảo luận nhóm (4 nhóm)
Lễ hội Tây Nguyên thường được tổ chức
khi nào ?
Kể tên một số lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên
?
Em kể tên một số hoạt động trong lễ hội
của người ở Tây Nguyên .
- Thảo luận nhóm. Đại diện các
nhóm trình bày ý kiến.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ
sung
GV chốt ý và kết hợp giới thiệu hình ảnh
các lễ hội : Lễ hội Tây Nguyên thường tổ
chức vào mùa xuân hoặc sau mỗi vụ thu
hoạch . Ở đây có cấc lễ hội đặc sắc như : lễ
hội cồng chiêng, hội đua voi, hội xuân, lễ hội
đâm trâu, lễ ăn cơm mới,…Các hoạt động
trong lễ hội thường là nhảy múa, uống rượi
cần, đánh cồng chiêng,…
3
Lễ hội cúng cơm mới Lễ hội đâm trâu
GV cho HS xem fim lễ hội đua voi ở Tây
Nguyên
Ở Tây Nguyên, người dân thường sử dụng
những loại nhạc cụ độc đáo nào ?
- HS xem phim
- Đàn tơ- rưng, đàn krong – put,
cồng, chiêng….
GV cho HS xem một số nhạc cụ - TN - HS quan sát
Giải thích thêm : Hiện nay, bộ cồng chiêng
của người dân Tây Nguyên Nam được
UNESCO ghi nhận là di sản văn hóa. Đây là
những nhạc cụ đặc biệt quan trọng với người
dân nơi đây.
GV yêu cầu HS hệ thống hóa kiến thức về
Tây Nguyên bằng sơ đồ
TRÒ CHƠI : TIẾP SỨC
GV nêu luật và hướng dẫn HS cách chơi
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- HS đọc ghi nhớ
- Nhận xét tiết học
Bài sau : Hoạt động sản xuất của người dân ở
Tây Nguyên.
4
TÂY NGUYÊN
Nhiều dân tộc
chung sông .
Nhà rông
Trang phục ,
lễ hội
5