Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Một số vấn đề lí luận về chuẩn đầu ra môn Tiếng Anh ở các trường đại học không chuyên ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.43 MB, 5 trang )

VJE

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 262-265; 255

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ CHUẨN ĐẦU RA MÔN TIẾNG ANH
Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHÔNG CHUYÊN NGỮ
Trương Tố Loan - Nghiên cứu sinh K2016-2019, Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng
Ngày nhận bài: 28/6/2019; ngày chỉnh sửa: 15/7/2019; ngày duyệt đăng: 24/7/2019.
Abstract: The learning outcome of English as a subject at non-specialized language universities
is an expected language competence that learners can have after the course in order to prove their
knowledge, skills or linguistic proficiency. The article presents some theoretical issues about the
outcome standards at non-specialized universities to ensure that the curriculum and teaching
content are close to reality and consistent with the defined English learning outcome standards,
ensuring the right objectives and training requirements of universities.
Keywords: The learning outcome, English, non-specialized language universities.
1. Mở đầu
Xuất phát từ những quan điểm chỉ đạo về đổi mới căn
bản, toàn diện GD-ĐT cũng như luôn coi phát triển giáo
dục là quốc sách hàng đầu, Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã khẳng định: “Tiếp tục
đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của GDĐT theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực
của người học” [1]. Trong tổ chức thực hiện quản lí dạy
học môn Tiếng Anh đáp ứng chuẩn đầu ra (CĐR) ở các
trường đại học, công tác giám sát quá trình dạy học cũng
đóng vai trò quan trọng. Công tác giám sát giúp các cơ
quan quản lí tìm ra những hạn chế, thiếu sót, tồn đọng, từ
đó có biện pháp nhằm phát huy những mặt mạnh, tích
cực để nâng cao chất lượng công tác quản lí. Nội dung
giám sát tập trung chủ yếu vào việc giám sát hoạt động
giảng dạy của giảng viên và hoạt động học tập của sinh
viên (SV) cũng như giám sát việc thực hiện các quy trình,


quy chế dạy học. Thực tiễn cho thấy, nếu làm tốt việc này
sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng
dạy học nói chung và quản lí dạy học môn Tiếng Anh
đáp ứng CĐR nói riêng ở các trường đại học không
chuyên ngữ.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Chuẩn đầu ra môn Tiếng Anh ở các trường đại học
không chuyên ngữ
2.1.1 Mục đích
CĐR nói chung và CĐR môn Tiếng Anh nói riêng
ở các trường đại học không chuyên ngữ là một quy định
bắt buộc để đảm bảo điều kiện tốt nghiệp của SV theo
Luật Giáo dục đại học và quy định của nhà trường.
Ngoài các kiến thức, kĩ năng SV đã được học và tích
luỹ trong chương trình đào tạo, SV phải đạt chuẩn về
trình độ môn Tiếng Anh theo quy định và lộ trình thực
hiện của nhà trường.

CĐR môn Tiếng Anh là cơ sở hỗ trợ, công tác đảm
bảo chất lượng và hình thành các chuẩn đào tạo, gắn kết
giáo dục nghề nghiệp với giáo dục đại học, tạo điều kiện
học liên thông và học suốt đời... Thông qua CĐR để
giới thiệu với xã hội năng lực đào tạo của nhà trường,
tạo được niềm tin trong SV, phụ huynh, người sử dụng
lao động; tăng cường khả năng hợp tác giữa nhà trường
với xã hội; SV sẽ được tăng cường cơ hội học tập, cơ
hội việc làm...
Các trường đại học thuộc Bộ GD-ĐT cũng như các
trường đại học thuộc Bộ Công Thương (Trường Đại học
Công nghiệp Hà Nội) đã đưa ra đề án, kế hoạch về việc

tổ chức học tập, giảng dạy và thi cử môn Tiếng Anh
nhằm đáp ứng CĐR.
Căn cứ vào:
- Công văn số 5957/BGDĐT-GDĐH ngày
20/10/2014 về việc hướng dẫn dạy và học ngoại ngữ tăng
cường trong các trường đại học, cao đẳng, học viện và
các trường sĩ quan có đào tạo trình độ đại học, cao đẳng;
- Công văn số 808/KH-BGDĐT ngày 16/8/2012 về
kế hoạch triển khai Đề án Ngoại ngữ 2020 trong các cơ
sở giáo dục đại học giai đoạn 2012-2020;
- Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 về
phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống
giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”;
- Công văn số 7274/BGDĐT-GDĐH ngày
31/10/2012 hướng dẫn thực hiện kế hoạch triển khai đề
án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 trong các cơ sở giáo dục
đại học;
- Quyết định số 729/QĐ-BGDĐT ngày 11/3/2015
ban hành Định dạng đề thi đánh giá năng lực sử dụng
tiếng Anh từ bậc 3 đến bậc 5 theo Khung năng lực ngoại
ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

262

Email:


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 262-265; 255


- Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014
ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt
Nam;
- Quyết định số 1723/QĐ-ĐHSPNTTW-ĐT ngày
21/11/2014 về việc ban hành Quy định CĐR tiếng Anh
các ngành, hệ đào tạo không chuyên tại Trường Đại học
Sư phạm Nghệ thuật Trung ương;
- Quyết định số 242/QĐ-ĐHSPNTTW-ĐT ngày
10/02/2015 về việc ban hành Quy định dạy và học ngoại
ngữ không chuyên tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ
thuật Trung ương;
Dựa vào các thông tư, công văn, quyết định... của Bộ
GD-ĐT cùng quy chế ban hành cụ thể của các trường đại
học không chuyên ngoại ngữ, có thể thấy:
- Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông phải đạt
bậc 2; SV hệ cao đẳng, đại học không chuyên ngữ phải
đạt năng lực ngoại ngữ bậc 3 theo Khung năng lực ngoại
ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Tuy nhiên năng lực ngoại
ngữ đầu vào của SV rất khác nhau và chưa đạt chuẩn. Bộ
GD-ĐT hướng dẫn các trường triển khai dạy tăng cường
ngoại ngữ cho SV để đạt CĐR theo thực tế tùy theo
ngành nghề đào tạo và điều kiện của từng trường nhưng
phải hướng tới sớm đạt chuẩn như mục tiêu của Đề án
2020.
- Nhà trường công bố công khai CĐR về ngoại ngữ
và các loại chứng chỉ được chấp nhận.
- Nội dung học, giáo trình, tài liệu và hình thức triển
khai phải đa dạng, phù hợp với yêu cầu, điều kiện thực tế
từng trường.

- Khuyến khích sử dụng giảng viên, tình nguyện viên
bản ngữ tham gia giảng dạy.
- Chú trọng sử dụng công nghệ thông tin.
- Việc thu học phí dạy tăng cường không tính cho nội
dung chương trình đào tạo bắt buộc, thu theo nguyên tắc
thoả thuận với người học, đảm bảo bù đắp chi phí.
Như vậy, ngoài việc ban hành các văn bản thì Bộ GDĐT cũng không đưa ra các yêu cầu, hướng dẫn cụ thể hay
những mô hình thành công mà chỉ là những hướng dẫn,
gợi ý để các trường thực hiện Đề án 2020 theo điều kiện,
năng lực cụ thể của mình.
2.1.2. Nội dung
Sự thay đổi về vai trò, vị trí của môn Tiếng Anh (đã
trở thành ngôn ngữ giao tiếp quốc tế - World Englishes,
International Language) với các biến thể khác nhau đã
làm cho nội dung, mục tiêu và phương pháp dạy học phải
thay đổi để đáp ứng nhu cầu sử dụng môn Tiếng Anh
trong giao tiếp. Ví dụ, trước đây khi lấy mô hình bản ngữ
hoặc tương tự bản ngữ (Native-like) làm chuẩn thì nội
dung giảng dạy tập trung vào độ chính xác của ngôn ngữ

hơn là khả năng diễn đạt ý của người nói. Theo mô hình
này thì việc truyền đạt văn hóa của các nước bản ngữ
cũng khó khăn do những tiết chế văn hóa này lạ lẫm, nằm
ngoài vùng kiến thức nền của người học. Khi môn Tiếng
Anh chuyển thành ngôn ngữ quốc tế thì việc dạy học theo
chuẩn bản ngữ không còn là nội dung chính của quá trình
giảng dạy mà nội dung tập trung sang phát triển kĩ năng
giao tiếp cho người học dựa trên những hiểu biết về văn
hóa của chính người học và những nước mà người học
có thể sẽ tiếp cận. Việc không tập trung vào độ chính xác

mà tập trung hơn vào việc phát triển độ trôi chảy sẽ tạo
thêm động lực cho người học tham gia vào quá trình giao
tiếp và học môn Tiếng Anh. Theo đó, việc dạy dỗ sẽ tập
trung vào phát triển các kĩ năng giúp người học nhận ra
thông điệp “Intelligibility”, hiểu thông điệp
“Comprehensibility”, hiểu được ý nghĩa của thông điệp
trong những văn cảnh cụ thể (Interpretability) và thể hiện
được suy nghĩ, hiểu biết của mình (Express one’s
meaning) hơn là truyền đạt các kiến thức ngôn ngữ mang
tính sách vở.
Trước đây, phương pháp dạy học coi bộ não người
học như một hộp đen (Black box), trong đó quá trình
giảng dạy là quá trình truyền tải kiến thức, thông tin lấp
đầy bộ nhớ đó và kiến thức, thông tin học được được đo
bằng khối lượng kiến thức, thông tin mà người dạy
truyền thụ, việc hình thành kĩ năng chủ yếu là do tập
luyện theo mô hình có sẵn; vì vậy, phương pháp Ngữ
pháp - Dịch được coi là phù hợp. Tuy nhiên, với sự ra đời
của học thuyết văn hóa xã hội thì người học là chủ thể
của hoạt động, giáo viên và nhà trường phải tạo ra môi
trường để người học hoạt động, tự lĩnh hội được kiến
thức, kĩ năng. Kiến thức được đo qua năng lực thực hiện,
ứng phó với các ngữ cảnh cụ thể (Performance-based
assessment) hơn là đo xem SV nhớ được bao nhiêu phần
kiến thức mà người thầy truyền đạt. Với giảng dạy ngoại
ngữ thì ngoài việc cung cấp dữ liệu (Input), thì người dạy
và nhà trường phải tạo được môi trường để SV giao tiếp
với thầy cô, bạn bè và các đối tượng khác (Interaction)
thì người học mới có thể sử dụng tốt môn Tiếng Anh
trong giao tiếp (Output).

Cùng với sự phát triển của phương pháp dạy học thì
công nghệ thông tin cũng có những tiến bộ vượt bậc để
trợ giúp cũng như tác động trở lại với phương pháp dạy
học của giáo viên. Ví dụ như việc sử dụng các video,
presenter, internet thì người học hoàn toàn có thể tự học
được phần kiến thức ngôn ngữ (từ vựng, ngữ pháp, ngữ
âm). Như vậy, giảng viên sẽ không còn là người cung
cấp những kiến thức ngôn ngữ đó trên lớp mà giảng viên
phải tổ chức các hoạt động để giúp SV củng cố các kiến
thức ngôn ngữ đó, áp dụng kiến thức đó để phát triển kĩ
năng giao tiếp. Phương pháp học kết hợp (E-learning

263


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 262-265; 255

được sử dụng như một bộ phận không thể tách rời trong
các lớp học truyền thống) được coi là một cuộc cách
mạng trong công nghệ đào tạo khi nó đã được chứng
minh là mang lại hiệu quả về chất lượng và giá thành đào
tạo. Tuy nhiên, những rào cản lớn nhất để áp dụng
phương pháp này là: quan điểm, khả năng giảng dạy của
giảng viên; ý thức học của học viên và việc phải thiết kế
lại mục tiêu, chương trình đào tạo.
Việc chuyển đổi mô hình giáo dục đại học từ đại học
tinh hoa (chỉ tuyển chọn số ít người học có khả năng và
động lực học) sang giáo dục đại chúng (tuyển nhiều SV

với khả năng, trình độ, ý thức học khác nhau để nâng cao
trình độ lao động cho toàn xã hội) và việc SV ngày nay
có trình độ công nghệ thông tin cũng như phụ thuộc vào
công nghệ thông tin đã khiến mục tiêu, phương pháp đào
tạo phải thay đổi. Ví dụ như trước kia, người thầy quan
tâm nhiều hơn đến truyền đạt kiến thức còn việc sử dụng
kiến thức đó phần lớn phụ thuộc vào sự tích cực của
người học. Hiện nay, người thầy cần phải quan tâm sát
sao tới nhu cầu của các nhóm người học khác nhau
(Individualised instruction) để kích thích các đối tượng
khác nhau theo đuổi những mục tiêu cá nhân khác nhau.
Vì vậy, nhu cầu của người học cũng cần phải được quan
tâm trong quá trình xây dựng mục tiêu, chương trình và
tổ chức các hoạt động giảng dạy.
Việc giáo dục nghề nghiệp gắn với nhu cầu sử dụng
cũng có ảnh hưởng đến mục tiêu và nội dung giảng dạy
môn Tiếng Anh. Nội dung giảng dạy cần gắn với môi
trường mà người học sẽ sử dụng khi hành nghề (English
for Occupational Purpose) hơn là việc trang bị kiến thức
môn Tiếng Anh nói chung (môn Tiếng Anh cơ bản General English).
Vì vậy, việc thay đổi mục tiêu, chương trình, nội
dung giảng dạy và kiểm tra, đánh giá theo định hướng
nghề nghiệp với sự kết hợp của e-learning là điều tất yếu.
Để đạt được hiệu quả thì cần phải có:
- Nghiên cứu cụ thể về yêu cầu sử dụng môn Tiếng
Anh của SV khi đi làm (Target needs).
- Nhu cầu học của SV (Present needs).
- Thiết kế lại mục tiêu, chương trình, tài liệu giảng
dạy theo hướng phát huy điểm mạnh của mỗi môi trường
học tập (Online và offline).

- Bồi dưỡng giảng viên trên cơ sở phân tích nhu cầu
hiện tại (giảng viên có khó khăn, điểm yếu gì về kiến
thức, kĩ năng,... khi thực hiện chương trình).
- Trang bị cơ sở vật chất để thực hiện chương trình.
Tóm lại, để đáp ứng yêu cầu đào tạo ở các trường đại
học nói chung cũng như quản lí dạy học môn Tiếng Anh
ở các trường đáp ứng CĐR cần chú ý:

- SV nắm kiến thức môn Tiếng Anh và có kĩ năng
giao tiếp trong các tình huống với chủ đề xã hội, công
việc và văn hóa giáo dục. Ví dụ: Trong tình huống ở sân
bay, khi giao tiếp phải hiểu được người bản ngữ nói gì;
thực hiện giao tiếp tối thiểu để nêu lên được nhu cầu hay
yêu cầu của mình.
- Về nghe nói: Nghe hiểu được một hội thoại đơn giản
trong môi trường công sở hay nơi công cộng, bệnh viện,
nhà ga, sân bay.
- Kết quả dự kiến: Tiến hành được hội thoại bằng
tiếng Anh về bản thân, gia đình, bạn bè,...
- Kĩ năng viết: Viết được một bức thư trong môi
trường cơ quan, công sở (xin nghỉ ốm, có công việc) hay
viết được nội dung tin nhắn.
- Kĩ năng đọc hiểu: Hiểu được một văn bản với nội
dung quen thuộc trong khoảng 600-700 từ (biết xem, đọc
các hướng dẫn sử dụng máy móc, phương tiện...).
2.1.3. Phương pháp
SV tiến hành tự học có hướng dẫn của giảng viên,
theo hình thức ra bài tập về nhà.
- Kiểm tra: Giảng viên trực tiếp kiểm tra trên lớp hoặc
qua bài luận gửi trên mạng, tuỳ theo mục tiêu bài học.

- Hình thức: Cần tạo môi trường tiếng để SV có cơ
hội giao lưu, giao tiếp bằng tiếng Anh.
- Giảng viên dạy bài qua mạng khi SV đã có vốn ngôn
ngữ nhất định.
- Trên lớp: SV làm việc với nhau theo hình thức cá
nhân với cá nhân hoặc cá nhân với nhóm.
2.2. Mục tiêu quản lí dạy học môn Tiếng Anh ở các
trường đại học không chuyên ngữ đáp ứng chuẩn
đầu ra
Dạy học môn Tiếng Anh ở các trường đại học nhằm
trang bị cho SV kiến thức chuyên ngành theo từng lĩnh
vực. Ví dụ như tiếng Anh về nghiệp vụ giao nhận; tiếng
Anh thương mại; Tiếng Anh tài chính - kế toán; tiếng
Anh công nghệ thông tin,... Trên cơ sở môn Tiếng Anh
SV đã được học ở trường trung học cơ sở, trung học phổ
thông mà nhà trường củng cố, ôn tập và có thể phát triển
ở một mức độ cao hơn. Bên cạnh đó, SV còn có thêm cơ
hội rèn luyện, phát huy khả năng tư duy độc lập, sáng tạo,
tinh thần làm việc hợp tác theo nhóm khả năng nhạy bén
trong các tình huống.
Về giáo trình: Một số trường đại học không chuyên
ngoại ngữ có thể do giảng viên tự biên soạn giáo trình
môn Tiếng Anh theo chuyên ngành giảng dạy tại các
trường với chương trình khung của Bộ GD-ĐT hoặc có
những trường tham khảo một số tài liệu giảng dạy có sẵn
trên thị trường. Chẳng hạn như cuốn giáo trình “TOIEC”
là một thể loại khá phù hợp với các trường vì nó cung cấp

264



VJE

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 262-265; 255

những từ có liên quan đến các lĩnh vực nghề nghiệp. Tuy
nhiên, hiện nay việc áp dụng giáo trình này vào giảng dạy
chưa được phổ biến.
Về phương pháp dạy học: Giảng viên chủ yếu sử
dụng phương pháp vấn đáp, đàm thoại, phương pháp
hoạt động nhóm để giúp SV khi học môn Tiếng Anh có
thể phát huy hết khả năng của mình một cách tốt nhất,
đồng thời phát huy khả năng nhạy bén, tư duy và sáng
tạo. Phương pháp dạy học có sự hỗ trợ của các phương
tiện, thiết bị dạy học hiện đại rất cần thiết và hữu ích khi
giảng dạy ngoại ngữ vì nó tiết kiệm thời gian, có tính
minh hoạ, trực quan cao, giúp SV khi học ngoại ngữ có
cơ hội rèn luyện các kĩ năng nói, nghe, kĩ thuật phát âm,
ngữ điệu,... theo tiếng nói của người bản địa thông qua
nghe băng, đài hoặc đĩa. Việc mời giảng viên hoặc
chuyên gia người nước ngoài cộng tác trong giảng dạy
ngoại ngữ ở các trường còn rất hạn chế. Do đó, nhìn
chung kĩ năng giao tiếp của SV còn chưa cao. Các em
phần lớn còn có xu hướng ngại giao tiếp khi gặp người
nước ngoài, sợ nói sai. Đây là một đặc điểm mà có lẽ các
trường đại học không chuyên ngoại ngữ cần phải lưu
tâm. Ngoài ra, thông qua các hoạt động ngoại khoá như
tổ chức các câu lạc bộ tiếng Anh, festival ngoại ngữ, các
kì thi Olympic ngoại ngữ,... để SV có thêm cơ hội sử
dụng và trau dồi kiến thức ngoại ngữ của mình.

Như vậy, thông qua các phương pháp dạy học môn
Tiếng Anh, chúng ta có thể thấy các hình thức dạy học
bộ môn này chủ yếu là hình thức lên lớp, thảo luận,
hoạt động nhóm, hoạt động ngoại khoá và một hình
thức nữa không thể thiếu đối với các em SV là hình
thức học tập ở nhà.
Hoạt động dạy học ngoại ngữ ở các trường đại học
không chuyên ngữ nhìn chung đã đáp ứng được yêu cầu
của SV và của xã hội. Tuy nhiên, còn một bộ phận SV
vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học ngoại
ngữ, nhất là trong xu thế hội nhập hiện nay (khi mà cơ
hội xin việc làm trong các công ty nước ngoài hoặc thậm
chí được đi xuất khẩu lao động rất nhiều...), các em còn
học chưa đúng, học theo kiểu chống chế, đối phó. Do
vậy, giảng viên dạy ngoại ngữ nên tìm cho mình những
cách thức dạy sao cho thực sự lôi cuốn, giúp SV nâng
cao nhận thức về môn học này.
Trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ
của các ngành khoa học kĩ thuật, viễn thông và công nghệ
thông tin cũng như sự phát triển trong quan hệ đối ngoại
đã làm cho ngoại ngữ càng trở nên cần thiết và mang tính
chất bắt buộc hơn nhiều với những người có nhu cầu
tuyển dụng.
Với Việt Nam, khi chính thức trở thành thành viên
của tổ chức thương mại thế giới và là điểm đến để tổ chức

nhiều sự kiện mang tính chất chuyên nghiệp và tầm cỡ
quốc tế như: Hội nghị thượng đỉnh Châu Á - Thái Bình
Dương (APEC), các cuộc thi hoa hậu thế giới người Việt
và đặc biệt là cuộc thi hoa hậu hoàn vũ thế giới được tổ

chức tại Nha Trang, Khánh Hoà đã thu hút rất nhiều du
khách nước ngoài đến Việt Nam. Chính xu thế hội nhập
hiện nay đã tạo ra nhiều thời cơ cũng như những thách
thức to lớn cho đất nước. Đối với ngành Giáo dục, việc
quan tâm, quản lí, chú trọng đến hoạt động dạy ngoại ngữ
càng cần được lưu ý hơn bao giờ hết. Đặc biệt ở các
trường đại học thì hoạt động dạy ngoại ngữ trong xu thế
hội nhập có vai trò vô cùng to lớn, nó góp phần đáp ứng
được mục tiêu của nhà trường là đào tạo ra những cử
nhân, kĩ thuật viên, kĩ sư,... có trình độ nhất định về ngoại
ngữ (mà phổ biến là tiếng Anh) bên cạnh trình độ chuyên
môn và năng lực phẩm chất của bản thân. Ngoại ngữ ở
các trường đại học có xu hướng thiên về giao tiếp nhiều
hơn, chú trọng đến ngoại ngữ chuyên ngành, giúp cho
SV sau khi ra trường có thể sử dụng để phục vụ ngay cho
công việc của mình.
Bên cạnh đó, có một số trường đại học còn có hình
thức tổ chức cho SV học ở nước ngoài hay liên kết đào
tạo cử nhân nên ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói
riêng rất cần thiết được trang bị cho SV. Trong xu thế hội
nhập hiện nay thì cơ hội tìm việc làm trong các công ty
liên doanh trong nước và các doanh nghiệp ở nước ngoài
đang mở ra rất nhiều triển vọng cho SV. Do đó, việc dạy
ngoại ngữ sẽ giúp trang bị cho SV phương tiện giao tiếp
thông dụng cũng như chuyên ngành được đào tạo để các
em được thuận lợi hơn trong khi làm việc với đối tác
nước ngoài, góp phần nâng cao hiệu quả lao động.
Như vậy, việc dạy ngoại ngữ ở các trường đại học nói
chung, đại học không chuyên ngữ nói riêng không chỉ có
vai trò thoả mãn nhu cầu giao tiếp thông thường mà còn

giúp SV sau khi ra trường sẽ tự tin hơn trong công việc
khi giao tiếp và làm việc với các đối tác nước ngoài.
3. Kết luận
Để dạy học môn Tiếng Anh đáp ứng CĐR ở các
trường đại học không chuyên ngữ, các trường cần thường
xuyên làm tốt công tác kiểm tra việc thực hiện kế hoạch
dạy học, chương trình nội dung dạy học, trong đó đi sâu
kiểm tra việc giảng viên giảng dạy và thực hiện kế hoạch
(bao gồm thời gian, lịch trình, phương pháp, phương
tiện) đảm bảo chương trình, nội dung dạy học sát với
thực tiễn và phù hợp với CĐR môn Tiếng Anh đã được
xác định, đảm bảo đúng mục tiêu, yêu cầu đào tạo của
các trường đại học đặt ra.

265

(Xem tiếp trang 255)


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 250-255

2.4. Kết quả ứng dụng phương pháp khảo sát sử dụng
Google biểu mẫu và nhóm kín Facebook
Với yêu cầu cần khảo sát tình hình việc làm của 70
SV sau khi tốt nghiệp, tác giả đã sử dụng Google biểu
mẫu và nhóm kín Facebook, kết quả thu được 61/70
phiếu, đạt tỉ lệ 87%. Còn 09 SV không trả lời, tác giả đã
thực hiện khảo sát tiếp bằng gọi điện thoại và gửi email,

tuy nhiên, không nhận được phản hồi.
Với tỉ lệ 87% SV sau khi tốt nghiệp phản hồi chứng
tỏ, phương pháp sử dụng đã cho kết quả tốt. Đặc biệt hơn,
phương pháp này không tốn chi phí và linh hoạt khi sử
dụng nên rất tiện lợi cho việc khảo sát.
3. Kết luận
Phương pháp ứng dụng Google biểu mẫu và Nhóm kín
Facebook trong khảo sát tình hình việc làm của SV sau khi
tốt nghiệp tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Nha Trang đã cho kết quả tốt. Hiệu quả của phương pháp
này là tiết kiệm thời gian, chi phí và cho hiệu quả cao. Nó
có thể áp dụng cho các cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn
TP. Nha Trang nói riêng và cả nước nói chung. Ngoài ra,
chúng ta có thể vận dụng phương pháp này để tiến hành
các cuộc khảo sát khác về chương trình đào tạo, cơ sở vật
chất,… làm cơ sở để các trường thu thập thông tin, từ đó
cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo.

[7] Nguyễn Việt Dũng - Nguyễn Thị Thu Huyền
(2017). Ứng dụng công cụ “Đám mây”- tiện ích
của Google hỗ trợ khảo sát trực tuyến ý kiến phản
hồi từ sinh viên đối với giảng viên tại Trường Cao
đẳng Sư phạm Thái Nguyên. Tạp chí Giáo dục, số
415, tr 53-57.

Tài liệu tham khảo
[1] Bộ GD-ĐT (2017). Thông tư số 36/2017/TTBGDĐT ngày 28/12/2017 ban hành Quy chế thực
hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo
thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
[2] Quốc hội (2018). Luật Giáo dục đại học, luật số
34/2018/QH14.

[3] Bộ GD-ĐT (2017). Quy chế Tuyển sinh đại học hệ
chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo
giáo viên hệ chính quy (Ban hành kèm theo Thông
tư số 05/2017/TT-BGDĐT ngày 25/01/2017 của Bộ
trưởng Bộ GD-ĐT).
[4] Bộ GD-ĐT (2017). Công văn số 2919/BGDĐTGDĐH ngày 10/7/2017 về việc Khảo sát tình hình
việc làm của sinh viên tốt nghiệp.
[5] Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương - Nha Trang
(2017). Thông tin khảo sát việc làm năm 2017, 2018,
/>-lam-nam-2017-2018-03-032019010802.
[6] Phạm Quang Thuận (2018). Nâng cao hiệu quả
công tác chủ nhiệm với nhóm kín Facebook tại
Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương - Nha
Trang. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Khánh
Hòa, số 2, tr 59-63.

[4] Đặng Quốc Bảo (1999). Khoa học tổ chức và quản
lí - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn. NXB Thống
kê.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ CHUẨN ĐẦU RA…
(Tiếp theo trang 265)

Tài liệu tham khảo
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). Văn kiện Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XII. NXB Chính trị Quốc
gia - Sự thật.
[2] Bộ GD-ĐT (2010). Công văn số 2196/BGDĐTGDĐH ngày 22/4/2010 về việc hướng dẫn xây dựng
và công bố chuẩn đầu ra các ngành đào tạo.
[3] Bộ GD-ĐT (2010). Đổi mới quản lí hệ thống giáo

dục đại học giai đoạn 2010-2012. NXB Giáo dục
Việt Nam.

[5] Trần Khánh Đức (2010). Giáo dục và phát triển
nguồn nhân lực trong thế kỉ XXI. NXB Giáo dục
Việt Nam.
[6] Nguyễn Phương Lan (chủ nhiệm đề tài, 2006). Một
số biện pháp tăng cường quản lí nâng cao chất
lượng dạy học môn ngoại ngữ ở trung tâm đào tạo
bồi dưỡng cán bộ. Trường Đại học Hải Phòng.
[7] Sử Ngọc Anh (2012). Xây dựng chuẩn đầu ra góp
phần đảm bảo chất lượng giáo dục đại học. Tạp chí
Giáo dục, số 288, tr 29-31; 23.
[8] Hoàng Thị Hương (2018). Nâng cao chất lượng xây
dựng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo ở một số
cơ sở giáo dục đại học nước ta. Tạp chí Giáo dục,
số đặc biệt kì 2 tháng 5, tr 86-89.
[9] Muhammad Abdul Malik - Ali Murtaza - Abdul
Majeed Khan (2011). Role of Teachers in Managing
Teaching Learning Situation. Interdisciplinary
Journal of Contemporary Research in Business, Vol.
3(5), pp. 783-833.

255



×