Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Triển khai áp dụng kết hợp ISO 90012015 và scrum cho các dự án phần mềm của công ty TNHH hệ thống thông tin FPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

TÔN THỊ OANH

TRIỂN KHAI ÁP DỤNG KẾT HỢP ISO 9001:2015
VÀ SCRUM CHO CÁC DỰ ÁN PHẦN MỀM CỦA
CÔNG TY TNHH HỆ THỐNG THÔNG TIN FPT

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

TÔN THỊ OANH

TRIỂN KHAI ÁP DỤNG KẾT HỢP ISO 9001:2015
VÀ SCRUM CHO CÁC DỰ ÁN PHẦN MỀM CỦA
CÔNG TY TNHH HỆ THỐNG THÔNG TIN FPT
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHAN CHÍ ANH

Hà Nội – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chưa được
công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào của người khác. Việc sử dụng
kết quả, trích dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theo dung các quy định. Các nội
dung trích dẫn và tham khảo, sách báo, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm,
tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.
Tác giả

Tôn Thị Oanh


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn và sự biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phan Chí
Anh. Thầy đã luôn định hướng, động viên, giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình với
nhiều ý kiến quý báu cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện bản luận
văn này.
Thứ hai, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể các Thầy Cô giáo của
các Thầy Cô trong Viện Quản trị Kinh doanh – Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc
Gia Hà Nội đã cho tôi những kiến thức bổ ích và cần thiết trong suốt khóa học.
Đồng thời, tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban đảm bảo chất lượng, Công ty
TNHH Hệ thống thông tin FPT, cùng các anh/ chị đồng nghiệp đã hỗ trợ và giúp tôi
thu thập dữ liệu trong quá trình hoàn thành luận văn.


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT....................................................................................... I
DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................................................. II
DANH MỤC SƠ ĐỒ.................................................................................................................... III
DANH MỤC BIỂU ĐỒ................................................................................................................. IV
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
ISO 9001:2015 VÀ SCRUM........................................................................................................ 6
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan...................................................................................6
1.1.1. Một số nghiên cứu trong nước........................................................................................................ 6
1.1.2. Một số nghiên cứu ngoài nước........................................................................................................ 8
1.1.3. Các kết luận rút ra từ tổng quan tài liệu.......................................................................................... 9
1.2. Cơ sở lý luận về hệ thống quản trị chất lượng ISO 9001:2015 và Scrum..............................................9
1.2.1. Hệ thống Quản trị chất lượng ISO 9001:2015................................................................................10
1.2.2. Tổng quan về hệ thống Scrum....................................................................................................... 14
1.3. Áp dụng kết hợp Hệ thống Quản trị chất lượng ISO 9001:2015 và Scrum..........................................19
1.4 Quy trình triển khai dự án phần mềm............................................................................................... 21
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng và điều kiện áp dụng kết hợp thành công Hệ thống Quản trị chất lượng ISO
9001:2015 và Scrum................................................................................................................................ 21
1.6 Tiêu chí đánh giá kết quả và hiệu quả dự án phần mềm....................................................................23

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................25
2.1. Quy trình nghiên cứu...................................................................................................................... 25
2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu......................................................................................................... 26
2.3 Phương pháp xử lý dữ liệu............................................................................................................... 27
2.4 Điều tra và thu thập dữ liệu.............................................................................................................. 29
2.4.1 Đối tượng nghiên cứu và số lượng điều tra.................................................................................... 29
2.4.2 Nội dung điều tra khảo sát............................................................................................................. 30



CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI ÁP DỤNG KẾT HỢP HỆ THỐNG QUẢN TRỊ
CHẤT LƯỢNG ISO 9001:2015 VÀ SCRUM TẠI.................................................................31
CÔNG TY FPT IS......................................................................................................................... 31
3.1. Tổng quan về Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT (FPT IS)............................................................31
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển................................................................................................ 31
3.1.2. Tổ chức bộ máy và lĩnh vực hoạt động........................................................................................... 33
3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm qua....................................................................33
3.2 Đánh giá kết quả và hiệu quả của các dự án triển khai kết hợp ISO 9001:2015 và Scrum....................35
3.2.1 Đánh giá kết quả và hiệu quả triển khai Dự án GTCL.......................................................................36
3.2.2 Đánh giá kết quả và hiệu quả triển khai dự án EGCB.......................................................................38
3.2.3 Đánh giá kết quả và hiệu quả triển khai dự án EVN........................................................................40
3.2.4 Kết luận rút ra từ hiệu quả của các dự án tiêu biểu áp dụng triển khai ISO và Scrum trong quá trình
triển khai................................................................................................................................................. 41
3.3. Đánh giá kết quả và hiệu quả của các dự án chỉ triển khai áp dụng ISO 9001:2015............................42
3.3.1 Đánh giá kết quả và hiệu quả triển khai dự án Vietcombank..........................................................42
3.3.2 Đánh giá kết quả và hiệu quả triển khai dự án Ecoba Việt Nam......................................................43
3.3.3 Đánh giá kết quả và hiệu quả triển khai dự án Fecon Việt Nam......................................................44
3.3.4 So sánh kết quả và hiệu quả triển khai của các dự án triển khai áp dụng ISO 9001:2015 & Scrum vào
phát triển phần mềm và các dự án chỉ thực hiện áp dụng ISO 9001:2015 trong triển khai dự án.............45
3.4. Đánh giá tình hình triển khai áp dụng kết hợp ISO 9001:2015 và Scrum tại Công ty hiện nay............47
3.4.1 Đánh giá chung tình hình triển khai áp dụng kết hợp ISO 9001:2015 và Scrum...............................47
3.4.2 Đánh giá thực trạng thực hiện các bước của Quy trình và Ưu nhược điểm của từng bước trong quy
trình phát triển phần mềm...................................................................................................................... 50
3.5 Tồn tại và nguyên nhân trong việc triển khai áp dụng kết hợp ISO 9001:2015 và Scrum.....................51

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TRIỂN KHAI ÁP DỤNG ISO
9001:2015 VÀ SCRUM HIỆU QUẢ TẠI FPT FIS................................................................60
4.1. Chiến lược triển khai áp dụng ISO 9001:2015 và SCRUM từ BLĐ Công ty..........................................60
4.2. Đẩy mạnh đào tạo triển khai ISO 9001:2015 và Scrum cho toàn nhân viên.......................................64
4.3. Đẩy mạnh phát huy vai trò của từng cá nhân, bộ phận trong qua trình triển khai ISO và Scrum trong

công ty................................................................................................................................................... 66
4.4. Xây dựng và giữ vững mối quan hệ với khách hàng.........................................................................69

KẾT LUẬN................................................................................................................................... 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 73
28.VRIENS, 2003. CERTIFYING FOR CMM LEVEL AND ISO 9001 WITH
XP@SCRUM. ĐĂNG TẢI TRÊN PROCEEDINGS OF THE AGILE DEVELOPMENT
CONFERENCE (ADC’03), SALT LAKE CITY, 25-28 JUNE 2003, PP. 120-124.............75


PHỤ LỤC 1................................................................................................................................. 76
PHỤ LỤC 02............................................................................................................................... 79
PHỤ LỤC 03............................................................................................................................... 83
PHỤ LỤC 04............................................................................................................................... 86
PHỤ LỤC 05............................................................................................................................... 88
PHỤ LỤC 06............................................................................................................................... 91
PHỤ LỤC 07............................................................................................................................... 93


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

10

Chữ viết tắt
FPT IS
HTQLCL
PM
Product Backlog
QA
Sprint
Sprint Backlog

Nguyên nghĩa
Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT
Hệ thống Quản lý chất lượng
Project Management – Quản trị dự án
Những yếu tố cần thiết của sản phẩm
Quality Assurance – Cán bộ chất lượng
Chu kỳ nhỏ để phát triển sản phẩm
Bảng các công việc được lựa chọn ra

STQT
TNHH
User story

từ product backlog thực hiện trong sprint đó
Sổ tay quá trình
Trách nhiệm hữu hạn
Bản tóm tắt nhu cầu người dùng

i



DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT
1

Bảng
Bảng 1.1

2

Bảng 3.1

3

Bảng 3.2

4
5
6
7
8
9
10
11

Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5

Bảng 3.6
Bảng 3.7
Bảng 3.8
Bảng 3.9
Bảng 4.1

12

Bảng 4.2

13

Bảng 4.3

Nội dung
Bảng liên hệ giữa Scrum và ISO 9001:2015
Kết quả hoạt động kinh doanh của FPT IS từ năm
2010 – 2014
Mức độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của
FPT IS từ năm 2014 đến năm 2018
Kết quả đánh giá chất lượng dự án GTCL
Kết quả đánh giá chất lượng dự án EGCB
Kết quả đánh giá chất lượng dự án EVN
Kết quả đánh giá chất lượng dự án VCB
Kết quả đánh giá chất lượng dự án ECOBA
Kết quả đánh giá chất lượng dự án FECON
So sánh hiệu quả triển khai dự án phần mềm
Đề xuất các khóa học tiêu biểu về Scrum
Đề xuất các danh hiệu thi đua nhằm phát huy vai trò
của từng cá nhân, bộ phận trong công ty

Đề xuất các hành động cụ thể để Công ty tạo dựng
mối quan hệchặt chẽ với khách hàng hơn

ii

Trang
19
33
34
36
38
39
41
42
43
45
62
65

68


DANH MỤC SƠ ĐỒ

STT

Sơ đồ

Nội dung


Trang

1

Sơ đồ 1.1 Mô hình cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng

2

Sơ đồ 1.2

3

Sơ đồ 1.3

4

Sơ đồ 1.4 Mô hình Scrum

15

5

Sơ đồ 1.5 Mối quan hệ giữa Scrum và ISO 9001:2015

18

6

Sơ đồ 1.6 Quy trình triển khai dự án phần mềm


20

7

Sơ đồ 2.1 Quy trình nghiên cứu

24

8

Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức của FPT IS

32

9

Sơ đồ 3.2 Mô hình Scrum

47

Mô hình mô phỏng ngắn gọn tiêu chuẩn ISO
9001:2015
Mô hình thác nước Waterfall trong phát triển phần
mềm

iii

11
13
14



DANH MỤC BIỂU ĐỒ

STT

Biểu đồ

1

Biểu đồ 3.1

Nội dung
Tỷ lệ các dự án áp dụng Scrum vào quá trình
triển khai năm 2014

iv

Trang
48


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công nghệ thông tin ngày nay đang đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển
của xã hội. Công nghệ thông tin đã trở thành yếu tố quan trọng, là cầu nối trao đổi
giữa các thành phần của xã hội ở Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung. Việc
triển khai đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình tự động hóa trong sản
xuất và kinh doanh là vấn đề đang, đã và sẽ luôn được quan tâm bởi lẽ công nghệ
thông tin (CNTT) có vai trò rất lớn trong các hoạt động kinh tế, sản xuất kinh

doanh, bán hàng, xúc tiến thương mại cũng như quản trị doanh nghiệp.
Ở tất cả các ngành nghề, các lĩnh vực hay hoạt động nào trong xã hội hiện đại
cũng cần tới sự góp mặt của CNTT. Vì sự đa dạng ấy, đối tượng phục vụ của CNTT
ngày càng phong phú và đa dạng: từ những cá nhân muốn có chiếc máy vi tính, một
công ty muốn xây dựng hệ thống giới thiệu sản phẩm cho tới một quận huyện hay
quốc gia muốn xây dựng chính phủ điện tử hoặc những thị trường kinh doanh
online rộng lớn trên toàn thế giới. Quá trình sản xuất và triển khai phần mềm để đáp
ứng được những nhu cầu đa dạng của mỗi đối tượng trên là một quá trình cần được
cải tiến và phát triển liên tục để đảm bảo tính ứng dụng đến với các đối tượng với
những sản phẩm có chất lượng đảm bảo. Phương pháp triển khai Scrum là một
phương pháp sản xuất phần mềm hay một bộ quy trình viết phần mềm có tính linh
hoạt rất cao đang được ưa chuộng và áp dụng hiệu quả trên toàn thế giới.
Hệ thống Quản trị chất lượng tốt là công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp đạt đến
những mục tiêu chiến lược kinh doanh của tổ chức, nâng cao lợi thế cạnh tranh của
nghành. Một trong các công cụ cải tiến chất lượng tốt mà các tổ chức hoạt động về
CNTT tiền tiến đang lựa chọn là Hệ thống quản trị chất lượng theo ISO 9000. Bài
học kinh nghiệm của các tổ chức hoạt động trong ngành sản xuất phần mềm muốn
tồn tại, phát triển bền vững và phát triển toàn cầu hóa thì đều phải nâng cao và đẩy
mạnh công tác kiểm soát chất lượng trong quy trình triển khai các dự án phần mềm.
Được vinh danh là quả đấm thép của tập đoàn FPT, là đơn vị đi đầu về lĩnh
1


vực xây dựng và triển khai phần mềm tại Việt Nam, Công ty TNHH Hệ thống thông
tin (FPT IS) đang từng bước phát triển với chiến lược đến năm 2022 là toàn cầu hóa
(GO GLOBAL) đến những quốc gia phát triển trên thế giới, FPT IS đang vươn ra
thị trường quốc tế và đã có mặt tại các nước Lào, Campuchia, Singapore, Nigeria,
Bangladesh, Philipin, Nhật Bản … và đang tiếp tục tiến tới khai phá nhiều thị
trường tiềm năng khác. Để có được những thành công như ngày hôm nay FPT IS
luôn đặt bài toán về việc cung cấp các sản phẩm phần mềm đảm bảo chất lượng

phần mềm lên vị trí hàng đầu.
FPT IS đã triển khai thành công, áp dụng và đạt chứng chỉ ISO 9001: 2015 từ
tháng 7/2009, và là công ty đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng chỉ bảo mật thông tin ISO
27001 từ năm 2007. Việc áp dụng Scrum vào xây dựng các dự án phần mềm đã được
nhen nhóm từ cuối năm 2013, nhưng hiện tại việc áp dụng Scrum mới chỉ tồn tại ở mức
tự phát ở các nhóm nhỏ hay là từ các Quản trị dự án tuy nhiên chưa có sự tổ chức chuyên
nghiệp và hướng dẫn cụ thể về cách triển khai, áp dụng trên quy mô toàn công ty.
Với quy mô Công ty lớn, chuyên về sản xuất các dự án phần mềm rất cần
thiết phải có một nghiên cứu cụ thể về vấn đề triển khai áp dụng kết hợp ISO 9001:
2015 và Scrum cho các dự án xây dựng và phát triển phần mềm để đảm bảo chất
lượng của hệ thống và chất lượng dịch vụ đi kèm. Dù đã có chứng chỉ về ISO 9001:
2015 và có sơ khai tìm hiểu, nghiên cứu áp dụng triển khai Scrum, nhưng thực chất
FPT IS chưa áp dụng hiệu quả hai hệ thống này trong quá trình phát triển phần
mềm. Nhận thấy ý nghĩa và tầm quan trọng của việc nghiên cứu chi tiết triển khai
kết hợp ISO 9001: 2015 và Scrum trong phát triển phần mềm tại FPT, tác giả đã
chọn đề tài nghiên cứu: “Triển khai áp dụng kết hợp ISO 9001: 2015 và Scrum cho
các dự án phần mềm của Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT”
2. Câu hỏi nghiên cứu
-

Các cơ sở lý luận hệ thống quản trị chất lượng ISO 9001:2015 và Scrum là gì?
Cơ sở lý luận về triển khai kết hợp ISO 9001:2015 và Scrum trong phát triển các
dự án phần mềm là gì?

-

Thực trạng quá trình triển khai hệ thống quản trị chất lượng ISO 9001:2015
2



và Scrum tại FIS trong giai đoạn 2016 – 2019?
-

Làm thế nào để áp dụng ISO 9001:2015 và Scrum hiệu quả khi triển khai các
dự án phần mềm ở FPT IS?

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu với mục tiêu chỉ ra sự cần thiết phải triển khai kết hợp hệ
thống quản trị chất lượng ISO 9001:2015 và Scrum cho các dự án phần mềm tại
Công ty. Từ đó đề xuất được các giải pháp giúp việc triển khai kết hợp ISO
9001:2015 đạt được hiệu quả.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn được thực hiện với các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
-

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về Hệ thống quản trị chất lượng ISO 9001: 2015
và Scrum

-

Đánh giá hiện trạng triển khai các dự án phần mềm theo ISO 9001:2015 và
Scrum tại Công ty FPT IS và các nguyên nhân.

-

Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc triển khai áp dụng kết hợp Hệ
thống quản trị chất lượng ISO 9001: 2015và Scrum tại Công ty FPT IS.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
-

Hệ thống quản trị chất lượng ISO 9001: 2015

-

Phương pháp luận triển khai mô hình Scrum

-

Sự kết hợp giữa hệ thống quản trị chất lượng ISO 9001:2015 và Scrum trong
triển khai các dự án phần mềm của công ty hệ thống thông tin FPT.

4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Triển khai áp dụng kết hợp Hệ thống quản trị chất lượng ISO 9001: 2015 và Scrum
vào các dự án phần mềm tại Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT trong giai đoạn 2019
– 2022.
Phạm vi không gian: Nghiên cứu các dự án phát triển phần mềm của Công ty
FIS cho các khàng hàng tại Hà Nội và Bangladesh. Phạm vi thời gian: Thực hiện
3


đánh giá và nghiên cứu các dự án triển khai từ năm 2016-2018.
Phạm vi nội dung: Đánh giá 06 dự án đã và đang triển khai tại FIS, cụ thể:
STT

Dự án

Thời gian


Hiện trạng

triển khai

dự án

Dự án GTCL – triển khai phần
1

mềm quản lý doanh nghiệp cho

02 năm

Tổng Công ty truyền tải Gas (05/2016 - 06/2018)

Đã hoàn thành

Bangladesh
Dự án EGCB – triển khai phần
2

mềm quản lý doanh nghiệp cho

Tổng Công ty truyền tải Điện (02/2017 - 03/2019)
Bangladesh
Dự án EVN – Phát triển phần

3


4
5
6

02 năm

mềm quản lý điện dân dụng cho
Tổng công ty Điện lực Việt Nam
Dự án triển khai corebanking cho

09 tháng
(04/2018 - 01/2019)

Đã hoàn thành

Đã hoàn thành

03 năm

Chưa hoàn thành,

ngân hàng Vietcombank
Dự án triển khai ERP cho Công ty

01/2017 - 01/2019
01 năm

trễ hạn hợp đồng

Cổ Phần Ecoba Việt Nam

Dự án triển khai ERP cho Công ty

(09/2018 - 10/2019
09 tháng

TNHH Fecon Việt Nam

(04/2018 - 05/2019) trễ hạn hợp đồng

Chưa hoàn thành
Chưa hoàn thành,

5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng biểu, danh mục
hình vẽ, mở đầu, luận văn được trình bày thành 4 chương như sau:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về ISO 9001:2015 và
Scrum
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Thực trạng triển khai áp dụng kết hợp hệ thống quản trị chất lượng ISO
9001:2015 và Scrum tại FPT FIS

4


Chương 4. Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh triển khai áp dụng ISO 9001:2015 và
SCRUM tại FPT FIS
Kết luận

5



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
LÝ LUẬN VỀ ISO 9001:2015 VÀ SCRUM
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan
1.1.1. Một số nghiên cứu trong nước
Sau một quá trình tìm hiểu và thu thập dữ liệu, tác giả thấy rằng đã có một số
nghiên cứu của các tác giả đề cập đến vấn đề có liên quan như sau:
1.

Luận văn thạc sĩ “Phát triển phần mềm áp dụng các phương pháp Scrum và

Extreme Programming” của tác giả Phạm Quang Hòa – Trường Đại học Bách Khoa
Hà Nội năm 2006 do TS. Huỳnh Quyết Thắng hướng dẫn. Luận văn đã đề cập đến
một vài mô hình sản xuất phần mềm truyền thống và một vài mô hình sản xuất phần
mềm nhanh, trong đó có Scrum. Điểm mạnh của luận văn là những chia sẻ của tác
giả về các dự án mà tác giả tham gia và thành công, tuy nhiên phần cơ sở lý thuyết
của Scrum còn sơ sài và chưa thực sự chỉ ra được sự linh hoạt của hệ thống này,
chưa đưa ra được cách thức để áp dụng Scrum vào thực tiễn. Ở thời điểm 2006, sự
tiếp cận của tác giả về các mô hình phát triển phần mềm là một sự tiếp cận sớm. Vì
vậy dù luận văn còn thiếu sót nhưng đây cũng là một trong những luận văn đầu tiên
đề cập đến Scrum và một số mô hình phát triển phần mềm tại Việt Nam.
2.

Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO

9001:2015 tại Công ty cổ phần tin học viễn thông Petrolimex” của tác giả Mai Thị
Hồng Hạnh – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2013 do TS. Đỗ Thị Đông
hướng dẫn. Luận văn đã làm rõ được khung lý thuyết về ISO 9001:2015 và đưa ra
các biện pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng tại Công ty cổ phần tin học
viễn thông Petrolimex, tuy nhiên các biện pháp đề xuất chưa được tác giả đánh giá

hiệu quả sau khi áp dụng các biện pháp đó vào thực tiễn.
3.

Bài thu hoạch Chuyên đề phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học

“Ứng dụng Triz vào mô hình Scrum trong phát triển dự án công nghệ thông tin” của
tác giả Nguyễn Văn Sang – của Trường Đại học Công nghệ thông tin – Đại học
Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2012 do GS.TSKH Hoàng Kiêm hướng dẫn.
Đề tài nghiên cứu là một công trình khoa học nhỏ của tác giả nói về ứng dụng Triz –
6


một phương pháp luận tìm kiếm những giải pháp kỹ thuật mới, chonhững kết quả
khả quan, ổn định khi giải những bài toán mang tính sáng tạo khác nhau. Scrum
được giới thiệu trong chuyên đề một cách ngắn gọn nhưng tổng quát và nêu được
ưu và nhược điểm khi áp dụng Scrum. Chuyên đề đi sâu vào việc ứng dụng Triz vào
Scrum, chứ chưa đưa ra được phương pháp cụ thể để áp dụng Scrum và những yếu
tố có thể tác động đến đội dự án khi áp dụng Scrum. Những tri thức mới như Triz và
Scrum đã được tác giả mô tả tổng quan để người đọc có thể thấy sự dễ hiểu, dễ tiếp
cận là ưu điểm của chuyên đề. Tuy nhiên chuyên đề chưa đưa ra một tổ chức cụ thể
và cách tổ chức áp dụng vào thực tế như thế nào.
4. Đề tài khoa học “Tìm hiểu về Agile Project Management” của nhóm tác giả
Trần Anh Quân, Nguyễn Trung Nguyên, Võ Văn Tịnh – Trường Đại học Công nghệ
Thông tin – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh do Th.s Nguyễn Công Hoan
hướng dẫn năm 2013. Đề tài khoa học là một nghiên cứu của nhóm tác giả về Agile.
Người đọc sẽ hiểu được tổng quan về Agile và Scrum. Với một người mới tìm hiểu
về Agile và Scrum thì đây là một tài liệu trình bày cơ sở lý thuyết của Agile và
Scrum khá đầy đủ, đề tài còn đưa ra so sánh giữa Scrum và mô hình truyền thống để
người đọc có thể thấy được sự khác nhau của hai mô hình này. Thành công của đề
tài dừng lại ở việc đưa ra cơ sở lý thuyết riêng rẽ về Scrum, còn các lý thuyết khi áp

dụng Scrum kết hợp với một hệ thống nào khác và thực trạng, cách áp dụng của hệ
thống Scrum vào thực tế thì đề tài chưa đề cập đến.
5. Đề tài khoa học “Quy trình phát triển SCRUM, Visual Studio Team System
Team Foudation Server, ứng dụng quản lí kinh doanh quán Coffee” của nhóm tác
giả Lê Kim Hưng, Đặng Thị Hồng Sâm, Huỳnh Lý Ngọc, Văn Thị Thùy Trinh –
Trường Đại học công nghệ Thông tin – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
do Th.s Trần Trọng Tuyên hướng dẫn năm 2014. Đề tài khoa học đã đưa ra được
khung lý thuyết về Scrum và sự so sánh giữa mô hình phát triển dự án phần mềm
theo Scrum và mô hình phát triển phần mềm truyền thống thác nước (Water fall
model). Thành công của đề tài là đưa Scrum và một số tiện ích hỗ trợ Visual Studio
Team System Team Foudation Server ứng dụng trực tiếp vào một dự án cụ thể: xây
7


dựng ứng dụng quản lí kinh doanh quán Coffee. Tuy nhiên về mặt cơ sở lý thuyết
của đề tài còn sơ sài và chưa làm rõ được các điều kiện ràng buộc, điều kiện cụ thể
cần có về mặt tổ chức để có thể áp dụng Scrum.
1.1.2. Một số nghiên cứu ngoài nước
a. Nghiên cứu của Bill Mc.Michael và Marc.Lombardi về “ISO 9001 and
Scrum Development”, đăng tải trên báo Agile Conference Paper 2008. Nghiên cứu
của hai tác giả được đăng tải trên báo Agile Conference Paper tháng 6/2008 đã chỉ
ra được ISO 9001 là phương pháp tiếp cận theo quá trình, còn Scrum mang tính linh
hoạt cao và phân tích một số điểm để có thể kết hợp hai hệ thống này. Tuy nhiên
nghiên cứu chưa đưa ra các cơ sở lý thuyết cụ thể của hai hệ thống này, đồng thời
cũng chưa đưa ra được thực trạng áp dụng tại một đơn vị cụ thể để người đọc có thể
tham khảo
b. Nghiên cứu của tác giả Mikael Gislen về “Achieving Scrum Quality - An
Action Research Study”, tháng 7 năm 2016. Nghiên cứu là đề tài hoàn thiện chương
trình nghiên cứu khoa học của tác giả tại khoa Toán-Tin trường Blekinge Institute of
Technology, Sweden. Đây là nghiên cứu riêng về chất lượng cần kiểm soát trong

quá trình triển khai Agile vào xây dựng và phát triển hệ thống phần mềm. Những ưu
điểm vượt trội và sự tham gia của khách hàng vào quá trình triển khai để sớm phát
hiện những yêu cầu thay đổi và khách hàng có thể nhìn thấy sản phẩm trong một
thời gian ngắn nhất. Tuy nhiên, nghiên cứu này đang thiên về Agile, là một bức
tranh tổng quan và rộng lớn đối với các công ty triển khai và phát triển phần mềm
để có thể tiếp cận.
c. Nghiên cứu của Vriens, C. “Certifying for CMM Level and ISO 9001 with
XP@SCRUM”, 2003, Proceedings of Agile Development Conference (ADC’03),
Salt Lake City, 25-28 June 2003, pp. 120-124 nghiên cứu và hướng dẫn chung về
cách triển khai và áp dụng các bộ quy trình triển khai đã trở thành best practice trên
thế giới. Nghiên cứu chỉ ra rất rõ các ưu điểm, nhược điểm của các quy trình, cách
thức áp dụng scrum vào từng loại hình dự án cụ thể. Mặc dù nghiên cứu đã mang lại

8


những hiệu quả nhất định nhưng để áp dụng vào các doanh nghiệp cụ thể cần phải
có các phân tích, so sánh để chỉnh sửa cho phù hợp với thực trạng từng công ty.
d. Nghiên cứu của Geir Kjetil Hanssen và Tor Stålhane “The Application of
ISO 9001 to Agile Software Development” được đăng tải trên Conference Paper, 06/
2008 đã hệ thống hóa chi tiết về định hướng triển khai agile trong doanh nghiệp, các
yêu cầu bắt buộc kết hợp cần phải có của ISO 9001; sự so sánh các mặt tương đồng
giữa ISO 9001 và Agile; đồng thời tác giả cũng chỉ ra các yếu tố doanh nghiệp cần tập
trung để có thể áp dụng tốt hai mô hình này vào triển khai các dự án phần mềm đối với
các công ty. Điểm trừ duy nhất của nghiên cứu này chưa hệ thống được cơ sở lý luận
trong việc áp dụng ISO 9001:2015 và Agile vào doanh nghiệp.
1.1.3. Các kết luận rút ra từ tổng quan tài liệu
Tổng hợp những đề tài nghiên cứu có liên quan ở trên ta có thể thấy việc áp
dụng HTQTCL ISO 9001:2015 và Scrum là một việc cần thiết và quan trọng với
doanh nghiệp CNTT. Qua các nghiên cứu trên, tác giả đã học hỏi được cách trình

bày cơ sở lý thuyết, cách tiếp cận về hai hệ thống này. Tuy nhiên để hoàn thiện luận
văn của mình, tác giả đã đi sâu nghiên cứu cơ sở lý thuyết của ISO 9001:2015 và
Scrum, đồng thời tham khảo trên các phương tiện Internet và các bài báo đánh giá,
tác giả tổng hợp và đưa ra nội dung về Điều kiện áp dụng thành công Scrum và Hệ
thống Quản trị chất lượng ISO 9001:2015 và Kinh nghiệm quốc tế trong việc triển
khai áp dụng kết hợp Scrum và Hệ thống Quản trị chất lượng ISO 9001:2015. Bên
cạnh đó, tác giả có đưa ra một đơn vị cụ thể, phân tích thực trạng và nguyên nhân
của các tồn tại đang gặp phải.
1.2. Cơ sở lý luận về hệ thống quản trị chất lượng ISO 9001:2015 và Scrum
Để hệ thống quản trị của doanh nghiệp hoạt động mang lại hiệu quả, thì mỗi
loại hình doanh nghiệp cần lựa chọn và thiết kế cho mình một hệ thống quản trị phù
hợp để áp dụng. Hệ thống quản trị đó bao gồm hệ thống quản trị chất lượng và hệ
thống sản xuất đặc thù của mỗi ngành. Ở chương này, tác giả đề cập đến hệ thống
quản trị chất lượng ISO 9001:2015 và hệ thống Scrum – áp dụng trong quá trình sản
xuất phần mềm của các doanh nghiệp CNTT.
9


1.2.1. Hệ thống Quản trị chất lượng ISO 9001:2015
1.2.1.1. Tổng quan về hệ thống quản trị chất lượng ISO 9001:2015
Hệ thống quản trị chất lượng ISO 9001:2015 là một trong những hệ thống chất
lượng do tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá hay thường gọi là ISO (International
Organization for Standardization) ban hành.
ISO 9001:2015 được sử dụng cho việc đánh giá chứng nhận phù hợp đối với
Hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức. Hệ thống là tập hợp các phần tử có
liên hệ với nhau, tác động qua lại với nhau một cách có quy luật để tạo thành một
thể thống nhất, có thể thực hiện một số chức năng hay một số mục tiêu nhất định.
Hệ thống quản trị chất lượng là tập hợp các yếu tố có liên quan và tương tác để định
hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng. Hiểu một cách cụ thể hơn, hệ thống
quản trị chất lượng là một tổ hợp các yếu tố bao gồm: cơ cấu tổ chức, trách nhiệm,

thủ tục, phương pháp và các nguồn lực cần thiết để thực hiện quản lý chất lượng
trong tổ chức.
Theo chu kỳ sống của sản phẩm HTQTCL được phân loại theo phân hệ thiết
kế sản phẩm mới, phân hệ sản xuất, phân hệ tiêu dùng sản phẩm (sử dụng)
Theo cấp quản lý, HTQTCL bao gồm: các tổ chức nhà nước về QLCL, các
doanh nghiệp tiến hành các hoạt động quản lý nhằm đảm bảo và cải tiến chất lượng,
đáp ứng nhu cầu cảu khách hàng.
ISO 9001:2015 được xây dựng và ban hành cho tất cả các doanh nghiệp ở mọi
lĩnh vực, mọi loại hình, quy mô và sản phẩm cung cấp. Bởi bản chất ISO 9001:2015
là các yêu cầu được đưa ra đối với một tổ chức, nó bao gồm các yêu cầu về
HTQTCL, trách nhiệm lãnh đạo, quản lý nguồn lực, tạo sản phẩm, đo lường, phân
tích và cải tiến. Các yêu cầu này được đưa ra dưới dạng hướng dẫn tổng quát cho tất
cả các tổ chức có thể áp dụng và đảm bảo đáp ứng 8 nguyên tắc chất lượng sau:
- Định hướng khách hàng
- Vai trò lãnh đạo
- Toàn bộ tham gia
- Cải tiến liên tục
10


- Quản lý theo cách tiếp cận dựa trên quá trình
- Quản lý theo cách tiếp cận dựa trên hệ thống
- Ra quyết định dựa trên sự kiện
- Xây dựng mối quan hệ cùng có lợi với nhà cung cấp
Khi xây dựng và vận hành HTQTCL theo hệ thống ISO 9001:2015, nghĩa là tổ
chức đáp ứng được các mức yêu cầu của tiêu chuẩn và thực hiện xây dựng
HTQTCL dựa trên 8 nguyên tắc trên, khi đó tổ chức sẽ đạt được những lợi ích nhất
định sau:
- Bảo đảm sản phẩm/ dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng
- Kết hợp hài hòa các chính sách và sự thực hiện của tất cả các thành viên

trong tổ chức
- Cải tiến liên tục, cải tiến có hiệu qủa
- Tạo sự ổn định và giảm thiểu sự biến động
- Tập trung quan tâm đến chất lượng
- Giảm thiểu chi phí hoạt động
- Về phạm vi áp dụng: Các yêu cầu trong tiêu chuẩn mang tính tổng quát và
nhằm áp dụng cho mọi tổ chức, không phân biệt loại hình, quy mô và sản phẩm
cung cấp.
Bản chất khi tổ chức xây dựng HTQLCL theo ISO 9001:2015 là tổ chức chấp
nhận cách quản trị tổ chức theo quá trình. Quá trình được xây dựng, thực hiện và cải
tiến hiệu lực của HTQLCL, nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng thông qua việc
đáp ứng yêu cầu của họ. Các việc tổ chức cần làm để quản trị tổ chức theo quá trình
là: xác định trong tổ chức có những quá trình nào; phân loại các quá trình này thành
các quá trình chính, quá trình hỗ trợ, quá trình kinh doanh; với mỗi quá trình cần
xác định đầu vào, các hoạt động và đầu ra của quá trình là gì; bên cạnh đó xác định
các chỉ tiêu đo lường quá trình; và xem xét sự tương tác giữa các quá trình trong hệ
thống. Mô hình HTQLCL dựa trên quá trình được mô phỏng ở hình dưới đây:

11


Sơ đồ 1.1: Mô hình cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng
Nguồn: TCVN ISO 9001:2015
Nội dung chi tiết các yêu cầu của tiêu chuẩn được phân thành 5 nhóm yêu cầu:
HTQLCL, Trách nhiệm lãnh đạo, Quản lý nguồn lực, Tạo sản phẩm, Đo lường phân
tích và cải tiến. Cụ thể nội dung các yêu cầu như sau:
Nhóm 1: Hệ thống quản lý chất lượng. Theo tiêu chuẩn, hệ thống tài liệu tổ
chức bắt buộc phải có bao gồm:
- Chính sách chất lượng
- Sổ tay chất lượng

- Các thủ tục dạng văn bản (6 thủ tục bắt buộc)
o

Kiểm soát tài liệu

o

Kiểm soát hồ sơ

o

Đánh giá nội bộ

o

Kiểm soát sản phẩm không phù hợp

o

Hành động – khắc phục
12


o

Hành động – phòng ngừa

Ngoài ra tổ chức còn có thể thể xây dựng, ban hành dạng văn bản các tài liệu,
hồ sơ do tổ chức xác định là cần thiết.
Nhóm 2: Trách nhiệm của lãnh đạo. Yêu cầu này xác định lãnh đạo tham gia

vào HTQLCL là điều bắt buộc. Cụ thể trách nhiệm của lãnh đạo trong quá trình xây
dựng, vận hành và cải tiến HTQLCL như sau:
- Có sự cam kết của lãnh đạo cao nhất đối với việc xây dựng và thực hiện
HTQLCL và cải tiến liên tục hiệu lực hệ thống đó.
- Các yêu cầu của khách hàng được xác định và đáp ứng nhằm nâng cao sự
thỏa mãn khách hàng
- Chính sách chất lượng được xác định phù hợp với mục đích của tổ chức.
- Hoạch định mục tiêu chất lượng và hoạch định HTQLCL, cần đảm bảo sự
hoạch định này đo được và nhất quán với chính sách chất lượng. Sự hoạch định cần
được thiết lập ở tất cả các cấp và các bộ phận chức năng.
- Thiết lập trách nhiệm, quyền hạn và trao đổi thông tin
- Tiến hành xem xét lãnh đạo.
Nhóm 3: Quản lý nguồn lực. Với bất kỳ một phương pháp quản lý nào thì yếu tố
con người luôn là yếu tố quan trọng để tạo nên sự thành công của tổ chức. Nhóm
yêu cầu về quản lý nguồn lực trong tiêu chuẩn ISO 9001:2015 cũng đề cập đến vấn
đề này, nhóm yêu cầu đưa ra các yêu cầu tổng quát về năng lực, đào tạo và nhận
thức của nguồn nhân lực. Bên cạnh đó đưa ra các yêu cầu về cơ sở hạ tầng và môi
trường làm việc đáp ứng được các yêu cầu của sản phẩm của tổ chức
Nhóm 4: Tạo sản phẩm. Đây là nhóm yêu cầu mang tính chất đặc thù và xu
hướng ngoại lệ với mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực, loại hình kinh doanh và quy mô
của từng tổ chức.
Nhóm 5: Đo lường, phân tích và cải tiến. Đây là nhóm yêu cầu cần thiết để tổ
chức có thể chứng tỏ sự phù hợp với các yêu cầu của sản phẩm; sự phù hợp của hệ
thống và cải tiến liên tục hiệu lực của hệ thống.
Để hình dung và áp dụng đơn giản ISO 9001:2015 có thể được mô tả qua hình
13


dưới đây:


Sơ đồ 1.2: Mô hình PDCA mô phỏng ngắn gọn tiêu chuẩn ISO 9001:2015
Nguồn: ISO 14598 – Part 1, Information Technology - Software Product Evaluation
– General Overview ISO/IEC JTC1/SC7 N1914
Vòng tròn PDCA là nền tảng cho các chu trình cải tiến trong ISO 9001, khi PDCA
được áp dụng ở mọi khâu, mọi nấc của quá trình trong tổ chức, điều đó cho thấy quá
trình quản lý chất lượng trong tổ chức được cải tiến liên tục và không bao giờ ngừng
nghỉ. Cùng một triết lý quản lý theo PDCA, ngoài ISO 9001:2015, tổ chức còn có thể áp
dụng kết hợp với triết lý quản lý Kaizen, 5S, 6Sigma, Lean Manufacturing…..
1.2.2. Tổng quan về hệ thống Scrum
1.2.2.1. Mô tả hệ thống Scrum trong phát triển phần mềm
Quá trình sản xuất sản phẩm hay cung ứng bất kỳ một loại hình dịch vụ nào đã
có mặt trên thị trường đều có những mô hình để tham khảo hoặc những bài học kinh
nghiệm để thế hệ những người đi sau có thể học hỏi kinh nghiệm. Với ngành công
nghệ thông tin và đặc thù là ngành sản xuất phần mềm hiện nay, có rất nhiều mô
hình để các tổ chức có thể áp dụng. Dưới đây, tác giả xin được đưa ra cơ sở lý
thuyết về Scrum – một hệ thống quá trình sản xuất phần mềm hay gọi ngắn gọn là
hệ thống sản xuất phần mềm.
14


×