Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Triển vọng thị trường của lê Việt Nam và hàm ý chính sách cho những can thiệp của Chính phủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.85 KB, 4 trang )

Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người

Triển vọng thị trường của lê Việt Nam và hàm ý chính sách
cho những can thiệp của Chính phủ

HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC

Phạm Văn Hùng1, Tiago Wandschneider2, Nguyễn Thị Dương Nga1, Nguyễn
Thị Thu Huyền1, Ninh Xuân Trung1, Trần Văn Long1, Phạm Kiều My1 và Oleg
Nicetic2


192

Cơ quan
1
Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội
2
Trường Nông nghiệp và công nghệ thực phẩm, Đại học Queensland, Brisbane,
Qld 4072, Australia
Tác giả đại diện


Giới thiệu
Quả lê gần đây đã được thêm vào danh mục hoa quả ưu tiên cho khu vực
miền núi Tây bắc. Được khuyến khích bởi những thử nghiệm thành công
tại địa phương với giống VH6 là giống lê Đài Loan, chính quyền tỉnh Lào
Cao đã bắt đầu hỗ trợ cho nông dân cây giống cũng như các đầu vào khác
cho quá trình sản xuất. Và kết quả là, diện tích trồng lê trong tỉnh đã được
mở rộng đáng kể từ cuối năm 2000, đạt 540 ha năm 2017 (Chi cục Bảo vệ
thực vật Lào Cai). Theo kế hoạch của tỉnh, đến năm 2010 sẽ có thêm 250


ha được trồng và sản lượng lê sẽ tăng đáng kể trong những năm tiếp theo
khi những cây con cho thu hoạch.
Trước đây, người trồng cây ăn quả tại Tây Bắc đã bị ảnh hưởng do việc mở
rộng diện tích cây trồng quá mức và hậu quả là giá trái cây sụt giảm. Liệu
cây lê có khả năng trải qua khủng hoảng tương tự hay không? Dự liệu về
quy mô thị trường và tính mùa vụ có thể giúp chúng tôi trả lời câu hỏi này.
Liệu các can thiệp của chính phủ có phù hợp với các điều kiện thị trường
không? Liệu có nên mở rộng diện tích trồng lê hơn nữa không? Các hàm ý
chính sách từ kết quả nghiên cứu cũng sẽ được thảo luận.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này dựa trên dữ liệu về giá và nguồn cung tại chợ Long Biên, một
chợ bán buôn lớn hoa quả nhập khẩu từ Trung quốc cũng như hoa quả nội
địa tại Hà Nội. Đây là kênh phân phối hoa quả chính tại Hà Nội và là nguồn
cung cho các chợ đô thị ở miền Bắc và miền Trung của Việt Nam.


Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người

Kết quả nghiên cứu
Năm 2016, ước tính có khoảng 31.424 tấn lê được bán buôn tại chợ Long
Biên, Lê Trung Quốc chiếm tới 99.9% nguồn cung trên thị trường, lê Hàn
Quốc, Mỹ chỉ chiếm có 0.1%. Không có loại lê Việt Nam nào được bán tại
chợ Long Biên, do lượng thu hoạch hiện nay quá ít.
Sự thống trị thị trường của lê Trung Quốc chủ yếu là do giá cả. Tại chợ
Long Biên, lê Trung Quốc bán rẻ khoảng 4-10 lần so với lê từ Hàn Quốc
và Mỹ (Hình 1).

NÚI CƠ HỘI CHO PHÁT TRIỂN

Năm 2016 một cán bộ thị trường chịu trách nhiệm ghi chép khối lượng lê bán

buôn ước tính hàng ngày của các thương lái, phân loại theo nguồn gốc và
chủng loại, dựa vào quan sát trực tiếp các xe tải vào chợ. Mỗi đêm nhân viên
này cũng thu thập thông tin về giá theo giống và nguồn gốc của 6 thương lái
bán buôn lê vào lúc 1-2h sáng, thời điểm buôn bán nhộn nhịp nhất.

193

Nguồn cung lê chủ yếu tập trung từ tháng 7 đến tháng 9 (Hình 2). Một
nửa lượng lê tại chợ Long Biên được buôn bán vào quí 3. Đáng ngạc nhiên
là không có sự tương quan rõ ràng giữa cung và giá, vấn đề này cần phải
nghiên cứu sâu hơn. Giá cao nhất là vào tháng 7 và 8, cũng là những tháng
vào vụ thu hoạch lê cao điểm. Giá lê tương đối ổn định quanh năm, cũng
có thể phản ánh xu hướng giá tại Trung Quốc, sự gia tăng nhập khẩu đáng
kể vào thời điểm giá tương đối cao cũng có thể là do sự sẵn có của các loại
quả cạnh tranh trong nước thấp hơn so với các thời điểm khác trong năm.


HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC

Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người

194

Lê từ Trung Quốc là loại lê châu Á, có hình tròn. Lê Trung quốc màu vàng,
là loại được kinh doanh chủ yếu chiếm tới 62% lượng bán buôn. Không
như các loại trái cây khác, lê được bán quanh năm.
Thảo luận và kết luận
Lào Cai là nơi sản xuất lê mới sẽ có tác động mạnh mẽ với nguồn cung
trong nước. Dự kiến là từ năm 2025 trở đi sẽ có khoảng 4.500 tấn lê hoặc
nhiều hơn được thu hoạch mỗi năm tại tỉnh này. Lượng hoa quả này sẽ

được đưa ra thị trường trong thời gian rất ngắn, khoảng 3-4 tuần, vào
khoảng giữa tháng 6 đến giữa tháng 7, so với khoảng 3000 tấn lê đã được
bán buôn tại chợ Long Biên từ 15/6 đến 15/7/2016.
Nông dân Lào Cai sẽ phải đối mặt với sự cạnh trạnh khốc liệt từ lê Trung
Quốc. Áp lực này sẽ càng tăng trong thời gian thu hoạch lê tại địa phương.
Vào cuối tháng 6/2016, lượng cung lê hàng ngày từ Trung quốc tại chợ
Long biên ở khoảng từ 50-60 tấn, nhưng con số này tăng gấp ba vào hai
tuần sau đó, đạt khoảng 175 tấn một ngày đến 15/7. Một lưu ý tích cực là
vụ thu hoạch lê tại Lào Cai trùng với khoảng thời gian có mức cạnh tranh
thấp từ các hoa quả khác trong nước và có thể có cơ hội xuất khẩu lê qua
biên giới sang Vân Nam, đặc biệt tại thời điểm thu hoạch sớm và trái vụ
tại Trung Quốc.


Mặc dù nghiên cứu thị trường đang triển khai sẽ cải thiện sự hiểu biết
hiện nay về các cơ hội thị trường và các kịch bản cho tương lai, nhưng rủi
ro cũng quá nhiều đang là hiện thực. Không có mối quan hệ tỷ lệ nghịch
rõ ràng nào giữa cung và giá, nhưng không nên coi đây là lợi thế đặc biệt
trong bối cảnh thị trường luôn biến động. Cần có một chiến lược thận
trọng hơn của chính phủ, nhất là những hỗ trợ để mở rộng diện tích trồng
trọt với một giống duy nhất có thời gian thu hoạch với ngắn. Nâng cao
năng lực cạnh tranh cần được ưu tiên. Việc xây dựng các vườn ươm với
nhiều giống cây trồng có năng suất và có tính thương mại là một ví dụ.
Chuyển giao công nghệ đặc biệt và bí quyết cho nông dân giúp họ đạt
được năng suất cao và nâng cao chất lượng trái cây nhằm đáp ứng tốt hơn
nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam và nước láng giềng Trung Quốc
cũng quan trọng không kém.

NÚI CƠ HỘI CHO PHÁT TRIỂN


Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người

195



×