Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.86 KB, 28 trang )

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT
NAM.
2.1. Khái quát chung về thị trường bán lẻ Việt Nam:
Hình thức phân phối hàng hoá ở Việt nam trước năm 1986 đa phần theo hình thức
tem phiếu. Khi đó hầu hết các hàng hoá đều do nhà nước thu thập rồi phân phối theo
kiểu phổ thông đầu phiếu. Vớ kiểu phân phối này người dân đều được nhận một số
lượng hàng hoá như nhau. Ban đầu, hình thức này tỏ ra vô cùng hiệu quả đặc biệt trong
trường hợp chiến tranh. Nhưng sau này, khi giành được độc lập cuộc sống của người
dân bắt đầu thay đổi thị hình thức phân phối này không còn phù hợp nữa.
Sau năm 1986 cùng với sự thay đổi của đất nước thị thị trường bán lẻ VIệt Nam
cũng có sự thay đổi. Hàng hoá đã bắt đầu được phân phối theo kiểu thị trường tức là
theo nhu cầu, thu nhập của người dân. Hệ thống cửa hàng bán lẻ và các chợ phát triển
nở rộ. Hàng hoá được tự do lưu thông trên thị trường. Trên thị trường bắt đầu xuất hiện
nhiều mặt hàng ngoại nhập. Cùng với sự nở rộ của thị trường hàng loạt các doanh
nghiệp bán lẻ và tầng lớp thường gia được hình thành.
Người tiêu dùng Việt Nam bắt đầu làm quen với các kênh phân phối hiện đại từ
năm 1993, khi một siêu thị nhỏ Minimart khai trương tại thành phố Hồ Chí Minh. Siêu
thị đầu tiên ở Hà Nội cũng là siêu thị Minimart ở tầng hai chợ Hôm được khai trương
vào năm 1995. Do nền khinh tế phát triển, thu nhập của người dân tăng và đặc biệt sau
cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997 thị hệ thống siêu thị ở Việt Nam phát triển
nở rộ. Trong thời gian này, nổi danh trong lĩnh vực bán lẻ như Saigonco.op với hệ thông
siêu thị Co.opmart; công ty Đông Hưng với hệ thống siêu thị Citimart...
Đến năm 1999, thị trường bán lẻ Việt Nam bắt đầu có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với
các nhà đầu tư nước ngoài, đi đầu là tập đoàn Bourbon của Pháp với siêu thị đầu tiên
BigC tại Đồng Nai. Tiếp sau đó hàng loạt các tên tuổi khác Metro Cash& Carry (Đức),
Parkson( Malaixia)... thâm nhập thị trường bán lẻ Việt Nam.
Đến năm 2007 là mốc quan trọng của thị trường bán lẻ Việt Nam. Năm 2007, Việt
Nam chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giớ WTO và với cam kết mở
cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ vào năm 2009. Khi đó, thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ có
sự góp mặt của các doanh nghiệp bán lẻ 100% vốn nước ngoài.
Sau 20 năm đổi mới, thị trường bán lẻ Việt Nam phát triển nhanh chóng. Tổng mức


bán lẻ tăng trung bình 10% năm đến năm 2006 đã đạt hơn 600000 tỷ đồng. Từ lúc năm
1993 mới có siêu thị đầu tiên thì đến năm 2006 Việt Nam đã có 250 siêu thị và 50 trung
tâm thương mại( phần thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ trình bày rõ hơn).
2.2. Thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam:
2.2.1. Giai đoạn trước khi gia nhập WTO (2000 – 2006):
Qua phân tích ở phần trên, thị trường bán lẻ Việt Nam thực sự phát triển giai đoạn
sau năm 2000. Đây là giai đoàn có yếu tố nước ngoài trên thị trường bán lẻ. Chính
những doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài này đã đem tới động lực mới, phương thức kinh
doanh mới… cho thị trường bán lẻ Việt Nam. Do vậy, phân tích giai đoạn thị trường
bán lẻ Việt Nam trước khi gia nhập WTO, đề tài giới hạn là giai đoạn từ năm 2000 đến
năm 2006.
2.2.1.1 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ:
Theo số liệu của tổng cục thống kê thì tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ của cả
nước luôn đạt tốc độ tăng trưởng trên 10%. Số liệu chi tiết thể hiện thông qua biểu đồ:
Biểu đồ 2.1. Tổng mức bán lẻ giai đoạn 2000-2006
Nguồn: Tổng cục thống kê
Ta có thể nhận thấy tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ luôn tăng đều đặn năm sau
cao hơn năm trước. Mức tăng trung bình giai đoạn 2000-2006 là 18% cao hơn gấp 2 lần
mức tăng trưởng GDP cùng thời kỳ. Đặc biệt năm 2006 tốc độ tăng đạt kỷ lục 20,9 %
và tổng giá trị đạt tới 580,5 ngàn tỷ đồng gấp gần 3 lần so với tổng mức bán lẻ năm
2000. Giải thích cho sự tăng đều đặn của tổng mức bán lẻ có thể do hai nguyên nhân:
Thứ nhất, đời sống, sức mua của người dân ngày một tăng; thứ hai xuất hiện nhiều loại
hình, của hàng bán lẻ hấp dẫn kích thích sức mua của người dân.
Tuy nhiên, tổng mức bán lẻ này không có sự đóng góp đồng đều từ các vùng miền
trên cả nước. Do điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau nên hoạt động bán lẻ trên các
vùng miền trên cả nước cũng có sự khác biệt.
Tổng mức lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ tính theo các vùng miền được thống kê
ở bảng dưới đây
Bảng 2.1. Tổng mức bán lẻ hàng hoá dịch vụ tính theo các vùng trên cả nước
(Nguồn : Tổng cục thống kê) Đơn vị: tỷ đồng

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Cả nước 220410,6 245315,0 280884,0 333809,3 398524,5 480293,5 580710,1
Đb sông
Hồng
43119,7 47233,0 56036,0 66146,3 79280,2 96422,3 117912,5
Đông
Bắc
11332,2 15526,0 17840,0 20722,4 25297,3 30146,2 35907,5
Tây Bắc 2059,4 2976,0 2778,0 2973,1 3894,1 4953,1 6050,5
Bắc
Trung
Bộ
14858,0 16235,0 17868,0 20556,6 24646,8 30021,4 35734,6
Dh Nam
Trung
Bộ
17129,0 20532,0 22020,0 27290,4 31665,8 37824,4 46408,5
Tây
Nguyên
7599,0 8006,0 9254,0 10543,6 12926,8 17398,2 21285,5
Đông
Nam Bộ
80807,6 88203,0 101120,0 121640,1 144480,9 166026,7 201792,0
Đb sông
CửuLong
43505,7 47254,0 53968,0 63936,8 76332,6 97501,2 115618,9
Nhìn chung, sự phát triển hoạt động bán lẻ của các vùng trên cả nước đều có tốc độ
tăng trưởng đồng đều cùng với sự tăng trưởng chung của hoạt động bán lẻ trên cả
nước. Trong tất cả các năm, tất cả các vùng thì tổng mức bán lẻ tăng trung bình các năm
đều là khoảng 10,8%.

Có thể dễ dàng thấy tổng mức bán lẻ của hai khu vực Đồng bằng sông Hồng và
Đồng bằng sông Cửu Long khá bằng nhau qua hầu hết các năm. Ngoài ra, tổng mức bán
lẻ của hai khu vực này luôn chiếm khoảng 1/3 tổng mức bán lẻ của cả nước. Khu vực
Đông Nam Bộ với các thành phố mà mức tiêu dùng lớn ( thành phố Hồ Chí Minh,
thành phố Bình Dương...) thì tổng mức bán lẻ lớn nhất so với các vùng khác trên toàn
quốc. Tổng mức bán lẻ của Đông Nam Bộ gần bằng tổng mức bán lẻ tại Đồng bằng
sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long cộng lại. Như vậy, tổng mức bán lẻ tại ba
vùng này đã chiếm tới 2/3 tổng mức bán lẻ của cả nước. Hầu hết các siêu thị lớn, trung
tâm thương mại hiện đại đều được xây dựng tại những vùng này. Giải thích cho vấn đề
này có hai lí do chính. Thứ nhất, tại những vùng này giao thông đi lại và vận chuyển
hàng hoá dễ dàng (ở đây là các vùng đồng bằng đường xá thuận tiện, có những cảng
biển lớn như Sài Gòn, Hải Phòng...). Thứ hai, tại những vùng này là những trung tâm
kinh tế lớn nhất của cả nước, dân cư tập trung đông đúc, thu nhập của người dân cũng
cao hơn các vùng khác nên sức tiêu thụ sẽ lớn hơn.
Ngược lại, tại những vùng giao thông khó khăn, đời sống của người dân còn nhiều
khó khăn như Tây Nguyên, Tây Bắc thì tổng mức bán lẻ rất khiêm tốn. Tổng mức bán
lẻ tại vùng Tây Bắc thường chỉ chiếm hơn kém 1% tổng mức bán lẻ của cả nước. Vùng
Tây Nguyên tổng mức bán lẻ cũng luôn chỉ chiếm khoảng 3-4 % tổng mức bán lẻ của
cả nước. Do vậy, những vùng này cần sự quan tâm hơn nữa của Nhà nước để phát triển
hoạt động bán lẻ
Còn lại các vùng Đông Bắc, Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ thì hoạt động
bán lẻ cũng còn khá lạc hậu còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng mức bán lẻ chung của cả
nước.
2.2.1.2. Mạng lưới phân phối:
Mạng lưới phân phối hàng hóa tại Việt Nam chủ yếu thông qua các phương thức
truyền thống như chợ, cửa hàng bán lẻ... Nhận định trên được phản ánh rõ thông qua
biểu đồ:

Biểu đồ 2.2. Bức tranh mạng lưới bán lẻ Việt Nam





(Nguồn: www.sgtt.com.vn-Kịch bản nào mở cửa ngành bán lẻ)
Ta có thể thấy hệ thống phân phối bán lẻ của Việt Nam chủ yếu vẫn theo cách
truyền thống chiếm tới 84%. Lượng hàng hóa thông qua hệ thống phân phối hiện đại
(trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tự chọn…) mặc dù có tăng thêm nhưng cũng
chỉ chiếm 10%. Riêng hai thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh lượng hàng lưu
thông qua kênh phân phối hiện đại có cao hơn mức trung bình của cả nước chiếm 23%.
Trong khi đó ở các vùng sâu, vùng xa thuộc các tỉnh phía nam, miền trung và miền bắc,
tiểu thương, tư thương đảm nhận vai trò phân phối hàng là chủ yếu. Nếu đem so sánh
với các nước khác trên thế giới thì càng chứng tỏ hệ thống phân phối bán lẻ của Việt
Nam vẫn còn lạc hậu. Tại các nước phát triển thị phần của siêu thị trong lĩnh vực bán lẻ
chiếm tới 80-90%. Ở các nước như Nam Mỹ, Đông Á trừ Trung Quốc thì lượng hàng
hóa qua kênh phân phối hiện đại chiếm tới 50-60%. Ngay cả các nước ở Đông Nam Á (
Thái Lan, Philipin) tỷ lệ này cũng là 30-50%.
Cụ thể như tỷ lệ phân phối truyền thống và hiện đại ở Việt Nam là 8,5:1,5. Trong
khi đó so sánh với một nước trung bình như Thái Lan tỷ lệ này là 4:6.
2.2.1.3. Các doanh nghiệp bán lẻ:
Theo số liệu tổng điều tra, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ
phân phối tăng hơn 2 lần trong thời kỳ 2000-2004, từ gần 14.100 doanh nghiệp lên gần
28.600 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp hoạt động bán buôn tăng gần 170% và bán
lẻ tăng gần 50%. Các doanh nghiệp bán lẻ (bao gồm tất cả các doanh nghiệp bán lẻ
chính thống và các doanh nghiệp thương mại khác thực hiện thêm chức năng bán lẻ,
chẳng hạn doanh nghiệp bán buôn nhưng vẫn tham gia bán lẻ) ở các thành phần kinh tế
khác nhau có mức đóng góp trong tổng mức bán lẻ cũng khác nhau. Có thể nhìn vào
biểu đồ cơ cấu các thành phần kinh tế trong tổng mức bán lẻ hàng hóa để thấy rõ hơn
điều đó.
Biểu đồ 2.3
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ của cả nước phân theo cơ cấu các thành phần

kinh tế giai đoạn 2000 – 2005
( Nguồn tổng cục thống kê)
Thông qua biểu đồ có thể thấy thị trường bán lẻ đã có sự thu hút và tham gia của
nhiều thành phần kinh tế. Tỷ trọng trong tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ của thành
phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có sự tăng trưởng nhất định. Năm 2000 và
2001 tỷ trọng của thành phần kinh tế này chỉ chiếm 1.6% nhưng đã có sự tăng đột biến
gấp hơn 2 lần vào năm 2002 là 3.9% tiếp tục tăng vào năm 2003 là 4,1% sau đó giảm
nhẹ và giữ ở mức ổn định là 3.8%. Giải thích cho sự giảm nhẹ này không phải là do
tổng mức bán lẻ của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài giảm mà thực tế là có
tăng song tăng không nhiều bằng tổng mức bán lẻ của các thành phần kinh tế khác. Tỷ
trọng của thành phần kinh tế này còn khá nhỏ bé trong tổng mức bán lẻ hàng hoá và
dịch vụ vì luật pháp Việt Nam vẫn chưa cho phép các doanh nghiệp bán lẻ 100 % vốn
nước ngoài được phép hoạt động mà chỉ cho phép các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài
hoạt động dưới dạng liên doanh. Ngoài ra, luật pháp Việt Nam vẫn có sự phân biệt đối
xử nhất định giữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước.
Tỷ trọng trong tổng mức bán lẻ của thành phần kinh tế nhà nước giảm đều qua các
năm trung bình khoảng 0.5% một năm. Giai đoạn 2000- 2006 là giai đoạn sắp xếp cơ
cấu lại các doanh nghiệp Nhà nước của Chính phủ diễn ra mạnh mẽ. Rất nhiều các
doanh nghiệp bán lẻ Nhà nước kinh doanh theo kiểu quan liêu bao cấp làm ăn thua lỗ đã
bị giải thể. Bởi vậy, năm 2000 tỷ trọng của thành phần kinh tế này là 16,7% thì đến
năm 2005 là 12,9% và năm 2006 chỉ còn 12,4%.
Thành phần kinh tế ngoài nhà nước (bao gồm các doanh nghiệp bán lẻ trong nước,
các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình bán lẻ) với sự năng động nhạy bén của mình thực sự
đã chiếm phần chi phối thị trường bán lẻ. Tỷ trọng trong tổng mức bán lẻ của thành
phần kinh tế này luôn trên 80% và tăng đều đặn qua các năm.
* Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam:
Dưới đây là một số doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam:
-Liên hiệp tác xã thương mại Sài Gòn Co.op khi ra đời có vốn ban đầu 100 triệu
đồng
1

đến nay tổng tài sản trị giá vài trăm tỷ đồng và hiện là DNBL hàng đầu tại Việt
Nam. Đến nay Sài Gòn Co.op đã có 25 siêu thị mang nhãn hiệu Co.op Mart hoạt động
chủ yếu ở TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Quy Nhơn, Tiền Giang sắp tới là An Giang, Vĩnh
Long, Long An. Ngoài ra doanh nghiệp này còn mở rộng thêm kênh phân phối là các
cửa hàng tiện lợi mang tên Co.op “bày bán khoảng 2.000 mặt hàng với 80% nguồn
hàng do Sài Gòn Co.op cung cấp, 20% còn lại tùy vị trí và nhu cầu dân cư mà người
quản lý cửa hàng sẽ đưa vào thêm.”
- Công ty cổ phần Thương mại và dịch vụ G7: Công ty chủ trương xây dựng hệ
thống chuỗi các cửa hàng tiện lợi G7 Mart. Công ty chủ trương không hình thành những
cửa hàng trong chuỗi các cửa hàng được trang bị quá hiện đại. Mỗi cửa hàng công ty
chỉ đầu tư khoảng từ 50-200 triệu. Chủ yếu các cửa hàng là các cửa hàng có sẵn cơ sở
1
vật chất (địa điểm cửa hàng) nhân công tại chỗ ( chủ cửa hàng). Điểm chung nhất của
các cửa hàng này là chuẩn hoá. Tức là công ty tiến hành nâng cấp, trang trí thiết kế lại
cửa hàng; tổ chức trưng bày lại hàng hoá; thống nhất và ổn định nguồn cung; chuẩn hoá
các dịch vụ thông qua đào tạo kỹ năng bán hàng, ứng dụng công nghê... Hiện nay dự án
bán lẻ này phát triển rất nhanh chóng đã có tới hơn 500 cửa hàng tiện lợi được thành
lập.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn Phú Thái: Đây là một tập đoàn phân phối phát triển
rất nhanh và có phong cách làm việc rất hiện đại, chuyên nghiệp. Công ty có tốc độ tăng
trưởng ấn tượng trung bình khoảng 40% / năm trong những năm gần đây. Hiện nay
công ty đã có hơn 3000 đại lý bán sỉ; 50000 đại lý bán lẻ; hàng trăm nhà phân phối
phụ...
- Công ty cổ phần đầu tư và phát triển hệ thống phân phối Việt Nam VDA: Công ty
được thành lập dựa trên sự liên kết của 4 doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam :
công ty trách nhiệm hữu hạn Phú Thái; tổng công ty Sài Gòn Co.op; Công ty Thương
mại Sài Gòn (SATRA); tổng công ty thương mại Hà Nội (HAPRO). Công ty này được
kỳ vọng sẽ là công ty đầu tàu trên thị trường bán lẻ Việt Nam. Đồng thời, sự thành lập
của công ty có thể coi là bước đi kịp thời của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đó là
thành lập các tổng công ty mạnh về vốn và quy mô để có thể cạnh tranh với các tập

đoàn bán lẻ nước ngoài.
- Một số doanh nghiệp bán lẻ có quy mô lớn khác: Hệ thống chuỗi siêu thị thời
trang Vinatex của Tổng công ty Dệt may Việt Nam ( hiện nay đã có 17 siêu thị và 19
cửa hàng trên toàn quốc); công ty trách nhiệm hữu hạn Cà phê Trung Nguyên với trên
100 cửa hàng; công ty trách nhiện hữu hạn An Nam cớ 12 cửa hàng Phở 24...
* Các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài:
Các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài chính thức hoạt động tại Việt Nam trong thời
gian chưa nhiều. Doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài đầu tiên hoạt động tại thị trường Việt
Nam là từ năm 1997. Đồng thời số lượng các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài tham gia
kinh doanh cũng chưa nhiều. Giải thích cho điều đó có nhiều lí do: thu nhập của người
dân chưa cao, hệ thống cơ sở hạ tầng chưa tốt... Nhưng lí do chủ yếu nằm ở luật pháp
Việt Nam. Đó là để bảo vệ các doanh nghiệp bán lẻ còn yếu kém trong nước thì luật
Việt Nam chưa cho phép các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài hoạt động dưới hình thức
100% vốn.
Tuy số lượng ít ỏi song các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài luôn là những đối thủ
có sức cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước. Phong cách quản
lý chuyên nghiệp hiện đại, số lượng vốn dồi dào, chuỗi cung ứng hàng hoá đa dạng ổn
định, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt chính là những điểm nổi bật của những doanh
nghiệp bán lẻ này.
Sau đây là một số doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài tiêu biểu ở Việt Nam:
- Tập đoàn Bourbon của Pháp: Tập đoàn này bắt đầu hoạt động tại Việt Nam năm
1999 khi mở siêu thị Big C tại Đồng Nai. Hoạt động kinh doanh của tập đoàn này rất
phát triển. Doanh số kinh doanh trung bình các năm luôn lên tới 20- 30%. Hệ thống các
siêu thị Big C cũng không ngừng được mở rộng: Big C Thăng long Hà Nội, Big C tại
Hồ Chí Minh, Big C tại Hải Phòng.Hệ thống Big C được đánh giá là một trong những
hệ thống siêu thị bán lẻ lớn nhất tại Việt Nam.
- Tập đoàn Metro Cash & Carry của Đức: Đây là tập đoàn bán lẻ lớn thứ 3 trên thế
giới. Tập đoàn này bắt đầu mở 2 siêu thị bán buôn đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh
vào tháng 3/2002 và tháng 12/2002. Hệ thống siêu thị bán buôn Metro là những kiểu
mẫu cho loại hình hệ thống phân phối dọc do thành viên là nhà bán buôn có quy mô lớn

và có ảnh hưởng lớn trong công tác quản lý. Hệ thống siêu thị Metro đem lại rất nhiều
lợi ích cho khách hàng:
+ Chủng loại hàng hoá đa dạng
+ Giá rẻ: Nhờ có sức mua lớn và chi phí thấp nên Metro đảm bảo cung ứng hàng
chất lượng cao với giá rẻ nhất cho khách hàng
+ Dịch vụ hậu mãi: Bộ phận dịch vụ khách hàng hỗ trợ một cách hữu hiệu mọi vấn
đề liên quan đến bảo hành sản phẩm
+ Nhà kho của khách hàng: Nhờ có hệ thống quản lý hiện đại của Metro, mọi hàng
hoá luôn sẵn sàng thoả mãn nhu cầu theo số lượng, giúp các nhà bán lẻ giảm tối đa
lượng hàng lưu kho và vận dụng tối đa nguồn vốn.
+ Ngoài ra: bãi đậu xe miễn phí, thông tin trực tiếp đến khách hàng, giờ mở của
thuận tiện...
Chính những lợi thế cạnh tranh lớn như vậy mà trong vòng 4 năm (tính đến hết năm
2006) hệ thống siêu thị của Metro đã lên tới con số 8.
- Bên cạnh đó cũng cần kể đến một số doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài khác như:
Parkson (Malaisia), Zen plaza (Nhật Bản)...
2.2.1.4. Thương mại điện tử:
Thương mại điện tử là một hình thức vẫn còn mới mẻ tại Việt Nam nhưng đang có
xu hướng phát triển tích cực. Ngoài việc xây dựng các trang web để giới thiệu, quảng
bá hình ảnh, sản phẩm của doanh nghiệp mình các doanh nghiệp có thể tìm kiếm bạn
hàng, giao dịch buôn bán với khách hàng, người tiêu dùng qua mạng. Chính những tiện
ích đó và tỷ lệ người sử dụng Internet tại Việt Nam luôn tăng trưởng ở mức cao (năm
2005 là 123,4%) là cơ sở để thúc đẩy thương mại điện tử phát triển.
Ngày 26/8/2005, cổng thương mại điện tử quốc gia www.ecvn.gov.vn đã chính thức
ra mắt với mục đích hỗ trợ các công ty có thể nhanh chóng làm quen và xây dựng, tham
gia vào thương mại điện tử để nâng cao sức cạnh tranh của mình. Mặc dù, đã có rất
nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam đã nhanh nhạy với hình thức kinh doanh trực tuyến tuy
nhiên vẫn còn ở mức sơ khai. Hầu hết các trang web của các doanh nghiệp chỉ mới
dừng ở mức giới thiệu hàng hoá, hình ảnh của công ty mình. Các hình thức giao dịch,
kinh doanh qua mạng thực tế vẫn còn thấp.

2.2.1.5. Giá cả hàng hoá:
Các mặt hàng trên thị trường bán lẻ chủ yếu là các mặt hàng thuộc nhóm hàng tiêu
dùng. Các sản phẩm tiêu dùng như: sản phẩm chế biến ( hàng thực phẩm qua chế biến,
hàng điện tử - điện lạnh, sản phẩm may mặc – giày da...); các sản phẩm nông sản (sản
phẩm ngành trồng trọt, chăn nuôi); sản phẩm thuỷ sản (tôm , cua cá...).. Do điều kiện
kinh tế sản xuất phát triển cộng với chính sách mở cửa nền kinh kế khá thông thoáng
của Nhà nước nên trong những năm gần đây hàng hoá trên thị trường bán lẻ rất phong
phú, đa dạng. Người tiêu dùng đã ngày càng được tiếp cận, tiêu dùng những sản phẩm

×