Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Rào cản kỹ thuật trong thương mại đối với nông sản việt nam xuất khẩu sang thị trường nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452.22 KB, 86 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ HUỆ

RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI
ĐỐI VỚI NÔNG SẢN VIỆT NAM XUẤT KHẨU
SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế
Mã số: 60310106

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN XUÂN THIÊN

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ HUỆ

RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI
ĐỐI VỚI NÔNG SẢN VIỆT NAM XUẤT KHẨU
SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế
Mã số: 60310106


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN XUÂN THIÊN
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn Thạc sĩ kinh tế “Rào cản kỹ thuật trong thương mại đối
với nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản” là do
chính tôi thực hiện nghiên cứu và hoàn thiện dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS Nguyễn Xuân Thiên.
Các tài liệu, số liệu, dẫn chứng mà tôi sử dụng trong luận văn là có
thật và do bản thân tôi thu thập, xử lý mà không có bất kỳ sự sao chép
không hợp lệ nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về các nội dung cam đoan trên.

Hà Nội, ngày

tháng
Tác giả

Nguyễn Thị Huệ


năm 2019


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tác giả đã
nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các thầy, cô giáo trường
Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN).
Trước hết, tác giả xin được trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám
hiệu Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, đến Quý thầy cô trong Khoa
Kinh tế Quốc tế - ĐHQGHN.
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc
tới PGS.TS Nguyễn Xuân Thiên, người đã dành nhiều thời gian và tâm
huyết tận tình hướng dẫn, giúp đỡ về kiến thức nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu, phương pháp trình bày để tác giả có thể hoàn thiện nội dung
luận văn này.
Mặc dù tác giả đã cố gắng nỗ lực tìm tòi nghiên cứu để hoàn thiện
luận văn này. Tuy nhiên, do nhận thức và thời gian nghiên cứu còn hạn
chế nên không thể tránh khỏi những thiết sót. Vì vậy, tác giả rất mong
nhận được sự góp ý chỉ bảo của các thầy cô để đề tài nghiên cứu được
hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả

Nguyễn Thị Huệ



TÓM TẮT
Luận văn này tập trung vào nghiên cứu các rào cản kỹ thuật trong
thương mại đối với nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến rào
cản kỹ thuật trong thương mại của thị trường Nhật Bản, phân tích tác động
của các rào cản này đối với hàng nông sản nhập khẩu từ Việt Nam. Từ đó, đề
xuất một số giải pháp và kiến nghị để thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam
sang thị trường Nhật Bản trong thời gian tới.


MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

i

DANH MỤC CÁC BẢNG ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

iii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU

iv

1


CHƯƠNG 1 :TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI
5
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu

5

1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến rào cản kỹ thuật trong thương mại5
1.1.3. Khoảng trống rút ra từ tổng quan và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 8
1.2. Cơ sở lý luận về rào cản kỹ thuật trong thương mại 9
1.2.1. Khái niệm rào cản kỹ thuật trong thương mại 9
1.2.2. Các nguyên tắc đối với rào cản kỹ thuật trong thương mại
1.2.3. Phân loại hàng rào kỹ thuật thương mại:

13

15

1.2.4. Tác động của rào cản kỹ thuật trong thương mại

17

Kết luận Chương 1 17
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1. Quy trình nghiên cứu và khung phân tích

18

2.1.1. Xác định vấn đề cần nghiên cứu 18
2.1.2. Nghiên cứu các công trình nghiên cứu có liên quan

2.1.3. Xây dựng khung phân tích

19

19

2.1.4. Phương pháp nghiên cứu, thu thập dữ liệu

19

2.1.5. Tổng hợp kết quả, đề xuất giải pháp, kiến nghị 19
2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

21

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu, số liệu
2.2.2. Phương pháp thống kê

21

21

2.2.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp
2.2.4. Phương pháp so sánh

22

2.2.5. Phương pháp kế thừa

23


21

2.2.6. Phương pháp chuyên gia 23
Kết luận Chương 2 24
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI


ĐỐI VỚI NÔNG SẢN VIỆT NAM XUẤT KHẨUSANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
25
3.1. Tổng quan về xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Nhật Bản25
3.1.1. Khái quát về thị trường Nhật Bản

25

3.1.2. Các rào cản kỹ thuật của Nhật Bản đối với hàng nông sản nhập khẩu
27
3.2. Thực trạng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản
3.2.1. Quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản

40

40

3.2.2. Rào cản kỹ thuật của Nhật Bản đối với hàng nông sản xuất khẩu của Việt
Nam
44
3.3. Đánh giá tác động của rào cản kỹ thuật của Nhật Bản đến hàng nông sản xuất
khẩu của Việt Nam 55
3.3.1. Tác động tích cực 55

3.3.2. Những tác động tiêu cực 57
Kết luận Chương 3 59
CHƯƠNG 4 :GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU NÔNG SẢN
VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN 60
4.1. Các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Nhật
Bản 60
4.1.1. Nâng cao khả năng đáp ứng các rào cản kỹ thuật thương mại Nhật Bản
60
4.1.2. Nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu, tạo nguồn hàng xuất khẩu
60
4.1.3. Nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, phát triển quan hệ thương mại Việt
Nam – Nhật Bản 63
4.1.4. Tăng cường liên doanh, liên kết trong sản xuất và chế biến hàng nông sản
xuất khẩu
64
4.2. Các kiến nghị đề xuất 65
4.2.1. Kiến nghị đối với Chính phủ

65

4.2.2. Kiến nghị đối với các Hiệp hội

66

4.2.3. Kiến nghị đối với doanh nghiệp 67
Kết luận Chương 4 69
KẾT LUẬN 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT


hiệu

1

ASEAN

2

GATT

General Agreement on Tariff
and Trade

Hiệp định chung về thuế quan và
thương mại

3

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

4


JAS

Japan Agricultural Standard

Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản

5

JFA

Japan Food Agency

Cơ quan lương thực Nhật Bản

6

JIS

Japanese Industrial Standard

Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản

7

METI

The Ministry of
Economy,Trade and Industry


Bộ Kinh tế, Thương mại và Công
nghiệp

8

OECD

Organisation for Economic Co- Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh
operation and Development
tế

9

TBT

10

TRIPS

Agreement on Trade Related Hiệp định các khía cạnh thương mại
to Intellecture Property Rights liên quan đến sở hữu trí tuệ

11

VJEPA

Japan – Vietnam Economic
Partnership Agreement

12


Tiếng Việt

Nguyên nghĩa

Association of Southeast Asian Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Nations

Technical barriers to trade

Hàng rào kỹ thuật trong thương mại

WTO World Trade Organization

Hiệp định đối tác kinh tế Việt NamNhật Bản
Tổ chức Thương mại Thế giới

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Nội dung
i

Số


trang
Bảng 3.1.
Bảng 3.2.
Bảng 3.3.

Bảng 3.4.
Bảng 3.5
Bảng 3.6.
Bảng 3.7

Ý nghĩa của các dấu hiệu liên quan đến chất lượng và
an toàn
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản
theo mặt hàng năm 2016, 2017
Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản theo
mặt hàng năm 2016, 2017
Kim ngạch nhập khẩu rau quả của Nhật Bản
giai đoạn 2010-2017
Số liệu xuất khẩu rau quả của Việt Nam giai đoạn
2010-2018
Các loại rau quả chủ yếu của Việt Nam xuất khẩu vào
thị trường Nhật Bản năm 2017
Kim ngạch xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản giai đoạn
2010-2017

ii

32
41
43
44
45
46
52



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Nội dung

Số
trang
12

Hình 1.1

Khái quát về hàng rào kỹ thuật trong thương mại

Hình 2.1

Quy trình nghiên cứu

18

Hình 2.2

Khung phân tích

20

iii


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Nội dung
Sơ đồ 3.l.

Biểu đồ 3.1.
Biểu đồ 3.2.

Trình tự thủ tục kiểm tra thực phẩm nhập khẩu vào
Nhật Bản
Diễn biến thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với
Nhật Bản trong giai đoạn 2011-2017
Kim ngạch xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản giai đoạn
2010-2017

iv

Số
trang
39
40
53


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Là một trong những đối tác thương mại lớn của Việt Nam trong các
năm qua, Nhật Bản luôn nằm trong nhóm 4 đối tác thương mại lớn nhất trong
hơn 200 quốc gia có xuất nhập khẩu hàng hóa với Việt Nam. Hơn nữa, Nhật
Bản và Việt Nam lại gần gũi về mặt địa lý và có những nét tương đồng về văn
hoá, điều này càng tạo thuận lợi cho Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang
thị trường Nhật Bản. Dự báo trong thời gian tới, thị trường Nhật Bản vẫn là
một trong ba thị trường lớn nhất thế giới và là thị trường xuất khẩu trọng điểm
của Việt Nam.
Với xuất phát điểm là một quốc gia đi lên từ nông nghiệp, có điều kiện

tự nhiên, vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Vì vậy, nông sản là
một trong những nhóm hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam khi hội
nhập kinh tế quốc tế. Đối với thị trường Nhật Bản, hiện Việt Nam đã xuất
khẩu được gạo, cà phê,xoài, vải thiều, thanh long ruột đỏ, lá tía tô, mùi tây...
sang thị trường này. Theo phân tích của Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam, nông sản là nhóm hàng đứng thứ tư trong 10 nhóm hàng xuất khẩu
lớn nhất Việt Nam năm 2018 (đạt 17,8 tỷ USD). Tuy nhiên, trị giá xuất khẩu
mặt hàng này sang Nhật Bản lại khá khiêm tốn so với trị giá xuất khẩu nông
sản chung của cả nước. Trong bốn thị trường lớn nhất nhập khẩu hàng nông
sản từ Việt Nam năm 2018 lại không có Nhật Bản (bốn thị trường lớn nhất là
Trung Quốc, EU, ASEAN, Hoa Kỳ - tỷ trọng lần lượt là 35,7%; 15,3%; 11,5%
và 10,7%). Điều đó cho thấy, trị giá xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang
Nhật Bản còn chưa tương xứng với tiềm năng thị trường. Vẫn còn tình trạng
nhiều lô hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản bị trả lại do không
đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn.

1


Sở dĩ có tình trạng như vậy do Nhật Bản là một trong những thị trường
có yêu cầu đòi hỏi rất khắt khe đối với hàng nhập khẩu và có nhiều rào cản
thương mại vào bậc nhất thế giới. Hàng hóa của Việt Nam gặp rất nhiều khó
khăn khi thâm nhập thị trường Nhật Bản do chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn
kỹ thuật chặt chẽ của quốc gia này, đặc biệt là vấn đề an toàn vệ sinh thực
phẩm. Trong bối cảnh cạnh tranh xuất khẩu ngày càng gay gắt và những yêu
cầu khắt khe về hàng rào kỹ thuật thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu của
Nhật Bản, xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường này thời
gian qua tuy có thành tựu nhất định nhưng cũng bộc một số yếu kém và hạn
chế, chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của thị trường Nhật Bản, chưa
phát huy hết tiềm năng và những lợi thế của đất nước để duy trì và mở rộng

thị phần trên thị trường này. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Rào cản kỹ thuật
trong thương mại đối với nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường
Nhật Bản” để nghiên cứu và tìm ra các giải pháp để đáp ứng hàng rào kỹ
thuật thương mại của Nhật Bản nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản
sang thị trường Nhật Bản.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng các rào cản kỹ thuật trong thương mại đối với
nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, để từ đó tìm ra giải
pháp tăng khả năng đáp ứng các rào cản kỹ thuật thương mại, tăng khả năng
cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Nhật Bản.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về rào cản kỹ thuật thương mại;
- Nghiên cứu rào cản kỹ thuật của Nhật Bản đối với nông sản nhập khẩu;

2


- Phân tích, đánh giá thực trạng rào cản kỹ thuật trong thương mại của
mặt hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Các rào cản kỹ thuật trong thương mại đối
với nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2010 đến 2018.
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu các rào cản kỹ thuật trong thương mại
đối với nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, tập trung vào
nhóm sản phẩm rau quả, gạo và cà phê.
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Câu hỏi 1: Tại sao phải nghiên cứu các rào cản kỹ thuật của Nhật Bản

đối với hàng nông sản của Việt Nam?
- Câu hỏi 2: Tác động của các rào cản kỹ thuật trong thương mại đối
với nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản?
- Câu hỏi 3: Giải pháp nào để thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam
sang Nhật Bản?
5. Những đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về rào cản kỹ thuật
trong thương mại.
- Phân tích làm rõ các quy định rào cản kỹ thuật trong thương mại của
Nhật Bản đối với hàng nông sản.

3


- Đưa ra những giải pháp để góp phần giúp nông sản Việt Nam tăng khả
năng đáp ứng các rào cản kỹ thuật của Nhật Bản, đẩy mạnh xuất khẩu sang thị
trường này cũng như các thị trường khác nữa.
6. Kết cấu của luận văn
Nội dung của luận văn được kết cấu thành 4 chương (không bao gồm
phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục)
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về rào cản kỹ
thuật trong thương mại
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Phân tích rào cản kỹ thuật trong thương mại đối với hàng nông
sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản
Chương 4: Giải pháp và kiến nghị thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam
sang Nhật Bản

4



CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI
1.1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu
Có nhiều công trình nghiên cứu và các bài viết liên quan đến đề tài này

ở nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, mục đích nghiên cứu khác nhau. Từ đó
dẫn đến kết quả nghiên cứu khác nhau tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu,
cách tiếp cận vấn đề. Một số công trình nghiên cứu khoa học cụ thể liên quan
đến đề tài luận văn mà tác giả sưu tầm tham khảo có thể kể đến như:
1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến rào cản kỹ thuật trong
thương mại
Trong Đề tài nghiên cứu cấp bộ của Trường Đại học Ngoại thương năm
2005: Một số giải pháp vượt rào cản kỹ thuật thương mại khi doanh nghiệp
Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang thị trường một số nước phát triển, Chủ
nhiệm đề tài TS. Bùi Thị Lý, Trường Đại học Ngoại thương. Đề tài đã đưa ra
tổng quan về rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế, thực trạng sử dụng
một số rào cản kỹ thuật thương mại ở các nước phát triển (Hoa Kỳ, Nhật Bản,
EU) và tác động đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam; đồng thời đề xuất một
số giải pháp vượt rào cản kỹ thuật thương mại khi các doanh nghiệp Việt Nam
xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các nước phát triển.
Trong Phân tích của OECD về hàng rào kỹ thuật thương mại: Technical
barriers to trade (OECD, 1997). Công trình này cũng đề cập đến khái niệm về
hàng rào kỹ thuật trong thương mại“Hàng rào kỹ thuật trong thương mại là
các quy định mang tính chất xã hội, các quy định do một nhà nước đưa ra
nhằm đạt được các mục tiêu về sức khỏe, an toàn, chất lượng và đảm bảo môi


5


trường, căn cứ vào vào hàng rào kỹ thuật trong thương mại, người ta có thể
nhận thấy mục tiêu này thông qua việc một nước ngăn cản hàng hóa không
đảm bảo chất lượng nhập khẩu của mình” [22].
Trong Bài viết:“Các tiêu chuẩn sinh thái của một số thị trường trọng
điểm đối với mặt hàng thanh long: thực trạng và một số giải pháp”, của
Th.S.Nguyễn Nguyệt Nga và Th.S.Đinh Thị Phương Anh (Trường Đại học
Thương mại) đăng trong kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế : Cách mạng công
nghiệp 4.0 : cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế Việt Nam, tập 2,
Nhà xuất bản Hà Nội, tháng 8 năm 2018, trang 593 – 605. Nội dung bài viết
đã chỉ ra : các hàng hóa nhập khẩu được dán nhãn sinh thái cấp bởi chính phủ
hoặc các tổ chức độc lập của thị trường nhập khẩu thường sẽ được người tiêu
dùng tin tưởng. Bài viết giới thiệu hệ thống nhãn sinh thái phong phú hiện nay
của thị trường Mỹ và EU đối với nông sản nói chung và thanh long nói riêng,
đồng thời, phân tích thực trạng tiêu chuẩn nhãn sinh thái của thị trường Mỹ và
EU đối với mặt hàng thanh long. Để có được chỗ đứng vững chắc trên các thị
trường nhập khẩu khó tính như Mỹ và EU, mặt hàng thanh long Việt Nam cần
hướng tới các tiêu chí đủ để cấp nhãn sinh thái của các thị trường này [12].
Trong luận văn thạc sỹ “Vấn đề áp dụng các quy định tiêu chuẩn hàng
rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quản lý nhà nước
về hải quan” năm 2012 của Nguyễn Vĩnh Kiên – Trường Đại học Kinh tế,
Đại học Quốc gia Hà Nội, tác giả đã khái quát các quy định có liên quan đến
Hiệp định TBT, phân tích một số hàng rào kỹ thuật của các nước đối với hàng
hóa xuất khẩu của Việt Nam, đề xuất giải pháp để Việt Nam có thể vượt qua
rào cản kỹ thuật đó [14].
1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến rào cản kỹ thuật của
Nhật Bản đối với hàng hóa nhập khẩu


6


Bên cạnh các công trình nghiên cứu liên quan đến rào cản kỹ thuật
trong thương mại, còn có một số công trình nghiên cứu liên quan đến rào cản
kỹ thuật của Nhật Bản đối với hàng hóa nhập khẩu như:
Đề tài nghiên cứu cấp bộ năm 2008 của Viện nghiên cứu Thương mạiBộ Công thương: “Nghiên cứu tác động ảnh hưởng của hàng rào kỹ thuật
thương mại (TBT) Nhật Bản đối với xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản của
Việt Nam và giải pháp khắc phục”. Đề tài đã đưa ra tổng quan về hàng rào kỹ
thuật thương mại của Nhật Bản đối với hàng nông, lâm, thủy sản nhập khẩu,
đồng thời phân tích những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của những biện
pháp kỹ thuật này đối với hàng nông, lâm, thủy sản nhập khẩu; khái quát và
đánh giá tình hình xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản Việt Nam sang Nhật
Bản, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu các mặt
hàng trên sang Nhật Bản trong thời gian tới [11].
Bài viết “Thúc đẩy xuất khẩu bền vững nông sản của Việt Nam dưới tác
động của Cách mạng công nghiệp 4.0” của TS. Lê Thị Việt Nga, TS. Phạm
Minh Đạt–Trường Đại học Thương mại (bài viết đăng trong kỷ yếu Hội thảo
khoa học quốc tế: Cách mạng công nghiệp 4.0 : cơ hội và thách thức đối với
phát triển kinh tế Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Hà Nội, tháng 8 năm 2018,
trang 684-701. Bài viết đưa ra khái quát về Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0,
đánh giá những tác động đến xuất khẩu bền vững hàng nông sản Việt Nam
cũng như nêu lên thực trạng ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0 trong xuất
khẩu nông sản của Việt Nam. Đề xuất những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu
nông sản Việt Nam dựa trên nền tảng Cách mạng công nghiệp 4.0.[13].
Cuốn sách: Xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Nhật Bản: Rào cản phi
thuế và giải pháp, do Nhà xuất bản Công thương phát hành năm 2017. Cuốn
sách đề cập một cách có hệ thống và toàn diện về rào cản phi thuế quan của

7



thị trường Nhật Bản. Cuốn sách phân tích một số nhóm biện pháp phi thuế
quan được Nhật Bản áp dụng nhiều và có khả năng tác động đến nhập khẩu
hàng hóa từ các nước trên thế giới, trong đó phân tích, đánh giá tác động của
chúng đến xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Nhật Bản, đưa ra những giải
pháp khắc phục, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản [2].
Trong luận văn thạc sỹ kinh tế quốc tế “Xuất khẩu của Việt Nam sang
Nhật Bản sau Hiệp định đối tác kinh tế giữa hai nước” năm 2014 của Đoàn
Thị Bích Thủy – Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, tác giả
đã so sánh tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản trước và sau Hiệp
định đối tác kinh tế giữa hai nước, trong đó có đề cập đến mặt hàng nông sản,
luận văn cũng đưa ra nhận định: để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa vào Nhật
Bản thì hạn chế lớn nhất là phải làm sao vượt qua được những rào cản khắt
khe của thị trường này [20].
Trong luận văn thạc sỹ kinh tế quốc tế “Rào cản kỹ thuật trong các
nước tham gia Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) và
những ảnh hưởng đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam” năm 2015 của
Nguyễn Thị Thanh Thúy – Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà
Nội, tác giả đã làm rõ và phân tích tác động của rào cản kỹ thuật trong các
nước tham gia Hiệp định TPP, cụ thể là Nhật Bản và Mỹ, từ đó đưa ra những
gợi ý trong việc đối phó với các rào cản này [21].
1.1.3. Khoảng trống rút ra từ tổng quan và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Như vậy ở nhiều mức độ khác nhau, đã có một số công trình nghiên
cứu về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại ở góc độ chung nhất. Các công
trình là tư liệu rất tốt để tác giả nghiên cứu luận văn. Tuy nhiên, chưa có một
công trình nào phân tích một cách cụ thể, chi tiết về hàng rào kỹ thuật của
Nhật Bản và tác động của nó đối với hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang

8



thị trường này. Chủ đề của luận văn là phù hợp với chuyên ngành kinh tế quốc
tế, có tính mới và có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
1.2.

Cơ sở lý luận về rào cản kỹ thuật trong thương mại

1.2.1. Khái niệm rào cản kỹ thuật trong thương mại
Trong thuật ngữ của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các biện
pháp thương mại liên quan đến tiêu chuẩn được gọi là “hàng rào kỹ thuật
trong thương mại”. Đây là các biện pháp đề cập đến quy chuẩn kỹ thuật và
quy trình đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn, trừ các
biện pháp thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định việc áp dụng các biện pháp
vệ sinh dịch tễ (Hiệp định SPS) [25].
Các biện pháp này thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định hàng rào kỹ
thuật đối với thương mại (TBT). Bao gồm: tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ
thuật, quy trình đánh giá sự phù hợp, cụ thể:
- Tiêu chuẩn kỹ thuật (technical standards): Những văn bản tự nguyện

áp dụng, đề cập đến đặc tính của sản phẩm, quy trình hoặc phương pháp sản
xuất, bao gói ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản và các vấn đề có liên quan khác
của sản phẩm; được chấp thuận bởi một tổ chức đã được công nhận nhưng
không có giá trị áp dụng bắt buộc.
- Quy chuẩn kỹ thuật (technical regulations): Văn bản quy phạm pháp

luật về kỹ thuật, gọi chung là quy chuẩn kỹ thuật, với nội dung kỹ thuật tương
tự tiêu chuẩn nhưng mang tính pháp lý bắt buộc phải thực hiện.
- Quy trình đánh giá sự phù hợp (conformity assessment procedure):


Các bước và quy trình, được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để xác định xem
các yêu cầu của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có được thực hiện hay không.
Mục tiêu chính của Hiệp định TBT là đảm bảo các biện pháp kỹ thuật

9


nêu trên của mỗi quốc gia không tạo ra các trở ngại không cần thiết cho hàng
hoá của các quốc gia khác, ảnh hưởng đến thương mại quốc tế.
Các nước thành viên WTO có quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để
bảo vệ sức khoẻ con người, động vật hay thực vật, chất lượng hàng hóa, bảo
vệ an ninh và môi trường quốc gia với điều kiện các biện pháp này không
phân biệt đối xử hoặc làm cản trở thương mại quốc tế (Điều 2.1, 2.2 Hiệp
định TBT).
Hiệp định TBT của WTO không đưa ra khái niệm về hàng rào kỹ thuật,
mà chỉ thừa nhận rằng các nước có thể sử dụng các biện pháp cần thiết (các
tiêu chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn) để đảm bảo cuộc sống hay sức khoẻ con
người, động vật, thực vật, để bảo vệ môi trường và không được tạo ra các hạn
chế trá hình đối với hoạt đông thương mại quốc tế.
Các biện pháp kỹ thuật này là cần thiết và hợp lý với mục đích bảo vệ
những lợi ích quan trọng như an ninh quốc gia, môi trường, sức khỏe…Vì
vậy, các nước thành viên của WTO đều thiết lập và duy trì hệ thống các biện
pháp kỹ thuật đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, trong thực tế, các
biện pháp có thể được một quốc gia sử dụng với mục đích bảo hộ cho sản
xuất trong nước, gây khó khăn cho việc thâm nhập của hàng hóa nhập khẩu từ
nước ngoài. Do vậy, các biện pháp này còn được gọi là “hàng rào kỹ thuật
trong thương mại” hay “rào cản kỹ thuật trong thương mại”.
Theo OECD, Technical barriers to trade (OECD, 1997). “Hàng rào kỹ
thuật trong thương mại là các quy định mang tính chất xã hội, các quy định
do một nhà nước đưa ra nhằm đạt được các mục tiêu về sức khỏe, an toàn,

chất lượng và đảm bảo môi trường, căn cứ vào vào hàng rào kỹ thuật trong
thương mại, người ta có thể nhận thấy mục tiêu này thông qua việc một nước
ngăn cản hàng hóa không đảm bảo chất lượng nhập khẩu của mình”[23].

10


Theo Dự án Hỗ trợ Chính sách Thương mại và Đầu tư của Châu Âu
(EU-MUTRAP): “Technical barriers to trade (TBT)-Hàng rào kỹ thuật trong
thương mại: Các hàng rào cản trở thương mại liên quan đến các tiêu chuẩn,
quy chuẩn và thủ tục đánh giá sự phù hợp (STRACAP) của một thị trường cụ
thể” [6, tr.63].
Theo GS.TS.Võ Thanh Thu: “Hàng rào kỹ thuật đối với Thương mại: Đây
là hình thức bảo hộ mậu dịch thông qua việc nước nhập khẩu đưa ra các yêu cầu
về tiêu chuẩn đối với hàng hóa nhập khẩu hết sức khắt khe: tiêu chuẩn về quy cách,
mẫu mã, về chất lượng, về vệ sinh thú y, về an toàn lao động, về mức độ gây ô
nhiễm môi sinh môi trường.v.v…nếu hàng nhập khẩu không đạt một trong các tiêu
chuẩn kể trên đều không được nhập khẩu vào thị trường nội địa” [17, tr.253].
Như vậy, hàng rào kỹ thuật trong thương mại là những biện pháp kỹ
thuật cần thiết để bảo vệ người tiêu dùng, lợi ích quốc gia, bảo hộ sản xuất
trong nước. Đó có thể là các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và thủ tục xác
định sự phù hợp. Cụ thể như các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật liên quan
đến tính chất vật lý của sản phẩm, các yêu cầu liên quan đến kích thước, hình
dáng, thiết kế và các chức năng của sản phẩm.Các yêu cầu liên quan đến quy
định nhãn mác, đóng gói, ký hiệu sản phẩm và mở rộng tới quy trình và
phương pháp sản xuất liên quan đến sản phẩm.
Giữa các nước có các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật khác nhau, tuy
nhiên, về tổng quát chúng ta có thể hiểu hàng rào kỹ thuật trong thương mại
dựa vào các điểm chính nêu trong Hình 1.1.


11


TB
TBT

Là rào cản phi thuế, để bảo vệ người tiêu dùng, lợi ích quốc
gia, bảo hộ sản xuất

T

Có thể gây cản trở tới thương mại
Những quy định liên quan đến tiêu chuẩn kỹ thuật, quy
chuẩn kỹ thuật hay quy trình đánh giá sự phù hợp
Hình thành do sự khác biệt giữa các quốc gia về tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật hay quy trình đánh giá sự phù hợp

Hình 1.1. Khái quát về hàng rào kỹ thuật trong thương mại
Nguồn: Tác giả

Cần phân biệt được giữa Hiệp định TBT và Hiệp định SPS (Hiệp định
về việc áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ). Khác với Hiệp định TBT, Hiệp
định SPS cho phép áp dụng các biện pháp trên cơ sở phân biệt đối xử có điều
kiện. Các quốc gia có các điều kiện tự nhiên, điều kiện khí hậu khác nhau nên
có trường hợp dịch bệnh có thể phát sinh ở quốc gia này mà không phát sinh
ở quốc gia khác. Trong trường hợp này, các biện pháp vệ sinh dịch tễ chỉ được
áp dụng đối với khu vực có dịch bệnh mà không áp dụng đối với các khu vực
khác, có nghĩa là được phép phân biệt đối xử. Còn các khu vực có các điều
kiện giống hoặc tương tự nhau thì phải áp dụng các biện pháp như nhau, tức
không được phép phân biệt đối xử.

Thực tế, các biện pháp vệ sinh dịch tễ rất dễ tạo nên các hàng rào trá
hình trong thương mại quốc tế do được phép phân biệt đối xử như đã đề cập ở
trên và được phép áp dụng các biện pháp ở mức cao hơn các biện pháp dựa
trên các tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị quốc tế có liên quan.
Qua ý kiến của các chuyên gia và các nhà khoa học cho thấy khá rõ nét
về rào cản kỹ thuật trong thương mại. Việc thiết lập các hàng rào kỹ thuật là

12


để bảo hộ sản xuất trong nước; các rào cản đó không gây trở ngại cản trở đối
với thương mại quốc tế; nhưng không cấm các thành viên đưa ra các biện
pháp kỹ thuật để bảo vệ môi trường, sức khỏe con người,… và cũng không
được phân biệt đối xử tùy tiện, hay hạn chế phi lý, trái với những nguyên tắc
chuẩn mực của WTO.
1.2.2. Các nguyên tắc đối với rào cản kỹ thuật trong thương mại
Để tránh việc các các nước lập nên các hàng rào trá hình hoặc có sự
phân biệt đối xử tạo nên sự cạnh tranh không công bằng trong thương mại
quốc tế, Hiệp định TBT yêu cầu các tiêu chuẩn kỹ thuật đặt ra phải đáp ứng
các nguyên tắc:
1.2.2.1. Không phân biệt đối xử
Hai nguyên tắc quan trọng thống nhất trong nhiều hiệp định của WTO
là nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) và nguyên tắc đối xử quốc gia (NT).
- Các tiêu chuẩn kỹ thuật phải tuân thủ nguyên tắc tối huệ quốc và đối

xử quốc gia, tức là áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử giữa các quốc
gia. Các quốc gia phải đảm bảo rằng, các tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng
không được phép phân biệt đối xử giữa các hàng hoá nhập khẩu từ quốc gia
khác nhau và không được phân biệt đối xử giữa hàng hoá nhập khẩu với hàng
hoá nội địa.

1.2.2.2. Không đưa ra những cản trở không cần thiết đối với hoạt động
thương mại
Các tiêu chuẩn kỹ thuật không được phép gây ra các trở ngại không cần
thiết đối với hoạt động thương mại. “Các nước cần đảm bảo rằng các tiêu
chuẩn kỹ thuật không được chuẩn bị, thông qua và áp dụng với mục đích tạo
ra các cản trở không cần thiết cho thương mại quốc tế. Với mục đích này, các

13


tiêu chuẩn kỹ thuật không được phép gây hạn chế cho thương mại hơn mức
cần thiết để hoàn tất một mục tiêu hợp pháp, có tính đến các rủi ro có thể
nảy sinh từ sự không hoàn tất”- Mục 2.2 Điều II của Hiệp định TBT [25] .
- Mục tiêu hợp pháp có thể là để ngăn ngừa gian lận thương mại, đảm

bảo chất lượng của các sản phẩm, để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của con
người, động vật, thực vật hay bảo vệ môi trường an ninh quốc gia.
1.2.2.3. Đảm bảo sự minh bạch hóa
Các tiêu chuẩn kỹ thuật phải đảm bảo sự minh bạch hoá. Khi một quốc
gia sử dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, quốc gia đó phải có biện pháp thông qua
cơ chế thông báo, hỏi đáp và xuất bản để các quốc gia khác hiểu được những
ký hiệu, chấp nhận và thực hiện đúng thời hạn các biện pháp kỹ thuật liên
quan đến thương mại. Điều này nhằm đảm bảo các quốc gia thuận lợi trong
việc nắm thông tin về các biện pháp kỹ thuật của các quốc gia khác, các nhà
xuất khẩu có thể tiếp nhận và xuất khẩu sản phẩm theo yêu cầu của quốc gia
nhập khẩu; hạn chế thiệt hại vì không đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo
quyền lợi cho quốc gia, doanh nghiệp xuất khẩu thông qua việc góp ý kiến
với thông báo của các quốc gia khác.
1.2.2.4. Các tiêu chuẩn kỹ thuật phải được xây dựng trên cơ sở các tiêu
chuẩn đã được quốc tế thừa nhận

Các quốc gia phải đảm bảo xây dựng, thông qua và áp dụng các biện
pháp kỹ thuật trên cơ sở nghiên cứu khoa học, thực nghiệm hoặc thực tiễn đã
được kiểm chứng, không được duy trì áp dụng nếu hoàn cảnh và mục tiêu áp
dụng không còn tồn tại hoặc không còn phù hợp, đã thay đổi và có thể áp
dụng các biện pháp khác ít gây trở ngại hơn cho thương mại.Các tiêu chuẩn kỹ
thuật phải được áp dụng trên cơ sở thông tin khoa học rõ ràng.
Trong trường hợp áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật mà chưa có tiêu chuẩn
14


×