Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Giải pháp vượt rào cản đối với hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Liên minh châu Âu (EU)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (572.82 KB, 65 trang )


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Anh Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Đề tài:
Giải pháp vượt rào cản đối với hàng thủy sản
Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Liên
minh Châu Âu (EU)
Họ và tên sinh viên : Phạm Phương Thảo
Mã Sinh Viên : CQ 528672
Chuyên ngành : Kinh tế Quốc tế
Lớp : Kinh tế Quốc tế 52E
Hệ : Chính quy
Thời gian thực tập : Đợt I năm 2014
Giáo viên hướng dẫn : GV. Nguyễn Anh Minh
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên: Phạm Phương Thảo Lớp: Kinh tế quốc tế
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Anh Minh
LỜI CAM ĐOAN
Tên em là Phạm Phương Thảo, sinh viên lớp Kinh tế quốc tế 52E, Viện
Thương mại và Kinh tế quốc tế, trường đại học Kinh tế Quốc dân.
Em xin cam đoan đề tài “Giải pháp vượt rào cản đối với hàng thủy sản
Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Liên minh Châu Âu (EU)” là hoàn toàn
được thực hiện với sự tìm tòi, nghiên cứu tổng hợp và phân tích dựa trên các tài
liệu tìm kiếm và thu thập tại Viện Kinh tế và Chính trị thế giới của cá nhân em.
Nếu có gì sai, em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Sinh viên
Phạm Phương Thảo


Sinh viên: Phạm Phương Thảo Lớp: Kinh tế quốc tế
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Anh Minh
MỤC LỤC
Sinh viên: Phạm Phương Thảo
Lớp: Kinh tế quốc tế
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Anh Minh
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ST
T
Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt Nghĩa tiếng Anh
1 EU Liên minh châu Âu European Union
2 USD Đồng đô la Mỹ United States dollar
3 SNG(CIS) Cộng đồng các Quốc gia Độc lập Commonwealth of
Independent States
4 ATTP An toàn thực phẩm
5 HACCP Phân tích mối nguy và điểm kiểm
soát tới hạn
Hazard Analysis and Critical
Control Points
6 IUU Luật phải chứng minh được
nguồn gốc thủy sản
Illegal unreported and
unregulated fishing
7 WTO Tổ chức Thương mại Thế giới World Trade Organization
8 AIPCE-
CEP
Hiệp hội Các nhà chế biến và
thương mại thủy sản EU

Sinh viên: Phạm Phương Thảo Lớp: Kinh tế quốc tế

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Anh Minh
DANH MỤC BẢNG
Sinh viên: Phạm Phương Thảo Lớp: Kinh tế quốc tế
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Anh Minh
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau gần 30 năm đổi mới, Việt Nam đã tích cực chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế, tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới và ký kết các hiệp định thương
mại song phương với các đối tác thương mại lớn, trong đó có EU. Hiệp định
khung Việt Nam – EU được ký kết năm 1995 đã mở ra một cánh cửa mới trong
hợp tác kinh tế, đặc biệt là hoạt động thương mại quốc tế giữa Việt Nam và EU.
Thủy sản là ngành xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, đã có những bước phát
triển rất tốt trong những năm gần đây, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân, sản xuất tăng trưởng nhanh, kim ngạch xuất khẩu không ngừng gia
tăng với nhịp độ cao và được coi là một ngành công nghiệp mũi nhọn của nền
kinh tế.
EU là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam
sang thị trường EU đạt được những kết quả tích cực. Việt Nam đã trở thành một
trong những nhà cung cấp các mặt hàng thủy sản chất lượng đáp ứng thị hiếu tiêu
dùng của thị trường EU
Tuy nhiên, hiện vẫn còn rất nhiều rào cản ,đặc biệt là các rào cản phi thuê
quan gây trở ngại cho việc tăng cường, mở rộng xuất khẩu của Việt Nam vào thị
trường này.
Các rào cản thương mại hiện nay thực sự là một vấn đề toàn cầu. Mối
quan hệ giữa chính sách của một nước nhập khẩu và quyền lợi của các nhà sản
xuất trong nước có thể chứa đựng những yếu tố phức tạp và mâu thuẫn. Các nước
phát triển trong đó có EU thường đặt ra các tiêu chuẩn trong thương mại có liên
quan đến thực trạng kinh tế, chính trị của họ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các
rào cản thương mại truyền thống trong thương mại quốc tế đã bị dỡ bỏ bởi các
hiệp định thương mại song phương và các thỏa ước quốc tế. EU hiện nay đang

phải đối mặt với sự cạnh tranh của luồng hàng hóa từ các nước đang phát triển,
trong đó có Việt Nam với giá thấp, lao động rẻ và kỹ thuật trung bình. Vì vậy,
EU đã đặt ra rất nhiều yêu cầu chặt chẽ gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu, đặc
biệt là từ các nước đang phát triển khi họ muốn xuất khẩu sản phẩm sang EU.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu hệ thống các rào cản của EU là hết sức cần
thiết để có thể tìm ra những hướng đi thích hợp giúp cho các nhà xuất khẩu thủy
sản Việt Nam tồn tại và đứng vững trên thị trường đầy tiềm năng này. Với lý do
Sinh viên: Phạm Phương Thảo
Lớp: Kinh tế quốc tế
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Anh Minh
đó, đề tài: “Giải pháp vượt rào cản đối với hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu
sang thị trường Liên minh châu Âu (EU)” được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu
trong chuyên đề thực tập.
2.Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích của chuyên đề là trên cơ sở phân tích đánh giá các rảo cản trên
thị trường EU đề xuất các giải pháp để hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam vượt
qua các rào cản này . Để đạt mục đích đó, chuyên đề sẽ giải quyết các nhiệm vụ
nghiên cứu sau
- Tìm hiểu những rào cản đối với mặt hàng thủy sản nhập khẩu tại thị
trường EU
- Phân tích thực trạng vượt rào cản của hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam
trên thị trường EU.
- Đưa ra giải pháp để hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam có thể vượt qua
các rào cản trên thị trường EU.
3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: là các rào cản thuế và phi thuế quan đối với hàng
thủy sản nhập khẩu của một quốc gia.
- Phạm vi nghiên cứu: Các rào cản đối với hàng thủy sản xuất khẩu
của Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn 2003 – 2013 và đề xuất giải pháp

đến năm 2020.
4.Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được
chia thành 3 chương:
- Chương 1: Các rào cản đối với hàng thủy sản nhập khẩu vào thị trường
EU
- Chương 2: Thực trạng vượt rào cản đối với hàng thủy sản Việt Nam
xuất khẩu sang thị trường EU giai đoạn 2003 - 2013
- Chương 3: Phương hướng và giải pháp vượt rào cản đối với hàng thủy
sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU đến năm 2020
Sinh viên: Phạm Phương Thảo
Lớp: Kinh tế quốc tế
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Anh Minh
CHƯƠNG 1: CÁC RÀO CẢN ĐỔI VỚI HÀNG THỦY
SẢN NHẬP KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG EU
1.1. Giới thiệu thị trường thủy sản EU
1.1.1. Nhu cầu đối với hàng thủy sản trên thị trường EU
Hiện nay EU là thị trường rộng lớn, gồm 27 quốc gia. Thị trường EU tổng
hợp nhiều đặc điểm tiêu dùng của mỗi quốc gia làm cho nhu cầu tiêu dùng hết
sức phong phú mang đặc điểm của từng vùng lãnh thổ.
1.1.1.1. Quy mô tiêu dùng hàng thủy sản của EU
EU là khu vực chủ yếu nhập khẩu ròng thủy hải sản do sản lượng sản xuất
không đáp ứng đủ nhu cầu. Tiêu thụ thủy hải sản bình quân đầu người ở EU rất
cao, đứng thứ hai thế giới sau Nhật Bản. Tổng mức tiêu thụ ở thị trường EU mỗi
năm vào khoảng 10 triệu tấn, bằng 12% tổng mức tiêu thụ của thế giới. Tây Ban
Nha, Pháp, Italia là những thị trường tiêu thụ hải sản lớn nhất ở châu Âu.
Tiêu thụ thuỷ sản theo đầu người của EU-15 rất cao với 26,3 kg/người năm
2002, cao hơn 10 kg so với mức trung bình của thế giới (16,3 kg/người) và
cao hơn mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân ở Mỹ (21,3 kg /người), Song tiêu thụ

thuỷ sản của các nước trong khối EU rất khác nhau. Các nước vùng Ðịa Trung
Hải và Xcăngđinavơ là những nước tiêu thụ thuỷ sản chính. Tây Ban Nha và
đặc biệt là Bồ Ðào Nha có mức tiêu thụ theo đầu người cao nhất. Tây Ban Nha
là nước đông dân cư và cũng là một thị trường quan trọng đối với các sản
phẩm thuỷ sản. Tiêu thụ thuỷ sản ở Pháp đạt trên mức trung bình của EU,
đứng sau Tây Ban Nha. Ðức và Áo là hai nước xếp sau cùng về mức tiêu thụ
thuỷ sản với 14,9 kg và 14,7 kg. Các nước khu vực trung tâm châu Âu có
truyền thống tiêu thụ ít thuỷ sản hơn.
1.1.1.2. Mặt hàng thủy sản tiêu dùng chính ở EU
Các sản phẩm chế biến được tiêu thụ phổ biến ở EU gồm các mặt hàng
tươi, cắt khúc, luộc, tẩm bột, đóng hộp hay hun khói. Thị trường EU chia thành
hai khu vực chính: Các nước Tây Bắc Âu và các nước Địa Trung Hải. Các nước
Tây Bắc Âu ưa chuộng các loài nước lạnh (cá trích, cá thu, cá minh thái, cá bơn,
cá hồi). Khu vực Địa Trung Hải ưa chuộng nhuyễn thể chân đầu, nhuyễn thể hai
mảnh vỏ và cá tuyết. Cá ngừ, cá hồi, cá bơn và tôm là loài thủy sản được ưa
chuộng ở khắp châu Âu.
Sinh viên: Phạm Phương Thảo
Lớp: Kinh tế quốc tế
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Anh Minh
1.1.1.2. Xu hướng tiêu thụ hàng thủy sản ở EU
Xu hướng tiêu thụ ở mỗi nước thành viên trong khối Liên minh Châu Âu là
khác nhau. Nếu như ở Pháp loại cá tươi và cá phi lê được bán nhiều hơn cá
nguyên con thì ở Ba Lan lại chuộng loại mặt hàng này hơn. Đặc biệt người Pháp
còn ưa chuộng các loại động vật thân mềm, đặc biệt là hến. Ở thị trường Đức,
đến 90% các sản phẩm thủy hải sản tiêu thụ lại là cá. Những động vật có vỏ
(trai, sò, tôm, cua…) lại không được tiêu thụ mạnh. Không giống như các nước ở
khu vực Địa Trung Hải, hầu hết người tiêu dùng ở Đức quan tâm đến những sản
phẩm thủy hải sản được bảo quản và chế biến sẵn. Ở Tây Ban Nha, cá tươi là mặt
hàng tiêu thụ nhiều nhất. Tuy nhiên động vật thân mềm, loài giáp xác (tôm, cua)

và đặc biệt là mực ống cũng được người tiêu dùng ưa chuộng. Ở Italia, phần lớn
hải sản được bán dưới dạng tươi hoặc ướp lạnh, động vật thân mềm đặc biệt phổ
biến. Italia cũng là một thị trường quan trọng đối với mực phủ, hiện nay sức tiêu
thụ tôm càng và hến có mức tăng trưởng đáng kể.
Người tiêu dùng châu Âu đang chuyển hướng mạnh sang tiêu thụ tôm biển
loại nhỏ và tôm pandan nước ấm. Xu hướng này có thể nhận thấy ở hầu hết các
nước châu Âu, ngoại trừ Đức. Hiện nay một số loài cá đang được tiêu thụ rất
mạnh ở châu Âu như cá tra, cá basa của Việt Nam và cá rô Sông Nile với khối
lượng tăng lên nhanh chóng. Những loài thủy hải sản mới này được người tiêu
dùng châu Âu ưa chuộng do có mùi vị trung tính và giá thấp.
Hướng tới các sản phẩm có lợi cho sức khoẻ: Người tiêu dùng ngày càng
thích ứng với dạng sản phẩm an toàn. Họ thích các sản phẩm ít béo và có giá trị
dinh dưỡng cao. Thuỷ sản có hàm lượng prôtêin, các vitamin và chất khoáng cao
thích hợp cho nhu cầu này. Ngoài ra, các sản phẩm thuỷ sản có chất lượng
thường đóng vai trò chống lại các nguy cơ về sức khoẻ. Một trong những trường
hợp rõ nét nhất là dầu cá, được biết đến như axít béo Ômega - 3 có tác dụng tích
cực trong việc phòng tránh các bệnh tim mạch. Tuy nhiên, thuỷ sản không chỉ
hoàn toàn có lợi cho sức khoẻ. Chẳng hạn, một số cảnh báo chính thức đã được
đưa ra cho người tiêu dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần phải hạn chế một số
loài thuỷ sản như cá ngừ và cá kiếm vì hàm lượng thuỷ ngân quá cao. Bên cạnh
đó, việc sử dụng các chất kháng sinh trong nuôi tôm và cá đã dẫn đến hàm lượng
các chất này trong các sản phẩm cao, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của thuỷ sản.
Hướng tới sự thuận tiện: Trong những thập kỷ gần đây, thời gian dành cho
mua sắm và chế biến món ăn đã bị rút ngắn. Vai trò của phụ nữ trong xã hội ngày
Sinh viên: Phạm Phương Thảo
Lớp: Kinh tế quốc tế
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Anh Minh
càng tăng, nhiều hộ gia đình bận rộn với công việc. Vì vậy, nhu cầu về các sản
phẩm tiêu dùng và dễ chế biến sẵn cũng tăng lên. Với xu hướng này thì các sản

phẩm thuỷ sản dường như phù hợp hơn cả vì chúng được chế biến dễ dàng và
nhanh chóng. Một số dạng sản phẩm thích nghi với xu hướng này như :
- Phi lê cá: nhiều người tiêu dùng muốn mua sản phẩm làm sẵn.
- Ðóng gói theo khẩu phần ăn: tiện lợi hơn khi chia khẩu phần.
- Ðã qua sơ chế: để giảm thời gian nấu.
- Dễ dàng chế biến và nấu: giảm thời gian nấu.
- Mùi vị trung tính: dễ dàng kết hợp với các món khác.
Đối với yếu tố giá: khoảng 2 năm trở lại đây, một số nước (Hà Lan, Anh và
Pháp) đã trải qua thời kỳ gọi là chiến tranh về giá giữa các nhà bán lẻ. Ðức luôn
được xem là thị trường quan tâm tới giá cả. Giá cả tăng khiến người tiêu dùng
chuyển sang tiêu thụ các sản phẩm có giá thấp hơn. Trong môi trường cạnh tranh,
nhu cầu cho các sản phẩm đơn giản và giá rẻ được thể hiện rõ nét và thành công
của các sản phẩm cá vược sông Nile, cá rô phi và cá tra, ba sa của Việt Nam.
Những loài này thường có giá rất hấp dẫn.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng EU có xu hướng tiêu dùng có trách nhiệm với
xã hội: Với tư cách là những công dân, người tiêu dùng ở những nước châu Âu
thể hiện mối quan tâm của mình về các hoạt động liên quan đến môi trường và xã
hội của các công ty sản xuất thực phẩm. Những người này thường thúc ép chính
phủ và các công ty quan tâm đến các vấn đề này. Một số vấn đề họ quan tâm đến
nhiều nhất là:
- Sự khai thác quá mức các ngư trường, sự suy thoái trữ lượng thuỷ sản và
sự cạnh tranh giữa các hoạt động khai thác và bảo tồn thiên nhiên.
- Các vấn đề về vệ sinh và môi trường khi nuôi như sử dụng kháng sinh, ô
nhiễm nguồn nước, sử dụng cá làm thức ăn động vật.
- Các khía cạnh xã hội trong nuôi trồng và khai thác như vấn đề về giới, vị
thế của các nhà sản xuất thủ công.
Trên thị trường EU hình thành 3 nhóm tiêu dùng chính. Nhóm có khả năng
thanh toán cao chiếm 20% dân số nên xu hướng tiêu dùng của nhóm này là thích
những hàng hoá có chất lượng tốt, hiếm. nhóm có khả năng thanh toán trung bình
chiếm 68% dân số nên xu hướng tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng thấp

Sinh viên: Phạm Phương Thảo
Lớp: Kinh tế quốc tế
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Anh Minh
hơn. Nhóm còn lại có khả năng thanh toán thấp nên xu hướng tiêu thụ những mặt
hàng có chất lượng thấp nhất.
1.1.2. Tình hình sản xuất và nhập khẩu hàng thủy sản của EU
Vị trí địa lý và khí hậu khắc nghiệt, cộng thêm nguồn thủy sản của EU đang
nằm dưới giới hạn an toàn sinh học, buộc EU phải áp dụng biện pháp hạn chế
khai thác và đánh bắt thủy sản trong khi nhu cầu tiêu dùng thủy sản của EU vẫn
tăng nhanh. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong khối, EU buộc phải nhập
khẩu thủy sản từ các quốc gia châu Mỹ, châu Á trong đó có Việt Nam.
EU là một trong những thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới với
giá trị nhập khẩu thủy sản hàng năm vượt 5,52 tỷ Euro. Phần lớn sản phẩm thủy
sản được nhập khẩu từ các nước nội bộ trong khối. Tuy nhiên, để bổ sung một số
sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ (chủ yếu là các sản phẩm thủy sản nước ấm)
EU cũng nhập khẩu thủy sản từ hơn 180 quốc gia trên thế giới.
Thị trường thủy sản EU được chia làm ba khu vực chính:
Đầu tiên là thị trường Bắc Âu (bao gồm Vương quốc Anh, các nước vùng
Scandinavi và Hà Lan). Các nước Bắc Âu đều có biển, nguồn hải sản tương đối
phong phú, có nghề đánh bắt hải sản truyền thống nên có thế mạnh về xuất khẩu
hải sản (trong đó có tôm, nhất là các loại tôm nước lạnh). Nhập khẩu tôm của các
nước này chủ yếu có tính chất bổ sung chủng loại cho nhau giữa các nước trong
khu vực. Nhập khẩu từ khu vực châu Á không lớn do sức tiêu thụ của các nước
này khá thấp (do dân số ít, khách du lịch đến Bắc Âu không đông và người dân
không có tập quán ăn nhiều hải sản). Người tiêu dùng ở Bắc Âu ưa dùng các loại
cá nước lạnh như cá trích, cá thu, cá minh thái, cá tuyết, cá mình dẹt (cá thờn
bơn ) và cá hồi nước ngọt.
Thứ hai là thị trường Trung Âu (bao gồm Đức, Áo, Ba Lan, và Cộng hoà
Séc). Các nước khu vực Trung Âu ít có truyền thống ăn cá do những nước này có

đất liền bao quanh và đường bờ biển ngắn hơn so với diện tích đất liền.
Cuối cùng là các nước thuộc khu vực Địa Trung Hải tiêu thụ nhiều những
loài cá như cá mực, (mực ống, mực phủ) và nhiều loại động vật thân mềm (sò,
trai).
Trong đó, thị trường nhập khẩu thủy sản Tây Ban Nha: là thị trường tiêu
thụ thủy sản lớn nhất EU, với mức tiêu thụ khoảng 44kg/người/năm. Tây Ban
Nha nhập khẩu chủ yếu là các sản phẩm tôm đông lạnh, cá tươi và đông lạnh,
Sinh viên: Phạm Phương Thảo
Lớp: Kinh tế quốc tế
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Anh Minh
nhuyễn thể, cá hun khói và cá đóng hộp. Tôm đông lạnh là sản phẩm chính với
sản lượng nhập khẩu hàng năm đạt trên 31 ngàn tấn. Tây Ban Nha là một trong
số những quốc gia có số lượng tàu đánh cá lớn nhất thế giới, với nghề đánh bắt
và chế biến truyền thống. Hàng năm, đánh bắt và chế biến thủy sản của Tây Ban
Nha đóng góp 250.000 tấn sản phẩm, trong đó 50% dành cho xuất khẩu. Các mặt
hàng thủy sản của Tây Ban Nha chủ yếu xuất sang EU, gồm cá ngừ, cá trích và
nhiều loài thân mềm, nhuyễn thể. Cùng với tiêu dùng nội địa, Tây Ban Nha đang
thực hiện nhiều dự án đầu tư thủy sản vào các nước châu Phi và Nam Mỹ. Các
thị trường nhập khẩu chính của Tây Ban Nha là Trung Quốc, Achentina,
Colombia, Ấn Độ, Thái Lan và Malaixia,….
Thị trường nhập khẩu thủy sản của Pháp: là thị trường nhập khẩu thủy sản
lớn thứ hai trong khu vực EU (sau Tây Ban Nha). Các sản phẩm tiêu thụ chủ yếu
là cá hồi, cá tuyết. Các sản phẩm mới cá ngừ, tôm cua cũng đang có xu hướng
phát triển mạnh tại Pháp. Trung bình, người dân Pháp tiêu thụ 24 kg thủy
sản/năm (so với 21kg/năm của EU), chiếm 7% trong tổng giá trị nhập khẩu thủy
sản của toàn EU và 4% về sản lượng.
Thị trường nhập khẩu thủy sản Đức: Đức chiếm vị trí trung tâm của Tây
Âu, với cơ sở hạ tầng được thiết lập nối với các quốc gia ở phía Đông, tiếp giáp
với đường biên giới của 6 quốc gia thuộc EU và EFTA. Đức nhập khẩu một khối

lượng lớn sản phẩm thủy sản, nên công nghiệp chế biến thủy sản là một trong
những ngành công nghiệp chế biến thực phẩm lớn nhất của Đức.
Mặc dù, mức tiêu dùng sản phẩm thủy sản trên đầu người của Đức không
cao, nhưng với dân số trên 80 triệu người và không có nền sản xuất nội địa lớn,
nên Đức là thị trường nhập khẩu khá nhiều thủy sản, đứng thứ 3 ở châu Âu (sau
Tây Ban Nha và Pháp). Hằng năm, lượng tôm nhập khẩu vào Đức đáp ứng
khoảng 2/3 nhu cầu thị trường nội địa. Nhập khẩu tôm nước ấm vào Đức dưới
dạng đông lạnh (không đầu, bóc vỏ hoặc cả vỏ) và các dạng chế biến chín sẽ tiếp
tục gia tăng do ngày càng có nhiều hộ gia đình ở Đức ăn thủy sản và tôm.
Thị trường nhập khẩu thủy sản Anh: Anh có điều kiện thuận lợi trong việc
đánh bắt hải sản (chiếm tới 1/5 sản lượng hải sản của EU), nhưng Anh vẫn phải
nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước. Nhập khẩu tôm của Anh không lớn so
với cá do thói quen tiêu dùng của người Anh là thích ăn các loại cá đã qua chế
biến (như cá rán, cá viên,…), mặt hàng tôm nhập khẩu chủ yếu để phục vụ cộng
đồng người châu Á sinh sống ở Anh.
Sinh viên: Phạm Phương Thảo
Lớp: Kinh tế quốc tế
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Anh Minh
Thị trường nhập khẩu thủy sản Italy: là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn
thứ 5 của EU. Tổng sản lượng thủy sản của Italy chỉ vào khoảng 0,6 triệu
tấn/năm, tuy nhiên với hơn 57 triệu dân và hàng chục triệu khách du lịch, hàng
năm Italy phải nhập khẩu từ 0,9-1 triệu tấn thủy sản. Thị trường nhập khẩu thủy
sản của Italy hầu như ít biến động trong nhiều năm qua. Các mặt hàng nhập khẩu
chính của Italy là cá ngừ đóng hộp, mực đông lạnh, tôm và cá philê đông lạnh.
EU là thị trường tiêu thụ tôm lớn thứ hai trên thế giới. Tuy nhiên, cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm cho tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản
của các nước EU giảm 5,85% (năm 2009) tương đương với 12,2 tỉ Euro. Khối
lượng nhập khẩu giảm 0,6% tương đương với 4,045 triệu tấn sản phẩm. Tây Ban
Nha, Hà Lan, Đan Mạch, Italia và Pháp là những nhà nhập khẩu với khối lượng

kim ngạch lớn. Tuy nhiên, trong 8 tháng đầu năm 2010, nhập khẩu thủy sản của
EU từ Việt Nam đãđược khôi phục, tăng gần 6,5%. Hà Lan là nước nhập khẩu
khối lượng lớn nhất trong số các thành viên của EU, chiếm gần 14,87% giá trị
nhập khẩu, đứng vị trí số 1; tiếp theo Đan Mạch (13,53%); Tây Ban Nha
(13,23%); Đức (10,66%) (Nguồn: Vasep).
Năm 2012, giá trị tôm nhập khẩu vào EU từ hầu hết các nhà cung cấp chính
đều giảm. Thị phần xuất khẩu tôm Việt Nam vào EU đã giảm nhẹ từ 5.8% xuống
5.1% trong 9 tháng 2012 (xem hình 1.1).
Hình 1.1: Thị phần xuất khẩu tôm của các nước chính vào EU trong 9 tháng đầu
năm 2012
Sinh viên: Phạm Phương Thảo
Lớp: Kinh tế quốc tế
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Anh Minh
Nguồn: VASEP
Cá fillet là nhóm sản phẩm thủy sản nhập khẩu lớn nhất xét về giá trị. Nhập
khẩu cá tươi ướp lạnh, các loài giáp xác và cá được chế biến hoặc bảo quản qua
chế biến cũng tăng, trong khi nhập khấu động vật thân mềm (sò, trai) giảm 0,8%
năm 2009.
Cá fillet (chủ yếu là cá hồi, cá ngừ) vẫn là loại thủy sản được ưa chuộng ở tất cả
các thị trướng EU, tiếp theo là cá tươi, cá ướp lạnh. Đức là nước nhập khẩu lớn nhất sản
phẩm cá fillet và thịt cá, hoạt động nhập khẩu đã gia tăng trong những năm gần đây.
Tây Ban Nha, Ý và Pháp là những nước nhập khẩu hàng đầu động vật thân mềm (sò,
trai, mực) chiếm hơn 50% tổng kim ngạch nhập khẩu của EU.
Bảng 1.1: Tình hình nhập khẩu thủy sản của EU 7 tháng đầu năm 2013
Nhập khẩu thủy sản mã HS03 của EU từ các
thị trường (top 10)
Nhập khẩu thủy sản của EU theo mặt hàng
Xuất xứ
7 tháng đầu

năm
2013(USD)
So sánh cùng
kỳ 2012 (%)

HS
Nhóm hàng
7 tháng đầu
năm
2013(USD)
SSo sánh
cùng kỳ
2012 (%)
Tổng NK 21.117.914 -10,41
1 Nauy 3.303.173 3,99 0302 Cá tươi, nguyên con 6.023.262 24,16
2 Thụy Điển 1.557.464 11,44 0304
Cá philê và cắt miếng,
tươi, ướp đá, đông lạnh
5.577.605 2,77
3 Hà Lan 1.394.000 -14,91 0306 Giáp xác 2.827.733 -1,17
4 Đan Mạch 1.307.127 -7,30 0303
Cá nguyên con đông
lạnh
2.080.830 -2,00
5 Tây Ban Nha 1.133.906 -15,07 0307 Nhuyễn thể 2.008.946 -13,50
6 Trung Quốc 966.321 -22,25 0305
Cá khô, hun khói, bột

1.825.970 6,41
7 Anh 857.012 -16,39 0301 Cá sống 192.461 -16,08

8 Đức 816.558 -15,60 0308
Thủy sinh khác sống,
tươi, ướp đá, đông lạnh
21.871 63,83
9 Ba Lan 706.426 13,37 1604 Cá chế biến, trứng cá 4.539.043 17,46
10 Pháp 678.241 -11,61 1605
Giáp xác (gồm cả tôm),
nhuyễn thể chế biến
1.348.051 -2,84
Nguồn:internet
Năm 2009, tổng giá trị nhập khẩu cá tươi và ướp lạnh tăng 7,54%, đạt 2,511 triệu
Euro. Cá tươi và ướp lạnh là loại sản phẩm được các nước thành viên EU nhập khẩu
tương đối lớn về mặt giá trị chiếm 12,9% tổng giá trị thủy sản của EU. Extônia, Đan
Mạch và Đức là những nước nhập khẩu cá hồi chính. Cả ba nước này chiếm tới 80%
Sinh viên: Phạm Phương Thảo
Lớp: Kinh tế quốc tế
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Anh Minh
tổng thị trường nhập khẩu cá hồi của EU.
Thống kê 7 tháng đầu năm 2013 ở Bảng 1.1, tổng giá trị nhập khẩu hàng
thủy sản của EU đạt hơn 21 tỷ USD giảm 10,41% so với cùng kỳ năm 2012. Mặt
hàng nhập khẩu chủ yếu là cá tươi, nguyên con đạt hơn 6 tỷ USD tăng 24,16% so
với cùng kỳ năm 2013. Đứng thứ hai là mặt hàng cá philê và cắt miếng, tươi, ướp
đá, đông lạnh đạt gần 5,6 tỷ USD tăng 2,77% so với cùng kỳ năm 2012
Dự báo, thị trường nhập khẩu thủy sản EU sẽ tạo nhiều cơ hội cho xuất
khẩu thủy sản (là nhóm hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất) của các nước đang
phát triển trong thời gian tới. Chính sách đối với nhập khẩu thủy sản của EU bao
gồm chú ý đến nhu cầu của cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng, đảm bảo phát
triển bền vững và tính liên kết xã hội ngày càng cao.
1.2. Rào cản đối với hàng thuỷ sản nhập khẩu nhập khẩu vào EU

1.2.1. Rào cản thuế
Rất nhiều sản phẩm bị đánh thuế khi nhập khẩu vào EU. Mức thuế do các
cơ quan quản lý của EU ấn định và được áp dụng trên toàn EU, không kể
đó là nước nào mà sản phẩm đó được xuất khẩu vào EU. Không chỉ sản phẩm
mà cả những nguyên liệu nhất định cũng bị đánh “thuế” (“thuế hỗn hợp”), ví dụ
những sản phẩm sữa hoặc đường. Những nước có nền kinh tế kém phát triển
hơn và muốn cung cấp vào EU có thể được hưởng mức thuế quan thấp hoặc
thậm chí được miễn thuế trong những điều kiện nhất định. Với biện pháp này,
EU muốn những nước nghèo hơn tiếp cận thị trường EU và nhờ đó kích
thích tăng trưởng kinh tế. EU ấn định mức hạn ngạch thuế quan thấp (thường là
0%, 4% hay 6%) đối với thủy sản và một số sản phẩm thủy sản nhất định, khi
EU thiếu hụt những sản phẩm đó. Hệ thống này giúp tăng nguồn cung cấp
nguyên liệu thô nhằm đáp ứng nhu cầu của ngành chế biến tại EU. Dữ liệu
thuế quan hải quan online đa ngữ TARIC giới thiệu mọi biện pháp liên
quan tới thương mại, gồm mức thuế của nước thứ ba, hạn ngạch thuế quan và
ưu đãi, miễn thuế, các biện pháp chống bán phá giá, v.v tuy nhiên, cơ sở dữ liệu
này không chứa thông tin liên quan tới mức thuế trong nước như thuế giá
trị gia tăng (VAT) hay mức thuế nội địa.chứng nhận
1.2.2. Rào cản phi thuế
Rào cản phi thuế quan lớn nhất ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam
sang EU liên quan đến việc sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại của EU,
Sinh viên: Phạm Phương Thảo
Lớp: Kinh tế quốc tế
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Anh Minh
chủ yếu là chống bán phá giá cũng như các biện pháp kiểm dịch động thực vật
(SPS) và các rào cản kỹ thuật (TBT).Trong đó những biện pháp rào cản kỹ thuật
luôn là những thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Mặc dù có thuận lợi là EU đã công nhận năng lực của NAFIQAD trong thực hiện
lấy mẫu, kiểm tra lô hàng tại cảng, cấp chứng thư, tuy nhiên các doanh nghiệp

Việt Nam phải luôn chạy theo các tiêu chuẩn VSATTP, tiêu chuẩn vùng nuôi
ngày càng tăng, phải tăng đầu tư nhiều hơn nữa để đáp ứng các yêu cầu này.
1.2.2.1. Hạn ngạch nhập khẩu
Kế hoạch áp dụng thuế đối với thủy sản nhập khẩu vào EU để chế biến
được trình lên Hội đồng Thủy sản và có hiệu lực từ ngày 1/1/2013.
Quy định này bao gồm một hệ thống hạn ngạch nhập khẩu linh hoạt đối với
các loài nhất định. Nếu ít nhất 2 nước thành viên cho biết việc sử dụng 80% hạn
ngạch đã hết ở bất kỳ thời điểm nào trước khi kết thúc tháng 9 của năm liên
quan, hạn ngạch sẽ tự động tăng 20% sau khi Ủy ban xác minh lại các con số.
Hệ thống linh hoạt này bao gồm hạn ngạch nhập khẩu miễn thuế cá minh
thái Alaska là 350.000 tấn/năm, surimi đông lạnh cho chế biến (66.000 tấn), cá
hồng phương nam (1.650 tấn), cá hồi Thái Bình Dương để chế biến patê cá
(1.300 tấn), cua huỳnh đế (2.750 tấn), cá tuyết đuôi dài (25.000 tấn) và trứng cá
(17.600 tấn).
1.2.2.1. Tiêu chuẩn kỹ thuật
Yêu cầu về nhãn mác
Thủy sản bán tại châu Âu, cùng với các quy tắc dán nhãn nói chung
đối với thực phẩm cũng phải tuân thủ các quy tắc về dán nhãn cho thủy sản
được định rõ trong Quy định số 104/2000 (EC) và các quy định dán nhãn đặc
thù đối với thủy sản phải tuân thủ các tiêu chuẩn thị trường theo Quy định số
2406/96 (EC).
Theo Quy định số 104/2000 (EC) và Quy định số 2065/2001 (EC),
nhãn mác hoặc bao gói của thủy sản phải có những thông tin sau đây:
- Tên thương mại và tên khoa học của các loài. Vì mục đích này, các nước
thành viên EU phải có một danh sách các tên khoa học và thương mại được
chấp nhận trên lãnh thổ nước mình.
- Phương pháp sản xuất (đánh bắt trên biển hay nước ngọt, hay từ nuôi
Sinh viên: Phạm Phương Thảo
Lớp: Kinh tế quốc tế
16

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Anh Minh
trồng thủy sản) với những thuật ngữ đồng nhất.
- Khu vực đánh bắt (chỉ rõ vùng khai thác strong trường hợp đánh
bắt trên biển hay chỉ dẫn tới nước xuất xứ nếu thủy sản được đánh bắt
trong vùng nước ngọt hoặc nuôi).
Thêm vào đó, những sản phẩm thủy sản nhất định phải tuân thủ
những tiêu chuẩn thị trường theo Quy định số 2406/96 (EC). Quy định này
yêu cầu những lô hàng phải có cùng kích cỡ và độ tươi đồng nhất. Hạng
mục độ tươi và kích cỡ và hình thức trình bày phải được thể hiện rõ trên
nhãn mác đính trên lô hàng đó. Những tiêu chuẩn này tạo thuận lợi cho
việc ấn định mức giá chung cho từng hạng mục sản phẩm và xác định mức
độ chất lượng.
Thông tin mà nhãn mác cung cấp phải dễ hiểu, dễ nhìn thấy, dễ đọc và
phải bằng ngôn ngữ của nước thành viên EU nơi sản phẩm đó được bán.
Yêu cầu về bao gói
Trong những năm gần đây, những thay đổi trong thị hiếu của người
tiêu dùng, những cải tiến về bao gói và sự trỗi dậy của thị trường chung EU đã
đòi hỏi EU rà soát lại những quy định pháp luật với mục đích tăng lựa
chọn cho người tiêu dùng, củng cố năng lực cạnh tranh và làm hài hòa luật
pháp của khối này. Chỉ thị 2007/45/EC đưa ra ngày 21/9/2007 đã bỏ quy
định kích cỡ ấn định đối với hàng hóa trước khi đóng gói và các sản phẩm
khác trừ rượu vang và rượu mạnh. Quy định trên bãi bỏ những quy tắc về
khối lượng danh nghĩa khắt khe đã lỗi thời đối với hàng hóa đóng gói ở toàn EU.
Chỉ thị này yêu cầu tất cả các nước thành viên hủy bỏ những quy tắc như vậy
trong luật pháp quốc gia. Theo những quy định này, các nhà sản xuất bây giờ
được tự do lựa chọn kích cỡ bao gói phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng,
thiết kế bao gói và cải tiến phù hợp với chiến lược bán hàng chứ không phải
theo luật pháp. Các công ty xuất khẩu hiện nay sẽ phải linh hoạt hơn để có thể
hưởng nhiều lợi ích hơn khi chi phí để phù hợp với luật pháp quốc gia giảm
xuống. Việc bãi bỏ quy định giúp hàng hóa có thể thâm nhập vào thị trường EU

với khối lượng khác nhau.
Quản lý bao gói và chất thải
Khối lượng chất thải bao gói bình quân đầu người tại các nước thành viên
cũ của EU là 169kg/năm, ở các nước thành viên mới là 87kg, con số này khá
lớn khi tính tới những nguyên liệu quý như giấy, nhựa, kính và kim loại đã
Sinh viên: Phạm Phương Thảo
Lớp: Kinh tế quốc tế
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Anh Minh
được sử dụng để sản xuất ra số chất thải này. Tránh hoặc giảm chất thải có vai trò
vô cùng quan trọng. Chỉ thị về bao gói đầu tiên số 94/62 của EC được sửa đổi
vào tháng 12/2001 và đã ấn định những mục tiêu cao hơn đối với sử dụng vật
liệu và phải được tuân thủ kể từ 31/12/2008. Quy định này mang lại khoản
lợi từ 150 tới 200 triệu euro mỗi năm cho môi trường EU.
Nguyên liệu tiếp xúc với thực phẩm
Quy định số 1935/2004 (EC) yêu cầu những nguyên liệu được phép tiếp
xúc với thực phẩm. Mục đích của quy định này nhằm tránh những tiếp xúc có
thể dẫn tới việc các chất từ những nguyên liệu đặc biệt truyền sang thức ăn, thay
đổi thành phần của thức ăn và gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng khi ăn
những loại thức ăn này. Danh sách này liệt kê những nhóm nguyên liệu từ
các chất dính, gốm, kính, nhựa, cao su và gỗ.
Quy định về chất phụ gia thực phẩm
Phụ gia thực phẩm là những chất thêm vào để thực phẩm có những đặc
tính nhất định, ví dụ như phẩm màu, chất bảo quản, chất keo và làm đông, chất
chống ôxy hóa, chất chuyển thể sữa, chất làm ổn định, v.v Chỉ thị
89/107/EEC đã đồng nhất quy định về các phụ gia được phép sử dụng trong
thực phẩm ở các nước thành viên (xem htp://es.europa.eu/food). Tất cả các
chất phụ gia phải được ghi tên trên nhãn mác của sản phẩm, hoặc là theo
hạng mục (ví dụ: phẩm màu hoặc chất bảo quản) hoặc theo số tương ứng.
Thuốc trừ sâu và chất gây ô nhiễm

Dư lượng thuốc trừ sâu trong thực phẩm được điều chỉnh theo Quy định số
396/2005 (EC). Quy định này về giám sát, kiểm sát dư lượng thuốc trừ sâu
trong các sản phẩm có nguồn gốc thực vật và động vật có thể đã sử dụng
thuốc trừ sâu để bảo vệ thực vật. Mức độ tối đa rất nhất quán với thực tiễn nông
nghiệp tốt tại các nước thành viên và các nước thứ ba. Những mức độ tối đa được ấn
định sau khi đã đánh giá rủi ro đối với người tiêu dùng ở nhiều lứa tuổi khác nhau
khi được coi là an toàn. Quy định này nhằm bảo vệ người tiêu dùng và môi
trường ở mức độ cao. Phần phụ lục xác định mức dư lượng tối đa và các sản phẩm
áp dụng mức dư lượng này. Quyết định 2005/34/EC ấn định những tiêu chuẩn
đã được đồng nhất để kiểm tra dư lượng trong các sản phẩm có nguồn gốc động
vật nhập khẩu từ các nước thứ ba bằng cách sử dụng giới hạn tối thiểu.
Mục đích chủ yếu của pháp luật về ATTP của EU là để bảo vệ sức khỏe
và lợi ích có liên quan tới thực phẩm của người tiêu dùng. Cách tiếp cận “từ
Sinh viên: Phạm Phương Thảo
Lớp: Kinh tế quốc tế
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Anh Minh
trại nuôi tới bàn ăn” hiện nay được coi là nguyên tắc chung của chính sách ATTP
EU. Luật pháp về thực phẩm, cả ở cấp quốc gia và toàn EU, đều ấn định các
quyền của người tiêu dùng đối với ATTP về thông tin chính xác và trung
thực. Trong số các biện pháp quản lý nhằm đảm bảo sự tuân thủ các quy
định của EU về thực phẩm nhập khẩu, thủy sản nhập khẩu vào EU phải có chứng
nhận y tế của một cơ quan tương ứng được thừa nhận của nước xuất khẩu -
gọi là chứng nhận y tế chính thức.
Người sản xuất phải tuân thủ các nguyên tắc HACCP trong quá trình chế
biến nhằm đảm bảo ATTP. Quyđịnh số 178/2002 (EC) gồm những điều khoản
chung cho truy xuất nguồn gốc áp dụng từ ngày 01/01/2005. Quy định này yêu
cầu các nhà nhập khẩu xác nhận và đăng ký sản phẩm mà họ nhập bắt nguồn từ
đâu nhằm đảm bảo yêu cầu về truy xuất nguồn gốc.
Thuỷ sản được xếp vào loại thực phẩm có độ rủi ro cao về an toàn vệ sinh,

do vậy ở các nước công nghiệp phát triển, luật pháp thường quy định thực hiện
HACCP (hệ thống phân tích mối nguy và các điểm kiểm soát tới hạn). Chẳng
hạn, thuỷ sản vào Mỹ phải có bộ hồ sơ thực hiện HACCP để FDA làm căn cứ
kiểm tra. Cơ quan này không sang kiểm tra doanh nghiệp có thật sự thực hiện
HACCP hay không, nhưng sẽ kiểm tra xác suất khi nhập khẩu. Nếu phát hiện có
lô hàng nhập khẩu vi phạm sẽ có chế độ kiểm tra gắt gao hơn. EU lại làm theo
cách khác. Họ tiến hành bài bản cả hai khâu, kiểm tra thực hiện HACCP và
kiểm tra khi lô hàng nhập khẩu. Bước thứ nhất, dựa trên đề xuất của cơ quan
quản lý nước sở tại, EU cử chuyên gia sang kiểm tra doanh nghiệp có thực sự
áp dụng và áp dụng đúng HACCP. Sau đó Uỷ ban châu Âu sẽ thông báo công
nhận mã số (Code) cho doanh nghiệp xuất khẩu vào EU. Nhưng khi hàng của
doanh nghiệp này vào EU thì vẫn bị lấy mẫu thử, nếu không phù hợp thì
doanh nghiệp sẽ mất Code. Trường hợp này không chỉ đã xảy ra với các doanh
nghiệp Việt Nam, mà cũng từng xảy ra với nhiều doanh nghiệp Thái Lan,
Indonesia, Trung Quốc…
Yêu cầu về thương hiệu
Một điểm đặc biệt là EU có quy định đăng ký thương hiệu: “thương
hiệu cộng đồng”. Theo Quy định số 40/94 và số 2868/95, thương hiệu của hàng
hóa và dịch vụ có thể được đăng ký như thương hiệu cộng đồng thống nhất
trên toàn EU.
Yêu cầu về nguồn gốc khai thác
Sinh viên: Phạm Phương Thảo
Lớp: Kinh tế quốc tế
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Anh Minh
Trong chiến lược chung chống lại khai thác thủy sản trái phép, không báo
cáo và không được điều chỉnh (IUU), EU yêu cầu chứng nhận thủy sản đánh bắt
từ tất cả các nhà xuất khẩu vào EU (Quy định số 1005/2008 (EC) kể từ ngày
01/01/2010. Những chứng nhận này phải nêu rõ sản phẩm không phải từ IUU và
do chính quyền nước xuất khẩu cấp. Cập cảng hay chuyển khẩu của các tàu cá

nước thứ ba phải được thực hiện ở những cảng theo chỉ định. Mục đích của biện
pháp này là để đảm bảo chỉ những sản phẩm từ hoạt động nghề cá được giám sát
chặt chẽ của các nước đánh cá hoặc các nước xuất khẩu có thể vào thị trường
EU. Biện pháp này cũng đảm bảo tất cả thủy sản được bán tại EU được đánh bắt
hợp pháp bằng những biện pháp phù hợp và theo hạn ngạch cho phép. Thêm vào
đó, giúp thắt chặt giám sát hoạt động khai thác thủy sản trên biển, IUU và những
vi phạm khác chống lại nghề cá hợp pháp giờ đây sẽ bị nghiêm trị theo pháp
luật, những con tàu IUU lẫn các nước dung thứ nghề cá bất hợp pháp đều bị EU
liệt vào danh sách đen.
1.2.2.2. Các quy định riêng của các tập đoàn
EU ngoài các rào cản được quy định chung, trên thực tế hàng hóa của các
nước thứ ba khi nhập khảu vào EU còn gặp phải những rào cản riêng của các
nước thành viên, của các ngành sản xuất, lĩnh vực kinh tế tư nhân, của các hệ
thống kinh doanh bán lẻ, Các nhà xuất khẩu cũng có thể sẽ phải có các
chứng nhận bổ sung, có thể liên quan tới nguồn gốc địa lý của sản phẩm, xác
nhận chất lượng đặc biệt, hoặc chứng nhận sự phù hợp với các tiêu chuẩn
hiện hành.
Người mua EU (chuỗi bán lẻ, siêu thị) có thể yêu cầu các chứng nhận tư
nhân từ các nhà cung cấp ở các nước thứ ba nhằm đảm bảo rằng sản phẩm
họ nhập vào châu Âu là an toàn và đảm bảo chất lượng đề ra. Về cơ bản, những
nhãn mác tư nhân là các tiêu chuẩn tự nguyện cho các sản phẩm và/hoặc cho
quá trình chế biến của các công ty tư nhân. MSC (Hội đồng Quản lý Biển) và
FOS (Bạn của Biển) là những chứng nhận môi trường phổ biến nhất, trong
khi hàng loạt các chứng nhận khác đang được sử dụng trong NTTS như
Naturland và ASC (Hội đồng Quản lý NTTS).
Sinh viên: Phạm Phương Thảo
Lớp: Kinh tế quốc tế
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Anh Minh
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VƯỢT RÀO CẢN ĐỐI

VỚI HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG
THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2003 – 2013
2.1. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU
giai đoạn 2003 – 2013
2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường
EU giai đoạn 2003 - 2013
Năm 2010, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có nguồn
lợi thủy, hải sản giàu có và phong phú trong khu vực và trên thế giới và có tốc độ
tăng trưởng thủy sản nhanh nhất, đứng thứ 4 về sản lượng sản xuất và qui mô
xuất khẩu thủy sản (sau Thái Lan, Indonesia, Malaysia).
Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản có sự thay đổi rõ nét từ năm 2000.
Nếu như trước đây Việt Nam chỉ xuất khẩu qua hai thị trường trung gian là Hồng
Kông và Singapore thì nay sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam đã có mặt tại 170
quốc gia trên thế giới và được nhiều quốc gia ưa chuộng. Trong số các thị trường
xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, thị trường EU được coi là thị trường xuất khẩu
thủy sản chiến lược của Việt Nam với thị phần chiếm 25,7% tổng kim ngạch xuất
khẩu (so với Mỹ 16% và Nhật Bản 19% ). ( Nguồn CPV)
Từ những năm 1980, sản phẩm xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã xuất
hiện tại thị trường EU với một nhãn hiệu là Seaprodex. Ngay từ những năm đầu
xâm nhập vào thị trường EU, sản phẩm thủy sản được xuất khẩu chung với
những mặt hàng nông sản khác với số lượng ít nhưng đã gây ra cảm tình với
người tiêu dùng Châu Âu.
Thấy được, sự quan trọng của xuất khẩu thủy sản, Việt Nam đã chú trọng
việc nuôi trồng và khai thác, bên cạnh giữ vững thị trường truyền thống, ngành
thủy sản Việt Nam đã chủ trương đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, trong đó EU
là một trong những lựa chọn hàng đầu. Trong những năm gần đây kim ngạch
xuất khẩu thủy sản Việt Nam nói chung và sang thị trường EU nói riêng liên tục
tăng ở mức cao.
Hiện nay, EU trở thành bạn hàng truyền thống của Việt Nam trở thành
đối tác xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Cùng với xu hướng tăng

trưởng và phát triển mạnh mẽ xuất khẩu thủy sản toàn ngành nói chung, có thể
Sinh viên: Phạm Phương Thảo
Lớp: Kinh tế quốc tế
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Anh Minh
thấy tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU
giai đoạn 2000-2005 hết sức khả quan.
Bảng 2.1 Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU giai đoạn 2003 – 2012
Năm Sản lượng Kim ngạch
Giá Trị (triệu USD) Tăng trưởng (%)
2003 38,1868 116,7 -
2004 73,4592 231,5 98,37
2005 123,35 433.1 87,08
2006 219,964 723,5 67.05
2007 274,7 912,0 26,05
2008 394 1140,0 25,00
2009 345 1100,0 -3,51
2010 364 1204,0 9,50
2011 1360,0 12,91
2012 1130 1133,0 -16,69
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Trong những năm 2000-2002, hoạt động xuất khẩu thủy sản bị chững lại và
có xu hướng giảm sút, sau khi EU tăng cường kiểm tra dư lượng kháng sinh và
hạ thấp ngưỡng phát hiện dư lượng các chất này trong sản phẩm. Nhờ những nỗ
lực khắc phục của cơ quan quản lý, các doanh nghiệp và nông ngư dân Việt
Nam, Từ năm 2003 kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã nhanh chóng
tăng trở lại. Theo Bảng 2.1 năm 2003 kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 116,7
triệu USD năm 2004 là 231,5 triệu và đến năm 2005 là 433,1 triệu USD.
Năm 2006 thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam chiếm 2,05% nhu cầu nhập
khẩu thuỷ sản của EU. Thêm vào đó các doanh nghiệp của Việt Nam đang được

các nhà nhập khẩu EU đánh giá cao về chất lượng sản phẩm.
Năm 2007, tổng vụ y tế và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng đã 2 lần cử
đoàn thanh tra sang thanh tra thanh tra trương trình dư lượng hóa chất độc hại
trong nuôi trồng thủy hải sản (1/2007) và thanh tra hoạt động kiểm soát VSATTP
Sinh viên: Phạm Phương Thảo
Lớp: Kinh tế quốc tế
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Anh Minh
thủy sản chung và thủy sản nhuyễn thể hai mảnh vỏ (9/2007). Kết quả EU đã
đánh giá cao hoạt động kiểm soát VSATTP của Việt Nam, đáp ứng các yêu cầu
của EU và tiếp tục được nhập khẩu vào thị trường EU. Điều đó chứng tỏ sự nỗ
lực của ngành thủy sản Việt Nam đã nâng cao chất lượng và cố gắng đáp ứng các
quy định mà EU đưa ra đối với hàng thủy sản Việt Nam. Theo Bảng 2.1 năm
2006 kim ngạch xuất khẩu thủy sản là 723,5 triệu USD năm 2007 là 912 triệu và
năm 2008 là 1140 triệu. Nhưng đến năm 2009 do cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu năm 2008 đã làm tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của các nước EU
giảm 5,85% (năm 2009) kéo kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang
EU cũng giảm 5,7%. Mặc dù giảm nhưng là không đáng kể thêm vào đó năm
2008 Việt Nam chỉ có 269 doanh nghiệp được phép xuất khẩu thủy sản vào
EU nhưng đến năm 2009 con số doanh nghiệp được phép xuất khẩu vào EU
tăng lên 330. Điều đó cũng dần nói lên ngành thủy sản Việt Nam chiếm được
lòng tin của EU.
Hình 2.1: Cơ cấu thị trường chính nhập khẩu thủy sản của Việt Nam năm
2010
Nguồn:Tổng cục Hải quan
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu làm giảm 4,3% kim ngạch xuất khẩu
thủy sản của Việt Nam, trong đó xuất khẩu vào EU giảm 3,51% so với trước đó
(đạt giá trị gần 1,11 tỉ USD). Tuy nhiên, mức giảm của thị trường EU vẫn không
mạnh nếu như so sánh với kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ và Nhật Bản với mức
giảm lên tới 7,2% (sang Mỹ) và 12% (sang Nhật Bản). Sở dĩ, năm 2009 xuất

khẩu thủy sản sang EU không sụt giảm nhiều như xuất khẩu sang Mỹ và Nhật
Sinh viên: Phạm Phương Thảo
Lớp: Kinh tế quốc tế
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Anh Minh
Bản là do những nguyên nhân: Thứ nhất, kinh tế EU tuy đã rơi vào tình trạng suy
thoái nhưng nhìn chung vẫn còn sang sủa hơn so với Nhật Bản và Mỹ; Thứ hai,
các doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng tới các họat động xúc tiến thương mại
và mở rộng thị trường tại châu Âu, tham gia nhiều họat động quảng bá, hội chợ
triển lãm thủy sản. Nhờ vậy số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang EU đã tăng
lên tới 330 doanh nghiệp.
Đến năm 2010 ngành thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang EU có dấu hiệu
khả quan hơn so với năm 2009 kim ngạch xuất khẩu năm 2010 là 1204 triệu
USD tăng 9,45%. chiếm 23,5 thị phần so với tổng kim ngạch xuất khẩu (xem
Hình 2.1). Trong 6 tháng/2010, xuất khẩu thuỷ sản sang EU đạt 515 triệu USD,
tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2009. Từ chỗ thị phần NK chỉ chiếm 5,7 %
tổng XK thủy sản của VN (năm 2003) đến năm 2010 thị phần của EU đã
chiếm đến 23,5%, chứng tỏ EU đã có vị trí rất quan trọng trong việc giải quyêt
đầu ra cho thủy sản Việt Nam. Mặc dù so với nhu cầu thủy sản của EU, giá
trị cung cấp của Việt Nam còn rất hạn chế, chỉ chiếm khoảng gần 2,8% tổng
giá trị nhập khẩu thủy sản của EU.
Thủy sản của Việt Nam nhập khẩu vào EU và được tiêu thụ chủ yếu ở
các nước Đức, Tây Ban Nha, Italia, Hà Lan và Pháp, trong đó Đức và Tây Ban
Nha là hai nước nhập lớn nhất.
Hình 2.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang EU và Hoa
Kỳ năm 2006-2012
Sinh viên: Phạm Phương Thảo
Lớp: Kinh tế quốc tế
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Anh Minh

Nguồn: Tổng cục Hải quan
9 tháng đầu năm 2011, XK thủy sản của Việt Nam sang EU đạt 987 triệu
USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2010. Theo chu kỳ, XK thường tăng mạnh
vào nửa cuối năm. Tuy nhiên, năm nay, xuất khẩu trong tháng 8 tăng mạnh, sang
tháng 9 lại có dấu hiệu đi xuống. 10 thị trường đơn lẻ lớn nhất trong khối EU
chiếm 92,45% giá trị nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam. Tuy nhiên, thị phần của
top 10 này lại giảm 10,8% so với năm trước.
Năm 2012, dù EU là thị trường lớn thứ 2 trong top 10 thị trường nhập
khẩu thủy sản của Việt Nam, nhưng giá trị xuất khẩu của thủy sản nước ta sang
thị trường này lại khá ảm đạm khi chỉ đạt gần 1133 triệu USD, giảm 16,69% so
với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu thủy sản sang 5 nước nhâp̣ khẩu
chính trong khối EU là Đức, Italia, Hà Lan, Tây Ban Nha vàPháp đều giảm từ
10,3 - 17,3% về giá trị so với cùng kỳ . Với sự sụt giảm của thị trường EU, Mỹ
đã trở thành thị trường nhâp̣ khẩu hàng đầu của thủy sản Viêṭ Nam với giá tri ̣đaṭ
hơn 1,19 tỷ USD, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2011.
Năm 2012 chứng kiến việc Hoa Kỳ chính thức vượt EU trở thành
thị trường dẫn đầu về nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam với kim
ngạch đạt 1,17 tỷ USD, chiếm 19,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng
thủy sản của cả nước.
Sinh viên: Phạm Phương Thảo
Lớp: Kinh tế quốc tế
25

×