Tải bản đầy đủ (.doc) (168 trang)

Địa vị pháp lý của doanh nghiệp việt nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài luanan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (747.48 KB, 168 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRẦN THANH HẢI

§ÞA VÞ PH¸P Lý CñA DOANH NGHIÖP
VIÖT NAM §ÇU T¦ TRùC TIÕP RA N¦íC
NGOµI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC


HÀ NỘI - 2019

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRẦN THANH HẢI

§ÞA VÞ PH¸P Lý CñA DOANH NGHIÖP
VIÖT NAM §ÇU T¦ TRùC TIÕP RA N¦íC
NGOµI
Chuyên ngành : Luật quốc tế
Mã số

: 9380101.06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Văn Bính
TS. Bùi Xuân Như




HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công
trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu nêu trong luận án là trung thực. Những
kết luận khoa học của luận án chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
T¸c gi¶ luËn ¸n

Trần Thanh Hải


môc lôc
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ

8

LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN


1.1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài và ở Việt Nam

8

1.2.

Đánh giá về tình hình nghiên cứu và các vấn đề cần nghiên cứu tiếp

20

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP

26

VIỆT NAM ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI

2.1.

Khái niệm, nội dung, các yếu tố chi phối việc xác định địa vị pháp lý

26

của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
2.2.

Các yếu tố chi phối việc xác định địa vị pháp lý của doanh nghiệp

43


Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Chương 3: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA

57

DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA
NƯỚC NGOÀI

3.1.

Địa vị pháp lý của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước

57

ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam
3.2.

Địa vị pháp lý của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước

66

ngoài theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
3.3.

Nhận diện về địa vị pháp lý của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực

73

tiếp ra nước ngoài theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư

3.4.

Một số vấn đề về địa vị pháp lý của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư

95

trực tiếp ra nước ngoài qua các quy định pháp luật của nước tiếp
nhận đầu tư về chấm dứt hoạt động đầu tư của doanh nghiệp đầu tư
trực tiếp nước ngoài
3.5.

Về địa vị pháp lý của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài khi giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động đầu tư

100


của doanh nghiệp
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP

109

LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC
NGOÀI

4.1.

Sự cần thiết của việc hoàn thiện địa vị pháp lý của doanh nghiệp


109

Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
4.2.

Một số phương hướng chủ yếu nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam

122

về địa vị pháp lý của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài
4.3.

Một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật về địa vị pháp lý

126

của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
4.4.

Một số giải pháp liên quan đến các điều ước quốc tế mà Việt Nam là

144

thành viên
KẾT LUẬN

147

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN


151

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

152


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AEC (ASEAN EconomicCommunity)

Cộng đồng kinh tế các quốc gia Đông Nam
Á

BCC (Business Cooperation Contract)

Hợp đồng hợp tác kinh doanh

BIT (Bilateral Investment Treaty)

Hiệp định đầu tư song phương

BTA (Bilateral Trade Association)

Hiệp định Thương mại song phương

BTO (Build – Transfer - Operate)

Xây dựng- Chuyển giao- Kinh doanh


CPTPP (Comprehensive and Progressive

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ

Agreement for Trans-Pacific Partnership)

xuyên Thái Bình Dương

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

ĐTNN

Đầu tư nước ngoài

ĐTTTRNN

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

EVFTA (Free Trade Agreement between

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và

Vietnam and Eropean Union)

Liên minh châu Âu

FDI (Foreign Direct In vestment)


Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FTA (Free trade Agreement)

Hiệp định thương mại tự do

ICSID (International Centre for Settlement Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư
of Investment Disputes)

quốc tế

ILO (International Labour Organization)

Tổ chức Lao động Quốc tế

IRB (Inland Revenue Board)

Hội đồng Doanh thu trong nước

ISDS (Investor-State Dispute Settlement)

Giải quyết tranh chấp giữa nhà nước và
nhà đầu tư nước ngoài

ITA (Investment Tax Allowance)

Trợ cấp thuế đầu tư

M&A (Mergers and Acquisitions)


Mua bán và Sáp nhập

NICs (Newly Industrialized Countries)

Các nước công nghiệp mới

PCA (Permanent Court of Arbitration)

Tòa án Trọng tài Thường trực

PS (Pioneer Status)

Doanh nghiệp tiên phong/ đi đầu

R&D (Research and development)

Nghiên cứu và phát triển

SEC (Securities and Exchange Commission) Thay đổi hiệu quả theo quy mô.
TC (Technology change)

Thay đổi công nghệ

TNC (Transnational Corporation)

Công ty xuyên quốc gia


UNCITRAL (United Nations Commission Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại

on International Trade Law)

Quốc tế

UNCTAD (United Nation Conference on

Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên hợp

Trade and Development)

quốc

UNIDO (United Nations Industrial

Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp

Development Organization)

quốc

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

WB (World Bank)

Ngân hàng Thế giới

WTO (World Trade Organization)


Tổ chức Thương mại Thế giới


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Văn kiện Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định phát triển
nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập là: xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ ngày
càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; phải không ngừng
tăng cường tiềm lực kinh tế và sức mạnh tổng hợp của đất nước để chủ động, tích
cực hội nhập quốc tế sâu rộng và có hiệu quả. Phát triển lực lượng doanh nghiệp
trong nước với nhiều thương hiệu mạnh, có sức cạnh tranh cao để làm chủ thị
trường trong nước, mở rộng thị trường ngoài nước, góp phần bảo đảm độc lập, tự
chủ của nền kinh tế. Trên thực tế, để thực hiện đường lối đổi mới nói trên của Đảng,
nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã hoạt động kinh doanh ở nước ngoài như đầu tư,
mua bán và trao đổi hàng hóa và dịch vụ... Trong quá trình hội nhập thị trường nước
ngoài, bên cạnh những thuận lợi và lợi ích thu được, doanh nghiệp Việt Nam đã và
đang đứng trước không ít thách thức, khó khăn, đe dọa lợi ích sống còn khi hội
nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Vì vậy, để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam
đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (ĐTTTRNN) hiệu quả thì việc đảm bảo địa vị pháp lý
cho doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư ở nước ngoài có ý nghĩa rất quan trọng.
Trên phương diện lý luận và pháp lý, điều này đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu một
cách nghiêm túc, có hệ thống về khung thể chế trong và ngoài nước liên quan đến
hoạt động đầu tư, nhất là ở những nước doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động đầu
tư. Bên cạnh đó, việc đánh giá thực tiễn hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
ĐTTTRNN để qua đó kiến nghị giải pháp hoàn thiện địa vị pháp lý của doanh
nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế là hết sức cần thiết.
Thực trạng pháp luật Việt Nam về ĐTTTRNN đặt yêu cầu phải tiếp tục
nghiên cứu để hoàn thiện đặc biệt là vấn đề về địa vị pháp lý của doanh nghiệp
ĐTTTRNN, khuyến khích đầu tư, cơ chế hỗ trợ giải quyết tranh chấp... Về phần
mình, các doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của pháp luật đối với

việc ĐTTTRNN trong bối cảnh hội nhập sâu vào đời sống kinh tế khu vực và quốc
tế, nhất là sau khi Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO) đã tham gia nhiều Hiệp định song và đa phương thế hệ mới. Trong
phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả thấy cần phải hoàn thiện pháp luật về các
vấn đề sau:

1


Thứ nhất, mặc dù mới được sửa đổi bổ sung (năm 2015) nhưng cần thiết
phải bổ sung các quy định về địa vị pháp lý của doanh nghiệp ĐTTTRNN trong cả
hai bộ luật Đầu tư và Doanh nghiệp.
Thứ hai, cần thiết phải xây dựng thể chế pháp lý giữa Việt Nam và các quốc
gia có doanh nghiệp Việt Nam đầu tư thông qua các hiệp định nhằm bảo đảm môi
trường đầu tư công khai, minh bạch và hiệu quả cho các doanh nghiệp Việt Nam để
họ yên tâm đầu tư, kinh doanh.
Thứ ba, ngoài các hiệp định kinh tế, sẽ là thiếu sót nếu thiếu các quy định
chung giữa Việt Nam với các quốc gia tiếp nhận đầu tư từ các doanh nghiệp Việt
Nam về các vấn đề quy chế nhân thân của các nhà đầu tư tại nước sở tại, cơ chế bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, cơ chế giải quyết tranh chấp cá nhân
nhà đầu tư với cá nhân, tổ chức của nước sở tại…Đây là những vấn đề hết sức thiết
thực đối với các nhà đầu tư khi kinh doanh ngoài Việt Nam.
Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng của ĐTTTRNN, rất nhiều các công trình
khoa học đã phân tích, chỉ ra nguyên nhân cơ bản của hoạt động đầu tư quốc tế là
do sự phát triển không đồng đều về trình độ phát triển lực lượng sản xuất hàng hóa
giữa các nước không giống nhau. Ngoài ra, điều kiện sản xuất giữa các nước không
giống nhau, chênh lệch về giá cả, đầu tư quốc tế nhằm đạt được lợi ích chênh lệch
đó; do sự gặp gỡ về lợi ích của các bên tham gia. Trong suốt thời gian qua các
doanh nghiệp Việt Nam ĐTTTRNN đã có những đóng góp có ý nghĩa hết sức quan
trọng cho nền kinh tế đất nước; những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam liên tục

tăng trưởng, trung bình khoảng trên 6% mỗi năm [12]. Tuy nhiên, cũng có nhưng
doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ĐTTTRNN kém hiệu quả, thậm chí thua lỗ như dự
án khai thác và chế biến muối mỏ Kali tại Lào của Tập đoàn Hoá chất Việt Nam
(Vinachem), vốn đầu tư khoảng hơn 10.000 tỷ đồng. Dự án Junin 2 tại Venezuela
của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) ủy quyền cho Tổng công ty Thăm dò khai
thác dầu khí (PVEP) thực hiện, có nguy cơ mất lượng tiền lớn đã đầu tư. Do vậy,
đặt ra vấn đề kiểm soát chặt chẽ hơn vốn Nhà nước trong các dự án ĐTTTRNN.
Hay như việc, giúp các doanh nghiệp Việt Nam ĐTTTRNN gặp một số vướng mắc
do không thực hiện đúng các tiêu chuẩn đối xử với người lao động tại nước tiếp
nhận đầu tư, do chưa nắm chắc luật pháp nước tiếp nhận đầu tư.
Mặt khác, để bảo vệ quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư, các quốc gia đã ký
kết các BIT, các FTA tạo ra khuôn khổ pháp lý mới đầy đủ hơn cho các hoạt động

2


đầu tư. Thông qua những cam kết quốc tế của một số quốc gia đã ghi nhận trong các
điều ước quốc tế về đầu tư, thể nhân và pháp nhân nước ngoài đầu tư tại quốc gia đó
được hưởng các đảm bảo pháp lý bình đẳng với các thể nhân và pháp nhân của quốc
gia sở tại. Thường thì các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) với mục đích tìm kiếm lợi
nhuận thông qua các khoản đầu tư của mình tại quốc gia khác, sẽ cố gắng một cách
cao nhất để không vi phạm pháp luật nước sở tại và tránh những bất đồng, mâu
thuẫn, tranh chấp với các cơ quan công quyền của nước đó. Tuy nhiên, trên thực tế
quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp ĐTTTRNN luôn có những mâu thuẫn, bất
đồng, tranh chấp giữa nhà ĐTNN và các cơ quan công quyền quốc gia sở tại. Nhiều
dự án đang tiềm ẩn rủi ro về pháp lý tại nước sở tại (như bị rút ngắn thời gian triển
khai dự án, tranh chấp đất đai) và rủi ro thị trường (giá đầu ra giảm mạnh), ảnh
hưởng lớn đến hiệu quả dự án. Có dự án bị ngừng cấp bảo lãnh Chính phủ dẫn tới
việc phải dừng dự án, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả dự án.
Trước những thực trạng nêu trên, việc nghiên cứu đề tài "Địa vị pháp lý

của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài" cũng là nhu cầu công
tác của tác giả phải nghiên cứu và rất cần thiết vì sự thành công của đề tài này sẽ góp
phần làm sáng tỏ vị trí, vai trò của doanh nghiệp, thực tiễn về quyền và nghĩa vụ của
doanh nghiệp ĐTTTRNN, làm cơ sở cho việc hoàn thiện khung pháp lý về địa vị
pháp lý của doanh nghiệp Việt Nam ĐTTTRNN.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục tiêu của luận án
Mục tiêu tổng quát
Thông qua kết quả nghiên cứu, luận án hướng tới việc xây dựng và kiến
giải một số giải pháp cơ bản nhằm từng bước hoàn thiện địa vị pháp lý của doanh
nghiệp Việt Nam ĐTTTRNN.
Mục tiêu cụ thể
Để đạt mục tiêu tổng quát của nghiên cứu, dự kiến các mục tiêu cụ thể
trong nghiên cứu của nghiên cứu sinh là:
- Làm rõ khía cạnh lý luận về địa vị pháp lý của doanh nghiệp ĐTTTRNN,
dưới khía cạnh khoa học pháp lý quốc tế và khoa học pháp lý ở một số quốc gia;
- Nghiên cứu thực tiễn quốc tế và nước ngoài về địa vị pháp lý của doanh
nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp tại quốc gia sở tại; trên cả hai phương diện, thể chế
pháp lý và thực tiễn hoạt động tại: Liên bang Nga, Lào, Campuchia và Myanmar;

3


- Tổng kết pháp luật và thực tiễn ở Việt Nam liên quan đến ĐTTTRNN để
tìm ra những bất cập cần khuyến nghị hoàn thiện;
- Trên cơ sở khoa học và lý luận thực tiễn đã nghiên cứu, luận án đưa ra một số
đề xuất nhằm hoàn thiện địa vị pháp lý của doanh nghiệp Việt Nam ĐTTTRNN.
2.2. Nhiệm vụ của luận án
Với mục tiêu trên, luận án cần thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau đây:
Thứ nhất, làm sáng tỏ thêm khái niệm địa vị pháp lý của doanh nghiệp

ĐTTTRNN, đặc điểm của doanh nghiệp ĐTTTRNN, các loại hình doanh nghiệp
ĐTTTRNN; quyền và nghĩa vụ của loại hình doanh nghiệp này; các nguyên tắc cơ
bản về ĐTTTRNN.
Thứ hai, phân tích, đánh giá khách quan các quy định của pháp luật Việt
Nam về ĐTTTRNN; các điều ước quốc tế về đầu tư mà Việt Nam tham gia; tìm ra
sự tương đồng và khác biệt giữa luật pháp Việt Nam với luật pháp của một số nước
điển hình trong phạm vi nghiên cứu của luận án.
Thứ ba, phát hiện những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật
Việt Nam về địa vị pháp lý của doanh nghiệp Việt Nam ĐTTTRNN, từ đó đề xuất
các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam, kể cả trong các hiệp định thương mại,
đầu tư trong lĩnh vực này.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án cụ thể là một số lý thuyết tiêu biểu, pháp
luật quốc tế, kinh nghiệm và thực tiễn pháp luật của một số quốc gia cũng như pháp
luật và thực tiễn Việt Nam về địa vị pháp lý của doanh nghiệp ĐTTTRNN.
Phạm vi nghiên cứu của luận án là các vấn đề thực tiễn và pháp luật quy
định về địa vị pháp lý của DNNN Việt Nam ĐTTTRNN, vì những lý do: (1) Về
mặt thực tiễn, đã có nhiều doanh nghiệp Việt Nam ĐTTTRNN, nhưng DNNN đã
đầu tư khá sớm, đạt được những kết quả đáng kể trong nhiều lĩnh vực quan trọng,
cần nghiên cứu để nhân rộng mô hình, bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp
ngoài Nhà nước. (2) Về mặt pháp luật: Hiến pháp năm 2013 và các văn bản hướng
dẫn thi hành đều xác định DNNN đóng vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước.
(3) Về mặt chính trị: Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục xác định vai trò của DNNN
trong nghị quyết Đại hội XII của Đảng. (4) Về mặt xã hội: Có chức năng và vai
trò xã hội cần đầu tư phát triển giải quyết việc làm, mở rộng tầm ảnh hưởng, vị thế
của đất nước, đầu tư vào lĩnh vực khoa học, công nghệ mũi nhọn, có hệ số rủi ro

4



cao… (5) Về vốn: doanh nghiệp ĐTTTRNN cần có nguồn vốn lớn, vốn đầu tư là
của nhân dân do Nhà nước quản lý. (6) Về thời gian và giới hạn, phạm vi nghiên
cứu của một luận án. Luận án được nghiên cứu với giới hạn về thời gian từ năm
1999 đến nay, vì năm 1999 là thời điểm Nghị định 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999
của Chính phủ quy định về ĐTTTRNN của doanh nghiệp Việt Nam được ban
hành; giới hạn về không gian, theo pháp luật Việt Nam và pháp luật của bốn nước:
Lào, Campuchia, Liên bang Nga, Myanmar, vì các quốc gia này là những quốc
gia có quan hệ truyền thống, đã hình thành hệ thống pháp lý về ĐTNN, doanh
nghiệp Việt Nam đầu tư có hiệu quả trong thời gian qua; và theo các hiệp định
Việt Nam đã ký kết và gia nhập liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp Việt
Nam ĐTTTRNN.
Ngoài các yếu tố nói trên, Việt Nam là một nước phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Mặc dù phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần nhưng kinh tế Nhà nước (trong đó DNNN) là chủ đạo. Do vậy, nghiên
cứu sinh chọn đối tượng nghiên cứu là DNNN cho luận án tiến sĩ luật học của mình.
4. Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu của luận án
Để giải quyết những nhiệm vụ của luận án, tác giả sẽ vận dụng cơ sở lý
luận và phương pháp luận biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; chủ chương, đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước Việt Nam về hoàn thiện hệ thống pháp luật về ĐTTTRNN nhằm
đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong luận án gồm:
- Phương pháp lịch sử được áp dụng để khái quát hóa quá trình hình thành
và phát triển của FDI ở phạm vi quốc tế và Việt Nam;
- Phương pháp phân tích áp dụng để làm rõ các khái niệm, học thuyết, pháp
luật, thực tiễn về FDI được ghi nhận, sử dụng trong quá khứ, hiện tại và tương lai
tại nước ngoài, Việt Nam;
- Phương pháp tổng hợp được dùng nhằm phối hợp, kết nối các kết quả
phân tích lý thuyết, pháp luật, thực tiễn về FDI, thông quá đó tìm ra quy luật,
khuynh hướng vận động;

- Phương pháp quy nạp sử dụng trong quá trình xử lý các nội dung nghiên
cứu tại các chương của luận án để đưa các kết luận chung về các vấn đề được
nghiên cứu trên cơ sở các phân tích cụ thể liên quan;

5


- Phương pháp so sánh luật học được sử dụng để nghiên cứu các quy định
của pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài và so sánh với pháp luật Việt Nam
nhằm đánh giá tính tương thích, mức độ phát triển pháp luật Việt Nam về FDI, trên
cơ sở đó đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề này;
- Phương pháp hệ thống hóa cũng được sử dụng để nghiên cứu về FDI với
tính cách là một vấn đề phức tạp có nhiều tầng, nấc, được vận hành bởi nhiều bên
tham gia theo những quy tắc pháp lý phức tạp của quốc gia, quốc tế và có quá trình
diễn tiến, phát triển theo nhiều khuynh hướng khác nhau; trên cơ sở đó rút ra kết
luận, đề xuất hoàn thiện pháp luật quốc tế và Việt Nam về FDI.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu cơ bản về hệ thống pháp luật Việt Nam và
các điều ước có liên quan về địa vị pháp lý của doanh nghiệp Việt Nam ĐTTTRNN.
Đây là đóng góp mới về mặt khoa học của luận án.
Luận án làm sáng tỏ thêm một số vấn đề về địa vị pháp lý của doanh nghiệp
Việt Nam ĐTTTRNN, như: Khái niệm và phạm vi các loại hình doanh nghiệp Việt
Nam ĐTTTRNN; các nguyên tắc cơ bản về ĐTTTRNN; khái niệm về địa vị pháp lý
của doanh nghiệp Việt Nam ĐTTTRNN
Phân tích, bình luận và đánh giá những quy định của pháp luật Việt Nam về
ĐTTTRNN. Đối chiếu so sánh với pháp luật của một số nước mà doanh nghiệp Việt
Nam đang đầu tư, các điều ước quan trọng về ĐTTTRNN, từ đó tìm ra những nội
dung còn bất cập, hạn chế cần sửa đổi, bổ sung hoặc quy định mới trong pháp luật
Việt Nam về ĐTTTRNN hoặc khi Việt Nam ký kết điều ước về thương mại, đầu tư
nhằm phù hợp hơn với thực tiễn Việt Nam và tiệm cận với luật pháp quốc tế trong

hội nhập kinh tế quốc tế.
Luận giải một số yêu cầu cơ bản và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện
pháp luật Việt Nam về địa vị pháp lý của doanh nghiệp Việt Nam ĐTTTRNN, đáp
ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
6. Ý nghĩa khoa học và thưc tiễn của luận án
Luận án góp phần vào việc nâng cao nhận thức khoa học về ĐTTTRNN,
góp phần làm phong phú thêm lý luận và thực tiễn khoa học về địa vị pháp lý của
doanh nghiệp Việt Nam ĐTTTRNN. Các kết quả nghiên cứu của luận án có thể
đóng góp phần vào việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật Việt Nam, điều
ước quốc tế Việt Nam có liên quan về địa vị pháp lý của doanh nghiệp ĐTTTRNN.

6


Luận án có thể làm nguồn tài liệu tham khảo cho nhà nước, cho các doanh nghiệp
Việt Nam về các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp
ĐTTTRNN, cũng như làm nguồn tư liệu bổ trợ cho công tác đào tạo và nghiên cứu
khoa học của các cơ sở đào tạo luật.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu những vấn đề liên quan đến nội
dung luận án.
Chương 2: Cơ sở lý luận về địa vị pháp lý của doanh nghiệp Việt Nam đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài.
Chương 3: Quy định pháp luật về địa vị pháp lý của doanh nghiệp Việt Nam
đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về
địa vị pháp lý của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.


7


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài và ở Việt Nam
1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Đối với vấn đề địa vị pháp lý của doanh nghiệp ĐTTTRNN, tài liệu nghiên
cứu nước ngoài khá phong phú. Các tài liệu này đề cập đến các khía cạnh khác nhau
về địa vị pháp lý của doanh nghiệp ĐTTTRNN. Trên thế giới đã có khá nhiều
nghiên cứu được thực hiện có liên quan đến phân tích chính sách và ĐTTTRNN.
Hàng năm, UNCTAD đều công bố Báo cáo đầu tư thế giới (World Investment
Report) [105], trong đó tổng hợp, phân tích, đánh giá và dự báo xu hướng vận động
ĐTTTRNN của thế giới. Nhìn chung, các nghiên cứu đã thực hiện còn thiếu tính
toàn diện, tiếp cận từng phần, thường tập trung đánh giá tác động của một hay một
vài chính sách đến thu hút và sử dụng ĐTTTRNN qua tác động đến tăng trưởng và
tác động lan tỏa năng suất. Dường như rất ít, thậm chí chưa có nghiên cứu toàn diện
về điều chỉnh chính sách ĐTTTRNN đối với một quốc gia đang phát triển, kể cả lý
luận và thực tiễn mặc dù điều chỉnh chính sách vẫn diễn ra ở hầu hết các nước. Qua
việc tổng hợp tài liệu và nghiên cứu, nghiên cứu sinh thấy có một số tài liệu cơ bản
liên quan đến lĩnh vực mà đề tài nghiên cứu sau đây:
Cuốn sách: Akeurst’s Modern Introdution to International Law/Giới thiệu
về Luật quốc tế hiện đại của Giáo sư luật học Perter MalncZuk [91] - Trường Đại
học Rotterdam Eramus (Hà Lan) được xuất bản năm 1970, đề cập đến các vấn đề
liên quan đến miễn trừ và từ bỏ miễn trừ quốc gia và tước quyền sở hữu tài sản
nước ngoài. Các nhà khoa học nước ngoài cũng có một số nghiên cứu đối với đầu tư
ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam như: các báo cáo tại các hội nghị Thương
mại ASEAN hàng năm về tình hình ĐTNN của Việt Nam....; Wong Do MKam [97]
(1998) "Đầu trực tiếp nước ngoài, những mặt hạn chế và thời cơ"; Globerman và

Shapiro [95] (1999) đã sử dụng mô hình thống kê để xác định mức độ ảnh hưởng
của điều chỉnh chính sách trực tiếp liên quan đến ĐTTTRNN đối với dòng vốn vào
và ra khỏi Canada. Kết quả cho thấy các hiệp định thương mại tự do đã có tác động
đáng kể đối với dòng vốn ĐTTTRNN ra vào Canada. Trái lại, Luật về rà soát
ĐTTTRNN và thỏa ước ô-tô Canada-Mỹ lại dường như không có tác động đáng kể

8


đối với dòng vốn ĐTTTRNN. Mặc dù, các chính sách cụ thể cho từng ngành có ảnh
hưởng trực tiếp đến đầu tư trong ngành, nhưng các chính sách này lại không ảnh
hưởng trực tiếp đến tổng vốn ĐTTTRNN.
Saggi [89] (2005) khảo sát các nghiên cứu về thương mại và ĐTTTRNN,
đặc biệt là các chi nhánh 100% vốn nước ngoài của các tập đoàn đa quốc gia và các
liên doanh quốc tế, với vai trò là các kênh chuyển giao công nghệ. Tác giả đã bàn về
li-xăng và các kênh chuyển giao công nghệ khác và đi đến một số kết luận liên
quan, đó là: (i) mức độ khuyến khích tăng trưởng của thương mại phụ thuộc vào lan
tỏa tri thức diễn ra ở cấp quốc gia hoặc quốc tế; (ii) các chính sách trong nước
thường không tạo điều kiện hấp dẫn các doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài,
nên các doanh nghiệp thường chọn li-xăng hoặc liên doanh; (iii) chính sách bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ sẽ ảnh hưởng tới các ngành có thể thu hút ĐTTTRNN. Agrawal
[69] (2000) đã cho thấy những bằng chứng thực nghiệm về tác động của
ĐTTTRNN đối với nhà đầu tư trong nước và tăng trưởng kinh tế. Tác giả đã tập
trung vào trường hợp của Ấn Độ, song cũng sử dụng các số liệu bảng của bốn nước
Nam Á khác là Pakistan, Bangladesh, Srilanka và Nepal để so sánh. Kết quả cho
thấy các dòng vốn ĐTTTRNN ở Nam Á làm tăng đầu tư trong nước rất nhiều lần,
hàm ý tác động liên kết và bổ trợ giữa nhà ĐTNN và đầu tư trong nước (một phần
tác động dường như là do các chính sách các chính sách của chính phủ yêu cầu FDI
phải chia một phần sở hữu cho các nhà đầu tư trong nước); Agrawal [69] (2000)
"Economic Impact of Foreign Direct Investment in South Aisa/Tác động Kinh tế

của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Nam Aisa" những bằng chứng thực nghiệm về tác
động của ĐTTTRNN đối với đầu tư trong nước và tăng trưởng kinh tế Imad
A.Moosa [83] (2002) "Foreig Direct Investment, Theory, Evidence and Practice/
Đầu tư trực tiếp nước ngoài, lý thuyết, bằng chứng và thực tiễn" cho thấy
ĐTTTRNN góp phần phát triển các ngành có lợi thế so sánh, các ngành có lợi
nhuận cao và các ngành có khả năng cạnh tranh cao của nước tiếp nhận đầu tư....
Banga (2003) đã xem xét tác động của các ưu đãi tài khóa, nỗ lực giảm bớt
rào cản và các hiệp định đầu tư song phương (BIT) và khu vực với các nước đang
phát triển và phát triển dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển. Các kết quả dựa
trên mô hình tác động ngẫu nhiên cho thấy các ưu đãi tài khóa không có tác dụng
đáng kể đến tổng FDI, trong khi giảm bớt các rào cản thu hút nhiều FDI hơn. Tuy
nhiên, ĐTTTRNN từ các nước phát triển và đang phát triển lại chủ yếu được thu hút

9


bởi một số chính sách. Trong khi rào cản ĐTTTRNN giúp thu hút ĐTTTRNN từ
các nước đang phát triển, các ưu đãi tài khóa và giảm thuế quan giúp thu hút FDI từ
các nước đang phát triển. Đáng lưu ý là các BIT nhấn mạnh việc không phân biệt
đối xử với FDI, song chỉ có BIT với các nước phát triển mới có tác động đáng kể
đến FDI vào các nước đang phát triển.
Được nhìn nhận như một công cụ cam kết đối với nhà đầu tư, các BIT đã
được ký kết và phê chuẩn ngày càng nhiều ở các nước đang phát triển. HallwarlDriemeier [82] (2003) đã kiểm định thực nghiệm xem liệu các BIT có vai trò quan
trọng trong việc tăng các dòng vốn ĐTTTRNN đến các nước ký kết hay không. Tác
giả kết luận rằng một nửa ĐTTTRNN từ các nước OECD vào các nước đang phát
triển đến năm 2000 là do BIT và mức tăng này là do ngày càng nhiều quốc gia tham
gia BIT, chứ không phải do các nước tham gia ký kết nhận được nhiều FDI hơn. Kết
quả cũng cho thấy các hiệp định có tác động bổ trợ (chứ không phải thay thế) làm
tăng chất lượng thể chế và các quyền dành cho các nhà ĐTNN không chỉ lớn hơn so
với các quyền đối với nhà đầu tư trong nước, mà có thể đặt ra những trách nhiệm

lớn hơn nhiều cho các nhà hoạch định chính sách, và giảm tính khả thi của các lựa
chọn cải cách khác nhau.
Về các cơ chế giải quyết tranh chấp đã được đề cập trong: cuốn sách
Dispute sellement/Giải quyết tranh chấp: Investor - State/Chủ đầu tư - Nhà nước do
UNCTAD xuất bản năm 2003; cuốn sách An Appellate Mechanism for Review of
Arbitral Decision in Investor/Cơ chế phúc thẩm đánh giá quyết định trọng tài trong
đầu tư -State Disputes: Prospects and Challeges/Tranh chấp Nhà nước: Triển vọng
và thách thức của Giáo sư David A.Gantz [73], Trường Đại học Arizona, Hoa Kỳ
(năm 2005) và một số tài liệu nghiên cứu khác. Ngoài ra, các Hiệp định song
phương được ký kết giữa Việt Nam và các quốc gia về FDI, đã tạo cơ chế, hành
lang pháp lý cho hoạt động ĐTTTRNN của doanh nghiệp Việt Nam. Neumeyer và
Spess [90] (2005) cho rằng các nhà ĐTNN thận trọng đối với chất lượng thể chế và
tính thực thi của các bộ luật ở các nước đang phát triển. BIT bảo đảm những tiêu
chuẩn nhất định của các ưu đãi đối với nhà đầu tư có thể thực thi thông qua việc gắn
với cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và chính phủ bên ngoài hệ thống tư
pháp trong nước. Các nước đang phát triển chấp nhận các hạn chế về chủ quyền
quốc gia với hy vọng điều này sẽ giúp tăng FDI. Nhóm tác giả đã đưa ra những
bằng chứng đầu tiên và quan trọng cho thấy lượng BIT tăng cũng làm tăng dòng

10


vốn FDI vào một nước đang phát triển. Kết quả này không phụ thuộc vào các mô
hình ước lượng, kỹ thuật ước lượng và quy mô mẫu. Kết quả tương tụ được tìm thấy
trong các nghiên cứu của Egger và Pfaffermayr [75] (2004), Egger và Valeria [92]
(2007), Desbordes và Vicard (2009) [74].
Johnson [86] (2006) tranh luận và lượng hóa mối quan hệ giữa các dòng
vốn ĐTTTRNN tiềm năng và tăng trưởng kinh tế nước tiếp nhận đầu tư. Cũng như
nhiều nghiên cứu khác, bài viết cho rằng ĐTTTRNN cá tác động tích cực đối với
tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển chứ không phải ở các nước phát

triển. Sử dụng số liệu của 12 nước có thu nhập trung bình ở Đông Á cũng như Mỹ
La-tinh. Trong khi tăng trưởng kinh tế và độ mở về thương mại thường đi kèm với
giảm tỷ lệ nghèo thì dòng vốn ĐTTTRNN vào và ra đều có ảnh hưởng tiêu cực đối
với thu nhập trung bình của 1/5 dân số có thu nhập thấp nhất. Kết quả này cũng
đúng ở cả Đông Á và Mỹ La-tinh, mặc dù các nước Mỹ La-tinh dường như có điều
kiện kém phù hợp hơn.
Trong Luận án tiến sĩ Kinh tế Vi Nít-San Say [62] (2010) "Tạo lập môi
trường đầu tư nước ngoài ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào", tác giả đã làm rõ cơ
sở lý luận và thực tiễn tạo lập môi trường FDI đối với việc khuyến khích FDI cho
phát triển kinh tế - xã hội ở Lào; phân tích thực trạng quá trình tạo lập môi trường
FDI và đề xuất những phương hướng giải pháp chủ yếu tạo lập môi trường khuyến
khích FDI cho phát triển kinh tế - xã hội ở Lào.
Luận án Tiến sĩ kinh tế Seng Phai Vanh Seng Aphone [54] (2012) "Quản lý
nhà nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào",
cũng đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước về thu hút FDI của
Lào; trên cơ sở đánh giá một số vấn đề thực tiễn quản lý nhà nước về thu hút FDI ở
Lào, tác giả luận án đã đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về thu hút
FDI của Lào.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nói trên thường tiếp cận từng phần,
tập trung phân tích đánh giá tác động của một hay một vài chính sách đến thu hút và
sử dụng ĐTTTRNN qua tác động đến tăng trưởng và tác động lan tỏa đến năng
xuất. Dường như rất ít, thậm chí chưa có nghiên cứu toàn diện và chuyên sâu về địa
vị pháp lý của doanh nghiệp ĐTTTRNN đối với các quốc gia đang phát triển, kể cả
lý luận và thực tiễn mặc dù hình thức đầu tư này vẫn diễn ra ở đa số các quốc gia
trên thế giới.

11


1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

Những luận cứ khoa học của việc hoàn thiện pháp luật về địa vị pháp lý của
doanh nghiệp Việt Nam ĐTTTRNN đã được đề cập đến trong nhiều công trình
nghiên cứu khoa học khác nhau, như: giáo trình, ấn phẩm khoa học, bài viết đăng
trên các tạp chí, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ luật học, các bài tham luận hay báo
cáo trong các hội thảo/hội nghị khoa học (của các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà
nghiên cứu, giảng viên của các trường đại học của Việt Nam); ngoài ra, nguồn luật
điều chỉnh về địa vị pháp lý của doanh nghiệp Việt Nam ĐTTTRNN là các văn bản
pháp luật và các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. Cụ thể:
Luận án tiến sĩ Luật học của Trần Thị Hòa Bình [5] (1994): "Địa vị pháp lý
của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay". Tác
giả nghiên cứu cơ sở lý luận xác định địa vị pháp lý của DNNN ở Việt Nam trong
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản
lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN. Khái quát quá trình phát triển của chế
định địa vị pháp lý của DNNN (Việt Nam). Phân tích những yếu tố quy định địa vị
pháp lý của DNNN và những phương hướng, biện pháp hoàn thiện chế định đó
trong điều kiện hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Tác giả
đã đưa ra khái niệm địa vị pháp lý của DNNN là tổng hợp những quyền hạn, nghĩa
vụ và trách nhiệm được pháp luật xác định phù hợp với vị trí, vai trò và chức năng
xã hội mà nó được Nhà nước giao trong quá trình tái sản xuất nền kinh tế quốc dân
và những quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm mà nó tự đảm nhận trên cơ sở tận
dụng những khả năng luật pháp cho phép khi tham gia vào các quan hệ pháp luật
trong quá trình hoạt động. Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu địa vị pháp lý của
DNNN trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Luận án đề
cập một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn của quá trình hình thành,
phát triển và hoàn thiện chế định pháp lý của DNNN ở Việt Nam giai đoạn này.
Luận án tiến sĩ Kinh tế của Hoàng Văn Huấn [34] (1995): "Hoàn thiện chính
sách và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam", tác giả thông
qua việc phân tích, đánh giá tình hình ĐTTTRNN trên thế giới, rút ra những kết
luận về việc thu hút vốn ĐTTTRNN ở Việt Nam trong giai đoạn trước mắt cũng
như lâu dài. Qua đó đề xuất các giải pháp kinh tế vĩ mô nhằm thúc đẩy thu hút

ĐTTTNN vào Việt Nam trong giai đoạn 1996-2000 và những năm tiếp theo.

12


Luận án phó tiến sĩ khoa học Luật học của Hoàng Phước Hiệp [31] (1996):
"Cơ chế điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt
Nam". Luận án nghiên cứu lý luận và thực tiễn cơ chế điều chỉnh pháp luật trong
lĩnh vực ĐTTTNN tai các nước và Việt Nam, đề xuất những giải pháp đổi mới cơ
chế điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực đó ở Việt Nam; góp phần xây dựng những
quan điểm về Nhà nước và Pháp luật Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường
theo định hướng XHCN, có sự quản lý của Nhà nước; đáp ứng yêu cầu mở rộng và
phát triển quan hệ hợp tác với các nước, giữ vững độc lập chủ quyền, xây dựng Nhà
nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Luận án tập trung vào việc nghiên cứu cơ chế
điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực ĐTTTNN tại Việt Nam, nhưng chưa nghiên cứu
phân tích, đánh giá đầu tư gián tiếp, địa vị pháp lý cụ thể của doanh nghiệp đầu tư
từ Việt Nam ra nước ngoài trong điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế.
Luận án tiến sĩ Luật học của Đỗ Nhất Hoàng [33] (2002): "Sự hình thành và
phát triển của Luật Đầu tư nước ngoài trong hệ thống pháp luật Việt Nam". Tác giả
đã nghiên cứu một cách có hệ thống sự hình thành và phát triển của pháp luật
ĐTNN, đánh giá đúng thực trạng, dự báo xu hướng phát triển và kiến nghị phương
hướng, nội dung hoàn thiện pháp luật ĐTNN trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Luận án tiến sĩ Luật học của của Nguyễn Khắc Định [29] (2003): "Hoàn
thiện pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài trong xu hướng nhất thể hóa pháp luật
về đầu tư ở Việt Nam". Tác giả nghiên cứu vấn đề hoàn thiện pháp luật về ĐTTTNN
trong xu hướng và nhu cầu nhất thể hóa pháp luật về đầu tư ở Việt Nam, đề xuất các
giải pháp cụ thể về tiếp tục hoàn thiện pháp luật về đầu tư và tiến tới nhất thể hóa
pháp luật về đầu tư ở Việt Nam.
Luận án tiến sĩ Luật học của Nguyễn Thanh Phú [43] (2003): "Địa vị pháp
lý của doanh nghiệp liên doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam". Đây là

công trình khoa học nghiên cứu về về địa vị pháp lý của doanh nghiệp ĐTTTNN tại
Việt Nam. Tác giả đã chỉ ra các yếu tố khác như sự tác động của pháp luật quốc tế,
ý chí chủ quan của các nhà đầu tư thì Luật ĐTNN tại Việt Nam giữ vai trò quyết
định trong việc quy định địa vị pháp lý của loại hình doanh nghiệp này trong hệ
thống các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Luật ĐTNN quy định những
vấn đề cơ bản nhất của doanh nghiệp liên doanh như hình thức tổ chức, quyền và
nghĩa vụ trong hoạt động kinh doanh. Phạm vi luận án này tập trung nghiên cứu địa
vị pháp lý của doanh nghiệp liên doanh trong khuôn khổ các quy định của Luật

13


ĐTNN tại Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu địa vị pháp lý của doanh nghiệp liên
doanh không chỉ dựa trên các quy định pháp luật hiện tại mà còn phải nắm bắt và
phân tích sự phát triển của các quy định về địa vị pháp lý của doanh nghiệp liên
doanh trong giai đoạn tới. Giai đoạn xây dựng pháp luật về đầu tư tại Việt Nam
trong một môi trường chung theo nguyên tắc không phân biệt giữa ĐTNN với đầu
tư trong nước. Điều đó đã được thể hiện rõ trong dự kiến chương trình xây dựng
pháp luật của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2007. Một vấn đề nữa cũng cần lưu ý
là, trong quá trình hoạt động doanh nghiệp liên doanh còn chịu sự điều chỉnh của
nhiều ngành luật khác chẳng hạn như Luật đất đai, Luật Thương mại... Vì vậy, trong
quá trình nghiên cứu về địa vị pháp lý của doanh nghiệp liên doanh theo Luật
ĐTNN không thể không đề cập đến sự tác động của các ngành luật đó đối với
doanh nghiệp liên doanh. Tuy nhiên, trong khuôn khổ phạm vi đề tài, tác giả chú
trọng đi sâu nghiên cứu về địa vị pháp lý của doanh nghiệp liên doanh được quy
định trong Luật ĐTNN tại Việt Nam hiện nay. Việc nghiên cứu về sự tác động của
các ngành Luật khác đối với doanh nghiệp liên doanh chỉ là để giúp cho người đọc
có được cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề này. Tuy nhiên, hiện nay Luật ĐTNN đã
được ghép thành một chương của Luật Đầu tư chung. Địa vị pháp lý của doanh
nghiệp liên doanh theo Luật ĐTNN tại Việt Nam là công trình nghiên cứu tương đối

hệ thống về loại hình doanh nghiệp liên doanh có vốn ĐTNN tại Việt Nam. Dưới
góc độ lý luận, tác giả đã mạnh dạn đưa ra quan điểm của mình về các yếu tố chi
phối tác động đến việc xác định địa vị pháp lý của doanh nghiệp liên doanh, các giải
pháp để hoàn thiện địa vị pháp lý của doanh nghiệp liên doanh trong xu thế Việt
Nam hội nhập quốc tế hiện nay cũng như trong thời gian tới. Trên cơ sở nhận định
về tình hình ĐTNN thời gian qua, tác giả đã đưa ra dự báo về tình hình ĐTNN trong
thời gian tới, tình hình đó đã làm ảnh hưởng đến loại hình doanh nghiệp liên doanh
như thế nào, từ đó đề xuất các phương hướng để cải thiện môi trường ĐTNN tại
Việt Nam nhằm thu hút hơn nữa ĐTNN nói chung và loại hình doanh nghiệp liên
doanh nói riêng vào Việt Nam.
Ở Việt Nam đã có nhiều bài viết nghiên cứu về FDI với các đối tượng
nghiên cứu đa dạng, phương pháp nghiên cứu từ phân tích định tính đến định lượng.
Các nghiên cứu hầu hết đánh giá thực trạng thu hút và thực hiện FDI, phân tích tác
động của nguồn vốn này, có đề cập đến khuôn khổ luật pháp, chính sách FDI và
kiến nghị bổ sung, sửa đổi chính sách. Nghiên cứu của Nguyễn Mại [39] (2003), tác

14


giả đã nghiên cứu tổng quát hoạt động FDI ở Việt Nam cho tới năm 2002 và đi đến
kết luận rằng FDI có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế thông qua kênh đầu tư
và cải thiện nguồn nhân lực. Tác động của FDI cũng xuất hiện ở ngành công nghiệp
chế biến nhờ di chuyển lao động và áp lực cạnh tranh; bài viết của Nguyễn Thị
Hường và Bùi Huy Nhượng [35] (2003) đã rút ra một số bài học cho Việt Nam bằng
cách so sánh chính sách thu hút FDI ở Trung Quốc và Việt Nam trong thời kỳ 19792002; bài viết của Đoàn Ngọc Phúc [44] (2003) phân tích thực trạng của FDI trong
thời kỳ 1988-2003 và kết luận tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam phụ thuộc nhiều vào
khu vực có vốn FDI.
Xét về phương pháp luận, hầu hết các nghiên cứu về FDI ở Việt Nam sử
dụng phương pháp phân tích, tổng kết tình hình FDI vào Việt Nam dựa vào số liệu
thống kê. Các kết luận về tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào

tỷ trọng của FDI so với tổng đầu tư xã hội đóng góp của vực có vốn FDI vào GDP
hoặc tốc độ tăng giá trị sản xuất của ngành.
Các tác giả Đinh Văn Ân và Nguyễn Thị Tuệ Anh [3] (2008), đã xem xét
một số ngành được đánh giá là sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp khi Việt Nam thực hiện
cam kết WTO như ngành sản xuất thay thế nhập khẩu, dịch vụ ngân hàng-bảo hiểm
và ngành sản xuất hướng xuất khẩu. Dựa trên khảo sát 140 doanh nghiệp (137 phiếu
hợp lệ), các tác giả đã đề xuất một số kiến nghị chính sách chung và riêng cho
những ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc thực hiện cam kết WTO.
Luận án tiến sĩ Luật học của Trần Minh Ngọc [41] (2009): "Giải quyết tranh
chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế". Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về giải quyết tranh chấp
thương mại quốc tế bằng trọng tài. Tác giả phân tích, đánh giá những quy định hiện
hành của pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng
trọng tài, so sánh đối chiếu với pháp luật và tập quán trọng tài quốc tế, chỉ ra những
bất cập, hạn chế của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này, từ đó đề xuất giải pháp
hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng
trọng tài trong điều kiện hội nhập.
Tác giả Trần Ngọc Thìn [66] (2010) đã lựa chọn nghiên cứu xuất khẩu hàng
hóa của khu vực có vốn ĐTNN ở Việt Nam, chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu trong xuất
khẩu nói chung và một số mặt hàng để từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm
thúc đẩy xuất khẩu của khu vực này. Tác giả đã xem xét thực trạng xuất khẩu của

15


một số nhóm hàng hóa chính của khu vực có vốn ĐTNN ở Việt Nam và nỗ lực đưa
các nguyên nhân hạn chế xuất khẩu của khu vực có vốn FDI ở Việt Nam.
Nguyễn Thị Tuệ Anh [1] (2010) đã đánh giá hiệu quả của điều chỉnh chính
sách FDI theo các mốc thời gian điều chỉnh (1990, 1992, 1996, 2000 và 2005). Tác
giả đã có những đánh giá mang tính định tính về thay đổi lượng FDI, quy mô dự án,

hình thức đầu tư, cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực, theo vùng, tăng trưởng kinh tế, tổng
đầu tư xã hội, cán cân thanh toán quốc tế, v.v... Tuy vậy, các đánh giá nhìn chung
vẫn thiên về định tính, trong khi lại chưa có khung khổ đánh giá định lượng tổng thể
hơn để xác định các hiệu quả thực của các điều chỉnh chính sách FDI trên thế giới
khẳng định thêm sự cần thiết của việc nghiên cứu một cách toàn diện và chuyên sâu
hơn cơ sở lý luận và thực tiễn điều chỉnh chính sách về đầu tư ở Việt Nam.
Luận án tiến sĩ Kinh tế của Nguyễn Thị Ái Liên [38] (2011): "Môi trường
đầu tư với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam", tác giả
đánh giá quá trình cải thiện môi trường đầu tư, phân tích ảnh hưởng của môi trường
đầu tư tới quá trình thu hút và triển khai thực hiện các dự án ĐTTTRNN tại Việt
Nam, từ đó rút ra các tồn tại cơ bản của môi trường đầu tư nhằm đề xuất một số giải
pháp khắc phục những tồn tại trọng yếu của môi trường đầu tư nhằm thu hút có hiệu
quả nguồn vốn ĐTTTNN.
Báo cáo đầu tư công nghiệp Việt Nam năm 2011 (UNIDO, MPI, 2012) đã
phân tích tác động của ĐTTTRNN tới việc làm, thương mại và tác động lan tỏa đến
80 khu vực doanh nghiệp trong nước dựa vào số liệu điều tra trên khoảng 800
doanh nghiệp. Kết quả cho thấy các doanh nghiệp ĐTTTRNN có xu hướng nhập
khẩu đầu vào trung gian để sản xuất, nhất là cho xuất khẩu.
Trong Báo cáo 25 năm ĐTNN: nhìn lại và hướng tới (2012) [12], của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư đã có những đánh giá quan trọng về thu hút và sử dụng ĐTTTRNN
trong vòng 25 năm qua, kể tư khi Luật ĐTNN có hiệu lực. Báo cáo khẳng định vốn
ĐTTTRNN đóng góp lớn cho phát triển kinh tế Việt Nam, nhưng hiệu quả
ĐTTTRNN còn thấp. Hai nguyên nhân quan trọng là ĐTTTRNN vào Việt Nam
chất lượng thấp và chính sách phân cấp chưa hiệu quả.
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2013), Giáo trình Tư pháp quốc tế
(Nguyễn Bá Diến chủ biên) [25], Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong Giáo
trình này, nội dung về địa vị pháp lý của doanh nghiệp Việt Nam ĐTTTRNN do
PGS.TS. Nguyễn Bá Diến viết Chương VI: "Chủ thể của tư pháp quốc tế", Phần III:

16



"Tổ chức chủ thể cơ bản của tư pháp quốc tế". Nội dung nghiên cứu đã đề cập các vấn
đề lý luận như khái niệm địa vị pháp lý của doanh nghiệp Việt Nam ĐTTTRNN,
cũng như quy định nguồn luật điều chỉnh hoạt động ĐTTTRNN của các doanh
nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, vì giáo trình tập trung nhiều hơn vào các kiến thức cơ
bản phục vụ chủ yếu cho công tác đào tạo nên không đi sâu phân tích các vấn đề lý
luận chung, hoặc chỉ đề cập đến quy định của pháp luật Việt Nam mà chưa nghiên
cứu các nội dung liên quan đến địa vị pháp lý của doanh nghiệp Việt Nam
ĐTTTRNN. Về cơ bản, công trình nghiên cứu nói trên có giá trị tham khảo cho luận
án bởi nội dung của nó có đề cập trực tiếp đến doanh nghiệp Việt Nam ĐTTTRNN.
Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Tư pháp quốc tế [61], Nhà
xuất bản Tư pháp. Công trình này cũng là tài liệu học tập, nghiên cứu tư pháp quốc
tế ở bậc đại học của Trường Đại học Luật Hà Nội. Trong giáo trình này, nội dung về
pháp nhân nước ngoài do TS. Nguyễn Thái Mai viết tại Chương III, muc 3: "Chủ
thể của tư pháp quốc tế". Nhìn chung giáo trình cũng đã đề cập các vấn đề lý luận
và quy định pháp luật về địa vị pháp lý của pháp nhân nước ngoài nói chung do vậy
tác giả đã tham khảo trong quá trình thực hiện luận án.
Đề án cấp Bộ "Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về quyền miễn trừ
quốc gia trong tư pháp quốc tế" của Bộ Tư pháp năm 2013 [17], đã nêu vấn đề hiện
nay pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể nào liên quan tới quyền miễn trừ
quốc gia cũng như việc từ bỏ quyền miễn trừ của nhà nước, cơ quan, tổ chức, thậm
chí cá nhân nước ngoài khi tham gia vào các quan hệ dân sự quốc tế (hiểu theo
nghĩa rộng bao gồm cả các quan hệ đầu tư, thương mại quốc tế hoặc một số hoạt
động "không liên quan đến chủ quyền quốc gia") mà trong đó cá nhân, tổ chức Việt
Nam là một bên cũng như chưa có quy định về quyền miễn trừ quốc gia của Nhà
nước, Chính phủ, cơ quan, tổ chức nhà nước Việt Nam vào các quan hệ dân sự quốc
tế. Điều này một mặt ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của các cá nhân, tổ chức Việt
Nam khi tham gia vào các quan hệ dân sự quốc tế, mặt khác phần nào hạn chế các
nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam cũng như thu nhỏ cơ hội được tiếp

cận các nguồn vốn nước ngoài của Việt Nam để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội,
đặc biệt trong bối cảnh gia tăng mạnh mẽ của các hình thái liên kết kinh tế, khu vực
tự do thương mại... mà Việt Nam đang hướng tới theo xu hướng chung trên thế giới.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá, so sánh về cơ sở, mô hình lý luận và thực tiễn pháp
lý về quyền miễn trừ quốc gia trong tư pháp quốc tế Việt Nam, cũng như xu hướng

17


×