Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.46 KB, 2 trang )
Đề tài: Nghiên cứu, đánh giá vai trò của rừng ngặp mặn đến quá trình bảo vệ bờ tại
xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh
1. Hiện trạng
Việt Nam là một trong những quốc gia được đánh giá có tính đa dạng sinh học cao
nhất thế giới. Sự đa dạng và phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên là một trong ba yếu
tố chính làm nên sự đa dạng sinh học này. Tuy nhiên, đa dạng sinh học của Việt Nam
đang bị suy thoái nghiêm trọng, trong đó có các hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đa dạng bao gồm nhiều tài nguyên quý giá và
có vai trò quan trọng. Không những là một tài nguyên sinh thái đầy tiềm năng, nó đóng
góp phần lớn cho đời sống con người, đặc biệt là cư dân vùng cửa sông ven biển. Rừng
ngập mặn cung cấp rất nhiều tài nguyên như gỗ, củi, tanin, các loài cây làm thuốc,… Bên
cạnh đó, các loài động vật trong rừng ngập mặn còn cung cấp thịt và nhiều nguồn lợi thuỷ
sản, vận chuyển chất hữu cơ đến chuỗi thức ăn ven biển. Đặc biệt, tài nguyên rừng ngập
mặn còn có vai trò quan trọng đến quá trình bảo vệ bờ biển như chống xói mòn, sạt lở,
bảo vệ các vùng nội địa khỏi sự phá hoại của bão gió và sóng biển và có tác dụng như
những bồn chứa dĩnh dưỡng và cacbon. Tuy nhiên do phương thức quản lý và sử dụng
chưa thật hiệu quả, rừng ngập mặn hiện nay đang chịu nhiều sức ép, đang bị suy giảm cả
về số lượng và chất lượng.
Rừng ngập mặn ở xã Đồng Rui huyện Tiên Yên (cửa sông Ba Chẽ), tỉnh Quảng
Ninh là một hệ sinh thái đặc thù, nhạy cảm, có tính đa dạng sinh học cao và đang chịu
nhiều áp lực do do phát triển kinh tế - xã hội. Xã Đồng Rui với diện tích tự nhiên là
4.952,79 ha (năm 2016), trong đó có 2.753,75 ha rừng ngập mặn tự nhiên và rừng trồng,
thu nhập từ đánh bắt hải sản và nuôi trồng thuỷ sản chiếm trên 1/2 tổng thu nhập của xã.
Tuy nhiên những năm gần đây, sản lượng đánh bắt cũng như nuôi trồng thuỷ hải sản đó
có những dấu hiệu suy giảm, chất lượng đầm nuôi và nguồn lợi hải sản từ rừng ngập mặn
cũng đang bị suy kiệt. Nguyên nhân là do các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt
là quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phương thức nuôi trồng đa phần là quảng canh
cải tiến.
2. Tính cấp thiết