Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia hợp đồng tiêu thụ lúa giữa nông dân và doanh nghiệp tại huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (589.37 KB, 10 trang )

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH

KỶ YẾU HỘI THẢO

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA
HỢP ĐỒNG TIÊU THỤ LÚA GIỮA NÔNG DÂN VÀ DOANH NGHIỆP
TẠI HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Trần Thanh Dũng 
Phạm Nguyễn Đăng Khoa 

TÓM TẮT
Kết quả đề tài cho thấy các hộ tham gia hợp đồng có ứng dụng các tiến
bộ kỹ thuật nhiều nhiều hơn và mang lại hiệu quả tài chính cao hơn những hộ
không tham gia hợp đồng. Đề tài đã nêu được các vấn đề hiện nay trong hợp
đồng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia hợp đồng của nông
dân là có tham gia các tổ chức về sản xuất lúa ở địa phương, kinh nghiệm và
diện tích sản xuất lúa. Qua đó, đề tài đề xuất một số giải pháp về sự hỗ trợ của
chính quyền địa phương và sự thực thi hợp đồng tiêu thụ lúa giữa nông dân và
doanh nghiệp.
Từ khóa: hiệu quả; hợp đồng; sản xuất; thực thi; tiêu thụ.

C

ùng với sự phát triển nông nghiệp giá trị cao, sự phát triển của

hệ thống siêu thị, thực phẩm chế biến và nền nông nghiệp định
hướng xuất khẩu đã cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của
việc sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng (Miyata et all., 2009). Hình thức hợp
đồng sẽ loại bỏ vai trò của các tầng lớp mua bán và làm dịch vụ trung gian như
người thu gom, cho vay lãi, cò mồi, trực tiếp bảo vệ người sản xuất, nhất là


người nghèo khi bán sản phẩm. Hợp đồng sản xuất nông nghiệp cũng cho phép
xoá bỏ độc quyền dẫn đến hiện tượng chèn ép giá và bóc lột lợi nhuận của
người nông dân của các cơ sở chế biến và lưu thông, khiến họ trực tiếp quan
tâm đến khả năng giảm giá thành, tăng chất lượng của nông dân, bởi vậy hình
thành cơ chế chia sẻ lợi nhuận, tạo ra khả năng tăng thu nhập và tái sản xuất
mở rộng của nông dân (Đặng Kim Sơn, 2001). Hiện nay lúa gạo nước ta đã có


Khoa Phát Triển Nông Thôn – Đại học Cần Thơ.



Khoa Phát Triển Nông Thôn – Đại học Cần Thơ.

451


mặt trên 80 quốc gia, đang đứng vị trí thứ 3 trên thế giới sau Ấn Độ và Thái
Lan, cho nên sản phẩm nông nghiệp theo hợp đồng đang được quan tâm. Trong
thời gian qua, đã có nhiều tỉnh, thành ở ĐBSCL nỗ lực thực hiện mô hình sản
xuất và tiêu thụ lúa gạo qua hợp đồng và bước đầu đạt được một số kết quả
nhất định. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế và trở ngại trong quá trình thực
hiện mô hình này. Hầu hết nông dân vẫn chưa quen với phương thức sản xuất
theo hợp đồng với doanh nghiệp, các yếu tố liên quan đến môi trường hoạt
động của hợp đồng như thể chế thực thi hợp đồng vẫn còn yếu kém, sự kém ổn
định về giá cả nông sản trên thị trường, lợi ích do hợp đồng mang lại chưa đủ
“hấp dẫn” đối với nông dân và doanh nghiệp cho nên mô hình này vẫn chưa
phát huy hết hiệu quả (Trần Quốc Nhân, 2012). Vĩnh Thạnh là huyện sản xuất
lúa hàng hóa trọng điểm của thành phố Cần Thơ nhưng nông dân nơi đây chưa
thực sự tha thiết sản xuất lúa theo hợp đồng. Vì vậy đề tài “Phân tích các yếu

tố ảnh hưởng đến sự tham gia hợp đồng tiêu thụ lúa giữa nông dân và doanh
nghiệp tại huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ” được thực hiện là rất cấp
thiết.

1. Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu
1.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài nhằm đề xuất những giải pháp cụ thể để nâng cao
hiệu quả sự tham gia sản xuất lúa theo hợp đồng, qua đó gián tiếp nâng cấp
chuỗi giá trị lúa gạo; bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu đề tài còn là cơ sở cho
các nhà hoạch định chính sách về việc sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trong vùng.
1.2. Nội dung nghiên cứu
- Hiện trạng sản xuất lúa trong địa bàn nghiên cứu: những thông tin về
nông hộ, tình hình sản xuất, hiệu quả tài chính của nhóm hộ không và có tham
gia hợp đồng.
- Nhận ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia hợp đồng tiêu thụ lúa
của nông dân.
- Các giải pháp: tìm hiểu những vấn đề trong hợp đồng, những tích cực
và tồn tại, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hợp đồng.

452


PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH

KỶ YẾU HỘI THẢO

1.3. Phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
Đề tài đã tiến hành khảo sát 60 hộ nông dân sản xuất lúa tại huyện Vĩnh

Thạnh (bao gồm 30 nông dân tham gia hợp đồng và 30 nông dân không tham
gia hợp đồng). Bên cạnh, đề tài còn phỏng vấn KIP 3 chuyên gia và 2 doanh
nghiệp đang hoạt động trên địa bàn nghiên cứu. Số liệu thứ cấp của đề tài được
lấy từ các bản báo cáo tổng hợp của phòng Nông nghiệp huyện Vĩnh Thạnh,
niên giám thống kê, các bài báo, tạp chí, internet có uy tín.
1.3.2. Phương pháp phân tích số liệu
Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích như thống kê mô tả, kiểm định
T-test và mô hình hồi quy Binary Logistic.

2. Kết quả nghiên cứu
2. .1. Hiện trạng sản xuất lúa trên địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Thông tin nông hộ
Nông dân trong vùng nghiên cứu có độ tuổi đủ lớn để có kinh nghiệm
cao trong sản xuất lúa. Thêm vào đó là trình độ, diện tích canh tác của nông
dân nơi đây tương đối tốt để quản lý và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất lúa, cơ giới hóa tối đa nên không cần nhiều lao động tham gia.
Bảng 1: Thông tin nông hộ
Thông tin

Trong
hợp đồng

Ngoài
hợp đồng

Mức ý
nghĩa

Tuổi của chủ hộ (tuổi)


47,20

46,66

0,84

Kinh nghiệm (số năm)

26,73

22,60

0,11

Trình độ (cấp)

2,50

2,23

0,12

Diện tích đất lúa (ha/hộ)

2,93

1,96

0,00


Lao động sản xuất lúa
(người/hộ)

1,96

2,03

0,80

453


Tất cả những thông tin nông hộ không có sự khác biệt nhau giữa hai
nhóm hộ ngoại trừ diện tích đất lúa thì nông hộ có tham gia hợp đồng sở hữu
nhiều ruộng hơn và sự khác biệt này thông qua kiểm định T-test bằng phép thử
Duncan ở mức ý nghĩa 5%. Sự khác biệt này cũng phần nào thể hiện điều kiện
tham gia hợp đồng tiêu thụ lúa phải có diện tích tương đối lớn.
2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ
Do có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất lúa nên nông dân đã ý thức được
việc sử dụng giống truy nguyên nguồn gốc và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào
sản xuất, trong đó những hộ tham gia hợp đồng có phần cao hơn những hộ
không tham gia hợp đồng. Đặc biệt là tham gia vào các tổ chức sản xuất lúa ở
địa phương như Hợp tác xã và Cánh đồng lớn được hộ tham gia hợp đồng quan
tâm nhiều hơn. Có lẻ đây cũng là yếu tố bước đầu để những hộ có tham gia vào
tổ chức sản xuất làm quen với hình thức tiêu thụ lúa có hợp đồng.
Và hiển nhiên tất cả những nông dân có tham gia hợp đồng tiêu thụ lúa
sẽ sẵn sàng bán cho doanh nghiệp đã ký kết. Tuy nhiên cũng còn có 13,33%
nông dân tham gia hợp đồng lại bán cho thương lái hoặc qua cò là do một trong
hai bên lợi dụng điểm hở trong nội dung hợp đồng mà không thực thi đúng theo
hợp đồng trước đó. Trong khi đó, những nông dân không tham gia hợp đồng

không chủ động được đầu ra hầu hết đều bán cho thương lái hoặc qua cò, chỉ
một số ít được bán cho doanh nghiệp là do nông hộ này có tham gia Hợp tác xã
hoặc Cánh đồng lớn với việc sử dụng giống có xác nhận và áp dụng áp dụng
quy trình kỹ thuật giống với hộ tham gia hợp đồng vì thế doanh nghiệp sẵn dịp
thu mua cho đầy chuyến hàng.
Bảng 2: Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa
Trong hợp đồng (%)

Ngoài hợp đồng (%)

Hàng hóa

0,00

6,67

Xác nhận

100,00

93,33

26,67

13,33

Thông tin
Giống lúa

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật

Sạ hang

454


PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH

3 giảm 3 tăng

KỶ YẾU HỘI THẢO

20,00

3,33

100,00

93,33

Hợp tác xã

20,00

3,33

Cánh đồng lớn

76,67


16,67

Doanh nghiệp

86,67

6,67

Cò/thương lái

13,33

93,33

1 phải năm giảm
Tham gia tổ chức sản xuất lúa

Đối tượng bán lúa

2.1.3. So sánh hiệu quả tài chính giữa hộ có và không tham gia hợp đồng
Trong sản xuất lúa các hộ phải bỏ ra những chi phí về tiền mặt bao gồm:
giống, làm đất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, bơm nước, lao động làm thuê
và thu hoạch. Các khoản chi phí trên hầu như các nông hộ đầu tư như nhau nên
tổng chi phí tiền mặt giữa hộ có và không tham gia hợp đồng chênh lệch không
đáng kể.
Ngoài ra nông dân còn phải chịu thêm chi phí cơ hội bao gồm: công lao
động gia đình, lãi suất ngân hàng và tiền thuê đất. Đây là loại chi phí mà đa
phần nông dân không nhắt đến, điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn cho nhà
quản lý trong quá trình tính toán giá thành sản xuất mà đề xuất giá lúa sàn hợp
lý cho nông dân có lời. Theo định hướng của ngành nông nghiệp thì giá lúa sàn

như hiện nay đảm bảo cho người nông dân lời 30%. Trong khi kết quả đề tài
này chi phí cơ hội lên đến xấp xỉ 30% đối với hộ tham gia hợp đồng và 31% đối
với hộ không tham gia hợp đồng. Như vậy rõ ràng người trồng lúa chỉ ăn vào
mảnh đất, sức lao động và tiền vốn mình bỏ ra chứ không thu lợi gì từ việc
trồng lúa. Kết quả đề tài cho thấy chi phí cơ hội của hộ có tham gia ít hơn hộ
không tham gia hợp đồng thông qua kiểm định T-test, phép thử Duncan ở mức
ý nghĩa 5%. Sự chênh lệch này chủ yếu là do công lao động gia đình ở hộ
không tham gia hợp đồng bỏ ra quá nhiều đáng kể so với hộ có tham gia hợp
đồng. Như đã phân tích phần trên, những hộ tham gia hợp đồng có diện tích
canh tác lớn hơn nhiều so với những hộ không tham gia, do đó khả năng áp
dụng cơ giới hóa vào sản xuất được dễ dàng hơn, làm giảm công lao động gia
455


đình hơn.
Mặc dù năng suất lúa hộ có tham gia hợp đồng cao hơn không nhiều so
với hộ không tham gia hợp đồng nhưng giá bán lúa giữa hai nhóm hộ lại khác
biệt có ý nghĩa thông kê 5%, thông qua kiểm định T-test, với phép thử Duncan.
Nông hộ tham gia hợp đồng bán lúa với giá cao là do đa phần họ bán trực tiếp
cho doanh nghiệp; trong khi hộ không tham gia hợp đồng thì phần đông bán
cho thương lái hay qua cò, mất nhiều khâu trung gian.
Chính những điều đó làm cho những hộ tham gia hợp đồng có hiệu quả
cao hơn hộ không tham gia hợp đồng cả về lợi nhận, hiệu quả đồng vốn và hiệu
quả lao động ở mức ý nghĩa 5% thông qua phép thử Duncan, kiểm định T-test.

Bảng 3: Hiệu quả tài chính của nông hộ
Chỉ tiêu

Trong hợp
đồng


Ngoài hợp
đồng

Mức ý
nghĩa

20.148,77

20.351,47

0,81

8.717,00

9.101,81

0,02

28.865,77

29.453,28

0,24

Năng suất (tấn/ha)

8,55

8,33


0,41

Giá bán (1000đ/kg)

4,95

4,74

0,02

Doanh thu (1000đ/ha)

42.365,63

39.593,14

0,09

Lợi nhuận (1000đ/ha)

13.500,85

10.140,88

0,03

0,47

0,34


0,03

1.223,35

684,68

0,00

Chi phí tiền mặt (1000đ/ha)
Chi phí cơ hội (1000đ/ha)
Tổng chi phí (1000đ/ha)

Hiệu quả đồng vốn (lần)
Hiệu
quả
lao
(1000đ/ngày công)

động

456


PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH

KỶ YẾU HỘI THẢO

Nhìn chung, những hộ tham gia hợp đồng có điều kiện sản xuất, áp dụng

tiến bộ kỹ thuật đồng bộ, bán giá cao và đạt hiệu quả tài chính tốt hơn những hộ
không tham gia hợp đồng.

2..2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia hợp đồng
Căn cứ vào số liệu thu thập và tài liệu tham khảo có liên quan thì mô
hình được xây dựng theo phương trình như sau:

loge

P(Y  1)
 B0  B1 X 1  B2 X 2  B3 X 3
P(Y  0)

Trong đó: Y là biến nhị phân, thể hiện kết quả thực hiện hợp đồng được
đo lường bằng hai giá trị 1 và 0 (1 là có tham gia hợp đồng, 0 là không tham
gia hợp đồng).
Các biến X1, X2, X3 là các biến độc lập được giải thích trong Bảng 4.
Bảng 4: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình Logicstic
Biến độc lập

Diễn giải

X1: Tham gia tổ chức sản
xuất lúa
(có hoặc
không)

Biến giả, nhận hai giá trị đại diện: 1 có tham
gia, 0 không tham gia hợp đồng.


X2 : Kinh nghiệm sản xuất
(năm)

Kinh nghiệm sản xuất lúa của chủ hộ

X3: Diện tích sản xuất lúa
(ha)

Diện tích đất sản xuất lúa của nông hộ

Kết quả nghiên cứu cho thấy Giá trị - 2LL = 40,188 đủ nhỏ để để mô
hình tổng thể phù hợp với mức dự đoán đúng của mô hình là 78,3%.
Các biến được giải thích như sau: các biến về sự tham gia tổ chức sản
xuất ở địa phương (có, không), kinh nghiệm làm ruộng (năm) và diện tích sản
xuất (ha) đã ảnh hưởng thuận đối với sự tham gia sản xuất lúa theo hợp đồng.
Như vậy các biến có tham gia tổ chức sản xuất lúa ở địa phương, kinh

457


nghiệm và diện tích sản xuất tác động đến sự tham gia hợp đồng, vì thế khi làm
chính sách địa phương cần thiết phải xem xét các yếu tố này.
Bảng 5: Kết quả phân tích hồi quy Binary Logicstic
Biến độc lập

Tham gia tổ chức sản xuất lúa (có, không)

Kinh nghiệm (năm)

Diện tích sản xuất (ha)


Hằng số

B

Si
g.

Ex
p(B)

1,2

0,

3,

05

040

336

2,9

0,

18

03


000

,232

0,0
80

0,
043

1,
083

-

0,

0,

7,910

003

000

-2 Log likelihood (-2LL): 40,188
Xác suất dự đoán đúng: 78,3%

2.3. Những vấn đề trong hợp đồng

Nông dân tham gia hợp đồng đạt được nhiều mặt khả quan như: đầu ra ổn
định với giá nông sản cao vì giá được đảm bảo theo giá thị trường cộng thêm
phần chênh lệch, cắt nhiều khâu trung gian, nông dân được ứng trước vật tư, hỗ
trợ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, giảm chi phí tạo lợi nhuận cho nông dân.
Doanh nghiệp dễ dàng thu mua với sản phẩm chất lượng đồng loạt, chủ động
vùng nguyên liệu cung ứng ra thị trường.
Bên cạnh mặt tích cực, sản xuất theo hợp đồng tại huyện Vĩnh Thạnh còn
nhiều vấn đề quan tâm. Mặc dù đa số hợp đồng là văn bản giấy nhưng cũng số
đông nông dân ký trực tiếp với doanh nghiệp mà không có sự chứng kiến của
chính quyền địa phương làm giảm tính hiệu lực trong hợp đồng. Thêm vào đó
là nội dung văn bản được doanh nghiệp soạn thảo nên rất nhiều nông dân mặc
dù biết nhưng chưa rõ các điều khoản trong hợp đồng. Nông dân cũng chưa

458


PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH

KỶ YẾU HỘI THẢO

quen với hình thức ràng buộc kỹ thuật, ghi chếp sổ sách. Bên cạnh đó, vẫn còn
doanh nghiệp thu mua không đúng ngày hợp đồng làm ảnh hưởng đến năng suất
và chất lượng lúa. Doanh nghiệp còn phân nhiều loại nông sản với chất lượng
khác nhau nên giá mua cũng khác nhau. Ngược lại cũng có nông dân không bán
cho doanh nghiệp như đã ký kết, không trung thực trong quá trình sản xuất, bảo
quản lúa. Đây là những lý do ảnh hưởng đến kết quả thực thi hợp đồng giữa
nông dân và doanh nghiệp.
2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả hợp đồng tiêu thụ lúa
Từ những tồn tại trên, đề tài đề xuất một số giải pháp như sau:

Cần thiết sự quan tâm và tham gia của chính quyền đìa phương vào hợp
đồng cho nông dân tin tưởng và cho tính hiệu lực hợp đồng nâng. Bên cạnh còn
thông tin, khuyến khích nông hộ tham gia hình thức tổ chức này.
Nông dân cần nâng cao trình độ thông qua cách quản lý sổ sách, ứng
dụng Tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, dồn điền đổi thửa, mạnh dạn, chủ động
tham gia hợp đồng, quan tâm và hiểu hết điều khoản trước khi ký hợp đồng.
Cần ràng buộc giữa CẦN và LỢI (nhu cầu và lợi ích) giữa nông dân và
doanh nghiệp một cách lâu dài và hài hóa trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau, cùng
chia sẽ quyền lợi và trách nhiệm trên sản phẩm cuối cùng có như thế thì khả
năng thực thi hợp đồng giữa doanh nghiệp và nông dân được thực hiện tốt hơn.

3. Kết luận
Kết quả đề tài cho thấy nông dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất
khi biết áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Nhất là hộ tham gia hợp
đồng biết tham gia tổ chức sản xuất lúa tại địa phương và cắt nhiều khâu trung
gian khi tiêu thụ lúa trực tiếp với doanh nghiệp. Hiệu quả tài chính của hộ tham
gia hợp đồng hơn hẳn hộ không tham gia hợp đồng khi mà lợi nhuận, hiệu quả
đồng vốn và hiệu quả lao động chênh lệch đáng kể. Đề tài còn phân tích rõ chi
phí cơ hội chiếm khoảng 30% vốn đầu tư cho nhà quản lý có thêm cơ sở định
giá lúa sàn cho nông dân có lợi nhuận cao.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia trong hợp đồng tiêu thụ lúa gạo là
có tham gia tổ chức sản xuất lúa địa phương, có kinh nghiệm và diện tích đất
lúa. Đề tài còn đề xuất các giải pháp về sự tham gia và khuyến khích của chính
quyền địa phương, nâng cao trình độ sản xuất và quản lý của nông dân, hài hòa
459


giữa CẦN và LỢI trong thực thi hợp đồng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Miyata, S., N. Minot, D. Hu, (2009). Impact of contract farming on
income: Linking small farmers, packers, and supermarkets in China, World
Development 37.
2. Đặng Kim Sơn, (2001). Công nghiệp hóa từ nông nghiệp, NXB Nông
nghiệp Hà Nội.
3. Trần Quốc Nhân, (2012). “Phân tích nguyên nhân dẫn đến việc thực
thi hợp đồng tiêu thụ nông sản kém giữa nông dân và doanh nghiệp ở Việt
Nam”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, Số 10(7), 8 trang: 1069-1077.

460



×