Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Giảng dạy triết học Mác – Lênin trong trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn: Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.24 KB, 4 trang )

Hội thảo khoa học Đổi mới phương pháp giảng dạy theo học chế tín chỉ

tr. 68

GIẢNG DẠY TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

PGS.TS. Vũ Văn Gầu
Khoa Triết học

I. KHÁI NIỆM PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐẠI
HỌC
1. Khái niệm phương pháp.
"Phương pháp là toàn bộ những nguyên tắc có quan hệ qua lại với nhau,
nhưng yêu cầu định hướng con người trong hoạt động nhận thức và cải tạo đối
tượng của họ(v). Bất kỳ một phương pháp nào cũng được xây dựng trên một lý luận
nhất định. "Lý luận là một hệ thống tri thúc, những hình tượng (khái niệm) lý tưởng
phản ánh bản chất của đối tượng nghiên cứu, phản ánh những mối liên hệ nội tại tất
yếu của nó, những quy luật hoạt động và phát triển của nó”. Qua khái niệm về
phương pháp và lý luận trên đây của A.Séptulin, chúng ta có thể rút ra kết luận: Mỗi
một đối tượng nghiên cứu có một phương pháp tương ứng với nó(vi).
2. Khái niệm phương pháp dạy học
“Phương pháp dạy học là tổng hợp những cách thức làm việc phối hợp thống
nhất của thầy và trò nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy và học ở đại học" (vii).
Phương pháp dạy đại học có một số đặc điểm cơ bản sau đây: a. gắn liền với
ngành nghề đào tạo; b. gắn liền với thực tiễn xã hội; c. tiếp cận với phương pháp
khoa học; d. kích thích cao độ tính tích cực, độc lập, sáng tạo của sinh viên.
Phương pháp dạy học đai học rất đa dạng và thường có sự thay đổi. Sự thay
đổi của nó phụ thuộc vào loại trường đại học. Người giảng viên phải vận dụng các
phương pháp dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với môn học mà
mình phụ trách. Người giảng viên phải luôn xác định: Dạy ai? (đối tượng học). Dạy


cái gì? (nội dung môn học). Dạy như thế nào? (phương pháp dạy học)
Phương pháp dạy triết học Mác - Lênin phải xuất phát từ chính nội dung và
đối tượng nghiên cứu của môn học đó.
Vào lúc sinh thời, N.C.Krupskaia đã chỉ ra một cách đúng đắn rằng: "Giáo
học pháp cần phải xuất phát từ bản chất của chính bộ môn, phải dựa vào việc nghiên
cứu lịch sử phát triển của lĩnh vực tri thức ấy"(viii).
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN TRONG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN THỜI GIAN
QUA - THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN
Phương pháp dạy học đại học có hai kiểu cơ bản sau đây:
1. Kiểu thông báo (giảng giải, minh hoạ): Ở kiểu phương pháp này, giảng
viên trình bày tri thức theo một trình tự nhất định và người học lĩnh hội tri thức, kỹ
năng, kỹ xảo bằng con đường tiếp thu, tái hiện những tri thức có sẵn và làm theo các


Hội thảo khoa học Đổi mới phương pháp giảng dạy theo học chế tín chỉ

tr. 69

thao tác mẫu của thầy. Người học chỉ nghe và ghi ở lớp, ít khi nghiên cứu sách hoặc
trực tiếp tác động đến đối tượng nghiên cứu.
2. Kiểu nêu vấn đề: Ở kiểu phương pháp này, người thầy đưa học sinh vào
tình huống có vấn đề, giúp họ tự lực và sáng tạo khi giải quyết các vấn đề đặt ra.
Phương pháp này có thể áp dụng trong các giờ diễn giảng, trong các buổi semina với
số lượng sinh viên ít (<100).
Trong thời gian vừa qua, việc giảng dạy triết học cũng như các môn học
khác trong Trường ĐHKHXH&NV có kết hợp cả hai phương pháp dạy học nêu
trên, song chủ yếu dùng phương pháp thông báo (giảng giải, minh hoạ) theo một
trình tự nhất định và học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo bằng con đường tiếp
thu qua bài ghi được trên lớp, ít nghiên cứu, thậm chí không cần đọc sách (kể cả

sinh viên chuyên ngành triết học). Dạy triết học theo phương pháp này có ưu điểm:
cung cấp cho sinh viên một khối lượng kiến thức có hệ thống.
Nhưng nhược điểm của nó là người học không phát huy được tính tích cực,
độc lập và tư duy sáng tạo. Nếu duy trì phương pháp này, "Giảng dạy triết học chỉ
mới nhắc lại một số nguyên lý kinh điển, trình bày một cách đơn giản một số phạm
trù, nguyên lý, quy luật có tính chất giáo khoa và chỉ mới dừng lại ở việc thuyết
minh, giải thích đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước"(ix); những vấn đề của
cuộc sống hiện thực ít được đề cập, "Chỉ dừng lại ở những vấn đề thuần tuý lý luận
chung, nặng về câu chữ, ngữ nghĩa, sách vở..."(x)
Như vậy, trong thời gian vừa qua, phương pháp giảng dạy triết học chủ yếu
của chúng ta là giải thích và tuyên truyền các nguyên lý kinh điển, và nhiều khi
giống như người làm tuyên huấn, giảng dạy triết học như là giảng dạy chính trị (mặc
dù giảng viên triết học phân biệt rất rõ triết học và chính trị), như là phổ biến đường
lối chính sách.Phương pháp giảng dạy đó đã làm giảm giá trị và vai trò của triết học
trong đời sống xã hội.
Nguyên nhân của thực trạng trên
1. "Nguyên nhân của tình trạng yếu kém, lạc hậu của tư duy lý luận triết học
của chúng ta hiện nay, ý kiến chung khá thống nhất cho rằng việc giảng dạy triết học
mới chỉ nhắc lại một số nguyên lý kinh điển... có nhiều nguyên nhân mà một trong
những nguyên nhân cơ bản là trong thời gian kéo dài, chúng ta đã đồng nhất triết
học với chính trị. Chính do sự đồng nhất đó mà một số khá lớn những người làm
công tác nghiên cứu, giảng dạy triết học tự coi mình là cán bộ chính trị, cán bộ tuyên
huấn, giảng dạy triết học như một bài chính trị, một bài phổ biến đường lối"(xi)
2. Giáo trình do một trung tâm biên soạn. Một số nội dung của nó không phản
ánh đúng những luận điểm kinh điển của triết học Mác (do hiểu sai hoặc phát triển
sai). Kết cấu của giáo trình chưa hợp lý, nhưng giảng viên vẫn phải giảng dạy đúng
như nó có. Tóm lại, "Triết học cùng với những ngành khoa học khác đã chịu chung
các phương pháp mệnh lệnh hành chính, quan liêu, thiếu dân chủ. Cái lối làm việc
mà một người hoặc một nhóm người tự nghĩ ra rồi chủ trương từ trên đưa xuống,
không có thảo luận, tranh luận"xii



Hội thảo khoa học Đổi mới phương pháp giảng dạy theo học chế tín chỉ

tr. 70

3. Vì quan niệm triết học là môn học chung, cho nên tổ chức lớp học quá
đông. Mặt khác, sinh viên lại có sẵn ngân hàng đề thi, có sách giải các đề thi của
một số giảng viên ở các trường đại học khác, nên một số sinh viên không đến lớp
học, ở nhà chuẩn bị các câu hỏi đã được giải sẵn rồi photo thu nhỏ, mang vào phòng
thi chép để lấy điểm.
III MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY TRIÊT HỌC
1. Phương pháp dạy triết học
Phương pháp giảng dạy triết học do nội đung của môn học quy định. Trước
hết phải phân biệt rõ sứ khác nhau giữa triết học và chính trị, đồng thời thấy được
mối quan hệ giữa chúng, từ đó xác định phương pháp giảng dạy triết học khác với
phương pháp giảng dạy chính trị.
Giảng dạy triết học phải tuân thủ các phương pháp sau đây: phương pháp hệ
thống cấu trúc; phương pháp lịch sử và lôgíc. Mỗi một nguyên lý triết học đều phải
được xem xét: theo quan điểm lịch sử; gắn liền với các nguyên lý khác; gắn liền với
kinh nghiệm cụ thể của lịch sử. Giảng dạy triết học phải tuân thủ nguyên tắc lý luận
gắn với thực tiễn. Triết học không thể trả lời và giải đáp cho từng vấn đề cụ thể của
hoạt động thực tiễn, mà chỉ định hướng cho hoạt động thực tiễn Triết học phải đi sâu
nghiên cứu và giải quyết những vấn đề triết học nảy sinh từ những vấn đề cụ thể do
thực tiễn đặt ra. Cần tổ chức tốt cho sinh viên chuyên ngành triết học đi thực tập,
thực tế. Chính thực tiễn công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là cơ sở để
giải quyết những vấn đề bế tắc của lý luận triết học.
Cuối cùng, phương pháp giảng dạy triết học cần có sẽ kết hợp cả hai kiểu:
kiểu thông báo và kiểu nêu vấn đề. Cần tập trung vào phương pháp nêu vấn đề (hỏi
và đáp Phương pháp này đã được các nhà triết học biện chứng thời cổ đại sử dụng

trong quá trình giảng dạy.,tranh luận để tìm ra chân lý. Phương pháp này buộc sinh
viên tự giác học tập, nghiên cứu ,đáp ứng yêu cầu đào tạo trong giai đoạn hiện nay.
2. Một số kiến nghị
a. Thực hiện nghiêm chỉnh bản quy đỉịh về vấn đề dạy và học các bộ môn
Mác-Lênin, điều kiện và chế độ làm việc của giáo viên các bộ môn Mác-Lênin ở các
trường đại học và cao đẳng (quyết định số 1226/GDĐT ngày 06-4-995 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Cụ thể, cần cung cấp đầy đủ bản tin hàng ngày và
bản tin tham khảo đặc biệt của Việt Nam Thông tấn xã cũng như các tài liệu tham
khảo nội bộ được Bộ Giáo dục và Đào tạo soạn. Mỗi cán bộ giảng dạy hang năm có
10 ngày đi thực tế;trong thời gian đi thực tế được hưởng chế độ công tác phí theo
thông tư số 09/TC-HCVC ngày 17-02-1994 của BộTài chính.
b. Các cấp, các ngành cần quan tâm hơn nữa việc giáo dục chủ nghĩa Mác Lênin nói chung và triết học nói riêng.
c. Giảng viên phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, tự học thêm
các môn học khác để phục vụ tốt cho việc nghiên cứu và giảng dạy triết học.


Hội thảo khoa học Đổi mới phương pháp giảng dạy theo học chế tín chỉ

tr. 71

d. Phải chia nhỏ lớp ra để thực hiện tốt việc giảng dạy theo kiểu nêu vấn đề
(semina), đặc biệt là đối với sinh viên chuyên ngành triết học. Không sử dụng ngân
hàng đề thi đối với môn triết học.
e. Để thực hiện tốt phương pháp giảng dạy nêu vấn đề đối với sinh viên
chuyên ngành triết học cần mở rộng đối tượng tuyển sinh đối với chuyên ngành này
(lấy từ các khối A,B,C,D). Có thể đào tạo chuyên ngành triết học theo địa chỉ, theo
yêu cầu của từng địa phương và theo nguyên vọng của những sinh đã tất nghiệp đại
học ở các ngành khoa học khác. Không tuyển vào ngành triết học những sinh viên
không có nguyện vọng và khả năng học ngành này.
g. Phải tổ chức biên soạn giáo trình mới có kết cấu hợp lý, với hàm lượng

khoa học cao; nội dung chương trình phải làm rõ được vị trí, vai trò, chức năng, đối
tượng và phương pháp nghiên cứu của triết học, cũng như mối quan hệ của nó với
các môn khoa học khác, nhất là phân biệt rõ nó với chính trị... Đặc biệt , phải làm
cho người học thấy được tính chỉnh thể của hệ thống tri thức triết học và tính cách
mạng, khoa học của triết học Mác - Lênin - đó là một hệ thống tri thức mở, phải
luôn luôn được bổ sung, phát triển trên cơ sở của thực tiễn



×