Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Chuẩn đầu ra đại học_ Trường đại học khoa học xã hội vfa nhân văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.5 KB, 69 trang )

Chuẩn đầu ra Trang

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
















CHUẨN ĐẦU RA
TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC























THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 7-2009


Chuẩn đầu ra Trang








LỜI NÓI ĐẦU

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn hiện đào tạo 6 Lĩnh vực, 14
Nhóm ngành, 28 Ngành và 53 Chương trình giáo dục như sau:


Stt Tên ngành Mã ngành Tên chương
trình giáo dục
Thời gian đào
tạo
Tổng
số
tín
chỉ
1 Giáo dục học 52.14.01.01 Tâm lý giáo dục 3,5 năm-
6 năm
140
2 Giáo dục học 52.14.01.01 Quản lý giáo dục 3,5 năm-
6 năm
140
3 Hán - Nôm 52.22.01.03 Hán - Nôm 3,5 năm-
6 năm
140
4 Việt Nam học 52.22.01.05 Việt Nam học 3,5 năm-
6 năm
140
5 Ngữ văn Anh 52.22.02.01 Văn hoá - văn học 3,5 năm-
6 năm
140
6 Ngữ văn Anh 52.22.02.01 Biên phiên dịch 3,5 năm-
6 năm
140
7 Ngữ văn Anh 52.22.02.01 Ngữ học - Dạy
tiếng
3,5 năm-
6 năm

140
8 Ngữ văn Nga 52.22.02.02 Ngữ văn Nga 3,5 năm-
6 năm
140
9 Ngữ văn Nga 52.22.02.02 Song ngữ Nga -
Anh (ngành phụ
của ngành Ngữ
văn Nga, SV học
thêm 2 học kỳ để
được cấp bằng thứ
hai: cao đẳng
tiếng Anh)
4,5-7 năm 69
10 Ngữ văn Pháp 52.22.02.03 Ngữ văn Pháp 3,5 năm-
6 năm
140
11 Ngữ văn Trung
Quốc
52.22.02.04 Ngữ văn Trung
Quốc
3,5 năm-
6 năm
140
Chuẩn đầu ra Trang

12 Ngữ văn Đức 52.22.02.05 Ngữ văn Đức 3,5 năm-
6 năm
140
13 Ngữ văn Tây
Ban Nha

52.22.02.06 Ngữ văn Tây Ban
Nha
3,5 năm-
6 năm
140
14 Đông phương
học
52.22.02.21 Trung Quốc học 3,5 năm-
6 năm
140
15 Đông phương
học
52.22.02.21 Úc học 3,5 năm-
6 năm
140
16 Đông phương
học
52.22.02.21 Ấn Độ học 3,5 năm-
6 năm
140
17 Đông phương
học
52.22.02.21 Thái Lan học 3,5 năm-
6 năm
140
18 Đông phương
học
52.22.02.21 Indonesia học 3,5 năm-
6 năm
140

19 Nhật Bản học 52.22.02.24 Nhật Bản học 3,5 năm-
6 năm
140
20 Hàn Quốc học
học
52.22.02.25 Hàn Quốc học 3,5 năm-
6 năm
140
21 Triết học 52.22.03.01 Triết học 3,5 năm-
6 năm
140
22 Triết học 52.22.03.01 Chính trị học 3,5 năm-
6 năm
140
23 Triết học 52.22.03.01 Chủ nghĩa xã hội
khoa học
3,5 năm-
6 năm
140
24 Triết học 52.22.03.01 Tôn giáo học 3,5 năm-
6 năm
140
25 Lịch sử 52.22.03.02 Lịch sử Việt Nam 3,5 năm-
6 năm
140
26 Lịch sử 52.22.03.02 Lịch sử thế giới 3,5 năm-
6 năm
140
27 Lịch sử 52.22.03.02 Lịch sử Đảng
Cộng sản Việt

Nam
3,5 năm-
6 năm
140
28 Lịch sử 52.22.03.02 Khảo cổ học 3,5 năm-
6 năm
140
29 Lịch sử 52.22.03.02 Tư tưởng Hồ Chí
Minh
3,5 năm-
6 năm
140
30 Lịch sử 52.22.03.02 Bảo tàng học và
Di sản
3,5 năm-
6 năm
140
31 Văn hoá học 52.22.03.03 Văn hoá học 3,5 năm-
6 năm
140
32 Ngôn ngữ học 52.22.03.04 Ngôn ngữ học 3,5 năm-
6 năm
140
33 Văn học 52.22.03.05 Văn học 3,5 năm- 140
Chuẩn đầu ra Trang

6 năm
34 Quan hệ quốc tế 52.31.02.04 Chính trị - Ngoại
giao
3,5 năm-

6 năm
140
35 Quan hệ quốc tế 52.31.02.04 Kinh tế quốc tế 3,5 năm-
6 năm
140
36 Quan hệ quốc tế 52.31.02.04 Luật quốc tế 3,5 năm-
6 năm
140
37 Xã hội học 52.31.03.01 Xã hội học 3,5 năm-
6 năm
140
38 Nhân học 52.31.03.02 Nhân học 3,5 năm-
6 năm
140
39 Tâm lý học 52.31.04.01 Tâm lý học 3,5 năm-
6 năm
140
40 Địa lý học 52.31.05.01 Địa lý môi trường 3,5 năm-
6 năm
140
41 Địa lý học 52.31.05.01 Địa lý kinh tế -
phát triển vùng
3,5 năm-
6 năm
140
42 Địa lý học 52.31.05.01 Địa lý dân số - Xã
hội
3,5 năm-
6 năm
140

43 Địa lý học 52.31.05.01 Bản đồ, viễn
thám, GIS
3,5 năm-
6 năm
140
44 Địa lý học 52.31.05.01 Địa lý du lịch 3,5 năm-
6 năm
140
45 Báo chí 52.32.01.01 Báo in và Xuất
bản
3,5 năm-
6 năm
140
46 Báo chí 52.32.01.01 Các phương tiện
truyền thông điện
tử
3,5 năm-
6 năm
140
47 Thư viện -
Thông tin
52.32.02.03 Thư viện - Thông
tin học
3,5 năm-
6 năm
140
48 Lưu trữ học 52.32.03.01 Lưu trữ học và
Quản trị văn
phòng
3,5 năm-

6 năm
140
49 Quản lý đô thị 52.34.04.51 Đô thị học 3,5 năm-
6 năm
140
50 Công tác xã hội 52.76.01.01 Công tác xã hội 3,5 năm-
6 năm
140
51 Du lịch 52.81.99.51 Hướng dẫn du lịch 3,5 năm-
6 năm
140
52 Du lịch 52.81.99.51

Quản trị lữ hành 3,5 năm-
6 năm
140
53 Du lịch 52.81.99.51

Quản trị khách
sạn - nhà hàng -
resort
3,5 năm-
6 năm
140
Chuẩn đầu ra Trang


Chuẩn đầu ra (learning outcome) trình độ đại học các ngành và chương trình giáo
dục (chuyên ngành) của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng căn cứ vào mục tiêu và nội

dung đào tạo của ngành/chuyên ngành đó; đồng thời chú trọng đáp ứng nhu cầu
xã hội.
Chuẩn đầu ra bao gồm các nội dung sau:
1. Trình độ kiến thức:
- Kiến thức tổng quát
- Kiến thức cơ bản/nền tảng
- Kiến thức chuyên ngành/chuyên sâu
2. Năng lực nhận thức, tư duy/Kỹ năng thực hành:
- Khả năng vận dụng, ứng dụng kiến thức vào các công việc cụ thể
- Kỹ năng quản lý
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề
- Kỹ năng giao tiếp xã hội
- Kỹ năng hợp tác, thuyết phục
3. Phẩm chất nhân văn:
- Tinh thần trách nhiệm
- Đạo đức nghề nghiệp
- Ý thức phục vụ cộng đồng
4. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
- Cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường
- Cơ hội học lên trình độ cao hơn (Thạc sĩ, Tiến sĩ)
Chuẩn đầu ra các ngành/chuyên ngành đào tạo (trình độ đại học) được ban
hành theo Quyết định số 323/QĐ-ĐT ngày 10 tháng 7 năm 2009 của Hiệu trưởng
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn















Chuẩn đầu ra Trang












Chuẩn đầu ra Trang


1. NGÀNH BÁO CHÍ HỌC, CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC BÁO IN
VÀ XUẤT BẢN
1. Trình độ kiến thức:

Sau 4 năm học, các cử nhân ngành Báo chí học, chương trình giáo dục Báo
in và Xuất bản phải nắm vững các kiến thức sau một cách có hệ thống:
- Kiến thức tổng quát: khối kiến thức giáo dục đại cương
- K iến thức cơ bản, nền tảng: khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.
- Kiến thức cơ sở ngành: kiến thức lý luận báo chí truyền thông, kiến thức
cơ bản về các loại hình báo chí (báo in, báo phát thanh, báo truyền hình và báo
trực tuyến), kiến thức chuyên sâu về báo in và xuất bản, hoạt động nghiệp vụ báo
chí và truyền thông.
- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B và kiến thức tiếng Anh chuyên
ngành báo chí, tin học văn phòng và các kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hoá,
xã hội phục vụ cho hoạt động báo chí.
2. Năng lực nhận thức, tư duy/Kỹ năng thực hành:
Sinh viên tốt nghiệp Cử nhân ngành Báo chí học, chương trình giáo dục
Báo in và Xuất bản được trang bị các kỹ năng thực hành và có thể áp dụng có
hiệu quả trên thực tế.
- Kỹ năng chuyên môn: viết báo (áp dụng ở nhiều thể loại báo chí: tin, nghị
luận, tường thuật, ký), sản xuất và phát hành các sản phẩm báo chí, tổ chức sự
kiện…
- Kỹ năng tác nghiệp: ( phỏng vấn, chụp ảnh, ghi hình, ghi âm, thu thập
thông tin, phân tích, tổng hợp, xử lý thông tin, dựng phim, giao tiếp, đàm phán,
thuyết trình…)
- Kỹ năng làm việc nhóm: có khả năng tổ chức, phân công và triển khai
các hoạt động chuyên môn phục vụ hoạt động truyền thông: báo chí, quảng cáo,
tổ chức sự kiện,…
- Kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, hiệu
quả và cẩn trọng, giảm thiểu sơ suất.
- Kỹ năng hợp tác với các cơ quan báo chí, truyền thông và các cơ quan,
đoàn thể thuộc các lĩnh vực khác trong xã hội
3. Phẩm chất nhân văn:
Các cử nhân ngành Báo chí, chương trình giáo dục Báo in và Xuất bản học

được đào tạo theo mục tiêu vừa hồng vừa chuyên, có tri thức vững vàng và
những phẩm chất nhân văn tốt đẹp:.
- Trung thành với quan điểm của Đảng và Nhà nước về các vấn đề chính trị
- xã hội, luật pháp và báo chí.
- Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc: nghiêm túc, kỷ luật, cẩn
thận, năng động, sáng tạo, nhạy bén, dũng cảm, cầu tiến.
- Giữ vững đạo đức nghề nghiệp của nhà báo
- Có ý thức phục vụ cộng đồng, trung thực, hoà đồng.
4. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
4.1. Vị trí làm việc:
Chuẩn đầu ra Trang

Các Cử nhân ngành Báo chí học, chương trình giáo dục Báo in và Xuất
bản có cơ hội làm việc ở các cơ quan, tổ chức báo chí, xuất bản và các cơ quan
thuộc các lĩnh vực khác trong xã hội, và có thể đảm nhiệm các vị trí khác nhau:
- Các cơ quan báo chí – truyền thông: phóng viên, biên tập viên (sau 2-3
năm làm phóng viên và có kinh nghiệm làm báo), thông tín viên, bình luận viên,
phát thanh viên, người sản xuất chương trình, người dẫn chương trình, chuyên
viên quảng cáo, chuyên viên đối ngoại, cộng tác viên.
- Các công ty, tổ chức: thông tín viên, chuyên viên tổ chức sự kiện, chuyên
viên quảng cáo, chuyên viên giao tế cộng đồng (PR), chuyên viên đối ngoại.
- Các trường đại học, cao đẳng và viện nghiên cứu: cán bộ giảng dạy, cán
bộ nghiên cứu.
4.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
Các cử nhân ngành báo Báo chí, chương trình giáo dục Báo in và Xuất bản
có cơ hội tiếp tục học tập, nghiên cứu ở các bậc/trình độ: bậc cao học (thạc sĩ),
bậc nghiên cứu sinh (tiến sĩ) thuộc lĩnh vực Báo chí – Truyền thông hoặc các
ngành đào tạo phù hợp khác (như Văn hoá học, Ngôn ngữ học, Đông phương
học, Văn học, v.v.) ở các cơ sở đào tạo báo chí trong và ngoài nước..
2. NGÀNH BÁO CHÍ HỌC, CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CÁC

PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG ĐIỆN TỬ
1. Trình độ kiến thức:
Các Cử nhân ngành Báo chí, chương trình giáo dục Các phương tiện
truyền thông điện tử được trang bị có hệ thống các khối các kiến thức sau một
cách có hệ thống:
- Kiến thức tổng quát: khối kiến thức giáo dục đại cương thể hiện qua
chương trình giáo dục đại cương.
- Kiến thức cơ bản, nền tảng: Thể hiện qua khối kiến thức giáo dục chuyên
nghiệp.
- Kiến thức chuyên ngành bao gồm: kiến thức lý luận báo chí truyền thông,
kiến thức cơ sở về các loại hình báo chí, kiến thức chuyên sâu báo phát thanh,
báo truyền hình và báo trực tuyến), hoạt động nghiệp vụ báo chí và truyền thông.
- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B và kiến thức tiếng Anh chuyên
ngành báo chí, tin học văn phòng và các kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hoá,
xã hội phục vụ cho hoạt động báo chí.
2. Năng lực nhận thức, tư duy/Kỹ năng thực hành:
Sinh viên tốt nghiệpCử nhân ngành Báo chí, chương trình giáo dục Các
phương tiện truyền thông điện tử được trang bị các kỹ năng thực hành và có thể
áp dụng có hiệu quả trên thực tế.
- Kỹ năng chuyên môn: sản xuất chương trình (truyền hình, phát thanh),
viết báo (áp dụng ở nhiều thể loại báo chí: tin, nghị luận, tường thuật, ký), sản
xuất và phát hành các sản phẩm báo chí, tổ chức sự kiện…
- Kỹ năng tác nghiệp: ( phỏng vấn, chụp ảnh, ghi hình, ghi âm, thu thập
thông tin, phân tích, tổng hợp, xử lý thông tin, dựng phim, giao tiếp, đàm phán,
thuyết trình…)
Chuẩn đầu ra Trang

- Kỹ năng làm việc nhóm: có khả năng tổ chức, phân công và triển khai
các hoạt động chuyên môn phục vụ hoạt động truyền thông: báo chí, quảng cáo,
tổ chức sự kiện,…

- Kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, hiệu
quả và cẩn trọng, giảm thiểu tối đa sơ suất trong tác nghiệp.
- Kỹ năng hợp tác với các cơ quan báo chí, truyền thông và các cơ quan,
đoàn thể thuộc các lĩnh vực khác trong xã hội trong các hoạt động truyền thông.
3. Phẩm chất nhân văn:
Các cử nhân ngành Báo chí chương trình giáo dục Các phương tiện truyền
thông điện tử được đào tạo theo mục tiêu vừa hồng vừa chuyên, có tri thức vững
vàng và những phẩm chất nhân văn tốt đẹp:.
.- Trung thành với quan điểm của Đảng và Nhà nước về các vấn đề chính
trị - xã hội, luật pháp và báo chí.
- Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc: nghiêm túc, kỷ luật, cẩn
thận, năng động, sáng tạo, nhạy bén, dũng cảm, cầu tiến.
- Giữ vững đạo đức nghề nghiệp của nhà báo
- Có ý thức phục vụ cộng đồng, trung thực, hoà đồng.
4. Vị trí làm việc và cơ hội học lên trình độ cao hơn:
4.1. Vị trí làm việc:
Các Cử nhân ngành Báo chí chương trình giáo dục Các phương tiện truyền
thông điện tử có cơ hội làm việc ở các cơ quan, tổ chức báo chí, xuất bản và các
cơ quan thuộc các lĩnh vực khác trong xã hội, và có thể đảm nhiệm các vị trí khác
nhau:
- Các cơ quan báo chí – truyền thông: thông tín viên, bình luận viên, phát
thanh viên, người sản xuất chương trình, người dẫn chương trình, phóng viên,
biên tập viên (sau 2-3 năm làm phóng viên và có kinh nghiệm làm báo), chuyên
viên quảng cáo, chuyên viên đối ngoại cộng tác viên.
- Các công ty, tổ chức: thông tín viên, chuyên viên tổ chức sự kiện, chuyên
viên quảng cáo, chuyên viên đối ngoại.
- Các trường đại học và viện nghiên cứu: cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên
cứu.
4.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
Các Cử nhân ngành Báo chí, chương trình giáo dục Các phương tiện

truyền thông điện tử có cơ hội được tiếp tục đào tạo ở các bậc/trình độ cao hơn:
bậc cao học (thạc sĩ), bậc nghiên cứu sinh (tiến sĩ) thuộc lĩnh vực Báo chí –
Truyền thông hoặc các ngành đào tạo phù hợp khác (như Văn hoá học, Ngôn ngữ
học, Văn học , Đông phương học v.v.) ở các cơ sở đào tạo báo chí trong và ngoài
nước..
3. NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI, CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
CÔNG TÁC XÃ HỘI
1. Trình độ kiến thức:
Cử nhân ngành Công tác xã hội, chương trình giáo dục Công tác xã hội
được trang bị có hệ thống các khối phải nắm vững các kiến thức sau một cách có
hệ thống:
Chuẩn đầu ra Trang 10

- Kiến thức tổng quát: các kiến thức đại cương thuộc lĩnh vực khoa học xã
hội và hành vi, khoa học nhân văn.
- Kiến thức cơ bản: các kiến thức thuộc khối ngành Khoa học xã hội và
hành vi và khối ngành Phục vụ xã hội.
- Kiến thức chuyên ngành/chuyên sâu: Công tác xã hội đại cương, Công
tác xã hội với cá nhân và nhóm, An sinh xã hội; Phát triển cộng đồng; Công tác
xã hội với trẻ em, người già, người tàn tật, nhóm dễ bị tổn thương, sức khỏe cộng
đồng.
- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B, tin học văn phòng và các kiến
thức về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội phục vụ cho hoạt động Công tác xã hội.
2. Năng lực nhận thức, tư duy/Kỹ năng thực hành:
Cử nhân ngành Công tác xã hội, chương trình giáo dục Công tác xã hội
được trang bị các kỹ năng thực hành và có thể áp dụng có hiệu quả trên thực tế.
- Kỹ năng làm việc nhóm;
- Kỹ năng giải quyết xung đột;
- Kỹ năng tham vấn;
- Kỹ năng ra quyết định;

- Kỹ năng tạo nguồn lực;
- Kỹ năng xây dựng và quản lý dự án liên quan đến ngành Công tác xã hội.
3. Phẩm chất nhân văn:
Các cử nhân ngành Công tác xã hội, chương trình giáo dục Công tác xã hội
được đào tạo theo mục tiêu vừa hồng vừa chuyên, có tri thức vững vàng và
những phẩm chất nhân văn tốt đẹp:.
- Chấp nhận thân chủ;
- Ý thức phục vụ cộng đồng;
- Năng động, tự tin, độc lập;
- Trung thực, giản dị;
- Thực hiện tốt các quy định về đạo đức của ngành Công tác xã hội.
4. Vị trí làm việc và cơ hội học lên trình độ cao hơn:
4.1 Vị trí làm việc:
- Cử nhân ngành Công tác xã hội, chương trình giáo dục Công tác xã hội
có thể làm cán sự xã hội như: Nhân viên xã hội tại các cơ sở xã hội điều phối
viên chương trình, dự án; lãnh đạo và chuyên viên tại các trung tâm, nhà mở…;
các dịch vụ xã hội: tư vấn, kiểm huấn; làm việc tại các cơ quan, đoàn thể, lĩnh
vực công tác như NGOs trong và ngoài nước; các công ty, xí nghiệp, bệnh viện;
ngành Lao động – Thương binh và Xã hội; các tổ chức đoàn thể như Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ, Công đoàn, các cơ quan bảo vệ pháp
luật; ác chọc phải là những con ngườigiảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại
học, cao đẳng về các ngành/chuyên ngành: Công tác xã hội, Xã hội học,…; các
viện, trung tâm nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn; các trung
tâm đào tạo, kiểm huấn Công tác xã hội.
4.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
Cử nhân ngành Công tác xã hội, chương trình giáo dục Công tác xã hội có
thể học lên bậc Thạc sĩ và Tiến sĩ các chuyên ngành Xã hội học hoặc các chuyên
ngành khác thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội và hành vi. Việc tìm kiếm học bổng
Chuẩn đầu ra Trang 11


sau đại học và cơ hội tu nghiệp ở nước ngoài đối với ngành Công tác xã hội là rất
thuận lợi vì đây là một ngành đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm bởi
tính chất phục vụ cộng đồng của nó.
4. NGÀNH DU LỊCH, CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC HƯỚNG DẪN
DU LỊCH
1. Trình độ kiến thức:
Cử nhân ngành Du lịch, chương trình giáo dục Hướng dẫn du lịch được
trang bị có hệ thống các khối phải nắm vững các kiến thức sau một cách có hệ
thống:
- Kiến thức tổng quát: các kiến thức đại cương thuộc lĩnh vực khoa học xã
hội và hành vi, khoa học nhân văn, khách sạn, du lịch, thể thao và dịch vụ cá
nhân.

- Kiến thức cơ bản: các kiến thức thuộc khối ngành Khoa học xã hội và
hành vi, khoa học nhân văn, và khối ngành du lịch.

- Kiến thức chuyên ngành/chuyên sâu: kiến thức về du lịch, về văn hóa -
lịch sử - địa lý, ngoại ngữ chuyên ngành, các quy tắc thao tác nghề nghiệp, kinh
nghiệm xử lý và giải quyết tình huống, tiếp xúc và giao dịch với các đối tác trong
quá trình triển khai, thực hiện các chương trình du lịch.
- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh chuyên ngành du lịch, tin học văn phòng.

2. Năng lực nhận thức, tư duy/Kỹ năng thực hành:
Cử nhân ngành Du lịch, chương trình giáo dục Hướng dẫn du lịch được
trang bị các kỹ năng thực hành và có thể áp dụng có hiệu quả trên thực tế:
- Tư duy đúng phương pháp, biết sử dụng các phương pháp làm việc liên
ngành và chuyên ngành phục vụ cho hoạt động hướng dẫn du lịch.
- Có khả năng thực hành tốt các kỹ năng làm việc cơ bản như: kỹ năng
phân tích và giải quyết vấn đề, kỹ năng sử dụng máy tính, kỹ năng làm việc
nhóm, kỹ năng quản trị.

- Có đủ năng lực để đảm nhận nhiệm vụ của một hướng dẫn viên du lịch
tour nội địa và quốc tế; thuyết minh viên tại các khu du lịch hoặc điểm du lịch,
trưởng đoàn hướng dẫn.
- Có kiến thức về tuyến điểm du lịch, lịch sử, văn hóa, đặc điểm chung về
kinh tế, xã hội Việt Nam và các nước, có khả năng triển khai các hoạt động
nghiệp vụ trong quy trình hướng dẫn du lịch, quản lý đoàn khách.
3. Phẩm chất nhân văn:
Các cử nhân ngành Du lịch, chương trình giáo dục Hướng dẫn du lịch
được đào tạo theo mục tiêu vừa hồng vừa chuyên, có tri thức vững vàng và
những phẩm chất nhân văn tốt đẹp:
- Ý thức phục vụ cộng đồng;
- Năng động, tự tin, độc lập;
- Trung thực, giản dị;
- Thực hiện tốt các quy định về đạo đức nghề nghiệp.
4. Vị trí làm việc và cơ hội học lên trình độ cao hơn:
4.1 Vị trí làm việc:
Cử nhân ngành Du lịch, chương trình giáo dục Hướng dẫn du lịch có thể
làm việc trong các lĩnh vực và vị trí sau:
Chuẩn đầu ra Trang 12

- Hướng dẫn viên, trưởng đoàn du lịch các tour du lịch nội địa và quốc tế;
- Tham gia làm việc trong các dự án phát triển du lịch, các doanh nghiệp
du lịch, tại các cơ quan, viện nghiên cứu du lịch;
- Tham gia giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, trung
học chuyên nghiệp có đào tạo về du lịch;
4.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
Cử nhân ngành Du lịch, chương trình giáo dục Hướng dẫn du lịch có thể
tiếp tục theo học chuyên sâu ở những bậc đào tạo sau đại học chuyên ngành du
lịch trong nước và nước ngoài.
5. NGÀNH DU LỊCH, CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC QUẢN TRỊ LỮ

HÀNH
1. Trình độ kiến thức:
Cử nhân ngành Du lịch, chương trình giáo dục Quản trị lữ hành được trang
bị có hệ thống các khối phải nắm vững các kiến thức sau một cách có hệ thống:
- Kiến thức tổng quát: các kiến thức đại cương thuộc lĩnh vực khoa học xã
hội và hành vi, khoa học nhân văn, khách sạn, du lịch, thể thao và dịch vụ cá
nhân.

- Kiến thức cơ bản: các kiến thức thuộc khối ngành Khoa học xã hội và
hành vi, khoa học nhân văn, và khối ngành du lịch.

- Kiến thức chuyên ngành/chuyên sâu: kiến thức về tuyến điểm du lịch, sản
phẩm và chất lượng sản phẩm du lịch - lữ hành, tiếp thị và quản trị kinh doanh lữ
hành, các nguyên tắc quản trị kinh doanh lữ hành, nghiệp vụ điều hành các
chương trình du lịch.
- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh chuyên ngành du lịch, tin học văn phòng.
2. Năng lực nhận thức, tư duy/Kỹ năng thực hành:
Cử nhân ngành Du lịch, chương trình giáo dục Quản trị lữ hành được
trang bị các kỹ năng thực hành và có thể áp dụng có hiệu quả trên thực tế:
- Tư duy đúng phương pháp, biết sử dụng các phương pháp làm việc liên
ngành và chuyên ngành phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, tổ chức, quản trị,
điều hành du lịch.
- Có khả năng thực hành tốt các kỹ năng làm việc cơ bản như: kỹ năng
phân tích và giải quyết vấn đề, kỹ năng sử dụng máy tính, kỹ năng làm việc
nhóm, kỹ năng quản trị.
- Có khả năng quản trị tuyến điểm du lịch, sản phẩm và chất lượng sản
phẩm du lịch - lữ hành, tiếp thị và quản trị kinh doanh lữ hành, có khả năng triển
khai các nguyên tắc quản trị kinh doanh lữ hành, nghiệp vụ điều hành khi triển
khai, thực hiện các chương trình du lịch; có năng lực đảm nhận nhiệm vụ của một
nhân viên thiết kế và phát triển sản phẩm lữ hành, điều hành tour hay hoạch định

chiến lược marketing và kinh doanh lữ hành, chuyên viên nghiên cứu các vấn đề
liên quan đến lĩnh vực kinh doanh du lịch.
3. Phẩm chất nhân văn:
Các cử nhân ngành Du lịch, chương trình giáo dục Quản trị lữ hành được
đào tạo theo mục tiêu vừa hồng vừa chuyên, có tri thức vững vàng và những
phẩm chất nhân văn tốt đẹp:
- Ý thức phục vụ cộng đồng;
Chuẩn đầu ra Trang 13

- Năng động, tự tin, độc lập;
- Trung thực, giản dị;
- Thực hiện tốt các quy định về đạo đức nghề nghiệp.
4. Vị trí làm việc và cơ hội học lên trình độ cao hơn:
4.1 Vị trí làm việc:
Cử nhân ngành Du lịch, chương trình giáo dục Quản trị khách sạn - nhà
hàng – resort có thể làm việc trong các lĩnh vực và vị trí sau:
- Tham gia làm việc trong các dự án phát triển du lịch, các doanh nghiệp
du lịch, tại các cơ quan, viện nghiên cứu phát triển và quản lý du lịch;
- Tham gia giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, trung
học chuyên nghiệp có đào tạo về du lịch;
- Quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh du lịch, chuyên viên lễ tân.
4.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
Cử nhân ngành Du lịch, chương trình giáo dục Quản trị lữ hành có thể tiếp
tục theo học chuyên sâu ở những bậc đào tạo sau đại học chuyên ngành du lịch
trong nước và nước ngoài.
6. NGÀNH DU LỊCH, CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC QUẢN TRỊ
KHÁCH SẠN – NHÀ HÀNG – RESORT
1. Trình độ kiến thức:
Cử nhân ngành Du lịch, chương trình giáo dục Quản trị khách sạn – nhà
hàng - resort được trang bị có hệ thống các khối phải nắm vững các kiến thức sau

một cách có hệ thống:
- Kiến thức tổng quát: các kiến thức đại cương thuộc lĩnh vực khoa học xã
hội và hành vi, khoa học nhân văn, khách sạn, du lịch, thể thao và dịch vụ cá
nhân.

- Kiến thức cơ bản: các kiến thức thuộc khối ngành Khoa học xã hội và
hành vi, khoa học nhân văn, và khối ngành du lịch.

- Kiến thức chuyên ngành/chuyên sâu: Có hiểu biết cơ bản về thể chế và
tình hình chính trị xã hội, kiến thức về cơ sở lưu trú và ẩm thực trong du lịch, tiếp
thị và quản trị kinh doanh cơ sở lưu trú, tiếp thị và quản trị kinh doanh nhà hàng,
nghiệp vụ phục vụ trong cơ sở lưu trú, nhà hàng và bar
- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh chuyên ngành du lịch, tin học văn phòng.
2. Năng lực nhận thức, tư duy/Kỹ năng thực hành:
Cử nhân ngành Du lịch, chương trình giáo dục Quản trị khách sạn - nhà
hàng – resort được trang bị các kỹ năng thực hành và có thể áp dụng có hiệu quả
trên thực tế:
- Tư duy đúng phương pháp, biết sử dụng các phương pháp làm việc liên
ngành và chuyên ngành phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, tổ chức, quản lý, điều
hành và kinh doanh khách sạn – nhà hàng - resort.
- Có khả năng thực hành tốt các kỹ năng làm việc cơ bản như: kỹ năng
phân tích và giải quyết vấn đề, kỹ năng sử dụng máy tính, kỹ năng làm việc
nhóm, kỹ năng quản trị.
- Sinh viên tốt nghiệp có đủ năng lực để đảm nhận nhiệm vụ của một
chuyên viên lễ tân, điều hành hoạt động kinh doanh hay hoạch định chiến lược
marketing và kinh doanh khách sạn - nhà hàng - resort.
Chuẩn đầu ra Trang 14

3. Phẩm chất nhân văn:
Các cử nhân ngành Du lịch, chương trình giáo dục Quản trị khách sạn -

nhà hàng – resort được đào tạo theo mục tiêu vừa hồng vừa chuyên, có tri thức
vững vàng và những phẩm chất nhân văn tốt đẹp:
- Ý thức phục vụ cộng đồng;
- Năng động, tự tin, độc lập;
- Trung thực, giản dị;
- Thực hiện tốt các quy định về đạo đức nghề nghiệp.
4. Vị trí làm việc và cơ hội học lên trình độ cao hơn:
4.1 Vị trí làm việc:
Cử nhân ngành Du lịch, chương trình giáo dục Quản trị khách sạn - nhà
hàng – resort có thể làm việc trong các lĩnh vực và vị trí sau:
- Làm việc trong các dự án phát triển du lịch, các doanh nghiệp du lịch, tại
các cơ quan, viện nghiên cứu phát triển và quản lý du lịch;
- Tham gia giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, trung
học chuyên nghiệp có đào tạo về du lịch;
- Chuyên viên lễ tân, điều hành hoạt động kinh doanh hay hoạch định
chiến lược marketing và kinh doanh khách sạn - nhà hàng - resort.
4.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
Cử nhân ngành Du lịch, chương trình giáo dục Quản trị khách sạn - nhà
hàng – resort có thể tiếp tục theo học chuyên sâu ở những bậc đào tạo sau đại học
chuyên ngành du lịch trong nước và nước ngoài.

7. NGÀNH ĐỊA LÝ, CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐỊA LÝ MÔI
TRƯỜNG
1. Trình độ kiến thức:
Cử nhân ngành Địa lý, chương trình giáo dục Địa lý môi trường được trang
bị có hệ thống các khối kiến thức sau một cách có hệ thống:
- Kiến thức đại cương của lĩnh vực khoa học xã hội và hành vi, khoa học
nhân văn.
- Kiến thức cơ bản thuộc khối ngành khoa học xã hội và hành vi.
- Kiến thức chuyên ngành về quy luật thành tạo và phát triển của các hợp

phần của tự nhiên; các dạng tài nguyên môi trường; đặc điểm phân hoá và mối
quan hệ tương tác theo không gian và thời gian của các hoạt động của con người;
quan điểm hội nhập và phát triển bền vững; kiến thức cơ bản về tài nguyên và
môi trường; kiến thức về quản l ý môi trường, bảo vệ và sử dụng hợp l ý tài
nguyên thiên nhiên.
- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B , tin học văn phòng.
2. Năng lực nhận thức, tư duy/Kỹ năng thực hành:
Cử nhân ngành Địa lý, chương trình giáo dục Địa lý môi trường được trang
bị các kỹ năng thực hành và có thể áp dụng có hiệu quả trên thực tế :
- Khả năng tư duy độc lập và tư duy phản biện;
- Khả năng tư duy không gian và tư duy hệ thống trong quá trình quan sát
và đánh giá vấn đề;
Chuẩn đầu ra Trang 15

- Kỹ năng sử dụng các công cụ nghiên cứu địa lý (bản đồ, viễn thám, GIS,
các phần mềm tin học chuyên dụng trong khoa học xã hội) để phân tích, đánh giá
và xử lý các vấn đề môi trường và kinh tế xã hội;
- Kỹ năng làm việc cá nhân, kỹ năng làm việc nhóm và hợp tác giải quyết
vấn đề;
- Phương pháp nghiên cứu trong lĩnh vực tài nguyên môi trường;
- Khả năng ứng dụng một số công cụ trong công tác quản lý môi trường.
3. Phẩm chất nhân văn:
Cử nhân ngành Địa lý, chương trình giáo dục Địa lý môi trường được đào
tạo theo mục tiêu vừa hồng vừa chuyên, có tri thức vững vàng và những phẩm
chất nhân văn tốt đẹp:.
- Có phẩm chất chính trị;
- Năng động, nhiệt tình, có tinh thần hợp tác và có trách nhiệm trong công
việc;
- Có đạo đức nghề nghiệp.
4. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:

4.1 Vị trí làm việc:
Cử nhân ngành Địa lý, chương trình giáo dục Địa lý môi trường có thể làm
việc trong các lĩnh vực và vị trí sau:
- Các dự án phát triển, dự án liên ngành của các cơ quan nhà nước, các tổ
chức quốc tế hoặc phi chính phủ, các công ty, doanh nghiệp kinh tế, xã hội thuộc
các lĩnh vực đánh giá chất lượng môi trường, quản l ý môi trường, giáo dục, sử
dụng hợp l ý và bảo vệ môi trường;
- Nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học,
cao đẳng và phổ thông.
4.2 Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
Cử nhân ngành Địa lý, chương trình giáo dục Địa lý môi trường, có thể
tiếp tục học sau đại học (bậc thạc sĩ, tiến sĩ) chuyên ngành Địa lý, Môi trường và
các ngành gần khác ở trong và ngoài nước
8. NGÀNH ĐỊA LÝ, CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐỊA LÝ KINH
TẾ - PHÁT TRIỂN VÙNG
1. Trình độ kiến thức:
Cử nhân ngành Địa lý, chương trình giáo dục Địa lý kinh tế - Phát triển
vùng được trang bị có hệ thống các khối kiến thức sau:
- Kiến thức đại cương của lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.
- Kiến thức cơ bản thuộc khối ngành khoa học xã hội và hành vi.
- Kiến thức chuyên ngành về quy luật thành tạo và phát triển của các hợp
phần của tự nhiên ; các dạng tài nguyên môi trường; đặc điểm phân hoá và mối
quan hệ tương tác theo không gian và thời gian của các hoạt động của con người;
quan điểm hội nhập và phát triển bền vững; lý thuyết về tổ chức không gian lãnh
thổ, định hướng phát triển vùng, kinh tế vùng và nghiên cứu thị trường; kiến thức
cơ bản về kinh tế vĩ mô, toàn cầu hoá và hội nhập.
- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B, tin học văn phòng.
2. Năng lực nhận thức, tư duy/Kỹ năng thực hành:
Chuẩn đầu ra Trang 16


Cử nhân ngành Địa lý, chương trình giáo dục Địa lý kinh tế - Phát triển
vùng được trang bị các kỹ năng thực hành và có thể áp dụng có hiệu quả trên
thực tế :
- Khả năng tư duy độc lập và tư duy phản biện;
- Khả năng tư duy không gian và tư duy hệ thống trong quá trình quan sát
và đánh giá vấn đề;
- Kỹ năng sử dụng các công cụ nghiên cứu địa lý (bản đồ, viễn thám, GIS,
các phần mềm tin học chuyên dụng trong khoa học xã hội) để phân tích, đánh giá
và xử lý các vấn đề môi trường và kinh tế xã hội;
- Kỹ năng làm việc cá nhân, kỹ năng làm việc nhóm và hợp tác giải quyết
vấn đề;
- Phương pháp nghiên cứu địa l ý nhân văn;
- Kỹ năng ứng dụng một số công cụ tính toán kinh tế và phân tích không
gian để giải quyết các bài toán kinh tế vùng.
3. Phẩm chất nhân văn:
Cử nhân ngành Địa lý, chương trình giáo dục Địa lý kinh tế - Phát triển
vùng được đào tạo theo mục tiêu vừa hồng vừa chuyên, có tri thức vững vàng và
những phẩm chất nhân văn tốt đẹp:.
- Có phẩm chất chính trị;
- Năng động, nhiệt tình, có tinh thần hợp tác và có trách nhiệm trong công
việc;
- Có đạo đức nghề nghiệp.
4. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
4.1 Vị trí làm việc:
Cử nhân ngành Địa lý, chương trình giáo dục Địa lý kinh tế - Phát triển
vùng, có thể làm việc trong các lĩnh vực và vị trí sau:
- Các dự án phát triển, dự án liên ngành của các cơ quan nhà nước, các tổ
chức quốc tế hoặc phi chính phủ, các công ty, doanh nghiệp kinh tế, xã hội;
- Nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học,
cao đẳng và phổ thông;

- Tổ chức không gian kinh tế, lựa chọn vị trí/địa điểm và phát triển thị
trường;
- Hoạch định chính sách phát triển, quy hoạch và quản l ý vùng - đô thị.
4.2 Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
Cử nhân ngành Địa lý, chương trình giáo dục Địa lý kinh tế - Phát triển
vùng có thể tiếp tục học sau đại học (bậc thạc sĩ, tiến sĩ) chuyên ngành Địa lý,
Môi trường và các ngành gần ở trong và ngoài nước.


9. NGÀNH ĐỊA LÝ, CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐỊA LÝ DÂN SỐ
- XÃ HỘI
1. Trình độ kiến thức:
Cử nhân ngành Địa lý, chương trình giáo dục Địa lý dân số - Xã hội được
trang bị có hệ thống các khối kiến thức sau :
- Kiến thức đại cương của lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.
Chuẩn đầu ra Trang 17

- Kiến thức cơ bản thuộc khối ngành khoa học xã hội và hành vi.
- Kiến thức chuyên ngành về quy luật thành tạo và phát triển của các hợp
phần của tự nhiên ; các dạng tài nguyên môi trường; đặc điểm phân hoá và mối
quan hệ tương tác theo không gian và thời gian của các hoạt động của con người;
quan điểm hội nhập và phát triển bền vững; kiến thức về các vấn đề dân số, xã
hội và phát triển; kiến thức cơ bản về vấn đề quản lý lao động và nguồn nhân lực.
- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B, tin học văn phòng.
2. Năng lực nhận thức, tư duy/Kỹ năng thực hành:
Cử nhân ngành Địa lý, chương trình giáo dục Địa lý dân số - Xã hội được
trang bị các kỹ năng thực hành và có thể áp dụng có hiệu quả trên thực tế:
- Khả năng tư duy độc lập và tư duy phản biện;
- Khả năng tư duy không gian và tư duy hệ thống trong quá trình quan sát
và đánh giá vấn đề;

- Kỹ năng sử dụng các công cụ nghiên cứu địa lý (bản đồ, viễn thám, GIS,
các phần mềm tin học chuyên dụng trong khoa học xã hội) để phân tích, đánh giá
và xử lý các vấn đề môi trường và kinh tế xã hội;
- Kỹ năng làm việc cá nhân, kỹ năng làm việc nhóm và hợp tác giải quyết
vấn đề;
- Phương pháp nghiên cứu, phân tích các vấn đề dân số, xã hội và phát
triển;
- Kỹ năng ứng dụng một số công cụ nghiên cứu để phân tích, giải quyết
các vấn đề dân số, lao động và xã hội;
- Kỹ năng xây dựng và tham gia vào các dự án phát triển.
3. Phẩm chất nhân văn:
Cử nhân ngành Địa lý, chương trình giáo dục Địa lý dân số - Xã hội được
đào tạo theo mục tiêu vừa hồng vừa chuyên, có tri thức vững vàng và những
phẩm chất nhân văn tốt đẹp:.
- Có phẩm chất chính trị;
- Năng động, nhiệt tình, có tinh thần hợp tác và có trách nhiệm trong công
việc;
- Có đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt.
4. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
4.1 Vị trí làm việc:
Cử nhân ngành Địa lý, chương trình giáo dục Địa lý dân số - Xã hội, có thể
làm việc trong các lĩnh vực và vị trí sau:
- Các dự án phát triển, dự án liên ngành của các cơ quan nhà nước, các tổ
chức quốc tế hoặc phi chính phủ, các công ty, doanh nghiệp kinh tế, xã hội thuộc
các lĩnh vực dân số, lao động và xã hội; xây dựng, quản lý và thực hiện các dự án
phát triển; hoạch định chính sách phát triển, chính sách xã hội và quản l ý xã hội;
- Nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học,
cao đẳng và phổ thông.
4.2 Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
Cử nhân ngành Địa lý, chương trình giáo dục Địa lý dân số - Xã hội có thể

tiếp tục học sau đại học (bậc thạc sĩ, tiến sĩ) chuyên ngành Địa lý, Môi trường và
các ngành gần khác ở trong và ngoài nước
Chuẩn đầu ra Trang 18

10. NGÀNH ĐỊA LÝ, CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC BẢN ĐỒ -
VIỄN THÁM - GIS
1. Trình độ kiến thức:
Cử nhân ngành Địa lý, chương trình giáo dục Bản đồ - Viễn thám - GIS
được trang bị có hệ thống các khối các kiến thức sau:
- Kiến thức cơ bản về quy luật thành tạo và phát triển của các hợp phần của
tự nhiên; các dạng tài nguyên môi trường;
- Đặc điểm phân hoá và mối quan hệ tương tác theo không gian và thời
gian của các hoạt động của con người;
- Quan điểm hội nhập và phát triển bền vững;
- Kiến thức cơ bản về bản đồ, GIS và viễn thám.
- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B, tin học văn phòng
2. Năng lực nhận thức, tư duy/Kỹ năng thực hành:
Cử nhân ngành Địa lý, chương trình giáo dục Bản đồ - Viễn thám - GIS
được trang bị các kỹ năng thực hành và có thể áp dụng có hiệu quả trên thực tế:
- Khả năng tư duy độc lập và tư duy phản biện;
- Khả năng tư duy không gian và tư duy hệ thống trong quá trình quan sát
và đánh giá vấn đề;
- Kỹ năng sử dụng các công cụ nghiên cứu địa lý (bản đồ, viễn thám, GIS,
các phần mềm tin học chuyên dụng trong khoa học xã hội) để phân tích, đánh giá
và xử lý các vấn đề môi trường và kinh tế xã hội;
- Kỹ năng làm việc cá nhân, kỹ năng làm việc nhóm và hợp tác giải quyết
vấn đề;
- Kỹ năng xây dựng bản đồ, giải đoán ảnh viễn thám, xây dựng dữ liêu
GISl;
- Kỹ năng ứng dụng kỹ thuật viễn thám và GIS trong việc giải quyết các

bài toán liên quan đến không gian.
3. Phẩm chất nhân văn:
Cử nhân ngành Địa lý, chương trình giáo dục Bản đồ - Viễn thám - GIS
được đào tạo theo mục tiêu vừa hồng vừa chuyên, có tri thức vững vàng và
những phẩm chất nhân văn tốt đẹp:.
- Có phẩm chất chính trị;
- Năng động, nhiệt tình, có tinh thần hợp tác và có trách nhiệm trong công
việc;
- Có đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt.
4. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
4.1 Vị trí làm việc:
Cử nhân ngành Địa lý, chương trình giáo dục Bản đồ - Viễn thám – GIS có
thể làm việc trong các lĩnh vực và vị trí sau:
- Các dự án phát triển, dự án liên ngành của các cơ quan nhà nước, các tổ
chức quốc tế hoặc phi chính phủ, các công ty, doanh nghiệp kinh tế, xã hội;
- Nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học,
cao đẳng và phổ thông;
- Thu thập xử lý, phân tích và cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết
định trong quy hoạch, quản lý và tổ chức không gian lãnh thổ;
Chuẩn đầu ra Trang 19

- Thiết kế, xây dựng và quản lý các dự án nghiên cứu và ứng dụng GIS.
4.2 Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
Cử nhân ngành Địa lý, chương trình giáo dục Bản đồ - Viễn thám - GIS có
thể tiếp tục học sau đại học (bậc thạc sĩ, tiến sĩ) chuyên ngành Địa lý, Môi trường
và các ngành khác gần ở trong và ngoài nước.
11. NGÀNH ĐỊA LÝ, CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐỊA LÝ DU
LỊCH
1. Trình độ kiến thức:
Cử nhân ngành Địa lý, chương trình giáo dục Địa lý du lịch được trang bị

có hệ thống các khối kiến thức sau:
- Kiến thức cơ bản về quy luật thành tạo và phát triển của các hợp phần của
tự nhiên; các dạng tài nguyên môi trường;
- Đặc điểm phân hoá và mối quan hệ tương tác theo không gian và thời
gian của các hoạt động của con người;
- Quan điểm hội nhập và phát triển bền vững;
- Kiến thức cơ bản về địa lý du lịch, khoa học du lịch và phát triển du lịch
bền vững; các lý thuyết quy hoạch và tổ chức không gian du lịch; kiến thức cơ
bản về tổ chức các hoạt động du lịch.
- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B, tin học văn phòng.
2. Năng lực nhận thức, tư duy/Kỹ năng thực hành:
Cử nhân ngành Địa lý, chương trình giáo dục Địa lý du lịch được trang bị
các kỹ năng thực hành và có thể áp dụng có hiệu quả trên thực tế:
- Khả năng tư duy độc lập và tư duy phản biện;
- Khả năng tư duy không gian và tư duy hệ thống trong quá trình quan sát
và đánh giá vấn đề;
- Kỹ năng sử dụng các công cụ nghiên cứu địa lý (bản đồ, viễn thám, GIS,
các phần mềm tin học chuyên dụng trong khoa học xã hội) để phân tích, đánh giá
và xử lý các vấn đề môi trường và kinh tế xã hội;
- Kỹ năng làm việc cá nhân, kỹ năng làm việc nhóm và hợp tác giải quyết
vấn đề;
- Phương pháp nghiên cứu và kỹ năng phân tích, đánh giá các nguồn tài
nguyên du lịch và tiềm năng phát triển du lịch.
3. Phẩm chất nhân văn:
Cử nhân ngành Địa lý, chương trình giáo dục Địa lý du lịch được đào tạo
theo mục tiêu vừa hồng vừa chuyên, có tri thức vững vàng và những phẩm chất
nhân văn tốt đẹp:
- Có phẩm chất chính trị;
- Năng động, nhiệt tình, có tinh thần hợp tác và có trách nhiệm trong công
việc;

- Có đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt.
4. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
4.1 Vị trí làm việc:
Cử nhân ngành Địa lý, chương trình giáo dục Địa lý du lịch có thể làm việc
trong các hoạt động và lĩnh vực sau:
Chuẩn đầu ra Trang 20

- Các dự án phát triển, dự án liên ngành của các cơ quan nhà nước, các tổ
chức quốc tế hoặc phi chính phủ, các công ty, doanh nghiệp kinh tế, xã hội;
- Nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học,
cao đẳng và phổ thông;
- Quy hoạch và tổ chức lãnh thổ du lịch;
- Hoạch định chính sách và tổ chức quản l ý hoạt động du lịch.
4.2 Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
Cử nhân ngành Địa lý, chương trình giáo dục Địa lý du lịch có thể tiếp tục
học sau đại học (bậc thạc sĩ, tiến sĩ) chuyên ngành Địa lý, Môi trường và các
ngành gần khác ở trong và ngoài nước.
12. NGÀNH ĐÔ THỊ HỌC, CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐÔ THỊ
HỌC
1. Trình độ kiến thức
Cử nhân ngành Đô thị học, chương trình giáo dục Đô thị học được trang bị
có hệ thống các khối kiến thức sau:
- Kiến thức tổng quát: những kiến thức cốt lõi về khoa học xã hội và hành
vi và khoa học nhân văn;
- Kiến thức cơ bản: trang bị kiến thức về kinh tế, văn hoá, xã hội, kiến trúc,
môi trường… làm nền tảng cho ngành học;
- Kiến thức chuyên ngành: trang bị kiến thức chuyên ngành gắn liền lý
thuyết với thực tiễn về quản lý đô thị và quản lý dự án.
- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B, tin học văn phòng.
2. Kỹ năng thực hành

Cử nhân ngành Đô thị học, chương trình giáo dục Đô thị học được đào tạo
theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu
của thị trường lao động. Những kỹ năng đó bao gồm:
- Đọc và hiểu thuật ngữ chuyên ngành;
- Có kiến thức và kỹ năng công nghệ thông tin;
- Có khả năng làm việc độc lập, biết thiết kế và tổ chức triển khai dự án
vừa và nhỏ, biết thương thuyết và đàm phám;
- Có năng lực làm việc nhóm và huy động nguồn lực cho dự án;
- Có kỹ năng giao tiếp, biết soạn thảo văn bản, biết nghiên cứu khoa học
định tính và định lượng, biết phân tích và bình luận các tình huống văn hoá – xã
hội;
- Có khả năng xây dựng, đánh giá và thẩm định dự án ở các cấp độ khác
nhau…
3. Phẩm chất nhân văn
Cử nhân ngành Đô thị học, chương trình giáo dục Đô thị học được đào tạo
theo mục tiêu vừa hồng vừa chuyên, có tri thức vững vàng và những phẩm chất
nhân văn tốt đẹp:
- Trung thành với chế độ;
- Có tinh thần phục vụ cộng đồng và xã hội;
- Nhạy bén.
4. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn
4.1 Vị trí làm việc
Chuẩn đầu ra Trang 21

Cử nhân ngành Đô thị học, chương trình giáo dục Đô thị học có thể làm
việc trong các các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức nhân
dân, các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân và nước ngoài; các tổ chức phát triển
quốc tế; các tổ chức phi chính phủ quốc tế và địa phương với các công việc cụ
thể sau:
- Tư vấn;

- Điều phối;
- Quy hoạch về kinh tế - xã hội;
- Thiết kế và xây dựng chính sách liên quan đến đô thị;
- Xây dựng, thẩm định và đánh giá dự án;
- Giảng dạy và nghiên cứu ở các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên
cứu, trung tâm có liên quan đến Đô thị học và quản lý đô thị.
4.2 Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
Cử nhân ngành Đô thị học, chương trình giáo dục Đô thị học có thể tìm
học bổng nước ngoài liên quan đến các ngành: Quy hoạch và phát triển đô thị,
Phát triển cộng đồng, Xã hội học,…Trong nước, cử nhân Đô thị học có thể theo
học cao học các ngành: Khoa học quản lý, Nhân học, Xã hội học,…
13a. NGÀNH ĐÔNG PHƯƠNG HỌC, CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
NHẬT BẢN HỌC (cho các khoá từ 2009 trở về trước)
1. Trình độ kiến thức:
Cử nhân ngành Đông phương học, chương trình giáo dục Nhật Bản học
được trang bị có hệ thống các khốiphải nắm vững các kiến thức sau:
- Kiến thức đại cương thuộc khối kiến thức khoa học nhân văn về phương
Đông, về khoa học xã hội tạo cơ sở để sinh viên học tập, nghiên cứu những vấn
đề chuyên môn sâu hơn;
- Có tri thức đa dạng về con người, đất nước, lịch sử, kinh tế, chính trị, địa
lý, chính sách đối ngoại của Nhật Bản;
- Có trình độ tiếng Nhật ở cả 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết, khuyến
khích có thêm một ngoại ngữ phụ ở trình độ B.
2. Năng lực nhận thức, tư duy/ Kỹ năng thực hành:
Cử nhân ngành Đông phương học, chương trình giáo dục Nhật Bản học
được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp
ứng nhu cầu của thị trường lao động. Những kỹ năng đó bao gồm:
- Vận dụng kiến thức một cách linh động, sáng tạo;
- Quản lý chặt chẽ theo phong cách văn hoá quản lý của người Nhật;
- Giao tiếp tốt và phù hợp với văn hoá Nhật Bản;

- Bản lĩnh, năng động, tự tin và sáng tạo;
- Có khả năng hội nhập và thích nghi một cách nhanh chóng;
- Có khả năng làm việc nhóm, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước;
- Có khả năng giao tiếp xã hội hiệu quả.
3. Phẩm chất nhân văn:
Cử nhân ngành Đông phương học, chương trình giáo dục Nhật Bản học
được đào tạo theo mục tiêu vừa hồng vừa chuyên, có tri thức vững vàng và
những phẩm chất nhân văn tốt đẹp:
- Có tinh thần trách nhiệm cao đối với nghề nghiệp;
Chuẩn đầu ra Trang 22

- Có ý thức phục vụ cộng đồng, phục vụ xã hội;
- Có lòng tự trọng dân tộc và ý thức hội nhập quốc tế.
4. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
4.1 Vị trí làm việc:
Cử nhân ngành Đông phương học, chương trình giáo dục Nhật Bản học có
thể làm việc trong các lĩnh vực và vị trí sau:
- Làm việc trong các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, cơ quan đại
diện, văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ của Nhật
Bản, và những cơ quan có sử dụng tiếng Nhật ở Việt Nam hoặc ở nước sở tại (với
các vị trí biên phiên dịch, trợ lý hoặc thư ký,….), và các cơ quan thông tấn, báo
chí;
- Giảng dạy, nghiên cứu về Đất nước học, Nhật Bản học, Đông phương
học tại các trường đại học, cao đẳng, viện/trung tâm nghiên cứu.
- Hướng dẫn viên du lịch.
4.2 Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
Cử nhân ngành Đông phương học, chương trình giáo dục Nhật Bản học có thể
học tiếp các chương trình sau đại học phù hợp tại Việt Nam như Châu Á học,
Văn hoá học, Lịch sử thế giới,… Ngoài ra, sinh viên có thể học cao học ở nước
ngoài với các học bổng rất đa dạng và phong phú.

13b. NGÀNH NHẬT BẢN HỌC, CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
NHẬT BẢN HỌC (cho các khoá từ 2010)
1. Trình độ kiến thức:
Cử nhân ngành Nhật Bản học, chương trình giáo dục Nhật Bản học được
trang bị có hệ thống các khốiphải nắm vững các kiến thức sau:
- Kiến thức đại cương thuộc khối kiến thức khoa học nhân văn về phương
Đông, về khoa học xã hội tạo cơ sở để sinh viên học tập, nghiên cứu những vấn
đề chuyên môn sâu hơn;
- Có tri thức đa dạng về con người, đất nước, lịch sử, kinh tế, chính trị, địa
lý, chính sách đối ngoại của Nhật Bản;
- Có trình độ tiếng Nhật ở cả 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết, khuyến
khích có thêm một ngoại ngữ phụ ở trình độ B.
2. Năng lực nhận thức, tư duy/ Kỹ năng thực hành:
Cử nhân ngành Nhật Bản học, chương trình giáo dục Nhật Bản học được
đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu
cầu của thị trường lao động. Những kỹ năng đó bao gồm:
- Vận dụng kiến thức một cách linh động, sáng tạo;
- Quản lý chặt chẽ theo phong cách văn hoá quản lý của người Nhật;
- Giao tiếp tốt và phù hợp với văn hoá Nhật Bản;
- Bản lĩnh, năng động, tự tin và sáng tạo;
- Có khả năng hội nhập và thích nghi một cách nhanh chóng;
- Có khả năng làm việc nhóm, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước;
- Có kỹ năng giao tiếp, dịch thuật, sọan thảo văn bản và sử dụng tiếng Nhật
để nghiên cứu khoa học.
3. Phẩm chất nhân văn:
Chuẩn đầu ra Trang 23

Cử nhân ngành Nhật Bản học, chương trình giáo dục Nhật Bản học được
đào tạo theo mục tiêu vừa hồng vừa chuyên, có tri thức vững vàng và những
phẩm chất nhân văn tốt đẹp:

- Trung thành, kiên định;
- Có tinh thần trách nhiệm cao đối với nghề nghiệp;
- Có ý thức phục vụ cộng đồng, phục vụ xã hội;
- Có lòng tự trọng dân tộc và ý thức hội nhập quốc tế.
- Có tính tiên phong và bản lĩnh, tự tin, độc lập.
4. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
4.1 Vị trí làm việc:
Cử nhân ngành Nhật Bản học, chương trình giáo dục Nhật Bản học có thể
làm việc trong các lĩnh vực và vị trí sau:
- Trong các cơ quan nhà nước liên quan đến Nhật Bản.
- Trong các tổ chức chính trị -xã hội, tổ chức nghề nghiệp có liên quan đến
Nhật Bản.
- Trong các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, liên doanh và doanh nghiệp
100% vốn Nhật Bản.
- Trong các tổ chức phát triển quốc tế, các tổ chức phi chính phủ (NGO), tổ
chức phi lợi nhuận (NPO).
- Giảng dạy và nghiên cứu tiếng Nhật, Nhật Bản học ở các trường đại học,
cao đẳng, viện, trung tâm.
- Hướng dẫn viên du lịch.
4.2 Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
Cử nhân ngành Nhật Bản học, chương trình giáo dục Nhật Bản học có thể
học tiếp các chương trình sau đại học phù hợp tại Việt Nam như Châu Á học,
Văn hoá học, Lịch sử thế giới,… Ngoài ra, sinh viên có thể học cao học ở nước
ngoài với các học bổng rất đa dạng và phong phú.
14a. NGÀNH ĐÔNG PHƯƠNG HỌC, CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
HÀN QUỐC HỌC (cho các khoá từ 2009 trở về trước)
1. Trình độ kiến thức:
Cử nhân ngành Đông phương học, chương trình giáo dục Hàn Quốc học
được trang bị có hệ thống các khối kiến thức sau:
- Kiến thức đại cương thuộc khối kiến thức khoa học nhân văn về phương

Đông, về khoa học xã hội tạo cơ sở để sinh viên học tập, nghiên cứu những vấn
đề chuyên môn sâu hơn;
- Có tri thức đa dạng về con người, đất nước, lịch sử, kinh tế, chính trị, địa
lý, chính sách đối ngoại của Hàn Quốc;
- Có trình độ tiếng Hàn ở cả 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết, khuyến
khích có thêm một ngoại ngữ phụ ở trình độ B.
2. Năng lực nhận thức, tư duy/ Kỹ năng thực hành:
Cử nhân ngành Đông phương học, chương trình giáo dục Hàn Quốc học
được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp
ứng nhu cầu của thị trường lao động. Những kỹ năng đó bao gồm:
- Vận dụng kiến thức một cách linh động, sáng tạo;
- Quản lý chặt chẽ theo phong cách văn hoá quản lý của người Hàn Quốc;
Chuẩn đầu ra Trang 24

- Giao tiếp tốt và phù hợp với văn hoá Hàn Quốc;
- Bản lĩnh, năng động, tự tin và sáng tạo;
- Có khả năng hội nhập và thích nghi một cách nhanh chóng;
- Có khả năng làm việc nhóm, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước;
- Có khả năng giao tiếp xã hội hiệu quả.
3. Phẩm chất nhân văn:
Cử nhân ngành Đông phương học, chương trình giáo dục Hàn Quốc học
được đào tạo theo mục tiêu vừa hồng vừa chuyên, có tri thức vững vàng và
những phẩm chất nhân văn tốt đẹp:
- Có tinh thần trách nhiệm cao đối với nghề nghiệp;
- Có ý thức phục vụ cộng đồng, phục vụ xã hội;
- Có lòng tự trọng dân tộc và ý thức hội nhập quốc tế.
4. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
4.1 Vị trí làm việc:
Cử nhân ngành Đông phương học, chương trình giáo dục Hàn Quốc học có
thể làm việc trong các lĩnh vực và vị trí sau:

- Làm việc trong các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, cơ quan đại
diện, văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ của Hàn
Quốc, và những cơ quan có sử dụng tiếng Hàn ở Việt Nam hoặc ở nước sở tại
(với các vị trí biên phiên dịch, trợ lý hoặc thư ký,….), và các cơ quan thông tấn,
báo chí;
- Giảng dạy, nghiên cứu về Đất nước học, Hàn Quốc học, Đông phương
học tại các trường đại học, cao đẳng, viện/trung tâm nghiên cứu.
- Hướng dẫn viên du lịch.
4.2 Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
Cử nhân ngành Đông phương học, chương trình giáo dục Hàn Quốc học có
thể có thể học tiếp các chương trình sau đại học phù hợp tại Việt Nam như Châu
Á học, Văn hoá học, Lịch sử thế giới,… Ngoài ra, sinh viên có thể học cao học ở
nước ngoài với các học bổng rất đa dạng và phong phú.
14b. NGÀNH HÀN QUỐC HỌC, CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
HÀN QUỐC HỌC (cho các khoá từ 2010)
1. Trình độ kiến thức:
Cử nhân ngành Hàn Quốc học, chương trình giáo dục Hàn Quốc học được
trang bị có hệ thống các khối kiến thức sau:
- Kiến thức đại cương thuộc khối kiến thức khoa học nhân văn về phương
Đông, về khoa học xã hội tạo cơ sở để sinh viên học tập, nghiên cứu những vấn
đề chuyên môn sâu hơn;
- Có tri thức đa dạng về con người, đất nước, lịch sử, kinh tế, chính trị, địa
lý, chính sách đối ngoại của Hàn Quốc;
- Có trình độ tiếng Hàn ở cả 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết, khuyến
khích có thêm một ngoại ngữ phụ ở trình độ B.
2. Năng lực nhận thức, tư duy/ Kỹ năng thực hành:
Cử nhân ngành Hàn Quốc học, chương trình giáo dục Hàn Quốc học được
đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu
cầu của thị trường lao động. Những kỹ năng đó bao gồm:
Chuẩn đầu ra Trang 25


- Vận dụng kiến thức một cách linh động, sáng tạo;
- Quản lý chặt chẽ theo phong cách văn hoá quản lý của người Hàn Quốc;
- Giao tiếp tốt và phù hợp với văn hoá Hàn Quốc;
- Bản lĩnh, năng động, tự tin và sáng tạo;
- Có khả năng hội nhập và thích nghi một cách nhanh chóng;
- Có khả năng làm việc nhóm, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước;
- Có khả năng giao tiếp xã hội hiệu quả.
3. Phẩm chất nhân văn:
Cử nhân ngành Hàn Quốc học, chương trình giáo dục Hàn Quốc học được
đào tạo theo mục tiêu vừa hồng vừa chuyên, có tri thức vững vàng và những
phẩm chất nhân văn tốt đẹp:
- Có tinh thần trách nhiệm cao đối với nghề nghiệp;
- Có ý thức phục vụ cộng đồng, phục vụ xã hội;
- Có lòng tự trọng dân tộc và ý thức hội nhập quốc tế.
4. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
4.1 Vị trí làm việc:
Cử nhân ngành Hàn Quốc học, chương trình giáo dục Hàn Quốc học có thể
làm việc trong các lĩnh vực và vị trí sau:
- Làm việc trong các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, cơ quan đại
diện, văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ của Hàn
Quốc, và những cơ quan có sử dụng tiếng Hàn ở Việt Nam hoặc ở nước sở tại
(với các vị trí biên phiên dịch, trợ lý hoặc thư ký,….), và các cơ quan thông tấn,
báo chí;
- Giảng dạy, nghiên cứu về Đất nước học, Hàn Quốc học, Đông phương
học tại các trường đại học, cao đẳng, viện/trung tâm nghiên cứu.
- Hướng dẫn viên du lịch.
4.2 Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
Cử nhân ngành Hàn Quốc học, chương trình giáo dục Hàn Quốc học có thể
có thể học tiếp các chương trình sau đại học phù hợp tại Việt Nam như Châu Á

học, Văn hoá học, Lịch sử thế giới,… Ngoài ra, sinh viên có thể học cao học ở
nước ngoài với các học bổng rất đa dạng và phong phú.
15. NGÀNH ĐÔNG PHƯƠNG HỌC, CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
TRUNG QUỐC HỌC
1. Trình độ kiến thức:
Cử nhân ngành Đông phương học, chương trình giáo dục Trung Quốc học
được trang bị có hệ thống các khối kiến thức sau:
- Kiến thức đại cương thuộc khối kiến thức khoa học nhân văn về phương
Đông, về khoa học xã hội tạo cơ sở để sinh viên học tập, nghiên cứu những vấn
đề chuyên môn sâu hơn;
- Có tri thức đa dạng về con người, đất nước, lịch sử, kinh tế, chính trị, địa
lý, chính sách đối ngoại của Trung Quốc;
- Có trình độ tiếng Trung ở cả 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết, khuyến
khích có thêm một ngoại ngữ phụ ở trình độ B.
2. Năng lực nhận thức, tư duy/ Kỹ năng thực hành:

×