Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

đề cương ôn thi môn quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (737.19 KB, 63 trang )

Photo SỸ GIANG

0986 21 21 10

G:

QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

---------- 2018 ----------NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN THI HỌC PHẦN QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP TMQT
BỘ MÔN: QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

I – NHÓM CÂU HỎI 1:
1. Khái niệm và kỹ thuật tiến hành giao dịch trực tiếp. Lấy ví dụ minh họa.
2. Ưu nhược điểm và các lưu ý khi áp dụng phương thức giao dịch qua trung gian
3. Các loại hình đại lý. So sánh giữa đại lý và môi giới. Lấy ví dụ minh họa.
4. Khái niệm, các động cơ tham gia giao dịch đối lưu trong thương mại quốc tế. Các hình
thức mua bán đối lưu. Lấy ví dụ minh họa.
5. Khái niệm và đặc điểm đấu giá quốc tế.Lấy ví dụ
6. Khái niệm và đặc điểm đấu thầu quốc tế. Các loại hình đấu thầu quốc tế. Lấy ví dụ
minh hoạ
7. Khái niệm và đặc điểm của phương thức gia công quốc tế. Các loại hình gia công quốc
tế. Lấy ví dụ minh hoạ
8. Khái niệm và đặc điểm của phương thức giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa.
Các loại hình giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa Lấy ví dụ minh hoạ
9. Các phương pháp quy định chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu. Lấy ví dụ minh hoạ
10. Các phương pháp quy định số lượng và trọng lượng hàng hoá xuất nhập khẩu. Lấy ví
dụ minh hoạ
11. Yêu cầu đối với bao bì hàng hoá trong thương mại quốc tế. Các loại hình bao bì trong
thương mại quốc tế. Phương pháp quy định chất lượng bao bì. Lấy ví dụ minh hoạ.
12. Các phương pháp quy định giá trong thương mại quốc tế và các nhân tố ảnh hưởng đến
giá cả trong thương mại quốc tế. Lấy ví dụ minh hoạ


13. Nội dung cơ bản về điều kiện giao hàng. Lấy ví dụ
14. Ý nghĩa và nội dung của điều kiện kiểm nghiệm hàng hoá. Lấy ví dụ
15. Khái niệm và các nội dung chủ yếu của điều kiện bất khả kháng. Lấy ví dụ minh hoạ
1

1


Photo SỸ GIANG

0986 21 21 10

G:

16. Khái niệm và các nội dung chủ yếu của điều kiện khiếu nại. Lấy ví dụ minh hoạ
17. Các hình thức giao dịch trong thương mại quốc tế. Phân biệt chào hàng cố định và chào
hàng tự do
18. Khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc đàm phán thương mại quốc tế
19. Khái niệm,vai trò và phân loại hợp đồng thương mại quốc tế
20. Ý nghĩa và căn cứ của việc lập kế hoạch thực hiện hợp đồng
21. Khái niệm và các phương pháp giám sát thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế.
22. Những chứng từ thường có trong bộ chứng từ thanh toán hàng hóa bằng phương thức
tín dụng chứng từ
23. Cách phân loại rủi ro trong thương mại quốc tế. Các nguyên nhân của rủi ro trong
thương mại quốc tế. Các phương pháp xác định nguy cơ rủi ro trong thương mại quốc
tế. Lấy ví dụ minh hoạ II – NHÓM CÂU HỎI 2:
1. Ưu, nhược điểm của phương thức gia công quốc tế. Liên hệ thực tế hoạt động gia công
quốc tế ở Việt Nam hiện nay.
2. Kỹ thuật tiến hành nghiệp vụ giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa. Liên hệ về giao dịch tại
sở giao dịch hàng hoá ở Việt Nam hiện nay

3. Phương thức thanh toán quốc tế. Phương thức nhờ thu có phải là phương án thanh toán tối
ưu đối với nhà xuất khẩu hay không? Tại sao? Người xuất khẩu cần chú ý những vấn đề gì
để đảm bảo được thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ. Phân biệt phương thức
nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (D/P) và phương thức thư tín dụng trả tiền ngay.
4. Nội dung điều kiện cơ sở giao hàng FOB cảng đi, CIF cảng đến, FCA, DAT (Incoterm
2010). So sánh phạm vi trách nhiệm của người Bán giữa các điều kiện cơ sở giao hàng
5. Nội dung kế hoạch thực hiện hợp đồng xuất/nhập khẩu hàng hóa. Lựa chọn một mặt hàng
cụ thể và xây dựng kế hoạch thực hiện hợp đồng xuất/nhập khẩu cho mặt hàng đó.
6. Trình bày quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu theo điều kiện CFR,
CIF,DAT,CPT, CIP (Incoterm 2010). Phân tích một số tình huống thực tế liên quan đến
điều kiện CFR, CIF, DAT
7. Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu theo điều kiện FOB cảng đi, FCA, DAP,
EXW ( Incoterms 2010). Khi giao hàng bằng container, người nhập khẩu nên lựa chọn điều
kiện cơ sở giao hàng nào thay cho FOB ( incoterms 2010) 8. So sánh phạm vi trách nhiệm

2

2


Photo SỸ GIANG

0986 21 21 10

G:

của người bán theo điều kiện DAT và DAP; FCA và DAT; FCA và CPT; FCA và CIP
(Incoterms 2010)
9. Quy trình chuẩn bị hàng xuất khẩu. Trong quá trình chuẩn bị hàng xuất khẩu, người bán
phát hiện hàng chưa phù hợp với điều khoản chất lượng mà hai bên đã thỏa thuận trong

hợp đồng, ngừoi bán nên có phương án giải quyết ra sao?
10.Những nội dung cần quản trị khi thực hiện hợp đồng TMQT. Xây dựng nội dung điều hành
cho quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu theo điều kiện CIF, CPT, DAT (Incoterms
2010) của một mặt hàng cụ thể
11.Xây dựng nội dung điều hành cho quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu theo điều kiện
EXW, FCA (Incoterms 2010) của một mặt hàng cụ thể
12.Khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu, nhà quản trị cần giám sát những nội dung gì? Xây dựng
nội dung giám sát cho quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu theo điều kiện CIF, CFR,
CIP, DAP(Incoterms 2010) của một mặt hàng cụ thể.
13.Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nhà quản trị cần giám sát những nội dung gì? Xây dựng
nội dung giám sát cho quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu theo điều kiện FOB
(Incoterms 2010) của một mặt hàng cụ thể.
14.Những rủi ro có thể xảy ra trong tác nghiệp thương mại quốc tế . Nguyên nhân của những
rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Việc xác định nguyên
nhân của rủi ro có ý nghĩa gì đối với nhà kinh doanh. Để phòng ngừa, hạn chế những rủi ro
đó, doanh nghiệp cần chú ý những gì?

3

3


Photo SỸ GIANG

4

0986 21 21 10

4


G:


Photo SỸ GIANG

0986 21 21 10

MỤC LỤC

5

5

G:


Photo SỸ GIANG

0986 21 21 10

G:

PHẦN 1
Nhóm câu hỏi 1:

I.

Câu 1: Khái niệm và kỹ thuật tiến hành giao dịch trực tiếp . Lấy ví dụ
minh họa
1.1.1 Khái niệm

Giao dịch trực tiếp trong TMQT là phương thức giao dịch trong đó người Bán và



người Mua có trụ sở kinh doanh đặt ở các quốc gia khác nhau, trực tiếp quan hệ với
nhau để thỏa thuận mua bán hàng hóa và dịch vụ.
1.1.2

Kỹ thuật tiến hành

Trong phương thức giao dịch trực tiếp, chúng ta tiến hành theo các bước:
- Nghiên cứu thị trường và thương nhân
- Đánh giá hiệu quả thương vụ kinh doanh qua nhiều nhân tố trong đó có việc xem xét
tỷ giá xuất khẩu và tỷ giá nhập khẩu
- Tổ chức giao dịch đàm phán hoặc thông qua gửi các thư giao dịch thương mại hỏi
hàng, báo giá, hoàn giá, đặt hàng... hoặc hai bên mua bán trực tiếp gặp gỡ nhau để đàm phán
giao dịch.
- Ký kết hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu và tổ chức việc thực hiện hợp đồng đã
ký kết.
Ví dụ: Một công ty ở Việt Nam giao cho công ty ở Đài Loan một lô mủ cao su trị giá 1
triệu USD, công ty Đài Loan giao lại cho công ty Việt Nam lượng phân bón trị giá 750.000
USD. Số tiền 250.000 USD công ty Đài Loan sẽ trả bằng tiền mặt hoặc bằng hàng hóa theo
yêu cầu của bên phía Việt Nam.
Câu 2. Ưu và nhược điểm
Cũng giống như các phương thức giao dịch khác, giao dịch qua trung gian cũng có
những ưu điểm và hạn chế riêng mà người học cần lưu ý:
Về ưu điểm:
-

Trung gian thường am hiểu về thị trường và đối tác


-

Tận dụng cơ sở vật chất sẵn có và có thể là tiềm lực tài chính của bên trung gian

-

Thông qua trung gian tiến hành hiệu quả và hợp lý các khâu như truyền thông, quảng
cáo, xúc tiến bán
Nhờ dịch vụ của trung gian giảm chi phí vận tải

-

Về nhược điểm:
-

Mất sự liên hệ trực tiếp với thị trường

-

Bị chia sẻ lợi nhuận
6

6


Photo SỸ GIANG

0986 21 21 10


G:

Nguy cơ lệ thuộc vào bên trung gian dẫn tới việc đáp ứng những yêu sách bất hợp lý

-

1.2.3

Những vấn đề cần chú ý khi áp dụng phương thức giao dịch qua trung gian

-

Xem xét kỹ trong việc lựa chọn trung gian

-

Tùy theo mục đích kinh doanh mà đưa ra mức độ hợp tác phù hợp

-

Thường chỉ áp dụng khi mới xâm nhập một thị trường nào đó hay tập quán kinh
doanh ngành hàng đòi hỏi…
Câu 3: So sánh và phân loại đại lý, môi giới
Giống : Cùng là trung gian buôn bán, có tác dụng kiến lập mối quan hệ giữa người bán
và người mua.
Khác:
Đại lý
•Là tự nhiên nhân/ pháp nhân •Có thể
được ủy thác làm nhiều việc như thuê tàu, bán
hàng, hỏi hàng v.vv •Có thể đứng tên mình khi

thực hiện 1 hành động cho người ủy thác ( ví
dụ:đại lý hoa hồng ) •Có thể chiếm hữu hàng
hóa ( ví dụ: factor) hoặc không •Có thể phải tự
chịu chi phí ( đại lý kinh tiêu ) hoặc cũng có
thể không phải chịu chi phí (đại lý thụ ủy hoặc
đại lý hoa hồng) khi thực hiện công việc
nhưng phải chịu trách nhiệm với công việc
được ủy quyền. •Quan hệ giữa người ủy thác
và đại lý là quan hệ hợp đồng đại lý

Môi giới
• Là thương nhân trung gian • Chỉ
là trung gian mua bán hàng hóa, dịch
vụ giữa người bán vs người mua. •
Không được đứng tên mình mà phải
đứng tên người ủy thác • Không chiếm
hữu hàng hóa • Không chịu trách
nhiệm cá nhân trước người ủy thác nếu
khách hàng không thực hiện hợp đồng
trừ trường hợp được ủy quyền. • Quan
hệ giữa người ủy thác và người môi
giới dựa trên sự ủy thác từng lần, không
dựa vào hợp đồng dài hạ

- các loại đại lí:
a. theo quyền hạn đc ủy thác:
+ đại lí toàn quyền: đc thay mặt ng ủy thác làm mọi công việc mà người ủy thác làm.
+ tổng đại lí: đc ủy quyền làm 1 phần việc nhất định
+ đại lí đặc biệt: đc ủy thác làm 1 việc cụ thể.
b. theo quan hệ giữa đại lí và môi giới:

+ đại lí thụ ủy: hành động với chi phí và danh nghĩa của người ủy thác và nhận thù lao
là 1 khoản tiền or % trên kim ngạch của công việc
+ đại lí hoa hồng: danh nghĩa của mình, chi phí của ng ủy thác, nhận thù lao theo thỏa
thuận
+ đại lí kinh tiêu: chi phí và danh nghĩa của mình, thù lao là chênh lệch giữa giá bán và
giá mua.
Ngoài ra, trên thị trường còn có:

7

7


Photo SỸ GIANG

0986 21 21 10

G:

+ Factor: được giao quyền chiếm hữu hàng hóa hoặc chứng từ sở hữu hàng hóa, đc
đứng tên bán hay cầm cố hàng hóa với giá cả có lợi nhất cho người ủy thác, được trực tiếp
nhận hàng từ người mua.
+ đại lí gửi bán: đc ủy thác bán hàng hóa mà người ủy thác giao cho với danh nghĩa
của mình và chi phí của người ủy thác.
+ đại lí bảo đảm thanh toán: đại lí đứng ra bảo đảm bồi thường cho ng ủy thác nếu
người mua t3 kí kết hợp đồng với mình ko trả tiền.
+ đại lí độc quyền: đại lí duy nhất của 1 người ủy thác để thực hiện một công việc nào đó.


Câu 4: Khái niệm,các động cơ tham gia giao dịch đối lưu trong thương mại

quốc tế. Các hình thức mua bán đối lưu. Lấy ví dụ minh họa
Khái niệm
Giao dịch đối lưu trong TMQT là một phương thức giao dịch, trong đó XK kết hợp
chặt chẽ với NK, người Bán đồng thời là người Mua, lượng hàng hóa trao đổi có giá trị
tương đương. Mục đích của trao đổi không phải nhằm thu về một khoản ngoại tệ mà
nhằm thu về một hàng hóa khác có giá trị tương đương.
Các động cơ:
Hình thành từ hàng đổi hàng xa xưa, đến những năm 60, 70 của thế kỷ trước bắt đầu
phát triển nhanh chóng do
Các động cơ về tài chính
Các động cơ về tiếp thị
Các động cơ phát triển
Các hình thức giao dịch đối lưu.
Mua đối lưu



Nước xuất khẩu trước sẽ cam kết dùng tiền thu được từ việc xuất khẩu đó để mua lại
hàng hóa của nước nhập khẩu những phải sau một khoảng thời gian nhất định
Trao đổi bù trừ



Mỗi khi xuất nhập sẽ mở một tài khoản ghi chép theo dõi. Sau một khoản thời gian
nhất định, hai bên sẽ quyết toán bù trừ cho nhau. Nếu có phát sinh chênh lệch thì khoản tiền
này sẽ được
Ví dụ, một công ty bán trang thiết bị cho chính phủ Braxin và được thanh toán một
nửa bằng tiền tệ mạnh, một nửa bằng hàng hóa. giữ lại ở nước bị nợ để chi trả theo yêu càu
của nước chủ nợ tại nước bị ghi nợ.


8

8


Photo SỸ GIANG

0986 21 21 10

G:

Giao dịch bồi hoàn



Nước nhận hàng cho nước giao hàng được hưởng những ưu tiên, ưu đãi nhất định
trong việc đầu tư hoặc cung cấp dịch vụ (thường áp dụng trong mua bán các thiết bị quân sự
và ưu đãi chủ yếu về tiên thuê đất, miễn thuế trong một khoảng thời gian…)
Hình thức chuyển nợ



Nước nhận hàng sẽ chuyển khoản nợ về tiền hàng cho một bên thứ ba nào đó thanh
toán hộ (bên thứ ba này phải có quan hệ tài chính trước đó)
Hình thức mua lại sản phẩm



Thường được áp dụng trong trường hợp mua bán dây chuyền thiết bị toàn bộ, bằng
phát minh sáng chế, bí quyết công nghệ… theo đó bên cung cấp cam kết mua lại những sản

phẩm do thứ mình cung cấp tạo ra
. Ví dụ, người bán sẽ thiết kế và xây dựng một nhà máy ở nước người mua để sản xuất
máy kéo. Người bán này được nhận lại các máy kéo hoàn chỉnh do nhà máy đó sản xuất, sau
đó bán lại trên thị trường thế giới. Về bản chất, các hàng hóa và dịch vụ được mua bán trong
giao dịch gốc đã sinh ra các hàng hóa và dịch vụ khác, chúng đóng vai trò như một khoản
thanh toán cho các hàng hóa và dịch vụ được mua bán trong giao dịch gốc. Nghiệp vụ mua
lại sản phẩm có thể phải mất vài năm mới hoàn thành do đó nó chứa đựng rủi ro khá lớn.

Câu 5: Khái niệm và đặc điểm đấu giá quốc tế. Lấy ví dụ
Đấu giá quốc tế
Khái niệm
Đấu giá (Auction)là một phương thức bán hàng đặc biệt được tổ chức công khai tại



thời gian và địa điểm nhất định, ở đó người mua được xem hàng trước và tự do cạnh tranh
giá cả, hàng hóa được bán cho người trả giá cao nhất. Trong đấu giá quốc tế, người tham
gia đấu giá bao gồm các cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước .
Đặc điểm



Phiên đấu giá được tổ chức tại địa điểm và vào khoảng thời gian xác định
Trong phiên đấu giá thường chỉ có một người bán nhiều người mua  thị trường

-

thuộc về người bán
Các điều kiện mua bán đều được quy định sẵn


-

9

9


Photo SỸ GIANG

0986 21 21 10

G:

Câu 6: Khái niệm và đặc điểm đấu thầu quốc tế. Các loại hình đấu thầu
quốc tế. Lấy ví dụ minh hoạ
1.7 Đấu thầu quốc tế
1.7.1 Khái niệm
Đấu thầu là một phương thức giao dịch đặc biệt, trong đó người mua (người mở



thầu) công bố trước các điều kiện mua hàng để người bán (người dự thầu) báo giá và các
điều kiện thương mại khác, để người mua chọn được người bán tốt nhất. Trong đấu thầu
quốc tế người dự thầu bao gồm các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
1.7.2 Đặc điểm


Được tiến hành tại địa điểm và thời điểm xác định




Một người mua, nhiều người bán  thị trường thuộc về người mua



Đối tượng mua bán gồm hàng hóa hiện vật đã có; hàng hóa hiện vật chưa có và cả
dịch vụ
Tất cả điều kiện giao dịch mua bán cũng được quy định sẵn trong thể lệ



1.7.4 Phân loại


Căn cứ vào số lượng người tham gia

-

Đấu thầu rộng rãi

-

Đấu thầu hạn chế



Căn cứ vào hình thức báo thầu

-


Đấu thầu một túi hồ sơ

-

Đấu thầu hai túi hồ sơ



Căn cứ vào hình thức xét thầu

-

Đấu thầu một giai đoạn

-

Đấu thầu hai giai đoạn

Câu 7: Khái niệm và đặc điểm của phương thức gia công quốc tế. Các loại
hình gia công quốc tế. Lấy ví dụ minh hoạ
1.3.1 Khái niệm
Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử
dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một
hay nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng
thù lao.Gia công quốc tế là hình thức gia công thương mại mà bên đặt gia công hoặc bên
nhận gia công là thương nhân nước ngoài
Đặc điểm
GCQT luôn gắn liền với hoạt động XNK

-


10

10


Photo SỸ GIANG

0986 21 21 10

G:

-

GCQT là hình thức xuất khẩu lao động tại chỗ thông qua hàng hóa

-

GCQT là phương thức buôn bán hai đầu ở ngoài (nhìn dưới góc độ bên nhận gia
công)
1.3.4 Các loại hình gia công quốc tế



Căn cứ theo quyền sở hữu nguyên liệu

-

Nhận nguyên liệu trả thành phẩm


-

Mua nguyên liệu, bán lại thành phẩm

-

Hình thức kết hợp



Căn cứ theo giá gia công

-

Thanh toán theo dạng thực chi thực thanh

-

Thanh toán theo hình thức khoán



Căn cứ theo số bên tham gia gia công

-

Gia công hai bên

-


Gia công nhiều bên (gia công chuyển tiếp)

Câu 8: Khái niệm và đặc điểm của phương thức giao dịch tại sở giao dịch
hàng hóa. Các loại hình giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa Lấy ví dụ minh hoạ
1.8 Giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa
1.8.1 Khái niệm
Sở giao dịch hàng hóa là một thị trường đặc biệt, tại đó, thông qua môi giới do sở giao
dịch chỉ định, người ta mua bán các loại hàng hóa có khối lượng lớn, có tính chất đồng loại,
có phẩm chất có thể thay thế cho nhau được và hầu hết là mua khống, bán khống nhằm đầu
cơ để hưởng chênh lệch giá.
1.8.2 Đặc điểm
- Về thời gian và địa điểm giao dịch: Giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa chỉ diễn ra ở
một địa điểm nhất định, trong một thời gian nhất định.
- Về hàng hóa: Những hàng hóa giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa quốc tế là những
hàng hóa phải được tiêu chuẩn hóa cao, giá cả biến động lớn, phức tạp và hàng hóa thường
có lượng cung cầu lớn
- Về các điều kiện giao dịch, đã được quy định sẵn theo hợp đồng mẫu của sở giao
dịch.
Mục đích của người tham gia là khác nhau song phần lớn là nhằm đầu cơ hưởng chênh
lệch giá
Về quan hệ giữa hai bên mua bán không tiếp xúc trực tiếp mà đều thông qua môi giới
Phương thức thực hiện hợp đồng phần lớn là mua khống bán không
11

11


Photo SỸ GIANG

12


0986 21 21 10

12

G:


Photo SỸ GIANG

0986 21 21 10

G:

1.8.4 Các loại hình giao dịch
Giao dịch giao ngay
Giao dịch ngay tại sở giao dịch hàng hóa là giao dịch ở đó hàng hóa được giao ngay và
tiền hàng cũng được thanh tóan ngay sau khi các bên tiến hành ký kết hợp đồng. (chiếm
khoảng 10%)
Giao dịch kỳ hạn
Là giao dịch trong đó giá cả được ấn định vào lúc ký kết hợp đồng nhưng việc giao
hàng và thanh toán đều được tiến hành sau một kỳ hạn nhất định, nhằm mục đích thu lợi
nhuận do chênh lệch giá giữa lúc ký kết hợp đồng và lúc giao hàng.
+ Đầu cơ giá xuống: người đầu cơ dự đoán giá sẽ xuống nên ký hợp đồng bán ra
+ Đầu cơ giá lên: người đầu cơ dự đoán giá sẽ tăng nên ký hợp đồng mua vào


Nghiệp vụ tự bảo hiểm




Là nghiệp vụ được các nhà sản xuất công thương, các nhà buôn nguyên liệu, các
hãng kinh doanh hay hãng XNK sử dụng nhằm tránh cho mình những sóng gió rủi ro về giá
cả làm thiệt hại đến số lãi dự tính của giao dịch trong thực tế bằng cách lợi dụng giao dịch
khống trong sở giao dịch.

Câu 9: Các phương pháp quy định chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu.
Lấy ví dụ minh hoạ
2.3.2 Các phương pháp biểu thị chất lượng hàng hóa


Dựa vào hàng mẫu

-

Hàng mẫu của bên bán: hàng mẫu do bên bán cung cấp

-

Hàng mẫu của bên mua: bên mua cung cấp hàng mẫu để bên bán sản xuất theo đó

-

Mẫu đối: bên bán căn cứ vào hàng mẫu do bên mua cung cấp để gia công hàng mẫu
giống như vậy và yêu cầu bên mua xác nhận
Dựa vào phẩm cấp hoặc tiêu chuẩn

-

Tiêu chuẩn là những quy định về sự đánh giá chất lượng về phương pháp sản xuất, chế

biến, đóng gói, kiểm tra hàng hóa... Trong khi xác định tiêu chuẩn, người ta cũng thường
quy định cả phẩm cấp, ví dụ những yêu cầu về chất lượng hàng loại 1, hàng loại 2 .v.v... Vì
thế, phẩm cấp cũng là tiêu chuẩn. Phương pháp biểu thị chất lượng này có tác dụng nhất
định đối với việc đơn giản hóa thủ tục, thúc đẩy ký kết và đàm phán giá theo chất lượng.
Dựa vào chỉ tiêu đại khái quen dùng



Trong TMQT, đối với một số mặt hàng như nông sản, nguyên liệu, do chất lượng của
chúng thay đổi, biến động khá nhiều, khó tiêu chuẩn hóa, nên người ta thường dùng một số
chỉ tiêu phỏng chừng như FAQ, GMQ... để biểu thị chất lượng.
13

13


Photo SỸ GIANG

0986 21 21 10

G:

Dựa vào tài liệu kỹ thuật



Thường dùng đối với những sản phẩm kỹ thuật cao như máy móc, thiết bị, hàng công
nghiệp tiêu dùng lâu bền… Trong hợp đồng mua bán thường dẫn chiếu đến các tài liệu kỹ
thuật như bản vẽ kỹ thuật, sơ đồ lắp ráp, bản thuyết minh tính năng, hướng dẫn sử dụng…


Câu 10: Các phương pháp quy định số lượng và trọng lượng hàng hoá xuất
nhập khẩu. Lấy ví dụ minh hoạ
2.4.3 Phương pháp quy định số lượng
Bên bán và bên mua quy định cụ thể và chính xác số lượng hàng hóa giao dịch.

-

Thường dùng với mặt hàng tính bằng cái, chiếc.
Bên bán và bên mua quy định một cách phỏng chừng về số lượng hàng hóa giao

-

dịch. Thường dùng trong mua bán những mặt hàng có khối lượng lớn như ngũ cốc, phân
bón, than, quặng, dầu mỏ…
2.4.4 Phương pháp xác định trọng lượng
-

Trọng lượng cả bì (Gross weight – GW)

-

Trọng lượng tịnh (Net weight – NW)

-

Trọng lượng thương mại
GTM = GTT x (100 + WTC)/(100+WTT)
- Trọng lượng lý thuyết

Câu 11: Yêu cầu đ ối với bao bì hàng hoá trong thương mại quốc tế. Các

loại hình bao bì trong thương mại quốc tế. Phương pháp quy định chất lư ợng
bao bì. Lấy ví dụ minh hoạ
2.5.2 Phân loại và yêu cầu đối với bao bì hàng hóa
- Đối với bao bì vận chuyển cần phải:
+ Phù hợp với đặc tính của hàng hóa
+ Phù hợp với các phương thức vận chuyển khác nhau
+ Phù hợp với quy định luật pháp của các nước liên quan
+ Thuận lợi cho thao tác của các nhân viên hữu quan
+ Cân bằng giữa chi phí và mức độ chắc chắn, an toàn
- Đối với bao bì tiêu thụ cần phải:
+ Bảo vệ, bảo quản hàng hóa hiệu quả
+ Thuận tiện cho việc trưng bày, nhận biết
+ Thuận tiện cho mang xách và sử dụng

14

14


Photo SỸ GIANG

0986 21 21 10

G:

+ Nội dung thuyết minh, trang trí, ký mã hiệu và nhãn mác trên bao bì cần đảm bảo
tính thẩm mỹ, khoa học, rõ ràng và phù hợp với tập quán tiêu dùng của thị trường


Phương pháp quy định chất lượng của bao bì


-

Chất lượng bao bì phải phù hợp với một phương thức vận tải nào đó

-

Quy định cụ thể về yêu cầu chất lượng đối với từng loại bao bì ngoài cũng như bao bì
trong của hàng hóa

Câu 12: Các phương pháp quy định giá trong thương mại quốc tế và các
nhân tố ảnh hưởng đến giá cảtrong thương mại quốc tế. Lấy ví dụ minh hoạ
2.6.3 Phương pháp quy định giá
Giá cố định: Là giá được quy định vào lúc ký kết HĐ và không được sửa đổi nếu

-

không có thỏa thuận khác
Giá quy định sau: Là giá không được quy định ngay khi ký kết HĐ mà được xác định

-

trong quá trình thực hiện HĐ
Giá linh hoạt: Là giá đã được xác định trong lúc ký kết hợp đồng nhưng có thể xem

-

xét lại sau này, vào lúc giao hàng, giá thị trường của hàng hóa đó có sự biến động.
Giá di động: Là giá được tính dứt khoát vào lúc thực hiện HĐ trên cơ sở giá cả quy


-

định ban đầu, có đề cập tới những biến động về chi phí sản xuất trong thời kỳ thực hiện HĐ

Ví dụ tính giá di động: Việt Nam ký hợp đồng bán hàng X cho công ty nước ngoài

-

với giá tạm tính lúc ký hợp đồng là 200 USD/MT, giá FOB VN. Trong cấu thành tạm tính,
chi phí cố định chiếm 25%, chi phí nguyên vật liệu 40%, chi phí nhân công 35%. Đến thời
điểm giao hàng, giá nguyên liệu tăng 15%, chi phí nhân công tăng 10%. Giá FOB vào thời
điểm giao hàng là bao nhiêu ?
Giảm giá (chiết khấu):

-

+ Theo nguyên nhân giảm giá: Giảm giá do trả tiền sớm, giảm giá do thời vụ, giảm
giá đổi hàng cũ lấy hàng mới, giảm giá do mua số lượng lớn….
+ Theo cách tinh các loại giảm giá: Giảm giá đơn, giảm giá kép, giảm giá tặng
thưởng…


Một số nhân tố ảnh hưởng tới giá của hàng hóa

-

Chất lượng của hàng hóa và bao bì của chúng
15

15



Photo SỸ GIANG

0986 21 21 10

-

Khoảng cách vận chuyển

-

Số lượng ký kết

-

Điều kiện thanh toán và rủi ro do biến động tỷ giá hối đoái

G:

Câu 13: Nội dung cơ bản vềđiều kiện giao hàng. Lấy ví dụ
2.9.1 Thời hạn giao hàng


Các phương pháp quy định thời hạn giao hàng

-

Thời hạn giao hàng có định kỳ: vào ngày 30/12/209, không chậm quá ngày
30/12/2009, quý III năm 2009…


-

Thời hạn giao hàng ngay: giao nhanh, giao ngay lập tức, giao càng sớm càng tốt….

-

Thời hạn giao hàng không định kỳ: giao hàng cho chuyến tàu đầu tiên, giao hàng khi
có khoang tàu….



Những vấn đề cần chú ý khi quy định thời hạn giao hàng

-

Xem xét thực tế tình hình nguồn hàng và nguồn tàu

-

Quy định thời hạn giao hàng phải rõ ràng, cụ thể

-

Kỳ hạn giao hàng phải thích hợp

-

Khi thanh toán bằng phương thức L/C cần xem xét đêng ngày tháng mở L/C xem có
hợp lý, rõ ràng không, nhằm đảm bảo giao hàng đúng thời hạn.

2.9.2 Địa điểm giao hàng



Các phương pháp quy định địa điểm giao hàng

-

Quy định cảng (ga) giao hàng, cảng (ga) đến, cảng (ga) thông quan

-

Quy định một cảng (ga) và nhiều cảng (ga)

-

Quy định cảng (ga) khẳng định và cảng (ga) lựa chọn
2.9.3 Phương thức giao hàng
Có thể quy định việc giao nhận được tiến hành ở một nơi nào đó là giao nhận sơ bộ

-

hoặc giao nhận cuối cùng
Có thể quy định về giao nhận được tiến hành ở một địa điểm nào đó là việc giao nhận

-

về số lượng hoặc là việc giao nhận về chất lượng
2.9.4 Thông báo giao hàng
Người bán có thể thông báo hàng đã sẵn sàng để giao hoặc về ngày đưa hàng ra cảng


-

(ga) để giao. Người mua hướng dẫn người bán về việc gửi hàng hoặc thông tin chi tiết tàu
nhận hàng
Sau khi giao hàng, người bán có thể thông báo về tình hình hàng đã giao và kết quả

-

của công việc giao hàng

Câu 14: Ý nghĩa và nội dung của điều kiện kiểm nghiệm hàng hoá. Lấy ví dụ
16

16


Photo SỸ GIANG

0986 21 21 10

G:

2.8.1 Ý nghĩa của kiểm nghiệm hàng hóa
Kiểm nghiệm hàng hóa có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của các bên
trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa đặc biệt là với bên mua ( bên nhập
khẩu). Thực hiện kiểm nghiệm giúp đảm bảo bên mua nhận được hàng hóa phù hợp với yêu
cầu và chất lượng đã thỏa thuận.
2.8.2 Nội dung chủ yếu của điều khoản kiểm nghiệm hàng hóa
Điều khoản kiểm nghiệm trong hợp đồng TMQT chủ yếu bao gồm thời gian, địa điểm

kiểm nghiệm, cơ quan kiểm nghiệm, chứng nhận kiểm nghiệm, căn cứ kiểm nghiệm,
phương pháp kiểm nghiệm


Thời gian và địa điểm kiểm nghiệm cần căn cứ vào

-

Quan hệ với điều kiện cơ sở giao hàng

-

Quan hệ với hàng hóa và bao bì

-

Quan hệ với luật pháp hoặc điều lệ của các nước

-

Căn cứ vào tập quán TMQT hiện nay, có một số cách quy định thời gian và địa điểm
kiểm nghiệm trong HĐ như: kiểm nghiệm ở nhà máy, kiểm nghiệm tại cảng bốc xếp, kiểm
nghiệm tại cảng đích nước nhập khẩu…



Cơ quan kiểm nghiệm và giấy chứng nhận kiểm nghiệm

-


Cơ quan kiểm nghiệm có thể là những cơ quan giám định chuyên nghiệp thực hiện
hoặc có khi do hai bên mua bán tự kiểm nghiệm
Giấy chứng nhận kiểm nghiệm là văn bản do cơ quan kiểm nghiệm cấp sau khi đã

-

kiểm nghiệm, giám định hàng hóa xuất nhập khẩu


Căn cứ để kiểm nghiệm và phương pháp kiểm nghiệm

-

Căn cứ để kiểm nghiệm chất lượng thường là hàng mẫu, bộ tiêu chuẩn, tài liệu kỹ
thuật…

-

Căn cứ để kiểm nghiệm số lượng là vận đơn đường biển, hóa đơn vận chuyển…

-

Phương pháp kiểm nghiệm có ảnh hưởng lớn tới kết quả kiểm nghiệm hàng hóa vì
thế các bên cần thỏa thuận cụ thể và ghi rõ trong hợp đồng.

Câu 15: Khái niệm và các nội dung chủ yếu của điều kiện bất khả
kháng. Lấy ví dụ minh hoạ
2.12.1 Khái niệm
Trong giao dịch TMQT , các bên thường thỏa thuận quy định những trường hợp mà,
nếu xảy ra, bên đương sự được hoàn toàn hoặc miễn hay hoãn thực hiện các nghĩa vụ của

hợp đồng. Những trường hợp như vậy thường xảy ra sau khi ký hợp đồng, có tính chất

17

17


Photo SỸ GIANG

0986 21 21 10

G:

khách quan và không thể khắc phục được. Những điều khoản như vậy được gọi là “trường
hợp bất khả kháng” hoặc “trường hợp miễn trách”.
Về cơ bản trường hợp được coi là bất khả kháng phải hội tụ một số đặc điểm như:
-

Sự cố bất ngờ phải xảy ra sau khi ký kết hợp đồng

-

Không phải do sai lầm hoặc sơ ý của bản thân đương sự hợp đồng gây nên

-

Sự cố bất ngờ là sự cố mà đương sự không thể khống chế, không đủ năng lực khống chế
2.12.2 Điều khoản về trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng TMQT

 Phạm vi về trường hợp bất khả kháng


Các bên cần quy định cụ thể và rõ ràng trường hợp nào là bất khả kháng trường hợp
nào không phải.
Phương pháp giải quyết hậu quả



Khi xảy ra tùy tình hình cụ thể các bên có thể thống nhất việc xóa bỏ hợp đồng hay
kéo dài thực hiện hợp đồng
Thông báo cho đối tác sau khi xảy ra TH bất khả kháng



Khi xảy ra TH bất khả kháng, đương sự phải thông báo kịp thời và phía đối tác cũng
cần nhanh chóng trả lời
Giấy chứng nhận và tổ chức cấp giấy chứng nhận



Giấy chứng nhận là chứng cứ xác nhận đã xảy ra TH bất khả kháng và thường do
Phòng Thương mại các nước cấp


Phương pháp quy định về TH bất khả kháng

-

Chỉ quy định những tiêu chí để xác định một sự cố có phải là trường hợp bất khả
kháng hay khó khăn


-

Liệt kê những sự cố mà nếu xảy ra thì được coi là trường hợp bất khả kháng

-

Kiểu tổng hợp hoặc dẫn chiếu tới văn bản nào đó

Câu 16. Khái niệm và các nội dung chủ yếu của điều kiện khiếu nại.
Lấy ví dụ minh hoạ
2.10.1 Khái niệm
Khiếu nại là việc một bên yêu cầu bên kia giải quyết những tổn thất hoặc thiệt hại mà
bên kia đã gây ra hoặc về những sự vi phạm đã được cam kết giữa hai bên
2.10.3 Điều khoản khiếu nại trong hợp đồng TMQT


Thể thức khiếu nại



Thời hạn khiếu nại



Quyền hạn và nghĩa vụ của các bên liên quan



Cách thức giải quyết khiếu nại
18


18


Photo SỸ GIANG

0986 21 21 10

G:

Câu 17: Các hình thức giao dịch trong thương mại quốc tế. Phân biệt chào
hàng cố định và chào hàng tự do
1. Các hình thức giao dịch trong TMQT
1- Hỏi giá là việc người mua đề nghị người bán cho biết giá cả và các điều kiện thương mại

cần thiết khác để mua hàng. Hỏi giá không ràng buộc trách nhiệm pháp lý của người hỏi giá.
- Mục đích cơ bản của hỏi giá là để tìm kiếm thông tin và nhận được các báo giá với
thông tin đầy đủ nhất.
2Chào hàng, báo giá
- Chào hàng là một đề nghị ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá được chuyển cho một
hay nhiều người xác định.
Bản chào hàng cũng bao gồm 3 phần là phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
- Trong thực tế chào hàng có thể do người mua đưa ra (chào mua hàng) hoặc người
bán đưa ra (chào bán hàng), tuy nhiên đa phần đều là do người bán đưa ra.

3Đặt hàng là lời đề nghị ký kết hợp đồng thương mại của người Mua, cho nên về
nguyên tắc nội dung của đặt hàng phải đầy đủ các nội dung cần thiết cho việc ký kết hợp
đồng.
4Hoàn giá
Khi người nhận chào hàng không chấp thuận hoàn toàn chào hàng đó, mà đưa ra





những đề nghị mới, thì đề nghị mới này là hoàn giá. Khi có hoàn giá, chào hàng trước coi
như hết hiệu lực.
5Xác nhận

Sau khi thống nhất với nhau các điều kiện giao dịch hai bên ghi lại các kết quả đã đạt
được rồi trao cho nhau, đó là xác nhận. Xác nhận thường được lập thành hai bản, được hai
bên ký kết và mỗi bên giữ một bản.
Chào hàng
Phân biệt

19

Chào hàng cố định
Là việc chào bán
một lô hàng nhất định cho
một người mua, có nêu rõ
thời gian mà người chào
hàng bị ràng buộc trách
nhiệm vào lời đề nghị của
mình.Thời gian này gọi là
thời gian hiệu lực của
chào hàng.

19

Chào hàng tự do

Là loại chào hàng
không ràng buộc trách
nhiệm người phát ra nó.
Cùng một lúc, với cùng
một lô hàng, người ta có
thể chào hàng tự do cho
nhiều khách hàng.


Photo SỸ GIANG

0986 21 21 10

G:

Câu 18: Khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc đàm phán thương mại quốc tế
K/N: “Đàm phán thương mại quốc tế là một quá trình mà các bên đàm phán có



trụ sở kinh doanh đặt ở các quốc gia khác nhau tiến hành thảo luận, thương lượng
nhằm thống nhất các mối quan tâm chung và những quan điểm còn bất đồng để đi tới
một hợp đồng thương mại”.
Đặc điểm của đàm phán TMQT
Có ít nhất hai bên có trụ sở kinh doanh đặt ở các quốc gia khác nhau.
Có các quốc tịch khác và thường sử dụng ngôn ngữ phổ thông khác nhau.
Có thể khác nhau về thể chế chính trị
Hệ thống pháp luật khác nhau
Văn hoá, phong tục tập quán khác nhau.
Nguyên tắc của đàm phán TMQT

Chỉ đàm phán khi xuất hiện vùng thoả thuận đàm phán
Đảm bảo lợi ích của các bên tham gia đàm phán
Kết hợp tính khoa học và tính nghệ thuật trong đàm phán
Trong đàm phán phải tập trung vào quyền lợi chứ không phải lập trường quan điểm.
Kiên quyết bảo vệ các tiêu chuẩn khách quan.

Câu 19: Khái niệm,vai trò và phân loại hợp đồng thương mại quốc tế
1. Khái niệm, phân loại và vai trò của hợp đồng TMQT

K/N: Hợp đồng TMQT là sự thoả thuận về thương mại giữa các đương sự có trụ sở

-

kinh doanh ở các quốc gia khác nhau
Vai trò:
Là cơ sở để các bên thực hiện nghĩa vụ của mình.
Là cơ sở đánh giá mức độ thực hiện nghĩa vụ của các bên
Là cơ sở pháp lý để khiếu nại khi 1 trong hai bên vi không thực hiện nghĩa vụ như đã

thỏa thuận
2. Phân loại hợp đồng TMQT
Thời gian thực hiện HĐ: Hợp đồng ngắn hạn và Hợp đồng dài hạn
Nội dung quan hệ KD: Hợp đồng xuất khẩu và Hợp đồng nhập khẩu
Nội dung Mua bán: Hợp đồng mua bán hàng hóa và Hợp đồng mua bán dịch vụ
Hình thức HĐ:Hình thức văn bản và Hình thức miệng (Không được sử dụng tại VN)
Cách thức Thành lập HĐ:Hợp đồng một văn bản và Hợp đồng Nhiều văn bản

20

20



Photo SỸ GIANG

0986 21 21 10

G:

Câu 20: Ý nghĩa và căn cứ của việc lập kế hoạch thực hiện hợp đồng
4.2.1 Lập kế hoạch thực hiện hợp đồng TMQT
 Ý nghĩa của việc lập kế hoạch thực hiện hợp đồng

- Kế hoạch chặt chẽ và khoa học giúp định hướng tất cả các hoạt động trong quá
trình thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp
- Tăng khả năng chủ động và kiểm soát tình hình của người thực hiện công việc
- Tăng khả năng phối hợp hiệu quả các nguồn lực
- Dễ dàng hơn trong việc kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện công việc
 Căn cứ để lập kế hoạch thực hiện hợp đồng
- Căn cứ vào hợp đồng xuất nhập khẩu đã ký kết
- Căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp
- Căn cứ vào điều kiện môi trường chung và điều kiện thực tế của phía đối tác

Câu 21: Khái niệm và các phương pháp giám sát thực hiện hợp đồng
thương mại quốc tế
 Giám sát hợp đồng

Việc giám sát hợp đồng có thể coi là hệ thống theo dõi đánh giá các phần việc mà hai bên
cần thực hiện qua đó có thể kịp thời cảnh bảo cho mỗi bên khi có khả năng phát sinh các vấn
đề qua đó tránh việc các bên chậm trễ hay sai sót trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Phương pháp giám sát.

Công việc giám sát đòi hỏi phải xây dựng được một hệ thống nhắc nhở có hiệu quả để
nhắc nhở người mua hay người bán những công việc nào cần thực hiện, khi nào cần thực
hiện và khi nào cần phải hoàn thành. Kết quả là phải chuẩn bị để gửi và nhận mọi thông tin
về tình hình của các sự kiện và công việc cần giám sát trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Như vậy, người giám sát có thể sử dụng mọi phương pháp và biện pháp liên lạc để thực hiện
được điều đó.
Để tiến hành giám sát hợp đồng, người ta sử dụng phương pháp thủ công như hồ sơ
theo dõi hợp đồng, phiếu giám sát hợp đồng, phiếu chỉ số giám sát hợp đồng và các phương
pháp sử dụng máy vi tính. Trong đó phương pháp phiếu giám sát hợp đồng và sử dụng máy
vi tính được sử dụng nhiều hơn cả.
Sự thích ứng của mỗi phương pháp phụ thuộc vào đặc điểm của hợp đồng và tính chất
của sản phẩm. Đối với những sản phẩm tương đối đơn giản thì chỉ cần giám sát bằng
phương pháp thủ công, tuy nhiên mua bán nhà máy hay thiết bị thì đây là một hợp đồng
phức tạp có liên quan đến một số hợp đồng phụ và nhiều hoạt động có tính chất liên kết và
phụ thuộc lẫn nhau thì sử dụng phương pháp máy vi tính sẽ hiệu quả hơn.
- Phương pháp phiếu giám sát.
Nguyên tắc chung của các phương pháp thủ công đều liên quan đến việc thiết lập nội
dung của các sự kiện và công việc cần giám sát và thời gian biểu của nó để nhằm báo hiệu
khi nào thì có công việc cần phải làm, nội dung công việc đó là gì và công việc đó phải kết
thúc khi nào, để giám sát đôn đốc để công việc đó xảy ra theo đúng lịch trình của nó
21

21


Photo SỸ GIANG

0986 21 21 10

G:


Phương pháp áp dụng phiếu giám sát hợp đồng là liệt kê các sự kiện và công việc đã
ngầm định hoặc đề cập rõ ràng trong các điều khoản của hợp đồng, ngày tháng mà những sự
kiện đó xảy ra và các biện pháp giám sát, phòng ngừa cần được thực hiện. Mỗi một hợp
đồng có thể bao gồm nhiều phiếu nhằm giám sát các hoạt động khác nhau như chuẩn bị
hàng, kiểm tra hàng, vận tải, bảo hiểm, thủ tục hải quan, giao nhận, thanh toán... Về căn
bản, hình thức của chúng như nhau, nếu không kể đến bản chất của các công việc cần giám
sát, và bao gồm các phần cơ bản như sau:
+ Phần chung bao gồm: Số hợp đồng, ngày ký, tên sản phẩm, người mua (hoặc người
bán), tên, địa chỉ, điện thoại, điện báo, fax, người liên hệ...
+ Bảng cụ thể bao gồm các cột ghi : Nội dung hoạt động cần giám sát, thời điểm thực
hiện, thời điểm hoàn thành.
+ Các hoạt động đã được điều chỉnh: Ngày điều chỉnh, ngày bắt đầu tiến hành, ngày
hoàn thành.
+ Cột nội dung công việc: Liệt kê nội dung công việc và các sự kiện cần giám sát.
+ Cột thời gian cần hoàn thành: Số thời gian được tính bằng ngày, tuần..cần phải hoàn
thành công việc đó theo yêu cầu của hợp đồng.
+ Thời gian dự tính: Công việc hay sự kiện đó được bắt đầu thực hiện từ ngày nào và
phải hoàn thành vào ngày nào để đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng.
+ Thời gian thực tế: Thời gian bắt đầu và kết thúc công việc của bộ phận thực tế thực
hiện công việc đó.
+ Nếu thời gian thực tế và thời gian dự tính có sự sai lệch, bộ phận quản trị sẽ phải căn
cứ vào kế hoạch thực hiện hợp đồng , điều kiện thực tế của bộ phận thực hiện, điều kiện
nguồn lực, có biện pháp điều hành và hành động điều chỉnh, quyết định thời gian phải hoàn
thành để thực hiện hợp đồng.
Khi giám sát bộ phận giám sát phải nhận dạng được tất cả các công việc và sự kiện
quan trọng trong quá trình thực hiện hợp đồng cần giám sát, lập phiếu gián sát, xác định thời
gian cần hoàn thành các công việc và sự kiện, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc. Trong
quá trình giám sát, sắp đến thời điểm bắt đầu công việc phải thực hiện, bộ phận giám sát
phải kiểm tra để biết được bộ phận thực hiện đã sẵn sàng thực hiện công việc chưa và tiến

độ thời gian có đảm bảo hay không, trên cơ sở đó phát hiện các sai lệch và có hành động
điều chỉnh cho thích hợp.Đồng thời kiểm tra nhắc nhở để các bộ phận thực hiện và hoàn
thành công việc đúng thời điểm với chất lượng công việc đảm bảo. Chú ý các công việc
căng thảng về thời gian cần được giám sát chặt chẽ hơn, các công việc cần phải hoàn thành
đúng thời hạn để làm cơ sở thực hiện các công việc sau như phải khai báo hải quan và hoàn
thành đúng thời hạn để làm cơ sở giao hàng cũng cần phải tăng cường giám sát nhằm thực
hiện tốt hợp đồng theo kế hoạch đã đề ra.
- Phương pháp sử dụng máy vi tính:

22

22


Photo SỸ GIANG

0986 21 21 10

G:

Cách tiếp cận cơ sở để giám sát hợp đồng bằng hệ thống máy vi tính về cơ bản là
giống cách tiếp cận đã mô tả đối với phương pháp thủ công. Ưu điểm chính của hệ thống
dùng máy vi tính là sự dễ dàng trong tổ chức và truy cập thông tin về quá trình giám sát hợp
đồng và trong việc điều hành các hoạt động giám sát cũng như việc lien lạc với các bộ phận
thực hiện trong đơn vị và các cơ quan khác bên ngoài đơn vị.
Máy tính có thể đóng vai trò một công cụ giám sát đặc biệt hữu hiệu khi hợp đồng có
tính phức tạp có liên quan đến nhiều bên như người vận tải, bảo hiểm, ngân hàng, người
kiểm định, người giao nhận...Khi đó có thể trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) thuận tiện và
nhanh chóng hơn bằng các hệ thống quản lý tự động mà không cần phải tái nhập dữ liệu
Tuy nhiên để giám sát bằng máy vi tính và sử dụng hệ thống tự động thì yêu cầu các

máy tính phải tương thích và thống nhất sử dụng các biểu mẫu như hoá đơn, chứng từ vận
tải...và mã hoá các yếu tố số liệu (ITC đã cho ra một phần mền cơ sở "Hệ thống giám sát
hợp đồng nhập khẩu" viết tắt là ICMOS để thống nhất sử dụng), đây cũng là vấn đề khó
khăn trong giám sát hợp đồng bằng máy vi tính ở nước ta hiện nay.

Câu 22: Những chứng từ thường có trong bộ chứng từ thanh toán
hàng hóa bằng phương thức tín dụng chứng từ
Bộ chứng từ thanh toán gồm:
+ Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
+ Vận đơn (Bill of lading – B/L)
+ Chứng từ bảo hiểm (Insurance policy)
+ Bảng kê chi tiết (Specification)
+ Phiếu đóng gói (Packing list)
+ Giấy chứng nhận số lượng (Certificate of quantity)
+ Giấy chứng nhận phẩm chất (Certificate of quality)
+ Giấy chứng nhận kiểm dịch và giấy chứng nhận vệ sinh
+ Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin – C/O)

Câu 23: Cách phân loại rủi ro trong thương mại quốc tế. Các nguyên
nhân của rủi ro trong thương mại quốc tế. Các phương pháp xác định nguy
cơ rủi ro trong thương mại quốc tế. Lấy ví dụ minh hoạ
Rủi ro trong thương mại quốc tế có thể được chia thành hai nhóm chính:
Rủi ro kinh tế
Rủi ro liên quan đến việc không có khả năng thanh toán của người mua
Rủi ro liên quan đến việc nợ quá hạn - người mua không thể thanh toán tiền hàng 6
tháng kể từ ngày tới hạn.
Rủi ro không chấp nhận hàng.
Rủi ro từ bỏ chủ quyền kinh tế
Rủi ro chính trị
23


23


Photo SỸ GIANG

0986 21 21 10

G:

Rủi ro liên quan đến việc hủy bỏ hoặc không gia hạn giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.
Rủi ro chiến tranh.
Rủi ro liên quan đến tài sản của người nhập khẩu bị quốc hữu hóa hoặc sung công.
Rủi ro liên quan đến việc áp đặt lệnh cấm nhập khẩu sau khi hàng đang trên đường vận
chuyển.
Rủi ro thanh toán - liên quan đến việc nước nhập khẩu áp đặt chính sách kiểm soát
ngoại hối do thiếu ngoại tệ.
Rủi ro từ bỏ chủ quyền chính trị.
Nguyên nhân của những rủi ro trong thương mại quốc tế
* Những nguyên nhân khách quan là những nguyên nhân không phải xuất phát từ
những hành động trực tiếp của con người như:
– Những điều kiện tự nhiên bất lợi: gió, bão, sóng ngầm, mưa lụt, động đất, núi lửa
phun, cháy rừng, ô nhiễm môi trường, hiệu ứng lồng kính…
– Những nguyên nhân từ môi trường kinh doanh: Cơ hội thị trường; các thay đổi và
điều chỉnh của chính sách mặt hàng; hệ thống các rào cản thương mại quốc tế, khủng hoảng
kinh tế; sự biến động tài chính, tiền tệ…
Thực tế đây là những nguyên nhân rất đa dạng, thường có sự liên hệ qua lại với nhau
và khi xảy ra rủi ro từ những nguyên nhân này con người cũng khó đo lường được chính xác
mức độ tổn thất của hàng hoá do trong không ít các trường hợp hàng hoá vẫn không bị suy
giảm giá trị sử dụng của chúng và nếu không loại trừ được sự tác động riêng của từng nhân

tố ảnh hưởng.
* Những nguyên nhân chủ quan là những nguyên nhân xuất phát từ các hành vi trực
tiếp hoặc gián tiếp của con người (cá nhân và tổ chức) tham gia hoặc có liên quan đến hoạt
động thương mại quốc tế như:
– Sự không ổn định của thể chế chính trị; hệ thống pháp luật luôn thay đổi; pháp chế
không nghiêm; sự khác biệt trong các quy tắc ứng xử, tập quán kinh doanh và tiêu dùng…
– Sai lầm trong lựa chọn chiến lược kinh doanh, cơ chế quản lý; thiếu thông tin hoặc
thông tin sai lệch; thiếu kiến thức và kỹ năng kinh doanh, quản trị doanh nghiệp; những sơ
suất, bất cẩn của các cá nhân, tổ chức…
– Buôn lậu; làm hàng giả; lừa đảo; cạnh tranh không lành mạnh; nạn tham nhũng, cửa
quyền, quan liêu sách nhiễu…
Những nguyên nhân này cũng đang có xu hướng gia tăng và diễn biến tinh vi, phức tạp
ở không ít các khu vực thị trường mà doanh nghiệp nhắm tới. Tổn thất mà doanh nghiệp
phải gánh chịu do những rủi ro từ những nguyên nhân này thường xảy ra trong thời gian dài
và không dễ dàng đo lường một cách chính xác, nhưng chúng tác động rất lớn đến khả năng
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
24

24


Photo SỸ GIANG

0986 21 21 10

G:

Nghiên cứu nguyên nhân của rủi ro một hoạt động cần thiết trong thương mại quốc tế
nhằm đưa ra được những dự báo và áp dụng các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa
những tổn thất cho doanh nghiệp.

Các phương pháp xác định nguy cơ rủi ro
Xác định nguy cơ rủi ro chính là xác định xác xuất xảy ra rủi ro, thể hiện khả năng xảy
ra rủi ro trong các hoạt động khác nhau của con người. Hiện nay, có nhiều phương pháp
khác nhau để xác định xác xuất rủi ro và không có phương pháp nào được coi là hoàn hảo
và ưu việt nhất bởi mỗi phương pháp lại phù hợp và tối ưu với từng loại rủi ro cũng như
từng hoạt động của con người, trong từng điều kiện tác động khác nhau của các yếu tố cả
bên trong cũng như bên ngoài đến các hoạt động đó. Trong thực tế, người ta thường sử dụng
kết hợp các phương pháp nhằm bổ sung và hỗ trợ cho nhau.
Phương pháp thống kê kinh nghiệm là phương pháp dựa trên các số liệu thống kê về
những sự cố đã xảy ra trong một khoảng thời gian đã được quan sát liên quan đến một hoạt
động cụ thể hoặc một nhóm các hoạt động có liên quan nào đấy.
Tần suất xuất hiện rủi ro (T) được xác định theo công thức sau:
(1)
Trong đó:
T: Tần suất xuất hiện rủi ro
r: Số lần xuất hiện rủi ro trong thời gian quan sát (tháng, quý, năm)
N: Tổng số thời gian quan sát (tháng, quý, năm)
Tuy nhiên, để có được số liệu chính xác hơn cho dự báo rủi ro, người ta không chỉ
quan sát trong một khoảng thời gian nhất định, với một loại rủi ro mà thường quan sát nhiều
lần với cùng một khoảng thời gian (tháng, quý hoặc năm), cho nhiều loại rủi ro, vì thế có thể
áp dụng công thức chung cho cả một thời kỳ quan sát dưới đây:
(2)
Trong đó:
T: Tần suất xuất hiện rủi ro
R : Tổng số lần xuất hiện của i loại rủi ro trong thời gian quan sát
n: Tổng số lần quan sát
Phương pháp này hiện đang được nhiều doanh nghiệp thực hiện để dự báo rủi ro trong
các hoạt động thương mại quốc tế, đặc biệt trong tác nghiệp thương mại quốc tế do có ưu
điểm là đơn giản, dễ tiến hành, mặc dù nhược điểm là sử dụng các dữ liệu trong quá khứ
nên chỉ có tính chất tham khảo, không loại trừ được các yếu tố tác động và dự báo được

những biến động trong tương lai.
Phương pháp xác xuất thống kê là phương pháp ước lượng dựa trên các mô hình của
khoa học về xác xuất thống kê, có tính đến các yếu tố tác động dự báo và thống kê kinh
25
25


×